Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Thành phần hóa học, tỷ lệ tiêu hóa In Vivo, giá trị năng lượng, protein của thức ăn năng lượng và thức ăn bổ sung protein cho gia súc nhai lại docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263.14 KB, 14 trang )

ĐINH VĂN MƯỜI – Thành phần hóa học, tỷ lệ tiêu hóa invivo, giá trị năng lượng, protein


49

THÀNH PHẦN HÓA HỌC, TỶ LỆ TIÊU HÓA IN VIVO, GIÁ TRỊ NĂNG LƯỢNG,
PROTEIN CỦA THỨC ĂN NĂNG LƯỢNGVÀ THỨC ĂN BỔ SUNG PROTEIN CHO
GIA SÚC NHAI LẠI
Vũ Chí Cương
1
, Đinh Văn Mười
2
và Bùi Thu Trang
1
1
Viện Chăn Nuôi;
2
Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc
Tác giả liên hệ: Vũ Chí Cương. Tel: (04) 38.386.127/ 0912.121.506; Email:
ABSTRACT

The chemical composition, digestibility and energy, protein values of energy and protein feeds
One study including a series of digestible experiments on sheep aiming at determing chemical composition,
digestibility, energy and protein values of energy and protein feeds was undertaken. It was realized that:
For energy feeds: Except for ensiled cassava tuber, all feeds of this group had a medium CP content, very low
CF, NDF and ADF contents. Consequently, OMD, ME, NE, UFL, PDIN and PDIE of these feeds ranged from
medium to high levels. However, PDIE (g/kgDM) of these feeds was much higher than PDIN and PDIN-PDIE
was negatively high (-19.03 to – 45.21).
For protein feeds: All feeds of this group had a high CP content, medium CF, NDF and ADF contents.
Consequently, OMD, ME, NE, UFL, PDIN and PDIE of these feedse also ranged from medium to hih levels.
However, PDIN (g/kgDM) of these feeds was much higher than PDIE and PDIN-PDIE was positively high


(12.46-105.13).
Key words: digestibility, energy, protein, feeds, ruminants.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo hệ thống phân loại thức ăn của Harris và cs. (1968, 1980), thức ăn cho gia súc nhai lại
được phân thành tám nhóm. Trong đó thức ăn năng lượng thuộc nhóm 4 với đặc điểm xơ thô
(crude fiber - CF) < 18%; và protein thô (crude protein – CP) < 20 %. Nhóm này lại được chia
thành: ngũ cốc, phụ phẩm chế biến ngũ cốc, củ, quả, hạt Thức ăn bổ sung protein thuộc
nhóm 5 với đặc điểm: CF<18%, CP > 20%. Nhóm này lại được chia thành thức ăn bổ sung
protein có nguồn gốc thực vật và thức ăn bổ sung protein có nguồn gốc động vật.
Trong nhiều năm qua tại Việt nam để phục vụ cho phát triển chăn nuôi gia súc nhai lại đã có
rất nhiều nghiên cứu về thành phần hóa học, tỷ lệ tiêu hóa và giá trị dinh dưỡng của hai nhóm
thức ăn này (Nguyễn Văn Thưởng và cs., 1992; Viện Chăn nuôi, 2001). Pozy và cs ., (2002)
trên cơ sở kết quả hợp tác nghiên cứu giữa Viện chăn nuôi và Đại học công giáo Louvain la
Neuvre (Bỉ) về dinh dưỡng gia súc nhai lại đã công bố thành phần hóa học và giá trị dinh
dưỡng của trên 300 mẫu thức ăn trong đó có nhiều loại thức ăn thuộc hai nhóm trên tại Miền
bắc Việt nam.
Tuy nhiên, vì có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến thành phần hóa học của thức ăn và do
đó ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêu hóa và giá trị dinh dưỡng (năng lượng và protein) (Kabi và
Bareeba, 2008; Hanssen và cs., 2006; Promkot và Wanapat, 2003; 2004; Agbagla-Dohnani và
cs., 2001; Thu và Preston, 1999; Liu và cs., 1998; Mupangwa và cs., 1997; Pearson and Ison,
1997; Von Keyserlingk và cs., 1996; Wilson and Wong, 1982) nên công việc này càng làm
nhiều càng tốt để có cơ sở dữ liệu đủ lớn.
Để kế tiếp các kết quả nghiên cứu của Dự án hợp tác song phương về dinh dưỡng gia súc nhai
lại giữa Viện chăn nuôi, Hà nội và Đại học tổng hợp công giáo Louvain, Bỉ, và các kết quả
nghiên cứu khác về vấn đề này trước đó, làm phong phú thêm cơ sở dữ liệu về thành phần hóa
học và giá trị dinh dưỡng thức ăn cho gia súc nhai lại chúng tôi tiến hành nghiên cứu này.
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi -
Số 33. Tháng 12/2011



50


VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là 17 loại ăn thức ăn năng lượng và thức ăn bổ sung protein
(7 loại thức ăn năng lượng và 10 loại thức ăn bổ sung protein) thường dùng cho bò khu vực
phía Bắc Việt nam.
Đề tài được tiến hành từ tháng 10/2008 đến tháng 12/2011 tại Bộ môn dinh dưỡng, thức ăn và
đồng cỏ, Trung tâm thực nghiệm và bảo tồn quỹ gien vật nuôi, Viện Chăn nuôi.
Mẫu thức ăn, mẫu phân và chuẩn bị mẫu.
Các mẫu thức ăn cho ăn, thức ăn thừa và phân sau khi được sấy khô ở 60
o
C trong 24 giờ (đến
khi khối lượng không đổi) được nghiền đến 1 mm để phân tích thành phần hoá học.
Phân tích thành phần hoá học.
Vì nghiên cứu thành phần hóa học chỉ là một phần trong nghiên cứu thành phần hóa học và
giá trị dinh dưỡng của thức ăn nên thành phần hóa học của thức ăn, phân đựơc phân tích tại
Phòng phân tích thức ăn và sản phẩm chăn nuôi, Viện Chăn nuôi. Mỗi loại thức ăn và phân có
n = 5 (5 cừu cho mỗi thí nghiệm nghiên cứu tỷ lệ tiêu hóa và giá trị dinh dưỡng).
Các tiêu chuẩn TCVN 4326 - 86, TCVN 4328 - 86, TCVN 4331-2001, TCVN 4329 - 86,
TCVN 4327 - 86 đựơc sử dụng để phân tích tỷ lệ nước ban đầu, chất khô (dry matter-DM),
protein thô (crude protein - CP), mỡ (ether extract - EE), xơ thô (crude fiber - CF) và khoáng
tổng số (ash). Riêng NDF, ADF được xác định theo phương pháp của Goering và Van Soest
(1970).
Xác định tỷ lệ tiêu hoá thức ăn in vivo ở gia súc nhai lại.
Vì thức ăn năng lượng và thức ăn bổ sung protein không thể cho ăn 100 % trong khẩu phần
của cừu nên tỷ lệ tiêu hóa của hai nhóm này được xác định bằng phương pháp hiệu số. Tỷ lệ
tiêu hóa in vivo của thức ăn hai nhóm này được xác định trên cừu giống Phan rang (n = 5 con
cho một loại thức ăn đối chứng đã biết tỷ lệ tiêu hóa và n = 5 cho mỗi loại thức ăn nghiên cứu
trong nhóm thí nghiệm), bằng kỹ thuật thu phân tổng số (total faeces collection) (Cochran và

Galyean, 1994; Burns và cs., 1994). Thức ăn cho nhóm đối chúng là thức ăn thô, thức ăn cho
nhóm thí nghiệm là thức ăn thô ở nhóm đối chúng + 200 g thức ăn thí nghiệm (thức ăn năng
lượng hoặc thức ăn bổ sung protein. Tổng thời gian thí nghiệm cho mỗi loại là 20 ngày gồm
10 ngày nuôi chuẩn bị và 10 ngày thí nghiệm. Thức ăn cho ăn, thức ăn thừa, phân trong 10
ngày thí nghiệm được cân hàng ngày và lấy mẫu để phân tích thành phần hoá học. Tỷ lệ tiêu
hóa (THTH) của một chất A nào đó trong thức ăn được tính theo công thức: THTH của chất A
(%) = [(Lượng chất A ăn vào từ thức ăn - Lượng chất A thải ra trong phân)/ Lượng chất A ăn
vào từ thức ăn] x 100.
Tính toán các giá trị dinh dưỡng của thức ăn.
Các giá trị dinh dưỡng được tính toán ở đây gồm: các
giá trị năng lượng (Gross energy -
GE: năng lượng thô; Digestible energy - DE: năng lượng tiêu hoá; Metabolizable energy -
ME: năng lượng trao đổi; Net energy - NE: năng lượng thuần, đơn vị thức ăn tạo sữa (Forage
unit for lactation - UFL), giá trị protein tiêu hóa ở ruột của thức ăn (Protein Digestible in
Small Intestine - PDI: protein tiêu hoá ở ruột; protein tiêu hóa ở ruột giới hạn bởi N ăn vào -
PDIN; protein tiêu hoá ở ruột giới hạn bởi năng lượng ăn vào - PDIE) của TA cho gia súc
nhai lại được tính từ TLTH in vivo và lượng thức ăn ăn vào (TAAV) (g chất khô/kg khối
ĐINH VĂN MƯỜI – Thành phần hóa học, tỷ lệ tiêu hóa invivo, giá trị năng lượng, protein


51

lượng trao đổi - W
0,75
) theo hệ thống của Pháp. Các giá trị này được tính bằn cách sử dụng các
công thức của Jarrige, (1978); Andrien và cs. (1989); Xandé và cs. (1989).
Tính toán các giá trị năng lượng của thức ăn
Giá trị GE:

Để tính giá trị GE của các loại thức ăn vùng nhiệt đới dùng công thức của Jarige (1978);

Xande và cs. (1989):
GE (kcal/kg OM) = 4543 + 2,0113 x CP (g/kg OM) ± 32,8 (r = 0,935)
Trong đó GE = Kcal/kg chất hữu cơ - OM
Sau đó chuyển giá trị này thành GE: Kcal/kg chất khô - DM và MJ/kg DM
Giá trị DE:

Để tính giá trị DE dùng công thức của Jarige (1978); Xande và cs. (1989):
DE = GE x dE
Ở đây: DE = Kcal/kg OM.
dE - Tỷ lệ tiêu hoá của năng lượng thô = 1,0087 dOM - 0,0377 ± 0,007 (r = 0,996)
dOM: tỷ lệ tiêu hoá của chất hữu cơ.
Sau đó chuyển giá trị này thành DE: Kcal/kg DM và MJ/kg DM.
Giá trị ME:

Để tính giá trị ME của thức ăn nhiệt đới dùng công thức của Jarige (1978); Xande và
cs.(1989):
ME = DE x ME/DE
Trong đó ME = Kcal/kg OM. Sau đó chuyển giá trị này thành ME: Kcal/kg DM và MJ/kg
DM.
ME/DE = 0,8417 - (9,9 x 10
-5
x CF (crude fibre- xơ thô(g/kg chất hữu cơ)) - (1,96 x 10
-4
x CP
(crude protein-protein thô) (g/kg chất hữu cơ)) + 0,221 x NA).
NA = Số lượng chất hữu cơ tiêu hoá ăn được (Digestible oganic matter - DOM) (g/kg
W
0,75
)/23 . Thông thường người ta sử dụng giá trị bình quân: NA = 1,7
Giá trị NE


Để tính giá trị NE của thức ăn nhiệt đới dùng công thức của Jarige (1978); Xande và cs.
(1989):
NE = ME × k
l

k
l
= 0,463 + [0,24 × (ME/GE)]
k
l
: là hiệu quả sử dụng năng lượng trao đổi cho sản xuất sữa
Năng lượng thuần cũng có thể biểu diễn dưới dạng đơn vị thức ăn. Theo hệ thống đánh
giá giá trị thức ăn của Pháp, đơn vị thức ăn tạo sữa (UFL) của thức ăn được tính bằng 1700
Kcal NE.
UFL = NE (Kcal)/1700
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi -
Số 33. Tháng 12/2011


52

Tính toán các giá trị protein của thức ăn
Giá trị protein của một thức ăn là tổng lượng protein được tiêu hoá tại ruột non tính bằng g/kg
vật chất khô (PDI)- Protéines Digestibles dans l’Intestine) và được biểu thị bằng hai giá trị
PDIE và PDIN. Thông thường người ta lấy giá trị thấp hơn trong hai giá trị này làm giá trị
PDI của thức ăn, một thức ăn có hai giá trị này tương đương nhau là một thức ăn cân đối).
Protein tiêu hóa ở ruột (PDI) (g/kgDM):
* Protein tiêu hoá ở ruột tính giới hạn bởi năng lượng: PDIE = PDIA + PDIME
* Protein tiêu hoá ở ruột giới hạn bởi ni tơ: PDIN = PDIA + PDMN

và được tính như sau:
PDIME - (g/kgDM): Số lượng protein vi sinh vật tiêu hoá ở ruột có thể được tổng hợp khi
năng lượng dễ lên men không bị hạn chế:
PDIME = 135x0,8x0,7xDOM (kg/kgDM)
ở đây: DOM - Chất hữu cơ tiêu hoá ((kg/kg vật chất khô) = OM (chất hữu cơ) kg/kg DM
(chất khô) x Tỷ lệ tiêu hoá OM (chất hữu cơ)
PDIMN - (g/kgDM): Số lượng protein vi sinh vật tiêu hoá ở ruột có thể được tổng hợp khi
năng lượng không bị hạn chế:
PDIMN = CP (g/kgDM)x(S + 0,35x(1-S))x0,8x0,7
S: độ hoà tan của Nitơ ≅ 0,3 cho các loại thức ăn.
PDIMN (g/kg DM) = CP (g/kgDM)x(0,3 + 0,35x(1-0,3))x0,8x0,7
PDIA - : Protein tiêu hoá ở ruột từ nguồn thức ăn ăn vào (g/kgDM).
PDIA (g/kgDM) = 0,65x CP (g/kgDM) x (1-S) xdr
ở đây dr: Tỷ lệ tiêu hoá của protein của khẩu phần trong ruột.
dr = (0,65 x Protein không hoà tan (g/kg DM) - PANDI)/0,65 x Protein không hoà tan
(g/kgDM)
Protein không hoà tan = CPx (1-S)
PANDI (g/kgDM): Protein của khẩu phần không tiêu hoá ở ruột non
PANDI (g/kgDM) = ICP – 0,501 – 0,033xDOM – 0,009 x IDOM = 0,045x CP.
ICP: Protein không thể tiêu hoá
ICP = 0,501 + 0,045CP g/kgDM) + 0,033 DOM (g/kg DM) + 0,009 IDOM (chất hữu cơ
không thể tiêu hoá, g/kgDM)
ở đây:
* Protein tiêu hoá DCP = CP (g/kgDM) x tỷ lệ tiêu hoá của CP
* Chất hữu cơ tiêu hoá DOM (g/kgDM) = OM (g/kgDM) x tỷ lệ tiêu hoá OM
* Chất hữu cơ không thể tiêu hoá IDOM (g/kgDM) = OM (g/kgDM) - DOM (g/kgDM)
Xử lý số liệu: Thành phần hóa học, tỷ lệ tiêu hóa, giá trị dinh dưỡng của mỗi loại thức ăn
được xử lý bằng thống kê mô tả với n = 5 cho mỗi loại thức ăn tương ứng.
ĐINH VĂN MƯỜI – Thành phần hóa học, tỷ lệ tiêu hóa invivo, giá trị năng lượng, protein



53


KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Thức ăn năng lượng
Thành phần hoá học của thức ăn năng lượng
Nhóm thức ăn năng lượng có thành phần hóa học khá biến động, tùy thuộc vào loại thức ăn.
Bảng .1. Thành phần hóa học của thức ăn năng lượng (% DM)
TT Loại thức ăn DM CP EE CF Ash NDF ADF
1 Bột ngô trắng 85,2 10,7 5,0 2,6 1,7 16,1 3,0
2 Bột ngô tẻ đỏ 92,2 9,2 5,6 2,2 5,8 17,3 3,1
3 Thóc loại II 88,7 7,2 2,2 11,2 5,7 22,3 14,1
4 Gạo lức 87,1 9,4 3,0 1,6 1,7 11,7 2,4
5 Cám gạo 85,2 13,8 15,0 11,1 8,5 19,4 9,2
6 Bột sắn 85,4 4,3 1,9 3,5 3,0 19,6 4,1
7 Củ sắn tươi ủ chua 43,3 2,2 0,3 3,1 4,1 5,9 4,1
Phạm vi biến động của các giá trị DM, CP, EE, CF, Ash, NDF, ADF vừa phải và tương ứng
là: 43,3 - 92,18; 2,2 -13,8, 0,3 – 15,0; 2,2- 11,2; 1,7 -8,5; 5,9 – 22,3; 2,4 – 14,1%.
Trừ củ sắn tươi ủ chua, các thức ăn ở nhóm này tương đối khô, CP (trừ CP trong bột sắn và củ
sắn tươi ủ chua) từ trung bình đến khá, CF, NDF và ADF rất thấp.
Kết quả về thành phần hóa học của thức ăn năng lượng trong nghiên cứu này nằm trong
khoảng dao động của thành phần hóa học của thức ăn năng lượng trong các nghiên cứu khác.
Ngô hạt theo nhiều nghiên cứu có: CP: 7,66-11,8; Ash: 1,63-2,27; NDF: 10,0-21,51; ADF:
2,4-6,2% (Sebastian Chakeredza và cs., 2008; Paya và cs., 2007; Chumpawadee và cs., 2007a;
Seven và cs., 2007; Ismail và cs., 2005; Chanjula và cs., 2003; Pozy và cs., 2002). Trong
nghiên cứu của chúng tôi ngô có CP: 9,2 -10,7; Ash:1,7-5,8; NDF: 16,1-17,3; ADF: 3,0-3,1 %
Tương tự như với ngô hạt, cám gạo các loại trong các nghiên cứu này có CP: 13,8; EE: 15,00;
Ash: 8,5; NDF :19,4; ADF 9,2 %. Kết quả này cũng nằm trong phạm vi biến động về CP, EE,
Ash, NDF và ADF trong nhiều nghiên cứu khác. Cám gạo thường có CP: 11,3 -14,3; EE: 8,9-

18,9; NDF:13,32 - 42,8; ADF: 4,5 - 27,3; Ash: 6,3-16,0% (Nutrient Requirement of Beef
Cattle in Indochinese Peninsula, 2010; Chumpawadee và cs., 2007a; Chumpawadee và Pimpa,
2008; Smith và cs., 1991; Chanjula và cs., 2003; Poy và cs., 2002).
Trong nghiên cứu của mình chúng tôi thấy bột sắn có CP, Ash, NDF và ADF tương ứng là:
4,3; 3,0; 19,6 và 4,1%. Kết quả này nằm trong khoảng kết quả của một số tác giả khi nghiên
cứu về bột sắn. Sắn thường có CP: 1,63-3,8; Ash: 2,0-3,1; NDF: 6,9-33,9; ADF: 4,91-24,2%
(Nutrient Requirement of Beef Cattle in Indochinese Peninsula, 2010; Chumpawadee và
Pimpa, 2008, Chumpawadee và cs., 2007a; Songsak và cs., 2006; Pozy và cs., 2002).
Tỷ lệ tiêu hóa in vivo của nhóm thức ăn năng lượng
Nhóm thức ăn năng lượng có tỷ lệ tiêu hóa OM từ khá đến cao: 53,3 đến 72,7%, trừ tỷ lệ tiêu
hóa OM của củ sắn tươi ủ. Tỷ lệ tiêu hóa CP, CF, NDF và ADF cũng ở mức từ khá đến cao
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi -
Số 33. Tháng 12/2011


54

trừ tỷ lệ tiêu hóa CP, CF, NDF và ADF của củ sắn tươi ủ. Như vậy đây là nhóm có tỷ lệ tiêu
hóa khá và cao.
Bảng .2. Tỷ lệ tiêu hóa của thức ăn năng lượng (%)
TT Loại thức ăn CP CF NDF ADF OM

DP*
1

Bột ngô trắng 62,9 61,9 64,8 30,7 60,3 66,2
2

Bột ngô tẻ đỏ 54,6 59,5 57,4 59,8 61,0 59,6
3


Thóc loại II 45,6 51,7 48,8 42,9 53,3 41,3
4

Gạo lức 61,8 81,5 64,3 70,3 66,4 76,6
5

Cám gạo 61,3 52,7 52,9 55,7 56,4 88,7
6

Bột sắn 78,2 74,2 70,1 76,5 72,7 22,8
7

Củ sắn tươi ủ 45,0 11,7 23,8 30,9 42,5 15,4
Chú thích: DP*: Digestible Protein-protein tiêu hóa (g/kg chất khô thức ăn).
Kết quả về tỷ lệ tiêu hóa thức ăn của nhóm này trong nghiên cứu của chúng tôi tương tự, một
số trường hợp hơi thấp hơn kết quả từ các nghiên cứu khác. Ví dụ trong nghiên cứu của mình
chúng tôi thấy bột ngô trong nghiên cứu này có tỷ lệ tiêu hóa OM: 60,3 -61,0%. Số liệu tương
tự cho ngô hạt là 68,12 - 88,9 % (Taghizadeh và cs., 2007; Chumpawadee và cs., 2007a).
Với cám gạo tỷ lệ tiêu hóa OM ở nghiên cứu này là: 56,4%, trong khi tỷ lệ này là 50,24-
90,36% trong các nghiên cứu của Chumpawadee và cs. (2007a).
Tương tự như vậy, tỷ lệ tiêu hóa OM của gạo lức trong nghiên cứu này là: 76,6% trong khi tỷ
lệ tiêu hóa của gạo theo Chumpawadee và cs. (2007a) là 50,24-90,36%.
Giá trị dinh dưỡng của nhóm thức ăn năng lượng
Nhóm thức ăn năng lượng có giá trị năng lượng ME (MJ/kg DM thức ăn) (9,21-12,67), NE
(MJ/kg DM thức ăn) (5,37-7,85) và UFL (đơn vị) (0,74-1,08) khá cao và cao.
Bảng .3. Giá trị dinh dưỡng của thức ăn năng lượng
TT

Loại thức ăn

GE
(MJ)
DE
(MJ)
ME
(MJ)
ME/
GE
NE
(MJ)

UFL

PDI PDIN

PDIE
PDIN-
PDIE

Bột ngô trắng 19,57

13,49

11,12

0,57 6,67 0,92 75,6 75,60

96,91 -21,31



Bột ngô tẻ đỏ 19,79

14,42

11,75

0,59 7,12 0,98 66,8 66,80

85,83 -19,03


Thóc loại II 18,54

11,88

9,82 0,53 5,79 0,80 51,42

51,42

77,47 -26,05


Gạo lức 19,48

14,29

11,93

0,61 7,28 1,01 67,94


67,94

95,76 -27,82


Cám gạo 17,93

14,79

12,20

0,68 7,65 1,06 88,61

88,61

109,90

-21,32


Bột sắn 19,43

14,88

12,67

0,65 7,85 1,08 31,04

31,04


76,25 -45,21


Củ sắn tươi ủ 18,43

10,93

9,21 0,50 5,37 0,74 15,88

15,88

54,46 -38,58

Ghi chú: GE: (MJ/kg DM), DE:(MJ/kg DM), ME:(MJ/kg DM), NE: (MJ/kg DM), PDIN, PDIE (g/kg DM),
PDIN-PDIE: (g/kg DM).
ĐINH VĂN MƯỜI – Thành phần hóa học, tỷ lệ tiêu hóa invivo, giá trị năng lượng, protein


55


Khác với các nhóm khác, nhóm này có hàm lượng năng lượng cao nên PDIE cao hơn hẳn
PDIN. Vì PDIE lớn hơn nhiều PDIN nên hiệu số PDIN-PDIE âm và khá cao (-19,03 đến -
45,21 g/kgDM), đặc biệt là ở bột sắn và củ sắn tươi ủ chua. Như vậy thức ăn nhóm này có giá
trị protein không cân bằng, khi dùng cần bổ sung protein.
ME/DE của hầu hết các loại thức ăn nhóm này >0,5 trừ tỷ lệ này ở củ sắn tươi . Giá trị ME,
NE, UFL biến động tuy nhiên GE gần như không biến động nhiều và cao hơn các loại thức ăn
nhóm khác. Nhóm này bình quân có GE cao, vào khoảng 18 - 19 MJ/kg DM thức ăn.
Kết quả về giá trị dinh dưỡng của thức ăn năng lượng trong nghiên cứu của chúng tôi cũng
không khác nhiều kết quả thu được ở các nghiên cứu khác trên cùng đối tượng nghiên cứu

Ví dụ, trong nghiên cứu của mình chúng tôi thấy bột ngô có ME: 11,12-11,75 MJ/kg DM;
NE: 6,67-7,12 MJ/kg DM; UFL: 0,92-0,98; PDIN: 66,80-75,60 g/kgDM; PDIE: 85,83-96,91
g/kgDM. Trong các nghiên cứu khác (Nutrient Requirements of beef cattle in Indochinese
Peninsula, 2010; Seven và cs., 2007; Ismail và cs., 2005; Polzy và cs., 2002; NRC, 2001) bột
ngô có ME: 13,04-14,94 MJ kg/DM; NE: 8,3 MJ kg/DM; UFL: 1,17-1,20, PDIN: 68-95
g/kgDM; PDIE: 122-142 g/kgDM.
Một ví dụ khác, trong nghiên cứu của chúng tôi cám gạo có ME 12,2 MJ/kg DM; UFL: 1,06;
PDIN: 88,61 g/kgDM; PDIE: 109,9 g/kgDM. Kết quả này nằm gần tương tự kết quả của các
nghiên cứu khác làm trên cám gạo. Cám gạo có ME: 12,18 - 14,14 MJ/kg DM; UFL: 0,83-
0,94 ; PDIN: 65-96 g/kgDM; PDIE: 75-85 g/kgDM (Nutrient Requirements of beef cattle in
Indochinese Peninsula, 2010; Polzy và cs., 2002).
Thức ăn bổ sung protein
Thành phần hoá học của thức ăn bổ sung protein
DM của nhóm thức ăn bổ sung protein biến động rất lớn: 16,9 – 90,1 %. Phạm vi biến động
của các giá trị CP, EE, CF, Ash, NDF, ADF tương ứng là: 21,1 - 49,2; 1,2 - 8,1; 2,4 - 2,4; 4,5
- 22,7; 9,4 - 53,7; 3,3 -33,7 %.
Các thức ăn ở nhóm này tương đối khô (trừ bã bia), CP từ cao đến rất cao, không có quá nhiều
NDF và ADF.
Kết quả về thành phần hóa học của thức ăn bổ sung protein trong nghiên cứu này nằm trong
khoảng dao động của thành phần hóa học của thức ăn bổ sung protein trong các nghiên cứu
khác.
Ví dụ, bột đậu tương trong nghiên cứu này có CP: 49,2; EE: 7,4; Ash: 8,0, NDF: 29,0; ADF:
10,5 %.
Kết quả này cũng nằm trong khoảng thành phần hóa học của bột đậu tương trong một số
nghiên cứu khác. Bột đậu tường thường có CP: 36,7-52,75; EE: 4,2-18,2; NDF 12,3 - 44,9;
ADF 8,4 – 13,0; Ash : 4,1-7,57 (Paya và cs., 2007; Seven và cs., 2007; Chumpawadee và cs.,
2007b; Promkot và Wanapat, 2003; Pozy và cs., 2002).
Tương tự như vậy, trong khi lá keo dậu trong nghiên cứu này có CP: 27,8; Ash: 2,3; NDF:
39,3; ADF: 22,0%, lá keo dậu trong một số nghiên cứu khác có CP: 10,3 -27,8; Ash 8,4 -
17,96; NDF 48,1-59,49; ADF 21,3-50,8% (Njiadda và Nasiru. 2010; Babayemi và cs., 2009;

Chumpawadee và Pimpa, 2008, Khanum và cs., 2007; Tedonkeng Pamo và cs., 2007;
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi -
Số 33. Tháng 12/2011


56

Chumpawadee và cs., 2007b; Aregheore và cs., 2007; Sallam, 2005; Singh và cs., 2005;
Nieves và cs., 2004.; Promkot và Wanapat, 2003; Smith và cs., 1991).
Bảng 4: Thành phần hoá học của các loại thức bổ sung protein (% DM)
TT Loại thức ăn DM CP EE CF Ash NDF ADF
1

Bột đậu tương 90,1 49,2 7,4 8,5 8,0 29,0 10,5
2

Lá dâu 80,2 22,3 2,5 15,9 13,7 31,1 18,3
3

Lá keo dậu tươi 27,6 27,8 2,3 15,4 8,5 39,3 22,0
4

Lá keo dậu khô 89,8 26,0 1,7 7,1 8,0 27,3 14,9
6

Lá gai khô 83,1 21,1 1,8 14,4 22,5 47,2 31,5
7

Lá gai tươi 18,8 26,2 1,2 12,8 20,6 44,5 33,7
8


Thân và cuống lá
gai 16,9 25,6 1,8 12,7 22,7 42,4 31,2
9

Vỏ đậu xanh 86,3 28,9 1,4 2,4 4,9 9,4 3,3
10

Bã bia 22,4 30,4 8,1 15,0 4,5 53,7 19,6

Trong nghiên cứu này bã bia có CP: 30,4; Ash: 4,5; NDF: 53,7; ADF: 19,6%. Kết quả này
nằm trong khoảng thành phần hóa học của bã bia của các nghiên cứu gần đây. Thông thường
bã bia có CP: 21 - 31,4; Ash: 4,6 - 5,72; NDF: 49,7 - 60,11; ADF: 20,38 - 35,1 % (Nutrient
Requirement of Beef Cattle in Indochinese Peninsula, 2010; Chumpawadee và Pimpa, 2008;
Chumpawadee và cs., 2007b; Pozy và cs., 2002; Smith và cs., 1991).
Với lá dâu, chúng tôi cũng thu được những kết quả tương tự. Lá dâu trong nghiên cứu này có
CP: 22,3; Ash: 13,7; NDF 31,1; ADF: 18,3 %. Trong rất nhiều nghiên cứu người ta thấy lá
dâu có: CP: 14,00-22,1-27.6; NDF: 26.46-46,0; ADF 17,2-35,0; Ash: 6,43 -16,3% (Kabi và
Bareeba, 2008; Kandylis và cs., 2008; Bamikole và cs., 2005; Kamalak và cs., 2004; Phiny và
cs., 2003; Singh và Makkar, 2002; Liu và cs., 2002; Schmidek và cs., 2000; Malamsha và cs.,
1999; Liu và cs., 1998; Ormar và cs., 1998; Ormar và cs., 1998; Shayo, 1997; Shayo, 1998;
Deshmukh và cs., 1993; Makkar và cs., 1989; Singh và cs., 1984; Gohl, 1981).
Tỷ lệ tiêu hoá in vivo của thức ăn bổ sung protein
Nhóm thức ăn bổ sung protein cũng là một trong các nhóm có tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh
dưỡng biến động tùy thuộc vào loại thức ăn. Đặc trưng quan trọng của nhóm này là tỷ lệ tiêu
hóa protein khá và cao (58,2 - 83,6%). Tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ của nhóm thức ăn bổ sung
protein khá và cao (55,8 - 79,5%).
Kết quả về tỷ lệ tiêu hóa thức ăn của nhóm này trong nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự
như các nghiên cứu khác. Ví dụ, tỷ lệ tiêu hóa OM của lá keo dậu trong nghiên cứu này là:
55,8%. Tỷ lệ này nằm trong khoảng tỷ lệ tiêu hóa OM của keo dậu từ 46,89 -71,24 %

(Khanum và cs., 2007; Chumpawadee và cs., 2007b; Sallam., 2005).
Trong nghiên cứu này của chúng tôi lá dâu có tỷ lệ tiêu hóa OM: 56,8%. Kết quả này thấp hơn
tỷ lệ tiêu hóa OM của lá dâu mà các tác giả khác đã báo cáo. Theo Doran và cs. (2008);
González-García và cs. (2008) tỷ lệ tiêu hóa OM của lá dâu là: 66.4- 79,2% trên cừu. Tương
ĐINH VĂN MƯỜI – Thành phần hóa học, tỷ lệ tiêu hóa invivo, giá trị năng lượng, protein


57

tự như với tỷ lệ tiêu hóa OM, tỷ lệ tiêu hóa CP và CF của lá dâu trong nghiên cứu này tương
ứng là: 58,2; 50,8% cũng thấp hơn tỷ lệ tiêu hóa CP và CF mà các tác giả khác đã báo cáo.
Theo Doran và cs. (2008); González-García và cs. (2008); Nguyen Xuan Ba và cs. (2005);
Jegou và cs. (1994) tỷ lệ tiêu hóa CP và CF của lá dâu tương ứng là: 62,9- 75,0 và 54,0 –
68,2%.
Bảng 5. Tỷ lệ tiêu hóa của thức ăn bổ sung protein (%)
T
T Loại thức ăn CP CF NDF ADF OM
DP*
1

Bột đậu tương 80,1 61,8 54,7 53,7 68,2 408,9
2

Lá dâu 58,2 50,8 58,4 52,9 56,8 125,4
3

Lá keo dậu tươi 68,8 43,1 52,9 46,4 55,8 190,8
4

Lá keo dậu khô 71,8 50,6 53,2 40,7 58,1 186,7

5

Khô dầu cọ 59,2 61,0 65,1 65,3 62,9 111,8
6

Lá gai khô 60,1 65,4 75,8 73,3 62,7 126,6
7

Lá gai tươi 80,6 69,9 82,4 84,8 75,0 210,8
8

Cuống lá gai 1 79,2 38,9 70,5 74,2 68,6 202,6
9

Vỏ đậu xanh 83,6 62,0 66,1 64,3 63,7 241,9
10

Bã bia 81,2 64,4 81,4 65,8 79,5 246,8
Chú thích: DP*: Digestible Protein-protein tiêu hóa (g/kg chất khô thức ăn.
Giá trị dinh dưỡng của thức ăn bổ sung protein tính theo hệ thống UFL và PDI
Nhóm thức ăn bổ sung protein cũng là một trong các nhóm có giá trị năng lượng biến động
tùy thuộc vào loại thức ăn.
Nhóm này có ME (7,84 -11,73 MJ/kgDM), NE (4,45 -7,15 MJ/kgDM), UFL (0,61 – 0,99) từ
trung bình đến cao.
Đặc trưng quan trọng của nhóm này là giá trị protein cao đến rất cao và khá cân bằng. PDIN
(135,2 – 351,73 g/kgDM) và PDIE (122,70 - 246,60 g/kg DM. Một điều rất đặc biệt của nhóm
này là hiệu số PDIN-PDIE toàn dương. Hiệu số này chứng tỏ đây là nhóm có giá trị protein
cân bằng có thể dùng làm thức ăn bổ sung protein cho gia súc nhai lại tốt.
Kết quả về giá trị năng lượng, protein của thức ăn nhóm này trong nghiên cứu của chúng tôi
cũng tương tự như các nghiên cứu khác. Ví dụ, bã bia trong nghiên cứu này có: ME: 11,73

MJ/kgDM, UFL: 0,99; PDIN: 217 g/kgDM; PDIE:182,0 g/kgDM.
Một số công trình khác (Nutrient Requirements of beef cattle in Indochinese Peninsula, 2010;
Chumpawadee và cs., 2007; Polzy và cs., 2002) công bố bã bia có ME: 11,34 -12,13 MJ/kg
DM; UFL: 0,76-0,80; PDIN: 151-243 g/kgDM; PDIE: 148-231 g/kgDM.
Trong nghiên cứu này của chúng tôi bột đậu tương có ME: 9,73 MJ/kgDM; UFL 0,77; PDIN
351,73 g/kgDM; PDIE: 246,60 g/kgDM. Các giá trị này nằm trong khoảng các giá trị được
các tác giả khác công bố. Theo Chumpawadee và cs. (2007b); Seven và cs. (2007); Polzy và
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi -
Số 33. Tháng 12/2011


58

cs. (2002); NRC, (2001) bột đậu tương: ME: 8,1-13,83 MJ/kgDM; UFL: 0,85-1,09; PDIN:
225-373 g/kgDM; PDIE: 89-251 g/kgDM.
Bảng 6. Giá trị dinh dưỡng của thức ăn bổ sung protein
ME/

TT

Loại thức
ăn
GE
(MJ)
DE
(MJ)
ME
(MJ)
GE
NE

(MJ)

UFL

PDI PDIN

PDIE
PDIN-
PDIE
1
Bột đậu
tương 21,62

13,25

9,73 0,45

5,59 0,77 246,60

351,73

246,60

105,13

2 Lá dâu 18,29

12,55

10,1 0,55


6,02 0,83 138,40

159,70

138,40

21,32
3
Lá keo dậu
tươi 19,74

10,36

7,95 0,4 4,45 0,61 152,40

198,50

152,40

46,09
4
Lá keo dậu
khô 19,67

10,79

8,44 0,43

4,78 0,66 147,10


186,00

147,10

38,97
5 Khô dầu cọ

19,68

11,74

9,29 0,47

5,36 0,74 122,70

135,20

122,70

12,46
6 Lá gai khô 16,56

10,00

7,84 0,47

4,52 0,62 126,70

156,10


126,70

29,36
7 Lá gai tươi

17,27

10,26

7,97 0,46

4,57 0,63 142,80

183,40

142,80

40,59
8
Cuống lá
gai 1 16,95

11,09

8,54 0,5 4,99 0,69 143,10

186,00

143,10


42,89
9
Võ đậu
xanh 20,51

12,42

10,1 0,49

5,87 0,81 170,80

207,20

170,80

36,41
10 Bã bia 19,16

14,64

11,73

0,61

7,15 0,99 182,00

217,40

182,00


35,42
Ghi chú: GE: (MJ/kg DM), DE:(MJ/kg DM), ME:(MJ/kg DM), NE: (MJ/kg DM), PDIN, PDIE (g/kg DM),
PDIN-PDIE: (g/kg DM).
Các giá trị ME của lá keo dậu, lá dâu trong nghiên cứu này tương ứng là: 7,95 và 10,10
MJ/kgDM. Các giá trị này cũng nằm trong khoảng các giá trị đã công bố. Lá keo dậu thường
có ME: 6,78 - 8,71 MJ/kgDM (Njiadda và Nasiru. 2010; Nutrient Requirements of beef cattle
in Indochinese Peninsula, 2010; Khanum và cs., 2007; Aregheore và cs., 2007; Chumpawadee
và cs., 2007b; Sallam, 2005).
Với lá dâu, nhiều nghiên cứu cho thấy ME của lá dâu là: 7,7 – 12,32 MJ/kg chất khô (Kabi và
Bareeba, 2008; González-García và cs., 2008; Kantwa và cs., 2006; Viện chăn nuôi, 2001;
Deshmuskh và cs., 1993).
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Kết luận
Thức ăn năng lượng
Ngoại trừ củ sắn tươi ủ chua, các thức ăn ở nhóm này tương đối khô, CP (trừ CP trong bột sắn
và củ sắn tươi ủ chua) từ trung bình đến khá, CF, NDF và ADF rất thấp. Phạm vi biến động
của các giá trị DM, CP, EE, CF, Ash, NDF, ADF vừa phải và tương ứng là: 43,3 - 92,18; 2,2
-13,8, 0,3 – 15,0; 2,2- 11,2; 1,7 -8,5; 5,9 – 22,3; 2,4 – 14,1%.
ĐINH VĂN MƯỜI – Thành phần hóa học, tỷ lệ tiêu hóa invivo, giá trị năng lượng, protein


59

Nhóm thức ăn năng lượng có tỷ lệ tiêu hóa OM từ khá đến cao: 53,3 đến 72,7%, trừ tỷ lệ tiêu
hóa OM của củ sắn tươi ủ. Tỷ lệ tiêu hóa CP, CF, NDF và ADF cũng ở mức từ khá đến cao
trừ tỷ lệ tiêu hóa CP, CF, NDF và ADF của củ sắn tươi ủ.
Nhóm thức ăn năng lượng có giá trị năng lượng ME (9,21-12,67 MJ/kgDM), NE (5,37-7,85
MJ/kgDM) và UFL (0,74-1,08) khá cao và cao. Vì hàm lượng năng lượng cao nên PDIE
(g/kgDM) cao hơn hẳn PDIN (g/kgDM), kết quả là hiệu số PDIN-PDIE âm và khá cao (-19,03

đến - 45,21), đặc biệt là ở bột sắn và củ sắn tươi ủ chua. Như vậy thức ăn nhóm này có giá trị
protein không cân bằng, khi dùng cần bổ sung protein.
Thức ăn bổ sung protein
Phạm vi biến động các giá trị CP, EE, CF, Ash, NDF, ADF của nhóm thức ăn bổ sung protein
khá lớn và tương ứng là: 21,1 - 49,2; 1,2 - 8,1; 2,4 - 2,4; 4,5 - 22,7; 9,4 - 53,7; 3,3 -33,7 %.
Đây là nhóm có CP từ cao đến rất cao, không có quá nhiều NDF và ADF.
Tỷ lệ tiêu hóa protein của nhóm khá và cao (58,2 - 83,6%), tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ cũng
khá và cao (55,8 - 79,5%). Nhóm này có ME (7,84 -11,73 MJ/kgDM), NE (4,45 -7,15
MJ/kgDM), UFL (0,61 – 0,99) từ trung bình đến cao.
Đặc trưng quan trọng của nhóm này là giá trị protein cao đến rất cao và khá cân bằng. PDIN
(135,2 – 351,73 g/kgDM) và PDIE (122,70 - 246,60 g/kg DM). Đặc biệt là hiệu số PDIN-
PDIE của nhóm này toàn dương, chứng tỏ đây là nhóm có giá trị protein cân bằng có thể dùng
làm thức ăn bổ sung protein cho gia súc nhai lại tốt.
Đề nghị
Cho sử dụng các kết quả về tỷ lệ tiêu hóa và giá trị dinh dưỡng của thức ăn trong nghiên cứu
này để bổ sung vào cơ sở dữ liệu về thức ăn hiện có.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Pozy, P. D. Dahareng, Vũ Chí Cương. 2002. Nhu cầu dinh dưỡng của bò và giá trị dinh dưỡng của thức ăn . Nxb.
Nông nghiệp, Hà nội 2002.
Nguyễn Văn Thưởng, Sumilin, I. S. Nguyễn Nghi, Bùi Văn Chính, Đào Văn Huyên, Đặng Thị Tuân, Nguyễn
Thanh Thủy, Bùi Thị Oanh, Nguyễn Ngọc Hà, Vũ Duy Giảng, Trần Quốc Việt.1992. Sổ tay thành phần
dinh dưỡng thức ăn gia súc Việt nam năm 1992. Nhà xuất bản nông nghiệp, 1992.
TCVN 4326 - 86, TCVN 4328 - 86, TCVN 4331-2001, TCVN 4329 - 86, TCVN 4327 - 86
Viện chăn nuôi. 2001. Thành phần và giá trị ding duỡng thức ăn gia súc-gia cầm Việt nam năm 2001. Nhà xuất
bản nông nghiệp, 2001.
Agbagla-Dohnani, A., P. Noziere, G. Clement and M. Doreau, 2001. In sacco degradability chemical and
morphological composition of 15 varieties of European rice straw. Anim. Feed Sci. Technol., 94: 15-27.
Ammar, H., 2002. Compositión química, digestibilidady cinética de fermentaction ruminal in vitro de arbustos.
Ph.D. tesi, Universidad de León, Spain.
Andrieu, J., Demarquilly, C and Sauvant, D., 1989. Tables of feeds used in France. In R. Jarrige, Ruminant

Nutrition: Recommended allowances and feed tables, 1989, Pp: 213-294.
Aregheore. E. M., T. A. Steglar, J. W. Ngambi. 2007. Nutrient characterization and in vitro digestibility of grass
and legume/browse species- based diets for beef cattle in Vanuatu (unpublíhed péonal data).
Babayemi, O.J., M.A. Bamikole and Modupe O. Daodu, 2009. In vitro gas production and its prediction on
metabolizable energy. Organic matter digestibility and short chain fatty acids of some tropical seeds. Pak.
J. Nutr., 8(7):1078-1082.
Bamikole, M.A., M.I. Ikhatua , U.J. Ikhatua and I.V. Ezenwa. 2005. Nutritive Value of Mulberry (Morus Spp.)
Leaves in the Growing Rabbits in Nigeria. Pakistan Journal of Nutrition 4 (4): 231-236, 2005.
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi -
Số 33. Tháng 12/2011


60

Burns, J, C,, K, R, Pond and D, S, Fisher (1994) Measurement of forage intake, In: (Ed: George C, Fahey, Jr)
Forage Quality, Evaluation and Utilisation, Chapter 12: 494-528, American Society of Agronomy Inc,,
Madison, Wisconsin, USA, 1994,
Chanjula, P., M. Wanapat , C. Wachirapakorn, S. Uriyapongson and Rowlinson. Ruminant degradability of
tropical feeds and their potential use in ruminant diets. Asian-Aust. J.Anim.Sci. 2003. Vol 16, No 2: 211-
216
Chumpawadee, S. and O. Pimpa, 2008. Effect of non forage high fibrous feedstuffs as fiber sources in total
mixed ration on gas production characteristics and in vitro fermentation. Pak. J. Nutr., 7(3): 459-464.
Chumpawadee, S., Chantaratikul, A., and Chantaratikul, P., 2007a. Chemical compositions and nutritional
evaluation of energy feeds for ruminant using in vitro gas production technique. Pak. J. Nutr. 6(6): 607-
612.
Chumpawadee, S., Chantiratikul, A., and Chantiratikul, P. 2007b. Chemical composition and nutritional
evaluation of protein feeds for ruminants using an in vitro gas production technique. Journal of
Agricultural Technology, 191-202.
Cochran, R, C, and Galyean, M, L, (1994) Measurement of in vivo forage digestion by ruminants. In: (Ed:
George C, Fahey, Jr) Forage Quality, Evaluation and Utilisation, Chapter 15: 613-643, American Society

of Agronomy Inc,, Madison, Wisconsin, USA, 199
Deshmukh, S. V., N. N. Pathak,, D. A. Takalikar and S. U. Digraskar. 1993. Nutritional effect of mulberry
(Morus alba) leaves as a sole ration of adult rabbit. World Rabbit Sci. 1:67-68.
Doran M. P., E. A. Laca and R. D. Sainz. 2008. Total tract and rumen digestibility of mulberry foliage (Morus
alba), alfalfa hay and oat hay in sheep. Anim. Feed Sci. Technol. 138:239-253.
Goering, H. K. and Van Soest, P. J., 1970. Forage fiber analyses (Apparatus, procedures and some applications).
USDA-ARS. Agricultural Handbook, 379.US Government Printing Office, Washington, D. C.
Gohl, B., 1981. Tropical feeds; feed information summaries and nutritive values. FAO Animal Production and
Health Series No. 12, FAO, Rome, Italy, pp. 1-12.
González-García, E., J Arece, H Archimède, P P Gomarín and O Cáceres. 2008. Productive response of tropical
lambs reared in two contrasting management systems after weaning and using woody forage species.
Livestock Res. Rural Develop. 20 (11) article 185. />.
Harris, L. E., Asplund, J. M. and Crampton, E. W.1968. An International Feed Nomenclature and Methods for
Summarizing and Using Feed Data to Calculate Diets. Bull. No. 479. Agricultural Experimental Statio,
Utah State University, Logan, Utah.
Harris, L. E., Jager, F., Leche, T. F., Mayr, H., Neese, U. And Kearl, L. C. 1980. International Feed Discription,
International Feed Names and Country Feed Names. INFIC. Pub. No. 5. International Feedstuffs Institute.
Utah State University, Logan, Utah.
Hassen, A., Rethman, N.F.G., Niekerk, W.A and Tjelele, T.J., 2006: Influence of season/year and species on
chemical composition and in vitro digestibility of five Indigofera accessions. Anim. Feed Sci. Technol. In
press.
Ismail. A., O. Haydar, H. C. Kutay, R. Kahraman. 2005. Determination of the metabolizable energy (ME) and
Net energy lactation (NEL) contents of some feeds in the marmara region by in vitro gas technique. Turk.
J. Vet. Anim. Sci. 29: 751-757.
Jarige (1978). Alimentation des ruminants. Ed, INRA, Versilles, p:597.
Jegou,

D.
J. J.
y


Waelput and G.

Brumschwig.

1994.

Consumo

y digestibilidad

de

la

materia

seca

y

del

nitrógeno

del

follaje

de


Morera (
Morus

sp.)

y

Amapola

(
Malvabiscus

arboreu
s
)

en

cabras

lactantes.

In:
J.E.

Benavides

ed.


"Árboles

y arbustos

forrajeros

en

América

Central". Vol.

I.

Serie

técnica,

Informe

técnico

No.

236.

Turrialba,

C.R.


CATIE. pp.

155-162.

Kabi, F. and F. B. Bareeba. 2008. Herbage biomass and nutritive value of mulberry foliage (Morus alba) and
calliandra calothyrsus harvested at different cutting frequencies. Anim. Feed Sci. Technol. 140: 178-190.
Kamalak, A., O. Canbolat, Y. Gurbuz, O. Ozay, C. O. Ozkan and M. Sakarya. 2004. Chemical composition and
in vitro gas production characteristics of several tannin containing tree leaves. Livestock Research for
Rural Development. 16 (6).
ĐINH VĂN MƯỜI – Thành phần hóa học, tỷ lệ tiêu hóa invivo, giá trị năng lượng, protein


61

Kandylis, K., I. Hadjigeorgiou and P. Harizanis. 2008. The nutritive value of mulberry leaves (Morus alba) as a
feed supplement for sheep. Trop. Anim. Health Prod. DOI 10.1007/s11250-008-9149-y.
Kantwa, S. C., Gupta, L; Singh, B. P., Tailor, S. P. 2006. Nutritional evaluation of mulberry (Morus alba L.)
green leaves in sheep and goats. Indian J. Small Rum.12(2)(Abstr.).
.
Khanum, S. A., Yaqoob, T., Sadaf, S., Hussain, M., Jabbar, M. A., Hussain, H. N., Kausar, R. and Rehman, S.
2007. Nutritional evaluation of various feedstuffs for livestock production using in vitro gas method.
Pakistan Vet. J., 27(3), 129-133.
Liu, J. X., Susenbeth, A. and Sudekum, K. H. 2002. In vitro gas production measurements to evaluate
interactions between untreated and chemically treated rice straws, grass hay, and mulberry leaves. Journal
of Animal Science, Vol 80, Issue 2, 517-524.
Liu, J.X.1*, Jun Yao1, Yan, B.1 J.Q.Yu, Z.Q.Shi1 and X.Q.Wang. 1998. The Nutritional Value of Mulberry
Leaves and their Use as Supplement to Growing Sheep Fed Ammoniated Rice Straw. FAO Electronic
Conference on mulberry for animal production (Morus1-L)1
Malamsha, P. C., Muhicambele, V. R. M, and Mtenga, L.A. 1999. White mulberry (morus alba) as a potential
feed supplement for stall-fed growing goats in highland areas of Tanzania.


Markar, B., B. Singh and S. S. Negi. 1989. Relationship of rumen degradability with microbial colonization, cell
wall constituents and tannin levels in some tree leaves. Anim. Prod. 49: 299-303.
Mupangwa, J.F., N.T. Ngongoni, J.H. Topps and P. Ndlovu, 1997. Chemical composition and dry matter of
forage legumes Cassia rotundiforlia cv. Wynn, Lablab purpureus cv. Highworth and Macroptilium
atropurpureum cv. Siratro at 8 weeks of growth (preanthesis). Anim. Feed Csi. Technol., 69: 167-178.
Nguyen Xuan Ba, Vu Duy Giang and Le Duc Ngoan. 2005. Ensiling of mulberry foliage (Morus alba) and the
nutritive value of mulberry foliage silage for goats in central Vietnam. Livestock Research for Rural
Development 17 (2) 2005.
Nieves, D. Basilia Silva, O Teran, C Gonzalez and J Ly. A note on the chemical composition and feeding
characteristics of dicts containing Leucaena leucocephala and Arachis pintoi for growing rabbits.
Livestock research for Rural development 16 (12) 2004
Njiadda, A.A. and Nasiru,A., 2010 In vitro gas production and dry matter digestibility of tannin-containing
forages of simi-arid region of North-Eastern Nigeria. Pak. J. Nutr., 9 (1): 60-66.
NRC. National Research Council. 2001. Nutrient Requirements of Dairy Cattle (7th revised Edition ed.),
National Academy Press, Washington, DC.
Nutrient Requirement of Beef Cattle in Indochinse Penninsula, 2010. Bangkok, Thailand.
Omar. S. S. Shayo, C. M and Ude'n, P. 1998. Voluntary intake and digestibility of mulberry (Morus alba) diets
by goats. In the potential of Mulberry as fodder tree for goats in semi-arid Tanzania. M.S.c. Thesis.
Swedish University of Agricultural Sciences.
Paya. H., A. Taghizadeh, H. Janmohammadi and A. G. Moghadam. 2007. Nutrient Digestibility and Gas
production of Some Tropical Feeds uUsed in Ruminant Diets Estimated by the in vivo and in vi tro Gas
Production Techniques. American journal of animal and veterinary sciences 2(4): 108-113.
Pearson, C.J and Ison, R.L., 1997. Agronomy of grassland systems. Cambridge University Press, Cambridge,
UK.
Phiny, C., Preston, T. R. and Ly, J. 2003. Mulberry (Morus alba) leaves as protein source for young pigs fed rice-
based diets: Digestibility studies. Livestock Research for Rural Development.
( />).
Promkot, C and M Wanapat.2003. Ruminal degradation and intestinal digestion of crude protein of tropical
protein resources using nylon bag technique and three-step in vitro procedure in dairy cattle. Livestock

Research for Rural Development 15 (11) 2003.
Promkot, C. And M. Wanapat, 2004. Ruminal degradation and intestinal digestion of crude protein of tropical
resources using nylon bag amd three-step in vitro procedure in dairy Cattle. In: Proceedings of the
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi -
Số 33. Tháng 12/2011


62

agricultural Seminar, Animal Science/Animal Husbandry. Held at Sofitel Raja Orchid Hotel 27-28
January 2004.
Sallam. S. M. A. 2005. Nutritive value assessment of the alternative feed resources by gas production and rumen
fermentation in vitro. Research journal of agriculture and biological science 1(2): 200-209
Schmidek, A.Takahashi, R, Nunes de Medeiros, A and de Resende, K. T. 2000. Bromatological composition and
degradation rate of mulberry in goats. In: Proceedings of an electronic conference carried out between
May and August, 2002. FAO animal production and health paper, 147

Sebastian Chakeredza, Festus K. Akinnifesi, Oluyede Clifford Ajayi, Gudeta Sileshi, Simon Mngomba and
France M. T. Gondwe. 2008. A simple method of formulating least-cost diets for smallholder dairy
production in sub-Saharan Africa. African Journal of Biotechnology Vol. 7 (16), pp. 2925-2933, 18
August, 2008.
Seven. P., I. H. Cerci, M. A. Azman. 2007. The different between methods and determining of metabolisable
energy levels with enzyme and gas techniques in concentrate feeds. ARASTIRMA, 21 (4): 159-162. Fýrat
University Veterinary Journal of Health Sciences
Shayo, C. M. 1997. Uses, yield and nutritive value of mulberry (Morus alba) trees for ruminants in the semi-arid
areas of central Tanzania. Tropical Grassland, 31, 599-601.
Shayo, C. M. 1998. The potential of the Mulberry as feed for ruminants in central Tanzania. In FAO Electronic
Conference on Mulberry for Animal Production.
/paper.ht
Singh, B. and H. P. S. Markar. 2002. The potential of mulberry foliage as a feed supplement in India. In:

Mulberry for animal production, FAO Anim. Prod. Health Paper 147. pp. 139-156.
Singh, B. Goel, G. C and Negi, S. S. 1984. Effects of supplementing mulberry (Morus alba) leaves ad libitum to
concentrate diets of Angora rabbits on wool production. Journal of Applied Rabbit Research 7,156-160.
Singh, B., A. Sahoo, R. Sharma and T.K. Bhat. 2005. Effect of polethylene glycol on gas production parameters
and nitrogen disappearance of some tree forages. Animal feed science and technology. Volumes 123-124,
part 1, 30 September 2005, pages 351-364.
Smith, O B ; O A Idown, V O Asaolu and O Odunlami. 1991. Comparative rumen degradability of forages,
browse, crop residues and agricultural by – products. Livestock research for Rural development volume 3,
number 2, june 1991.
Songsak. C., S. Kritapon, V. Thevin, and P. Virote. 2006. Nutritional evaluation of crop residues and selected
roughages for ruminants using in vitro gas production technique. Chiang Mai J. Sci 33 (3): 371-380.
Taghizadeh, H. Janmohammadi and A. G. Moghadam. 2007. Nutrient Digestibility and Gas production of Some
Tropical Feeds uUsed in Ruminant Diets Estimated by the in vivo and in vi tro Gas Production
Techniques. American journal of animal and veterinary sciences 2(4): 108-113.
Tedonkeng Pamo, E., B. Boukila, F. A. Fonteh, F Tendonkeng, J. R. Kana and A. s. Nanda, 2007, Nutritive
value of some grasses and leguminous tree leaves of the Central region of Africa. Animal Feed Science
and Technology, Vol 135, Issues 3-4, 15 june 2007, pp: 273-282.
Thu. N.V and T.R. Preston, 1999. Rumen environment and feed degradability in swamp buffaloes fed different
supplements. Livestock Research for Rural Development, 11: 1-7.
Von Keyserlingk. M. A. G., M. L. Swift, R. Puchala, and V. Shelford. 1996. Degradability characteristics of dry
matter and crude protein of forages in ruminant. Anim. Feed Sci. Technol. 57: 291 – 311.
Wilson, J.R. and C.C. Wong. 1982. Effects of shade on some factors influencing nutritive quality of green panic
and siratro pastures. Aus. J. Agric. Res. 33: 937-949.
Xande, A., R. Garcia Trujillo et O. Caceres (1989) Methode d’expression de la valeur alimentaire des fourrages
tropicaux in Paturages et alimentation des ruminants en zone tropica
l humid.
INRA, Paris
.
Người phản biện: TS. Phạm Kim cương và ThS. Nguyễn Sức Mạnh


×