Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Vạn niên thanh - cây cảnh đẹp, vị thuốc quý pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.16 KB, 7 trang )






Vạn niên thanh - cây cảnh đẹp, vị thuốc quý



Vạn niên thanh còn có tên gọi Ngưu vĩ thất, Xung thiên thất, Khai khẩu kiểm,
Thanh ngư đảm, Trúc căn thất, Kim thế đại, Khai hầu kiểm, Ngô công thất, Hải đái
thanh, Ngưu đại hoàng, Bạch hà xa, Thiết biên đảm, Thanh long đảm.Tên khoa
học: Rohdea japonica Rosh họ Hành tỏi Liliaceae.


Vạn niên thanh là cây thảo sống nhiều năm, rễ mập, ngắn, có đốt, trên đốt có nhiều
rễ con, có lông trắng. Lá mọc từ rễ dây, đầu nhọn, dài 10 – 25cm, rộng 3 – 6mm,
mép nguyên, mặt trên xanh lục, mặt dưới lục nhạt. Hoa mọc thành bông màu xanh
nhạt, quả mọng hình cầu màu quả quất, có một hạt. Dùng rễ, thân cây làm thuốc,
hái về cắt bỏ lá, rễ con, rửa sạch, phơi khô hoặc dùng tươi. Trong lá, rễ, hạt có hoạt
chất làm mạnh tim là Rhodexin A, B, C, D, Rhodeniro…

Vạn niên thanh vị đắng, tính lạnh, vào kinh phế, có độc. Tác dụng thanh nhiệt giải
độc, cường tìm lợi thuỷ, cầm máu. Trị đau họng, tim yếu, rắn cắn, bị đánh đập, bổ
té tổn thương, bạch hầu, bỏng nước sôi, thuỷ thũng, đinh nhọt, ho hen do suy
nhược, nóng sốt. Uỗng mỗi lần 3 – 10 gam khô hoặc 20 – 50 gam tươi, giã vắt
nước, tán bột, sắc uống. Dùng ngoài giã nhỏ đắp tại chỗ, nấu nước xông rửa hoặc
nhét vào mũi.

- Tác dụng cường tim: Dùng nước sắc Vạn niên thanh thí nghiệm trên động vật
cho thấy tác dụng như Dương địa hoàng, dạng thuốc cao tác dụng mạnh hơn


Dương địa hoàng.

Hoạt chất Rhodexin tác dụng cường tâm theo mức độ A mạnh hơn B, B mạnh hơn
C. Dược liệu thí nghiệm trên tim ếch tăng 3 lần, trên mèo tăng 1,67 lần, chó tăng
3,5 lần so với Dương địa hoàng, tiêm bắp tăng 10 lần. Ngược lại Rhodenin tác
dụng ức chế tim.

- Tác dụng trên mạch máu: Với nồng độ cao làm co mạch máu, nồng độ thấp làm
co mạch máu ruột, căng mạch máu não, thận, mạch vành, tay chân, huyết áp ảnh
hưởng không đáng kể. Rhodenin tác dụng lợi tiểu, hưng phấn tử cung, hoạt chất tác
dụng ức chế một số vi khuẩn.

- Trị bạch hầu: Dùng 40 gam rễ tươi rửa sạch, cắt nhỏ, thêm 100ml dấm ngâm 2
ngày, lọc trong, thêm 100ml nước, một ml dung dịch có chứa 200mg, có thể thêm
đường để uống. Bệnh nhân dưới một tuổi 1 ngày uống 1ml, 1 – 2 tuổi 2ml, 3 – 4
tuổi 3ml, 5 – 6 tuổi 4 ml, 7 – 9 tuổi 5 ml, 10 – 12 tuổi 6 ml, 13 – 15 tuổi 7,5ml, trên
16 tuổi 10 – 15ml, chưa 1 ngày 6 lần, mỗi lần cách nhau 4 giờ.

- Trị suy tim: Người lớn mỗi ngày dùng 20 – 35 gam, liệu trình điều trị 7 – 10
ngày, nếu chưa lành tiếp tục thêm một liệu trình. Cách uống thuốc cho 150ml nước
sắc còn 50ml, lần 2 cho 120ml sắc còn 40ml hai lần trộn chung chia 3 lần uống
trong ngày. Ngoài ra dùng 30 – 45 gam tươi sắc hai lần thụ đại tràng vào buổi
sáng, tối.

- Trị tim đập thất thường: Dùng viên cường tim ngậm Rhodexin dưới lưỡi 1
ngày 3 lần, 1 lần 5 – 10mg; điều trị một liệu trình 15 ngày. Đã điều trị 100 ca, hiệu
quả đạt 73%, nếu kết hợp Glucosa tiêm nhỏ giọt tĩnh mạch hiệu quả tăng lên 98%.
Đã điều trị 48 ca tim đập thất thường trong đó 14 ca tim đập quá nhanh lành hoàn
toàn. Sử dụng dung dịch tiêm Vạn niên thanh mỗi ml có 0,5 gam thêm Glucosa
25% tiêm nhỏ giọt tĩnh mạch mỗi phút 30 – 40 giọt. Dùng nước sắc rễ Vạn niên

thanh 20g mỗi ngày sắc uống chia 2 – 3 lần, liên tục 4 ngày.

- Trị lị trực khuẩn ra máu: Dùng dung dịch ngâm dấm 20% uống lần đầu 1 lần
5ml, sau đó mỗi lần 3 – 4ml một ngày 3 – 4lần, điều trị một liệu trình 5 – 7 ngày,
tỷ lệ lành bệnh đạt 90%. Khi sử dụng thuốc một số bệnh nhân bị nhức đầu, chậm
nhịp tim, đau bụng, nếu ngừng uống thuốc thì các triệu chứng hết.

- Trị viêm tuyến mang tai (tuyến quai hàm) dịch tễ: Dùng 20 – 30 gam rễ Vạn
niên thanh tươi giã nhỏ, đắp vào chỗ bệnh, 1 ngày thay thuốc 2 lần.

* Phương thuốc:

- Trị bạch hầu, đau họng, viêm họng: Rễ Vạn niên thanh giã vắt nước hoặc mài
uống.

- Trị thưng độc không rõ nguyên nhân: Rễ Vạn niên thanh mài bôi chỗ bệnh.

- Trị cảm nắng đau bụng: Rễ Vạn niên thanh 10 – 30 gam sắc uống.

- Trị thoát giang: Dùng toàn cây sắc nước rửa hàng ngày, lấy bột Ngũ bội tử bôi
chỗ bệnh.

- Trị rắn cắn: Dùng rễ Vạn niên thanh mài bôi.

- Trị ngã tổn thương đau ngức, bong gân: Dùng rễ Vạn niên thanh sắc uống.

- Trị trĩ sưng đau: Dùng Vạn niên thanh sắc với xương đùi chó (bỏ hai đầu) xông
và rửa chỗ bệnh mỗi ngày 2 – 3 lần, hoặc chỉ dùng Vạn niên thanh toàn cây sắc
nước xông rửa.


* Trúng độc và điều trị:

Vạn niên thanh độc tính khá cao, khi xâm phạm cơ thể, tác dụng kích thích mê tẩu
thần kinh, hứng phấn trung khu hành não, ức chế tim. Nếu liều lớn gây lợm giọng,
buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, tim đập chậm… Điều trị bằng phương pháp rửa dạ
dày, cho tiêu chảy, tiêm Atropine hoặc uống Đẳng sâm, Mạch môn, Ngũ vị (Sinh
mạch tán). Vạn niên thanh dược lực mạnh, độ độc cao, khi sử dụng phải thận trọng.

×