Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT, LẬP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 2011- 2020 VÀ PHƯƠNG ÁN GIAO ĐẤT LÂM NGHIỆP CÓ SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TẠI XÃ BẰNG THÀNH, HUYỆN PÁC NẶM, TỈNH BẮC KẠN potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (348.63 KB, 64 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
BÙI ĐÌNH NHẠ
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT, LẬP QUY HOẠCH
SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 2011- 2020 VÀ PHƯƠNG ÁN GIAO ĐẤT
LÂM NGHIỆP CÓ SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TẠI XÃ
BẰNG THÀNH, HUYỆN PÁC NẶM, TỈNH BẮC KẠN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Lâm Nghiệp
Khoa : Lâm Nghiệp
Lớp : 39 LN -N01
Khoá học : 2007 – 2011
Giáo viên hướng dẫn : TS. Trần Thị Thu Hà
Khoa lâm nghiệp - Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên

Thái Nguyên, tháng 6 năm 2011
LỜI NÓI Đ[U
Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cuối cùng của quá trình đào tạo tại các
trường Đại học. Đây là thời gian giúp cho mỗi sinh viên làm quen với công
tác nghiên cứu khoa học, củng cố những kiến thức lý thuyết và vận dụng
những kiến thức đó vào thực tế. Thực tập tốt nghiệp là kết quả của quá trình
tiếp thu kiến thức thực tế, qua đó giúp cho sinh viên tích lũy kinh nghiệm để
phục vụ cho quá trình công tác sau này.
Để đạt mục tiêu trên, được sự nhất trí của khoa Lâm Nghiệp trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá hiện trạng sử dụng đất, lập quy hoạch sử dụng đất giai đoạn
2011 – 2020 và phương án giao đất lâm nghiệp có sự tham gia của người
dân tại xã Bằng Thành, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn”.
Để hoàn thành đề tài này tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các


thầy, cô giáo trong khoa Lâm Nghiệp, đặc biệt là cô giáo hướng dẫn -T.s
Trần Thị Thu Hà, cán bộ trung tâm lâm nghiệp miền núi phía bắc, UBND xã
Bằng Thành và bà con nhân dân trong xã đã tạo điều kiện cho tôi trong quá
trình thực hiện chuyên đề. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả sự giúp
đỡ quý báu đó.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do kiến thức bản thân còn hạn chế.
Vì vậy không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự chỉ bảo của
các thầy, cô và ý kiến đóng góp của các bạn đồng nghiệp để chuyên đề của
tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 06 năm 2011
Sinh viên
Bùi Đình Nhạ
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
UBND : Ủy Ban Nhân Dân
HĐND : Hội đồng nhân dân
DTTN : Diện tích tự nhiên
QHSDĐ-GĐLN : Quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp
TTCN : Tiểu thủ công nghiệp
GCN : Giấy chứng nhận
GCNQSĐ : Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
3PAD : Quan hệ đối tác vì người nghèo trong phát triển
nông lâm nghiệp tỉnh Bắc Kạn.
IFAD : Quỹ phát triển nông nghiệp Quốc tế
FAO : Tổ chức lương nông Liên Hợp Quốc
HGĐ : Hộ gia đình
CCC : Đất có mục đích công cộng
DANH MỤC CÁC BẢNG
 !"#$%
&'()*+!"#$,--

&'()*+!"#$,--.&
&./01234)*+5 -6--&
&&789:; 5&<
/'=>=?-@<
AB0C)*+DE9:;  !"#$@<
MỤC LỤC
/FG
HIAJKG
ALDMG
H+NOP3-
.H+QO3OP3-
&RS M$-
/F
TUVWKXUYZUA[UV'\]U?^K
?1)_: ` DMOP3
2.1.1. Khái niệm 12
2.1.2. Quan điểm chung về vấn đề nghiên cứu 12
88234)*+(D$$0C.
2.2.1. Trên Thế giới 13
2.2.2. Ở Việt Nam 15
.23 :3D9OP3a
2.3.1. Điều kiện tự nhiên 17
2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 21
/F.%
Ab\cdUVeUf\gKUVeAhXA\iHe'j\V\XU%
Yk/'clUV/'m/UV'\]U?^K%
.An0OP3%
.Uo3OP3%
..AB pOP3%
.&q OP3%

.@/01Q;$%
3.5.1. Phương pháp ngoại nghiệp 29
3.5.1. Phương pháp nội nghiệp 30
.<U0qn
/F&.
rsWKtYk/'uUv?'rsWKt.
&8823N .
&'()*+.
4.2.1. Hiện trạng sử dụng các loại đất 32
4.2.2. Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp 34
4.2.3. Đánh giá tình hình sử dụng đất lâm nghiệp 34
4.2.4. Tiềm năng đất đai và định hướng sử dụng đất 35
4.2.5. Nhận xét chung 38
&.W34)*+ -6--.G
4.3.1. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn quy hoạch 39
4.3.2. Phương án quy hoạch sử dụng đất 40
4.3.3. Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến kinh tế - xã hội 42
4.3.5. Nhận xét chung 43
&&/01 !"#$&@
4.4.1. Quy mô, địa điểm, thời gian giao đất lâm nghiệp 45
4.4.2. Phương thức giao đất lâm nghiệp 46
4.4.3. Giải pháp thực hiện 47
&@Uw!x3@-
/F@@
rs>KyUezU{\Ykr\sUUV'h@
@r;3w@
@|@
@.r;B@.
6
7

Phần 1
MỞ Đ[U
1.1. Đặt vấn đề
Đất đai là loại tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất
đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn
phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá - xã hội, an ninh
quốc phòng, đây là con đường để đất nước ta phát triển theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và là nguồn lực cơ bản để đưa đất nước ta
tiến mạnh. Vì vậy việc quản lý và khai thác tốt nguồn tài nguyên đất đai là nền
tảng quan trọng cho sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội và sự bùng nổ dân số đã gây ra
khó khăn cho việc quản lý và sử dụng đất đai ở nước ta. Sự gia tăng dân số đã làm
gia tăng mọi mặt của đời sống xã hội như: nhu cầu về lương thực, thực phẩm, nhu
cầu về việc làm, nơi ăn, ở… Theo đó nó sẽ làm tăng nhu cầu sử dụng đất trong khi
quỹ đất tự nhiên lại có hạn. Cho nên việc tiến hành lập quy hoạch và kế hoạch sử
dụng đất đai một cách chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm, hợp lý, có hiệu quả và đúng
pháp luật là một vấn đề hết sức cần thiết và cấp bách đối với nước ta hiện nay.Thế
nên việc quy hoạch phân bổ sử dụng đất đai giúp cho việc sắp xếp, bố trí sử dụng
hợp lý và có hiệu quả nguồn tài nguyên đất, tạo cho việc sử dụng đất đai ổn định,
lâu dài, bảo vệ được tài nguyên đất và bảo vệ môi trường sinh thái, tránh sự đầu tư
chồng chéo gây lãng phí. Bên cạnh đó việc quy hoạch phân bổ sử dụng đất đai
cũng là một phương tiện để Nhà nước hướng dẫn việc sử dụng đất làm tăng lợi ích
cho cộng đồng.
Xã Bằng Thành có tổng diện tích tự nhiên là 8609,77 ha, lớn nhất trong
10 đơn vị hành chính của huyện Pác Nặm. Dân số 3.422 người với 693 hộ,
mật độ dân số bình quân 40 người/km
2
. Có 6 dân tộc Tày, Nùng, Dao, Mông,
Sán Chỉ và Kinh cư trú trên địa bàn. Sản xuất nông nghiệp là nguồn thu chính
8

của xã, chiếm tới 97% giá trị sản xuất các ngành kinh tế. Năm 2010 bình quân
đất sản xuất nông nghiệp của xã là 1875m
2
/nhân khẩu thuộc mức cao trong
huyện. Việc quy hoạch sử dụng đất cho xã Bằng Thành có ý nghĩa quan trọng
không chỉ trước mắt mà cả lâu dài. Mặc dù từng giai đoạn xã có quy hoạch sử
dụng đất song việc lập quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp vẫn mang
tính áp đặt từ trên xuống mà không có hoặc ít có có sự tham gia của người dân, do
vậy mà hiệu quả sử dụng đất vẫn còn rất hạn chế, đặc biệt các mâu thuẫn và sự bất
công bằng trong việc sử dụng đất đai trong cộng đồng thôn bản. Việc quy hoạch
và lập kế hoạch sử dụng đất của tất cả các thôn thuộc xã Bằng Thành có sự tham
gia làm cơ sở cho việc lập quy hoạch sử dụng đất cho toàn bộ xã Bằng Thành
gồm: bố trí, sắp xếp lại các ngành sản xuất với cơ cấu cây trồng hợp lý nhằm đem
lại hiệu quả cao nhất trên cả 3 phương diện kinh tế - xã hội và môi trường, bởi quy
hoạch này đáp ứng được nhu cầu nguyện vọng của người dân cũng như các chỉ
tiêu mà các cơ quan cấp trên đã xác định, phân bổ. Đồng thời, người dân tham gia
vào việc lập kế hoạch giao đất lâm nghiệp để việc giao đất lâm nghiệp có tính hệ
thống, hài hòa phục vụ cho việc phát triển ổn định lâu dài, bền vững cần căn cứ
vào quy hoạch sử dụng đất và xem xét đến quỹ đất chưa giao, hiện trạng sử dụng
đất, truyền thống và phong tục tập quán sử dụng đất của người dân trong vùng,
những người đang sống phụ thuộc vào tài nguyên rừng.
Thấy được tầm quan trọng của Quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm
nghiệp (QHSDĐ-GĐLN) có sự tham gia, đồng thời hướng tới xóa đói, giảm
nghèo bền vững, công bằng và cải thiện sinh kế cho những người nghèo khu
vực miền núi nói chung và tỉnh Bắc Kạn nói riêng, tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài: “Đánh giá hiện trạng sử dụng đất, lập quy hoạch sử dụng đất giai
đoạn 2011 - 2020 và phương án giao đất lâm nghiệp có sự tham gia của
người dân tại xã Bằng Thành, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn” thông qua dự
án "Quan hệ đối tác vì người nghèo trong phát triển nông lâm nghiệp tỉnh Bắc
Kạn"(3PAD) được tài trợ bởi Quỹ phát triển nông nghiệp Quốc tế (IFAD) đã

9
hỗ trợ tài chính và kỹ thuật để triển khai hoạt động, cùng với trung tâm nghiên
cứu lâm nghiệp vùng núi phía Bắc trực tiếp phối hợp triển khai với tổ công
tác giao đất tại xã Bằng Thành trên cơ sở sổ tay hướng dẫn kỹ thuật của hoạt
đồng này đồng thời với sự giám sát của Ban quản lý dự án tỉnh Bắc Kạn, Ban
quản lý dự án huyện Pác Nặm.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá được hiện trạng sử dụng đất tại xã Bằng Thành, huyện Pác
Nặm, tỉnh Bắc Kạn.
Xây dựng được bản đồ quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp tại xã bằng
Thành, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất đai và giao đất lâm nghiệp có
sự tham gia của người dân nhằm bảo đảm tính công bằng, khả thi, hiệu quả và bền
vững trong quản lý đất lâm nghiệp nói riêng và quản lý đất đai toàn xã nói chung.
+ Đánh giá thực trạng và tiềm năng đất đai làm cơ sở để phân bổ hợp lý quỹ
đất cho các ngành, các chương trình, dự án trên địa bàn xã nhằm phục vụ cho
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tới năm 2020.
+ Quy hoạch đất đai phải đảm bảo tính thực tiễn, khoa học, xã hội và khả thi.
Phương án quy hoạch của xã phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của huyện
Pác Nặm và các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn xã
Bằng Thành.
1.4. Ý nghĩa đề tài
* Trong học tập và nghiên cứu khoa học
Qua thực tiễn nghiên cứu đề tài sẽ giúp tôi củng cố lại kiến thức đã học,
có thêm cơ hội kiểm chứng những lí thuyết học trong nhà trường đúng theo
phương châm học đi đôi với hành. Bên cạnh đó, quá trình học tập nghiên cứu
đề tài tại khu vực nghiên cứu, tôi đã tích lũy thêm được nhiều kiến thức và
10
kinh nghiệm thực tế trong điều tra, đánh giá. Đây sẽ là những kiến thức rất

cần thiết cho quá trình nghiên cứu, học tập và làm việc của tôi sau này.
* Trong thực tiễn sản xuất
Kết quả nghiên cứu góp phần đánh giá được hiện trạng sử dụng đất của xã,
từ đó có giải pháp quy hoạch, giao đất lâm nghiệp cho người dân, tạo điều kiện cải
thiện, nâng cao đời sống của người dân.
11
Phần 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
2.1.1. Khái niệm
Quy hoạch sử dụng đất là hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và
chính sách của Nhà nước về tổ chức sử dụng và quản lý đất đai đầy đủ, khoa
học, hợp lý có hiệu quả cao nhất thông qua việc phân bổ đất đai và tổ chức sử
dụng đất.
2.1.2. Quan điểm chung về vấn đề nghiên cứu
Việt Nam có tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 33,1 triệu ha, xếp thứ 55
trong tổng số hơn 200 nước trên thế giới. Song vì dân số đông nên bình quân
đất tự nhiên theo đầu người vào loại thấp (thứ 126), với mức 0,48 ha/người
chỉ bằng 1/6 mức bình quân thế giới. Đất nông nghiệp quá ít, chỉ 7,348 triệu
ha (22,20% diện tích). Đất đai là tài nguyên không tái tạo và nằm trong nhóm
tài nguyên hạn chế của Việt Nam. Do đặc điểm “đất chật người đông” bình
quân đất nông nghiệp trên đầu người chỉ có 1,074 m
2
, với 80% dân số sống ở
nông thôn, nên bình quân đất nông nghiệp trên một lao động nông nghiệp
cũng chỉ có 3,446 m
2
. Hiện nay nước ta vẫn đang thuộc nhóm 40 nước có nền
kinh tế kém phát triển, vì vậy đặc điểm hạn chế về đất đai càng thể hiện rõ và
đòi hỏi việc sử dụng đất phải dựa trên những cơ sở khoa học. Với thực trạng

sử dụng đất đai như hiện nay, cho dù đến năm 2020 tiềm năng đất nông
nghiệp được khai thác hết (10 triệu ha), với số dân không thấp hơn 100 triệu
người, vào lúc đó bình quân đất nông nghiệp không quá 1000 m
2
/người.
Như vậy nước ta là một trong những nước hiếm đất sản xuất nông nghiệp
nhất trên thế giới, với quỹ đất đó việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của
đất nước phải luôn luôn gắn liền với việc sử dụng cần kiệm nguồn tài nguyên
đất đai có hạn này.
12
Đất lâm nghiệp gắn với trung du miền núi với tổng diện tích khoảng 19,1
triệu ha, đất trung du miền núi là một phần quan trọng trong quỹ đất Việt
Nam, chiếm 63% diện tích toàn quốc.
Hình thành trên địa hình đất phân cắt, trong môi trường sinh thái rất nhạy
cảm, thực bì bị thoái hóa nhiều, nên nguy cơ xói mòn và rửa trôi diễn ra
nghiêm trọng hơn các vùng khác. Đất trung du rất đa dạng có sự sai khác lớn
ngay trên diện tích hẹp về tầng dày, độ phì nhiêu tiềm tàng cũng như độ phì
nhiêu thực tế. Việc quy hoạch và kế hoạch sử dụng phải dựa trên bản đồ tỷ lệ
lớn, tiến hành cho từng vùng hẹp mới có tính khả thi. Trừ đất đỏ Banzan các
loại đất khác có tầng mỏng và dốc nhiều, đất dốc >25
0
, chiếm với 63,3%,
miền núi phía Bắc là nơi khó khăn nhất có tới 51% diện tích đất dốc mạnh
>25
0
và 38,4% đất có tầng mỏng 50cm, các yếu tố hạn chế nổi bật cho toàn
vùng là đất chua, chất hữu cơ đã mất nhiều, năng lực cố định nâng cao, chất
dễ tiêu nghèo, nhưng khả năng hoàn trả dinh dưỡng thấp hơn nhiều so với
vùng đồng bằng đầu tư thâm canh khá hơn, cân bằng dinh dưỡng là phổ biến
trên đất trung du miền núi, trừ một ít diện tích thương phẩm như cà phê ở Tây

Nguyên. Đất đai trung du miền núi là đối tượng hoạt động chủ yếu của nghề
rừng Việt Nam (Hà Quang Khải và cs, 2002) [5].
2.2. Tình hình quy hoạch sử dụng đất trong và ngoài nước
2.2.1. Trên Thế giới
Trên thế giới công tác quy hoạch sử dụng đất đai đã được tiến hành từ
nhiều năm trước vì thế họ đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm quý báu. Hiện
nay công tác này đang được chú trọng và phát triển, nó vẫn chiếm vai trò
quan trọng trong quá trình sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp.
Theo tổ chức FAO, quy hoạch sử dụng đất đai là bước kế tiếp của công
tác đánh giá đất. Kết quả của việc đánh giá đất đai sẽ đưa ra những loại hình
sử dụng đất hợp lý (FAO, 1976). Trên thế giới có rất nhiều loại hình sử dụng
13
đất, phương pháp quy hoạch đất đai tuỳ vào đặc điểm của mỗi nước. Nhìn
chung có hai trường phái quy hoạch chính sau:
+ Tiến hành quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội đảm bảo các mục tiêu
một cách hài hoà, sau đó mới đi sâu vào nghiên cứu quy hoạch chuyên ngành,
như các nước Đức, Anh, Úc,
+ Tiến hành quy hoạch nông nghiệp là nền tảng, sau đó làm quy hoạch
cơ bản, lập sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất yêu cầu của cơ chế,
kế hoạch hoá tập trung. Lao động và đất đai là yếu tố cơ bản của vấn đề
nghiên cứu, như Liên Bang Nga và các nước xã hội chủ nghĩa.
Ngoài ra ở các nước khác còn có các phương pháp quy hoạch đất đai
mang tính đặc thù và riêng biệt như: Ở Bungari quy hoạch lãnh thổ đất đai
được phân thành các vùng đặc trưng gắn liền với bảo vệ thiên nhiên và môi
trường. Ở Pháp quy hoạch sử dụng đất được xây dựng theo hình thức mô hình
hoá nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao trong việc sử dụng tài nguyên và lao động,
áp dụng bài toán quy hoạch tuyến tính có cấu trúc hợp lý, tăng hiệu quả sản
phẩm của xã hội.
Ở Nam Mỹ đã tiến hành lập đồ án quy hoạch mặt bằng ở cấp quốc gia.
Đồ án này sẽ làm căn cứ cho chính quyền cấp tỉnh soạn thảo các đồ án chi tiết

hơn với sự phối hợp của chính quyền cấp thấp hơn. Các đồ án quy hoạch dựa
vào sự điều tra tài nguyên thiên nhiên ở cấp tiếp theo (cấp huyện). Các nhà
chức trách địa phương bổ sung chi tiết hơn các đồ án đó với sự phối hợp của
các chủ sử dụng đất.
Ở Thái Lan việc quy hoạch phân theo 3 cấp: Cấp quốc gia, cấp vùng và
cấp địa phương. Quy hoạch nhằm thể hiện cụ thể những chương trình kinh tế -
xã hội của Hoàng gia Thái Lan, gắn liền với tổ chức hành chính và quản lý nhà
nước, phối hợp với tổ chức chính phủ và chính quyền địa phương. Dự án phát
triển Hoàng gia đã xác định vùng nông nghiệp chiếm một vị trí quan trọng về
14
kinh tế - xã hội, chính trị ở Thái Lan. Các dự án đều tập trung vào vấn đề như:
Đất đai, nông nghiệp, lao động,
Ở các nước như Trung quốc, Lào, Campuchia công tác quy hoạch đất đai
bắt đầu phát triển nhưng mới dừng lại ở quy hoạch tổng thể các ngành.
Để có phương pháp chung làm cơ sở khoa học cho công tác quy hoạch
đất đai trên phạm vi toàn thế giới, năm 1993 tổ chức FAO đã đưa ra quan
điểm quy hoạch đất đai nhằm sử dụng đất một cách có hiệu quả bền vững và
đáp ứng tốt các nhu cầu của hiện tại và môi trường. Phương pháp quy hoạch
đất đai được áp dụng ở 3 cấp: Quốc gia, Tỉnh, Địa phương. (FAO, 1993).
2.2.2. Ở Việt Nam
Ở miền Bắc, quy hoạch sử dụng đất đai đặt ra và xúc tiến từ năm 1962
do ngành của tỉnh, huyện tiến hành và được lồng vào công tác phân vùng quy
hoạch đất nông nghiệp, nhưng thiếu sự phối hợp đồng bộ của các ngành liên
quan. Tính pháp lý của công tác quy hoạch đất đai trong các văn bản pháp
luật và được xem như một luận chứng cho phát triển của nền kinh tế đất nước.
Điều này được thể hiện rõ qua từng giai đoạn cụ thể:
2.2.2.1. Thời kỳ 1975 - 1980
Thời kỳ này nước ta mới thống nhất đất nước, Hội đồng Chính Phủ đã
thành lập Ban chỉ đạo phân vùng quy hoạch nông nghiệp, lâm nghiệp Trung
ương để triển khai công tác này trên phạm vi cả nước. Đến cuối năm 1978 các

phương án phân vùng nông - lâm nghiệp và chế biến nông sản của 7 vùng
kinh tế và tất cả các tỉnh đã lập kế hoạch sử dụng đất nông - lâm nghiệp và coi
đó là luận chứng quan trọng để phát triển ngành. Hạn chế của thời kỳ này là
thiếu số liệu điều tra cơ bản về đất đai, tính khả thi của phương án chưa cao vì
chưa tính đến khả năng đầu tư (Lương Văn Hinh, 2003) [6].
2.2.2.2. Thời kỳ 1981 - 1986
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V ra quyết định xúc tiến công tác điều tra
cơ bản lập tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất, nghiên cứu chiến
15
lược kinh tế - xã hội dự thảo kế hoạch triển vọng để chuẩn tích cực cho kế hoạch
5 năm sau (1986 - 1990).
Cơ sở khoa học của quy hoạch sử dụng đất theo lãnh thổ được đề cập
theo cấp huyện, tỉnh và cả nước. Quy hoạch sử dụng đất cấp xã chưa được đề
cập đến.
2.2.2.3. Thời kỳ Luật Đất đai 1987 - 1993
Năm 1987 Luật Đất đai đầu tiên của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam được ban hành, trong đó có một số điều nói về quy hoạch đất đai.
Tuy nhiên nội dung quy hoạch đất đai chưa được nêu ra.
Ngày 15/04/1991 Tổng cục quản lý ruộng đất (nay là Bộ Tài nguyên và
Môi trường) đã ra thông tư 106/QH - KH/RD hướng dẫn lập quy hoạch sử
dụng đất. Thông tư đã hướng dẫn cụ thể quy trình, nội dung và phương pháp
lập quy hoạch sử dụng đất. Kết quả là nhiều tỉnh đã lập quy hoạch sử dụng đất
cấp lớn hơn, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa được thực hiện (Lương
Văn Hinh, 2003) [6].
2.2.2.4. Thời kỳ Luật Đất đai 1993 đến nay
Tháng 7/1993 Luật Đất đai sửa đổi được công bố. Trong luật này các
điều khoản nói về quy hoạch đất đai được cụ thể hơn Luật Đất đai 1987.
Từ năm 1993 Tổng cục địa chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường)
đã triển khai quy hoạch đất đai toàn quốc giai đoạn 1996 - 2010. Dự án quy
hoạch này đã được Chính Phủ thông qua và Quốc Hội phê chuẩn tại kỳ họp

thứ XI Quốc Hội khoá IX. Đây là căn cứ quan trọng để xây dựng quy hoạch
đất đai của các bộ, ngành và các tỉnh. Quy hoạch đất đai theo lãnh thổ hành
chính đã và đang triển khai ở hầu hết các tỉnh trong toàn nước. Vấn đề quy
hoạch sử dụng đất đai ngày càng được Nhà nước quan tâm, vì vậy hàng loạt
các văn bản liên quan đến quy hoạch đã ra đời.
Ngày 12/10/1998, Tổng cục địa chính ra công văn số 1814/CV - TCĐC
về công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
16
Ngày 1/10/2001, Chính Phủ ban hành Nghị định 64/NĐ - CP của Chính
Phủ về việc triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở 4 cấp hành chính.
Ngay sau đó Tổng cục địa chính đã ban hành Thông tư 1842/2001/TT-
TCĐC ngày 1/11/2001 kèm theo quyết định số 424a, 424b, Thông tư
2074/2001/TT - TCĐC ngày 14/02/2001 để hướng dẫn các địa phương thực
hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo Nghị định 68NĐ - CP.
Ngày 01/07/2004 Luật Đất đai 2003 chính thức có hiệu lực, luật đã
quy định rõ về công tác quản lý Nhà nước về đất đai quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất là 1 trong 13 nội dung quản lý nhà nước về đất đai (Quốc hội khoá
XI, 2003).
Ngày 29/10/2004 Chính Phủ ban hành Nghị định 181/2004/NĐ - CP về
thi hành Luật Đất đai 2003. Trong đó chương III, từ điều 12 đến điều 29 quy
định rõ các vấn đề quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (Chính Phủ, 2004).
2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu
2.3.1. Điều kiện tự nhiên
2.3.1.1. Vị trí địa lý
Xã Bằng Thành thuộc xã vùng cao, nằm cách trung tâm huyện Pác Nặm
Bộc Bố 9 km về phía Đông Bắc theo đường tỉnh lộ 258 B và cách Thị xã Bắc
Kạn 100km.
− Phía Bắc giáp huyện Bảo Lạc - tỉnh Cao Bằng.
− Phía Nam giáp xã Xuân La - huyện Pác Nặm
− Phía Đông giáp huyện Nguyên Bình - tỉnh Cao Bằng.

− Phía Tây giáp xã Nhạn Môn và xã Bộc Bố - huyện Pác Nặm.
2.3.1.2. Địa hình, địa mạo
Là xã miền núi nên địa hình xã Bằng Thành khá phức tạp. Địa hình xã Bằng
Thành có thể chia làm 3 dạng chính:
a. Địa hình đồi núi cao : Được tạo bởi các dãy núi đất có độ cao tương
đối từ 604 - l400m, chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, diện tích chiếm
17
gần 55% diện tích tự nhiên.
b. Địa hình đồi núi trung bình: Bao gồm các dãy núi tiếp giáp với các dãy
núi cao và có độ cao từ 323 - 604 m, chạy theo hướng Tây bắc - Đông nam. Địa
hình này có độ dốc phổ biến từ 20 - 30
0
và bị chia cắt mạnh do thay đổi hướng
của các dãy núi và sông suối. Diện tích chiếm gần 35% diện tích tự nhiên.
c. Địa hình thấp bằng : Phân bố dưới chân dãy núi cao hoặc nằm dọc 2
bên bờ sông, suối nơi địa hình thấp trong vùng. Diện tích đất chiếm 10%
DTTN, chủ yếu là những dải đất hẹp, bằng thuận lợi cho trồng lúa nước và
hoa màu (ngô, đậu đỗ )
Nhìn chung đất đai của xã không màu mỡ, hàm lượng mùn thấp, độ chua
trung bình, đất ruộng có tầng canh tác mỏng, đất rừng có tầng đất mặt trung bình
nên cần phải có biện pháp cải tạo phù hợp như bón phân chuồng, phân xanh. Đặc
điểm đất đai của xã phù hợp với việc phát triển cây lâm nghiệp đặc biệt là trồng
cây làm nguyên liệu giấy như: Mỡ, Keo…
2.3.1.3. Khí hậu
Xã Bằng Thành nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 2 mùa
rõ rệt trong năm. Mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều từ tháng 5 tới tháng 9. Mùa Đông
ít mưa, lạnh và khô, bắt đầu từ tháng 10 và kết thúc vào tháng 4 năm sau.
- Nhiệt độ:
+ Nhiệt độ trung bình năm: 22
0

C.
+ Nhiệt độ tháng cao nhất vào (tháng 7) là 27,5
0
C.
+ Nhiệt độ tháng thấp nhất (vào tháng l) là 14,1
0
C.
+ Tổng tích ôn trung bình năm từ 7500 - 8000
0
C.
- Mưa: Lượng mưa trung bình nhiều năm 1400 mm được phân bố không
đều trong năm. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, lượng mưa chiếm tới 85%.
Ngược lại, trong mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa
chỉ chiếm khoảng l5% lượng mưa cả năm, nhất là các tháng 12 và tháng 1 có
lượng mưa rất thấp.
18
Nhìn chung xã Bằng Thành nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa,
có lượng mưa trung bình không lớn, có nền nhiệt độ trung bình khá cao, giàu
ánh sáng. Đây là những điều kiện thuận lợi cho nhiều loại cây trồng, vật nuôi
phát triển.
2.3.1.4. Thuỷ văn
Mạng lưới thủy văn của xã gồm nhiều sông suối chảy qua, có tổng chiều
dài hơn 75km và mật độ trung bình 0,87 km/km
2
.
Điển hình là sông Năng,
Đây là con sông lớn nhất chảy qua địa bàn, lưu vực sông rộng hơn 100km
2
với chiều dài chảy qua địa bàn hơn 16km. Lưu lượng nước lớn nhất vào mùa
mưa có năm lên tới 700- 800m

3
/s, chiếm 70 - 80% tổng lưu lượng nước trong
năm, lưu lượng dòng chảy mùa cạn kiệt có năm là 19,5m
3
/s
2.3.1.5. Các nguồn tài nguyên
+ Tài nguyên đất
Đất đai của xã được hình thành từ đá mẹ như: Phiến thạch sét, đá mácma
axit, đá biến chất, một số ít là đá mácma trung tính và đá biến chất. Do đó có
thể chia thành 6 loại chủ yếu sau:
Bảng 2.1: Tổng hợp diện tích các loại đất phân theo đá mẹ của xã Bằng Thành
STT Loại đất Ký hiệu
Diện
tích
ha
Tỷ lệ so với
DTTN (%)
1 Đất phù sa được bồi Pb 30 0,35
2 Đất phù sa ngòi suối Py 120 1,39
3 Đất đỏ vàng trên đá sét Fs 3445 40,01
4 Đất đỏ vàng trên đá biến chất Fj 2580 29,97
5 Đất vàng đỏ trên đá Mác ma axít Fa 2039,2 23,68
6 Sông suối, núi đá 395,57 4,60
Tổng diện tích tự nhiên 8609,77 100
(Nguồn: số liệu do địa chính xã cung cấp)
19
* Do tình trạng chặt phá rừng vẫn diễn ra và còn tồn tại hình thức canh
tác bóc lột độ phì của đất trong thời gian qua đã ảnh hưởng xấu tới môi
trường đất. Đất bị thoái hoá do canh tác nhiều năm và bị xói mòn, rửa trôi,
lượng phân hữu cơ bón trong quá trình canh tác chưa đủ để cải tạo đất. Do

vậy trong thời gian tới cần hướng dẫn cho người dân áp dụng các biện pháp
canh tác chống xói mòn, rửa trôi trên đất dốc, tăng cường bón phân hữu cơ để
từng bước khắc phục tình trạng suy thoái môi trường đất đang diễn ra.
+ Tài nguyên rừng
Tài nguyên rừng của xã cũng khá phong phú. Diện tích đất có rừng của
xã đến 2010 có 4112,29 ha, chiếm 47,8% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó
rừng tự nhiên sản xuất là 23345,69 ha, rừng tự nhiên phòng hộ là 1511,2ha,
rừng trồng sản xuất là 266,4 ha. Số diện tích rừng hiện nay chủ yếu là do
UBND xã, hộ gia đình, cá nhân quản lý. Rừng tự nhiên sản xuất bao gồm các
loại cây: Bồ đề, Sau sau, Nghiến, Dổi, Tre, Vầu và cây rừng trồng là keo tai
tượng và Mỡ. Rừng trồng sản xuất chủ yếu là Keo tai tượng.
Hiện nay trong những khu rừng tự nhiên của Bằng Thành vẫn còn sót lại
một số động vật quý như Gấu, Lợn rừng, Cày với số lượng ít, đánh dấu sự
phục hồi rừng nhanh chóng và công tác bảo vệ động vật quý hiếm đã được
chú trọng. Trong thời gian tới cần tăng cường, làm thường xuyên công tác bảo
vệ rừng và các loại động vật tự nhiên để tạo ra nguồn lợi ích kinh tế và cảnh
quan môi trường sinh thái.
+ Tài nguyên khoáng sản
Đến nay, trên địa bàn xã chưa có bản đồ thể hiện các loại khoáng sản
nhưng qua thực tế trong thời gian trước đây ở Bằng Thành có nhiều khu vực
ven suối có vàng sa khoáng đã bị khai thác tự phát. Ngoài ra còn có mỏ sắt
khá lớn tập trung ở suối Khuổi Mạn. Đây là điều kiện thuận lợi để tăng nguồn
thu ngân sách từ thuế tài nguyên trên địa bàn và giải quyết việc làm cho một
phần lao động trẻ trong vùng khi các Công ty tiến hành khai khoáng.
20
+ Tài nguyên nhân văn
Tổng số nhân khẩu tính đến tháng 1 năm 2010 của toàn xã 3422 người.
Dân số làm nông nghiệp là chủ yếu. Trong vùng có 6 dân tộc cư trú từ lâu đời
là dân tộc Tày, Nùng, Dao, Mông, Sán Chỉ và Kinh. Mỗi dân tộc đều có
phong tục, tập quán riêng và được lưu giữ qua nhiều thế hệ, đã tạo nên đời

sống văn hóa, lễ hội phong phú trong vùng. Đến nay vẫn tồn tại một số nghề
truyền thống như thêu, dệt vải thổ cẩm của người Tày, Dao, nghề sản xuất
dụng cụ cơ khí cầm tay của người Mông đã đáp ứng một phần nhu cầu sản
xuất, sinh hoạt của nhân dân trong vùng. Người Tày, Nùng luôn là hạt nhân đi
tiên phong trong lĩnh vực phát triển kinh tế hộ, có khả năng ứng dụng nhanh
các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất. Trong giai đoạn tới cần tích cực tham
gia đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, tăng hiệu quả sản xuất,
thực hiện xây dựng bản làng theo nếp sống văn hóa mới, ngày càng văn minh,
tiến bộ.
2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
* Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Nền kinh tế của Bằng Thành phát triển theo hướng nông, lâm nghiệp;
dịch vụ - thương mại; tiểu thủ công nghiệp - ngành nghề. Giá trị sản xuất
nông, lâm nghiệp tăng bình quân từ 5 - 6%/năm và chiếm tỷ trọng gần 80%
trong cơ cấu các ngành kinh tế. Giá trị sản xuất ngành dịch vụ - thương mại
tăng trung bình 10 - 12%/năm, chiếm gần 15% trong cơ cấu các ngành kinh
tế. Giá trị sản xuất của tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề tăng bình quân 6 -
8%/ năm, chiếm gần 5% trong cơ cấu kinh tế. Một số chỉ tiêu kinh tế trong
năm 2005 như sau:
- Tổng sản lượng lương thực cây có hạt đạt 1576 tấn, bình quân lương
thực đạt 411 kg/người/năm. Tỷ lệ che phủ đất có rừng đạt 36,2%.
- Bình quân thu nhập/đầu người/năm đạt 2,5 triệu đồng. Tỷ lệ hộ đói
nghèo chiếm 49,2% (năm 2010).
21
- Tỷ trọng giá trị sản xuất các ngành trong cơ cấu kinh tế của xã như sau:
ngành nông, lâm nghiệp chiếm 75%; Ngành dịch vụ - thương mại chiếm 15%;
Tiểu thủ công nghiệp - ngành nghề chiếm 10%.
Trong giai đoạn 2005 - 2010 cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch tích
cực, tăng dần cơ cấu kinh tế dịch vụ - thương mại trung bình từ 4 - 5%/năm
và công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề tăng từ 2 - 3%/năm, giảm

dần cơ cấu kinh tế nông nghiệp hàng năm từ 2 - 4%/năm. Trong sản xuất
nông nghiệp đã có sự chuyển dịch tích cực, nhiều giống cây trồng vật nuôi
mới hiệu quả kinh tế cao được đưa vào sản xuất trên diện rộng. Chăn nuôi
đang trở thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp, chiếm từ 35 - 40%
giá trị sản xuất nông nghiệp.
* Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
- Khu vực kinh tế nông nghiệp
Nhân dân trong xã chủ yếu sống dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp và
mang tính tự cung, tự cấp, nông sản hàng hóa còn ít, chất lượng chưa cao.
Trung bình mỗi hộ dân có từ 1,2 - 1,5 ha đất sản xuất nông nghiệp, trong đó
đất ruộng từ 0,2 - 0,4 ha và có từ 3 - 7 ha đất rừng khoanh nuôi bảo vệ. Số hộ
nông nghiệp trên địa bàn xã chiếm tới 95%, số lao động của ngành nông
nghiệp chiếm 90% lao động trong độ tuổi.
Hầu hết các hộ chú trọng trồng lúa, ngô giải quyết nhu cầu lương thực tại
chỗ và phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm ngoài việc cung cấp thực phẩm
cho các hộ còn có sản phẩm hàng hóa bán ra ngoài vùng. Tuy nhiên, sản xuất
còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố khí hậu, thời tiết và quy mô thường nhỏ, lẻ
nên hiệu quả kinh tế thấp. Các hoạt động dịch vụ phục vụ sản xuất ( cung cấp
phân bón, giống cây trồng, vật nuôi, thu mua tiêu thụ nông sản ) kém phát
triển nên thu nhập của các hộ dân thấp, đời sống của một bộ phận đồng bào
còn gặp nhiều khó khăn.
22
+ Ngành trồng trọt
- Cây hàng năm: Diện tích trồng cây hàng năm là 639 ha. Trong đó diện
tích trồng lúa chiếm 299,9 ha; diện tích đất trồng cây hàng năm khác là 338,7
ha chủ yếu là cây lương thực như ngô, khoai, sắn để giải quyết lương thực cho
người và một phần cho chăn nuôi.
Nhìn chung diện tích đất cây hàng năm đã được sử dụng khá triệt để và
đang thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng đạt hiệu quả kinh tế cao. Một số
giống lúa lai đã đưa vào sản xuất trên diện rộng chiếm 75% diện tích vụ mùa;

giống ngô Bioosed, LVN10 giống đậu tương ĐT84, VX93 tăng hiệu quả
kinh tế rõ rệt. Bên cạnh việc đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi, các hộ dân
đã chú trọng đầu tư phân bón để thâm canh tăng diện tích 2 vụ lúa ở nơi có điều
kiện nước tưới, tăng diện tích ngô trên đất ruộng và ngô vụ mùa để tăng sản
lượng lương thực. Thời gian gần đây các hộ đang tích cực trồng cỏ (cỏ voi, cỏ
Ghi nê, cỏ Păng go ra) để đảm bảo thức ăn dự trữ cho trâu, bò và tăng diện tích
cây rau xanh trên đất nương rẫy, đất vườn hộ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội vùng
và bán trên thị trường.
- Diện tích đất trồng cây lâu năm tương đối ít, chỉ chiếm 2,92 ha là cây
ăn quả như Vải, Nhãn, Cam, Lê, Mận, Hồng, được trồng trong các vườn hộ
hầu hết là để tự tiêu, ít có sản phẩm hàng hóa.
+ Ngành chăn nuôi
Vật nuôi chính là Trâu, Bò, Lợn, Gà, Vịt với hình thức nuôi theo hộ gia
đình, phục vụ sức kéo và cung cấp thực phẩm tại chỗ cho nhân dân trong
vùng. Xã Bằng Thành có diện tích đồng cỏ tự nhiên chăn thả lớn nên có điều
kiện phát triển đàn trâu, bò, hàng hóa với quy mô lớn, hàng năm đàn trâu tăng
5- 6%, đàn bò tăng 7% đàn lợn tăng 8 - 9%, đàn gia cầm tăng l0%.
Thu nhập từ chăn nuôi của các hộ gia đình đạt từ 30 - 40% trong sản
xuất nông nghiệp. Trong thời gian tới để phát triển nhanh đàn trâu, bò hàng
23
hóa, cần quy hoạch vùng chăn thả tự nhiên tập trung và tăng nhanh diện tích
cỏ trồng, đưa giống mới vào sản xuất, như bò lai Sind, trâu thịt, dê bách thảo
để tăng hiệu quả của ngành chăn nuôi.
+ Ngành lâm nghiệp
Diện tích đất có rừng năm 2010 là 4112,29ha, chiếm 47,8% diện tích tự
nhiên, trong đó:
- Rừng tự nhiên: diện tích 3845,89 ha, chiếm 44,7% diện tích tự nhiên,
trong đó diện tích rừng tự nhiên sản xuất là 2334,69 ha, diện tích rừng tự
nhiên phòng hộ là 1511,59 ha. Hầu hết là diện tích rừng có trữ lượng gỗ khá
cao, phân bố tập trung ở phía Bắc và phía Đông của xã.

- Đất có rừng trồng: 266.3 ha, cây trồng là keo tai tượng và mỡ thuộc
thôn Nà Vài, Khuổi Mạn, Pác Nặm, Bản Khúa, Phya Đăm và Khuổi Luông,
Khuổi Lính, Khâu Bang.
- Hàng năm nguồn lợi kinh tế từ đất rừng mang lại cho cộng đồng dân cư
khá lớn, cung cấp chất đốt và gỗ làm nhà. Ước tính trung bình hàng năm cung
cấp 500m
3
củi, 25m
3
gỗ nhóm 3. Đến nay đất rừng đã được giao cho các hộ và
cộng đồng thôn bản quản lý nên diện tích đất rừng phục hồi nhanh. Nghề rừng
chưa được phát triển tương xứng với tiềm năng của xã nguyên nhân chính là
các hộ dân thiếu vốn, thiếu giống cây trồng rừng nên diện tích đất rừng trồng
mới nhỏ, chủ yếu vẫn đất rừng tái sinh trở lại.
- Khu vực kinh tế dịch vụ
Về kinh tế tiểu thủ công nghiệp - ngành nghề: Hiện nay chưa được chú
trọng phát triển, chỉ có một số nghề truyền thống như dệt vải, thêu tồn tại
trong các hộ gia đình, sản xuất với quy mô nhỏ và nghề cơ khí nhỏ của người
Mông sản xuất dụng cụ cầm tay (dao, liềm, hái, cày ) chủ yếu mang tính tự
cấp, ít có sản phẩm hàng hóa. Ngoài ra còn có một số hộ tham gia sản xuất vật
liệu xây dựng tại chỗ như khai thác đá, cát sỏi, làm gạch ngói. Số lao động
24
tham gia chiếm tỷ lệ nhỏ 3 - 5% lao động trong độ tuổi, giá trị sản xuất chiếm
từ 4 - 6% trong các ngành kinh tế của xã.
Các ngành kinh tế dịch vụ - thương mại của xã còn chậm phát triển.
Hiện tại mới có một số hộ tư nhân làm dịch vụ tổng hợp buôn bán hàng tiêu
dùng thiết yếu phục vụ đời sống và sinh hoạt. Số ít hộ làm dịch vụ nông
nghiệp như xay xát lương thực, chế biến đậu đỗ, cung ứng vật tư nông nghiệp
và thu gom nông sản. Các dịch vụ này có quy mô và giá trị sản xuất còn nhỏ,
chiếm từ 2 -3% trong cơ cấu kinh tế của xã, số lao động tham gia từ 15 - 20

người. Trong tương lai khi sản xuất hàng hoá của xã phát triển thì khu vực
kinh tế dịch vụ sẽ phát triển theo.
* Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
Dân số: Tính đến năm 2010 toàn xã có 3422 người, 693 hộ, phân bố ở
14 thôn và phân bố rộng khắp trên địa bàn. Tốc độ tăng dân số tự nhiên bình
quân 1,4%/ năm, ít có biến động về cơ học. Hầu hết số hộ trong xã là hộ nông
nghiệp. Đây là vùng đất rộng, người thưa, mật độ dân số bình quân của xã
40người/km
2
.
Về lao động: Lao động trong độ tuổi của xã chiếm khoảng 52% tổng dân
số. Lao động của xã thuộc loại trẻ, trong đó lao động ngành nông nghiệp
chiếm 97% lao động tổng số, còn lại là lao động TTCN - ngành nghề, dịch vụ
thương mại. Hàng năm lao động lúc nông nhàn chiếm 30 - 40% lao động
nông nghiệp, thời gian sử dụng lao động chỉ chiếm 75% thời gian trong năm.
Chất lượng lao động thấp, hầu hết là lao động thủ công chưa qua đào tạo,
khả năng tiếp thu kỹ thuật mới còn hạn chế, dụng cụ sản xuất thô sơ, năng
suất lao động thấp. Cần có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nâng cao kỹ thuật tay
nghề cho lao động trẻ để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của xã từ nay
đến năm 2010.
Mức sống và thu nhập: Đời sống vật chất của nhân dân trong xã đang
dần được cải thiện, bình quân thu nhập năm 2010 là 3,5 triệu đồng/người/năm
25

×