Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Hội chứng “Ngày thứ Hai" pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.5 KB, 6 trang )




Hội chứng “Ngày thứ
Hai”
Vào ngày thứ Hai, số ca tử vong do nhồi máu cơ tim ở nam giới dưới 50
tuổi cao hơn 19% so với những ngày khác trong tuần. Hội chứng này
thường gặp ở những công chức phải làm việc căng thẳng mà không có
cách thư giãn hợp lý.


Các biểu hiện chính của Hội chứng Ngày thứ Hai là mệt mỏi, không còn
hứng thú với công việc. Xuất hiện ở công sở với bộ mặt thiểu não, dáng điệu
ủ rũ, chậm chạp, ít nói. Khoảng 20% bệnh nhân cảm thấy bứt rứt, cáu kỉnh,
khó chịu với mọi người chung quanh; có khi kèm theo nhức đầu (từng cơn
hay âm ỉ), ăn mất ngon, khó tiêu


Về nguyên nhân gây Hội chứng Ngày thứ Hai, hiện vẫn có nhiều giả thuyết.
Có người cho rằng đó là do người lao động không biết cách nghỉ ngơi hợp lý
vào dịp cuối tuần (một số tranh thủ xem video hay chơi game từ sáng đến
tối; số khác đi chơi thật xa và trở về trong tình trạng mệt nhoài; hoặc ngủ bù
suốt 2 ngày).


Theo một giả thuyết khác, hội chứng trên là hậu quả của việc không ăn uống
đúng cách (lơ là hoặc lạm dụng). Hậu quả của cách nghỉ ngơi “tiêu cực” này
là nhịp điệu sống quen thuộc trước đó (thức dậy đúng giờ để đến sở làm, ăn
uống có giờ giấc ) bị phá vỡ hoàn toàn. Sau 2 ngày thoải mái, khi mọi
chuyện phải trở lại “nề nếp” vào sáng thứ hai thì cơ thể không “kham” nổi,
và sự mệt mỏi, chán nản xuất hiện.




Tiến sĩ Võ Thành Nhân, Phó khoa Tim mạch Bệnh viện Chợ Rẫy, giải thích:
“Cơ thể người cũng như một cỗ máy, sau một thời gian nghỉ ngơi thường
khó vận hành vì tính ì lớn, cần khởi động lại từ từ. Nếu đột ngột lao vào
hàng núi công việc ngay sau khi nghỉ ngơi, ta sẽ căng thẳng và điều đó dễ
ảnh hưởng đến tim”.


Theo bác sĩ Lương Lễ Hoàng (CHLB Đức), Hội chứng Ngày thứ Hai nếu
không được ngăn chặn sẽ có thể dẫn đến "hội chứng Chiều thứ Sáu”. Biểu
hiện là người lao động sẽ “hết pin” ngay vào buổi làm việc cuối cùng trong
tuần, vì chỉ cần nghĩ đến ngày thứ hai tuần tới là đã thấy mỏi mệt rồi. Tệ hơn
nữa, họ có thể mắc chứng mệt mỏi mạn tính.





Để không bị “ngã gục” vào sáng thứ hai, cần thực hiện những nguyên tắc
sau:


- Cố gắng hoàn tất công việc trong tuần vào thứ Sáu. Như vậy, bạn có thể
bắt đầu một tuần mới mà không phải lo lắng cho công việc của tuần qua và
đến cơ quan với tâm trạng thoải mái hơn.


- Lên chương trình nghỉ ngơi cho 2 ngày cuối tuần. Nếu thứ hai tuần này,
bạn cảm thấy quá mệt mỏi khi đi làm thì nên sắp xếp nhiều thời gian nghỉ

hơn cho dịp cuối tuần sắp tới.


- Tập luyện thể thao vào dịp cuối tuần, đặc biệt là khi công việc trong tuần
của bạn đòi hỏi nhiều thể lực.


- Tránh thức quá khuya vào tối chủ nhật. Việc ngủ đủ giấc sẽ giúp bạn khỏe
khoắn và minh mẫn khi thức dậy. Nhờ thế, bạn sẽ thấy đời đáng yêu hơn.


- Dành nhiều thời gian hơn để chuẩn bị đi làm vào sáng thứ Hai. Như thế,
bạn sẽ đến cơ quan đúng giờ và “mở hàng” tốt cho tuần lễ đó.


- Nên ăn sáng kỹ, đặc biệt là sáng thứ Hai, để có đủ năng lượng làm việc.


- Tránh sắp xếp chương trình làm việc quá nặng vào thứ Hai, đặc biệt là
không đặt ra thời hạn chót cho một công việc nào đó vào ngày này. Nên dàn
đều công việc trong tuần ra cho các ngày.


- Vào tối thứ hai, nên sắp xếp để có càng ít công việc riêng càng tốt. Chẳng
hạn, nếu muốn giặt đồ vào tối thứ Hai, hãy chuyển sang tối hôm sau. Cần
nhớ rằng thứ hai là ngày khởi động của một tuần làm việc; vì thế, bạn hãy
“nương tay” cho cơ thể một chút.


Ăn uống trong những ngày cuối tuần



- Không nên tổ chức ăn uống quá thịnh soạn trong cả 2 ngày nghỉ. Nếu bữa
ăn trước bạn đã “tẩm bổ” quá nhiều thì những bữa sau cần tiết chế lại cho
cân bằng.


- Tránh quan niệm phải ăn thật nhiều để “bù đắp” cho những ngày làm việc
trước đó. Dù có ngon miệng đến mấy cũng nên dừng lại khi có cảm giác
“vừa đủ”. Việc ăn quá no sẽ khiến bạn mệt mỏi sau đó.


- Không nên ăn quá nhiều thịt (dưới 200g/ngày) vì thịt thường kèm theo chất
béo và cholesterol. Nên xen kẽ thịt, cá, đậu phụ, trứng để cân đối nguồn đạm
và chất béo động - thực vật.


- Không nên vì quá vui mà tiệc tùng thâu đêm suốt sáng.


- Vào chiều Chủ nhật, nên điều chỉnh số lượng, chất lượng bữa ăn và nhịp
điệu sinh hoạt trở về bình thường.


×