Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Colic - Hội chứng quấy khóc ở trẻ sơ sinh (phần 1) pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.09 KB, 5 trang )





Colic - Hội chứng quấy khóc ở trẻ sơ sinh (phần 1)


Hiếm có một ông bố nào chưa từng chứng kiến cảnh đứa con mới chào đời
của mình khóc liên tục mấy tiếng đồng hồ mà dỗ kiểu nào cũng không nín.
Nhìn đứa con bé bỏng khóc khản cả tiếng, không ít bà mẹ cảm thấy bất lực,
chỉ biết ôm con và…khóc theo! Trải nghiệm “kinh hoàng” này chính là hội
chứng khóc quấy ở trẻ sơ sinh (tên tiếng Anh là “colic”) mà nhiều ông bố, bà
mẹ thường ít biết đến. Colic là gì?
Colic là thuật ngữ dùng để mô tả hiện tượng khóc dai dẳng không nín ở một đứa
trẻ khoẻ mạnh, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Hội chứng này thông thường bắt đầu từ khi
bé được 2 - 4 tuần tuổi kéo dài cho đến khi được 3 - 4 tháng tuổi. Việc dỗ bé nín
không hề dễ dàng, đôi khi có thể khiến bố mẹ cảm thấy bất lực. Colic là một hội
chứng tự phát, điều này có nghĩa là không có nguyên nhân rõ ràng cũng như không
có "thuốc đặc trị".
Triệu chứng ra sao?
 Khóc thét dữ dội, mặt đỏ ửng lên, xảy ra cùng một thời điểm trong ngày –
thường là khóc về chiều, tối và khuya (dân gian gọi là “khóc dạ đề”)
 Tay nắm chặt, bụng căng, đầu gối co lên, và lưng cong.

 Giấc ngủ không sâu và bé thường khóc ré lên khi đang ngủ.
 Viêc ăn uống cũng bị đứt quãng bởi những cơn khóc quấy.
 Bé ợ hơi khi đang khóc to.
 Khóc từng cơn với cường độ khác nhau, không thể dỗ dành được.
Nguyên nhân?
Các nhà khoa học đang cố gắng tìm câu trả lời hơn 50 năm qua nhưng vẫn chưa
tìm ra được nguyên nhân chính xác gây ra hội chứng này.


Có một giả thuyết cho rằng đó là do hệ tiêu hoá non nớt của trẻ đang dần hình
thành, nên có thể trẻ sẽ bị đau dạ dày vì bị dị ứng hoặc không dung nạp được một
số chất có trong sữa mẹ và sữa công thức.

Ngoài ra còn có những nguyên nhân khác như hệ thần kinh của trẻ vẫn còn đang
phát triển và chưa ổn định, hoặc trẻ thấy đau khi ợ hơi.
Colic có nguy hiểm không?
Câu trả lời là không, ngoại trừ việc nó gây căng thẳng cho bố mẹ. Nếu quá sốt ruột,
bạn có thể đưa bé đi khám bác sĩ nhi để kiểm tra xem trẻ có mắc chứng thoát vị
hay một căn bệnh nào hay không.

Nên nhớ chứng khóc quấy này không làm bé đau đớn gì cả, có chăng là bố mẹ thấy
‘không chịu đựng nổi’ mỗi khi thấy con mình khóc mãi không thôi.

×