Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nuôi tốt gà Broiler ngay từ khi mới nở để tăng khả năng miễn dịch ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.86 KB, 5 trang )

VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 33. Tháng 12/ 2011


80

NUÔI TỐT GÀ BROILER NGAY TỪ KHI MỚI NỞ
ĐỂ TĂNG KHẢ NĂNG MIỄN DỊCH
GS. Vũ Duy Giảng
Đại học Nông nghiệp Hà Nội
Trong 3 thập kỷ qua, công tác chọn giống đã cải thiện đáng kể thành tích sản xuất gà broiler:
tăng trưởng nhanh hơn, hiệu quả lợi dụng thức ăn cao hơn, khả năng sản xuất thịt tốt hơn, tỷ
lệ thịt ngực cao hơn.
Tuy nhiên sự tăng nhanh về năng suất sản xuất đã không đi cùng với việc tăng khả năng miễn
dịch, dẫn đén gà bị mắc bệnh rối loạn chuyển hóa và bệnh truyền nhiêm, tỷ lệ chết tăng cao.
Nhiều báo cáo khoa học đã cho biết: gà con ở tuần tuổi sau khi sinh nở thiếu đáp ứng miễn
dịch một cách đầy đủ và do vậy nhây cảm cao so với các bệnh truyền nhiễm. Cần phải biết
rằng sự phát triển hệ thống miễn dịch ở gà broiler và khả năng đáp ứng cao đối với những
kháng nguyên khác nhau (vi khuẩn và các chất độc hại) rất quan trọng trong việc bảo vệ gà
khi còn non.
Hệ thống miễn dịch của gia cầm
Đây là một hệ thống phức tạp, hoàn thiện cả về chức năng và cấu trúc bảng 1, phân bố khắp
cơ thể, bao gồm cơ quan, những yếu tố tế bào và những yếu tố dịch thể.
Bảng 1: Hệ thống miễn dịch của gia cầm
Cơ quan Vị trí Cấu trúc Chức năng
Túi Fabricius Ô nhớp Túi tròn hay bầu dục
với các nang lymphoid
Sản sinh và phát triển
lympho bào B
Thymus (tuyến ức) Cổ ngực Tuyến đa thùy với các
nang lymphoid
Sản sinh và phát triển


lympho bào T
Lách Giữa diều và mề Hình dạng khác nhau Miễn dịch hệ thống
Túi Meckel (Merkel
diverticulum)
Ruột Các dài nang Miễn dịch cục bộ
Hạch manh tràng
(caecal tónils)
Đầu gần của
manh tràng
Miễn dịch cục bộ
Màng Peyer Giữa hồi tràng
và manh tràng
Miễn dịch cục bộ
Cũng như động vật có vú, năng lực miễn dịch của gia cầm phát triển thông qua hệ thống
lympho. Cơ quan của hệ miễn dịch được chia thành cơ quan lympho sơ cấp và thứ cấp (H.1).
Túi Fabricius (viết tắt là túi F) và tuyến ức là cơ quan lympho sơ cấp trong đó các tiền lympho
bào phát triển thành các lympho bào cạnh tranh miễn dịch.
Những tổ chức lympho thứ cấp là lách, tuyến Harderian, tuyến quả thông (pineal gland) và
các mô lympho gắn với bề mặt niêm mạc (MALT), bao gồm mô lympho gắn với phế quản
(BALT: brochial-asociated lymphoid tisue), mô lympho gắn với ruột (GALT: gut-associated

VŨ DUY GIẢNG – Nuôi tốt gà Broiler ngay từ khi mới nở để tăng khả năng miễn dịch


81


H.1: Hệ thống miễn dịch của gia cầm
lymphoid tissue), mô lympho gắn với mạc treo (CALT: conjunctival-asociated lymphoid
tisue) và những cụm biệt hóa của những tế bào lympho thuộc các cơ quan khác nhau.

Các tổ chức lympho này được đặt ở những vị trí quan trọng để những kháng nguyên đi vào cơ
thể qua da hay qua các bề mặt niêm mạc có thể bị tóm gọn rồi bị tiêu diệt.
Lympho bào, tế bào vận chuyển kháng nguyên, tế bào giới thiệu kháng nguyên hay những tế
bào điều khiển miễn dịch khác cũng được đặt ở những nơi có cấu trúc giải phẫu hoàn thiện,
nhằm giúp tối ưu hóa việc loại bỏ những bệnh sinh (pathogen) không mong muốn.
Sự phát triển của hệ thống miễn dịch
Quá trình phát triển của hệ thống miễn dịch của phôi và gà mới nở là một quá trình động bao
gồm sự di chuyển của tế bào gốc lympho tới các tuyến miễn dịch sơ cấp, sự phân chia nhanh
của lympho bào trong sự vắng mặt của kháng nguyên trong túi F và trong tuyến ức, sự biệt
hóa của lympho bào trong túi F, trong tuyến ức và cuối cùng là chuyển những lympho bào
biệt phân tới các cơ quan lympho ngoại biên như lách, hạch lympho ruột.
Trong phôi, tế bào gốc di chuyển tới tuyến ức xẩy ra theo ba đợt là 6,5; 12 và 18 ngày tuổi
phôi và trong túi F giữa 7 đến 14 ngày tuổi phôi. Cả hai quần thể lympho bào này sẽ trải qua
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 33. Tháng 12/ 2011


82

sự đột biến và thành thục trong quá trình phát triển của phôi. Tế bào T còn non bước vào giai
đoạn chín lúc phôi đạt 12-14 ngày tuổi, còn tế bào B còn non thì trải qua sự sắp xếp các gen
trong phân tử globin miễn dịch và biểu thị IgM, IgG lúc phôi 12-14 ngày tuổi, lần lượt.
Cơ quan miễn dịch thứ cấp như lách, hạch Mnh tràng và túi Meckel thì vẫn chưa hoàn thiện
ngay khi trứng nở. Tuy tế bào B phát hiện thấy ơ hạch manh tràng ở lúc nở nhưng chỉ có IgM
biểu thị. Người ta phát hiện thấy có tế bào T trong lamina propria, thượng bì ruột và các cơ
quan miễn dịch thứ cấp khác, nhưng chúng chỉ phát triển năng lực gây độc tế bào sau khi
trứng nở một thời gian nhất định.
Điều gì cản trở sự gà con mới nở tiếp xúc với thức ăn?
Trong chăn nuôi gà thương phẩm, quá trình nở của gà thường kéo dài 2 ngày và gà con chỉ
được chuyển khỏi máy ấp khi đại đa số chúng đã chui ra khỏi vỏ. Sau khi đưa ra khỏi máy ấp
một số công việc khác còn tiếp tục như chọn đực cái, tiêm vaccine, đóng hộp trước khi vận

chuyển đi các nơi.
Trong thực tế, một số gà con nở ra phải mất 36-38 giờ không được tiếp xúc với thức ăn và
nước uống. Đây làm cho gà con yếu và chậm tăng trưởng. Như vậy từ khi nở tới khi bắt đầu
nhận các chất dinh dinh dưỡng của thức ăn là một thời kỳ khủng hoảng trong quá trình phát
triển của gà.
Nguồn dinh dưỡng cho gà mới nở
Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển sớm của hệ thống miễn dịch của gà con mới nở.
Một trong yếu tố quan trọng đó là sự thu nhận thức ăn. Ở gà con, lòng đỏ là nguồn cung cấp
năng lượng và protein ngay khi mới nở. Sự hấp thu các chất dinh dưỡng và kháng thể mẹ từ
túi lòng đỏ là yêu cầu quan trọng để sống sót tiong giai đoạn đầu của đời sống. Túi lòng đỏ
thường chỉ dùng được trong khoảng 4 ngày sau khi nở, nhưng những ngay cứu gần đây xác
định rằng túi lòng đỏ sẽ được dùng nhanh hơn nhiều ở gà được tiếp xúc với thức ăn ngay sau
khi nở so với những gà bị nhịn đói 48 giờ (H.2). Nguyên nhân là thức ăn có trong đường ruột
đã thúc đẩy sự di chuyển lòng đỏ tới tá tràng.
Nuôi dưỡng sớm có lợi cho hệ miễn dịch
Thời gian từ khi nở tới khi nhận được thức ăn là thời kỳ khủng hoảng của gà con mới nở.
Khoảng 2-5% gà nở ra không sống sót trong thời kỳ này do dự trữ thức ăn trong cơ thể bị hạn
chế, một số con khá có biểu hiện còi cọc, hiệu quả lợi dụng thức ăn kém, nghèo sản lượng thịt
và kém sức đề kháng với bệnh.
Những hạn chế này có thể giảm nhẹ
bằng cách áp dụng kỹ thuật “nuôi dưỡng
sớm”, đó là kỹ thuật cung cấp chất dinh
dưỡng cho gà trong nhà ấp ngay sau khi
nở.
Cung cấp chất dinh dưỡng cân đối và
cho tiếp xúc với thức ăn ngay sau khi nở
có thể thúc đẩy sự sử dụng lòng đỏ,
nâng cao sự phát triển của ống tiêu hóa,
kích thích tụy tiết enzyme. Những yếu
tố này giúp đồng hóa tốt nhất dinh

dưỡng, đóng góp cho tăng trưởng của cơ

VŨ DUY GIẢNG – Nuôi tốt gà Broiler ngay từ khi mới nở để tăng khả năng miễn dịch


83

và cải thiện thành tích sản xuất của gà từ mới nở đến khi đạt khối lượng xuất chuồng.
Thức ăn cũng cung cấp chất dinh dưỡng cho sự tăng trưởng và phát triển của cả cơ quan
lympho sơ cấp và thứ cấp.
Hệ thống miễn dịch của gà mới nở, đặc biệt là hệ miễn dịch niêm mạc, cần thức ăn để phát
triển nhanh. Các nghiên cứu đã chỉ rằng chậm tiếp xúc với thức ăn không chỉ cản trở đến sự
phát triển của ruột mà còn cản trở sự phát triển của mô lympho gắn với ruột (GALT), túi F,
hạch manh tràng và túi Meckel.
Các tác giả A.K Panda và M.R Reddy (2007) đã nghiên cứu ảnh hưởng của kỹ thuật “dinh
dưỡng sớm” đến sự phát triển của cơ quan miến dịch trong 3 tuần đầu mới nở đã thấy rằng:
tăng trưởng của túi F kém nếu gà con mới nở không được ăn trong 24 giờ hay hơn (H.2). Gà
ăn được ngay sau khi nở có túi F năng hơn chứng tỏ rằng sự tiếp xúc sớm với thức ăn đã thúc
đẩy sự phát triển của cơ quan miễn dịch.
Không cho gà ăn trong 24 giờ sau khi nở làm cho lách tăng trưởng và phát triển chậm trong
tuần tuổi đầu, tuy đến 21 ngày tuổi thì khối lượng lách vẫn thấy tương đương với lách của
những gà cho ăn ngay sau khi nở. Không cho ăn trong 48 giờ thì làm cho lách có khối lượng
thấp ở tất cả các giai đoạn tuổi (H.3). Như vậy, kéo dài thời gian không cho ăn sau khi nở thì
có hại cho sự phát triển của hệ miễn dịch.


Cải thiện năng lực miễn dịch bằng cách nuôi dưỡng sớm
Có một cách can thiệp nhanh vào sự phát triển miễn dịch, đó là kích thích sự tiết
corticosteroid. Biện pháp này gây ra ức chế sự phân chia tế bào miễn dịch bao gồm những tế
bào miễn dịch mà gà con mới nở cần để đáp ứng với vaccine. Một trong những kết quả nghiên

cứucủa tác giả nêu trên đã xác định rằng: Chuẩn độ huyết thanh về lượng kháng thể của gà lúc
19 ngày tuổi [trong đáp ứng với việc chủng tế bào hồng cầu cừu (SRBC) khi gà 14 ngày] luôn
luôn cao hơn ở gà được ăn ngay sau khi nở so với gà bị nhịn đói 24 giờ hoặc 48 giờ (H.4).
Tương tự như vậy, titre kháng thể ELISA (lúc gà 21 ngày) đáp ứng với vaccine RD (vaccine
phòng bệnh dường hô hấp) khi gà 5 ngày tuổi cũng cao hơn rõ rệt ở những gà được ăn ngay so
với gà bị nhịn đói 24 giờ hay 48 giờ.
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 33. Tháng 12/ 2011


84

Kết luận
Thời gian từ khi nở tới khi tiếp xúc với thức ăn là một thời kỳ khủng hoảng trong sự phát triển
của gia cầm mới nở. Túi lòng đỏ trong xoang bụng chỉ đủ để gà sống trong 3-4 ngày sau khi
nở, nhưng không đủ chất dinh dưỡng cho tăng trưởng và phát triển tối ưu cơ quan miễn dịch
và năng lực miễn dịch.
Dinh dưỡng cân đối và tạo cơ hội cho gà tiếp xúc sớm với thức ăn ngay sau khi nở có thể thúc
đẩy sự lợi dụng lòng đỏ và kích thích sự phát triển của hệ miễn dịch.
Như vậy, dinh dưỡng sớm sẽ thu được những gà con khỏe mạnh ngay từ đầu đời, từ đó hạn
chế được nhiều thiệt hại cho nhà sản xuất trong suốt cả quá trình chăn nuôi gà.
(Viết theo tài liệu “Boosting the chick’s immune system through early nutrition” của A.K
Panda và M.R Reddy; Poultry International July 2007).

×