Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Phòng ngừa đột tử sau nhồi máu cơ tim doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.66 KB, 5 trang )




Phòng ngừa đột tử sau
nhồi máu cơ tim
s Đột tử gọi chung cho những trường hợp chết nhanh, chết đột ngột không
do chấn thương, xảy ra trong vòng 1 h sau khi các triệu chứng mới xuất hiện,
cái chết không dự doán được trước (đau ngực, nghẹt thở, mệt lả…)
Đột tử thường có liên quan chặt chẽ đến bệnh lý tim mạch như nhồi máu cơ
tim, bệnh van tim, bệnh cơ tim, bệnh tăng huyết áp và các rối loạn nhịp tim
nguyên phát.
Đột tử do tim, có đến 75% do bệnh mạch vành, 25% do bệnh cơ tim hay van
tim khác. 50% bệnh nhân có bệnh lý động mạch vành sẽ bị đột tử. Yếu tố
nguy phát đưa đến đột tử nhất là nhịp tim nhanh thất ở bệnh nhân có bệnh lý
tim mạch.
* Có 2 nhóm bệnh nhân có nguy cơ đột tử cao là:
- Nhóm bệnh nhân có loạn nhịp mà không có triệu chứng: thường là các
bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim, bệnh nhân có suy tim, ứ huyết.
- Nhóm bệnh nhân loạn nhịp có triệu chứng: thường là các bệnh nhân có
cơn nhịp nhanh thất, suy thất.

* Nguyên nhân gây đột tử nhiều nhất là bệnh tim mạch:
- Suy tim
- Loạn nhịp tim
- Tăng huyết áp với các biến chứng như dày thất trái, bóc tách động mạch
chủ, tai biến mạch máu não cũng là yếu tố gây đột tử.
- Nhồi máu cơ tim gây đột tử cao gấp 10 lần người bình thường. Nhất là
nhồi máu cơ tim có diện rộng, nhồi máu cơ tim có loạn nhịp, nhồi máu cơ
tim có suy tim và nhồi máu cơ tim tái phát nhiều lần thì khả năng đột tử lại
càng cao hơn nhồi máu cơ tim không có biến chứng.
* Nên phòng ngừa đột tử sau nhồi máu cơ tim như thế nào?


Trong năm đầu sau khi bị nhồi máu cơ tim có từ 5-10% bệnh nhân tử vong.
Các yếu tố xấu của nhóm bệnh nhân nặng là:
- Vẫn còn thiếu máu cơ tim ở vùng còn lại.
- Suy giảm chức năng co bóp thất trái.
- Có xuất hiện các loạn nhịp thất nguy hiểm như ngoại tâm thu thất dày
(trên 10 lần/giờ), ngoại tâm thu thất đa dạng, cơn nhịp nhanh thất ngắn.
Chưa có thể tiên lượng một bệnh nhân suy tim hay nhồi máu cơ tim sẽ chết
vào lúc nào, do vậy việc phòng ngừa đột tử chủ yếu dựa vào việc điều trị
nguyên nhân gây đột tử và trước đó phải đánh giá được nguy cơ đột tử nhiều
hay ít ở một cá thể nhất định.
Người bị nhồi máu cơ tim cần làm siêu âm tim để đánh giá chức năng của
tim trái, ghi điện tâm đồ 24h để phân tích các loạn nhịp cũng như các cơn
thiếu máu cơ tim. Nếu 3 yếu tố trên đều bất thường thì khả năng đột tử càng
cao và người bệnh cần được theo dõi chặt chẽ hơn, tích cực hơn.
* Làm sao phòng ngừa tai biến nguy hiểm, đột tử này?
1. Biện pháp dùng thuốc
Dùng ức chế bêta cho người bị nhồi máu cơ tim làm giảm tỷ lệ đột tử.
- Nhóm nguy cơ nhồi máu cơ tim:
Dùng thuốc điều trị các nguyên nhân dẫn đến nhồi máu cơ tim là một biện
pháp hữu hiệu để phòng ngừa đột tử, trong đó có:
- Aspirin
- Thuốc trị tăng huyết áp.
- Thuốc giảm mỡ máu.
- Thuốc giảm đường trong máu ở người bị đái tháo đường.
+ Nhóm đã từng bị nhồi máu cơ tim:
Phối hợp Aspirin, thuốc giảm mỡ máu, thuốc chống tăng huyết áp thường
được chỉ định. Bên cạnh đó cần điều trị duy trì các yếu tố nguy cơ như đái
tháo đường, nghiện thuốc lá, ít vận động thể lực…
2. Các biện pháp không dùng thuốc (biện pháp hỗ trợ):
+ Ăn uống:

- Chế độ ăn ít chất béo bão hòa, giàu chất béo đơn không no như dầu thực
vật với rau quả tươi, cá thịt ít mỡ.
- Sinh tố B9, acidfolic trong ngũ cốc.
- Uống trà, chống oxy hóa.
+ Thể dục:
- Cường độ thấp, thời gian lâu dài để tăng sức bền bỉ: đi bộ, đạp xe, bơi
lội… Luyện tập 1h/ngày, 2 lần 30 phút hoặc 3 lần 20 phút và không để mạch
vượt quá 80% tần số tối đa. Tần số tối đa được tính 22- - số tuổi.
- Tuổi cao không nên hoạt động thể lực đột ngột mà không dự phòng tập
luyện trước cho tim.
Tóm lại: Để phòng ngừa đột tử sau nhồi máu cơ tim ngoài việc dùng thuốc
còn cần đến chế độ ăn uống cũng như rèn luyện thể lực cho tim.

×