Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Lập bản đồ gen - bản đồ di truyền docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.84 KB, 3 trang )

Lập bản đồ gen - bản đồ di truyền
Lập bản đồ gen là xác định trình tự và khoảng cách của các gen nhất định
trên từng nhiễm sắc thể. Có hai loại bản đồ gen đó là bản đồ di truyền và bản
đồ tế bào (bản đồ vật lí). Bản đồ di truyền là sơ đồ về trình tự sắp xếp và vị trí
tương đối của các gen được xây dựng dựa trên tần số hoán vị gen. Bản đồ tế
bào là bản đồ về trình tự và khoảng cách vật vật lí giữa cá gen trên nhiễm sắc
thể. Khoảng cách giữa các gen trong bản đồ tế bào được đo bằng đơn vị đo
chiều dài vật lí, còn khoảng cách giữa các gen trong bản đồ di truyền được đo
bằng tần số hoán vị gen. Bản đồ tế bào và bản đồ di truyền chỉ giống nhau về
trình tự các gen mà không hoàn toàn tương thích về khoảng cách trên nhiễm
sắc thể.
Sturtevant (một học trò của Moocgan) là người đầu tiên đưa ra phương pháp
xác định bản đồ di truyền dựa trên tần số tái tổ hợp gen. Sturtevant cho rằng
các gen nằm càng xa nhau trên nhiễm sác thể thì xác suất để trao đổi chéo
xảy ra gữa chúng càng lớn và ông cho rằng có thể dùng tần số hoán vị gen
làm thước đo khoảng cách tương đối gữa các gen.
Đơn vị đo khoảng cách gen được tính bằng 1% tần số hoán vị gen (để tôn
vinh Moocgan, 1% hoán vị gen được gọi là 1 centimoocgan, cM). 1% hoán vị
gen được hiểu là 1 sản phẩm của giảm phân có hoán vị gen (giao tử) trong
tổng số 100 sản phẩm của giảm phân (100 giao tử)
Dựa vào tần số hoán vị gen người ta đã lập nên được bản đồ di truyền ở nhiều
loài sinh vật khác nhau. Để xác định trình tự các gen trên nhiễm sắc thể,
người ta thường sử dụng phép lai phân tích giữa các cá thể dị hợp về ba cặp
gen với các cá thể đồng hợp tử lặn về cả ba cặp gen. Sau đó, tiến hành phân
tích tần số hoán vị gen gữa hai gen một.

Mặc dù tần số hoán vị gen giữa hai gen nào đó luôn nhỏ hơn 50% nhưng khi
cộng dồn khoảng cách giữa các gen trên nhiễm sắc thể ta có thể có tổng tần
số hoán vị gen trên một nhiễm sắc thể sẽ lớn hơn 50 cM.
Các nhà di truyền học nhận thấy rằng: tần số hoán vị gen ở giới đực và cái
của cùng một loài có thể rất khác nhau. Ví dụ, ở ruồi giấm chỉ có con cái mới


có hoán vị gen trong khi trao đổi chéo lại không xảy ra ở các con đực; hay ở
người có một số công trình nghiên cứu cho thấy tần số hoán vị gen ở nữ cao
hơn ở nam.


Bản đồ di truyền cho ta lợi ích dì ?
Cho dù chúng ta có thể giải mà hoàn toàn bộ gen của một loài (như giải mã
bộ gen người) và biết được chính xác vị trí các gen trên nhiễm sắc thể về mặt
vật lí thì bản đồ di truyền vẫn rất có giá trị. Lí do là nếu ta biết được tần số
hoán vị gen giữa hai gen nào đó ta có thể tiên đoán được tần số các tổ hợp
gen mới trong các phép lai. Điều này là cực kì quan trong trong công tác chọn
giống cũng như trong nghiên cứu khoa học.



×