ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP ĐỊA LÍ 8
Câu 1: Từ B > N phần đất liền nớc ta kéo dài bao nhiêu độ? Bao nhiêu
phút? Từ đó suy ra nước ta nằm trong đới khí hậu gì? Của bán cầu nào?
Trả lời:
- Lãnh thổ nước ta kéo dài: 23023’B – 8034’B = 14049’ (1650km).
> Vậy nước ta nằm trong đới khí hậu Nhiệt đới Bắc bán cầu.
(GVHD cách tính nháp và dùng máy tính )
Câu 2: Từ T > Đ phần đất liền nước ta mở rộng bao nhiêu độ? Bao nhiêu
phút? Từ đó suy ra nước ta nằm trong múi giờ thứ mấy (theo giờ GMT)?
Trả lời:
- Lãnh thổ nước ta mở rộng: 109024’Đ – 102010’Đ = 7014’ .
> Kinh tuyến 1050Đ đi qua giữa lãnh thổ > Nước ta nằm trong múi giờ số 7
theo giờ GMT.
(GVHD cách tính nháp và dùng máy tính )
Câu 3: Hãy đánh giá những ảnh hưởng của vị trí địa lí đối với tự nhiên,
KT-XH và ANQP nước ta?
Trả lời
- Đối với tự nhiên:
+ Với khí hậu: Quy định tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa
+ Với sinh vật: Phong phú, đa dạng; xanh tốt quanh năm
+ Với khoáng sản: Mang lại sự giàu có về tài nguyên khoáng sản
+ Với cảnh quan: Tạo nên sự phân hoá đa dạng giữa ( )
+ Thiên tai: Nước ta nằm trong vùng có nhiều thiên tai như ( )
- Đối với KT-XH:
+ Với xã hội: Nhiều dân tộc; tương đồng về văn hoá; giao lưu thuận lợi.
+ Với kinh tế: Nằm trong vùng kinh tế sôi động ( ); nằm trên đường hàng hải
quốc tế > Thuận lợi giao thương
- Đối với QPAN: Do có vị trí kinh tế quan trọng và vùng biển rộng lớn nên n-
ước ta có một vị trí địa chính trị và quân sự đặc biệt quan trọng
Câu 4. Hình dạng lãnh thổ nước ta có ảnh hưởng như thế nào đối với tự
nhiên và GTVT?
Trả lời:
Hình dạng kéo dài - hẹp ngang > ảnh hưởng:
- Với tự nhiên: Mang đến sự phân hoá đa dạng ( ). Trong đó có nhiều cảnh
quan độc đáo
- Với GTVT: Hình dạng lãnh thổ kết hợp với địa hình gây ra nhiều khó khăn
cho GTVT. Ví dụ
Câu 5. Cho hình 24.1 (Trang 87), tính khoảng cách (km) từ Hà Nội đến Ma-
ni-la, Ban-đa Xê-ri Bê-ga-oan, Xin-ga-po và Băng Cốc?
Bài này có thể yêu cầu sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để tính.
Trả lời:
- Theo SGK: 1cm bản đồ = 300 km thực địa > Theo đường thẳng:
Hà Nội > Ma-ni-la = 5,4cm x 300 = 1 620km
Hà Nội > Ban-đa Xê-ri Bê-ga-oan = 6,4cm x 300 = 1 920km
Hà Nội > Xi-ga-po = 6,9cm x 300 = 2 070km
Hà Nội > Băng Cốc = 3,2cm x 300 = 960km
(GVHD cách tính cụ thể. Tơng tự nh vậy khi tính trong Atlat)
Câu 6. Phần biển Việt Nam nằm trong Biển Đông tiếp giáp với vùng biển
của những quốc gia nào ? Việc tiếp giáp như vậy có thuận lợi và khó khăn
gì?
Trả lời:
- Biển Việt Nam trong Biển Đông tiếp giáp với vùng biển 8 quốc gia:
Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia, Xingapo, Brunây,
Philíppin.
- Ảnh hưởng:
+ Thuận lợi: Giao thương phát triển KT-XH
+ Khó khăn: Nảy sinh nhiều mâu thuẫn, bất đồng về quyền lợi, chủ quyền
Câu 7. Biển đã đem lại những thuận lợi và khó khăn gì đối với các ngành
kinh tế của nước ta?
Trả lời
- Thuận lợi của biển:
+ Thuận lợi cho đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản;
+ Thuận lợi cho GTVT biển;
+ Thuận lợi cho khai thác khoáng sản biển;
+ Thuận lợi cho hoạt động du lịch biển
+ Một số thuận lợi khác (điều hoà khí hậu, cơ sở để tiến ra biển )
- Khó khăn của biển:
+ Một số thiên tai (bão, sóng thần, hiện tượng sạt lở, cát bay, cát chảy )
Câu 8. Chứng minh Biển Đông có ý nghĩa chiến lược đối với nước ta cả về
mặt phát triển kinh tế lẫn ANQP?
Trả lời
- Về kinh tế:
+ Với đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản: biển rộng, ấm, nhiều tôm cá; đường bờ biển
dài, nhiều vũng vịnh
+ Với GTVT biển: nằm trên đường hàng hải quốc tế
+ Với khai thác khoáng sản biển: thềm lục địa có nhiều dầu khí, ven biển có
nhiều cát trắng, titan, muối
+ Với hoạt động du lịch biển: nhiều bãi tắm đẹp, nhiều cảnh quan đẹp
- Với QPAN:
+ Tiếp giáp với biển của 8 quốc gia, nằm trong vùng có vị trí kinh tế chiến lược
của thế giới
Câu 9. Tại sao việc giữ vững chủ quyền một hòn đảo, dù nhỏ, nhưng lại có ý
nghĩa rất lớn?
Trả lời:
* Là vì:
- Các đảo là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền ;
- Các đảo là cơ sở để nớc ta tiến ra biển trong tương lai ;
- Các đảo là cơ sở để khẳng định chủ quyền của ta đối với vùng biển và thềm lục
địa quanh đảo ;
- Các đảo là địa bàn để phân bố dân cư
Câu 10. Khoáng sản là gì? Chứng minh nước ta có nguồn tài nguyên
khoáng sản phong phú?
Trả lời:
- Khoáng sản là một loại tài nguyên thiên nhiên. Bao gồm các loại khoáng vật
có ích mà ở một trình độ nhất định nó được sử dụng trong đời sống và sản xuất
của con người.
- Phong phú bởi vì nớc ta có đủ các loại:
+ Khoáng sản năng lượng: than đá, dầu mỏ, khí đốt
+ Khoáng sản kim loại: sắt, nhôm, đồng, chì, kẽm, vàng
+ Khoáng sản phi kim loại: apatít, pyrít, phốtpho
+ Khoáng sản vật liệu xây dựng: đá vôi, đất sét, cát sỏi
Câu 11. Tại sao nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú?
Trả lời
* Là vì:
- Nước ta có lịch sử phát triển lãnh thổ lâu dài ( )
- Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa với đại dương
- Nước ta nằm liền kề với vành đai sinh khoáng TBD và ĐTH.
Câu 12. Nêu một số nguyên nhân làm cạn kiệt nhanh chóng một số tài
nguyên khoáng sản ở nước ta? Thử đưa ra một số giải pháp sử dụng hợp lí
và tiết kiệm tài nguyên khoáng sản?
Trả lời:
- Nguyên nhân:
+ Khai thác nhiều;
+ Kĩ thuật khai thác lạc hậu;
+ Sử dụng không tiết kiệm
- Biện pháp:
+ Tìm nguyên, nhiên liệu thay thế
+ Đầu tư công nghệ trong khai thác và sử dụng
+ Tuyên truyền giáo dục…
Câu 13. Nêu các đặc điểm chung nhất của địa hình Việt Nam. Cho biết ảnh
hưởng của nó đối với tự nhiên và KT-XH nước ta?
Trả lời
- Đặc điểm chung: (4 đặc điểm)
+ Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp;
+ Cấu trúc địa hình khá đa dạng (hai hướng núi chính, hướng nghiêng TB-ĐN,
địa hình được Tân kiến tạo làm trẻ lại);
+ Địa hình nước ta là địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa;
+ Địa hình nước ta chịu tác động mạnh của con người.
- Ảnh hưởng:
+ Thuận lợi: tạo ra sự đa dạng về tự nhiên; thế mạnh về rừng, khoáng sản, cảnh
quan
+ Khó khăn: trong GTVT, tăng cường ảnh hưởng của gió mùa ĐB, gây hiệu ứng
phơn
Câu 14. Địa hình nước ta được hình thành và biến đổi bởi những nhân tố
nào? Phân tích ảnh hưởng của nhân tố con người.
Trả lời
- Các nhân tố hình thành và biến đổi địa hình:
+ Nội lực: gồm các vận động kiến tạo. Xu hướng làm tăng sự gồ ghề
+ Ngoại lực: gồm các yếu tố khí hậu, sông ngòi Xu hướng san phẳng
+ Nhân tố con người: Làm biến đổi mạnh mẽ
- Ảnh hưởng của nhân tố con người:
Làm biến đổi mạnh mẽ các dạng địa hình thông qua các hoạt động lao động
sản xuất và đấu tranh của mình > nhiều dạng địa hình nhân tạo như: hang
động, hầm mỏ, đê điều, hồ đập
Câu 15. Nêu khái quát đặc điểm địa hình khu vực đồi núi nước ta và cho
biết những ảnh hưởng của khu vực này đối với đời sống và sản xuất của
nhân dân?
Trả lời
- Đặc điểm địa hình khu vực đồi núi:
+ Chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ;
+ Chủ yếu là đồi núi thấp (<1000m chiếm 85%; >2000m chỉ 1%);
+ Hướng núi: TB-ĐN và hướng vòng cung là 2 hướng chính.
+ Gồm 4 vùng núi chính: Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc và Trường Sơn
Nam.
- Ảnh hưởng của địa hình khu vực đồi núi:
+ Thuận lợi: rừng, thuỷ điện, khoáng sản, cảnh quan đẹp
+ Khó khăn: giao thông, lũ quét, xói mòn đất, sương muối,
Câu 16. Nêu khái quát đặc điểm địa hình khu vực đồng bằng nước ta và
cho biết những ảnh hưởng của khu vực này đối với đời sống và sản xuất của
nhân dân?
Trả lời
- Đặc điểm địa hình khu vực đồng bằng:
+ Chiếm 1/4 diện tích lãnh thổ;
+ Gồm 2 loại đồng bằng:
• Đồng bằng châu thổ sông: ĐBSH, ĐBSCL.
• Đồng bằng ven biển: Thanh - Nghệ - Tĩnh; Nam - Ngãi - Định, Phú -
Khánh
- Ảnh hưởng của địa hình khu vực đồng bằng:
+ Thuận lợi: phát triển nông nghiệp, thuỷ sản; thuận lợi cư trú, phát triển công
nghiệp, giao thông
+ Khó khăn: lụt, xâm nhập mặn, bão
Câu 17. Địa hình bờ biển và thêm lục địa nước ta có đặc điểm gì? Ảnh
hưởng của nó đối với đời sống và sản xuất?
Trả lời
- Đặc điểm địa hình bờ biển và thềm lục địa:
+ Bờ biển dài 3 260km (28/63 tỉnh thành phố giáp biển);
+ Gồm 2 loại bờ biển:
• Bờ biển bồ tụ: châu thổ sông Hồng, châu thổ sông Cửu Long.
• Bờ biển mài mòn: Từ Đà Nẵng đến Bà Rịa - Vũng Tàu.
+ Bờ biển khúc khuỷ, nhiều vũng vịnh sâu và kín gió;
+ Thềm lục địa nông và rộng lớn.
- Ảnh hưởng của địa hình bờ biển và thềm lục địa:
+ Thuận lợi: nhiều bãi tắm đẹp, nơi xây dựng hải cảng và nuôi trồng thuỷ sản;
nhiều khoáng sản
+ Khó khăn: sạt lở bờ biển, bão, xâm nhập mặn
Câu 18. Vì sao các đồng bằng duyên hải Trung Bộ nhỏ hẹp và kém phì
nhiêu hơn hai đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long?
Trả lời
- Là vì: Sự tác động tổng hợp của các nhân tố sau:
+ Các sông trong vùng này chủ yếu là nhỏ, ngắn và dốc;
+ Sự chia cắt của các dãy núi đâm ngang ra biển ;
Câu 19. Địa hình châu thổ sông Hồng giống và khác với địa hình châu thổ
sông Cửu Long ở điểm nào?
Trả lời
- Giống nhau: Đều là địa hình châu thổ có thềm lục địa mở rộng
- Khác nhau:
+ Châu thổ sông Hồng bị chia cắt bởi hệ thống đê điều. Từ đó chia làm 2 khu
vực địa hình là trong đê (thấp, là các ô trũng và không được bồi đắp phù sa) và
ngoài đê (cao hơn, thường xuyên được bồi đắp phù sa)…
+ Châu thổ sông Cửu Long bị chia cắt bở hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng
chịt; vào mùa lũ nhiều vùng đất trũng bị ngập nước…
Câu 20. Nêu khái quát những đặc điểm chung của khí hậu nước ta. Nét độc
đáo của khí hậu nước ta thể hiện ở chỗ nào ?
Trả lời:
- Đặc điểm chung của khí hậu Việt Nam:
+ Tính chất nhiệt đới, ẩm, gió mùa:
• Tính nhiệt đới: nhiệt độ TB 20 - 220C, số giờ nắng 1 400 - 3 000 giờ
• Tính ẩm: tổng lượng ma 1 500 - 2 000 mm, cân bằng ẩm dương
• Gió mùa: Có 2 loại gió hoạt động theo mùa và mang đến những đặc điểm khí
hậu khác nhau.
+ Tính chất đa dạng và thất thường:
• Đa dạng: phân hoá theo B-N, Đ-T - chia làm 4 miền khí hậu (phía Bắc, Đông
Trờng Sơn, phía Nam, Biển Đông); phân hoá theo độ cao (HS có thể sử dụng
Atlat).
• Thất thường: năm rét sớm, năm rét muộn; năm ma lớn, năm khô hạn; năm ít
bão, năm nhiều bão
- Nét độc đáo thể hiện ở chỗ: nước ta có cùng vĩ độ với khu vực Tây Á và Bắc
Phi nhưng chúng ta lại không bị khô hạn như vậy.
Câu 21. Trình bày những hiểu biết của mình về tính đa dạng và thất th-
ường của khí hậu nước ta (biểu hiện, nguyên nhân).
Trả lời:
- Biểu hiện: Như trên câu 1 ( )
- Nguyên nhân:
+ Do vị trí nước ta nằm kề một vùng biển rộng lớn ;
+ Do đặc điểm địa hình nước ta ;
Câu 22. Hãy nêu ít nhất 5 câu ca dao hay tục ngữ phản ánh đặc điểm khí
hậu - thời tiết ở nước ta hoặc địa phương bạn sinh sống.
Trả lời:
1. Cơn đằng Đông vừa trông vừa chạy/ Cơn đằng Nam vừa làm vừa chơi.
2. Chuồn chuồn bay thấp thì mưa; Bay cao thì nắng; Bay vừa thì râm.
3. Ráng mỡ gà, ai có nhà thì chống.
4. Chớp Đông nhay nháy, gà gáy thì mưa.
5. Trăng quầng trời hạn, trăng tán trời mưa…
Câu 23. Lập bảng so sánh giữa gió mùa mùa đông với gió mùa mùa hạ ở
nước ta theo các tiêu chí: nguồn gốc, tên gọi, hướng, thời gian, không gian,
ảnh hưởng.
Tr l iả ờ :
Gió mùa mùa đông Gió mùa mùa hạ
Hướng
gió
chủ yếu
- Đông Bắc - Tây Nam
Nguồn
gốc
- Áp cao Xibia
- Nửa đầu mùa
hạ: áp cao Bắc
Ấn Độ Dương
- Nửa cuối mùa
hạ: áp cao cận
chí tuyến nam
bán cầu
Phạm vi
hoạt
động
- Miền Bắc (đến 160B) - Cả nước
Thời
gian
hoạt
động
- Từ tháng XI đến tháng IV
- Từ tháng V đến
tháng VII
- Từ tháng VI
đến tháng X
Tính
chất
- Lạnh khô nửa đầu mùa
đông, lạnh ẩm, có mưa
phùn nửa cuối mùa đông
- Nóng ẩm
Ảnh
hưởng
đến khí
hậu
- Mùa đông lạnh ở miền
Bắc
- Mưa cho Nam
Bộ và Tây
Nguyên, khô
nóng cho Trung
Bộ
- Mưa cho cả
nước
Ngoại lệ
- Từ Đà Nẵng trở vào, gió
Tín phong BBC thổi theo
hướng ĐB gây mưa vùng
ven biển miền Trung, còn
Nam Bộ và Tây Nguyên là
mùa khô.
- Miền Bắc: gió này di chuyển vào
Bắc Bộ theo hướng đông nam (do
ảnh hưởng áp thấp Bắc Bộ) tạo
nên "gió mùa Đông Nam".
Câu 24: Cho hình sau:
a) Đặt tên cho hình vẽ.
b) Mô tả và giải thích hiện tượng xảy ra trong hình.
c) Tính độ cao trung bình tại nơi có nhiệt độ 70C. (Nêu rõ cách tính).
d) Hiện tượng này xảy ra ở vùng nào của Việt Nam và vào thời gian nào ?
(ý d này có thể hỏi khác đi là: Hãy nêu giới hạn hoạt động về không gian và
thời gian của hiện tượng này ở nớc ta.).
Trả lời:
a) Đặt tên: Hiện tượng gió phơn
b) Mô tả và giải thích hiện tượng phơn:
Gió ẩm thổi đến sườn đón gió (sườn Tây) trờn lên cao, nhiệt độ giảm theo đoạn
nhiệt ẩm 0,60C/100m, hơi nước ngng tụ cho ma ở sườn này. Sang đến sườn
khuất gió (sườn Đông), nhiệt độ tăng theo đoạn nhiệt khô 10C/100m nên không
khí rất khô và nóng.
c) Tính độ cao: Độ cao tại nơi có nhiệt độ 70C là: 2 500m. Vì:
- Tại 0m nhiệt độ là 220C (nhiệt độ giảm theo tiêu chuẩn không khí ẩm - trung
bình 0,60C/100m.
- Tại 2.000m, nhiệt độ là 100C - chênh 30C so với 70C > Chênh 500m độ cao.
Vậy độ cao tại nơi có nhiệt độ 70C là: 2 000m + 500m = 2 500m.
d) Liên hệ: Hiện tượng gió phơn xảy ra ở nước ta tại khu vực Bắc Trung Bộ (từ
Thanh Hoá đến Thừa Thiên - Huế, mạnh nhất tại Nghệ An, Hà Tĩnh), tại Tây
Bắc và diễn ra vào mùa hè.
Câu 25. Dựa vào bảng số liệu dới đây, hãy nhận xét và giải thích chế độ
nhiệt của hai địa điểm.
Bảng: Nhiệt độ (0C) của Hà Nội và TP Hồ Chí Minh
Tháng I II III IV V VI VII VIIIIX X XI XII Năm
Hà
Nội
16,4 17,0 20,2 23,7 27,3 28,8 28,9 28,2 27,2 24,6 21,4 18,2 23,5
TP
HCM
25,8 26,7 27,9 28,9 28,3 27,5 27,1 27,1 26,8 26,7 26,4 25,7 27,1
Trả lời:
- Nhận xét:
+ HN có 3 tháng (I, II, XII) nhiệt độ dưới 200C, còn TP HCM thì không có
tháng nào nhiệt độ dới 200C.
+ Nhiệt độ TB năm ở TP HCM cao hơn ở HN 3,60C.
+ Biên độ nhiệt năm ở HN (12,50C) cao hơn ở TP HCM (3,20C).
+ Tháng có nhiệt độ cực đại của TPHCM là tháng IV còn của HN là tháng VII,
nhưng đều có nhiệt độ là 28,90C
- Giải thích:
+ Do vị trí: TP HCM có vĩ độ thấp hơn
+ Do ảnh hưởng của gió mùa: HN chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc lạnh
còn TP HCM thì không
Câu 26. Nêu và giải thích các đặc điểm sông ngòi Việt Nam.
Trả lời:
- Nước ta có mạng lới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước ( ).
Do địa hình nước ta 3/4 là đồi núi, bị chia cắt mạnh, lượng mưa hàng năm lớn
- Sông ngòi nước ta chảy theo 2 hướng chính là TB-ĐN và vòng cung. Do đó
cũng chính là 2 hướng chính của địa hình Việt Nam.
- Sông ngòi nước ta nhiều nước, giàu phù sa ( ). Do nước ta có một số sông lớn
bắt nguồn từ vùng núi cao, chảy qua vùng đất dễ xói mòn
- Sông ngòi nước ta có 2 mùa nước (lũ - cạn) rõ rệt. Do sông ngòi nước ta có
nguồn cung cấp nước từ mưa là chủ yếu mà chế độ mưa của nước ta theo mùa
Câu 27. Tại sao nước ta có nhiều sông suối, song chủ yếu lại là các sông nhỏ,
ngắn và dốc ?
Trả lời:
- Nước ta có nhiều sông suối là do địa hình nước ta 3/4 là đồi núi, bị chia cắt
mạnh, lượng mưa hàng năm lớn
- Các sông chủ yếu ngắn và dốc do hình dạng lãnh thổ nước ta (hẹp ngang); do
địa hình nước ta (một số dãy núi có sườn bất đối xứng)
Câu 28. Hãy kể các nguồn lợi mà sông ngòi Việt Nam mang lại cho đời sống
và sản xuất của nhân dân ta.
Trả lời:
- Thuỷ nông: đảm bảo tới - tiêu cho nông nghiệp
- Thuỷ năng: có tiềm năng thuỷ điện lớn, nhất là ở thượng lưu sông
- Thuỷ sản: là địa bàn để đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản
- Khoáng sản: là nơi khai thác cát, sỏi, vàng
- Với công nghiệp: là nơi cung cấp nước cho nhiều nhà máy công nghiệp
- Với GTVT: là các tuyến đường thuỷ quan trọng trong nội địa
- Một số nguồn lợi khác:
Câu 29. Có ý kiến cho rằng: “Lũ ở đồng bằng sông Cửu Long hàng năm gây
nhiều thiệt hại nhng cũng mang đến một số nguồn lợi cho đồng bằng này”.
Dựa vào kiến thức và hiểu biết của bản thân bạn hãy làm rõ ý kiến trên.
Trả lời:
* Đó là ý kiến đúng. Vì:
- Thiệt hại của lũ:
+ Với nông nghiệp: ngập các đồng lúa chưa thu hoạch
+ Với thuỷ sản: vỡ bè, tràn ao
+ Với đời sống: đi lại, sinh hoạt khó khăn; dịch bệnh phát triển
- Nguồn lợi do lũ mang lại:
+ Lượng phù sa màu mỡ;
+ Nước ngọt để thau chua, rửa mặn;
+ Nguồn tôm cá theo lũ
Câu 30. Sự khác nhau giữa đặc điểm lũ ở đồng bằng sông Hồng với lũ ở
đồng bằng sông Cửu Long là gì? Tại sao có sự khác nhau đó?
Trả lời:
- Lũ ở ĐBSH lên nhanh, rút nhanh do tác động của hệ thống đê điều.
- Lũ ở ĐBSCL lên chậm, rút chậm do tác động của Biển Hồ, do diện tích rộng,
địa hình phẳng và không có hệ thống đê điều.
Câu 31. Để phòng chống lũ ở đồng bằng sông Hồng, nhân dân ta đã làm gì ?
Việc làm đó có thể áp dụng cho đồng bằng sông Cửu Long không? Tại sao?
Trả lời: Câu 6 - Bài 33:
- Để phòng chống lũ ở ĐBSH, nhân dân ta đã xây dựng hệ thống đê điều.
- Việc làm trên không thể áp dụng cho ĐBSCL vì ở đây địa hình thấp, diện tích
rộng, nền địa chất yếu và vì lũ còn mang đến một số nguồn lợi
Câu 32. Lũ quét thường xảy ra ở khu vực nào ở nước ta và trong điều kiện
nào? Cần phải làm gì để hạn chế lũ quét ?
Trả lời:
- Lũ quét thường xảy ra ở khu vực đồi núi trong điều kiện mất lớp phủ thực vật
(rừng) và ma lớn trong một thời gian ngắn
- Để hạn chế lũ quét cần:
+ Trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn;
+ Quy hoạch các điểm quần cư dân miền núi;
+ Dự báo chính xác về ma lũ;
+ Các biện pháp khác như tuyên truyền, giáo dục
Câu 33. Việc xây dựng các hồ thuỷ điện có ảnh hởng như thế nào đến chế
độ nước sông ? Cho ví dụ cụ thể ở tỉnh ta?
Trả lời:
- Việc xây dựng các hồ thuỷ điện có tác dụng điều hoà chế độ nước sông.
- Ví dụ: Việc xây dựng hồ thuỷ điện Tuyên Quang làm cho Thị xã TQ và các
vùng hạ lưu sông Lô không còn bị lũ hàng năm nữa do khi nước dồn về thì đã có
hồ điều hoà
Câu 34. Đất ở miền núi của nước ta đang bị xói mòn nghiêm trọng. Bạn hãy
cho biết nguyên nhân và biện pháp khắc phục?
Trả lời:
- Nguyên nhân:
+ Mất lớp phủ rừng;
+ Canh tác không hợp lí;
+ Nạn du canh. du cư
- Biện pháp:
+ Trồng và bảo vệ rừng;
+ Canh tác hợp lí: trồng cây theo băng, đào hố vảy cá;
+ Giao đất, giao rừng cho người dân;
+ Hạn chế tiến đến chấm rứt nạn du canh du cư
Câu 35. Diện tích đất phù sa ở đồng bằng sông Cửu Long nhiễm phèn và
nhiễm mặn rất lớn. Bạn hãy cho biết nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
Trả lời:
- Nguyên nhân:
+ Địa hình thấp;
+ Dạng cửa sông hình phễu;
+ Thuỷ triều;
+ Mùa khô kéo dài…
- Biện pháp:
+ Trồng và bảo vệ rừng ven biển;
+ Xây dựng công trình thuỷ lợi để dẫn và giữ nước ngọt phục vụ cho việc thau
chua, rửa mặn;
+ Tạo ra các giống cây trồng chịu được phèn, mặn
Câu 36: Cho bảng số liệu sau:
Cơ cấu sử dụng đất nước ta năm 1993 và 2005 (Đơn vị: %)
Loại đất 1993 2005
Đất nông nghiệp 22,2 28,4
Đất lâm nghiệp có rừng 30 43,6
Đất chuyên dùng và thổ cư 5,6 6,0
Đất chưa sử dụng, sông suối, núi đá 42,2 22,0
Cả nước 100,0 100,0
a) Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu sử dụng đất nước ta năm 1993 và 2005.
b) Nhận xét cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất nước ta năm 1993
và 2005.
c) Giải thích.
Trả lời:
a) Vẽ 2 biểu đồ tròn bán kính bằng nhau đảm bảo 3Đ: đúng, đủ, đẹp.
b) Nhận xét:
- Có sự khác nhau trong cơ cấu: tỉ lệ đất lâm nghiệp nhiều nhất (số liệu), tỉ lệ đất
thổ cư ít nhất (sl).
- Có sự chuyển dịch trong cơ cấu: nhóm tăng tỉ lệ: đất nông nghiệp tăng (sl), đất
lâm nghiệp (sl), đất thổ cư (sl); còn lại đất sông suối giảm (sl).
c) Giải thích:
- Có sự khác nhau là do nhu cầu sử dụng trong từng thời kì…
- Có sự chuyển dịch là do các chơnmg trình khai khẩn đất hoang, cải tạo đất
Câu 37: Cho bảng số liệu sau:
Cơ cấu sử dụng đất của hai đồng bằng ở nước ta năm 2005 (%)
Loại đất ĐB sông Hồng ĐB sông Cửu Long
Tổng diện tích (nghìn km2) 15,0 40,0
Đất nông nghiệp 51,2 63,4
Đất ở 7,8 2,7
Đất lâm nghiệp 8,3 8,8
Đất chuyên dùng 15,5 5,4
Đất cha sử dụng 17,2 19,7
a) Vẽ biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu sử dụng đất của 2 đồng bằng ở
nước ta năm 2005.
b) Nhận xét và giải thích.
Trả lời:
a) Vẽ 2 biểu đồ tròn:
- Bớc 1: Tính bán kính: Cho RĐBSH = 1,5cm > RĐBSCL = 1,5 x 1,6 = 2,5cm
(GVHD cách tính cụ thể; chứng minh công thức).
- Bớc 2: Lập bảng so sánh quy mô và bán kính.
- Bớc 3: Vẽ 2 biểu đồ theo bán kính vừa tính được đảm bảo 3Đ.
b) Nhận xét:
- Có sự khác nhau trong cơ cấu sử dụng đất của 2 vùng (số liệu so sánh).
c) Giải thích:
- Do diện tích khác nhau;
- Do quy mô dân số khác nhau;
- Do lịch sử phát triển khác nhau
Câu 38. Hãy cho biết những nhân tố đã tạo nên sự phong phú về thành
phần loài sinh vật ở nước ta.
Trả lời:
* Các nhân tố tạo nên sự phong phú nước ta:
- Đặc điểm vị trí giao thoa của các luồng sinh vật ( );
- Lãnh thổ gồm 3 bộ phận (vùng đất, vùng biển, vùng trời);
- Khí hậu và địa hình phân hoá đa dạng;
- Hoạt động sản xuất của con người
Câu 39. Cho bảng số liệu sau:
Sự biến động diện tích rừng từ năm 1943 đến 2005 (Đ.vị: triệu ha)
Năm
Tổng
diện tích rừng
Diện tích
rừng tự nhiên
Diện tích
rừng trồng
1943 14,3 14,3 0
2005 12,7 10,2 2,5
a) Vẽ biểu đồ cột thể hiện diện tích rừng nước ta năm 1943 và 2005.
b) Nhận xét và giải thích về cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu diện tích rừng
nước ta.
Trả lời:
a) Vẽ biểu đồ cột chồng đảm bảo 3Đ: đúng , đủ, đẹp.
b) Nhận xét và giải thích:
- Tổng diện tích rừng và diện tích rừng tự nhiên giảm (sl). Do sự gia tăng dân
số
- Diện tích rừng trồng tăng (sl). Do kết quả của chơng trình trồng 5 triệu ha
rừng, giao đất giao rừng, định canh định cư…
Câu 40. Bằng kiến thức và hiểu biết thực tế, em hãy kể các vai trò của rừng.
Trả lời:
- Vai trò kinh tế: cung cấp gỗ củi, lâm thổ sản; cảnh quan đẹp
- Vai trò sinh thái: cân bằng sinh thái, tăng mực nước ngầm, hạn chế xói mòn,
bảo vệ ĐDSH
Câu 41. Em hãy cho biết nguyên nhân của sự suy giảm tài nguyên rừng ở
nước ta và trình bày hậu quả của việc mất rừng.
Trả lời:
- Nguyên nhân chủ quan: do sự gia tăng dân số, đốt rừng làm nơng rẫy, du canh
du cư
- Nguyên nhân khách quan: do thiên tai, do chiến tranh
Câu 42. Rừng phòng hộ thường đợc trồng ở những khu vực nào ? Rừng này
sẽ giúp “phòng hộ” được những gì?
Trả lời:
- Rừng phòng hộ thường đợc trồng ở thượng nguồn các dòng sông hoặc ven
biển.
- Trồng ở đầu nguồn để hạn chế lũ quét; trồng ở ven biển để hạn chế tác hại của
bão cát
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP ĐỊA LÍ 9
DÂN CƯ VIỆT NAM
Câu 1. Hãy cho biết, tại sao nước ta có nhiều dân tộc ? Việc có nhiều dân
tộc cùng sinh sống trên một lãnh thổ như vậy có thuận lợi và khó khăn gì ?
Trả lời:
- Nước ta có nhiều dân tộc vì:
+ Lịch sử phát triển nước ta lâu đời;
+ Nước ta nằm ở vị trí giao lưu văn hoá xã hội thuận lợi
- Ảnh hưởng:
+ Thuận lợi: nền văn hoá đa dạng; tình hữu nghị
+ Khó khăn: mâu thuẫn quyền lợi, ý thức hệ
Câu 2. Theo các bạn, tại sao Đảng và Nhà nước ta lại thực hiện các chính
sách ưu tiên đối với đồng bào các dân tộc ít người trong nhiều lĩnh vực?
Trả lời:
Là vì:
- Thực hiện chính sách đền ơn đáp nghĩa;
- Thực hiện xoá dần khoảng cách phát triển vùng miền;
- Ổn định kinh tế - chính trị vùng biên giới, hải đảo
Câu 3. Nêu khái quát các đặc điểm dân số và sự gia tăng dân số ở nước ta.
Và cho biết ảnh hưởng của các đặc điểm đó đối với sự phát triển KT-XH?
Trả lời:
- Đặc điểm:
+ Dân số nước ta đông ( );
+ Dân số nước ta tăng nhanh ( );
+ Cơ cấu dân số nước ta trẻ ( );
+ Dân cư nước ta phân bố không đều ( ).
- Ảnh hưởng:
+ Thuận lợi: nguồn lao động dồi dào, thị trường rộng lớn
+ Khó khăn:
• Sức ép đối với tài nguyên, môi trường; với kinh tế; với CLCS
• Khó khăn trong khai thác tài nguyên và giải quyết việc làm
Câu 4. Cho bảng số liệu sau:
Tỉ suất sinh, tỉ suất tử nớc ta giai đoạn 1979 - 2006 (Đơn vị: %0)
Năm 1979 1989 1999 2006
Tỉ suất sinh 32,2 31,3 23,6 19,0
Tỉ suất tử 7,2 8,4 7,3 5,0
a) Vẽ biểu đồ thể hiện tỉ suất sinh, tỉ suất tử, tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân
số nước ta, giai đoạn 1979 - 2006
b) Nhận xét và giải thích.
Trả lời:
a) Vẽ biểu đồ đường - miền đảm bảo 3Đ: đúng, đủ, đẹp.
b) Nhận xét và giải thích:
- Tỉ suất sinh giảm liên tục (sl)
- Tỉ suất tử tăng từ 1979 đến 1989 (sl) do khủng hoảng kinh tế trước Đổi mới. từ
1989 đến 2006 giảm đều do kết quả của công cuộc đổi mới, y tế đảm bảo
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm đều (sl) do tỉ suất sinh và tử đều giảm
Câu 5. Cho bảng số liệu sau:
Dân số và tốc độ gia tăng dân số nước ta giai đoạn 1970 - 2007
Năm Số dân (triệu người) Tỉ lệ GTDS tự nhiên (%)
1970 41,0 3,2
1999 76,3 1,6
2005 83,1 1,3
2007 85,2 1,2
a) Vẽ biểu đồ thể hiện số dân và tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên nước ta giai
đoạn 1970 - 2007.
b) Nhận xét
c) Vì sao hiện nay tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên nước ta giảm nhng dân số
vẫn tăng nhanh ?
Trả lời:
a) Vẽ biểu đồ kết hợp cột - đường đảm bảo 3Đ: đúng, đủ, đẹp.
b) Nhận xét và giải thích:
- Dân số tăng liên tục (sl);
- Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên giảm liên tục (sl).
c) Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên đã giảm nhưng quy mô dân số vẫn tăng do quy mô
dân số nước ta lớn ( ).
Câu 6. Cho bảng số liệu sau:
Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở nước ta năm 1999 và 2005 (%)
Năm
Độ tuổi
1999 2005
Từ 0 - 14 tuổi
Từ 15 - 59 tuổi
Từ 60 tuổi trở lên
33,5
58,4
8,1
27,0
64,0
9,0
a) Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số nước ta qua các năm trên.
b) Nhận xét và giải thích về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu trên.
Trả lời:
a) Vẽ 2 biểu đồ tròn đảm bảo 3Đ: đúng, đủ, đẹp.
b) Nhận xét và giải thích:
- Nhận xét:
+ Có sự khác nhau trong cơ cấu: lớn nhất là nhóm tuổi lao động (sl), thấp nhất là
nhóm quá tuổi lao động (sl);
+ Có sự chuyển dịch: nhóm tăng là trong độ tuổi lao động (sl) và quá tuổi lao
động (sl); nhóm dưới tuổi lao động giảm (sl)
- Nguyên nhân:
+ Do trước đây dân số nớc ta tăng nhanh nên dân số trẻ;
+ Do hiện nay tốc độ tăng dân số đã giảm và công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ
cũng nh CLCS được nâng cao
Câu 7. Mật độ dân số là gì ? Từ khái niệm bạn hãy nêu công thức tính mật
độ dân số.
Trả lời:
- Mật độ dân số là một tiêu chí để đánh giá mức độ tập trung dân cư trên một
đơn vị diện tích (thường là km2) trong một thời gian nhất định.
- Công thức: Mật độ = Số dân / Diện tích (ngời/km2)
Câu 8. Cho bảng số liệu sau:
Số dân và tỉ lệ dân thành thị giai đoạn 1990 - 2005
Năm Số dân thành thị
(triệu người)
Tỉ lệ dân thành thị
(%)
1990
1995
2000
2005
12,9
14,9
18,8
22,3
19,5
20,8
24,2
26,9
a) Vẽ biểu đồ thể hiện số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị của nước ta
qua các năm trên?
b) Nhận xét về sự thay đổi số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị trong dân
số cả nước trong thời gian trên?
c) Giải thích.
Trả lời:
a) Vẽ biểu đồ kết hợp cột - đường đảm bảo 3Đ: đúng, đủ, đẹp.
b) Nhận xét và giải thích:
- Nhận xét:
+ Dân số tăng liên tục (sl);
+ Tỉ lệ dân thành thị tăng liên tục (sl).
- Giải thích: Là kết quả của quá trình CNH và ĐTH đất nước trong những năm
qua
Câu 9. Cho bảng số liệu sau:
Mật độ dân số các vùng ở nước ta. (Đơn vị: người/km2)
Năm 1989 2006
Cả nước 195 254
- Trung du-miền núi Bắc Bộ
- Đồng bằng sông Hồng
- Bắc Trung Bộ
- Duyên hải Nam Trung Bộ
- Tây Nguyên
- Đông Nam Bộ
- Đồng bằng sông Cửu Long
103
1.030
170
167
41
219
364
110
1.225
207
200
89
511
429
a) Nhận xét tình hình phân bố dân cư nước ta.
b) Giải thích tại sao có sự phân bố đó ?
c) Phân tích ảnh hưởng của sự phân bố đó đến sự phát triển kinh tế - xã
hội.
Trả lời:
a) Nhận xét: Dân cư nước ta phân bố không đều:
- Giữa miền núi với đồng bằng (số liệu chứng minh);
- Giữa miền núi với miền núi (số liệu chứng minh);
- Giữa đồng bằng với đồng bằng (số liệu chứng minh).
b) Giải thích:
- Do lịch sử cư trú;
- Do điều kiện sống khác nhau.
c) Ảnh hưởng:
- Nơi nhiều tài nguyên thì lại thiếu lao động (miền núi);
- Nơi diện tích hẹp thì lại tập trung đông dân c (đồng bằng);
> Gây khó khăn cho khai thác lãnh thổ và giải quyết việc làm
Câu 10. Nêu các đặc điểm về số lượng và chất lượng nguồn lao động nước
ta. Để nâng cao chất lợng nguồn lao động cần có những giải pháp gì ?
Trả lời:
- Đặc điểm:
+ Về số lượng: đông (51,2% dân số năm 2005); đợc bổ sung hàng năm > 1 triệu
lao động mới.
+ Về chất lượng: cần cù, chịu khó; số lao động qua đào tạo ngày càng tăng
(12,3% - năm 1996 lên 25% - năm 2005).
- Giải pháp nâng cao chất lượng lao động:
+ Đa dạng hoá các loại hình đào tạo.
+ Thực hiện giáo dục nghề nghiệp ngay từ cấp phổ thông
Câu 11. Cho bảng số liệu sau:
Cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế năm 2000 và 2005 (%)
Thành phần kinh tế 2000 2005
Nhà nước 9,3 9,5
Ngoài Nhà nước 90,1 88,9
Có vốn đầu tư nớc ngoài 0,6 1,6
a) Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế nước
ta năm 2000 và 2005.
b) Nhận xét về cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu lao động phân theo thành
phần kinh tế nước ta giai đoạn 2000 - 2005.
Trả lời:
a) Vẽ 2 biểu đồ tròn đảm bảo 3Đ: đúng, đủ, đẹp.
b) Nhận xét:
- Có sự khác nhau trong cơ cấu: cao nhất ở KV ngoài NN (sl), thấp nhất ở KV
có vốn ĐTNN (sl).
- Có sự chuyển dịch: Lao đọng ở KV NN tăng nhẹ (sl), KV ngoài NN giảm nhẹ
(sl) và KV có vốn ĐTNN tăng nhanh (sl).
Câu 12. Cho bảng số liệu sau:
Tình trạng việc làm phân theo vùng nước ta năm 1996. (Đơn vị: nghìn người)
Vùng Lực lượng lao động
Số người chưa có
việc làm thường xuyên
Cả nước 35 886 965,5
- TD-MN Bắc Bộ
- ĐB sông Hồng
- Bắc Trung Bộ
- DH Nam Trung Bộ
- Tây Nguyên
- Đông Nam Bộ
- ĐB sông Cửu Long
6 433
7 383
4 664
3 805
1 442
4 391
7 748
87,9
182,7
123,0
122,1
15,6
204,3
229,9
Hãy vẽ biểu đồ thể hiện tỉ lệ số người chưa có việc làm thường xuyên và rút
ra nhận xét.
Trả lời:
a) Vẽ biểu đồ thanh ngang:
- Bước 1: Tính tỉ lệ số người cha có việc làm thường xuyên (nháp)
- Bớc 2: lập bảng số liệu tỉ lệ số người cha có việc làm thường xuyên theo kết
quả tính ở trên
- Bước 3: Vẽ biểu đồ thanh ngang (cột nằm) thể hiện tỉ lệ trên.
b) Nhận xét:
- Những vùng có tỉ lệ cao hơn mức trung bình cả nước là:
- Những vùng có tỉ lệ thấp hơn mức trung bình cả nước là:
- Vùng có tỉ lệ cao nhất cả nước là:
- Vùng có tỉ lệ thấp nhất cả nước là:
> Có sự khác nhau về tỉ lệ giữa các vùng.
KINH TẾ VIỆT NAM.
Câu 1. Nét đặc trưng của quá trình đổi mới nền kinh tế nước ta là gì? Thể
hiện ntn? Nguyên nhân dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu nghành và cơ cấu
lãnh thổ? Những chuyển biến của nền kinh tế nước ta trong thời kỳ đổi
mới?
a. Nét đặc trưng của quá trình đổi mới nền kinh tế nước ta là sự chuyển
dịch cơ cấu. Sự chuyển dịch này được thể hiện qua các mặt:
* Chuyển dịch cơ cấu nghành: giảm tỉ trọng các nghành nông, lâm, nghư nghiệp
Tăng tỉ trọng công nghiệp - xây dựng và khu vực dịch vụ.
* Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ: hình thành các vùng nông nghiệp, các vùng tập
trung công nghiệp, dịch vụ.
c. Chuyển dịch cơ cấu thầnh phần kinh tế: phát triển kinh tế nhiều thành phần.
b. Nguyên nhân:
- Công cuộc đổi mới KT - XH (đường lối, chính sách…)
Nhu cầu của thị trường (cơ chế thị trường) phức tạp đòi hỏi sự thích ứng, sự hiện
đại và tăng trưởng nhanh.
- Sự giảm tỉ trọng nông, lâm, nghư nghiệp, tăng tỉ trọng côngnghiêp - xây dựng
và dịch vụ là xu hướng tiến bộ, phản ánh chuyển từ nước nông nghiệp sang công
nghiệp.
- Phát triển nguồn lực tự nhiên, con người theo xu thế khu vực hóa, toàn cầu
hóa…
c. Những chuyển biến của nền kinh tế nước ta trong thời kỳ đổi mới:
- Xóa bỏ chế độ tập trung quan liêu,bao cấp,dây dựng nền kinh tế thị trường theo
định hướng XHCN.
- Nền kinh tế nhiều thành phần.
- Sản xuất hàng hóa.
- Cơ cấu nghành đa dạng, có xu hướng chuyển dịch tăng tỉ trọng CN, DV, giảm
tỉ trọng nông nghiệp.
- Chuyển biến về cơ cấu lãnh thổ: trong nông nghiệp, CN.
- Mở rộng quan hệ hợp tác với nước ngoài.
Câu 2. Chứng minh nước ta đang hình thành và phát triển một số vùng
nông nghiệp,sản xuất hàng hóa có năng suất cao phục vụ cho xk và một số
cụm công nghiệp có cơ cấu nghành hợp lí có mối liên hệ kt-kỹ thuật khá
chặt chẽ giữa các xí nghiệp:
* Trong sản xuất nông nghiệp:
- Vùng sản xuất lúa gạo:ĐBSH,ĐBSCL
- Vùng sản xuất cà phê:Tây nguyên
- Vùng sản xuất cao su:ĐNB
- Vùng sản xuất chè:Miền núi và trung du phía bắc
- Vùng sản xuất rau quả:ĐBSH
* Trong sx công nghiệp:
- Cụm CN Thái Nguyên - Gò đầm: Gang thép, cơ khí, hóa chất
- Cụm CN Việt Trì - Bắc Ninh - Lâm thao: phân bón, giấy, hóa chất
- Hình thành các vùng CN tập trung với nhiều nghành CN mũi nhọn được đầu tư
lớn trang bị hiện đại.
Như T/P HCM, khu CN Biên hòa, Hà nội, Quảng ninh: Điện, điện tử,lắp ráp
xe hơi, xe máy, hóa chất, đóng tàu, dệt may, chế biến nông lâm sản…
Câu 3. Một số thành tựu và khó khăn trong việc phát triển kinh tế:
a. Thành tựu :
- Sự tăng trưởng kt tương đối vững chắc,các nghành đều phát triển
- Cơ cấu kt đang chuyển dịch theo hướng CN hóa
- Nền kt nước ta đang hội nhập khu vực và TG
- Trong CN có một số nghành trọng điểm như dầu khí,điện,chế biến thực
phẩm…
- Sự phát triển nền sx hàng hóa xk thúc đẩy ngoại thương và đầu tư nước ngoài
b. Khó khăn:
- Nhiều tỉnh,huyện nhất là miền núi còn có các xã nghèo cần phải xóa đói giảm
nghèo
- Nhiều tài nguyên đang bị cạn kiệt,môi trường đang bị ô nhiễm.
- Vấn đề việc làm, phát triển văn hóa, GD, y tế… chưa đáp ứng được nhu cầu
của XH.
Câu 4. Những thuận lợi và khó khăn về mặt tự nhiên đối với nông nghiệp
nước ta:
a. Thuận lợi:
* Khí hậu:
+Nhiệt đới gió mùa ẩm:
- Nền nhiệt cao nhiẹt độ TB 22-> 27 độ c.
- Lượng mưa từ 1500 -> 2000mm/năm
- Gió mùa: Gió mùa ĐB vào mùa đông ở miền bắc gây thời tiết lạnh khô, gió
mùa Tây Nam vào mùa hạ nóng ẩm.
+ Phân hóa theo vĩ độ(Bắc-Nam): ở miền bắc có mùa đông lạnh, miền nam nhiệt
độ cao quanh năm
+ Theo mùa: mùa mưa và mùa khô ở miền nam, mùa hạ và mùa đông ở miền
Bắc.
+ Theo độ cao: khí hậu phân hóa theo các đai theo độ cao của địa hình
=> Với các đặc điểm trên của khí hậu thuận lợi cho việc phát triển một nền nông
nghiệp nhiệt đới. Với chế độ nhiệt ẩm phong phú cho phép cây trồng phát triển
quanh năm, áp dụng các biện pháp tăng vụ, thâm canh, luân canh, xen canh…
* Địa hình đất đai:
- 3/4 diện tích ta là đồi núi với các dạng địa hình chính là đồng bằng, trung du,
miền núi.
- Đất đai cũng có sự phân hóa giữa các vùng: đất fe ra lit ở khu vực đồi núi và
đât phù sa ở khu vực đồng bằng.
=>Thuận lợi: có các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng: cây dài ngày,
cây ngắn ngày, nuôi trồng thủy sản, thâm canh tăng vụ.
* Nguồn nước: mạng lưới sông ngòi dày đặc, nguồn nước ngầm dồi dào, có giá
trị đáng kể về thủy lợi, nguồn nước tưới quan trọng trong mùa khô.
* Tài nguyên sinh vật: Tài nguyên động thực vật phong phú và đa dạng với
nhiều loại cây rừng và thú hoang dã quí hiếm tạo cho nước ta có nhiều loại cây
trồng vật nuôi có chất lượng tốt thích nghi với đk sinh thái của từng địa phương.
b. Khó khăn:
- SX nông nghiệp ở mức độ lớn phụ thuộc vào khí hậu và sau đó là đất đai.
- Khí hậu có sự phân hóa đa dạng,phức tạp. Điều đó ảnh hưởng nhiều đến sự
phát triển nền nông nghiệp.
- Các thiên tai: lũ lụt, hạn hán, bão…thiếu nước vào mùa khô
- Dịch bệnh đối với cây trồng vật nuôi.
Câu 5. Các nhân tố KT-XH:
* Thuận lợi:
+ Dân cư:
- Lực lượng sx trực tiếp:ở nc ta còn khoảng 60%lđ làm việc trong lĩnh vực nông
nghiệp nên có KN trong sx NN,cần cù sáng tạo.
- Nguồn tiêu thụ nông sản rộng lớn
+ Cơ sở VC-KT:
- Có cơ giới hóa,thủy lợi hóa,công nghiệp sinh hoc phục vụ cho trồng trọt và
chăn nuôi ngầy càng được mở rộng.Công nghệ chế biến thực phẩm NN phát
triển và phân bố rộng khăp góp phần nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh của
hàng NN.
+ Chính sách phát triển NN của nhà nước ta hiện nay: kinh tế hộ gia đình,kt
trang trại,NN hướng ra xk.
+ Thị trường trong và ngoài nước: được mở rộng đã thúc đẩy sx, đa dạng hóa sp
NN, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
b. Khó khăn:
- Thiếu việc làm
- Một số chính sách ở địa phương chưa phù hợp với thực tế
- Cơ sơ VC-KT chưa đáp ứng nhu cầu
- Sức mua của thị trường trong nước còn hạn chế, biến động của thị trường xk.
Câu 6. Chứng minh rằng phân hóa khí hậu theo vùng và theo mùa là
nguyên nhân chính tạo ra sự đa dạng trong cơ cấu cây trồng ở nước ta:
- Các loại cây trồng phụ thuộc vào các ĐKTN, trong đó các nhân tố khí hậu có
ảnh hưởng rất lớn. Khí hậu nước ta cố sự phân hóa theo vùng và theo mùa đa tạo
nên sự đa dạng các loại cây trồng.
- Phân hóa khí hậu theo vùng: Khí hậu miền bắc, khí hậu miền nam, khí hậu
vùng núi, khí hậu vùng chân núi, khí hậu tây bắc và đông bắc…
- Các loại cây trồng cũng có sự khác nhau về các loại cây trồng giữa các vùng
phía bắc và phía nam, giữa vùng đồng bằng và núi cao (nêu dẫn chứng sản phẩm
cây trồng của các vùng khác nhau).
- Phân hóa theo mùa: Miền bắc có khí hậu nhiệt đới với mùa đông lạnh, Tây
nguyên có khí hậu nhiệt đới cận xích đạo với một mùa khô kéo dài, ĐBSCL có
khí hậu cận xích đạo nóng quanh năm có một mùa mưa và một mùa khô.
- Các loại cây trồng có sự thay đổi theo mùa (dẫn chứngcác loại cây trồng khác
nhau theo mùa như rau vụ đông,các loại cây ăn quả theo mùa…)
Câu 7. Nông nghiệp nước ta gồm những nghành nào? Đặc điểm của mỗi
ngành hiện nay:
a. NN nước ta gồm hai nghành chính:
- Cơ cấu nghành đa dạng, đang có nhiều chuyển biến. Trồng trọt và chăn nuôi
đang có nhưng bước phát triển khá rõ.
b. Đặc điểm chính của mỗi nghành:
- Trồng trọt: Từ một nền NN chủ yếu dựa trên thế độc canh cây lúa, nước ta đã
phát triển nhiều loại cây CN và nhiều loại cây trồng như hoa màu, rau đậu và
nhiều loại cây trồng khác.
- Giá trị tỉ trọng sx cây CN tăng nhanh trong cơ cấu nghành trồng trọt.
- Cây lương thực gồm: cây lúa nước, ngô, khoai,sắn trong đó cây lúa là cây
lương thực chính có:
+ S tăng: năm 1980 S gieo trồng khoảng 5,6 triệu ha năm 2002 là 7,5 triệu ha.
+ Năng suất tăng: năm1980 năng suât 20,8 tạ/ha năm 2002 là 40,9 tạ/ha.
- Chăn nuôi: chiếm tỉ trọng chưa lớn trong NN. Chăn nuôi theo hình thức CN
đang phát triển ở nhiều địa phương. Các dịch vụ chăn nuôi và thị trường đang
được mở rộng để thúc đẩy chăn nuôi phất triển.
Câu 8. Cơ cấu cây lương thực.Sự phân bố của vùng trồng lúa ở nước ta.
Giải thích.
* Gồm lúa và hoa màu: Trong cây lương thực ở nước ta lúa là cây lt chiếm ưu
thế nhất được trồng trên khắp lãnh thổ nước ta nhất là các đồng bằng và châu thổ
ven sông.
Hai vùng trọng điểm lớn nhất là ĐBSCL và ĐBSH.
* Giải thích: Cây lúa ngoài điều kiện đất đai là loại cây cần nước thường xuyên
nhưng nước nhiều quá ngập úng cũng không thể phát triển được. Do đó các
vùng ĐB phù sa sông nhất là các vùng thấp vung châu thổ đảm bảo nước tưới
cùng với công tác thủy lợi chống hạn, chống úng hạn chế thiệt hại mỗi khi có
thiên tai.
Câu 9. Ý nghĩa của việc đẩy mạnh sản xuất lương thưc, thực phẩm ở nước
ta:
- SX lương thực thực phẩm đáp ứng nhu cầu cho xh có ý nghĩa quan trọng:
+ Nước ta là nước đông dân:80,9 triệu người(2003)
+ Diện tích đất sản xuất NN có hạn, thời tiết khí hậu có tính khắc nghiệt.
- Tạo đk để phát triển chăn nuôi thành nghành sx chính, chuyển cơ cấu kinh tế
NN.
- Tạo nguồn nguyên liệu cho CN chế biến.
- Tạo nguồn hàng xk có giá trị (lúa gạo, thủy sản…)
- Góp phần đảm bảo ổn định xh, củng cố an ninh quốc phòng.
Câu 10. Nguyên nhân làm cho sản lượng lương thực nước ta trong những
năm qua tăng lên không ngừng:
a. Sản lượng lương thực và lượng gạo xk liên tục tăng: từ 21 triệu tấn(1989)
tăng lên 34 triệu tấn (1999). Gạo xuất khẩu là một trong 3 nước lớn nhất (1triệu
tấn/năm 1991 lên4,5 triệu tấn năm 1999)
b. Nguyên nhân:
- Chính sách đầu tư,hỗ trợ của nhà nước: coi NN là mặt trận sản xuất hàng
đầu…
- Đổi mới tổ chức và quản lý trong sản xuất NN(khoán sản phẩm, đa dạng hóa
hình thức…)
- Đầu tư thâm canh và mở rộng diện tích.
+ XD hệ thống thủy lợi, cơ giới hóa, phân bón, tạo giống mới có năng suất cao.
+ Mở rộng S trồng lúa, tăng năng suất, chuyển dịch cơ cấu mùa vụ
Câu 11. Nước ta có điều kiện phất triển cây trồng nào ngoài cây lương thực
và có những thành tựu gì?
- Nước ta có đk TN cũng như lđ thuận lợi để phát triên cây CN và cây ăn quả
nhất là cây CN lâu năm.
- Việc trồng cây CN tạo ra ssản phẩm có giá trị xuất khẩu, tạo nguồn nguyên
liệu cho CN chế biến.
- Tận dụng tài nguyên.
- Phá thế đọc canh trong NN và góp phần bảo vệ MT
+ Các loại cây CN chủ yếu được trồng ở Tây nguyên và ĐNB.
Câu 12. Vì sao ĐNB và TN lại là 2 vùng trọng điểm của cây CN?
+ Vùng Tây nguyên:
- Nhiều S đất đỏ ba gian rộng lớn thuận lợi thành lập vùng chuyên canh cây CN.
- Khí hậu nhiêt đới cận xích đạo có sự phân hóa theo độ cao nên có khí hậu mát
mẻ thuận lợi cho việc trồng một số loại cây CN nhiệt đới và cận nhiệt đới cận
nhiệt đới (chè).
- Mùa khô kéo dài thuận lợi phơi sấy và bảo quản nông phẩm
- Tài nguyên nước:một số sông tương đối lớn, có giá trị về thủy lợi,đặc biệt sông
Sê pôk.
- Cà phê là cây CN quan trọng số một ở TN chiếm 4/5 S trồng cà phê cả nước
(290 000 ha) ngoài ra còn có các loại cây cao su,hồ tiêu,đièu,dâu tằm,chè…
+ Vùng Đông Nam Bộ:
- Khí hậu NĐ gió mùa cận xích đạo,ít thiên tai.
- Nguồn nước mặt phong phú của hệ thống sông đồng nai.
- Đất: địa hình tương đối bằng phẳng có S đất xám và vùng đồi đất đỏ ba gian
thuận lợi áp dụng cơ giới hóa.
- Nguồn nhân lực dồi dào có kinh nghiệm trồng và chế biến các sp cây CN.
- Cơ sở hạ tầng khá phát triển. Nhiều cơ sở chế biến sp cây CN.
- Nhiều chương trình hợp tác và đầu tư nước ngoài về pt cây CN.
- Cây CN chính: cao su, cà phê, đậu tương, mía, lạc, thuốc lá
Câu 13. Tình hình tài nguyên rừng nước ta hiện nay:
- Trước đây nước ta giàu về tài nguyên rừng nhưng hiện nay tài nguyên rừng đã
bị cạn kiệt ở nhiều nơi.
- Năm 2000 tổng S đất lâm nghiệp có rừng đạt 11,5 triệu ha,độ che phủ rừng
toàn quốc 35%. Đối với nước ta 3/4 diện tích là đồi núi thì tỉ lệ này còn thấp.
- Nước ta có nhiều loại rừng trong đó rừng sx chiếm tỉ trọng nhỏ nên phải khai
thác hợp lý.
- Hằng năm khai thác khoảng 2,5 triệu m3 gỗ ở khu vực rừng sx.
* Trong tình hình tài nguyên rừng hiện nay ta phải tiếp tục khôi phục, tu bổ tái
tạo rừng, thực hiện phương thức nông-lâm-kết hợp, giao đất giao rừng, khoán
sản phẩm đến từng hộ gia đình đồng thời phải chọn lọc các cây trồng có hiệu
quả kinh tế cao.
Câu 14. Những nguyên nhân làm cho diện tích rừng nước ta bị thu hẹp:
- Chiến tranh hủy diệt, bom đạn chất độc màu da cam.
- Khai thác rừng không có kế hoạch,quá mức phục hồi.
- Đốt rừng làm nương rẫy của một số dân tộc ít người.
- Đốn cây làm gỗ, làm củi đốt.
- Mở rộng S để canh tác, nuôi tôm…
- Quản lý và bảo vệ của cơ quan chức năng chưa chặt chẽ.
Câu 15. Biện pháp:
- Khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên rừng.
- Tích cực phòng chống và bảo vệ rừng
- Thực hiện định canh,định cư đối với miền núi.
- Tăng cường phòng chống cháy rừng.
Câu 16. Trồng rừng đem lại lợi ích gì? Tại sao vừa khai thác vừa bảo vệ
rừng? Hướng phấn đấu của nghành lâm nghiệp.
+ Lợi ích: bảo vệ môi trường sinh thái, phòng chống thiên tai, bảo vệ đất, chống
xói mòn.
- Rừng cung cấp nguyên liệu chế biến cho CN và XK.
+ Việc khai thác đi đôi với bảo vệ rừng: Rừng là tài nguyên quí giá, việc khai
thác phải hợp lí, bảo vệ phải đi đôi với tái tạo tài nguyên rừng.
+ Hướng phấn đấu: năm 2010 trồng mới 5 triệu ha rừng,đưa tỉ lệ che phủ rừng
lên 45%,chú trọng bảo vệ rừng phòng hộ,rừng đặc dụng và trồng cây gây rừng
mô hình nông lâm kết hợp đang được phát triển, góp phần bảo vệ rừng và nâng
cao đời sống cho nhân dân.
Câu 17. Nêu đặc điểm nghành khai thác và nuôi trồng thủy sản nước ta:
a. khai thác:
- Nước ta co khoảng 600.000 lđ trong nghê thủy sản,khai thác trên 1triêu km2
mặt nước, đánh bắt hằng năm 1,2 triệu tấn thủy sản(1997).
- Có hai nghành chính:
* Nghề cá biển: Gồm nghề lộng (đánh bắt gần bờ) và nghề khơi (đánh bắt xa
bờ).
+ Nghề khơi có khả năng cho sản lượng cao, hiên nay đang được trang thiết bị
tàu thuyền và kỹ thuật ngày càng đáp ứng tốt cho việc đánh bắt ở vùng biển xa.
+ Nước ta có 4 nghư trường trọng điểm: Cà mau-Kiên giang, Ninh thuận-Bình
thuận-Bà Rịa -Vũng Tàu, Hải phòng-Quảng ninh, Hoàng sa-Trường sa.
* Nghề cá nước ngọt: Trên các sông hồ và ruộng nước, phần lớn sử dụng các
phương tiện thủ công thô sơ.
- Hiện nay sản lượng khai thác vẫn chiếm tỉ trọng lớn, sản lượng nuôi trồng
chiếm tỉ trọng nhỏ hơn nhưng có tốc độ tăng nhanh.
b. Nuôi trồng:
- Dọc bờ biển có nhiều đầm phá,rừng ngập mặn,nhiều vùng ven các đảo, vũng,
vịnh, ao, hồ … thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản nước ngọt, nước lợ, nước
mặn.
- Trong những năm gần đây nuôi tôm nước mặn để xk phát triển nhanh, có giá
trị xk cao. Ngoài ra còn cócác thủy sản nuôi trồng có giá trị kinh tế cao khác như
đồi mồi, ngọc trai, rong câu…
- Giá trị xuất khẩu năm 2002 đạt 2014 triệu USD (đứng thứ 3 sau dầu khí và
may mặc).
Câu 18. Những thuận lợi và khó khăn của nghành khai thác và nuôi trồng
thủy ở nước ta:
a. Thuận lợi:
+ Đối với nghành khai thác:
- Vùng biển ấm,rộng có nhiều bãi tôm, cá đặc biệt 4 ngư trường trọng điểm của
nước ta.
- Nguồn thủy sản nước mặn,nước ngọt, nước lợ phong phú.
+ Đối với nuôi trồng: Tiềm năng rất lớn (ao, hồ, vũng, vịnh, đầm, phá…) kể cả
nuôi trồng thủy sản nước ngọt, lợ, mặn.
b. khó khăn:
- Hay bị thiên tai,vốn ít,ô nhiễm biển,môi trường bị suy thoái ở nhiều vùng.
Câu 17. Sự phát triển và phân bố nghành thủy sản:
- Phát triển mạnh, trong đó lượng khai thác chiếm tỉ trọng lớn.
- Phân bố chủ yếu ở duyên hải NTB và NB.
- Các tỉnh dẫn đầu về khai thác: Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình
thuận. Nuôi trồng: Cà Mau, An Giang, Bến Tre.
- Xuất khuẩu thủy sản tăng nhanh có tác dụng thúc đẩy nghành thủy sản phát
triển.
Câu 20. Nguồn tài nguyên khoáng sản có ảnh hưởng đến sản xuất CN ở
nước ta:
a. Đặc điểm tài nguyên khoáng sản nước ta:
* Vị trí tiếp giáp giữa các vành đai sinh khoáng làm cho nước ta có khá đủ các
loại khoáng sản.
+ Khoáng sản năng lượng: than, dầu, khí.
+khoáng sản kim loại:
- Kim loại đen: sắt, man gan, crôm,ti tan…
- Kim loại màu: thiếc, đồng, chì, kẽm, bô xít…
+ Khoáng sản phi kim loại: Apatít, đá vôi,cao lanh…
* Khoáng sản nước ta có sự phân tán trong không gian và không đồng đều về trữ
lượng. Một số loại có trữ lượng cao: than, dầu, bô xít, đá xd và có giá trị kinh tế
lớn.
b. Ảnh hưởng tới SXCN:
- Sự đa dạng các loại khoáng sản là cơ sở để phát triển nhiều nghành CN, từ khai
thác đến chế biến, tạo cơ cấu khá hoàn chỉnh.
+ Các khoáng sản năng lượng: tạo đk phát triển CN khai thác than, dầu khí
CNSX điện.Trong tương lai CN hóa dầu sẽ có vai trò to lớn đối với kt nước ta.
+ Các khoáng sản kim loại cơ sở để phát triển CN luyện kim đen và luyện kim
màu, cung cấp nguyên liệu cho CN cơ khí.
+ Các khoáng sản phi kim loại là cơ sở để phát triển các nghàng CNXD,hóa
chất,phân bón… Một số khoáng sản có chất lượng tốt, giá trị xuất khẩu cao như
than, dầu, thiếc ….
+ Khoáng sản nước ta phần lớn là các mỏ nhỏ gây khó khăn cho khai thác ở quy
mô CN. Môt số có trữ lượng cao nhưng đòi hỏi CN chế biến cao (bô xít) nên
chưa được khai thác và cần có sự hợp tác.
Câu 21. Chứng minh rằng cơ cấu nghành CN nước ta tương đối đa dạng:
- Nước ta có đủ các nghành CN quan trọng. Các nghành CN được chia thành 4
nhóm chính: CN năng lượng, CN vật liệu, CN sản xuất công cụ lao động, CN
chế biến và sx hàng tiêu dùng.
- Một số nghành CN trọng điểm đã hình thành: đó là các nghành có thế mạnh
lâu dài, có hiệu quả kinh tế cao, có tác động mạnh đến các nghành kinh tế khác.
+ Một số nghành CN trọng điểm:chế biến nông-lâm-thủy sản,sx hàng tiêu dùng,
điện, dầu khí, cơ khí và điện tử, hóa chất và sản xuất vật liệu xây dựng.
Câu 22. Một số nghành CN khai thác nguyên liệu tiêu biểu của nước ta:
a. Công nghiệp khai thác than:
-Phân bố chủ yếu ở vùng than Quảng Ninh Sản lượng năm khoảng 10-12 triệu
tấn.
b. Công nghiệp khai thác dầu khí:
- Phát hiện và khai thác chủ yếu ở vùng thềm lục địa phía nam.
- Sản lượng đã được khai thác hơn 100 triệu tấn dầu và hàng tỉ m3 khí.Các nhà
máy điện tuốc bin khí và các nhà máy sx hoá lỏng,phân đạm tổng hợp đã được
xd.
Câu 23. Tình hình phát triển CN điện của nước ta hiện nay:
Gồm nhiệt điện và thuỷ điện:
- Sản lượng điện hiện nay mỗi năm sx được trên 30 tỉ kvvh và ngày càng đáp
ứng nhu cầu kinh tế.
- Các nhà máy thuỷ điện lớn: Hoà Bình, Y-a-ly, Trị An và nhà máy Sơn La đang
được xd.
- Tổ hợp nhiệt điện lớn nhất Phú Mỹ (Bà Rịa-Vũng tàu) chạy bằng khí. Nhà máy
nhiệt điện Phả Lại (QN) là nhà máy chạy bằng than lớn nhất nước. Mặt hàng xk
chủ yếu của nước ta.trung tâm: HN, TPHCM, Đà Nẵng, Nam Định, Long an.
Câu 24. Tại sao nghành CN chế biến lương thực thực phẩmlà nghành CN
trọng điểm của nước ta?
Vì:
+ Nghành có rất nhiều thuận lợi:
- Nước ta là nước nông nghiệp. Trong thời gian qua nông nghư nghiệp phát triển
nhanh tạo ra nguồn nguyên nhiên liệu tại chỗ dồi dào.
- Có nguồn lao động lớn, thị trường tiêu thụ trong nước và trên thế giới rất lớn.
+ Nghành này đem lại hiệu quả kinh tế cao: Đáp ứng nhu cầu trong nước, tạo
được nhiều mặt hàng XK (Một trong những nghành XK hàng đầu cả nước)
+ CN chế biến lương thực phẩm rất phát triển: góp phần nâng cao giá trị sản
phẩm nông nghiệp từ đó thúc đẩy nghành nông nghiệp phát triển thực hiện tốt 3
chương trình kinh tế “Sản xuất lương thực thực phẩm; Sản xuất hàng tiêu dùng
và XK’’
+ Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
+ Thu hút nguồn lao động góp phần giải quyết việc làm.
Câu 25. Cơ cấu và vai trò của dịch vụ trong nền kinh tế:
a. Cơ cấu:
- Ngành dịch vụ nước ta có cơ cấu phức tạp, đa dạng gồm dịch vụ xs, tiêu dùng
và dịch vụ công cộng.
- Kinh tế càng phát triển thì nghành dịch vụ càng đa dạng: trong điều kiện kinh
tế mở cửa, các nghành dịch vụ có thể được phát triển nhanh và hiện đại hoá
nhanh
b. Vai trò của dịch vụ trong sx và đời sống:
- Tạo mối quan hệ góp phần thống nhất nền kinh tế xã hội giữa các vùng trong
cả nước và gắn nền kinh tế VN với kinh tế xã hội TG.
- Cung cấp nguyên nhiên liệu cho các nghành sx.
- Tiêu thụ sản phẩm cho các nghành sx.
- Thu hút lao động góp phần giải quyết việc làm.
- Nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
c. Tình hình phát triển:
- Phát triển nhanh trên nhiều lĩnh vực, đáp ứng cơ bản nhu cầu sản xuất.
- Hiện nay lao động chiếm tới 25% lao động cả nước, đóng góp 38% giá trị thu
nhập GDP.
- Phân bố rộng khắp từ thành phố đến các vùng nông thôn.
- Phân bố không đồng đều, tập trung nhiều ở các thành phố lớn và thưa thớt ở
vùng núi và nông thôn.
- VN đang trở thành thị trường thu hút nhiều công ty nước ngoài mở các dịch
vụ: Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm,y tế.
Câu 26. Nghành dịch vụ phụ thuộc vào các yếu tố:
- Sự phân bố dân cư và phát triển kinh tế của khu vực:
- Các thành phố lớn, thị xã và vùng đồng bằng nơi đông dân cư và nhiều nghành
sx cũng là nơi tập trung nhiều hoạt động dịch vụ.
- Ngược lại ở các vùng núi,dân cư thưa thớt, kinh tế chậm phát triển thì dịch vụ
cũng nghèo nàn.
Câu 27. Giải thích tại sao HN và TPHCM là những trung tâm dịch vụ lớn
nhất cả nước?
- Đây là hai đầu mối GTVT, viễn thông lớn nhất nước.
- Ở đây tập trung nhiều trường đại học lớn, viện nghiên cứu, các bệnh viện
chuyên khoa hàng đầu.
- Là hai trung tâm thương mại, tài chính ngân hàng lớn nhấtnước.
- Với các dịch vụ khác nhau như quảng cáo, bảo hiểm, tư vấn, văn hoá, nghệ
thuật cũng hàng đầu.
Câu 28. Vai trò của nghành GTVT đối với sự phát triển kinh tế xã hội:
- Vận chuyển nghuyên vật liệu, năng lượng, thiết bị cho sx, đồng thời nối sx và
tiêu dùng, thúc đẩy sự phát triển kinh tế các nghành, các vùng.
- Tạo điều kiện phát triển đồng bộ các vùng, miền trong cả nước.