Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.88 KB, 3 trang )
Qui trình kỹ thuật chè phủ đất dốc bằng lớp phủ thực vật
phục vụ sản xuất ngô nương bền vững
Nguồn: khuyennongvn.gov.vn
1. Các loại vật liệu che phủ gồm:
- Tàn dư cây trồng: rơm, rạ, thân lá ngô, lá mía, thân lá đậu đỗ.
- Thân lá thực vật hoang dại: cỏ dại, cỏ lào, cúc quỳ.
- Các loài cỏ chăn nuôi sinh khối lớn: Brachiaria, Panicum, Paspalum,
Pennisetum, Tripsacum, v.v...
2. Chuẩn bị ruộng:
Đối với đất còn tơi xốp:
Không cần cày bừa mà chỉ dọn cỏ dại, không đốt tàn dư cỏ dại và cây trồng vụ
trước. Mang vật liệu đến để che phủ bổ sung cho kín mặt đất với bề dày 10 – 15
cm. Chờ 10 - 15 ngày để lớp phủ xẹp xuống rồi tiến hành gieo thẳng qua lớp phủ.
Đối với đất rắn hay đã bị nén chặt:
Phải cày bừa đất ở vụ đầu, sau đó che phủ đất và thực hiện mọi thao tác như đã
nêu ở trên. (Từ các vụ sau, do đất đã trở nên tơi xốp nên không cần phải cày bừa
làm đất).
3. Phương pháp che phủ:
3.1. Che phủ kín: Rải đều lớp phủ để bề mặt ruộng được che phủ đồng đều. Nếu
thời gian cho phép thì che phủ 10 đến 15 ngày trước khi gieo. Làm như vậy, lớp
phủ thực vật sẽ bị xẹp xuống và định vị tốt hơn, ẩm độ đất cao hơn nên sẽ tạo điều
tốt hơn cho hạt nảy mầm và thoát ra khỏi lớp che phủ.
3.2. Che phủ theo băng đồng mức: Rải các vật liệu che phủ đất theo các băng rộng
40 – 50 cm và để lại những khoảng trống rộng 20 cm. Với cách làm này thì có thể
gieo ngô theo cách làm thông thường (đánh rạch, bổ lỗ vào những khoảng trống và
gieo hạt ngay sau khi che phủ đất). Khi bón phân, vun gốc thì vun luôn vật liệu