Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Điều trị vi khuẩn HP- Các quan điểm mới nhất ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.91 KB, 5 trang )

Điều trị vi khuẩn HP -
Các quan điểm mới nhất
Nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy có tới 90% các
trường hợp loét dạ dày và 95% các trường hợp loét tá tràng có sự hiện diện
của HP nơi ổ loét. Bên cạnh đó, từ năm 1994, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
dựa trên kết quả nghiên cứu dịch tễ học đã xếp Hp vào nhóm số một các yếu
tố gây ung thư dạ dày. Chính vì vậy, điều trị triệt để HP vẫn là vấn đề có tính
thời sự.
Nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy có tới 90%
các trường hợp loét dạ dày và 95% các trường hợp loét tá tràng có sự
hiện diện của HP nơi ổ loét. Bên cạnh đó, từ năm 1994, Tổ chức Y tế
Thế giới (WHO) dựa trên kết quả nghiên cứu dịch tễ học đã xếp Hp vào
nhóm số một các yếu tố gây ung thư dạ dày. Chính vì vậy, điều trị triệt
để HP vẫn là vấn đề có tính thời sự.
Phác đồ tiêu chuẩn điều trị bộ 3
Nhóm thuốc ức chế bơm proton: Các thuốc ức chế bơm proton (PPI =
Proton Pump Inhibitor) lần lượt ra đời đã đem lại hiệu quả rõ rệt trong điều
trị bệnh loét nói chung và điều trị diệt HP nói riêng. Hiện đã có 5 thế hệ
thuốc thuộc nhóm ức chế bơm proton được sử dụng rộng rãi hiện nay. Các
tác dụng không mong muốn có thể xảy ra như dùng kéo dài dẫn đến làm
tăng gastrin máu, mức gastrin sẽ trở về bình thường vài tuần sau khi ngưng
thuốc. Các tác dụng phụ thường thấy là ỉa chảy, táo bón, đau đầu.
Kháng sinh diệt HP: Có nhiều kháng sinh đã được nghiên cứu và sử dụng
trong điều trị diệt HP, tuy nhiên hiện nay, có một số thuốc được khuyến cáo
cân nhắc sử dụng cho một liệu trình đầu tay.
Amoxicilline: thuộc nhóm beta – lactamin, thuốc nhạy với HP in vitro.
Trong nhiều nghiên cứu, amoxicilline được sử dụng trong các phác đồ diệt
HP và cho hiệu quả cao vì hầu như không có hiện tượng kháng thuốc. Tác
dụng phụ ít, có thể gặp đi ngoài, viêm đại tràng giả mạc, buồn nôn, nôn
Nhóm imidazole với các dẫn chất như: metronidazol, tinidazol và
ornidazole: là các kháng sinh thuộc nhóm 5 nitroimidazol, có khả năng tập


trung nhiều ở niêm mạc dạ dày, có nồng độ cao trong chất nhày và không bị
ảnh hưởng bởi biến động của pH. Tuy nhiên, vấn đề cần quan tâm là khả
năng dung nạp của người bệnh và tỷ lệ kháng thuốc. Tác dụng phụ của
metronidazol khi dùng ngắn ngày có thể bị buồn nôn, đi ngoài, dị ứng; dùng
dài ngày có thể bị giảm cảm giác.
Clarithromycin: kháng sinh thuộc nhóm macrolid, có phổ hoạt động rộng
với vi khuẩn Gr (+) và Gr (-). Thuốc không bị ảnh hưởng của pH dịch vị, dễ
hấp thu hơn và tác dụng tích cực hơn đối với HP so với erythromycin, có
khả năng lan toả vào lớp nhày và thấm tốt vào niêm mạc dạ dày.
Levoflocacin: mới được đưa vào sử dụng trong điều trị diệt HP. Đây là một
kháng sinh tổng hợp dùng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch, thuộc nhóm
quinolon thế hệ thứ 3. Thuốc có tác dụng kháng khuẩn rộng cả với vi khuẩn
Gr (-) và Gr (+). Tác dụng không mong muốn thường thấy là buồn nôn, tiêu
chảy, đầy bụng, nhức đầu, ù tai, chóng mặt, có thể có hạ đường huyết.
Bismuth dạng keo: Từ khi phát hiện bismuth có thêm khả năng diệt HP theo
cơ chế gây đông vón trực tiếp protein của vi khuẩn này, người ta tái sử dụng
bismuth để điều trị loét tiêu hoá dưới các dạng keo hữu cơ, các hợp chất
bismuth này có kích thước phân tử lượng lớn, hấp thụ vào máu ít, an toàn
khi sử dụng liều ngắn hạn, phân có màu sẫm hoặc đen là bình thường.


Vi khuẩn Hp
Các quan điểm hiện nay - Đồng thuận Maastricht III
Hiệu quả ngày càng giảm của việc tiệt trừ Helicobacter Pylori bằng phác đồ
tiêu chuẩn điều trị bộ 3 là điều đã được công nhận. Ở nhiều nước, việc kháng
thuốc, đặc biệt là đối với clarithromycin đã lên đến mức độ báo động khiến
việc điều trị bằng phác đồ bộ ba tiêu chuẩn hiện nay không còn được xem là
phù hợp nữa. Hai nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến vấn đề kháng
thuốc là việc bệnh nhân đã từng tiếp xúc trước đó với kháng sinh và sự tuân
thủ điều trị.

Do vậy, theo đồng thuận Maastricht III, một số phác đồ được đề nghị sử
dụng hiện nay là:
Điều trị đầu tay (7–10 ngày): PPI liều tiêu chuẩn uống ngày 2 lần +
clarithromycin 500mg uống ngày 2 lần + amoxicillin 1g uống ngày 2 lần.
Điều trị hàng 2 (10–14 ngày): PPI liều tiêu chuẩn uống ngày 2 lần +
metronidazole 500mg uống ngày 3 lần hoặc amoxicillin 1g uống ngày 2 lần
+ tetracycline 500mg uống ngày 4 lần + bismuth subcitrate 120mg uống
ngày 4 lần.
Phác đồ cứu nguy: PPI liều tiêu chuẩn uống ngày 2 lần +
rifabutin 300mg uống ngày 1 lần + amoxicilline 1g uống ngày 2 lần
trong 7 ngày hoặc PPI liều tiêu chuẩn uống ngày 2 lần + amoxicillin 1g uống
ngày 2 lần + levofloxacin 500mg uống ngày 1 lần trong 7 ngày hoặc PPI liều
tiêu chuẩn uống ngày 2 lần + amoxicilline 1g uống ngày 2 lần + trong 5
ngày sau đó là PPI liều tiêu chuẩn uống ngày 2 lần + clarithromycin 500mg
uống ngày 2 lần + tinidazole 500mg uống ngày 2 lần trong 5 ngày.
Tóm lại, đã có nhiều công trình nghiên cứu chứng minh rằng việc sử dụng
đơn độc kháng sinh sẽ thất bại trong điều trị HP, các khuyến cáo hiện nay
cho thấy sử dụng kết hợp hai kháng sinh cùng với bismuth và thuốc ức chế
bơm proton sẽ cho hiệu quả cao trong diệt trừ HP. Tuy nhiên, việc phối hợp
thuốc cụ thể như thế nào, liều lượng ra sao và dùng trong thời gian bao lâu
phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân, bạn không nên tự ý dùng
thuốc mà cần có ý kiến của bác sĩ.

×