Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Quan điểm mới trong dự phòng sinh non doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (468.6 KB, 3 trang )

Quan điểm mới trong dự phòng sinh non

Hiện nay có nhiều quan điểm mới trong điều trị, đặc biệt là sự nhấn mạnh trong dự phòng
sinh non, làm sao giảm hẳn tỉ lệ sinh non, giúp cho thai nhi được nuôi dưỡng tốt trong
bào thai của người mẹ
Theo thống kê, cứ 100 trẻ sinh ra và sống được thì có đến 12 trẻ là sinh non. Hậu quả
sinh non, trẻ phải đối mặt nhiễm trùng, khả năng thích nghi môi trường sống kém vì cơ
thể chưa hoàn thiện.
Nguyên nhân gây ra trẻ sinh non
Trên 50% các trường hợp chuyển dạ sinh non không biết được lý do. Một số yếu tố có thể
gây sinh non:
Do thai kỳ: vỡ ối non, đa thai, đa ối, thai dị dạng.
Do mẹ: bệnh lý của mẹ như: cao huyết áp, viêm đài bể thận, viêm ruột thừa, tử cung dị
dạng, hở eo tử cung, tiền căn sinh non, ăn uống kém dinh dưỡng, hút thuốc lá, uống rượu,
lao động nặng nhọc quá sức.


Do nhau: nhau tiền đạo, nhau bong non, thiểu năng nhau.
Ngoài ra, các yếu tố có thể gây sinh non, như: mẹ quá trẻ hay quá lớn tuổi, thể trạng gầy
< 35kg, bệnh răng hàm mặt, viêm âm đạo, siêu âm có độ dài cổ tử cung ngắn < 25mm,
tăng số lượng protein fetal fibronectin trong dịch tiết âm đạo.
Những dấu hiệu
Những dấu hiệu cảnh báo về nguy cơ sinh non:
Cơn co bóp tử cung xảy ra từng cơn, đau thắt ở vùng bụng dưới, xương chậu. Âm đạo ra
nhớt hồng, ra máu hoặc dịch nhầy cổ tử cung, rò rỉ nước ối. Một số trường hợp lại bị đau
thắt lưng, đau lưng, tiêu chảy. Khám cổ tử cung có hiện tượng xóa mở, đo Moritoring sản
khóa xuất hiện cơn gò tử cung với cường độ 40 - 60mmHg. Ngày một gia tăng về cơn
đau bụng và cường độ đau.
LỜI KHUYÊN CỦA
THẦY THUỐC
Sinh non vẫn là một trong


những nguyên nhân gây tử
Cách xử trí dấu hiệu sinh non
Khi có một trong các dấu hiệu trên, bà mẹ phải đến ngay
các cơ sở y tế để khám và chữa trị. Tại bệnh viện hoặc điều
trị ngoại trú, cần phải nằm nghỉ tại giường tuyệt đối để tử
cung bớt gò. Dùng những loại thuốc để giảm cơn gò tử
cung, có thể có dùng thêm thuốc giúp kích thích trưởng
thành phổi thai.
Dự phòng ra sao?
Loại trừ tất cả các nguyên nhân và các yếu tố gây sinh non,
đó là quan điểm tốt nhất. Nhưng thực tế một số các nguyên
nhân của bệnh lý này là hậu quả gây ra nguyên nhân bệnh lý
khác, như: viêm cổ tử cung, viêm âm đạo là nguyên nhân
gây ra vỡ ối non, do vậy phải điều trị viêm âm đạo trước thời gian có thai và trong lúc
đang mang thai, có như vậy mới dự phòng được không để xảy ra ối vỡ non. Trường hợp
hở eo tử cung gây sinh non, vì vậy phải khâu eo tử cung. Cơ thể mẹ gầy, nhẹ cân, cần có
chế độ dinh dưỡng tốt và nghỉ ngơi hợp lý, tránh các công việc nặng nhọc, công việc
nguy hiểm, hoặc tránh môi trường độc hại. Vệ sinh răng miệng, chữa trị khỏi các bệnh
nha chu. Không nên có thai sớm ở tuổi < 18 hoặc quá trễ > 35
Hiện nay, một số trường hợp sinh non vẫn không tìm ra được nguyên nhân. Vấn đề làm
sao cắt được cơn go tử cung, càng sớm càng tốt vì đây là triệu chứng chính thúc đẩy đến
sinh non. Progesteron là một nội tiết tố có tác dụng điều hòa hoạt động co bóp cơ tử cung,
giảm tổng hợp prostaglandin các cytokine ở màng nhau thai, giảm hiện tượng viêm và
tiêu hủy mô đệm ở cổ tử cung và giảm tần số co của cơ tử cung. Chính nhờ vai trò này
mà hiện nay Hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ khuyến cáo sử dụng progesteron cho những bà
mẹ mang thai có cổ tử cung ngắn, có tiền sử sinh non, và các yếu tố nguy cơ. Liều sử
dụng sẽ tùy thuộc vào tuổi thai và chỉ định của bác sĩ sản khoa, cũng như đường dùng
thuốc.
BS.CKII. NGUYỄN HỮU THUẬN


vong trong giai đoạn chu
sinh, sinh non làm cho gia
đình và xã hội tốn kém
kinh phí điều trị bệnh tật
cho trẻ. Progesteron là một
biện pháp dự phòng sinh
non có hiệu quả. Sử dụng
thuốc corticoids ở bà mẹ
mang thai có nguy cơ cao
hoặc có triệu chứng dọa
sinh non có tuổi thai trên
25 tuần đến 34 tuần thai.

×