Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.58 KB, 5 trang )
Trạch tả - Cây góp phần xóa đói giảm nghèo
Mọi người thấy thửa ruộng trũng của cụ Nguyễn Bá Nghĩa ở Đội 6, xóm Trầm, xã
Mỹ Hưng, huyện Thanh Oai (Hà Tây) trồng thứ cây gì xanh mơn mơn ? Hỏi, cụ
nói:
- Đây là cây Trạch tả, ưa ruộng trũng, một dược liệu bán được nhiều tiền. Khi
trồng, cầy bừa kỹ đất, đánh luống rồi rắc một lượt vôi bột mỏng lên mặt luống để
chống giun đùn đất rồi phủ một lớp bùn lên vôi và rắc hạt. Hạt phải được ngâm
nước 3 giờ đồng hồ cho ngấm no nước. Sau vài ngày, hạt nẩy mầm ra lá, cuống dài
như lá khoai lang, mỗi cây có chừng 10 lá. Khi lá đã to, dài nên tỉa bớt lá để cây
tốt. Lá tỉa làm thức ăn cho lợn và cá. Cây không lất trái mà chỉ có hạt ở đài hoa
(như hoa sen). Hạt già để làm giống trong 2 tháng rồi đem trồng vào vụ Đông. Sau
3 tháng rưỡi, cây cho củ, mỗi gốc 1 củ. Khi thu hoạch, dùng cót cao 1m, quây tròn,
có đường kính 1 – 1,5m để đựng củ Trạch tả. Đào hố ở nền đất sâu chừng 30 –
40cm, đổ diêm sinh xuống hố rồi đốt cháy diêm sinh sấy, trong 3 ngày 3 đêm. Cứ
100kg củ Trạch tả phải dùng 2kg diêm sinh để hun. Củ Trạch tả đã chín mềm đều
thì phơi nắng hoặc cho vào lò để sấy khô. Cầm ném xuống đất, củ Trạch tả nẩy
như quả bóng cao su là được. Cuối cùng, đổ vào lồng thép để quay ly tâm để củ
Trạch tả rụng hết rễ, tróc hết vỏ, trơ thịt củ trắng nõn mới là thành phẩm. Thường
sấy 300 – 400kg củ tươi mới được 100kg củ chín khô.