Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Luận văn " Thơ Giang Nam - Tiếng nói trữ tình sâu lắng, chân thành " ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (546.53 KB, 96 trang )


Luận văn

Thơ Giang Nam - Tiếng
nói trữ tình sâu lắng,
chân thành

MỤC LỤC


MỞ ĐẦUError! Bookmark not defined.
1. Lý do chọn đề tàiError! Bookmark not defined.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đềError! Bookmark not defined.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứuError! Bookmark not defined.
4. Phương pháp nghiên cứuError! Bookmark not defined.
5. Đóng góp mới của luận vănError! Bookmark not defined.
6. Cấu trúc của luận văn:Error! Bookmark not defined.
Chương 1: GIANG NAM – CUỘC ĐỜI VÀ QUÁ TRÌNH SÁNG
TÁCError! Bookmark not defined.
1.1. Cuộc đờiError! Bookmark not defined.
1.2. Những chặng đường sáng tácError! Bookmark not defined.
1.3. Quan niệm nghệ thuậtError! Bookmark not defined.
Tiểu kết Error! Bookmark not defined.
Chương 2: THƠ VÀ TRƯỜNG CA GIANG NAM-TIẾNG NÓI TRỮ TÌNH
SÂU LẮNG, CHÂN THÀNHError! Bookmark not defined.
2.1. ThơError! Bookmark not defined.
2.1.1. Thơ ca kháng chiến chống MỹError! Bookmark not defined.
2.1.2. Thơ ca từ sau năm 1975 đến nay51
2.1.3. Đôi nét về nghệ thuật 72
2.2. Trường caError! Bookmark not defined.
2.2.1. Trường ca trước năm 1975Error! Bookmark not defined.


2.2.2. Trường ca sau năm 1975Error! Bookmark not defined.
Tiểu kếtError! Bookmark not defined.
Chương 3: VĂN XUÔI CỦA GIANG NAM – NHỮNG SÁNG TẠO TỪ
NGUỒN HỒI ỨCError! Bookmark not defined.
3.1. Truyện ngắnError! Bookmark not defined.
3.1.1. Những cảm hứng, chủ đề chínhError! Bookmark not defined.
3.1.2. Thế giới nhân vậtError! Bookmark not defined.
3.2. KíError! Bookmark not defined.
3.2.1. Bút kíError! Bookmark not defined.
3.2.2. Hồi kíError! Bookmark not defined.
Tiểu kếtError! Bookmark not defined.
KẾT LUẬNError! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢOError! Bookmark not defined.
PHỤ LỤC

2.1.1. Thơ ca kháng chiến chống Mỹ
2.1.1.1. Khi còn học ở Quy Nhơn, mới mười hai tuổi Giang Nam đã có
những sáng tác đầu tay viết về quê hương đất nước, nhưng như nhà thơ tự
nhận là “vẫn còn non nớt”. Bước vào cuộc kháng chiến, ông được sống với
những năm tháng chiến đấu tuy gian khổ nhưng hào hùng, vĩ đại của cả dân
tộc. Và ông thực sự được “chín” trong thực tiễn cách mạng.
Một điều dễ nhận thấy trong các sáng tác của ông giai đoạn này là
hình ảnh quê hương, đất nước. Tình yêu quê hương xứ sở là tình cảm sẵn có
trong trái tim mỗi người và Giang Nam cũng không ngoại lệ. Quê hương, đất
nước vốn là đề tài quen thuộc, là nguồn cảm hứng lớn của thi ca từ bao đời
nay, là nơi bao thế hệ thi nhân gặp nhau và gặp lại mình trong tình yêu lớn
của dân tộc. Trong tiếng gầm của đại bác, xe tăng tiếng hát ca ngợi quê
hương, đất nước vẫn vút cao. Tình yêu quê hương, đất nước thật đậm đà
trong thơ ca cách mạng [21, tr.99-100]. Chẳng hạn Lê Anh Xuân đã có những
vần thơ đẹp về hình ảnh đất nước:

Có nơi đâu đẹp tuyệt vời
Như sông, như núi, như người Việt Nam
Đầu trời ngất đỉnh Hà Giang
Cà Mau cuối đất mỡ màng phù
sa.
(Nguyễn Văn Trỗi)
Còn đất nước trong thơ Viễn Phương đẹp bình dị, hiền hòa và đầy
chất thơ:
Tổ quốc mình mát rượi những dòng sông
Bốn ngàn năm đôi má vẫn hồng
Đỉnh núi vươn cao cho mặt trời làm tổ
Bình nguyên dài nắng trải mênh mông.
(Tổ quốc)
Hay như Nguyễn Khoa Điềm cảm nhận về Đất nước gắn liền với
những gì cụ thể, gần gũi, thân thiết:
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong cái “ngày xửa ngày xưa…”
mẹ thường hay kể
Đất nước bắt đầu bằng miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh
giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó…
(Trích trường ca Mặt đường
khát vọng)
Trong cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm, Đất nước bắt nguồn từ cội
nguồn văn hóa dân gian, từ truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của

dân tộc, từ phong tục tập quán, từ tình nghĩa thủy chung của con người, từ lao
động,… Tất cả đã làm nên “Đất Nước muôn đời” và những người làm ra Đất
Nước đó chính là Nhân dân với những lớp người qua bốn ngàn năm, nên Đất
Nước đó là “Đất Nước của nhân dân - Đất Nước của ca dao thần thoại”.
Tiếp thu mạch nguồn truyền thống của dân tộc, đi vào kháng chiến và
cách mạng, sống cuộc đời chiến đấu giữa cảnh Quê hương mình trăm vết
thương rỉ máu, đã giúp Giang Nam lớn lên thật nhiều trong suy nghĩ và trong
cảm xúc nghệ thuật. Dù viết về đề tài nào cũng là dịp để ông gắn bó với quê
hương hơn. Rất ít những bài thơ mà tác giả không nói về quê hương. Quê
hương là đất mẹ, quê hương là “Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường”, là
“trang sách nhỏ”, là “những ngày trốn học, đuổi bướm cạnh cầu ao”, là tình
yêu đầu đời với “cô bé nhà bên”, là “dòng Krông-nô nước phù sa cuốn đỏ”,
quê hương là “rẫy lúa, nương khoai”, quê hương là “tiếng xa quay dìu dịu
ngân dài”, quê hương là “tiếng dân ca như mạch nước ngầm trong mát”, quê
hương là “tiếng hò khoan dìu dặt” [107, tr.99-100]. Chính vì vậy mà khi đọc
thơ Giang Nam, Hoài Thanh đã có nhận xét thật chính xác: “Tình yêu quê
hương đất nước đúng là linh hồn của thơ Giang Nam” [20, tr.115].
Quê hương là nơi chôn nhau cắt rốn, là quê cha đất tổ, là nơi có tiếng mẹ ru
con dịu dàng từ thuở còn nằm nôi. Vì vậy, dù thoát ly gia đình, tham gia
kháng chiến từ khi còn là chàng thanh niên mười sáu tuổi, trái tim ông vẫn
hướng về quê mẹ mến thương và những vần thơ ngọt ngào về quê hương
Ninh Hòa – Khánh Hòa vang lên thật nồng nàn, tha thiết:
Quê hương ơi, tạm biệt!
Ta đi đây thôi nhé, ta đi đây!
Nhớ thương nhiều, từ bến nước đồi cây
Từ khung cửa, mảnh trời, từ góc vườn, đám bí.
(Đi để trở về)
Kháng chiến bùng nổ, quê hương đầy bóng giặc, tạm biệt quê hương thân
yêu, tác giả dấn thân vì lý tưởng cao đẹp, giải phóng quê hương, mang lại sự
bình yên cho thôn xóm. Ra đi, thế nhưng lòng vẫn mang nặng nỗi nhớ

thương, lưu luyến. Một bến nước, đồi cây, một khung cửa, mảnh trời, một
góc vườn, đám bí thật giản dị, nhưng đó là tất cả, là quê hương, là nơi in dấu
những kỷ niệm tuổi thơ. Hai câu cảm thán đi liền nhau, cùng với những hình
ảnh quen thuộc, gần gũi đã phần nào diễn tả tâm trạng bịn rịn, lưu luyến, nhớ
thương của người ra đi.
Chính vì lẽ đó mà trên những bước đường hành quân hay khi “vòng vây kẻ
thù xiết chặt dưới chân”, tác giả vẫn mơ về quê hương yêu dấu:
Có những buổi dừng chân bên bờ suối
Nhai lá thay cơm, nhường nhau hạt muối
Mơ thấy quê hương trong giấc ngủ chập chờn
(Tiếng hát trên cao)
Xa quê nhưng trong lòng nhà thơ vẫn giữ cho mình một góc nhỏ quê hương.
Quê biển miền Trung với sóng, với gió vẫn vỗ mãi trong lòng người xa quê
nỗi nhớ thương da diết:
Tôi lại về quê biển miền Trung
Nghe sóng nói những lời thương nhớ
Nghe gió gọi những tên người quen cũ
Nghe rì rầm ghềnh đá nhấp nhô
Nha Trang ơi! Biển đêm sóng vẫn vỗ bờ
(…)
Biển vẫn là quê hương
Nơi cuối cùng tôi đến
Biển vẫn là tâm hồn
Chắt chiu từng kỷ niệm.
(Biển miền Trung)
Quê hương là nơi ta sinh ra và cũng là nơi ta trở về. Với Giang Nam, biển
đâu chỉ là quê hương, biển chính là tâm hồn nhà thơ, là nơi lưu giữ những kỷ
niệm, những kí ức khó quên. Biển là một phần không thể thiếu trong cuộc đời
nhà thơ cũng như của những con người sinh ra từ biển. Yêu biển, gắn lòng
mình với phố biển thân thương, Giang Nam say sưa ca ngợi vẻ đẹp của biển:

Làng biển của em, làng biển của anh
Người chung thủy nên biển càng đẹp lắm
Bãi cát, hàng dương, làng chài đầy nắng
Đến bây giờ mới thật là ta!
Buổi bình minh biển nhìn rất xa
Và Hòn Lớn, Hòn Tre xinh như hòn ngọc.
(Biển miền Trung)
Ai một lần đặt chân đến Nha Trang, ngắm nhìn biển trong buổi bình minh,
mới cảm nhận hết vẻ đẹp mặn mà của biển, mới hiểu hết những điều nhà thơ
gởi gắm trong những vần thơ. Biển thật đẹp với bãi cát trắng trải dài lấp lánh,
với hàng dương rì rào trong gió, với những làng chài đầy nắng, ở đó có
những con người cần mẫn lao động, suốt đời bám biển, thủy chung với biển.
Phải yêu biển mãnh liệt, Giang Nam mới có những cảm nhận, những rung
động tinh tế trước vẻ đẹp của Hòn Lớn, Hòn Tre. Đó không chỉ là cảm nhận
của riêng ông mà còn là cảm nhận chung của mọi người khi đến với Nha
Trang - Khánh Hòa. Sinh ra từ biển, lớn lên với biển, vị mặn của biển đã
ngấm sâu vào da thịt, vào tâm hồn nên những năm sống chiến đấu ở rừng thiếu
muối, ông càng nhớ chất mặn của biển, của làng quê mình:
Ôi chất mặn đã làm nên đảo, nên dừa
Ăn hột muối Cầu Hin, thương người bám biển.
Biển với những lời ru cho em, cho anh
Từ biển mình đi đánh giặc.
(Biển miền Trung)
Biển hiền hòa chảy dọc suốt tuổi ấu thơ. Biển dịu dàng, ngọt ngào như lời ru
của mẹ cho em, cho anh. Chúng mình lớn lên trong lời ru của sóng biển. Chất
mặn của biển đâu chỉ làm nên đảo, nên dừa mà nó còn ngấm sâu trong từng
thớ thịt, hun đúc nên tinh thần quyết tử cho tổ quốc quyết sinh. Và “từ biển
mình đi đánh giặc”.
Quê hương với Giang Nam đâu chỉ có biển, quê hương còn có cả tiếng hát ru
con buồn buồn của mẹ, có cả những cuộc đời lam lũ, có cả xương máu của

những người đã ngã xuống mang lại sự bình yên cho quê hương:
Hăm ba năm rồi
Ba chưa về quê nội
Nơi ba lớn lên
Giữa những cây xoài, cây ổi
Nơi ba biết yêu
Tiếng nội hát buồn buồn
“À ơi, con mèo, con chuột có lông
Ống tre có lỗ, nồi đồng có quai”
Ở đó có những cuộc đời
Quanh năm còng lưng trên ruộng cạn.
Ở đó có máu chú cô rắc trên những cánh hoa một màu đỏ
thắm.
(Con có về thăm quê nội)
Nhịp điệu thơ chậm, buồn kết hợp với lối thơ tự do rất phù hợp với tâm trạng
của người con xa quê mong mỏi được một lần về thăm. Hai mươi ba năm đi
mải miết “mang quê hương mình xanh biếc trên lung”, trái tim nhà thơ luôn
hướng về quê mẹ với tình cảm thật thiêng liêng, sâu nặng. Chỉ cần một hình
ảnh, thanh âm khẽ chạm vào trái tim cũng có thể làm ông nhói lòng. Ông gởi
lời nhắn nhủ cho đứa con gái thân yêu “con có về thăm nơi ấy thay ba” hay
đó cũng là lời nhắn nhủ với chính mình. Hai mươi ba năm nhớ thương về một
vùng quê, nơi hoa toàn màu đỏ, nơi thắm thiết lời ru ngọt ngào ngày xưa của
mẹ theo nhịp võng đong đưa đọng lại trong trái tim nhà thơ và theo ông trên
mỗi nẻo đường chiến đấu. Chính vì lẽ đó mà dù xa cách nhà thơ vẫn gắn lòng
mình với quê hương:
Em ơi! Dù xa xôi cách trở
Dù hết cùng em chia ngọt xẻ đau
Anh vẫn là cây cổ thụ rễ sâu
Bám chặt xóm thôn, ăn vào lòng đất.
(Đi để trở về)

Một điều dễ nhận thấy là Giang Nam hay sử dụng đại từ nhân xưng
“Em”. Em là ai? Là một người thân thiết gắn bó, một nửa yêu thương của nhà
thơ, hay em là cả quê hương thân thương. Dù là ai đi chăng nữa thì “Em” vẫn
là nhân vật trữ tình để nhà thơ bộc lộ cảm xúc của mình. Tiếng gọi “Em ơi!”
vang lên thật tha thiết và gói trọn trong ấy là một lời hứa thủy chung, chân
thành nhưng rất đỗi thiêng liêng! Dù có ở phương trời nào Anh vẫn nguyện
là một phần của quê hương, như cây cổ thụ suốt đời bám rễ vào quê hương.
Dù không trực tiếp chiến đấu trên mảnh đất Ninh Hòa yêu thương, nhưng tấm
lòng ông lúc nào cũng hướng về quê hương. Và tâm hồn nhà thơ ngân vang
rộn rã khi hay tin quê mình được giải phóng:
Đi giữa đường Trường Sơn
Nghe quê mình giải phóng
Ba mươi năm dài, có phút giây nào
lòng ta không cháy bỏng
Khánh Hòa ơi, nôi mẹ ru ta
Rất thiêng liêng từng ngọn cỏ, tàu dừa.
(Khánh Hòa – Nha Trang ơi)
Ba mươi năm chưa về thăm quê mẹ. Ba mươi năm dài mang nỗi nhớ
khôn nguôi về một vùng đất yêu thương… Và trong tấm lòng của người con
xa quê, gắn lòng mình với quê hương, đất nước những vật vô tri bình thường
như ngọn cỏ, tàu dừa sao quá đỗi thiêng liêng, bởi đó là biểu tượng, là một
phần của quê hương. Ba mươi năm dài tranh đấu, có “bao nhiêu người thân
yêu ngã xuống”, có bao “ước mơ cao hơn ngọn núi xanh” và bao “căm thù
dập dồn hơn sóng” (Giang Nam). Và hôm nay nghe quê hương được giải
phóng làm sao không khỏi vui mừng. Trong niềm vui sướng tột cùng, nhà thơ
mơ một điều thật giản dị:
Trong ngày vui này, xin được về cùng em
Giữa thành phố thùy dương
sóng vỗ rất hiền
Để tung hoa

Lên chiếc tăng “giải phóng” đầu tiên
Và khóc, cười cho thỏa thích.
(Khánh Hòa – Nha Trang ơi)
Mang nặng trong lòng nỗi nhớ quê hương nên ông luôn ao ước được trở về:
Ta sẽ trở về mảnh đất nhỏ quê hương
Ấm áp, hiền lành của lòng ta: quê mẹ.
Chân sẽ bước trên ruộng đồng màu mỡ
Trong tiếng cười, trong tiếng hát yêu thương.
(Đi để trở về)
Mấy ai đi xa lại không ao ước được trở về bến đỗ bình yên, ấm áp: quê mẹ,
quê hương. Ước mơ giản dị ấy cháy bỏng khôn nguôi trong tâm hồn nhà thơ.
Được trở về quê hương là một điều thật hạnh phúc! Hạnh phúc đơn sơ ấy
phải đánh đổi bằng xương máu, nước mắt của biết bao đồng bào, đồng chí
thân yêu. Và sẽ hạnh phúc hơn khi quê hương không còn bóng kẻ thù xâm
lược để mảnh đất này mãi mãi nở hoa, để ta có thể bước những bước tự do
trên ruộng đồng màu mỡ trong tiếng cười, tiếng hát yêu thương.
Quê hương trong cách hiểu chung đó là nơi ta sinh ra và lớn lên, nơi in dấu
những kỷ có mặt ở những niệm tuổi thơ, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển tâm
hồn và nhân cách của mọi người. Nhưng đối với Giang Nam lại không hẳn
như thế. Do yêu cầu công tác, phải bám chặt chiến trường, phải nơi nóng
bỏng nhất của cuộc chiến, nên Giang Nam có điều kiện đi đến nhiều nơi.
Chiến trường Nam Bộ rộng lớn không chỉ là mảnh đất màu mỡ, là hiện thực
sinh động tạo chất liệu cho ông sáng tác mà còn là quê hương thân thiết, gắn
bó máu thịt với cuộc đời ông. Đó là Sài Gòn, thành phố muôn đời vẫn trẻ, đó
là Củ Chi, Long An, Bến Tre, Cà Mau,… Mỗi vùng đất đi qua đều để lại
trong lòng ông bao cảm xúc rưng rưng về quê hương đất nước. Với ông đâu
cũng là quê hương! Chính không gian miền Nam rộng lớn đã giúp Giang
Nam thể hiện tình yêu quê hương đất nước trong thơ toàn diện hơn. Dường
như có sự đồng điệu trong tâm hồn của thế hệ nhà thơ thời chống Mỹ khi đề
cập đến điều này. Nhà thơ Xuân Quỳnh cũng đã từng viết:

Ngọn gió đi qua thành nỗi nhớ
Cát khô cằn ở mãi hóa yêu thương.
(Gió Lào cát trắng – Xuân Quỳnh)
Câu thơ trữ tình mà đậm chất chính luận thể hiện tình cảm yêu thương, gắn
bó của con người đối với vùng đất mình đã từng sinh sống.
Giang Nam khi về sống giữa quê em mới có mấy ngày mà cứ ngỡ như đã ở
đây lâu lắm rồi, và khi chia xa, ông vẫn “nhớ thương mãi một góc trời quê
hương” (Giang Nam).
Có thể thấy hình ảnh quê hương Nam bộ luôn thường trực trong trái tim của
nhà thơ. Yêu mến, tự hào vô cùng về vùng đất anh dũng thành đồng, Giang
Nam say sưa ca ngợi vẻ đẹp của quê hương đất nước, con người miền Nam.
Vẻ đẹp của vùng quê Nam bộ hiện lên ở sự xanh mát của hàng dừa, ở cánh
đồng lúa vàng nặng trĩu bông, ở đàn cò trắng sải cánh trên đồng ruộng bao la,
ở cái nắng vàng rực rỡ, ngọt ngào. Và tấm lòng nhà thơ đôi khi hòa quyện với
cảnh sắc quê hương:
Tôi đã nghe tiếng hò khoan dìu dặt
Một chiều Cửu Long bát ngát mây trời
Tôi đã về thăm phố chợ đông vui
Vết đạn còn in trên tường vôi, mái ngói.
(Đất anh hùng)
Trong cảm nhận của Giang Nam, quê hương đất nước vốn là những gì rất cụ
thể, gần gũi, thân quen. Hình ảnh quê hương đất nước trong thơ Giang Nam
gắn liền với những kỷ niệm tuổi thơ:
Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ
“Ai bảo chăn trâu là khổ?”
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao
Những ngày trốn học
Đuổi bướm cạnh cầu ao
Mẹ bắt được…

Chưa đánh roi nào đã khóc!
Cô bé nhà bên nhìn tôi cười khúc khích…
(Quê hương)
Tiếng thơ Giang Nam là tiếng nói chân tình, ấm áp đưa ta về với
những kỷ niệm tuổi thơ và quê hương. Quê hương đối với mỗi người là cái gì
đó thật giản dị, gần gũi nhưng cũng rất đỗi thiêng liêng. Với Giang Nam, quê
hương là con đường ngày ngày cắp sách đến trường, là trang sách nhỏ chở
bao mơ ước, là phút giây thả hồn mình mơ màng nghe tiếng chim hót, là
những ngày trốn học đuổi bướm cầu ao, là tiếng khóc sợ đau của trẻ nhỏ khi
bị mẹ bắt gặp, là tiếng cười khúc khích của cô bé nhà bên.
Không những thế, quê hương đất nước còn hiện lên qua hương vị đậm
đà chốn quê nhà:
Con lại về leo cây khế sau vườn
Ăn trái khế chua mỉm cười nhắm mắt.
(Sau ngày chiến thắng)
Quê hương ngọt múi sầu riêng chín
Những chiếc xuồng vui chở ánh trăng.
(Có một mùa xuân đẹp đã về)
Ôi ngọn khói hòa bình thơm mùi cỏ mật quê hương!
(Vì một em gái ngã xuống giữa ngày 28-1-
1973)
Anh biết mùa này thơm chín khắp nơi
Gió, nắng quê ta đã ngọt ngào chất mật
Ngọt cả lòng em, con thoi đưa khách
Đi khắp đất trời vẫn nhớ mùa thơm.
(Mùa thơm)
Mảnh đất đồng bằng ngọt mía, vàng cam
Gợi nhớ, gợi thương những chân trời cũ
Đuốc rừng Ba Tơ – đắng, lạt canh đu đủ
Đêm Hàm Luông, cá nhảy trắng khoang xuồng.

(Một mặt trời đỏ rực)
Hương vị ngọt ngào của quê hương như thấm sâu, lan tỏa trong tâm
hồn nhà thơ để rồi bật lên thành tiếng thơ ngọt lịm, trong trẻo.
Tình yêu quê hương đất nước trong thơ Giang Nam còn gắn liền với những
tình cảm thật cụ thể: tình mẹ con, tình vợ chồng, tình yêu đôi lứa.
Đọc thơ Giang Nam, người đọc nhận thấy ông ghi lại rất đúng, rất
sâu, rất cảm động tình mẹ con gắn liền với tình yêu quê hương đất nước [116,
tr. 316]. Thuở còn thơ, chàng trai trong bài “Quê hương” đã từng “có những
ngày trốn học – Đuổi bướm cạnh cầu ao – Mẹ bắt được – Chưa đánh roi nào
đã khóc”. Khóc vì sợ mẹ đánh đòn đau. Đó là nỗi sợ ngây ngô của trẻ nhỏ.
Theo thời gian, chàng trai lớn dần lên, chàng càng thấu hiểu tấm lòng mẹ
dành cho con, bởi ông cha ta từng nói “Thương cho roi cho vọt”. Chính vì lẽ
đó mà trong nỗi nhớ về những kỷ niệm ngày xưa về quê hương, có nỗi nhớ
về tình mẹ:
Xưa yêu quê hương vì có chim, có bướm
Có những ngày trốn học bị đòn roi…
(Quê hương)
Yêu quê hương đâu chỉ bởi cảnh đẹp của quê hương mà yêu quê
hương còn bởi ở đó có kỷ niệm khôn nguôi về mẹ. Nhà thơ không nói gì về
tình mẹ con, thế nhưng người đọc vẫn cảm nhận được tình cảm thiêng liêng
và sâu nặng ấy qua hình ảnh “trốn học bị đòn roi”.
Tình vợ chồng, tình yêu đôi lứa – những tình cảm riêng tư rất khó
được chấp nhận trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh. Vì vậy, trong cuộc
kháng chiến chống Pháp, trong văn học có rất ít bài thơ viết về tình yêu. Và
nếu có chăng thì những bài thơ ấy cũng bị lên án, bị khép vào lỗi “thời đại”.
Nhưng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ thì lại có khá nhiều bài thơ đề cập
đến tình cảm riêng tư ấy. Nhưng tình yêu trong giai đoạn này lại mang một
màu sắc mới, tích cực hơn nhiều.
Đọc bài Quê hương, người đọc không thể nào quên mối tình đẹp như
thơ trong cảnh quê hương khói lửa của chàng trai cùng cô bé nhà bên có “đôi

mắt đen tròn” lay láy cùng miệng cười khúc khích. Nhưng mối tình ấy nhanh
chóng bị giết chết bởi sự tàn bạo của kẻ thù, bởi cô gái đã từng vì quê hương
đất nước mà đứng lên, vào du kích cầm súng chống ngoại xâm:
Giặc bắn em rồi, quăng mất xác
Chỉ vì em là du kích, em ơi!
Đau xé lòng anh, chết nửa con người…
Chỉ một tiếng “em ơi!” nhưng chất chứa trong ấy biết bao nhiêu là nỗi
đau đớn, xót xa, nỗi uất ức, căm hờn. Và từ đây tình yêu quê hương đất nước
được nâng lên một bậc:
Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất
Có một phần xương thịt của em tôi.
Tình yêu riêng mất đi đã bồi đắp cho tình yêu quê hương những ý
nghĩa mới. Tình yêu quê hương giờ đây không còn giản dị, êm dịu như trước
nữa mà giờ đây trong tình yêu còn có cả ý chí căm thù giặc sâu sắc. Ngày
nay, yêu quê hương là yêu “từng nắm đất” quê mình đã thấm máu thịt của
người thân yêu. Chính vì vậy, tình yêu đối với quê hương giờ đây thật thiêng
liêng, sâu nặng. Giang Nam đã diễn tả rất đúng những tình cảm riêng – chung
của người cách mạng [116, tr.318]. Tình cảm riêng tư của con người hòa lẫn
vào cái lớn lao chung của quê hương. Tất cả như hòa quyện thành một khối
thống nhất không thể tách rời. Không nói ra nhưng người đọc vẫn nhận thấy
đằng sau nỗi đau đớn, căm hờn ấy là một lời hứa, một quyết tâm bảo vệ quê
hương đất nước. Để mối tình của đôi lứa không phải tắc nghẹn nửa chừng thì
chỉ có một con đường là chiến đấu.
Quê hương còn được Giang Nam cụ thể hóa bằng đôi mắt của “em”: “Tôi
nhớ đôi mắt em – đôi mắt quê hương đậm đà chung thủy” và “em còn sống
đấy, quê hương – Vẫn đôi mắt của đồng, bưng cuối trời”. Như vậy, quê
hương đâu còn là khái niệm trừu tượng, vô hình mà hết sức cụ thể, hữu hình.
Quê hương chính là mẹ, là em, là những gì thân thiết nhất đối với ông.
Ngay cả khi khóc anh Trỗi, ông cũng nhắc đến quê hương:
Quê chúng mình khu Năm – anh còn nhớ

Chuyến đò ngang trên sông nước Thu Bồn
Và Sài Gòn –
Sài Gòn trăm mến nghìn thương
Bà Chiểu, Thị Nghè, Cầu Bông, Khánh Hội.
(Mạnh hơn súng gươm và án
tử hình)
Có lẽ một điều khiến Giang Nam khác với các nhà thơ khác cùng thời
là ông hay nhắc đến những địa danh mọi miền của đất nước trong thơ. Luôn
sống trong cảm thức về quê hương đất nước nên những địa danh đất nước đi
vào thơ ông ngọt ngào như câu ca dao thuở trước:
Ta về, ta nhớ Hàm Luông
Hầm chông An Thạnh, mái trường Mỹ Nhơn.
(Giã từ Bến Tre)
Hoài Thanh cho rằng việc Giang Nam nhắc đến những địa danh đất
nước như vậy là điều nên làm: “Có những mảnh đất ta chưa hề đi đến bao
giờ mà ta lại thấy rất quen, mỗi lần nhắc đến bỗng như sống lại cả một trời
kỷ niệm: một bến nước sông Tương, một đầu cầu sông Vị. Trái lại có những
mảnh đất đáng lẽ phải rất quen vì cha ông ta đời này sang đời khác đã gửi
vào trong đó bao nhiêu vui buồn, bao nhiêu mồ hôi nước mắt, bao nhiêu
xương máu nữa, thế mà ta lại thấy hững hờ xa lạ. Ấy chỉ vì nó chưa được
nhắc đến trong văn thơ. Món nợ lâu đời ấy đối với quê hương chúng ta phải
liệu mà thanh toán. Và Giang Nam là một người nhiều khả năng góp phần
thanh toán” [20, tr.116].
Giang Nam nói nhiều đến miền Bắc. Đó là điều đặc biệt ở ông, bởi
trong số các nhà thơ miền Nam cùng thế hệ ít có cây bút nào viết nhiều về
miền Bắc. Dù chưa một lần đặt chân lên miền Bắc nhưng miền Bắc trong
niềm khát khao, trong trí tưởng tượng của ông hiện lên thật đẹp. Ở đó có màu
“đỏ dải lụa sông Hồng”, “màu xanh cành cam”, “màu trắng cánh cò”,
“màu tím hoa mua”, “màu vàng của ngôi sao vàng năm cánh”, nơi có “năm
sắc cầu vồng đã làm nên Tổ quốc ta hùng vĩ”, làm nên “màu cuộc sống

thiêng liêng từ thuở những vua Hùng”. Miền Bắc là hậu phương cách mạng
vững chắc, không những là chỗ dựa tinh thần, cổ vũ sức mạnh mà còn là
động lực vật chất đối với tiền tuyến lớn miền Nam “Mỗi tiếng nói hậu
phương cũng trở thành chông súng” [72, tr.135]. Giang Nam đã từng tâm sự
đối với quân và dân miền Nam lúc bấy giờ hậu phương miền Bắc thật sự
quan trọng. Nếu có việc gì xảy ra với miền Bắc thì miền Nam không biết bấu
víu vào đâu. Và nếu không có hậu phương lớn miền Bắc thì liệu cuộc chiến
tranh vệ quốc vĩ đại của quân dân miền Nam có đi đến thắng lợi và đất nước
Việt Nam có được thống nhất hoàn toàn? Chính đế quốc Mỹ cũng hiểu được
điều đó. Chúng đã từng cố gắng dùng đủ mọi thủ đoạn, dùng những vũ khí tối
tân nhất để đưa miền Bắc trở về thời kì đồ đá. Chúng “không chỉ giết người,
chúng cố giết niềm tin – Ôi ngọn hải đăng xa bờ rực sáng” [69, tr.134]. Cuộc
chiến khốc liệt là thế nhưng hình ảnh tươi vui của miền Bắc trong lòng miền
Nam vẫn vô cùng thân thiết. Những người con của hai miền Nam Bắc vẫn
tìm đến nhau. Những ngày đoàn đại biểu miền Nam đi thăm miền Bắc, nhà
thơ Thanh Hải có mặt trong đoàn đã nói: “Mười ngày như một giấc mơ”.
Riêng Giang Nam không có mặt trong đoàn, nhưng đúng ngày đoàn đặt chân
lên miền Bắc, ngày 19-10-1962, ông đã viết những dòng thơ ngọt ngào, thắm
thiết:
Giữa một ngày cuối thu
Các anh đặt chân lên miền Bắc
(…)
Bước xuống Đồng Đăng giữa cô bác, anh em
Anh có nghe đất dưới chân mịn màng quen thuộc?
Khi đàn cháu miền Nam ôm hoa trước ngực
Chưa kịp tặng anh mà nước mắt chạy quanh
Anh có bồng cháu lên hôn đôi má mủm xinh
Kể chuyện má ba không ngừng chiến đấu?
Dọc đường xe đi có bao nhiêu giàn giáo
Chọc trời, điện sáng đêm đêm…

Ngói đỏ, áo hoa, hạnh phúc, hòa bình…
Anh có khóc khi “trở về” Tổ quốc?
(Anh có thấy không anh)
Từ một nửa đất nước đau thương mà vô cùng anh dũng, tấm lòng nhà thơ
hướng về miền Bắc ruột thịt yêu thương với những vần thơ chân thành, xúc
động, sâu lắng một niềm tin yêu tha thiết:
Mười năm rồi, đường chiến đấu ta đi

×