Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Vụ kiện bán phá giá hàng thuỷ sản Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.07 KB, 18 trang )

Lời cam đoan
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ hớng dẫn nhiệt tình của thạc sĩ Mai
Thế Cờng để tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành bản đề án này. Với lòng
biết ơn của mình tôi xi gửi tới các thầy cô giáo đã giảng dạy tôi trong những
năm học vừa qua.
Bản đề án của tôi hoàn thành dựa trên sự nỗ lực của bản thân và sự giúp
đỡ của giáo viên hớng dẫn. Trong quá trình thực hiện không có bất kỳ sự sao
chép hay đánh cắp bản thảo nào. Những lời trên đây đều là sự thật, nếu có bất
kỳ hành vi gian lận không trung thực nào tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Sinh viên
Hoàng Minh Toán
Lời mở đầu
Thơng mại quốc tế ngày càng phát triển đặc biệt là trong thập kỷ vừa qua,
nó đóng vai trò lớn đối với các nền kinh tế trên thế giới, mở ra nhiều cơ hội cho
tất cả các doanh nghiệp và ngời tiêu dùng toàn cầu. Tuy nhiên bên cạnh những
thuận lợi, thơng mại quốc tế cũng đem lại không ít khó khăn, thách thức đối với
các doanh nghiệp khi thâm nhập thị trờng quốc tế, mà các doanh nghiệp Việt
Nam không là ngoại lệ.
Thông qua vụ kiện bán phá giá tôm của các doanh nghiệp Việt Nam trên
đất Mỹ giúp chúng ta có cách nhìn nhận xác thực hơn về tình hình thơng mại
quốc tế hiện nay. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm đồng thời nhìn nhận nghiêm
túc về chính sách thơng mại của Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế. Vì
lý do đó mà tôi chọn đề tài: "Vụ kiện phá giá Việt Nam tại Mỹ"
phần I
Khái quát về xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào Mỹ
I. Tình hình sản xuất kinh doanh thủy sản tại Hoa Kỳ
Hoa Kỳ là nớc nhập khẩu thuỷ sản lớn thứ 2 trên thế giới sau Nhật Bản
với trị giá nhập khẩu trên 8 tỉ USD/năm. Năm 2000 Hoa Kỳ nhập khẩu thuỷ sản
từ 130 quốc gia trên thế giới với khối lợng 1,6 triệu tấn, giá trị đạt khoảng 10 tỉ
USD. Ngời tiêu dùng Hoa Kỳ sử dụng xấp xỉ 8% tổng sản lợng thuỷ sản của thế
giới trong đó hơn một nửa là nhập khẩu. Hoa Kỳ có khoảng 1300 nhà máy chế


biến thuỷ sản với trang thiết bị hiện đại đóng góp khoảng 25 tỉ USD vào tổng
thu nhập quốc dân. Có thể nói Hoa Kỳ là thị trờng tiềm năng đối với thủy sản
Việt Nam.
II. Những mặt hàng thủy sản nhập khẩu vào Hoa Kỳ
Cơ cấu mặt hàng thuỷ sản nhập khẩu vào Hoa Kỳ rất đa dạng bao gồm
những mặt hàng chủ yếu sau:
1) Tôm:
Mặt hàng này đợc tiêu thụ với khối lợng lớn do dân chúng Hoa Kỳ a thích
nhất. Từ năm 1998 đến năm 2000, nớc này nhập khẩu khoảng 3,1 tỷ USD mỗi
năm, 5% khối lợng đợc nhập từ châu á, lợng tôm nhập qua các năm là:
Năm 1997 1998 1999
Đơn vị tấn 236.000 288.928 300.000
(Nguồn: uỷ ban thơng mại quốc tế Mỹ)
Nhập khẩu vào thị trờng Hoa Kỳ tăng mạnh vào 6 tháng cuối năm.
2. Cá nớc ngọt, phi lê tơi và đông lạnh
Hoa Kỳ có nhu cầu lớn về cá da trơn nớc ngọt trắng nh cá Ba sa
(Pangenus hypoththalmus), cá tra (Pargasius bocunti) tơng tự với loài cá nheo
Hoa Kỳ gọi là Catfooh. Cá ba sa và cá tra xuất khẩu sang Hoa Kỳ chủ yếu từ
các quốc gia: Guyana, Braxin, Thái Lan, Canada và Việt Nam. Trong đó nhập
khẩu từ Việt Nam chiếm 80%.
3. Tôm hùm tơi sống và ớp lạnh
Hoa Kỳ là thị trờng tiêu thụ tôm hùm lớn nhất thế giới. Ngời dân hiện a
chuộng tôm hùm sống hoặc ớp đá, nhu cầu về mặt hàng này luôn ở mức cao.
4. Cá ngừ nguyên con và ớp lạnh
Từ năm 1990 Hoa Kỳ phải nhập khẩu cá ngừ. Năm 1995 Hoa Kỳ nhập
khẩu 130.000 tấn cá ngừ nguyên liệu trị giá 460 triệu USD để cứu hàng loạt nhà
máy đóng hộp cá ngừ khỏi nguy cơ phá sản.
5. Cá ngừ đóng hộp
Mặc dù là nớc có công nghệ đóng hộp cá ngừ mạnh nhất thế giới, nhng
năm 1996 Hoa Kỳ phải nhập khẩu 110.000 tấn cá ngừ đóng hộp trị giá hơn 230

triệu USD.
6. Cá hồi nguyên con tơi và ớp lạnh
Hoa Kỳ đứng thứ 2 thế giới về khai thác cá hồi với sản lợng 550 tấn năm
1995, nhng ngời tiêu dùng trong nớc rất a chuộng cá hồi Đại Tây Dơng nuôi
nhân tạo ở Nauy, Canada và Chi Lê nên mỗi năm họ phải nhập khẩu 60.000 tấn
cá hồi trị giá 280 triệu USD.
7. Điệp tơi và ớp lạnh
Hoa Kỳ là nớc tiêu thụ điệp tơi lớn thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Nhật
Bản. năm 1995 sản lợng nhập khẩu 26.000 tấn trị giá 216 triệu USD.
Nhìn chung, do thói quen nên cơ cấu mặt hàng thuỷ sản nhập khẩu vào
Hoa Kỳ rất đa dạng, phong phú bao gồm nhiều loại thuỷ sản nớc mặn, nớc ngọt,
nguyên liệu hoặc đã qua chế biến. Do sức mua lớn nên khối lợng nhập khẩu
thuỷ sản vào thị trờng này rất lớn và mức tăng trởng vẫn duy trì ở mức cao. Các
doanh nghiệp đánh bắt sản xuất thuỷ sản Việt Nam có thể tăng cờng đầu t để
nâng cao sản lợng phục vụ cho xuất khẩu.
III. Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trờng Hoa Kỳ
Năm 1994, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Hoa Kỳ mới đạt 5,8
triệu USD. Sau 5 năm 1999 con số này đã tăng gần 20 lần với doanh số 108
triệu USD chiếm 1,3% thị phần nhập khẩu thuỷ sản của Hoa Kỳ và chiếm 10%
trị giá xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Năm 2000 có 120 doanh nghiệp có
hàng thuỷ sản xuất khẩu sang Hoa Kỳ với doanh số 300 triệu USD. Hoa Kỳ trở
thành thị trờng tiêu thụ thuỷ sản lớn thứ 2 của Việt Nam sau Nhật Bản. Mức
tăng trởng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Hoa Kỳ rất cao vào năm
2000, tăng 2,3 lần so với 1999. Năm 2001 mặc dầu nền kinh tế Hoa Kỳ rất khó
khăn, đặc biệt sau sự kiện 11/9, song xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang
Hoa Kỳ vẫn có sự tăng trởng lớn với khối lợng 71 nghìn tấn sản phẩm, đạt
doanh số 489 triệu USD, tăng so với năm 2000 tơng ứng là 86,6% và 62,4%
chiếm 27,52% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản và trở thành thị trờng xuất khẩu
thuỷ sản lớn nhất của Việt Nam trong năm này.
Những mặt hàng thuỷ sản chủ yếu của Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ

gồm:
1. Nhóm hàng tôm
Tôm hiện là nhóm mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam sang thị
trờng Hoa Kỳ (chiếm 2/3 trị giá xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam trên thị trờng
này). Năm 2000, Việt Nam xuất khẩu tôm sang thị trờng Hoa Kỳ tăng hơn hai
lần so với năm 1999, đạt giá trị hơn 200 triệu USD. Năm 2001 Việt Nam đứng
thứ 8 trong tổng số 50 nớc cung cấp tôm cho thị trờng này, và thờng xuất khẩu
dới dạng tôm vỏ (khoảng 8 triệu pound) và tôm thịt (trên 10 triệu pound), riêng
mặt tôm luộc Việt Nam đứng thứ 3 trong các nớc cung cấp tôm cho Hoa Kỳ, đạt
1.360 tấn năm 2000.
2. Nhóm hàng cá
Việt Nam xuất khẩu cá tra, cá ba sa đạt trị giá xuất khẩu năm 2000 gần
60 triệu USD, đứng đầu trong tất cả các nớc cung cấp loại cá này cho thị trờng
Hoa Kỳ. Ngoài ra Việt Nam còn xuất khẩu điệp, sò thịt, mực
Tỷ trọng các thị trờng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam năm 2002
Thị trờng Khối lợng (tấn) Giá trị (triệu USD) Tỉ trọng (%)
Nhật Bản 96.251 537,968 26,6
Trung Quốc 77.175 302,261 14,9
EU 31.368 84,404 4,2
ESEAN 29.183 79,529 3,9
Mỹ 98.665 656,655 32,4
Các nớc khác 111.400 363,005 17,9
(Nguồn: Bộ Thuỷ sản năm 2002)
Qua bảng trên ta thấy thị trờng Mỹ có rất nhiều triển vọng. Đây là cơ hội
lớn cho các nhà sản xuất thuỷ sản Việt Nam trong những năm tới.
phần II
Xung quanh vụ kiện chống bán phá giá tôm
trên đất Mỹ
Ngày nay toàn cầu hoá diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Trong tiến trình đó
vn đã chủ động tham gia hội nhập kinh tế quốc tế bằng việc ký kết các hoạt

động song phơng, đa phơng về tham gia vào các tổ chức quốc tế nhằm tranh thủ
những lợi ích mà toàn cầu hoá mang lại. Đây là một trong những nguyên nhân
quan trọng giúp cho vn đạt đợc nhiều thành tựu trong hoạt động xuất khẩu hàng
hoá, dịch vụ nói riêng. Tuy nhiên, trong quá trình tự do hoá thơng mại, việc
hàng rào thuế quan ngày càng cắt giảm thì các biện pháp phi thuế quan ngày
càng tăng điển hình là thuế chống bán phá giá. Vì vậy, tình trạng hàng hoá xuất
khẩu của Việt Nam bị các nớc nhập khẩu vận dụng thuế chống bán phá giá chủ
yếu là: mì chính, tỏi, giầy dép, tôm cá. Tính đến năm 2001 Việt Nam đã gặp
phải các vụ kiện chống bán phá giá nh sau:
Năm Đối tác thơng mại Mặt hàng Phán quyết cuối cùng
1994 Columbia Gạo Không đánh thuế mặc dù bán phá giá
mức 9,07% vì không gây tổn hại cho n-
ớc này
1998 Liên minh châu Âu Mì chính Đánh thuế chống bán phá giá mức
16,8%
Giầy dép Không đánh thuế vì thị phần nhỏ hơn so
với Trung Quốc, Inđônêxia và Thái Lan
200 Ba Lan Bật lửa Đánh thuế chống phá giá mức 0,09%
EURO/chiếc
2001 Canada Tỏi Đánh thuế chống phá giá 1,48 CAD/kg
(Nguồn: Bộ Thơng mại)

×