Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Hoạch định chiến lược Marketing online phù hợp pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.44 KB, 8 trang )



Hoạch định chiến lược
Marketing online phù
hợp

Việc áp dụng Marketing online đòi hỏi doanh nghiệp phải
làm quen với những cách thức tiến hành Marketing hoàn toàn
khác so với cách thức tiến hành Marketing truyền thống. Do
vậy để ứng dụng thành công Marketing online, doanh nghiệp
cần phải xây dựng cho mình một chiến lược Marketing
online hiệu quả và phù hợp với tình hình thực tế của doanh
nghiệp.
Không phải bất kỳ chiến lược Marketing online nào cũng có
thể áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp, nó phụ thuộc vào rất
nhiều yếu tố như: lĩnh vực kinh doanh, tình hình tài chính, cơ
sở hạ tầng công nghệ, nguồn lực của doanh nghiệp, đối thủ
cạnh tranh, môi trường kinh doanh….Vì thế, trước khi xây
dựng một chiến lược Marketing online, doanh nghiệp phải
cân nhắc thật kỹ tất cả các yếu tố có liên quan.
Thứ nhất, đối với môi trường kinh doanh, cần xem xét doanh
nghiệp được tiến hành hoạt động Marketing online ở mức độ
nào. Hiện nay, cơ sở hạ tầng công nghệ của Việt Nam chỉ cho
phép các doanh nghiệp tiến hành hoạt động Marketing online
ở mức độ đơn giản như cung cấp thông tin, đặt hàng qua
mạng hay trao đổi trực tuyến, còn những thao tác phức tạp
hơn như xử lý đơn đặt hàng tự động, cá biệt hoá khách hàng,
truyền hình tương tác… thì chưa thực hiện được. Măt khác,
hệ thống thanh toán điện tử và vấn đề an toàn mạng vẫn chưa
thực sự phát triển cũng là một trở ngại đối với doanh nghiệp
trong việc áp dụng Marketing online. Hơn nữa, người tiêu


dùng Việt Nam chưa hình thành thói quen mua bán trên
mạng khiến các hoạt động thương mại trực tuyến chưa thực
sự phát triển. Vì thế, trước mắt doanh nghiệp chỉ có thể xúc
tiến các hoạt động Marketing online ở mức độ đơn giản như
quảng bá sản phẩm và hình ảnh của doanh nghiệp, cung cấp
dịch vụ chăm sóc khách hàng thông qua phương tiện điện tử
mà đặc biệt trên mạng Internet… Bên cạnh đó, không ngừng
đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ, tiếp thu những công nghệ
mới để từng bước phát triển các hình thức Marketing online ở
mức độ cao hơn.
Thứ hai, đối với sản phẩm. Sự phát triển của Internet dẫn đến
sự ra đời của các loại hàng hoá dịch vụ số hoá và đa dạng hoá
các loại hàng hóa dịch vụ truyền thống. Có một số loại hàng
hoá rất thích hợp cho việc bán hàng trên mạng như: các sản
phẩm máy tính, sách, đĩa CD, đồ điện tử, phim ảnh, các tạp
chí điện tử… nhưng cũng có một số loại hàng hoá khó bán do
đặc thù của sản phẩm như: những sản phẩm khó vận chuyển
(đồ gỗ, dây chuyền công nghệ), những sản phẩm đòi hỏi sự
tuỳ biến cao ở cấp độ cao (ví dụ như quần áo may theo số
đo), hay những sản phẩm cần sự hỗ trợ thực tế (như áo cưới
chẳng hạn). Doanh nghiệp cần xem xét xem sản phẩm dịch
vụ mình cung cấp thuộc loại nào, có dễ dàng bán, hay phân
phối thông qua mạng Internet hay không để xây dựng chiến
lược Marketing online phù hợp.
Thứ ba, đối với khách hàng trực tuyến. Đây chính là bước
phân loại và xác định khách hàng mục tiêu, là yếu tố không
thể bỏ qua khi xây dựng chiến lược Marketing online. Doanh
nghiệp phải xác định rõ đối tượng nào sẽ có thích mua hàng
của mình, đặc điểm và thói quen mua sắm của họ ra sao.
Bước này giúp doanh nghiệp có thể áp dụng chiến lược

Marketing định hướng khách hàng một cách hiệu quả. Phục
vụ một cơ sở khách hàng tinh thông về công nghệ là dấu hiệu
thuận lợi chứng tỏ rằng chiến lược Marketing online là phù
hợp với doanh nghiệp. Và nếu khách hàng của doanh nghiệp
sống một cuộc sống tích cực, bận rộn, những lợi ích của việc
tìm kiếm thông tin và đặt hàng trên mạng sẽ thu hút họ.
Thứ tư, đối với đối thủ cạnh tranh. Có nhiều đối thủ cạnh
tranh trực tuyến là dấu hiệu tích cực cho thấy sản phẩm và
dịch vụ của doanh nghiệp rất thích hợp cho việc mua bán trên
mạng, do đó chiến lược Marketing online là không thể thiếu
để thúc đẩy doanh số bán hàng. Tuy nhiên, dấu hiệu này cũng
đặt ra một thách thức là phải làm thế nào để tạo ra một nét
khác biệt cho website của doanh nghiệp.
Tạo ra một nét độc đáo cho website của mình có thể thực
hiện bằng cách khảo sát các site cạnh tranh trực tiếp và gián
tiếp, sau đó tạo nên một site khiến cho doanh nghiệp trở nên
khác biệt dựa trên giá trị của doanh nghiệp đối với khách
hàng. Chẳng hạn, khi muốn kinh doanh mặt hàng đồ chơi trẻ
em trực tuyến, doanh nghiệp có thể gặp phải sự cạnh tranh
của của các hệ thống cửa hàng khác. Khi đó, bằng cách
hướng site của doanh nghiệp vào mảng thị trường bị bỏ ngỏ
như những đồ chơi có tính giáo dục hay những đồ chơi dựa
trên các nhân vật trong truyện tranh chẳng hạn, doanh nghiệp
có thể cạnh tranh một cách thành công hơn.
Trong trường hợp đối thủ cạnh tranh không có mặt trực
tuyến, doanh nghiệp phải tìm nguyên nhân tại sao họ không
tiến hành Marketing trên mạng. Nếu nguyên nhân xuất phát
từ việc doanh nghiệp là người tìm ra thị trường bỏ ngỏ và
tiên phong thực hiện chiến lược Marketing online thì đây là
dấu hiệu tốt hứa hẹn sự thành công. Ngược lại, nếu do một

nguyên nhân khác thì doanh nghiệp sẽ phải xem xét lại liệu
việc tiến hành Marketing trên mạng có hiệu quả đối với loại
sản phẩm dịch vụ mình định bán ra hay không. Nếu doanh
nghiệp tin chắc khách hàng của mình có hứng thú mua hàng
trên web, hãy củng cố lòng tin đó bằng việc nghiên cứu thị
trường, tìm hiểu thói quen sở thích của khách hàng hay
nghiên cứu ảnh hưởng của Internet đến lĩnh vực sản phẩm
dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.
Hiểu rõ đối thủ cạnh tranh chính là cách tốt nhất giúp doanh
nghiệp duy trì chỗ đứng trên thị trường và vươn lên thành
người dẫn đầu. Tại Việt Nam, việc đặt hàng qua mạng vẫn
chưa phổ biến do người tiêu dùng còn chưa thực sự tin tưởng
vào hình thức mua hàng này. Hơn nữa, số khách hàng trên
mạng cũng không lớn do mức độ phổ cập Internet ở nước ta
còn thấp (khoảng 7,6% dân số) và tập trung vào giới trẻ.
Những khách hàng này thông thường chỉ tìm kiếm thông tin
trên mạng chứ chưa đủ khả năng tiến hành giao dịch trực
tuyến. Một số loại hàng hoá được bán phổ biến hiện nay tại
các trang web của Việt Nam chủ yếu là sách, quần áo, đĩa
CD… nhưng việc giao hàng và thanh toán vẫn thực hiện theo
phương thức truyền thống. Như vậy, trong giai đoạn này các
doanh nghiệp Việt Nam nên xây dựng chiến lược Marketing
online chú trọng đến việc quảng bá sản phẩm trên mạng,
cung cấp những thông tin hữu ích và những dịch vụ khuyến
mãi hấp dẫn, đồng thời kết hợp chặt chẽ với hình thức
Marketing thông thường để đẩy mạnh doanh số bán hàng.

×