Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Kiến trúc sư làm gì để biến đổi đô thị? ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.11 KB, 6 trang )






Kiến trúc sư làm gì để biến đổi đô thị?


Ngày 01/10 hàng năm cũng đồng thời là Ngày Định cư thế giới. Nhân ngày này,
Liên hiệp Hội KTS thế giới (UIA) đã gửi đến các KTS, hội KTS trên toàn thế giới
thông điệp: “KTS là những người biến đổi đô thị”.
Thách thức của cuộc sống đô thị
Theo thông điệp của UIA, dân cư đô thị sẽ chiếm 70% dân số thế giới năm 2050 và
các đô thị sẽ phải có những thay đổi mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu cư trú của các
công dân thế kỷ XXI và mang lại những điều kiện sống hữu ích cho sự phát triển
thể chất và tinh thần của họ. Tiến trình thiết yếu phải tập trung vào các vấn đề:
Giảm nhẹ biến đổi khí hậu, giảm phát thải ô nhiễm và quản lý hiệu quả hơn các
nguồn năng lượng; kiến tạo nên các đô thị mang tính cộng đồng, bình đẳng, dễ tiếp
cận, loại trừ sự phân biệt đối xử và nhà ở tạm; phát triển nền kinh tế, giáo dục và
các cơ hội sáng tạo cho tất cả; bảo đảm an toàn và các điều kiện vệ sinh cho cuộc
sống của mọi cá nhân.

Tương tự, báo cáo mới nhất của Chương trình Định cư con người Liên Hợp Quốc
(UN - HABITAT) về hiện trạng các TP châu Á cũng cho thấy: Tỷ lệ đô thị hóa
trong khu vực châu Á đang ở mức 42,2%. Với tốc độ đô thị hóa nhanh, châu Á ước
tính sẽ có hơn 50% dân số sinh sống ở các đô thị vào năm 2025 và “con số này sẽ
tăng lên 2/3 dân số thế giới trong vòng 2 thế hệ tiếp theo”.
Còn ở Việt Nam thì sao? Theo Giám đốc UN - HABITAT Việt Nam TS Nguyễn
Quang, tỷ lệ đô thị hóa hiện nay là 30,4%, với khoảng 27 triệu người. Tỷ lệ này dự
kiến sẽ tăng lên 50% vào năm 2040. Ông Quang nhận định: Đô thị Việt Nam đang
đóng vai trò động lực trong phát triển kinh tế. Tuy nhiên, đô thị hóa nhanh cũng


đặt ra nhiều thách thức không nhỏ cho cuộc sống. Sự bất bình đẳng và chênh lệch
thu nhập ngày càng tăng giữa đô thị và nông thôn cũng như giữa các nhóm khác
nhau trong đô thị. Dân số đô thị tăng với tốc độ trung bình hàng năm khoảng 3%
đã tạo áp lực rất lớn lên hệ thống cơ sở hạ tầng và tăng thêm gánh nặng trong việc
cung cấp nhà ở cho người dân. Công nghiệp hóa và sự bùng nổ các hoạt động xây
dựng cùng sự gia tăng đáng kể các phương tiện giao thông cơ giới đã ảnh hưởng
lớn đến môi trường và di sản văn hóa đô thị. Điều đáng nói là tốc độ đô thị hóa cao
nhưng không đi kèm với quy hoạch đô thị bền vững dẫn đến những hệ lụy như việc
biến đổi một diện tích lớn đất nông nghiệp và ao hồ thành đất xây dựng, ảnh hưởng
đến việc phát triển nông nghiệp, an ninh lương thực, khả năng chống chịu của đô
thị với biến đổi khí hậu…
Vai trò và trách nhiệm của KTS
Trong thông điệp gửi đến KTS trên toàn cầu nhân ngày Kiến trúc thế giới, UIA đã
khẳng định: Các KTS sẽ giữ vai trò cốt yếu trong tiến trình thiết yếu phải tập trung
vào nói trên.
Sau khi dẫn chứng về quá trình phát triển đô thị trên thế giới, Thứ trưởng Bộ Xây
dựng Nguyễn Thanh Nghị cũng nhận định: Không ai khác, chính là các KTS đã
góp phần quan trọng tạo dựng nên bộ mặt đô thị, lịch sử đô thị và các di sản văn
hóa trong đô thị. Một nét vẽ, một ý đồ của KTS có thể làm biến đổi bộ mặt của cả
một đô thị nghìn năm. KTS chính là thành phần tạo nên bản sắc văn hóa truyền
thống trong các đô thị. Khi đó, đô thị không chỉ là nơi ở mà còn chứa đựng những
khía cạnh nhân văn và lịch sử, làm cho mỗi thế hệ gắn bó với nơi ở của mình, của
ông cha mình qua từng góc phố, con đường, bờ sông.
Khẳng định “KTS là những người được nhân loại giao cho sứ mệnh cao cả là sáng
tạo nên kiến trúc đô thị. KTS không chỉ là người sáng tạo mà còn là người tham dự
vào quá trình hình thành, đổi thay và phát triển đô thị. Chất lượng đô thị và chất
lượng sống của cư dân đô thị có trách nhiệm của KTS”, Chủ tịch Hội KTS Việt
Nam Nguyễn Tấn Vạn nói lời hiệu triệu: Nhân Ngày Kiến trúc thế giới, Hội KTS
Việt Nam kêu gọi các KTS đoàn kết, đồng lòng, lao động sáng tạo để đóng góp
nhiều hơn nữa, hiệu quả hơn nữa vào công cuộc xây dựng và phát triển kiến trúc

đô thị nước nhà. Chúng ta cần học hỏi, tiếp cận những tư tưởng, xu hướng phát
triển đô thị hiện đại và tiến bộ trên thế giới, áp dụng sáng tạo phù hợp với đặc thù
văn hóa, bản sắc dân tộc Việt Nam. Chúng ta trân trọng và giữ gìn phát huy những
di sản kiến trúc đô thị của tiền nhân; nâng cao trách nhiệm xã hội, trách nhiệm
nghề nghiệp, bảo vệ sự phát triển bền vững của đô thị cho hôm nay và cho con
cháu mai sau…
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Nghị kỳ vọng: Đã đến lúc chúng ta cần có những thay
đổi về tư duy phát triển, tư duy sáng tạo nhằm tạo lập diện mạo kiến trúc đô thị
ngày càng khang trang hơn, phù hợp và đẹp hơn; xây dựng và phát triển kiến trúc
đô thị mang tính hài hòa hơn, độc đáo và bền vững hơn; cùng nhau giữ gìn và phát
triển bản sắc Việt Nam trong từng bản vẽ, từng công trình…
Còn Phó tổng thư ký Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam Nguyễn Mạnh Thắng
thì cam kết: Ủy ban luôn sẵn sàng đồng hành cùng các KTS để thúc đẩy triển khai
các hoạt động trong khuôn khổ hợp tác giữa tổ chức UNESCO và UIA tại Việt
Nam, góp phần xây dựng một Việt Nam phát triển bền vững.
Tương tự, TS Nguyễn Quang cũng chia sẻ: UN - HABITAT Việt Nam hiện đang
phối hợp các TP để tổ chức những khóa tập huấn về tăng trưởng xanh và quy
hoạch đô thị sinh thái nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ địa phương để tham gia
đóng góp vào sự phát triển đô thị bền vững.

×