Nguy cơ bị mù nếu trẻ bị
tật khúc xạ
Số trẻ dưới 10 tuổi bị cận và loạn thị đang tăng nhanh.
Nếu chủ quan, không cho trẻ đeo kính, lâu ngày mắt sẽ bị
nhược thị và lé, thậm chí gây mù.
Nhìn đứa con gái bé bỏng chưa một lần cắp sách đến trường,
anh Trần Văn Long, sống ở Hải Hậu, Nam Định, rầu rầu: “Bé
mới 7 tuổi, đã cận một mắt đến 12 đi-ốp, mắt còn lại bình
thường. Mãi đến khi khám mới biết độ chênh giữa hai mắt
quá lớn, lập tức bác sĩ cho mổ gấp”.
Cùng cảnh ngộ, chị Nguyễn Thị Hoa ở tập thể Quỳnh Mai,
quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, cho biết: “Lúc con gái hai
tuổi, gia đình tôi thấy mắt cháu có dấu hiệu lé nhưng không
đưa đi khám ngay, cứ nghĩ lớn lên sẽ tự khỏi. Đến khi gần ba
tuổi, mắt cháu lé nặng hơn, nhiều khi không nhìn thấy những
đồ vật để gần mới đi khám, cháu đã bị loạn thị, khả năng nhìn
chỉ còn 4/10”.
Hiện chị Hoa phải đưa con đi tập chức năng phục hồi mắt,
chi phí 40.000 đồng một buổi, có đợt phải tập liên tục cả
tháng, số tiền lên đến hàng triệu đồng.
Yêu sức khỏe - Sức khỏe! Chuyên mục về tin tức sức khỏe, tư
vấn trực tuyến, gia đình, tin tức làm đẹp, đời sống, y tế.
Bác sĩ Lê Thuý Quỳnh, Phó trưởng khoa Mắt trẻ em, Bệnh
viện Mắt Trung ương, cho biết số trẻ bị tật khúc xạ, nhất là
cận và loạn thị đang có xu hướng tăng. Trung bình một ngày
có hơn 150 trẻ đến khám vì nguyên nhân này.
Trẻ dưới 18 tuổi không có chỉ định phẫu thuật chữa tật khúc
xạ. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp do phát hiện muộn, độ
chênh lệch giữa hai mắt vượt quá 5 đi-ốp nên bác sĩ vẫn phải
cho mổ, vì nếu trẻ đeo kính có độ lệch lớn sẽ gây hoa mắt,
chóng mặt, buồn nôn và nhức đầu kéo dài. Với trẻ dưới 5
tuổi, do chưa biết giữ vệ sinh khi vết thương chưa lành nên
nguy cơ biến chứng rất lớn. Đến tuổi trưởng thành, nguy cơ
mổ lại rất cao vì các tật khúc xạ vẫn có thể tăng tiếp do cơ thể
đang trong quá trình phát triển.
Nhiều trẻ không có độ lệch khúc xạ lớn ở mắt, nhưng do
không phát hiện sớm để điều trị nên dẫn đến hậu quả nặng
nề. Theo bác sĩ Quỳnh, nếu bị tật khúc xạ mà không đeo
kính, hình ảnh tại võng mạc sẽ không rõ nét, lâu ngày dẫn tới
nhược thị và lé, thậm chí mù lòa. Quá trình phục hồi nhược
thị sẽ mất nhiều thời gian và tiền nếu trẻ quá 10 tuổi.
Do đó, cha mẹ nên cho trẻ đi kiểm tra thị lực ngay tại các cơ
sở chuyên khoa mắt khi thấy các biểu hiện lạ như lác, hay
nheo mắt, nghiêng đầu khi nhìn, nhức mắt, dụi mắt, nhìn mờ,
kết quả học tập giảm sút. Khi phát hiện trẻ bị tật khúc xạ, cần
cho đeo kính phù hợp và tái khám định kỳ để theo dõi và xử
lý biến chứng.
Để phòng ngừa các tật khúc xạ, cần hướng dẫn trẻ ngồi học
thẳng lưng, mắt cách mặt chữ 30cm; phòng đủ ánh sáng, bàn
ghế đúng tiêu chuẩn theo từng cấp học, đèn để phía đối diện
với tay cầm bút.
Yêu sức khoẻ! Trang tin tức sức khoẻ tổng hợp, đem lại kiến
thức sức khoẻ, mẹo vặt phòng bệnh chữa bệnh cho gia đình,
những bài thuốc chữa bệnh nhân gian.
Không nên cho trẻ đọc sách, xem TV, chơi điện tử quá hai
giờ liên tục. Bác sĩ Hoàng Cương, Bệnh viện Mắt Trung
ương, khuyến cáo: “Nhiều phụ huynh cứ tưởng trẻ ngoan khi
ngồi hàng giờ trước màn hình mà không biết rằng, điều này
làm tăng nguy cơ bị cận, loạn thị dù chưa đến tuổi đi học.
Ngoài ra, các bác sĩ cũng khuyên không nên cho trẻ đọc sách
trên tàu xe, khi nằm ngửa hoặc ở những nơi thiếu ánh sáng.
Một chế độ ăn uống điều độ, nhiều chất xơ và vitamin cũng
góp phần đảm bảo thị lực cho trẻ.