Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Kế toán vốn kinh doanh ở Công ty cổ phần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.82 KB, 22 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trải qua 20 năm đổi mới từ năm 1986 đến nay, Việt Nam đã có những bước
chuyển mình đáng kể trên tất cả mọi lĩnh vực, cả về kinh tế + chính trị, xã hội, văn
hóa, quốc phòng vv…. Đặc biệt là về mặt kinh tế.
Dễ nhận thấy những thành tựu về kinh tế đó là đã có sự đa dạng về loại hình
Công ty bên cạnh Công ty Nhà nước như Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp
danh, Công ty cổ phần và Công ty tư nhân vv… Đây chính là điểm khác biệt của nền
kinh tế thị trường so với nền kinh tế bao cấp trước năm 1986.
Để có thể đi vào hoạt động, dù là loại hình Công ty nào cũng cần phải có một
số vốn ban đầu nhất định. Tuy nhiên nguồn vốn ban đầu ở các Công ty khác nhau lại
có sự khác biệt. Nếu như đối với Công ty nhà nước vốn kinh doanh là do Ngân sách
nhà nước giao (cấp), thì với Công ty trách nhiệm hữu hạn vốn kinh doanh là do các
thành viên hợp danh và thành viên góp vốn đóng góp. Còn với Công ty tư nhân vốn
kinh doanh lại do chủ sở hữu doanh nghiệp đóng góp.
Do sự phức tạp về nguồn hình thành vốn kinh doanh nên kế toán vốn kinh
doanh trong các loại hình Công ty cũng khác nhau. Để có thể hiểu sâu hơn về loại
hình Công ty cổ phần và vốn kinh doanh ở Công ty cổ phần nên em đã chọn “ Kế
toán vốn kinh doanh ở Công ty cổ phần” làm đề tài nghiên cứu của mình.
Trong quá trình nghiên cứu, học hỏi và kiếm tìm tài liệu, không thể tránh khỏi
những thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn từ các thầy,
cô để em có thể hoàn thành tốt đề tài của mình..
Em xin trân thành cảm ơn.!
1
PHẦN I
KHÁI QUÁT SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
1/ Khái niệm về Công ty cổ phần .
Theo luật doanh nghiệp Việt Nam thì:
Công ty cổ phần là Doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều
phần bằng nhau được gọi là cổ phần, người nắm giữ cổ phần được gọi là cổ đông và
cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của Doanh nghiệp
trong phạm ví số vốn dã góp vào doanh nghiệp.


2/ Đặc điểm của Công ty cổ phần.
Công ty cổ phần cũng có những đặc điểm giống như những loại hình Công ty
khác là: có tư cách pháp nhân đầy đủ kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh.
Tuy nhiên, ngoài đặc điểm chung nói trên, công ty cổ phần còn có những đặc
điểm riêng như:
- Là Công ty đói vốn, nghĩa là mối quan hệ giữa các thành viên có thể thân
thiết hay không thân thiết, họ chỉ quan tâm đến số vốn góp vào Công ty .
- Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán để huy động vốn trong
công chúng. Việc này phải tuân thủ theo các quy định khác của pháp luật về chứng
khoán.
- Cổ đông của Công ty có thể là cá nhân hoặc tổ chức với số lượng cổ đong tối
thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa.
- Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng của phần của mình cho người khác,
trừ một số trường hợp đặc biệt được luật quy định.
- Có tính chịu trách nhiệm hữu hạn: các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và
các nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn góp của Doanh nghiệp.
- Việc phân chia lợi ích, trách nhiệm và cơ chế ra quyết định trong Công ty cổ
phần chủ yếu dựa vào tỷ lệ vốn cổ phần của cổ đông. Cổ đông có thể nắm giữ nhiều
loại cổ phần khác nhau theo quy định của pháp luật và tình hình cụ thể của từng
Công ty (được quy định theo điều lệ Công ty).
2
* Các loại cổ phần ở Công ty cổ phần.
- Cổ phần phổ thông: bắt buộc phải có trong 03 năm đầu, các cổ đong sáng
lập viên phải nắm giữ Công ty phải nẵm giữ 20 % cồ phần.
- Cổ phần ưu đãi gồm 03 loại:
+ Ưu đãi biểu quyết: Số phiếu của các cổ đông nắm giữ cổ phần này có số
phiếu cao hơn các cổ đông khác.
+ Ưu đãi cổ tức: Là cổ phần được trả cổ tức với mức cao hơn so với cổ tức
của cổ phần phổ thông.

+ Ưu đãi hoàn lại: cổ đông nắm giữ cổ phần này có thể yêu cầu Công ty hoàn
lại vốn góp vào bất cứ lúc nào.
+ Ưu đãi khác ( do điều lệ Công ty quy định)
Ngoài những đặc điểm riêng và chung về Công ty cổ phần nói trên thì đặc
điểm nổi bật của Công ty cổ phần là việc quản lý tập trung thông qua cơ chế hội đồng
ra quyết định. Luật doanh nghiệp chỉ qui định chung về cơ cấu và hình thức tổ chức
bộ máy Công ty cổ phần còn thực chất về việc tổ chức phân quyền lực trong công ty
cổ phần thuộc về nội bộ các nhà đầu tư.
3
PHẦN II
KẾ TOÁN NGUỒN VỐN KINH DOANH
1/ Khái niệm.
Nguồn vốn kinh doanh là nguồn vốn được dùng vào mục đích hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Số vốn này được hình thành khi mới thành lập
doanh nghiệp ( do các chủ sở hữu đóng góp ban đầu) và bổ sung thêm trong quá trình
hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ở Công ty cổ phần thì vốn kinh doanh được hình thành từ việc phát hành cổ
phiếu. Pháp luật hiện hành ở Việt Nam quy định trong 3 năm đầu các sáng lập viên
phải mua ít nhất 20 % số cổ phần phổ thông dự tính phát hành của Công ty.
Trong trường hợp các sáng lập viên đăng ký mua toàn bộ cổ phần của Công ty
thì Công ty không phải gọi vốn từ công chúng. Cổ phần có thể được mua bằng tiền,
ngoại tệ, tài sản, giá trị quyền sử dụng đất. Nếu mua bằng tài sản Công ty thì phải làm
các thủ tục cần thiết để chuyển quyền sở hữu tài sản đối với các tài sản cần phải
chuyển quyền sở hữu như các pgương tiện vận tải, nhà xưởng, quyền sử dụng đất,
mặt đất , mặt nước…
Để hiểu rõ hơn về cổ phiếu và cơ chế phát hành cổ phiếu trong các Công ty cổ
phần, chúng ta hãy nghiên cứu các khái niệm liên quan đến cổ phiếu và cách thức
phát hành cổ phiếu.
2/ Khái niệm cổ phiếu và cách thức phát hành cổ phiếu.
a/ Khái niệm cổ phiếu:

Cổ phiếu là chứng chỉ do Công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán khi sổ xác
nhận quyền sở hữu hoặc một số cổ phần của Công ty đó.
b/ Cách thức phát hành cổ phiếu:
Tùy vào quy trình và điều kiện thực tế của từng Công ty mà mỗi Công ty có
thể lựa chọn một trong hai phương thức phát hành.
- Công ty trực tiếp đứng ra thực hiện việc phát hành cổ phiếu.
- Phát hành cổ phiếu thông qua tổ chức bảo lãnh hoặc tổ chức bao tiêu thường
là Công ty chứng khoán.
4
3/ Tài khoản sử dụng:
Để phản ánh số vốn góp của cổ đông trong các Công ty cổ phần, Kế toán sử
dụng các tài khoản sau.
- Tài khoản 411(1) “ vốn đầu tư của chủ sở hữu” ( vốn góp) tài khoản này
phản ánh các khoản vốn góp của chủ sở hữu. Đối với Công ty cổ phần vốn góp tự
phát hành cổ phiếu được ghi vào tài khoản này theo mệnh giá ( Mẹnh giá: là giá trị
danh nghĩa của mỗi cổ phần được ghi trên cổ phiếu )
- Tài khoản 411(2) “ thặng dư vốn cổ phần” tài khoản này phản ánh chênh
lệch tăng do phát hành cổ phiếu cao hơn mệnh giá và chênh lệch giảm so với giá mua
lại khi tái phát hành cổ phần.
Bên nợ: Phản ánh khoản chênh lệch giữa giá phát hành nhỏ hơn mệnh giá cổ
phần
Bên có: Phản ánh khoản chênh lệch giữa giá phát hành lớn hơn mệnh giá cổ
phần.
Dư nợ: Phản ánh chênh lệch giảm chưa xử lý.
Dư có: Phản ánh chênh lệch tăng chưa xử lý.
- Tài khoản 138 “ phải thu khác” tài khoản này có thể được mở chi tiết theo
các tài khoản cấp II sau:
+ Tài khoản 138(1): “ cổ đông, vốn cam kết góp” tài khoản này được dùng để
theo dõi tổng số vốn các Cổ đông cam kết góp khi thành lập Công ty.
Kết cấu của tài khoản được cụ thể như sau:

Bên nợ: Phản ánh tổng số vốn cổ đông cam kết góp.
Bên có: Phản ánh số vốn theo cam kết mà Công ty đã gọi vốn
Dư nợ: Phản ánh số vốn góp theo cam kết mà Công ty chưa gọi góp.
+ Tài khoản 138(2): “ Cổ đông, vốn cam kết góp, đã gọi” kết cấu của tài
khoản được chi tiết như sau:
Bên nợ: Phản ánh số vốn cam kết góp.
Bên có: Phản ánh số vốn góp đến hạn đã góp và số vốn góp đến hạn bỏ góp.
Dư nợ: Phản ánh số vốn góp đã gọi nhưng chưa góp.
5
Tài khoản 138(3): “Cổ đông, vốn cam kết góp, bỏ góp” kết cấu tài khoản.
Bên nợ: Phản ánh số vốn góp mà cổ đông bỏ góp cùng với tiền lãi do cổ đông
góp chậm.
Bên có: Phản ánh số tiền thu được do bán cổ phần mà cổ đông bỏ góp.
Dư nợ: Phản ánh số vốn góp mà cổ đông bỏ góp chưa sử lý.
4/ Kế toán phát hành cổ phần trong trường hợp Công ty trực tiếp đứng
ra phát hành:
Với cách thức phát hành cổ phần này Công ty cổ phần có thể huy động vốn
góp mà không cần phải gọi vốn từ bên ngoài ( từ công chúng) nếu như các sáng lập
viên đăng ký mua toàn bộ cổ phần của Công ty và nếu như cổ phần của Công ty chưa
được mua hết thì Công ty cổ phần thì Công ty cổ phần có thể phát hành ra bên ngoài
và phát hành làm nhiều đợt.
a. Kế toán phát hành trong trường hợp không gọi vốn từ bên ngoài.
Trong truờng hợp này, Người muốn mua cổ phần của Công ty phải nộp tiền
ký quỹ vào Ngân hàng khi đặt mua. Khi đó kế toán phản ánh số tiền ký quỹ của cổ
đông.
Nợ tài khoản 112 ( Chi tiết tài khoản phong tỏa) Số tiền do cổ đong ký quỹ.
Có tài khoản 338(8) Số tiền ký quỹ Công ty phải trả cho các cổ đông.
- Phản ánh số cổ phần cổ đông đăng ký mua.
+ Trường hợp giá phát hành cao hơn mệnh giá cổ phần.
Nợ tài khoản 138 ( chi tiết cổ đông): số tiền phải thu cổ đông theo giá thực tế

phát hành ( giá phát hành).
Có tài khoản 412: Phần chênh lệch giá phát hành so với mệnh giá.
Có tài khoản 411(1) ( chi tiết cổ đông): mệnh giá cổ phần phát hành.
+ Trường hợp giá phát hành bằng mệnh giá cổ phần.
Nợ tài khoản 138 ( chi tiết cổ đông): mệnh giá cổ phần phát hành.
nợ tài khoản 411(2) : chênh lệch giá phát hành so với mệnh giá.
Có tài khoản 411(1): (chi tiết cổ đông): giá phát hành cổ phần.
6
Khi Công ty chính thức thành lập và đi vào hoạt động kế toán ghi các bút toán
sau:
- Bù trừ giữa số tiền ký quĩ với số tiền cổ đông đăng ký mua.
Nợ tài khoản 338(8): ( chi tiết cổ đông)
Có tài khoản 138
- Phản ánh số tiền cổ đông đóng bổ sung nếu còn thiếu .
Nợ tài khoản 112: (tài khoản phong tỏa)
Có tài khoản 138 ( chi tiết cổ đông)
- Chuyển tiền từ tài khoản phong tỏa sang tài khoản thanh toán của Công ty.
Nợ tài khoản 112
Có tài khoản 112 ( tài khoản phong tỏa)
- Thanh toán số góp thừa cho cổ đông ( nếu có)
Nợ tài khoản 338(8): (chi tiết cổ đông)
Có tài khoản 111, 112.. giá trị tiền thanh toán cho cổ đông.
* Trình tự kế toán trong trường hợp phát hành cổ phần không gọi vốn từ bên
ngoài được thể hiện qua sơ đồ tài khoản như sau:
b. Kế toán phát hành cổ phần ra bên ngoài và phát hành làm nhiều
đợt.
7
Khi phát hành cổ phiếu cho cổ đông, kế toán phải phản ánh vào tài khoản
ngoài bảng 010 “cổ phiếu lưu hành” theo mệnh giá.
Nợ tài khoản 010: Mệnh giá cổ phiếu lưu hành.

- Phản ánh số vốn cổ phần mà cổ đông cam kết khi thành lập Công ty (số cổ
phần đã phát hành)
Nợ tài khoản 138(1) (chi tiết cổ đông) tổng số vốn cổ phần mà cổ đông đã
cam kết mua.
Có tài khoản 411(1) (chi tiết cổ đông) ghi tăng số vốn góp của các cổ đông .
- Khi Công ty gọi vốn đợt 1, ghi nhận số vốn đã gọi kế toán phản ánh:
Nợ tài khoản 138(2) (chi tiết cổ đông) số vốn góp theo cam kết Công ty đã
gọi.
Có tài khoản 138(1) (chi tiết cổ đông)
- Phản ánh số vốn góp cổ đông đã góp vào Công ty theo số Công ty đã gọi.
Nợ tài khoản 111, 112 Số tiền Cổ đông đã góp
Nợ tài khoản 152 Giá trị nguyên vật liệu nhập kho.
Nợ tài khoản 153 Giá trị công cụ dụng cụ nhập kho.
Nợ tài khoản 156 Giá trị hàng hóa nhập kho.
Nợ tài khoản 211 Nguyên giá tài sản cố định.
Có tài khoản 138(2) Công ty đã gọi và số vốn cổ đông đã góp.
* Chú ý: Nếu vốn góp của cổ đông bằng các tài sản Công ty phải thành lập
hội đồng định giá tài sản thanh toán.
- Đồng thời, tổng giá trị cổ phiếu đã phát hành theo mệnh giá được ghi vào
bên nợ tài khoản 010 “cổ phiếu lưu hành” các lần gọi vốn và góp vốn sau, kế toán
phản ánh các bút toán tương tự như trên.
- Trường hợp chưa đến thời gian gọi vốn nhưng có cổ đông đóng góp vốn
trước thì số vốn góp trước thời hạn của cổ đông được ghi:
Nợ tài khoản: 111, 112, 211….
Có tài khoản 338(8) ( chi tiết cổ đông)
8

×