Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Qui trình trồng và chăm sóc hoa đào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.66 KB, 8 trang )

VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN HOA, CÂY CẢNH
KỸ THUẬT TRỒNG, CHĂM SÓC CÂY HOA ĐÀO
(Quy trình tóm tắt)
I. GIỚI THIỆU CHUNG
Cây hoa đào (Prunus persica (L.) Batch thuộc họ hoa hồng Rosaceae, bộ
hoa hồng Rosales, lớp 2 lá mầm Magnoliopsida. Ở Việt Nam cây hoa đào được
trồng lâu đời và thú chơi đào ngày Tết đã trở thành một phong tục, một nét sinh
hoạt văn hóa đặc sắc không thể thiếu được của người dân miền Bắc nước ta.
Chính vì vậy, ở miền Bắc đã hình thành 1 số vùng sản xuất hoa đào chuyên canh
như Nhật Tân (Hà Nội), Phường Hoàng Văn Thụ (TP Bắc Giang), Gia Lộc (Hải
Dương), Đồng Thái (Hải Phòng), Đông Hưng (Thái Bình)
II. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC
2.1. Rễ:
Đào có bộ rễ khá phát triển, rễ cái ăn sâu và phân nhánh khoẻ, do vậy đào
có khả năng chịu hạn tốt. Trồng đào ở những nơi có mực nước ngầm cao, rễ bị
thối đen, nụ hoa bị thui.
2.2. Thân, cành:
Đào thuộc loại thân gỗ, cao từ 3 – 8 m, mọc lâu năm, phân cành nhiều,
chồi có nhiều lông
2.3. Lá:
Hình bầu dục hoặc ngọn giáo, dài 8 - 15 cm, rộng 2 – 3 cm, có mũi nhọn
dài, nhăn nheo, có răng cưa nhỏ mịn, màu xanh thẫm hay xanh nhạt tuỳ theo
giống.
2.4. Hoa:
Hoa màu hồng, đỏ hoặc trắng, có cuống ngắn. Hoa nở vào tháng 1- 3
dương lịch
2.5. Quả:
Quả hạch hình cầu, có một rãnh bên rất rõ, phủ lông tơ mịn, khi chín quả
có màu đỏ hồng. Quả chín vào tháng 5 - 8 dương lịch
III. YÊU CẦU NGOẠI CẢNH


3.1. Nhiệt độ
Cây hoa đào ưa khí hậu ôn hoà, nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng và
phát triển từ 18
o
C – 25
o
C. Nhiệt độ trên 35
o
C và dưới 8
o
C đều làm ảnh hưởng
đến sinh trưởng và phát triển của cây. Hàng năm cây yêu cầu có một khoảng
1
thời gian với nhiệt độ lạnh nhất định để phân hoá mầm hoa. Trong điều kiện
không đủ lạnh, mầm hoa ít.
3.2. Độ ẩm
Cây hoa đào yêu cầu độ ẩm đất khoảng 80 - 85% và độ ẩm không khí 60 -
70%.
3.3. Ánh sáng
Đào là cây ưa sáng, ánh sáng đầy đủ giúp cây sinh trưởng tốt. Nếu thiếu
ánh sáng, cây sẽ sinh trưởng phát triển kém. Khi cây càng lớn yêu cầu ánh sáng
nhiều hơn cây non.
3.4. Dinh dưỡng
Cũng như các loại cây khác, việc cung cấp chất dinh dưỡng cho đào là
biện pháp nâng cao chất lượng hoa. Các chất dinh dưỡng mà cây cần bao gồm
phân hoá học như: đạm (N), lân (P), kali (K), phân hữu cơ như phân chuồng,
ngoài ra cây còn cần một lượng nhỏ các chất vi lượng.
IV. MỘT SỐ GIỐNG TRỒNG PHỔ BIẾN HIỆN NAY
Đào Bích, đào Phai, đào Bạch, đào Tiết dê, đào Mãn Thiên Hồng,
- Giống đào Phai: được trồng nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta,

giống này hoa đơn, màu hồng nhạt, cánh mỏng, nhanh tàn nhưng khả năng
chống chịu với sâu bệnh tốt, phạm vi thích ứng rộng
- Giống đào Bích: là giống đào hoa kép, màu hồng đậm, cánh dày, hoa lâu
tàn, khả năng chống bệnh kém.
- Giống đào Bạch: là giống đào hoa kép, màu trắng, cánh dày, hoa lâu tàn,
nhưng khả năng thích ứng hẹp hơn, khả năng chống bệnh kém.
- Giống đào Tiết dê: là giống đào hoa kép, màu đỏ thẫm, cánh dày, hoa
lâu tàn, khả năng chống bệnh kém.
- Giống đào Mãn Thiên Hồng: được Viện Nghiên cứu Rau quả nhập từ
Trung Quốc, hoa nhiều, cánh hoa dày, màu sắc đa dạng (hồng đậm, hồng
nhạt, )
V. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC
5.1. Chuẩn bị đất.
Do đào không chịu úng nên phải chọn khu đất cao ráo, quang đãng và
phải lên luống cao. Vườn trồng đào nên bố trí cạnh hoặc gần nguồn nước, chủ
động nước tưới trong điều kiện khô hạn, có rãnh thoát nước chống úng trong
mùa mưa lũ.
Trước khi trồng khoảng một tháng đất phải được phay đập nhỏ, vơ sạch
cỏ. Lên luống rộng 60 – 70cm, chiều cao luống từ 30 - 35 cm, chiều rộng rãnh
40cm, theo hướng Đông - Tây.
2
5.2. Thời vụ trồng.
Trồng cây đào giống mới ghép và cây đào thế đã chơi hoa vào Tết Nguyên Đán
vào vụ xuân tháng 2 - 3 hàng năm
5.3. Chọn cây giống
Chọn cây giống được ươm trong túi bầu nilon, chiều cao 30 - 50cm,
đường kính gốc 1 – 1,5 cm, sinh trưởng tốt, không sâu bệnh, dập nát và vỡ bầu.
5.4. Mật độ khoảng cách.
Mỗi ha có thể trồng được khoảng 3.100 – 5.500 cây/ha, tùy thuộc vào tuổi
cây khi trồng hoặc cây đào cổ thụ, đào thế hay đào trồng cắt cành.

- Cây đào mới ghép trồng ra ruộng sản xuất với khoảng cách: cây cách
cây 1,2 m và hàng cách hàng 1,5 m (tương đương 5.550 cây/ha).
- Cây đào thế hay đào cổ thụ với khoảng cách: cây cách cây 1,6 m và
hàng cách hàng 2 m (tương đương 3.100 cây/ha).
5.5. Cách trồng.
- Đào hố, bón lót: kích cỡ hố 0,4 x 0,4m. Khi đào hố trồng cây, cần lưu ý
đổ riêng lớp đất mầu phía trên mặt về một bên, lớp đất phía dưới về một bên.
Trước khi trồng từ 7-10 ngày, tiến hành bón lót và lấp hố. Lượng phân
chuồng hoai mục là 30 tấn/ha + 1.100kg phân lân + 600kg vôi bột. Khi lấp hố
cần cho 1 lớp đất đáy xuống trước, tiếp đến hỗn hợp (phân chuồng + lân + vôi
bột) và sau cùng lớp đất trên bề mặt. Vun thành vồng cao hơn mặt luống 15-20
cm để khi đất lún cây không bị trũng, không bị úng nước, tránh được nghẹt cổ rễ
và bệnh lở cổ rễ.
- Trồng cây: Dùng dao hoặc kéo cắt đáy và phía bên túi bầu, bỏ túi bầu
ra, đặt thẳng cây xuống chính giữa hố (sau khi đã bỏ túi bầu ra) rồi lấy ngay
phần đất vừa đào lên lấp lại cho kín và nén nhẹ đất xung quanh gốc. Chú ý cần
trồng nông vừa bằng cổ rễ, năng xới xáo để đất luôn tơi xốp, đề phòng nghẹt rễ.
Các cây trên 2 luống kề nhau nên trồng so le với nhau để tận dụng tốt ánh sáng
mặt trời.
5.6. Chăm sóc và bón phân:
- Tưới nước: Cây sau khi trồng xong phải được tưới nước ngay, 15 ngày
đầu tưới nước 2 lần/ngày, những ngày tiếp theo tuỳ thuộc vào độ ẩm đất.
- Tủ gốc: Bằng rơm rạ, cỏ…là rất quan trọng. Lớp tủ dày 7 -10cm trên
mặt luống làm hạn chế thoát hơi nước từ đất, làm mát gốc cây khi trời nắng
nóng, không mất công làm cỏ dưới vùng tán.
- Cắt tỉa:
Tùy theo mục đích tạo dáng, thế cho cây mà thời gian đầu sau trồng mới
có hình thức cắt tỉa khác nhau. Sau đó khi chồi mầm cao 30 - 35cm thì bấm
3
ngọn, cứ làm như vậy đến đầu tháng 7 thì ngừng bấm ngọn, và thường xuyên

điều chỉnh các cành mọc đều bốn phía cho đều tán.
- Bón phân:
Lượng phân bón thúc cho 1 ha: Phân tổng hợp NPK (13:13:13+TE):
2.700kg, phân Urê: 270kg. Trộn phân NPK và phân Urê theo tỷ lệ 10:1 để bón.
Bón thúc làm 5 lần:
+ Sau trồng 1 tháng, rễ mới đã phát triển tiến hành bón thúc lần đầu.
Lượng bón 300kg NPK và 30kg urê, hòa tan với nước tưới xung quanh gốc.
+ Số còn lại chia đều cho 4 lần bón và mỗi lần bón cách nhau khoảng 25-
30 ngày. Kết hợp với tưới đủ ẩm, xới xáo, làm cỏ, vét luống. Ngoài ra phun
thêm phân bón lá Đầu trâu 501, 502 hoặc Atonik nhằm giúp cây nhiều cành, tán
xum xê.
5.7. Điều khiển ra hoa.
Các biện pháp sau thường được thực hiện để làm cho đào ra hoa đúng dịp
Tết Nguyên Đán:
- Từ đầu tháng 8 âm lịch hạn chế bón các loại phân có hàm lượng (N) cao,
để khoanh vỏ. Tháng 10 âm lịch, dừng bón phân vào gốc và hạn chế tưới nước
để chuẩn bị tuốt lá.
- Khoanh vỏ: tiến hành vào trung tuần tháng 8 âm lịch hàng năm
+ Đối với cây đào to, trồng nhiều năm: dùng dao mỏng khoanh 2 vòng
xung quanh các cành gần thân chính, cách nhau 2cm. Bóc lớp vỏ giữa hai vòng
khoanh bỏ đi và dùng nilon cuốn che bên trên vết khoanh, buộc chặt để nước
mưa khỏi đọng chỗ vỏ bị khoanh làm thối vỏ.
+ Đối với cây đào trồng năm đầu và năm thứ 2: dùng dao mỏng cắt
khoanh 1 vòng tròn đều quanh thân cây ở dưới chỗ phân cành.
Sau một tuần lá đào sẽ chuyển từ màu xanh đậm sang vàng nhạt và hơi rủ
xuống. Nếu lá vẫn xanh đậm thì tiếp tục cắt thêm một khoanh vỏ nữa phía dưới
vết khoanh trước.
- Tuốt lá đào: trước Tết Nguyên Đán 55-60 ngày, tuốt sạch toàn bộ lá, để
kích thích mầm nụ phát triển nhanh. Đồng thời dùng dây nilon go cành lại cho
thuận tiện vận chuyển khi mang đi tiêu thụ.

Lưu ý:
- Nên tiến hành tuốt lá làm 2 đợt cách nhau 7 ngày hạn chế rủi ro do điều
kiện thời tiết.
+ Đợt 1: tuốt ½ số lá trên cành phía gốc
+ Đợt 2: tuốt ½ số lá trên cành phía ngọn
- Không được làm mất phần chân lá dính vào cành, dễ mất mầm hoa
- Những cây đào sinh trưởng mạnh tuốt trước, sinh trưởng yếu tuốt sau.
4
VI. PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH
6.1. Nhện đỏ
Nhện đỏ xuất hiện vào cuối thu. Nhện phát triển mạnh khi khô hạn
- Triệu chứng: Nhện châm vào lá tạo thành vết chấm màu nâu vàng nhỏ
tách riêng nhau. Khi bị hại nặng làm cho lá bị cháy vàng, héo đi và biến dạng,
cuối cùng làm cho lá vàng khô và rụng.
- Biện pháp phòng trừ:
+ Vệ sinh đồng ruộng, vào lúc thời tiết khô hạn thường xuyên tưới nước,
xịt vào mặt dưới của lá cũng sẽ hạn chế được mật độ của nhện đỏ trên cây, bón
phân cân đối.
+ Dùng các thuốc hóa học: Commite 73EC, liều lượng pha 15-20ml/16lít
nước; Pegasus 500SC, liều lượng pha 15-20ml/16lít nước; Reasgant 3.6EC, liều
lượng pha 10ml/16lít nước;…
6.2. Sâu đục ngọn.
- Triệu chứng: sâu non hại trên các ngọn chồi non, làm héo ngọn và chết.
- Biện pháp phòng trừ:
+ Bón phân cân đối, không bón nhiều đạm
+ Dùng thuốc Dupont prevathon 5SC, liều lượng pha 15ml/16lít nước;
Reasgant 3.6EC, liều lượng pha 10ml/16lít nước;
6.3. Rệp sáp
- Triệu chứng: Thân có phủ lớp sáp trắng, quanh mình có các tia sáp dài
trắng xốp. Sống tập trung thành từng đám bám chặt vào các ngọn non, cuống lá,

kẽ cành hoặc mặt dưới lá, chích hút nhựa làm lá và ngọn héo khô. Sau thời gian
rệp phát sinh thường có nấm bồ hóng đen phát triển trên chất thải do rệp tiết ra
làm đen mặt lá gây trở ngại khả năng quang hợp của cây làm cho cây còi cọc,
sinh trưởng kém, bị hại nặng cây có thể chết. Vào cuối mùa mưa chuyển sang
mùa khô, rệp sáp phát triển tăng dần mật độ.
- Biện pháp phòng trừ:
+ Cắt tỉa những cành sâu bệnh, cành già, cành tược nằm trong tán để tạo
cho cây thông thoáng.
+ Dùng máy bơm xịt mạnh tia nước vào chổ có nhiều rệp đeo bám có tác
dụng rửa trôi bớt sáp trước khi phun thuốc.
+ Dùng thuốc Supracide 40 ND, liều lượng pha 20-13ml/16lít nước;
Suprathion 40EC, liều lượng pha 20-30ml/16lít nước; Ascend 20SP liều lượng
pha 10-16ml/16lít nước. Kết hợp với dầu khoáng SK Enspray 99 hoặc dầu
khoáng Citrole 96.3EC theo nồng độ khuyến cáo.
6.4. Bệnh chảy gôm.
5
- Triệu chứng: Bệnh phát sinh trên thân, cành đã hóa gỗ, nhất là chỗ
phân nhánh. Chỗ bị bệnh vỏ nứt và chảy nhựa vàng trong suốt, sau nhựa chuyển
màu nâu đỏ. Bộ phận bị bệnh lồi lên, vỏ và gỗ dần dần bị khô mục, lá cây bệnh
bị vàng và rụng, bệnh nặng làm cây chết khô.
- Nguyên nhân: do các vết thương cơ giới, sâu đục vỏ, tưới nước và bón
phân không hợp lý, làm vỏ cây bị tổn thương, nấm Phytophthora Citrophthora
xâm nhập làm thành phần tinh bột trong tế bào chuyển thành dịch nhựa chầy ra
liên tục.
- Biện pháp phòng trừ:
+ Tránh gây vết thương cho cây, cắt bỏ cây bệnh, cuối mùa thu, đầu xuân
hàng năm, quét vôi hoặc nước Bóc đô đậm đặc lên thân cây. Thường xuyên
phòng trừ các loại côn trùng, giữ độ ẩm hợp lý, không nên bón quá nhiều đạm,
tăng cường bón phân hữu cơ.
+ Phun thuốc Mancolaxyl 72 WP, liều lượng pha 60-80ml/16lít nước;

Dupont Kocide 53.8DF, liều lượng pha 15-16ml/16lít nước hoặc các loại thuốc
có gốc đồng và gốc lưu huỳnh.
6.5. Bệnh thủng lá.
- Triệu chứng: lá đào xuất hiện các đốm nhỏ, lan rộng thành hình tròn
hoặc hình nhiều cạnh màu vàng hoặc nâu đen, đường kính khoảng 2mm. Xung
quanh đốm có màu xanh vàng, sau đó đốm khô và rời ra làm lá đào có lỗ thủng.
- Nguyên nhân: Do vi khuẩn Xanthomonas Pruni Dowson
- Biện pháp phòng trừ:
+ Ngắt bỏ, tiêu hủy lá bị bệnh, tăng bón phân hữu cơ, hạn chế bón nhiều
phân đạm. Vườn đào phải thoát nước mạnh. Đảm bảo thoáng gió và chiếu sáng
đủ. Không trồng xen các cây khác trong vườn đào tránh lây nhiễm.
+ Phun thuốc Ridomil Gold 68WG, liều lượng pha 80-90ml/16lít nước,
Score 250EC, liều lượng pha 10ml/16lít nước; Anvil 5SC, liều lượng pha 16-
20ml/16lít nước
6.6. Bệnh xoăn, phồng lá
- Triệu chứng: đầu tiên xuất hiện ở ngọn và lá non. Một phần hay toàn bộ
lá dầy lên, màu xanh xám, sau đó quăn lại có những chỗ phồng rộp màu tím,
trên có lớp bột trắng sau thành nâu. Bệnh nặng làm cho lá khô và rụng.
- Nguyên nhân: Do nấm Taphira deformans (Berk. Tui). Nhiệt độ thích
hợp cho bào tử phát triển là 20
o
c. Thích hợp Cho nấm xâm nhiễm là 10 - 16
o
c.
Nấm qua đông trên vỏ cây, vẩy chồi, phát triển vào mùa xuân năm sau. Bệnh
nặng vào tháng 4 – 6
- Biện pháp phòng trừ:
6
Ngắt bỏ, tiêu hủy lá bệnh, bón phân cân đối, phun thuốc Ridomil Gold
68WG, liều lượng pha 80-90ml/16lít nước; Score 250EC, liều lượng pha

10ml/16lít nước…
VII. THU HOẠCH VÀ BẢO QUẢN HOA TRONG NHỮNG NGÀY TẾT
7.1. Thu hoạch
- Đối với đào dùng để chơi cành: Khi thu hoạch phải dùng cưa, nếu chặt
sẽ làm lay gốc đứt rễ. Đem đi xa nên tẩm bông ướt cho vào túi nilon trọng vào
gốc rồi buộc chặt.
- Đối với đào thế: Chú ý khâu đánh cây, tránh là cây bị đứt nhiều rễ và vỡ
bầu. Khi cần vận chuyển đi xa nên đánh cây và trồng cây vào chậu trước đó 1-2
tháng, hoặc bao gói bầu thật chặt và tránh va dập.
7.2. Bảo quản.
- Đối với đào dùng để chơi cành: Sau khi mua cành đào về phải đốt gốc
cành hay nhúng ngay vào chậu nước nóng già 70- 80
o
C để nhựa của cành đào
không chảy và các chất dinh dưỡng dự trữ nuôi hoa trong cành không thẩm thấy
được ra ngoài. Để đào tươi lâu nên thay nước 2-3 ngày/lần và mỗi lầ thay nước
nên cho 1 viên aspirin nhằm hạn chế vi khuẩn gây thối cành, tàn hoa. Sau khi
mua về nhà nếu thấy hoa đào nở nhanh cho một vài viên nước đá vào đó để giữ
lạnh, có tác dụng kìm hãm hoa nở nhanh.
- Đối với chậu đào thế: 4-5 ngày tưới nước một lần. Khi nào thấy đất trên
miệng chậu khô thì phải tưới nước. Không nên tưới quá nhiều nước, làm cây bị
úng, sinh ra khí độc gây thối rễ, cây đào sẽ chết. Chậu đào phải được đặt ở nơi
thoáng mát, đủ ánh sáng không nên để gần quạt hay chỗ có gió lùa vì sẽ làm đào
mất nước nhiều dẫn đến héo hoa và nụ. Không nên để đào chỗ quá tối vì sẽ
không đủ ánh sáng làm màu sắc hoa bị phai, hoa nhanh tàn hoặc nụ sớm rụng.
Nên tránh để đào ở gần bóng đèn có công suất lớn vì sẽ thừa sáng, nhiệt độ lại
cao cũng làm cho hoa nở nhanh, chóng tàn. Nếu thấy hoa nở muộn người chơi
có thể dùng một nắm vôi đắp quanh gốc, là như vậy thì chỉ sau 1 đêm hoa đào sẽ
nở tung, cũng có thể tưới nước ấm hoặc dùng đèn điện nhấp nháy chăng xung
quanh cây đào vừa trang trí cho cây cũng vừa kích cho hoa nở sớm.

* Một số chú ý khi chọn mua đào vào ngày tết:
Tuỳ theo không gian bày, lứa tuổi, sở thích mà người mua có thể chọn
được cành đào theo ý muốn. Nói chung để chọn được một cây đào đẹp thì người
mua nên chọn đào cánh kép, cánh hoa dày. Cành đào phải đều, to vừa phải, dăm
đào nhiều, có nhiều hoa và nụ. Vì những cành dăm to thường ít và thưa hoa. Nên
chọn cây đào có gốc thẳng, thân đào chắc khoẻ. Theo ý kiến của nhiều người,
đào đẹp là đào có dăm vút thẳng ra ngoài tán, nụ trải đều từ đầu tới cuối dăm.
7
Đối với lại đào chơi cành, nên tìm mua đào tơ, thân mập, nhiều cành dăm,
mắt dầy, nhiều nụ. Không mang lá, ít lộc nên sự mất nước qua lá không có hoặc
rất ít. Do đó khi cắm đào vào bình chỉ cần đổ một ít nước cân đối trọng lượng để
khỏi đổ bình.
SƠ ĐỒ QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG HOA ĐÀO

- Bón lót: - Mặt luống 60 – 70 cm
phân chuồng + phân lân + vôi bột - Cao luống 30 – 35 cm
- Mật độ trồng 2m
2
/cây

- Bón phân thúc: cho 1 ha: - Sau trồng 1 tháng, bón thúc lần đầu.
+ Phân NPK (13:13:13+TE): 2.700kg, - Hòa 300kg NPK và 30kg urê
+ Phân Urê: 270kg. với nước tưới xung quanh gốc
Trộn theo tỷ lệ 10:1 để bón - Số còn lại chia đều cho 4 lần bón
- Kết hợp với tưới nước, xới xáo, làm cỏ Mỗi lần bón cách nhau 25-30 ngày
phun phân bón lá Đầu trâu 501, 502 - Phòng trừ sâu bệnh
hoặc Atonik


Đối với cây đào to: Đối với cây đào nhỏ

- Khoanh 2 vòng xung quanh các cành - dùng dao mỏng cắt khoanh 1 vòng tròn
gần thân chính, cách nhau 2cm quanh thân cây ở dưới chỗ phân cành.
- Bóc lớp vỏ giữa hai vòng khoanh bỏ đi
- Tuốt lá làm 2 đợt cách nhau 7 ngày
+ Đợt 1: tuốt ½ số lá trên cành phía gốc
+ Đợt 2: tuốt ½ số lá trên cành phía ngọn
8
Trồng vụ Xuân
(Tháng 1-2 âm lịch)
Trước Tết Nguyên Đán 45- 60 ngày
(Tiến hành tuốt lá, go cành)
Thu hoạch, tiêu thụ
Cây giống (nhân từ vườn cây mẹ nuôi cấy mô)
(cây cao 4-5cm, có 3-5 lá, rễ ra đều)
Trung tuần tháng 8 âm lịch
(Tiến hành khoanh vỏ)

×