Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Mối quan hệ giữa ngưỡng nợ và tăng trưởng kinh tế – vấn đề quản lý nợ công ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.5 MB, 133 trang )











































MỤC LỤC
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

CÔNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
“NHÀ KINH TẾ TRẺ – NĂM 2011”
TÊN CÔNG TRÌNH:
MỐI QUAN HỆ GIỮA NGƯỠNG NỢ VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ – VẤN ĐỀ
QUẢN LÝ NỢ CÔNG Ở VIỆT NAM


THUỘC NHÓM NGÀNH: KHOA HỌC KINH TẾ














ii

Contents
DANH MỤC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ IV
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT V
LỜI MỞ ĐẦU VII
CHƯƠNG 1. TÁC ĐỘNG CỦA NỢ CÔNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ – Ý
NGHĨA CỦA NGƯỠNG NỢ VÀ TRẦN NỢ QUỐC GIA 1
1.1. TÁC ĐỘNG CỦA NỢ CÔNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ - BẰNG
CHỨNG THỰC NGHIỆM 1
1.1.1. Năm quan điểm về tác động củ
a nợ công đến tăng trưởng kinh tế 1
1.1.2. Môi trường kinh tế dẫn đến sự tác động khác nhau của nợ công đối với
tăng trưởng kinh tế: so sánh giữa Nigeria và Nam Phi 7
1.1.3. Nợ công vượt ngưỡng 90% GDP thì tăng trưởng kinh tế giảm – Bằng chứng ở
các nước phát triển, mới nổi và nhóm nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu. 13
1.2
QUẢN LÝ NỢ CÔNG THEO TRẦN NỢ THÔNG QUA THAM KHẢO NGƯỠNG
NỢ CỦA MỖI QUỐC GIA – BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI ẤN ĐỘ 18
1.2.1. Trần nợ –cách xác định trần nợ 18
1.2.2. Quản lý nợ công theo trần nợ 60 – 65% GDP của Ấn Độ 21
1.3.
IMF KHUYẾN NGHỊ MỨC TRẦN NỢ CÔNG 35-40% GDP CHO CÁC NỀN
KINH TẾ MỚI NỔI, TRONG ĐÓ CÓ VIỆT NAM 23

CHƯƠNG 2: NHỮNG KÊNH TRUYỀN DẪN TRUNG GIAN CỦA NỢ CÔNG
ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 26
2.1.
CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA NỢ CÔNG LÊN TĂNG TRƯỞNG THÔNG QUA
NHỮNG KÊNH TRUYỀN DẪN TRUNG GIAN 26
2.1.1. Nợ công vượt ngưỡng 82 – 91% GDP, tiết kiệm tư nhân sẽ chững lại 27
2.1.2. Nợ công vượt ngưỡng 45% - 68% GDP, tỷ lệ đầu tư công giảm dần 29
2.1.3. Mối quan hệ giữa nợ công và lãi suất là không rõ ràng 30
2.1.4. Nợ công tăng cao gây áp lực tăng thuế trong tương lai để ổn định nợ 32
2.2.
ĐIỂM KHÁC BIỆT Ở VIỆT NAM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NỢ CÔNG ĐẾN TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ THÔNG QUA KÊNH TIẾT KIỆM TRONG NƯỚC VÀ THUẾ -
THỐNG KÊ MÔ TẢ GIAI ĐOẠN 1990-2009 34
2.2.1. Nợ nước ngoài và tiết kiệm trong nước có mối quan hệ ngược chiều – giai
đoạn 1990-2009 35
2.2.2. Nợ nước ngoài và thuế có mối quan hệ ngược chiều – giai đoạn 1990-2009.37
CHƯƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NỢ CÔNG CỦA
INDONESIA, BRAZIL, TRUNG QUỐC VÀ PHILIPPINES – THẤT BẠI VÀ
THÀNH CÔNG TỪ SỰ KHÁC NHAU VỀ QUAN ĐIỂM QUẢN LÝ 40
3.1.
THÀNH CÔNG TRONG VIỆC ĐÀM PHÁN GIÃN NỢ VÀ THIẾT LẬP SÁU
BƯƠC QUẢN LÝ NỢ CÔNG HIỆU QUẢ CỦA INDONESIA 41
iii

3.2 THÀNH CÔNG TRONG VIỆC PHÁT HÀNH CÁC LOẠI TRÁI PHIẾU CHÍNH
PHỦ NỘI ĐỊA CỦA BRAZIL 46
3.3
CHÚ TRỌNG PHÁT TRIỂN FDI VÀ HỆ THỐNG GIÁM SÁT NGÂN HÀNG
CHẶT CHẼ CỦA TRUNG QUỐC 50
3.4

KHÔNG CÓ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NỢ CÔNG DÀI HẠN VÀ KẾ HOẠCH
TRẢ NỢ HIỆU QUẢ DẪN ĐẾN KHỦNG HOẢNG NỢ Ở PHILIPPINES DƯỚI ẢNH
HƯỞNG CỦA KHỦNG HOẢNG DẦU MỎ Ở MEXICO 52
CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỢ CÔNG Ở VIỆT NAM VÀ KHUYẾN
NGHỊ GIẢI PHÁP 54
4.1.
GIẢI PHÁP THUỘC VỀ KỸ THUẬT QUẢN LÝ NỢ: QUY TRÌNH QUẢN LÝ
NỢ CÔNG VIỆT NAM CẦN ĐƯỢC KIỂM SOÁT CHẶT CHẼ VÀ CÓ SỰ THAM
GIA CỦA LĨNH VỰC TƯ NHÂN 54
4.2
QUẢN LÝ NỢ CÔNG VỀ MẶT THỂ CHẾ BAO GỒM HOÀN THIỆN HỆ
THỐNG PHÁP LUẬT, NÂNG CÁO TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ, KẾT
HỢP CÁC CHÍNH SÁCH VÀ PHÂN NHIỆM CHỨC NĂNG QUẢN LÝ PHÙ HỢP 71
4.2.1. Hoàn thiện hệ thống luật pháp, nâng cao vấn đề đạo đức và chuyên môn
nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ cán bộ 71
4.2.2 Chính sách tiền tệ, chính sách tài khoá cần có sự phối hợp hiệu quả để tác
động tích cực đến tăng trưởng kinh tế 73
4.2.3 Chức năng và nhiệm vụ của cơ quan quản lý nợ công 74
KẾT LUẬN 77
PHỤ LỤC 79
PHỤ
LỤC A1: THỐNG KÊ THEO THỜI GIAN VỀ DIỄN BIẾN CỦA TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ KHI NỢ CÔNG THAY ĐỔI 79
PHỤ
LỤC A2: NHỮNG KẾT QUẢ THU ĐƯỢC TỪ ƯỚC LƯỢNG MÔ HÌNH HỒI
QUY SỰ TÁC ĐỘNG CỦA NỢ CÔNG ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA
NIGERIA VÀ NAM PHI 81
PHỤ
LỤC A3: MỐI QUAN HỆ TRỰC TIẾP GIỮA NỢ VÀ TĂNG TRƯỞNG GDP
THEO ĐẦU NGƯỜI 82

PHỤ
LỤC A4: QUẢN LÝ NỢ CÔNG THEO TRẦN NỢ 60-65% GDP CỦA ẤN ĐỘ 89
PHỤ
LỤC A5: SỰ KHÔNG KHOAN NHƯỢNG CỦA NỢ-TRƯỜNG HỢP ẤN ĐỘ.91
PHỤ
LỤC A6: STRESS TEST 97
PHỤ
LỤC A7: PHÂN TÍCH CỦA CÁC KÊNH TRUYỀN DẪN THÔNG QUA ĐÓ NỢ
CÔNG CÓ THỂ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 99
PHỤ
LỤC A8: MỐI QUAN HỆ GIỮA NỢ CÔNG VÀ LÃI SUẤT – BÀI NGHIÊN
CỨU CỦA LUIGI MARATTIN VÀ SIMONE SALOTTI (7/2006) 103
PHỤ
LỤC A9: SỰ KHÁC BIỆT TRONG ĐỊNH NGHĨA NỢ CÔNG CỦA VIỆT NAM
VÀ IMF 107
PHỤ
LỤC A10: CÂU LẠC BỘ PARIS VÀ CÂU LẠC BỘ LUÂN ĐÔN 111
PHỤ
LỤC A11: BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ 112
DANH
MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 122
iv


DANH MỤC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ

Hình 1.1: Nợ công, tăng trưởng: những nền kinh tế phát triển chọn lọc, 1946-2009.
Hình 1.2: Nợ công, tăng trưởng và lạm phát: những thị trường mới nổi được chọn lọc,
1946-2009.
Hình 1.3: Nợ công định giá bằng đồng nội tệ, 2004 – 2009

Hình 2.1: Nợ nước ngoài, tiết kiệm trong nước và tăng trưởng kinh tế Việt Nam (1999-
2009)
Hình 2.2: Nợ nước ngoài, thuế và tăng trưởng kinh tế
Việt Nam (1999-2009)
Hình 3.1: Tỷ lệ nợ ròng/GDP của Brazil
Hình 3.2: Nợ trong nước và nước ngoài do khu vực công nắm giữ
Hình 3.3: Cơ cấu nợ công nước ngoài theo đồng tiền
Hình 3.4: DPMFi (Nợ nội địa) nắm giữ bởi khu vực công
Hình 4.1: Dư nợ nước ngoài của Chính Phủ và được Chính Phủ bảo lãnh (2005-2009)
Hình 4.2: Xu hướng nợ công và các loại nợ công Việt Nam, Cơ cấu nợ công Việt Nam
2009.
Hình 4.3: Nợ của Doanh nghiệp Nhà nước và Chính phủ n
ăm 2008 và 2009
Hình 4.4: Tỷ lệ các loại tiền định danh các khoản nợ công của Việt Nam








v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu Tên Tiếng Anh Tên Tiếng Việt
ADB Asia Development Bank Ngân hàng phát triển Châu Á
EMU European Monetary Union Liên minh Tiền tệ Châu Âu
FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP Gross Domestic product Tổng sản phẩm quốc nội

GNP Gross National Product Tổng sản lượng quốc gia
GNI Gross National Income Tổng thu nhập quốc dân
GoI Government of Indonesia Chính phủ của Indonesia
INDRA Indonesian Debt Restructuring
Agency
Tái cấu trúc nợ Indonesia
IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ quốc tế
JITF Jakarta Initiative Task Force Lực lượng hỗ trợ nhiệm vụ của
Jakarta
OECD Organization for Economic Co-
operation and Development
Tổ chức hợp tác và phát triển
kinh tế
vi





















PPG Public and Publicly Guaranteed Nợ nước ngoài được bảo lãnh
SOEs State owned Enterprises Doanh nghiệp nhà nước
VDB VietNam Development Bank Ngân hàng phát triển Việt Nam
TABMIS Treasury and Budget
Management Information System
Hệ thống thông tin quản lý về
kho bạc và ngân sách
TFP Total factor Productivity Tổng năng suất các yếu tố
UNDP United Nations Development
Programme
Chương trình Phát triển Liên hiệp
quốc
VECM Vector Error Correction Model Mô hình vecto tự hồi quy
WB World Bank Ngân hàng thế giới
vii

LỜI MỞ ĐẦU

Nợ công đang gia tăng ở các quốc gia trên toàn thế giới do ảnh hưởng trầm trọng
của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Sự gia tăng trong nợ công đã làm tăng thêm
những lo ngại liệu rằng nợ công sẽ tác động như thế nào đến tăng trưởng kinh tế? Cơ chế
tác động của nó? Cơ sở nào để xác định sự tác động đ
ó? Và có những bằng chứng lịch sử
giúp củng cố những quan điểm đã đưa ra không?
Chúng tôi xem xét rất nhiều các quan điểm về mối quan hệ giữa nợ công và tăng
trưởng kinh tế và tiến hành thu thập bằng chứng thực nghiệm qua các nước, nhóm quốc

gia khác nhau. Chúng tôi đã rút ra được những kết luận quan trọng. Thứ nhất, các nước
có bối cảnh kinh tế khác nhau sẽ có ngưỡng nợ
công khác nhau thông qua tìm hiểu nợ
công của Nigeria và Nam Phi. Thứ hai, nợ công tác động phi tuyến đến tăng trưởng kinh
tế. Nhóm 20 nước phát triển và 24 nước đang phát triển mà chúng tôi đề cập đến trong
bài nghiên cứu đều có ngưỡng nợ là 90% GDP. Khi nợ dưới ngưỡng 90% GDP thì nợ
càng tăng, tốc độ tăng trưởng kinh tế càng tăng. Khi nợ trên ngưỡng này, tốc độ tăng
trưởng kinh tế giảm khi nợ tăng, cụ thể là ở các n
ước phát triển, tốc độ tăng trưởng bình
quân giảm đột ngột từ 5% xuống thấp hơn 0%; ở nhóm nước mới nổi, tốc độ tăng trưởng
bình quân giảm từ 4% xuống còn 1%. Kết quả ngưỡng nợ 90% GDP của các nước Khu
vực Đồng tiền chung Châu Âu củng cố thêm một cách vững chắc cho mối quan hệ phi
tuyến giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế. Thứ ba, trầ
n nợ là chỉ tiêu quản lý nợ tốt hơn
ngưỡng nợ. Chúng tôi cũng tìm hiểu ngưỡng nợ của Ấn Độ và thấy rằng Ấn Độ đang
chịu gánh nặng nợ lớn 78% GDP 2008/2009 và Ấn Độ đề nghị 4 kịch bản để đưa nợ công
về “trần nợ” thận trọng 60 – 65% GDP. Tuy nhiên, ngưỡng nợ mà IMF khuyến nghị cho
các nền kinh tế mới nổi trong đó có Việt Nam l
ại là 35-40% GDP để có thể tạo ra được
một khoảng trống tiếp nhận các rủi ro tiềm ẩn và không thể đo lường hết.
Nợ công tác động đến tăng trưởng kinh tế thông qua một số kênh truyền dẫn, trong
đó chúng tôi nghiên cứu 4 kênh sau: tiết kiệm tư, đầu tư công, lãi suất dài hạn và thuế.
Lưu ý rằng, nợ công tác động lên lãi suất dài hạn là không rõ ràng.
viii

Sự tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế cần được kiểm soát trong một
môi trường quản lý nợ công hiệu quả, do đó, chúng tôi xem xét kinh nghiệm quản lý nợ
công của Indonesia, Brazil, Trung Quốc và Philippines. Đồng thời phân tích tình trạng nợ
công Việt Nam hiện tại để đề xuất những khuyến nghị về quản lý nợ công cho Chính
Phủ, cụ thể hơn là cho Bộ Tài Chính để nợ công thật sự là một công cụ tài chính tốt giúp

phát triển đất nước.
Đối với bài nghiên cứu này, chúng tôi sẽ thiết kế nội dung thành 4 chương lớn,
không tuân theo khuôn mẫu những bài nghiên cứu truyền thống với 3 chương chủ đạo, lý
thuyết, thực trạng và giải pháp, mà trong bài viết này, với mỗi chương, chúng tôi bố cục
theo dạng giải quyết sáng tỏ từng vấn đề, trong đó, bao gồm lý thuyết tổng quan về vấn
đề đượ
c đưa ra, những bằng chứng thực nghiệm trên thế giới và liên hệ ngay đến Việt
Nam.
Chương 1: Chúng tôi tiến hành dẫn chứng những quan điểm của nhiều nhà kinh tế
học và những phương pháp tính toán khác nhau để minh chứng cho một nhận định
chung: nợ công thực sự tác động đến tăng trưởng kinh tế. Với mỗi quốc gia, nhóm quốc
gia, kể cả Việt Nam, chúng tôi sẽ trình bày lý thuyết, phươ
ng pháp đo lường sự tác động
và kết quả thu được để làm bằng chứng thực nghiệm cho nhận định sự tác động của nợ
công đến tăng trưởng kinh tế thông qua:
- Nigeria và Nam Phi.
- Nhóm nước phát triển và đang phát triển.
- Khu vực sử dụng đồng tiền chung Châu Âu.
Đồng thời, chương 1 còn đưa ra lý thuyết xoay quanh vấn đề ngưỡng nợ và trần nợ
phù hợp của m
ột quốc gia.
- Minh chứng cụ thể từ Ấn Độ.
- Liên hệ Việt Nam về ảnh hưởng của nợ công và mức trần nợ khuyến nghị của
IMF.

Chương 2: Chúng tôi trình bày những nghiên cứu về cơ chế tác động của nợ công
đến tăng trưởng kinh tế thông qua các kênh truyền dẫn trung gian: tiết kiệm tư, đầu tư
ix

công, lãi suất dài hạn và thuế, bằng chứng thực nghiệm thu được từ các nước trên thế

giới và liên hệ Việt Nam.
- Khu vực sử dụng đồng tiền chung Châu Âu.
- Thống kê mô tả đối với Việt Nam.

Chương 3: Bài học kinh nghiệm quản lý nợ công của Indonesia, Brazil, Trung
Quốc và Philippines – thất bại và thành công từ sự khác nhau về quan điểm quản lý.
Hầu hết những thành công đều xuất phát từ
việc phát triển thị trường trái phiếu
Chính Phủ, gia tăng huy động đầu tư trực tiếp FDI, và hệ thống kiểm soát tài chính quốc
gia chặt chẽ.
Bên cạnh đó, sự thất bại trong việc quản lý nợ công xảy ra, điển hình với
Philippines là do không có chính sách vay mượn và kế hoạch trả nợ phù hợp, dẫn đến
vượt ngoài khả năng kiểm soát.

Chương 4: Khuyến nghị giải pháp
đối với Chính Phủ Việt Nam trong việc quản lý
nợ công và chính sách tài chính công nói chung.
Trong chương này, chúng tôi trình bày thực trạng nợ công và quản lý nợ công tại
Việt Nam. Thông qua việc phân tích thực trạng đã nêu trên và nghiên cứu kinh nghiệm
các nước, chúng tôi khuyến nghị các giải pháp quản lý nợ công cho Việt Nam.

1

CHƯƠNG 1. TÁC ĐỘNG CỦA NỢ CÔNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ – Ý
NGHĨA CỦA NGƯỠNG NỢ VÀ TRẦN NỢ QUỐC GIA
“Nợ công là một trong những nguồn cần thiết của cấu trúc vốn mỗi quốc gia. Nó
góp phần tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn, nhưng lại gây tổn
hại cho nền kinh tế trong dài hạn, do gánh nặng thực hiện nghĩa vụ nợ c
ả vốn gốc và lãi.
Theo tính toán của những nhà kinh tế học, khi vay nợ tăng vượt ngưỡng 90-100% GDP,

tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ suy giảm với tất cả các nhóm nước, nhóm nước phát triển,
mới nổi và cả khu vực sử dụng đồng tiền chung Châu Âu. Tuy nhiên, môi trường kinh tế
khác nhau lại đưa ra kết quả tác động khác nhau của nợ công đối với tăng trưởng kinh
tế, minh chứng cụ th
ể với Nigeria và Nam Phi. Do đó, quản lý nợ công của mỗi quốc gia
đòi hỏi phải dựa trên trần nợ hợp lý, tạo khoảng trống bù đắp những rủi ro tiềm ẩn phát
sinh thông qua tham khảo ngưỡng nợ tính toán được phù hợp cho mỗi quốc gia. Mức
trần nợ này được IMF khuyến nghị là khoảng 35-40% GDP đối với những nước mới nổi
và trong đó có Việt Nam.”
1.1. Tác động của nợ
công đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm
1.1.1. Năm quan điểm về tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế
Khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 diễn ra đưa đến những hậu quả rất nặng nề
cho nền kinh tế thế giới, theo đó, nhiều vấn đề về quản trị tài chính quốc gia được lật lại
nhưng n
ổi trội hơn hẳn là vấn đề nợ công. Những câu hỏi liên tục được đặt ra: Sức mạnh
của nợ công và ảnh hưởng của nó đến tăng trưởng kinh tế là gì? Chính Phủ cần phải lưu ý
những vấn đề gì trong chính sách quản lý nợ công nói riêng và tài chính công nói chung?
Với mục tiêu trọng tâm hướng về chính sách quản lý nợ công của các quốc gia trên thế
giới và từ đó đưa ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, phần đầu tiên trong bài
nghiên cứu, chúng tôi sẽ trình bày mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế -
nguyên nhân giúp Chính Phủ nhận thấy cần phải có một chính sách quản lý nợ công phù
hợp để đảm bảo tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế.
Qua nghiên cứu và tìm hiểu những quan điểm của các nhà kinh tế học trên thế
giới, chúng tôi tìm ra được năm quan điểm như sau:
2

Thứ nhất, nợ công là một nguồn rất cần thiết thuộc cấu trúc vốn tài chính của các
quốc gia, đặc biệt là những quốc gia đang phát triển, góp phần vào sự phát triển kinh tế
đất nước trong ngắn hạn, nhưng trong dài hạn có nguy cơ gây tổn hại cho nền kinh tế bởi

những yêu cầu thanh toán cả vốn gốc và lãi của nó.
Theo quan điểm của Folorunso S. Ayadi và Felix O. Ayadi (2008)
1
, nợ là một trong
những nguồn thuộc cấu trúc vốn tài chính của bất kỳ một nền kinh tế nào, đặc biệt, đối
với những đất nước đang phát triển thuộc Châu Phi, Châu Á, Châu Mỹ La Tinh, đặc
trưng bởi một cấu trúc vốn nội bộ không thỏa đáng, do đó, luôn gặp phải vòng luẩn quẩn
của năng suất thấp do thiếu nguồn vốn đầu tư nâng cấp và xây dựng cơ sở hạ tầng, cập
nhật công nghệ kỹ thuật, rồi dẫn đến thu nhập thấp, kéo theo là tiết kiệm cũng thấp và
tiếp tục quay lại với cấu trúc vốn nội bộ thiếu thốn. Vì vậy, lúc này, những kiến thức
thuộc về chuyên môn, bộ máy quản lý tài chính quốc gia và sự hỗ trợ tài chính từ những
nước Phương Tây để khắc phục sự khó khăn về nguồn lực là điều trở nên rất cần thiết.
Mặt khác, nợ nước ngoài như là một sự ràng buộc chính yếu đến cấu trúc vốn của những
quốc gia đang phát triển. Trong hầu hết các trường hợp, nợ dồn tích lại bởi vì những yêu
cầu thanh toán cả vốn gốc và lãi của nó, do đó, nợ dần trở nên không góp phần một cách
đ
áng kể cho sự phát triển kinh tế tại những đất nước đang phát triển trong dài hạn. Phát
triển những ý tưởng trên, theo Elmendorf và Mankiw (1999)
2
, nợ công có ảnh hưởng quan
trọng đến nền kinh tế cả trong ngắn và dài hạn. Các khoản nợ (phản ánh tài trợ thâm hụt)
có thể kích thích tổng cầu và sản lượng trong ngắn hạn do lượng vốn cung cấp cho nền
kinh tế tăng cao, đáp ứng nhu cầu huy động vốn của những cá nhân và tổ chức trong nền
kinh tế, nhưng chèn lấn vốn đầu tư và làm giảm sản lượng trong dài hạn. N
ợ công cao có
thể ảnh hưởng bất lợi đến tích lũy vốn và tăng trưởng thông qua lãi suất dài hạn cao hơn,
bóp méo hệ thống thuế trong tương lai cao hơn, lạm phát và sự không chắc chắn cao hơn
về các triển vọng và chính sách.

1

Folorunso S. Ayadi, University of Lagos; Felix O. Ayadi; Texas Southern University; “The impact of external
debt on economic growth: A comparative study of Nigeria and South Africa”; 2008
.

2
Manmohan S. Kumar và Jaejoon Woo, “Public Debt and Growth”, 2010, IMF Working Paper Fiscal Affairs
Department.
3

Có thể nói rằng: trong ngắn hạn, nợ công tác động tích cực lên tăng trưởng kinh tế
bởi cung cấp một lượng vốn thiết yếu đối với chi tiêu cho đầu tư phát triển của quốc gia,
nâng cao năng suất nhưng kèm theo đó là những nghĩa vụ nợ phải thực hiện trong tương
lai, dẫn đến những ảnh hưởng bất lợi đến tích lũy vốn và tăng trưởng kinh tế
dài hạn nếu
không có một chính sách quản lý nợ công phù hợp và hữu hiệu.
Thứ hai, đối với những quốc gia phát triển và những nền kinh tế thị trường mới
nổi, mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế biểu hiện rõ nhất khi nợ vượt mức
90-100% GDP; lúc này, nợ càng tăng, tăng trưởng kinh tế giảm đáng kể.
Theo M. Reinhart và S. Rogoff
3
, hai nhà kinh tế học nổi tiếng về nghiên cứu lĩnh vực nợ
công, đã xem xét mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế với các mức độ khác
nhau của nợ công ở những nền kinh tế tiên tiến và mới nổi, dựa trên chuỗi số liệu quá
khứ dài hạn và mô tả thực nghiệm đã đưa ra kết quả tác động phi tuyến của nợ công đối
với tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu gần đây (2010) được thực hiện bởi hai tác giả này,
thông qua thống kê tương quan đơn giản về những mức khác nhau của nợ công và tốc độ
tăng trưởng GDP thực dài hạn trong mẫu 20 quốc gia phát triển
4
trải dài khoảng hai thế
kỷ (1790 – 2009), và mẫu 24 nền kinh tế thị trường mới nổi

5
giai đoạn 1946-2009 nhận
thấy rằng: (i) mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng dài hạn thì yếu đối với tỷ số
nợ/GDP dưới ngưỡng 90% GDP; (ii) trên 90%, khi nợ tăng, tốc độ tăng trưởng giảm
đáng kể. Điều này sẽ được trình bày rõ hơn ở phần bằng chứng thực nghiệm tiếp theo và
bảng thống kê về nợ và tăng trưởng kinh tế củ
a một số quốc gia chọn lọc trong phần phụ
lục A1.
Như vậy, đây chính là điểm mấu chốt trong việc đề ra những chính sách quản lý nợ công
và trần nợ công phù hợp cho mỗi quốc gia dựa vào ngưỡng nợ cảnh báo, từ đó, tránh vay

3
Carmen M. Reinhart and Kenneth S. Rogoff; “A growth in time of debt”, Working Paper 15639;
/>
4
20 quốc gia phát triển: Úc, Áo, Bỉ, Canada, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Ireland, Nhật Bản, Hà
Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Thụy điển, Anh, Mỹ, Nauy, New Zealand, Ý.
5
24 nền kinh tế thị trường mới nổi: Argentina, Bolivia, Brazil, Chile, Trung Quốc, Colombia, Ai Cập, Ấn Độ,
Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, Mexico, Nigeria, Peru, Philippines, Nam Phi, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Uruguay, và
Venezuela.
4

mượn quá đà, rơi vào trạng thái mất khả năng chi trả và ảnh hưởng tiêu cực đến tăng
trưởng kinh tế.
Thứ ba, có thể xem xét sự tác động của nợ công lên tăng trưởng kinh tế thông qua
dữ liệu nợ nước ngoài cùng với những rủi ro và hệ lụy mà nó đưa lại: sự không khuyến
khích đầu tư, giới hạn sự tham gia của các quốc gia đang phát triển với nền kinh t
ế toàn
cầu, sự trống rỗng trong dự trữ ngoại hối quốc gia, cứng nhắc trong chính sách tiền tệ và

chính sách tài khóa.
Một số nghiên cứu của Krugman (1988) và Sachs (1989)
6
đã xem xét tác động của
nợ công lên tăng trưởng kinh tế thông qua sự tác động của một yếu tố đóng vai trò quan
trọng: đó là nợ nước ngoài, lên tăng trưởng kinh tế ở những nền kinh tế đang phát triển.
Hầu hết động cơ của các nghiên cứu này là giả thuyết "số dư nợ quá mức" – một tình
huống trong đó, gánh nặng nghĩa vụ nợ của một quốc gia là quá nặng đến nỗi một phần
sản lượng lớn phải tích lũy cho các chủ nợ nước ngoài và do đó gây nên sự không khuyến
khích đầu tư. Cũng theo đánh giá của Ayadi (1999) và Ayadi et. al. (2003)
7
, gánh nặng nợ
nước ngoài đã giới hạn sự tham gia của những quốc gia đang phát triển với nền kinh tế
toàn cầu và kèm theo đó là những nghĩa vụ nợ đã gây trở ngại đến tăng trưởng và phát
triển kinh tế. Khi vay nợ của một quốc gia tăng lên và càng cao, những e ngại về vấn đề
mất khả năng chi trả được đặt nặng, các quốc gia khác tiến hành thẩm định môi trường
đầu tư kỹ càng hơn và từ đó, đưa ra những điều khoản khắt khe hơn gây ảnh hưởng đến
hội nhập kinh tế của nền kinh tế chính quốc. Hơn thế nữa, gánh nặng nợ quốc gia gây cản
trở chi tiêu công cho đầu tư phát triển, hạn chế việc tích lũy nguồn vốn (sự trống rỗng
trong dự trữ) và có khuynh hướng c
ản trở áp dụng những chính sách tiền tệ linh hoạt để
củng cố những doanh nghiệp vừa và nhỏ do nguồn thu được phải đáp ứng phần lớn nghĩa
vụ nợ cả gốc và lãi. Điều này đã ảnh hưởng một cách gián tiếp đến việc làm, học vấn và
sự bần cùng, nghèo khó của người dân trong một quốc gia.

6
Manmohan S. Kumar và Jaejoon Woo, “Public Debt and Growth”, 2010, IMF Working Paper Fiscal Affairs
Department.
7
Folorunso S. Ayadi, University of Lagos; Felix O. Ayadi, Texas Southern University; “The impact of external debt

on economic growth: A comparative study of Nigeria and South Africa”; 2008
.
5

Thứ tư, tăng trưởng kinh tế, tiết kiệm và đầu tư có mối quan hệ với nhau, khi vốn
nội địa không đủ để tài trợ cho chi tiêu đầu tư trong nước thì vay nợ là tất yếu để phục vụ
phát triển kinh tế. Tuy nhiên, vay nợ luôn kèm theo những rủi ro do lãi suất, thời hạn, cơ
cấu vay mượn, gây ảnh hưởng tiêu cực lên tăng trưởng kinh tế, do đó vấn đề quản lý nợ

hiệu quả đang trở nên cấp thiết.
Theo Hunt (2007)
8
, sự tăng lên trong tiết kiệm và đầu tư của nền kinh tế dẫn đến
tăng trưởng kinh tế. Sachs (2002) tranh luận rằng sự tăng trưởng sẽ không tăng cho đến
khi tổng lượng vốn tăng đạt đến một ngưỡng nhất định. Khi lượng vốn tăng, đầu tư và
sản lượng đầu ra tăng, trong vòng xoắn tiến lên, tiết kiệm sẽ tiếp tụ
c tăng. Sau khi đạt
được một mức độ, sự tăng lên trong cả vốn và tiết kiệm sẽ kích thích sự tăng lên trong
tăng trưởng một cách tự lực. Lý thuyết “dual-gap” nói rằng đầu tư là một hàm của tiết
kiệm, và trong những quốc gia đang phát triển, mức độ tiết kiệm nội địa không đủ để tài
trợ cho đầu tư cần thiết để đảm bảo phát triển kinh tế, vì vậy, thật hợp lý khi tìm kiếm sử
dụng những sản phẩm và dịch vụ từ bên ngoài. Colaco (1985) đã giải thích tính chất nhạy
cảm của việc thanh toán nợ đối với những nước đang phát triển thông qua sử dụng ba
kịch bản: (i) quy mô khoản nợ nước ngoài đạt đến một mức độ mà lớn hơn so với vốn tự
có, dẫn đến sự không cân b
ằng giữa nợ và vốn tự có; (ii) tỷ lệ nợ với lãi suất thả nổi tăng
đột ngột, vì vậy những người vay mượn phải đối mặt trực tiếp với việc lãi suất tăng cao;
(iii) thời hạn vay rút ngắn đáng kể, một phần bởi vì sự giảm đi của những nguồn chính
thức. Bên cạnh đó, Mehran (1986) cho rằng quản lý nợ tương xứng là thiết yếu trong môi
trường tài chính ngày càng phức tạp. Mehran cũng xác định môi trường quản lý nợ là sự

kết hợp về chính sách, môi trường kiểm soát, kế toán, phân tích thống kê và những yếu tố
khác như chính sách minh bạch và chống tham nhũng, sự cải tiến của cấu trúc quản lý nợ
và quá trình đưa ra quyết định. Vấn đề tiếp theo trong việc nhận và quản lý nợ là quyết
định quy mô nợ thực tế. Vay m
ượn nước ngoài trong thực tế được đo lường bởi những tỷ
số riêng, ví dụ như nợ trên xuất khẩu, thanh toán nợ trên xuất khẩu, nợ trên GDP (hoặc
GNP), và nợ nước ngoài so với tổng thu nhập quốc dân (GNI). Tuy nhiên, quyết định

8
Folorunso S. Ayadi, University of Lagos; Felix O. Ayadi, Texas Southern University; “The impact of external debt
on economic growth: A comparative study of Nigeria and South Africa”; 2008
.
6

mức phù hợp của những chỉ số này khó xác định và việc hữu ích bây giờ là giảm thiểu
nguy cơ bùng nổ trong tăng trưởng nợ nước ngoài. Ví dụ, nếu nợ nước ngoài tăng cao,
thanh toán gánh nặng nợ cao hơn so với khả năng chịu đựng gánh nặng nợ của quốc gia,
việc nhận nợ sẽ trở nên rắc rối và tình huống này phải được đảo ngược thông qua mở
rộng xuất khẩu; nếu xuất khẩu không được mở rộng, vay mượn nhiều hơn sẽ cần thiết
cho thanh toán nợ, và nợ nước ngoài sẽ chồng chất vượt quá khả năng chịu đựng của một
quốc gia.
Do đó, điều cần tham khảo ở đây chính là xác định đúng những yếu tố thuộc môi
trường quản lý nợ công của mỗi quốc gia, đặc trưng vốn có của chúng để có thể đề ra
được chính sách quản lý phù hợp: môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán nợ công, vấn
đề thực hiện minh bạch và chống tham nhũng, quy trình ra quyết định khi vay nợ và xét
duyệt dự án.
Thứ năm, nợ tích lũy theo thời gian và dòng chi trả nợ đã gây cản trở lớn đến tăng
trưởng kinh tế do những trở ngại thuế khóa, bất ổn vĩ
mô và sự giảm bớt chi tiêu cho đầu
tư phát triển của Chính Phủ.

Cohen (1993) và Clements et al. (2003) cũng làm vững thêm cho tác động đã nói ở
trên của nợ, như họ quan sát thấy tác động tiêu cực của nợ lên tăng trưởng không chỉ
thông qua sự tồn đọng của nợ, mà còn thông qua dòng chi trả nợ, điều mà giống như sự
giảm bớt chi tiêu cho đầu tư Chính Phủ. Điều này rất quan trọng cho việ
c đánh giá, xem
xét vì chi tiêu công được xem là yếu tố quyết định chủ yếu của các hoạt động kinh tế
trong nhiều vấn đề chức năng. Nợ tích lũy làm giảm sức mạnh của nền kinh tế thông qua
tác động “nợ tăng thêm” với trở ngại thuế khóa và bất ổn định vĩ mô. Trở ngại thuế khóa
nghĩa là tồn nợ lớn không khuyến khích đầu tư vì những người
đầu tư tiềm năng nhận
thấy rằng sẽ có thuế cao hơn trên thu nhập tương lai để tạo nên khoản hoàn trả nợ. Bất ổn
vĩ mô có liên quan đến việc gia tăng thiếu hụt tài chính, không chắc chắn do sự huy động
vốn bất thường, sự suy giảm giá trị đồng nội tệ, mở rộng tiền tệ và lạm phát dự đoán.
Tóm lại, theo phân tích của giới kinh tế
học trên thế giới, nợ công là thành phần
không thể thiếu được trong cấu trúc tài chính của mỗi quốc gia. Nó có tác động tích cực
đến nền kinh tế trong ngắn hạn, nhưng cũng có thể gây nên nguy cơ tổn hại đối với nền
7

kinh tế trong dài hạn. Đó là do sự tồn đọng nợ theo thời gian, những yêu cầu chi trả nợ cả
vốn gốc và lãi, sự trở ngại thuế khóa, bất ổn vĩ mô và sự giảm bớt chi tiêu đầu tư phát
triển quốc gia một cách đáng kể. Do đó, chính sách quản lý nợ công hiệu quả đòi hỏi phải
lường trước những nguy cơ, rủi ro gặp phải, xác định mứ
c nợ phù hợp, cân đối hợp lý
mức chi trả nợ trong tương lai, góp phần tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Để
minh họa cho sự tác động của nợ công đối với tăng trưởng kinh tế và nhấn mạnh thêm vai
trò quản lý tài chính công của Chính Phủ, chúng tôi đã tiến hành thu thập thông tin và tìm
hiểu về diễn biến tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế trên thực tế của một số
quốc gia, do các tác giả thuộc những tổ chức có uy tín thực hiện, dựa vào những bộ dữ
liệu thu thập được trong một quá trình dài từ các nhóm quốc gia khác nhau. Đầu tiên,

chúng tôi sẽ trình bày môi trường kinh tế ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa nợ công và
tăng trưởng kinh tế như thế nào.
1.1.2. Môi trường kinh tế dẫn đến sự tác động khác nhau của nợ công đối với

ng trưởng kinh tế: so sánh giữa Nigeria và Nam Phi
Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy rằng môi trường kinh tế chính là
nguồn gốc sự tác động khác nhau của nợ công đối với tăng trưởng kinh tế của các quốc
gia trên toàn thế giới. Để minh họa cho nhận định trên, chúng tôi chọn hai quốc gia thuộc
Châu Phi, đó là Nigeria và Nam Phi. Hai quốc gia này đa dạng về thiên nhiên và tài
nguyên, phát triển du lịch, công nghiệp, nông nghiệp với nhiều loại hình. Do đó, có thể
liên hệ đối v
ới Việt Nam về cơ cấu phát triển kinh tế và đưa ra chính sách quản lý tài
chính quốc gia phù hợp dựa vào bài học kinh nghiệm được đưa ra từ những nước này.
Hơn thế nữa, khi nhắc đến Châu Phi, chúng ta không có những ấn tượng riêng cho từng
quốc gia nơi đây mà thường nghĩ đến cả châu lục của họ với cùng một đặc điểm: phát
triển nhiều loại hình kinh tế, dàn trải và thi
ếu sự chuyên sâu. Nam Phi và Nigeria nhận ra
được điều này và đang cố gắng xây dựng thương hiệu cho chính quốc, phát triển kinh tế
đất nước theo phương hướng riêng. Từ lý do này, sự khác biệt về môi trường kinh tế tại
hai quốc gia dần hình thành. Hơn thế nữa, Nigeria và Nam Phi cũng là hai quốc gia có
tăng trưởng kinh tế khá tốt và là hai nền kinh tế mũi nhọn giúp thúc đẩy nền kinh tế toàn
Châu Phi. Đây là lý do mà chúng tôi chú tâm nhiều hơn đến hai quốc gia này.
8

“Nigeria: quốc gia có điều kiện sống kém, nhưng có ngành khai thác dầu phát
triển nhất Châu Phi, nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo nhưng chưa sử dụng hiệu quả
phần lớn diện tích đất, vay nợ nhiều sử dụng cho đầu tư ngành dầu và phát triển thị
trường tài chính nên gặp nhiều rủi ro.”
Nigeria là nước có số dân đông nhất châu Phi, điều kiện sức khỏe và chất lượng
cuộ

c sống ở Nigeria được đánh giá là kém. Nigeria đang tiến tới nhóm các nước có thu
nhập trung bình. Bên cạnh đó, Nigeria vẫn có thế mạnh riêng, là một trong những nước
xuất khẩu dầu và có trữ lượng dầu thô lớn nhất thế giới (thứ 12 về sản xuất dầu, thứ 8 về
xuất khẩu dầu và thứ 10 về trữ lượng dầu thô trên thế giới). Nigeria gia nhập tổ chức
cartel OPEC vào năm 1971. D
ầu mỏ đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế, chiếm
40% GDP và 80% thu nhập của Chính Phủ. Nigeria có danh mục rất nhiều khoáng sản
chưa được khai thác đúng mức như khí ga tự nhiên, than đá, bô-xít, vàng, thiếc, quặng
sắt, đá vôi. Nông nghiệp là một ngành chủ đạo, nhưng phần lớn diện tích đất sử dụng
kém hiệu quả.
Về tài chính quốc gia, Nigeria dựa đáng kể vào các nguồn quỹ tài chính nước
ngoài để
phục vụ cho các dự án phát triển quốc gia – nhà máy sắt thép, khai thác, sản
xuất dầu, đường sá, những kế hoạch hoàn thiện về điện lực. Vào những năm đầu tiên sau
khi có được một nền chính trị độc lập (tức là những năm từ 1960 đến 1975), quy mô của
những khoản vay mượn này nhỏ, lãi suất ưu đãi, kỳ hạn dài và nguồn thường là song
phương hoặc đa phương. N
ợ nước ngoài của Nigeria vào năm 1960 là khoảng 150 triệu
USD. Tuy nhiên, đến đầu năm 1978, hoàn cảnh đã thay đổi, với sức hút của những trung
tâm tài chính lớn trên thế giới, Nigeria bắt đầu vay mượn những khoản tiền lớn, từ những
nguồn cá nhân với lãi suất thả nổi và kỳ hạn ngắn, chỉ riêng khoản vay lớn năm 1978
được ước tính khoảng 1 tỷ USD. Năm 1982, giá trị của khoản nợ n
ước ngoài là 18,631 tỷ
USD, tương ứng với hơn 160% sản lượng GDP của Nigeria năm đó. Đồng thời, trong
thời kỳ phát triển dầu mỏ những năm 1970, Nigeria chủ yếu đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng phục vụ phát triển ngành này, tuy nhiên, sang đến những năm 1980, giá dầu biến
động mạnh đã làm Nigeria thiệt hại lớn và phải cật lực đối phó với những kho
ản chi trả
nợ cả vốn gốc và lãi.
9


“Nam Phi: nền kinh tế mới nổi, tài nguyên thiên nhiên đa dạng, cơ sở hạ tầng
phát triển, có thế mạnh đặc biệt về công nghiệp khai khoáng, là nền kinh tế dẫn đầu
Châu Phi và là thị trường tiềm năng được nhiều nhà đầu tư công nhận. Xu hướng vay nợ
nước ngoài tăng dần theo thời gian, sử dụng chủ yếu cho đầu tư phát triển cơ sở hạ
tầng.”
Nam Phi đượ
c đánh giá là một đất nước tương đối phát triển và đã chính thức gia
nhập nhóm nước mới nổi BRICS (gồm Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc, Nga và Nam Phi)
vào ngày 18/02/2011. Sản xuất công nghiệp của Nam Phi được chú trọng đầu tư phát huy
lợi thế về sự đa dạng tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng phát triển và tiềm năng tài
chính tốt. Những năm gần đây công nghiệp Nam Phi đã có sự gia tăng mạnh m
ẽ, đặc biệt
là công nghiệp khai khoáng. Hiện nay, Nam Phi là nước xuất khẩu vàng lớn nhất thế giới
(ngành công nghiệp khai thác vàng đóng góp khoảng 2% tổng sản phẩm quốc nội của
Nam Phi), sản xuất rượu vang lớn thứ 4 thế giới và cung cấp 3/5 lượng giao dịch Crôm
trên thị trường thế giới. Theo IMF tính toán thì GDP của Nam Phi chiếm 1/3 GDP của
toàn châu lục. Tỷ trọng hàng xuất và nhập khẩu của Nam Phi lần lượt chiếm 60% và 50%
tổng hàng xuất, nhập khẩu của tất cả các nước miền Nam Châu Phi. Ngành du lịch Nam
Phi phát triển rất mạnh, tỷ lệ khách du lịch nước ngoài tăng trung bình khoảng 30% một
năm. Cùng với đó, thế mạnh về thể thao cũng giúp Nam Phi quảng bá rộng rãi hơn về
hình ảnh của đất nước, du lịch phát triển mạnh và nguồn thu từ xuất khẩu cũng từ đó
được đẩy mạ
nh. Có thể nói, Nam Phi là nước phát triển nhất ở Châu Phi và là quốc gia
đóng vai trò thúc đẩy sự phát triển mọi mặt của 14 nước trong Cộng đồng Phát triển miền
Nam Châu Phi (SADC). Hơn thế nữa, với thị trường tiềm năng của mình, Nam Phi đang
dần trở thành môi trường hấp dẫn đầu tư từ các nước khác trên thế giới như Nhật Bản,
Trung Quốc, Anh, Pháp, Mỹ, Đức.
Về tài chính quốc gia, khoản vay v
ốn luôn sẵn có đối với Nam Phi trong suốt

những năm 1970, cả lĩnh vực công và tư nhân đều vay nợ rất mạnh mẽ, thường thì dưới
dạng tín dụng thương mại. Vào những năm đầu 1980, những nguồn đầu tư nước ngoài
giảm dần cùng với đó là những khoản vay nợ nước ngoài tăng để tài trợ cho tăng trưởng
kinh tế. Tài trợ bằng vốn tự có giảm tỷ trọng từ 60% vào những năm 1970 xuống còn nhỏ
10

hơn 30% vào năm 1984, thay vào đó, nợ nước ngoài của Nam Phi tăng từ 40% lên 70%
cơ cấu vốn. Nợ nước ngoài của Nam Phi luôn cao và tiếp tục theo xu hướng tăng dần.
Năm 2003, nợ nước ngoài là 38,1 tỷ USD đã tăng lên 68 tỷ USD vào năm 2007 (tăng
78%). Nợ nước ngoài tính trên phần trăm GDP là 22,9% vào năm 2003, và tăng nhẹ lên
23,2% vào năm 2007.
Đó là cơ bản về đặc điểm môi trưởng kinh tế nổi bật của hai qu
ốc gia Nigeria và
Nam Phi. Vấn đề chính tiếp theo là chúng tôi sẽ phân tích sự tác động của những khoản
nợ nước ngoài, cùng với những yêu cầu thanh toán của nó, lên sự tăng trưởng kinh tế để
xem xét liệu môi trường kinh tế khác nhau có cho ra kết quả tác động khác nhau của nợ
công đối với tăng trưởng kinh tế hay không. Tại sao tác giả lại sử dụng dữ liệu nợ nước
ngoài mà không sử dụng trực tiếp dữ li
ệu tổng nợ công? Thứ nhất, vấn đề về công bố
thông tin có thể ảnh hưởng đến tình hình chính trị quốc gia, do đó, nếu có những dữ liệu
được công bố về tổng nợ công thì những dữ liệu đó cũng không có cơ sở chắc chắn; thứ
hai, nợ công gồm có nợ công nước ngoài và nợ công trong nước, trong đó, nợ công nước
ngoài chiếm tỷ trọng lớn và có cùng xu hướng biến động với tổng nợ công, vì vậy có thể
sử dụng nợ nước ngoài để thay thế; thứ ba, bản thân nợ nước ngoài ẩn chứa rất nhiều rủi
ro, do đó, số liệu nợ nước ngoài cần phải được quan tâm hơn nợ nội địa và được dùng để
ước lượng tác động đối với tăng trưởng kinh tế.
Bài viết mà chúng tôi tìm được của hai tác giả Folorunso S. Ayadi, Felix O. Ayadi
đã phân tích tác động của nợ và gánh nặng thanh toán nợ nước ngoài lên sức mạnh của
nền kinh tế và sự đầu tư ở Nigeria và Nam Phi. Hai tác giả thực hiện thu thập bộ dữ liệu
của hai quốc gia Nigeria và Nam Phi qua giai đoạn gần 30 năm từ 1980 đến 2008, gồm

các biến số vĩ mô hàng năm: tổng đầu tư, xuất khẩu, nợ nước ngoài, thanh toán nợ hàng
năm, GDP thực và tổng nợ công củ
a mỗi quốc gia. Bộ dữ liệu này được lấy từ nguồn số
liệu kết hợp của EIU (2008). Một số dữ liệu khác được lấy thông qua các nguồn riêng lẻ
và được tính toán bởi chính tác giả.
Đầu tiên, hai tác giả tiến hành hồi quy tuyến tính bình phương nhỏ nhất OLS bộ dữ liệu
gồm các biến số: biến phụ thuộc: tỷ lệ tăng trưởng thực hàng năm
g
Y
; các biến độc lập:
11

tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu hàng năm
EXPO
EXPO
Δ
, tỷ lệ đầu tư trên GDP thực
RGDP
RGFI
, tỷ lệ
thanh toán nợ trên GDP thực DSERGDP, quy mô của nợ nước ngoài đối với GDP thực
DEBGDP và tăng trưởng vốn GCAP. Phương trình đầy đủ và kết quả chạy hồi quy mô
hình tuyến tính OLS từ những biến số trên được trình bày trong bảng phụ lục A2.
Hệ số của biến DEBGDP trong phương trình ước lượng thu được đối với Nigeria
là -0,96; với prob=0,3464 (prob là xác suất mắc sai lầm loại 1, tức là xác su
ất gặp sai lầm
nếu bác bỏ giả thuyết Ho bằng 0,3464) và độ tin cậy là 90%, do đó, theo kiểm định p-
value thì giả thiết Ho: biến DEBGDP không tác động lên tăng trưởng kinh tế được chấp
nhận (vì prob=0,3464>


α
=0,1). Từ đó, ta đưa ra kết luận, tác động của biến số quy mô nợ
nước ngoài trên GDP thực (DEBGDP) lên tăng trưởng kinh tế không có ý nghĩa trong mô
hình hồi quy tuyến tính trên đối với Nigeria. Hơn thế nữa, với R-squared bằng 42,08%,
những biến độc lập trong mô hình chỉ giải thích được 42,08% sự biến đổi trong tỷ lệ tăng
trưởng thực hằng năm của Nigeria. Điều này đặt ra một câu hỏi li
ệu có phải các biến đưa
vào mô hình chưa phù hợp và phải chăng mô hình hồi quy tuyến tính đo lường tác động
của nợ nước ngoài lên tăng trưởng kinh tế là không hợp lý đối với trường hợp của
Nigeria. Bên cạnh đó, nền kinh tế Nigeria được đặc trưng bởi ngành khai thác và sản xuất
dầu mỏ, do đó, bỏ qua biến số giá dầu có thể là một thiếu sót, vì sự biến động trong giá
d
ầu cũng ảnh hưởng lên việc vay nợ nước ngoài tại Nigeria và từ đó ảnh hưởng đến tăng
trưởng kinh tế của đất nước này.
Đối với Nam Phi, hệ số thu được với biến số DEBGDP là 2,28 và prob thu được là
0,01; hợp lý khi thực hiện với kiểm định p-value và bác bỏ giả thiết Ho, (giả thiết Ho
luôn được quy định là Beta = 0, tức là biến số đó không ảnh hưởng đến biến ph
ụ thuộc),
độ tin cậy 90%. Ngoài ra, còn có các biến: tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu hàng năm
EXPO
EXPOΔ
, tỷ lệ đầu tư trên GDP thực
RGDP
RGFI
, tăng trưởng vốn GCAP cũng có ý nghĩa khi
kiểm định sự tác động của từng biến đối với tăng trưởng GDP. Hơn thế nữa, tỷ lệ R-
squared lên tới 99,59% cho thấy các biến độc lập đã giải thích được hầu như bao trùm sự
biến đổi trong tỷ lệ tăng trưởng thực tại Nam Phi.
12


Không dừng lại ở hồi quy tuyến tính, hai tác giả nghi ngờ một sự tác động phi
tuyến của nợ nước ngoài lên tăng trưởng kinh tế. Do đó, họ tiếp tục thực hiện kiểm định
tác động phi tuyến bằng việc hồi quy OLS các biến số sau: biến phụ thuộc: tỷ lệ tăng
trưởng thực hàng năm
g
Y
; các biến độc lập: quy mô của nợ nước ngoài đối với GDP thực
DEBGDP với hệ số mũ bậc 1 và 2, tăng trưởng vốn GCAP, cú sốc thuộc về bên ngoài
(được đo lường bằng biến động trong mậu dịch) TOT và
DSEREXP
: tỷ lệ thanh toán nợ
trên xuất khẩu. Bảng kết quả hồi quy sẽ được nêu rõ ở phụ lục A2.
Đối với Nigeria, hệ số của biến DEBGDP và
2
(DEBGDP)
lần lượt là 2,17 và -0,009;
với độ tin cậy là 90% và prob thu được đối với cả hai biến trên (lần lượt là 0,0262 và
0,0886) đều thoả mãn điều kiện bác bỏ giả thiết Ho dựa theo kiểm định p-value. Do đó,
có thể khẳng định rằng nợ công tác động một cách phi tuyến đến tăng trưởng kinh tế của
Nigeria. Ngoài ra, các biến TOT (cú sốc bên ngoài) và GCAP (tăng trưởng vốn) cũng có
tác động dương đến tăng trưở
ng kinh tế. R-squared đạt 92,19%, cho thấy các biến đưa
vào trong mô hình giải thích được 92,19% sự biến đổi trong tỷ lệ tăng trưởng kinh tế.
Về phần Nam Phi, hệ số của các biến DEBGDP và
2
(DEBGDP)
lần lượt là 4,702 và
-0,076, với độ tin cậy tối thiểu là 90%, prob thu được đối với hai biến lần lượt là 0,1505
và 0,1731; lớn hơn so với mức ý nghĩa. Vì vậy, theo kiểm định p-value, giả thiết Ho được
chấp nhận, tức là hai biến này không tác động lên tăng trưởng kinh tế trong mô hình ước

lượng phi tuyến này. Trong kết quả ước lượng mô hình phi tuyến đối với Nam Phi, R-
squared tính được là 99,3% và chỉ có hai biến có ý nghĩa, đó là TOT và GCAP, tuy nhiên,
tác
động của hai biến này được đo lường bằng ước lượng tuyến tính (bậc 1), khác so với
ước lượng phi tuyến của biến quy mô nợ trên GDP thực (bậc 2).
Do đó, có thể kết luận như sau: đối với Nam Phi, nợ nước ngoài của quốc gia tác
động tuyến tính đến tăng trưởng kinh tế và tác động này là tích cực (hệ số tác động:
2,28), ngoài ra, các biến số khác như TOT (cú sốc bên ngoài) tác động (+) đến tăng
tr
ưởng kinh tế, GCAP (tăng trưởng vốn) tác động (+), tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu tác
động (+) và tỷ lệ đầu tư trên GDP thực tác động (-)
13

Đối với Nigeria, tác động của nợ nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế là tác
động phi tuyến, và mẫu hình thu được là mẫu hình Parabol có một điểm cực đại, tại điểm
đó, tăng trưởng kinh tế là cao nhất. Trước điểm này, khi nợ càng tăng, tăng trưởng kinh tế
càng tăng, sau điểm này, nợ càng tăng thì tăng trưởng kinh tế càng giảm.
Như vậy, ở mỗi quốc gia, sự tác động của nợ lên tăng trưởng kinh tế là khác nhau
và tuỳ thuộc vào môi trường kinh tế, mục đích sử dụng nợ và quản lý tính hiệu quả của
việc vay nợ. Tác động này có thể là tác động tuyến tính hay phi tuyến ở những mức độ
khác nhau. Do đó, khi nhận định sự tác động của nợ công đối với tăng trưởng kinh tế,
chúng ta cần phân tích kỹ môi trường kinh tế của mỗi quốc gia, xác định những biến số
phù hợp, từ đo, ước lượng đúng sự tác động và đưa ra những chính sách quản lý nợ công
hiệu quả.
1.1.3. Nợ công vượt ngưỡng 90% GDP thì tăng trưởng kinh tế giảm – Bằng
chứng ở các nước phát triển, mới nổi và nhóm nước sử dụng đồng tiền chung châu
Âu.
Như đã nói ở trên, nợ công thực sự có tác động đế
n tăng trưởng kinh tế, tác động
của nợ công đến tăng trưởng kinh tế có thể là tác động tuyến tính hay tác động phi tuyến,

phụ thuộc vào đặc điểm môi trường kinh tế và chính sách quản lý tài chính của các quốc
gia. Đó là kết luận chúng tôi rút ra được từ kết quả của hồi quy ước lượng sự tác động.
Chúng tôi lần lượt xem xét cả thống kê mô tả lẫn mô hình hồi quy để so sánh các kết quả
với nhau. Và một câu hỏi được đặt ra là nếu nợ công tác động phi tuyến thì ngưỡng cực
đại lúc này là bao nhiêu. Thật bất ngờ, khi nợ công tăng đến 90% GDP thì tăng trưởng
kinh tế đều giảm ở các nước phát triển, mới nổi lẫn nhóm nước sử dụng đồng tiền chung
châu Âu. Đây là mức nợ trung bình mà tăng trưởng kinh tế theo thống kê mô tả ở tất cả
những nhóm nước đều giả
m, điều này không có nghĩa là ngưỡng nợ đối với tất cả những
nước là giống nhau và bằng 90% GDP, mà có thể tăng trưởng kinh tế của một số nước đã
bị giảm với vay nợ nhỏ hơn tỷ số này hay cũng có thể lớn hơn.
Nhóm nước phát triển
14

Reinhart và Rogoff (2010)
9
đã tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu về mối quan hệ giữa
tỷ lệ tăng trưởng GDP và các mức nợ khác nhau của 20 nước phát triển trong khoảng thời
gian 1946-2009. Nhóm này gồm Úc, Áo, Bỉ, Canada, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức,
Hy Lạp, Ireland, Ý, Nhật Bản, Hà Lan, New Zealand, Na Uy, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha,
Thụy Điển, Anh và Mỹ. Quan sát hàng năm được gộp thành 4 nhóm, dựa theo tỷ lệ nợ
trên GDP trong suốt phạm vi quan sát, cụ thể như: những n
ăm khi nợ/GDP dưới 30% (nợ
thấp), những năm mà Nợ công/GDP từ 30% đến 60% (nợ trung bình), 60-90% (nợ cao),
và trên 90% (rất cao). Có tổng cộng 1180 quan sát với 443 quan sát cho Nợ công/GDP
dưới 30%, 442 cho Nợ công/GDP từ 30-60%, 199 cho Nợ công/GDP từ 60-90%, và 96
cho Nợ công/GDP trên 90% (những quan sát này thuộc về Bỉ, Hy Lạp, Ý và Nhật Bản).
Các cột trên hình 1.1
10
cho thấy tăng trưởng GDP trung bình và trung vị cho mỗi trong 4

nhóm kể trên. Từ hình này, chúng ta thấy rằng không có sự kết nối rõ ràng nào giữa nợ và
tăng trưởng cho đến khi nợ công chạm đến ngưỡng 90%. Những quan sát Nợ/GDP trên
90% có tăng trưởng trung vị thấp hơn gần 1% so với nhóm nợ cao, đạt mức dưới 4,5% và
mức tăng trưởng bình quân thấp hơn gần 4% so với nhóm nợ cao, đạt giá trị âm.
Như vậy, đối vớ
i nhóm quốc gia phát triển, ngưỡng nợ 90% GDP đã hạn chế tăng
trưởng kinh tế trung bình của các nước. Vậy thì đối với nhóm nước đang phát triển, liệu
ngưỡng nợ này có chi phối tăng trưởng kinh tế các nước này không, hay một tỷ lệ nợ nào
khác.
Nhóm nước mới nổi
Chúng tôi xem xét tỷ lệ nợ của 24 nền kinh tế mới nổi trong giai đoạn 1946-2009
11

và phân loại nhóm nợ như khi ta tiến hành đối với những nền kinh tế phát triển. 24 nước
trong mẫu là Argentina, Bolivia, Brazil, Chile, Trung Quốc, Colombia, Ai Cập, Ấn Độ,
Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, Mexico, Nigeria, Peru, Philippines, Nam Phi, Thái Lan,
Thổ Nhĩ Kỳ, Uruguay, and Venezuela. Có tổng số 1142 quan sát hàng năm, cụ thể là: 502
quan sát cho Nợ/GDP dưới 30%, 385 cho Nợ/GDP từ 30-60%, 145 cho Nợ/GDP từ 60-

9
Reinhart và Rogoff, Growth In A Time of Debt, 2010
10
Phụ lục A11
11
Reinhart và Rogoff, “Growth In A Time of Debt”, 2010
15

90%, và 110 cho Nợ/GDP trên 90%.
12
Đáng ngạc nhiên là mối quan hệ giữa nợ công và

tăng trưởng thì tương tự nhau một cách đáng chú ý ở cả những thị trường mới nổi lẫn
những nền kinh tế phát triển. Trong giai đoạn 1946-2009, tốc độ tăng trưởng trung vị và
bình quân xấp xỉ khoảng 4-4,5% cho tất cả những mức độ nợ khoảng 90% GDP. Tuy
nhiên, tốc độ tăng trưởng GDP trung vị giảm mạnh còn 2,9% đối với tỉ lệ nợ trên 90%, sự
sụt giảm này còn lớn hơn khi xét đến tốc độ tăng trưởng bình quân, giảm chỉ còn 1%.
Như vậy, đối với những nước mới nổi, tỷ lệ nợ có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế
nhiều nhất cũng được tìm thấy là mức 90% GDP.
Do đó, có thể nói, mức nợ 90% GDP là mức nợ đe dọa chung đến tăng trưởng
kinh tế của tất cả các nhóm nước, từ đó, giúp các Chính Phủ có thể nhận định được
ngưỡng nợ trung bình tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế trên thế giới. Tuy nhiên,
những kết quả trên được tính toán cho trung bình các quốc gia, do đó, chưa kể đến môi
trường kinh tế đặc trưng, chính sách quản lý và điều hành đất nước của mỗi Chính Phủ,
do đó, việc phân tích nhữ
ng đặc trưng riêng cho mỗi nước là điều cần thiết và ngưỡng nợ
của mỗi quốc gia sẽ thay đổi khác nhau.
Đó là cái nhìn tổng quan về sự tác động của nợ đối với tăng trưởng kinh tế thông
qua thống kê mô tả được tìm hiểu từ những nghiên cứu của Reinhart và Rogoff. Chúng
tôi chuyển hướng nghiên cứu mô hình thực nghiệm cũng điều tra mối quan hệ giữa nợ
công và tăng tr
ưởng kinh tế nhưng theo một mẫu các nước khác và với phạm vi thời gian
khác.
Khu vực sử dụng đồng tiền chung Châu Âu
Cuộc khủng hoảng 2008-2009 đã tạo ra những căng thẳng đáng kể lên lĩnh vực tài
chính công trong khu vực đồng tiền chung châu Âu, cụ thể là nợ công của mỗi quốc gia.
Nhiều nước trong Liên Minh Châu Âu và khu vực đồng tiền chung châu Âu đang ở mức
rủi ro cao có liên quan đến việc duy trì ổ
n định tài chính. Nợ công tăng lên đáng kể qua
nhiều thập niên và xu hướng này càng được thấy rõ khi quan sát sự mở rộng trong quy
mô của Chính Phủ. Đối với nhiều nước công nghiệp, tăng trưởng tổng chi tiêu Chính Phủ
thì khổng lồ trong thế kỷ 20. Vào cuối giai đoạn hiện nay, tỷ lệ nợ công/GDP trung bình


12
Phụ lục A11, hình 1.2
16

là 79% đối với những Chính Phủ cỡ lớn, 60% đối với những Chính Phủ cỡ vừa và 53%
đối với Chính Phủ cỡ nhỏ.
Khủng hoảng kinh tế và tài chính có khuynh hướng đóng góp vào việc gia tăng nợ,
cuộc khủng hoảng 2008-2009 đã tạo những căng thẳng đáng kể lên nợ, và tổng quát, lên
lĩnh vực tài chính công ở các nước trong khu vực đồng tiền chung Châu Âu. Tỷ lệ thâm
hụt chính phủ khu v
ực này được ước tính tăng lên nhanh chóng từ 0,6% GDP năm 2007
lên đến 6,6% GDP năm 2011, trong khi tỷ lệ tổng nợ chính phủ được cho là bùng phát từ
66,0% đến 88,5% GDP trong suốt cùng một giai đoạn. Nhìn chung, sự duy trì ổn định tài
chính dài hạn trong khu vực đồng tiền chung châu Âu đã trở nên xấu hơn một cách rõ rệt
và nhiều nhận định rằng những ảnh hưởng như thế sẽ tiếp tục kéo dài trong trung và dài
hạn. Dựa theo bản báo cáo m
ới nhất về Sự bền vững của Hội đồng Châu Âu, nhiều quốc
gia trong khu vực đồng tiền chung và Liên Minh Châu Âu (8 nước trong khu vực đồng
tiền chung và 13 nước trong Liên Minh châu Âu) đang ở mức rủi ro cao về sự duy trì ổn
định tài chính. Điều này phản ánh sự thâm hụt tài chính lớn hiện tại, dự đoán về khả năng
tăng trưởng GDP bị chế ngự.
Cristina Checherita và Philipp Rother (2010)
13
tiến hành điều tra mối quan hệ
trung bình giữa tỷ lệ nợ Chính Phủ trên GDP và tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu
người trong mẫu gồm 12 nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu (Áo, Bỉ, Phần
Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Ireland, Ý, Luxembourg, Hà Lan, Bồ Đào Nha và Tây Ban
Nha) trong giai đoạn xấp xỉ bốn thập niên bắt đầu từ năm 1970 đến 2010.
Vì mô hình dạng tuyến tính của nợ không có ý nghĩa nên hai tác giả trên chuyển

sang h
ồi quy bậc hai biến nợ. Mẫu hình tăng trưởng thực nghiệm cơ bản dựa trên một
phương trình hội tụ có điều kiện, hồi quy tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người
với logarit tự nhiên của chính nó, nợ công, nợ công bậc hai, tỷ lệ đầu tư/tiết kiệm trên
GDP và tốc độ tăng trưởng dân số (xem phụ lục A3). Kỹ thuật ước lượng c
ăn bản là cố
định các nhân tố được điều chỉnh để loại bỏ tác động của phương sai thay đổi và tự tương
quan. Hai tác giả thiết lập biến nợ cho mỗi nước thông qua hoặc độ trễ thời gian (lên đến

13
Cristina Checherita và Philipp Rother, The impact of high and growing government debt on economic growth –
An empirical investigation for the euro area, 2010

×