Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Muốn răng tốt, phải chăm sóc từ khi mọc răng docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.42 KB, 5 trang )

Muốn răng tốt, phải chăm sóc từ khi mọc răng

Khi con hỏi: "Tại sao bị sâu răng?" các ông bố bà
mẹ thường kể về một con sâu chui vào miệng bẩn
để đục răng. Sự giải thích muộn màng này không
giúp được gì cho trẻ, bởi ngay từ khi mọc những
chiếc răng đầu tiên các cháu đã cần được giáo
dục ý thức giữ gìn vệ sinh răng
miệng đúng cách.
Một trong những bệnh hay gặp ở trẻ là
bệnh sâu rǎng. Bệnh ảnh hưởng nhiều
đến sức nhai, gây ra những nhiễm
khuẩn nguy hiểm ảnh hưởng tới các
bộ phận khác của cơ thể. Sâu rǎng ở
rǎng sữa có thể ảnh hưởng tới mầm
rǎng vĩnh viễn. Ngoài ra bệnh còn
khiến trẻ đau đớn gây trở ngại trong
việc học tập.

Trẻ cần được
tập thói quen
đánh răng sau
khi ăn để
phòng sâu
răng.
Trẻ dễ mắc bệnh về rǎng thường là những trẻ có thói
quen ǎn vặt, có cung rǎng không đều (rǎng khấp
khểnh), gầy yếu suy dinh dưỡng, trẻ có rãnh mặt nhai
sâu, trẻ có thói quen nhai không kỹ, mắc các bệnh
viêm nhiễm mãn tính vùng hầu họng. Những trẻ có
chế độ ǎn uống kém dinh dưỡng còn thường hay mắc


các chứng bệnh về lợi như chảy máu chân rǎng, chảy
mủ chân rǎng do viêm lợi, bệnh loét hay nứt góc
miệng. Trẻ dùng quá nhiều kháng sinh cũng có thể
nhiễm nấm trong miệng, gây sâu răng.
Phòng ngừa
- Tránh cho trẻ ǎn nhiều chất ngọt như (mía, kẹo,
bánh, chè, nước ngọt...) vì các chất này sẽ làm cho
rǎng chóng hỏng.
- Tập thói quen đánh rǎng kỹ hàng ngày cho trẻ.
Đánh răng sau bữa ǎn, sau khi ǎn đồ ngọt ít nhất 2
lần/ngày với bàn chải đúng quy chuẩn và thuốc đánh
rǎng có hàm lượng fluor thích hợp là phương cách
hiệu quả giúp trẻ tránh bệnh sâu rǎng. Người Việt
Nam thường có thói quen đánh rǎng trước khi đi ngủ
và khi ngủ dậy, cần giáo dục rộng rãi nhằm thay đổi
thói quen này. Nên đánh rǎng cho trẻ ngay từ khi
chúng bắt đầu mọc rǎng. Sau này cần dạy trẻ cách
đánh rǎng và chú ý xem trẻ đánh rǎng có đúng cách
hay không.
Đánh răng đúng cách: Đánh rǎng từ trên xuống dưới
theo chiều dọc thân rǎng, không đánh rǎng theo chiều
ngang từ bên này sang bên kia. Xoay tròn bàn chải
và đánh kỹ tất cả các mặt rǎng, cả trong lẫn ngoài cả
trên lẫn dưới.
Với trẻ lớn, ngoài đánh rǎng có thể hướng dẫn thêm
cách sử dụng chỉ nha khoa. Đây là cách bảo vệ nướu
rǎng tốt nhất và giúp làm vệ sinh kỹ ở mặt gần và mặt
xa của từng rǎng.
- Nắm chắc tuổi thay rǎng sữa của trẻ để nhổ rǎng
sữa đúng tuổi, tránh mọc lệch lạc rǎng vĩnh viễn. Mỗi

rǎng sữa có tuổi thay rǎng khác nhau (ví dụ 6-7 tuổi
thay 2 rǎng cửa giữa dưới và 2 rǎng cửa giữa trên).
Rǎng sắp thay có dấu hiệu lung lay, lợi xung quanh
không sưng nề. Cần chú ý chǎm sóc 2 rǎng số 6 hàm
dưới là rǎng vĩnh viễn đầu tiên của trẻ.
- Nếu trong giai đoạn thay rǎng, trẻ bị rǎng khấp
khểnh không nên nắn rǎng khi không có chỉ định của
các nha sĩ chuyên khoa sâu ở các cơ sở y tế có uy
tín.
- Với những rǎng vĩnh viễn có rãnh mặt nhai sâu ở trẻ
hay có thói quen ǎn vặt, vệ sinh rǎng miệng kém, nên
đưa trẻ đến nha sĩ để phủ một lớp xi mǎng lên rãnh
nhai dự phòng sâu rǎng.
- Định kỳ đưa trẻ đến khám rǎng miệng tại những cơ
sở y tế tin cậy 6 tháng/lần để các nha sĩ phát hiện
sớm và điều trị kịp thời bệnh lý về rǎng miệng.
- Các bà mẹ có thể tự khám rǎng cho con mình khi
nhìn thấy trên bề mặt rǎng của trẻ có các dấu hiệu
sau: có lỗ, vết đen, dùng que sắc nhọn cạo vào vết
đen không thấy hết; ǎn lạnh, ngọt thấy ê buốt thoáng
qua. Đây là những dấu hiệu ở giai đoạn sớm nên đưa
trẻ đến ngay nha sĩ để điều trị kịp thời.
Điều quan trọng nữa là có chế độ nuôi dưỡng dinh
dưỡng hợp lý giúp trẻ có thể lực tốt, điều trị kịp thời
các viêm nhiễm mãn tính tại vùng hầu họng cũng góp
phần dự phòng các bệnh về rǎng miệng cho trẻ.

×