Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Nghiên cứu mối tương quan giữa các phương pháp định lượng gián tiếp và trực tiếp ldl cholesterol tại bệnh viện đa khoa hoàn mỹ minh hải năm 2021 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.15 MB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

NGUYỄN HỒNG HẠT

NGHIÊN CỨU MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC PHƯƠNG PHÁP
ĐỊNH LƯỢNG GIÁN TIẾP VÀ TRỰC TIẾP LDL-CHOLESTEROL
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HOÀN MỸ MINH HẢI
NĂM 2021-2022

Chuyên ngành: Kỹ thuật Xét Nghiệm Y học
Mã số: 8720601

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. TRẦN NGỌC DUNG

Cần Thơ – Năm 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa
từng được công bố ở bất kỳ nơi nào.
Tác giả luận văn

Nguyễn Hồng Hạt



LỜI CÁM ƠN
Với tấm lịng thành kính, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến:
Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học, Khoa Điều dưỡng-Kỹ thuật
Y học Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, cùng các phòng ban, các bộ môn và
thầy cô giáo của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ đã tận tình dạy dỗ và truyền
thụ cho tôi những kiến thức chuyên môn về chuyên ngành Kỹ thuật Xét Nghiệm
Y học, cũng như sự chỉ dạy tận tình, thiết thực của tất cả các thầy cơ, đã giúp
tơi hồn thành đề tài này.
Các chun gia, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã để lại những
kiến thức và thông tin vô cùng quý giá để tơi có tư liệu nghiên cứu và tham
khảo trong quá trình thực hiện luận văn.
Ban giám đốc bệnh viện Đa khoa Hồn Mỹ Minh Hải, Khoa Xét Nghiệm,
Phịng cơng nghệ thơng tin, Phịng kế hoạch tổng hợp đã nhiệt tình giúp đỡ tơi
trong q trình thu thập số liệu.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành sâu sắc đến PGS.TS. Trần
Ngọc Dung nguyên Phó Giám đốc bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ,
người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện và hồn
thành luận văn.
Tất cả đã tạo điều kiện giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình học tập
và thực hiện luận văn này.
Cà Mau, ngày 7 tháng 11 năm 2022
Tác giả luận văn

Nguyễn Hồng Hạt


MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan

Lời cám ơn
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình, biểu đồ
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3
1.1. Đại cương về LDL-cholesterol và các phương pháp định lượng LDLcholesterol ............................................................................................... 3
1.2. Giá trị trung bình và độ sai biệt của nồng độ LDL-cholesterol định lượng
bằng các phương pháp gián tiếp và phương pháp trực tiếp .................. 14
1.3. Phương trình hồi quy tuyến tính giữa các phương pháp định lượng gián
tiếp với phương pháp định lượng trực tiếp ........................................... 15
1.4. Diện tích dưới đường cong và giá trị điểm cắt LDL-cholesterol của các
phương pháp định lượng gián tiếp LDL-cholesterol có phụ thuộc nồng
độ triglycerid của đối tượng xét nghiệm ............................................... 17
1.5. Tình hình nghiên cứu có liên quan ........................................................... 18
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 20
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 20
2.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 21
2.3. Đạo đức trong nghiên cứu ........................................................................ 35
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 36
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng được chỉ định xét nghiệm ...................... 36
3.2. Giá trị trung bình và độ sai biệt của nồng độ LDL-cholesterol định lượng
bằng các phương pháp gián tiếp và phương pháp trực tiếp .................. 40


3.3. Phương tình hồi quy tuyến tính giữa các phương pháp định lượng gián tiếp
với định lượng trực tiếp ........................................................................ 44
3.4. Diện tích dưới đường cong và giá trị điểm cắt LDL-cholesterol của các
phương pháp định lượng gián tiếp LDL-cholesterol có phụ thuộc nồng
độ triglycerid của đối tượng xét nghiệm ............................................... 48

Chương 4. BÀN LUẬN ................................................................................. 53
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng được chỉ định xét nghiệm ...................... 53
4.2. Giá trị trung bình và độ sai biệt của nồng độ LDL-cholesterol định lượng
bằng các phương pháp gián tiếp và phương pháp trực tiếp ................ 56
4.3. Phương trình tương quan hồi quy tuyến tính giữa các phương pháp định lượng
gián tiếp với định lượng trực tiếp .......................................................... 64
4.4. Diện tích dưới đường cong và giá trị điểm cắt của LDL-cholesterol các
phương pháp định lượng gián tiếp có phụ thuộc nồng độ triglycerid của
đối tượng xét nghiệm .......................................................................... 68
KẾT LUẬN .................................................................................................... 73
KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤC LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

ATP

Adult treatment panel

Chương trình điều trị người lớn

AUC


Area under the curve

Diện tích dưới đường cong

CE

Cholesterol esterase

CHOD

Cholesterol oxidase

CLIA

Clinical laboratory

Quy định cải tiến phịng thí

improvement

nghiệm lâm sàng

amendments
CO

Cut off

Điểm cắt


Diff

Different

Sai biệt

GK

Glycerol kinase

GPO

HDL-C

IDL

LDL-C

LDL-CCordova

LDL-CFriedewald

Glycerol phosphate
oxidase
High density

Lipoprotein tỷ trọng cao mang

lipoprotein cholesterol


cholesterol

Intermediate density
lipoprotein

Lipoprotein tỷ trọng trung bình

Low density

Lipoprotein tỷ trọng thấp

lipoprotein cholesterol

mang cholesterol
Phương pháp định lượng gián
tiếp LDL-C Cordova
Phương pháp định lượng gián
tiếp LDL-C Friedewald


Phương pháp định lượng gián

LDL-CHattori

tiếp LDL-C Hattori
Phương pháp định lượng trực

LDL-CPPTT

tiếp LDL-C

Phương pháp định lượng gián

LDL-CVujovic
LPL

tiếp LDL-C Vujovic
Lipoprotein lipase

Mean

Trung bình

NC

Nghiên cứu

POD
ROC

Peroxidase
Receiver operating
characteristic

SD

Standard deviation

Độ lệch chuẩn

SID


Sample identity

Mã nghiệm phẩm

TC

Total cholesterol

Cholesterol toàn phần

TEa

Allowable total error

Sai số toàn bộ cho phép

TG

Triglycerid

VLDL

Very low density
lipoprotein

Lipoprotein tỷ trọng rất thấp


DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 1.1: Giá trị các giới hạn tham chiếu của LDL-cholesterol...................... 4
Bảng 2.1: Kết quả LDL-C tương quan theo điểm cắt nồng độ triglycerid .... 25
Bảng 3.1: Phân bố tuổi và giới của người bệnh nghiên cứu .......................... 36
Bảng 3.2: Phân bố tuổi và giới của đối tượng khám sức khỏe ....................... 37
Bảng 3.3: Nồng độ triglycerid mẫu máu toàn nghiên cứu ............................. 37
Bảng 3.4: Nồng độ triglycerid mẫu máu người bệnh đái tháo đường............ 38
Bảng 3.5: Nồng độ triglycerid mẫu máu người bệnh tim thiếu máu cục bộ .. 38
Bảng 3.6: Nồng độ triglycerid mẫu máu người bệnh mạch máu não ............ 39
Bảng 3.7: Nồng độ triglycerid mẫu máu người khám sức khỏe .................... 39
Bảng 3.8: Giá trị trung bình và độ sai biệt của nồng độ LDL-CFriedewald và LDLCPPTT ở mẫu máu toàn nghiên cứu........................................................ 40
Bảng 3.9: Giá trị trung bình và độ sai biệt của nồng độ LDL-cholesterol ở mẫu
máu các nhóm đối tượng nghiên cứu .................................................... 40
Bảng 3.10: Giá trị trung bình và độ sai biệt của nồng độ LDL-CVujovic và LDLCPPTT ở mẫu máu toàn nghiên cứu......................................................... 41
Bảng 3.11: Giá trị trung bình và độ sai biệt của nồng độ LDL-cholesterol ở
mẫu máu các nhóm đối tượng nghiên cứu ............................................ 41
Bảng 3.12: Giá trị trung bình và độ sai biệt của nồng độ LDL-CHattori và LDLCPPTT ở mẫu máu toàn nghiên cứu......................................................... 42
Bảng 3.13: Giá trị trung bình và độ sai biệt của nồng độ LDL-cholesterol ở
mẫu máu các nhóm đối tượng nghiên cứu ............................................ 42
Bảng 3.14: Giá trị trung bình và độ sai biệt của nồng độ LDL-CCordova và LDLCPPTT ở mẫu máu toàn nghiên cứu......................................................... 43


Bảng 3.15: Giá trị trung bình và độ sai biệt của nồng độ LDL-cholesterol ở
mẫu máu các nhóm đối tượng nghiên cứu ............................................ 43
Bảng 3.16: Phương trình hồi quy tuyến tính và hệ số tương quan giữa phương
pháp định lượng gián tiếp Friedewald với định lượng trực tiếp ........... 44
Bảng 3.17: Phương trình hồi quy tuyến tính và hệ số tương quan giữa phương
pháp định lượng gián tiếp Vujovic với định lượng trực tiếp ................ 45
Bảng 3.18: Phương trình hồi quy tuyến tính và hệ số tương quan giữa phương
pháp định lượng gián tiếp Hattori với định lượng trực tiếp .................. 46

Bảng 3.19: Phương trình hồi quy tuyến tính và hệ số tương quan giữa phương
pháp định lượng gián tiếp Cordova với định lượng trực tiếp ............... 47
Bảng 3.20: Diện tích dưới đường cong và giá trị điểm cắt LDL-C của phương
pháp định lượng gián tiếp Friedewald .................................................. 48
Bảng 3.21: Giá trị độ nhạy, độ đặc hiệu LDL-C của phương pháp định lượng
gián tiếp Friedewald theo nồng độ triglycerid ...................................... 48
Bảng 3.22: Diện tích dưới đường cong và giá trị điểm cắt LDL-C của phương
pháp định lượng gián tiếp Vujovic ....................................................... 49
Bảng 3.23: Giá trị độ nhạy, độ đặc hiệu LDL-C của phương pháp định lượng
gián tiếp Vujovic theo nồng độ triglycerid ........................................... 49
Bảng 3.24: Diện tích dưới đường cong và giá trị điểm cắt LDL-C của phương
pháp định lượng gián tiếp Hattori ......................................................... 50
Bảng 3.25: Giá trị độ nhạy, độ đặc hiệu LDL-C của phương pháp định lượng
gián tiếp Hattori theo nồng độ triglycerid ............................................. 50
Bảng 3.26: Diện tích dưới đường cong và giá trị điểm cắt LDL-C của phương
pháp định lượng gián tiếp Cordova....................................................... 51
Bảng 3.27: Giá trị độ nhạy, độ đặc hiệu LDL-C của phương pháp định lượng
gián tiếp Cordova theo nồng độ triglycerid .......................................... 51


DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Trang
Hình 1.1: Cấu tạo của các loại lipoprotein ....................................................... 4
Biểu đồ 3.1: Phương trình hồi quy tuyến tính LDL-CFriedewald với LDLCPPTT ...................................................................................................... 44
Biểu đồ 3.2: Phương trình hồi quy tuyến tính LDL-CVujovic với LDL-CPPTT.. 45
Biểu đồ 3.3: Phương trình hồi quy tuyến tính LDL-CHattori với LDL-CPPTT ... 46
Biểu đồ 3.4: Phương trình hồi quy tuyến tính LDL-CCordova với LDL-CPPTT . 47
Biểu đồ 3.5: Diện tích dưới đường cong của các phương pháp định lượng gián
tiếp LDL-cholesterol Friedewald, Vujovic, Hattori và Cordova .......... 52



1

MỞ ĐẦU
Lipoprotein là đại phân tử hình cầu có chức năng vận chuyển lipid [13].
LDL-cholesterol là một lipoprotein đóng vai trị vận chuyển cholesterol từ gan
đến các mơ ngoại biên. Việc giám sát nồng độ LDL-cholesterol trong máu có
vai trị, ý nghĩa rất lớn. Nồng độ LDL-cholesterol trong huyết thanh tăng cao
có liên quan đến tăng tỷ lệ mắc bệnh tim mạch [1], [2]. Vì vậy, việc kiểm sốt
nồng độ LDL-cholesterol huyết thanh là rất quan trọng trong việc phòng ngừa
và quản lý các bệnh lý tim mạch. Chương trình giáo dục quốc gia về cholesterol
tại Hoa Kỳ ATP III đã đưa ra khuyến cáo cụ thể trong việc phát hiện, đánh giá
và quản lý tình trạng tăng LDL-cholesterol trong máu ở người lớn [29].
Trong các phương pháp định lượng nồng độ LDL-cholesterol huyết
thanh, phương pháp siêu ly tâm được xem là tiêu chuẩn vàng để định lượng
LDL-cholesterol, phương pháp này địi hỏi thiết bị hiện đại, vì thế, khơng thuận
tiện trang bị cho phịng thí nghiệm thường quy, mà chỉ giới hạn cho các phịng
thí nghiệm chun về lipid máu. Từ đó, việc định lượng LDL-cholesterol trực
tiếp bằng phương pháp enzym được sử dụng rộng rãi hơn ở phòng xét nghiệm
các bệnh viện. Tuy nhiên, phương pháp này cho hiệu quả kém khi người bệnh
có nồng độ triglycerid ở mức cao, cũng như, khó tiếp cận ở nhiều quốc gia đang
phát triển. Để giải quyết những vấn đề này, từ 1972, nhiều phương pháp định
lượng gián tiếp LDL-cholesterol khác nhau đã được đề xuất và phát triển. Trong
đó, phương pháp định lượng gián tiếp Friedewald đã được sử dụng rộng rãi tại
các phịng xét nghiệm trên tồn thế giới. Kế đến là sự ra đời của các phương
pháp định lượng gián tiếp Vujovic, Hattori, Cordova và nhiều phương pháp
định lượng gián tiếp khác [55], [60], [62]. Trên thế giới, đã có nhiều nghiên
cứu về mối tương quan nồng độ LDL-cholesterol giữa các phương pháp định
lượng gián tiếp với định lượng trực tiếp [26], [46], [52]. Ở Việt Nam, năm 2010



2

tác giả Nguyễn Thị Cẩm Châu [3] đã nghiên cứu tương quan giữa phương pháp
định lượng gián tiếp Friedewald với định lượng trực tiếp, cho thấy phương pháp
định lượng trực tiếp không thể hiện ưu thế so với phương pháp định lượng gián
tiếp ở nồng độ triglycerid thấp <3,39mmol/L. Năm 2018, tác giả Nguyễn Minh
Hà [5] đã nghiên cứu tương tự, theo phương pháp định lượng gián tiếp Cordova,
cho thấy phương pháp định lượng gián tiếp tương quan tuyến tính thuận, mức
độ mạnh và tương hợp tốt với phương pháp định lượng trực tiếp LDLcholesterol, ở nồng độ triglycerid ≤15mmol/L. Các nghiên cứu đều cho thấy, có
sự tương quan về nồng độ LDL-cholesterol giữa các phương pháp định lượng
gián tiếp với định lượng trực tiếp nồng độ LDL-cholesterol. Tuy nhiên, các kết
quả các nghiên cứu chưa thống nhất giữa các cơ sở xét nghiệm khi xét nghiệm
LDL-cholesterol trên các thiết bị và hóa chất khác nhau, cũng như trên các đối
tượng ở các vùng địa lý khác nhau. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến
hành đề tài: “Nghiên cứu mối tương quan giữa các phương pháp định lượng
gián tiếp và trực tiếp LDL-cholesterol tại bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ
Minh Hải năm 2021-2022”, với ba mục tiêu sau:
1. Xác định giá trị trung bình và độ sai biệt của nồng độ LDL-cholesterol
định lượng bằng các phương pháp gián tiếp và phương pháp trực tiếp tại bệnh
viện Đa khoa Hoàn Mỹ Minh Hải năm 2021-2022.
2. Xác định tương quan bằng phương trình hồi quy tuyến tính giữa các
phương pháp định lượng gián tiếp với định lượng trực tiếp tại bệnh viện Đa
khoa Hoàn Mỹ Minh Hải năm 2021-2022.
3. Xác định diện tích dưới đường cong và giá trị điểm cắt LDL- cholesterol
của các phương pháp định lượng gián tiếp LDL-cholesterol có phụ thuộc nồng
độ triglycerid của đối tượng xét nghiệm.


3


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đại cương về LDL-cholesterol và các phương pháp định lượng LDLcholesterol
1.1.1. Đại cương về LDL-cholesterol
1.1.1.1. Cấu trúc LDL-cholesterol
Các lipoprotein trong máu có cấu trúc micelle. Kích thước của các tiểu
phân thay đổi từ 7 đến 1000nm, phần nhân của các tiểu phân gồm các lipid
không phân cực như triglycerid, cholesterol ester, bao quanh nhân là những
thành phần phân cực như như protein, phospholipid, cholesterol tự do (xem
Hình 1.1). Ban đầu, phân tử lipoprotein có thể có cấu trúc lớp phospholipid kép,
sau đó, có sự lồng những lipid không phân cực như triglycerid, cholesterol ester
vào giữa 2 lớp phospholipid, làm cho chúng tách ra và tạo thành lipoprotein có
cấu trúc hình cầu với vỏ là lớp lipoprotein đơn. Liên kết giữa protein và lipid
trong lipoprotein làm tăng lượng protein có cấu trúc xoắn alpha. Nếu trong hệ
thống lipoprotein cho thêm cholesterid là ester hóa với acid oleic hoặc
triglycerid, thì tỷ lệ phần trăm protein có cấu trúc xoắn alpha tăng lên và phức
hợp protein-lipid trở thành dạng micelle. Trong phân tử lipoprotein, chuỗi xoắn
của protein thẳng góc với acid béo của phospholipid và chìm một phần trong
lớp phospholipid đảm bảo cho sự tiếp xúc giữa các nhóm mang điện tích của
protein và phospholipid. Các nhóm này liên kết với nhau bằng liên kết tĩnh
điện. Các liên kết kỵ nước giữa protein và phospholipid được thực hiện ở phần
đầu của chuỗi hydratcarbon của acid béo của phospholipid. Phần còn lại đi sâu
vào nhân của tiểu phân lipoprotein và liên kết với triglycerid, cholesterol ester
bằng những liên kết kỵ nước. Cholesterol tự do nằm ở mặt ngoài của tiểu phân
lipoprotein, nhóm -OH của nó hướng ra mơi trường nước. Lớp vỏ của lipoprotein


4


bao gồm protein, phospholipid và cholesterol tự do có thể dễ dàng di chuyển từ
lipoprotein này sang lipoprotein khác và từ lipoprotein sang các tế bào ngoại
biên. Mối liên kết giữa các thành phần trong lipoprotein chủ yếu là liên kết kỵ
nước, nên các lipoprotein dễ dàng tách lipid ra và nhận lipid vào.

Hình 1.1: Cấu tạo của các loại lipoprotein
(Nguồn: Hóa sinh y học, 2015 [13])
1.1.1.2. Đặc điểm của phân tử LDL-cholesterol
Dựa vào tỷ trọng phân tử, bằng phương pháp pháp siêu ly tâm LDLcholesterol có đặc điểm nổi trong dung dịch, có tỷ trọng 1,006-1,063g/mL [53],
tỷ lệ protein/lipid=1/4. Khoảng giá trị các giới hạn tham chiếu của nồng độ
LDL-cholesterol theo hướng dẫn của chương trình giáo dục quốc gia về
cholesterol tại Hoa Kỳ ATP III [29] thể hiện trong Bảng 1.1:
Bảng 1.1: Giá trị các giới hạn tham chiếu của LDL-cholesterol
Nồng độ LDL-cholesterol

Phân loại

<2,59mmol/L

Tối ưu

2,59-3,34mmol/L

Gần mức tối ưu

3,36-4,11mmol/L

Giới hạn bình thường cao

4,14-4,89mmol/L


Cao

≥4,91mmol/L

Rất cao


5

Dựa vào tính chất tích điện của phân tử, bằng phương pháp điện di, βlipoprotein hay LDL-cholesterol có kích thước 21-25nm. Các tỷ lệ thành phần
lipid trong phân tử này gồm: triglycerid 10%, cholesterol tự do 8%, cholesterol
ester 37% và phospholipid 22%.
1.1.1.3. Chuyển hóa LDL-cholesterol trong cơ thể
Nghiên cứu về chuyển hóa lipoprotein bằng cách ghi dấu phóng xạ các
thành phần protein, hoặc lipid của phân tử lipoprotein, đã cho thấy có sự trao
đổi thành phần apo (nhất là apo C) và thành phần lipid (bao gồm cholesterol
ester và triglycerid) giữa các lipoprotein lưu thông trong máu. Sự trao đổi lipid
giữa các lipoprotein nhờ các protein vận chuyển sau:
- Cholesterol ester transfer protein: làm nhiệm vụ vận chuyển cholesterol
ester từ HDL đến VLDL. Trọng lượng phân tử của cholesterol ester transfer
protein khoảng 60000kD. Nó được tổng hợp ở gan và liên kết với HDL.
- Phospholipid transfer protein: vận chuyển phospholipid giữa các
lipoprotein khác nhau, đặc biệt từ lipid giàu triglycerid đến HDL, làm dễ dàng
cho hoạt động của enzym lecithin-cholesterol acyl transferase. Phospholipid
transfer protein được tổng hợp ở gan và trọng lượng phân tử khoảng 41000kD.
LDL-cholesterol có thời gian bán hủy 3 đến 4 ngày. Nó được thối hóa
theo con đường:
+ Con đường thụ thể LDL nội bào
Thụ thể LDL có trên bề mặt các tế bào, cả tế bào gan và tế bào ngoại biên.

Mật độ thụ thể cao nhất là ở tuyến thượng thận, buồng trứng, nhưng số lượng
thụ thể nhiều nhất là ở tế bào gan. Thụ thể LDL là một glycoprotein có 839 acid
amin, có khả năng nhận dạng và liên kết với apo B, apo E của lipoprotein. Vì
vậy, cịn được gọi là thụ thể B hoặc thụ thể B-E. Trên bề mặt tế bào, nhiều thụ
thể LDL tập trung lại thành một vùng, được gọi là chất kết tụ và có thể được
dùng lại. Hệ thống lysosom tế bào có chứa nhiều enzym thủy phân, sẽ thủy


6

phân protein và cholesterol ester, giải phóng ra acid amin và cholesterol tự do
có nguồn gốc từ gan để sử dụng cho cấu trúc màng. Nếu lượng cholesterol tự
do tăng lên quá nhiều, vượt quá nhu cầu bắt giữ của thụ thể, tế bào sẽ tự điều
hòa theo 3 cơ chế: một là chuyển cholesterol tự do thành cholesterol ester; hai
là ức chế sự tổng hợp cholesterol nội bào; và ba là ức chế quá trình tổng hợp
thụ thể LDL làm giảm khả năng bắt giữ LDL ở màng tế bào [6].
+ Con đường thực bào thông qua thụ thể scavenger
Các thụ thể scavenger có trên bề mặt các tế bào bạch cầu đơn nhân, đại thực
bào, tế bào cơ trơn, tế bào nội mô của thành mạch máu. Thụ thể scavenger chưa
được nghiên cứu rõ về tính chất, các chất gắn đặc hiệu của nó, nhưng, người ta
biết khá rõ rằng chúng có khả năng gắn với các LDL bị biến đổi về mặt hóa học.
Con đường thực bào thông qua thụ thể scavenger được tăng cường sử dụng, khi
có sự hạn chế con đường thụ thể LDL nội bào, do khiếm khuyết thụ thể LDL, hoặc
do phân tử LDL bị biến đổi, làm cho thụ thể LDL không nhận dạng được, hoặc
do sự đồng dạng của apo B trên LDL, làm giảm ái lực gắn kết với thụ thể LDL.
+ Lipoprotein tỷ trọng thấp dạng A và dạng B
Các lipoprotein đã sinh ra nhiều loại lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL), ba
loại chính được kể đến là LDL I, LDL II, LDL III. Nồng độ LDL III tăng ở
những người có tăng triglycerid máu. Điện di phân tích các LDL cho 2 dạng:
dạng A có nhiều LDL I, LDL II và ít LDL III, dạng B có ít LDL I, LDL II và

nhiều LDL III. Những người có nồng độ triglycerid từ 0,5-1,3mmol/L thường
có kiểu A và tiền sử bị bệnh tim thấp. Những người có nồng độ triglycerid từ
>1,5mmol/L thường có kiểu B và tiền sử bị bệnh tim mạch cao [6].
1.1.1.4. Nồng độ LDL-cholesterol ở bệnh nhân đái tháo đường, bệnh mạch máu
não và bệnh tim thiếu máu cục bộ
Ở người bệnh đái tháo đường, LDL-cholesterol có khuynh hướng gây xơ
vữa nhiều hơn các bệnh lý khác [8], [11]. Trong bệnh đái tháo đường, đa số LDL-


7

cholesterol có kích thước phân tử nhỏ, đặc, dễ bị oxyd hóa, tồn tại lâu trong dịng
máu, vì có ái lực kém với thụ thể LDL-cholesterol. LDL-cholesterol phân tử nhỏ
có ái lực cao với proteoglycan, điều này càng làm cho nó dễ tích tụ và thay đổi.
Ngồi ra, tình trạng glycosylat hóa LDL-cholesterol cũng làm giảm sự thanh thải
LDL-cholesterol qua đường thụ thể, do đó, đại thực bào sẽ tăng bắt giữ LDLcholesterol và kích thích sự thành lập các tế bào bọt. Như vậy, sự glycat hóa LDLcholesterol là nguy cơ kích thích q trình gây xơ vữa mạch.
Bệnh tim thiếu máu cục bộ có nguyên nhân chủ yếu là do các mảng vữa
xơ xuất hiện trong lòng động mạch vành, làm cho lòng mạch bị hẹp. Gần 90%
người bệnh mắc bệnh mạch vành có rối loạn lipid máu, trong đó, có tăng LDLcholesterol [14].
Bệnh mạch máu não liên quan đến nhiều cơ chế bệnh sinh khác nhau,
mà nguyên nhân chủ yếu là do huyết khối trên nền vữa xơ mạch máu não và
tăng LDL-cholesterol được xem làm nguyên nhân gây ra các mảng xơ vữa này.
Ngoài ra, LDL-cholesterol còn tăng trong nhiều bệnh lý khác nhau, như suy
giáp do giảm thụ thể apo B-100, hội chứng thận hư do sự dị hóa LDLcholesterol bị tổn thương, người bệnh chán ăn (40% có tăng LDL-cholesterol)
[11]. Chương trình giáo dục quốc gia về cholesterol tại Hoa Kỳ ATP III khuyến
cáo đối với tất cả người trên 20 tuổi, cần tiến hành xét nghiệm các thành phần
lipoprotein máu lúc đói, định kỳ 5 năm một lần, để kiểm sốt, phịng ngừa các
bệnh lý nói trên.
1.1.2. Các phương pháp định lượng LDL-cholesterol
1.1.2.1. Phương pháp định lượng trực tiếp

Phương pháp siêu ly tâm: nguyên lý của phương pháp này là tách các
lipoprotein bằng siêu ly tâm dựa trên sự khác biệt về tỷ trọng của chúng. Đem
ly tâm mẫu thử sau khi đã xử lý mẫu với các muối như NaBr hoặc KBr. Kết
quả sau ly tâm cho thấy, các lipoprotein có tỷ trọng rất thấp (VLDL: very low


8

density lipoprotein) giàu triglycerid và chylomicron nổi lên trên, chúng được
tách ra bằng cách hút bằng bơm tiêm hoặc pipet. Các lớp lắng bên dưới gồm:
LDL-cholesterol, HDL-cholesterol, IDL và Lp (a). Chúng được xử lý tiếp bằng
cách bổ sung muối KBr và ly tâm thêm một lần nữa, để làm nổi lên LDLcholesterol. Hàm lượng cholesterol trong đó được lấy làm thước đo LDLcholesterol. Hạn chế của phương pháp này là các bước siêu ly tâm rất phức tạp
và đòi hỏi kỹ thuật cao. Sau này, việc tách LDL-cholesterol khỏi HDLcholesterol được thay thế bằng các quy trình kết tủa đơn giản hơn. Quy trình
tách LDL-cholesterol bằng cách kết hợp siêu ly tâm và kết tủa được gọi là định
lượng B (β-quantification). Những cải tiến gần đây của phương pháp này đã
làm giảm khối lượng mẫu thử và thời gian tách, cải thiện sự tiện lợi. Cho đến
nay, phương pháp siêu ly tâm vẫn còn là một kỹ thuật tách phức tạp và tốn thời
gian. Một số hạn chế của phương pháp này được kể đến là: các lipoprotein không
bền có thể bị thay đổi đáng kể, do nồng độ muối cao và lực ly tâm. Phương pháp
cần rất nhiều loại thiết bị và các ống ly tâm khác nhau để sử dụng. Điều kiện ở
phịng thí nghiệm khác nhau và phân tách phụ thuộc vào tay nghề của kỹ thuật
viên. Các mẫu thử rất khó để đạt được sự phục hồi hoàn toàn và sự lây nhiễm chéo
giữa các mẫu hay xảy ra. Tuy nhiên, siêu ly tâm vẫn được sử dụng như là một
phương pháp chuẩn để so sánh với các phương pháp khác [44].
Phương pháp kết tủa: trong phương pháp kết tủa, LDL-cholesterol
chứa apolipoprotein B được kết tủa bằng hóa chất như polyvinyl sulfate,
dextran sulfate, hoặc các anion đa vịng. Thành phần LDL-cholesterol thường
được tính tốn dựa trên độ chênh lệch giữa nồng độ cholesterol toàn phần và
lượng cholesterol còn lại ở VLDL và HDL-cholesterol trong dịch nổi sau khi
kết tủa với polyvinyl sulfate và dextran sulfate. Các viện nghiên cứu lipid đề

nghị kết hợp phương pháp siêu ly tâm và phương pháp kết tủa sử dụng đa anion,


9

cùng với các cation đa hóa trị. Tuy nhiên, phương pháp kết tủa tốn thời gian,
khơng thể tự động hóa và kết quả dễ bị nhiễu khi huyết thanh có nhiều thành
phần lipid, đặc biệt khi mẫu thử có nồng độ acid béo tự do cao. Một phương
pháp mới gần đây đã được đưa vào sử dụng, dựa trên việc định lượng LDLcholesterol sau khi mẫu được hấp phụ miễn dịch và ly tâm [36].
Phương pháp điện di trên thạch: năm 1965, Frederickson và Lees [32]
đã giới thiệu một hệ thống phân loại hyperlipoproteinemia, dựa trên các mẫu
phân tách lipoprotein thu được trên giấy electro 238, dựa vào tính chất tích điện
của các lipoprotein. Đây là một phương pháp mang tính cải tiến đột phá vào
thời điểm đó. Sau đó, hệ thống điện di cellulose acetate và polyacrylamide
thuận tiện hơn đã được sử dụng. Đầu tiên, phương pháp điện di sử dụng gel
agarose để tách các lipoprotein, sau đó, kết tủa chúng với polyanion và đo mật
độ quang các dung dịch thử. Phương pháp này cho kết quả đáng tin cậy, đặc
biệt là đối với định lượng LDL-cholesterol. Tuy nhiên, nếu trong các mẫu có
lipoprotein bất thường, có thể tạo ra sai số. Phương pháp điện di trên agarose,
về cơ bản đã được cải thiện bởi sự ra đời của phương pháp xác định cholesterol
bằng enzym, với việc sử dụng cholesterol esterase, cholesterol dehydrogenase
và thuốc nhuộm nitroblue tetrazolium clorua. Sau khi chạy điện di mẫu thử, từ
cực âm sang cực dương, chúng ta có chylomicron, β-lipoprotein (tương ứng
với LDL-cholesterol), pre β -lipoprotein (tương ứng với VLDL) và α
lipoprotein (tương ứng HDL-cholesterol). Phương pháp này có thể phát hiện
được trường hợp rối loạn lipoprotein có tính chất gia đình, với thành phần
cholesterol của VLDL tăng cao. Trong một số trường hợp, người ta cũng đo
được apo E (sản phẩm của gen Apo E) và lipoprotein. Do đó, phương pháp điện
di khơng chỉ cung cấp việc định lượng đáng tin cậy cho các thành phần
lipoprotein chính, mà cịn cung cấp hình ảnh hữu ích cho việc quan sát các biến



10

thể lipoprotein. Tuy nhiên, so với các phương pháp sử dụng enzym và hóa chất
miễn dịch, thì phương pháp điện di hơi tốn thời gian và phụ thuộc vào kỹ thuật
điện di. Do đó, phương pháp này thường được sử dụng ở phịng thí nghiệm
chun khoa, hơn là các phịng xét nghiệm dịch vụ với số lượng mẫu lớn.
Phương pháp miễn dịch: năm 1994, Pisani T đã thực hiện một phương
pháp miễn dịch, sử dụng thuốc thử chứa các kháng thể đa dòng apo A-I và apo
E liên kết với các hạt polystyrene, để loại bỏ chylomicron, HDL-cholesterol,
VLDL và IDL. Phương pháp này cho phép định lượng trực tiếp LDLcholesterol. Tương tự các phương pháp trước đó, hạn chế của phương pháp này
là vẫn bị nhiễu bởi lượng VLDL có trong mẫu thử [44].
Phương pháp enzym trên máy đo quang: năm 1998, tại Nhật Bản,
phương pháp xét nghiệm enzym chứa các chất tẩy rửa khác nhau đã được đề
xuất bởi Denka Seiken và sau đó nhanh chóng đã được triển khai rộng rãi.
Phương pháp này cho phép hòa tan các thành phần lipoprotein khác, để đạt
được tính đặc hiệu cho LDL-cholesterol. Ưu điểm của phương pháp này là khả
năng tự động hóa hồn tồn trong việc xác định trực tiếp LDL-cholesterol. Độ
chính xác được cải thiện từ việc sử dụng các pipet tự động và kiểm sốt chính
xác thời gian và nhiệt độ. Do đó, phương pháp này cải thiện hiệu suất phân tích
và đáp ứng khuyến nghị của hướng dẫn chương trình giáo dục quốc gia về
cholesterol tại Hoa Kỳ ATP III. Tuy nhiên, người ta vẫn phải xem xét đến hiệu
suất và tính kinh tế của chúng so với phương pháp định lượng gián tiếp
Friedewald giúp định lượng gián tiếp nồng độ LDL-cholesterol. Ngoài phương
pháp xét nghiệm enzym của Denka Seiken, cịn có các phương pháp xét nghiệm
enzym khác của Sekisui, Daiichi, Kyowa và Wako với cùng nguyên lý kỹ thuật
[43], [44].



11

Phương pháp đo quang phổ cộng hưởng từ hạt nhân: năm 1992, tại
Hoa Kỳ Otvos J [47] đã phát triển một phương pháp định lượng lipoprotein
huyết tương bằng đo quang phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton. Phương pháp
này mang những ưu điểm vượt trội so với các phương pháp hiện có. Các thành
phần lipoprotein chính có các đặc tính quang phổ cộng hưởng từ hạt nhân khác
nhau, đủ để cho phép biết được nồng độ của chúng từ việc phân tích hình dạng
đường cong hiển thị trên máy tính của vỏ cộng hưởng methyl lipid huyết tương.
Các phân tử trong mỗi loại lipoprotein đủ khác nhau để ảnh hưởng đến phổ
tổng hợp của loại đó và đó là phổ của toàn bộ mẫu. Ưu điểm của phương pháp
quang phổ cộng hưởng từ hạt nhân là đo các phân lớp lipoprotein một cách trực
tiếp và hiệu quả. Nhược điểm là các phịng xét nghiệm lâm sàng khó tiếp cận
được với hệ thống máy quang phổ cộng hưởng từ hạt nhân.
1.1.2.2. Phương pháp định lượng gián tiếp
Phương pháp định lượng gián tiếp Friedewald kinh điển: năm 1972,
Friedewald W T [33] đã công bố một báo cáo mô tả một phương pháp định
lượng gián tiếp để tính nồng độ LDL-cholesterol (LDL-C), thay thế cho phương
pháp siêu ly tâm như sau:
LDL-CFriedewald = TC − HDL-C −

𝐓𝐆
𝟐,𝟐

Nguyên tắc là VLDL là thành phần mang hầu hết các triglycerid (TG),
VLDL có thể được tính từ nồng độ triglycerid đo được: VLDL=TG/2,2 . Nồng
độ LDL-C sau đó được tính bằng cách lấy nồng độ choleterol trừ cho tổng nồng
độ (nồng độ HDL-C đo được + nồng độ VLDL).
Phương pháp định lượng gián tiếp này được đề xuất để sử dụng trong
các nghiên cứu dịch tễ học về tăng lipid máu trong cộng đồng, nhưng sau đó,

phương pháp định lượng gián tiếp nhanh chóng được áp dụng và trở thành một
lựa chọn hàng đầu để định lượng nồng độ LDL-C của các phòng xét nghiệm


12

lâm sàng thường quy. Những hạn chế của phương pháp định lượng gián tiếp
này là phân tử chylomicron chứa nhiều triglycerid hơn so với cholesterol trong
phân tử, tương ứng với lượng triglycerid cao so với lượng cholesterol trong
phân tử VLDL. Vì thế, khi có sự hiện diện của chylomicron trong mẫu thử, sẽ
dẫn đến việc tính nồng độ VLDL từ triglycerid làm nồng độ VLDL cao và nồng
độ LDL-C thấp. Do các mẫu thử lấy từ người không nhịn ăn thường có chứa
chylomicron, nên việc tính tốn này u cầu người làm xét nghiệm phải nhịn
ăn, lý tưởng là 12 giờ trước khi lấy máu xét nghiệm. Tương tự, khi nồng độ
triglycerid tăng, tỷ lệ cholesterol/triglycerid sẽ giảm trong phân tử VLDL, làm
tăng sai số khi ước tính. Do đó, chỉ nên áp dụng đối với những mẫu có nồng độ
triglycerid ≤4,5mmol/L. Ngồi ra, tình trạng tăng lipoprotein týp III, đặc trưng
bởi sự tích tụ các lipoprotein cịn sót lại, với tỷ lệ tăng cholesterol liên quan đến
TG, cũng không nằm trong trường hợp được tính theo phương pháp định lượng
gián tiếp này. Từ phương pháp định lượng gián tiếp Friedewald, nhiều phương
pháp định lượng gián tiếp sửa đổi đã đề xuất như:
- Phương pháp định lượng gián tiếp Yunqin Chen [62] năm 2010, tại
Trung Quốc:
LDL-CYunqin = Non-HDL-C × 90% – TG × 10%
trong đó Non-HDL-C = TC – HDL-C
- Phương pháp định lượng gián tiếp Martin S [41] năm 2013, tại Hoa Kỳ:
LDL-CMartin =TC – HDL-C – TG/yếu tố điều chỉnh
trong đó, yếu tố điều chỉnh được xác định là tỷ lệ TG/VLDL. Tra bảng LDL-C
180 cho phân tầng 180 ô.
- Phương pháp định lượng gián tiếp Anandaraja [19] năm 2003, tại quốc

gia Ấn Độ:
LDL-CAnandaraja = [(0,9 × TC) − (0,9 × TG/5)] − 28


13

và nhiều phương pháp định lượng gián tiếp sửa đổi khác [24], [49].
Phương pháp định lượng gián tiếp Vujovic: năm 2010, tại Serbia,
Vujovic A [59] đã nghiên cứu phương pháp định lượng gián tiếp Friedewald,
với 1010 người bệnh có nồng độ triglycerid ≤4,51mmol/L, xét nghiệm trên máy
Hitachi 911 (Roche, CHLB Đức) phương pháp Kyowa. Ông thấy được mối
tương quan tốt giữa phương pháp định lượng gián tiếp với định lượng trực tiếp
(với r>0,89). Từ đó, Vujovic A đã sửa đổi phương pháp định lượng gián tiếp
Friedewald, cụ thể như sau:
LDL-CVujovic = 𝐓𝐂 −

𝐓𝐆
𝟑

− 𝐇𝐃𝐋-C

Phương pháp định lượng gián tiếp Hattori: năm 1998, tại Nhật Bản,
Yuichi Hattori [61] đã so sánh dữ liệu của phương pháp siêu ly tâm từ 2179 đối
tượng để cho ra phương pháp định lượng gián tiếp, cụ thể như sau:
LDL-CHattori = 0,94 × TC − 𝟎, 𝟗𝟒 × HDL-C − 0,19×TG
Phương pháp định lượng gián tiếp LDL-cholesterol không
triglycerid: phần lớn các phương pháp định lượng gián tiếp nồng độ
Friedewald, Vujovic, Hattori đều giả định rằng cholesterol tồn phần là tổng
của thành phần cholesterol có trong các phân tử LDL-C, HDL-C và VLDL, nên
trong tình trạng mẫu thử có tăng triglycerid hoặc chylomicron, phương pháp

định lượng gián tiếp này trở nên khơng chính xác, đây là một hạn chế lớn. Năm
2013, một phương pháp định lượng gián tiếp nồng độ LDL-cholesterol mới,
không dựa trên nồng độ triglycerid có trong mẫu thử, bằng cách so sánh với
LDL-C trực tiếp bằng phương pháp enzym của Wako. Phương pháp định lượng
gián tiếp được đề xuất đầu tiên bởi Cordova C M [27], phương pháp chỉ dựa
trên nồng độ cholesterol và HDL-C:
𝟑

LDL-CCordova = (TC – HDL-C)
𝟒


14

Phương pháp định lượng gián tiếp được ứng dụng trên 10664 người
Brazil, nồng độ cholesterol và HDL-C được xét nghiệm trên máy DiaSys
(Sysmed). Phương pháp định lượng gián tiếp này áp dụng đơn giản. Kết quả
cho thấy, nồng độ LDL-C khơng phụ thuộc vào nồng độ triglycerid và có tương
quan tốt với nồng độ LDL-C đo bằng phương pháp trực tiếp, với r=0,93.
1.2. Giá trị trung bình và độ sai biệt của nồng độ LDL-cholesterol định
lượng bằng các phương pháp gián tiếp và phương pháp trực tiếp
Năm 2016, tại Đại học Y khoa Yonsei Hàn Quốc, tác giả Rim John Hoon
[51] áp dụng phương pháp gián tiếp Friedewald, Vujovic, Hattori, Cordova để
định lượng gián tiếp so với phương pháp trực tiếp ở 1498 người, trên máy Advia
1800 (Siemens) bằng enzym. Kết quả cho thấy giá trị trung bình nồng độ LDLC bằng phương pháp gián tiếp Friedewald là 2,85±0,8mmol/L, phương pháp
gián tiếp Vujovic là 3,0 ± 0,8mmol/L, phương pháp gián tiếp Hattori là
2,67±0,75mmol/L và phương pháp gián tiếp Cordova là 2,61±0,65mmol/L.
So với định lượng bằng phương pháp trực tiếp LDL-C là 2,86±0,81mmol/L,
độ sai biệt của nồng độ LDL-C định lượng bằng phương pháp gián tiếp
Friedewald là: 0,01mmol/L, độ sai biệt của nồng độ LDL-C phương pháp gián

tiếp Vujovic là: -0,14mmol/L, độ sai biệt của nồng độ LDL-C phương pháp
gián tiếp Hattori là: 0,19mmol/L và độ sai biệt của nồng độ LDL-C phương
pháp gián tiếp Cordova là: 0,25mmol/L. Từ kết quả cho thấy, độ sai biệt của
nồng độ LDL-C theo phương pháp gián tiếp Friedewald là thấp nhất so với các
phương pháp gián tiếp còn lại.
Năm 2017, tại Đại học Quốc gia Athens Hy Lạp, tác giả Garoufi
Anastasia [34] đã nghiên cứu phương pháp gián tiếp Friedewald trên 688 trẻ
em từ 2-12 tuổi, trên máy Cobas 800, bằng enzym Denka Seiken. So sánh 2
phương pháp gián tiếp LDL-C của Friedewald với nồng độ LDL-C được đo
trực tiếp trên máy. Kết quả cho thấy giá trị trung bình nồng độ LDL-C định


15

lượng bằng phương pháp gián tiếp Friedewald ở nhóm khám sức khỏe là:
2,36±0,653mmol/L, ở nhóm có rối loạn lipid máu là: 2,3±0,65mmol/L so định
lượng bằng phương pháp trực tiếp LDL-C là: 2,42±0,63mmol/L và 4,51±1,21
mmol/L, cho thấy nồng độ LDL-C định lượng bằng phương pháp gián tiếp
Friedewald chính xác hơn và được gợi ý như một công cụ sàng lọc tăng nồng
độ LDL-C.
1.3. Phương trình hồi quy tuyến tính giữa các phương pháp định lượng
gián tiếp với phương pháp định lượng trực tiếp
Phương trình hồi quy tuyến tính là phương trình được viết dưới dạng
y= ax+b, trong đó a gọi là hệ số góc và b là chặn, tại điểm cắt trên trục tung khi
x=0. Phân tích hồi quy tuyến tích là tìm sự liên hệ giữa 2 biến số liên tục là biến
độc lập trên trục hoành x với biến phụ thuộc trên trục tung y. Sau đó vẽ một
đường thẳng hồi quy và từ phương trình đường thẳng này ta có thể dự đốn
được biến y.
Bằng phương pháp định lượng gián tiếp Friedewald, năm 2006, tại đại
học Y khoa Massachusetts Hoa Kỳ, tác giả Tighe Dennis A [58] đã nghiên cứu

phương pháp gián tiếp nồng độ LDL-C, ở 661 người lớn khỏe mạnh, bằng kỹ
thuật LipiDirect Magnetic LDL. Kết quả cho thấy có tương quan giữa nồng độ
LDL-C được định lượng bằng phương pháp gián với phương pháp trực tiếp,
với TG ≤4,51mmol/L. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu về vấn đề này ở các quốc
gia và thiết bị khác nhau [31], [40], [44] đều cho thấy có sự tương quan khác
nhau giữa phương pháp định lượng gián tiếp với phương pháp trực tiếp [63].
Phương pháp định lượng gián tiếp Vujovic, năm 2016, tại Ấn độ, được
Nishtha Wadhwa [45] nghiên cứu để định lượng nồng độ LDL-C và so sánh
với phương pháp định lượng trực tiếp, cho 3515 người, trên máy Dimensions
RxL Max (Siemens), bằng enzym. Kết quả cho thấy, với khoảng triglycerid từ


×