Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Thơ mới nhìn từ giác độ quan hệ văn hoá - văn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (383.89 KB, 27 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
VIỆN VĂN HỌC
*****


Hoàng Thị Huế


THƠ MỚI NHÌN TỪ GIÁC ĐỘ QUAN HỆ
VĂN HÓA - VĂN HỌC


Chuyên ngành: Văn Học Việt Nam
Mã số : 62.22.34.01




TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN












NGƯỜI H
ƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
Hà Nội - 2007

Công trình được hoàn thành tại:
VIỆN VĂN HỌC HÀ NỘI

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. VŨ TUẤN ANH
2. TS. HÀ CÔNG TÀI


Người phản biện 1:

Người phản biện 2:

Người phản biện 3:

Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp nhà
nước họp tại: VIỆN VĂN HỌC HÀ NỘI

Vào hồi giờ ngày tháng năm 2007

Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện VIỆN VĂN HỌC - HÀ NỘI
- Thư viện TRƯỜNG ĐHSP HUẾ.









CÂC BĂI BÂO KHOA HỌC ĐÊ CNG BỐ:

1. Cảm thức văn hóa về con người và phương thức biểu hiện của Thơ
Mới - Thông báo khoa học ĐH Huế 5/2001
2. Một vài suy nghĩ về giảng dạy Thơ mới ở nhà trường THPT - Kỷ
yếu hội nghị khoa học ĐH Huế 4/2002
3. Thử tm hiểu chất dđn gian trong thơ Nguyễn Bính - Tạp chí nghiên
cứu văn hóa dân gian TT-Huế 12/2002
4. Sắc thâi văn hóa Huế trong thơ của một số nhà Thơ Mới - Thông
báo khoa học ĐH Huế 16/2003
5. Thử lý giải một mô típ chủ đạo trong thơ Nguyễn Bính - Thông báo
khoa học ĐHSP Huế 5/2005
6. Xứ Huế với bài thơ Đây Thôn Vỹ Dạ của Hàn Mặc Tử
- Tạp chí
Huế Xưa và Nay 6/2005
7. Bích Khê và cách đánh giá của Hoài Thanh - Tạp ch nghiên cứu
văn học Hà Nội 4/2006
8. Cảm thức văn ha trong ngn ngữ nghệ thuật Thơ mới - Tạp chí văn
hóa nghệ thuật Hà Nội 8/2006
9. Một số thể Thơ mới trong quan hệ với văn hóa 1932-1945 - Kỷ yếu
hội nghị khoa học Đại học KHXH - NV Hà Nội 11/2006.


Phần một: MỞ ĐẦU

I. MỤC ĐÍCH - Ý NGHĨA ĐỀ TÀI:

1. Chọn đề tài Thơ mới từ giác độ quan hệ văn hóa - văn học chúng
tôi có mục đích tìm một cách tiếp cận mới mẻ để khảo sát một hiện tượng
văn học tương đối quen thuộc là Thơ mới, nhằm lý giải được nét riêng sức
cuốn hút, sự trường tồn của Thơ mới với thời gian. N
ếu tiếp cận Thơ mới
bằng cảm quan văn hóa sẽ thấy được tính lịch sử của nó cho phép giải
thích phong trào Thơ mới như một hiện tượng có tính quy luật nằm trong
sự vận hành chung của thơ ca dân tộc, còn nếu từ góc nhìn văn học sẽ phần
nào hiểu được giá trị nghệ thuật to lớn của no.
2. Bên cạnh đó văn h
ọc chỉ là một bộ phận của văn hóa nên chịu sự chi
phối của văn hóa. Thơ mới vừa lưu giữ những giá trị văn hóa nghìn năm của
dân tộc vừa phản ánh những đặc trưng văn hóa thời đại 1932-1945, khác hẳn
các giai đoạn văn hóa trước đó, dẫn đến quy định diện mạo khác biệt của
Thơ mới so với thơ cũ
. Thơ mới với những giá trị nghệ thuật to lớn của nó
cũng đã chứng minh vai trò sáng tạo văn hóa của văn học. Đó là mục đích
của chúng tôi khi chọn khảo sát đề tài này.
II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ:
Quá trình nghiên cứu Thơ mới có thể chia thành hai chặng đường,
trước 1945 và sau năm 1945.
Trước 1945 Thi nhân Việt Nam (Hoài Thanh), Nhà văn hiện đại (1936)
của Vũ Ngọc Phan vai trò c
ủa văn hóa 32-45 trong Thơ mới cũng được nhắc
đến tuy chưa thật rõ.
Từ sau 1945 trong Phê bình văn học thế hệ 1932 (1986) (Thanh Lãng),
bối cảnh văn hoá thời kỳ Thơ mới đã được tái hiện tuy còn nặng tính tư liệu,
liệt kê sự kiện. Phan Canh trong Thơ ca Việt Nam thời tiền chiến 1932-1945
cũng có nhắc đến vai trò của tâm lý mới, tư tưởng, lối sống mới đố
i với sự

ra đời của Thơ mới. Trong cuốn Phong trào Thơ mới (1982) của Phan Cự
Đệ, Thơ mới những bước thăng trầm (1993) (Lê Đình Kỵ) cũng cho rằng
Thơ mới "có một mối liên hệ rất dễ thấy với truyền thống cũ. Con mắt thơ
(1992) của Đỗ Lai Thuý là công trình nghiên cứu có nhiều giá trị thuyết
phục, Thơ mới được đặt trong s
ự so sánh với hai mô hình văn hoá truyền
thống và hiện đại. Với Thơ mới bình minh thơ Việt Nam hiện đại (1994)
Nguyễn Quốc Túy đã chỉ ra sự tác động của ba nguồn văn hóa song chỉ
dừng lại ở những ảnh hưởng trên bề mặt tác phẩm. Một thời đại trong thi ca
(về phong trào Thơ mới 1932-1945) (1997) (Hà Minh Đức chủ biên), Nhìn
lại một cuộc cách mạng trong thi ca (60 n
ăm phong trào Thơ mới) (1997)
(Huy Cận, Hà Minh Đức chủ biên) cũng có đề cập đến nguồn ảnh hưởng
của thơ Pháp, thơ Đường và truyền thống thi ca dân tộc trong Thơ mới
nhưng vẫn chỉ dừng ở nhận xét mà không lý giải. Phác thảo quan hệ văn
học Pháp với văn học Việt Nam hiện đại (1998) (Hoàng Nhân) ít nhiều có
nhắc đến vai trò của văn hoá đối với Thơ m
ới song nghiêng về mối quan hệ
giữa hai nền văn học nhiều hơn. Từ cái nhìn văn hóa (1999) của Đỗ Lai
Thúy cũng là công trình có nhiều gợi mở trong phương thức tiếp cận văn
học từ văn hóa. Trong Những thế giới nghệ thuật thơ (2001), Trần Đình Sử
đã phân loại các khuynh hướng sáng tác kèm theo những quan niệm về thế
giới, về con người của các nhà thơ, là nh
ững luận điểm có nhiều gợi ý đối
với chúng tôi khi khảo sát đề tài. Với Giọng điệu trong thơ trữ tình (2002),
Nguyễn Đăng Điệp cho rằng nên tìm hiểu Thơ mới ở "vị thế" "tâm thế"
"thân phận" nhà thơ trong đời sống xã hội, trong những gì chìm vào phần
trầm tích văn hóa. Đây cũng là những gợi ý có giá trị. Văn hoá Việt Nam -
Nhìn từ những mẫ
u người văn hoá (2005) Đỗ Lai Thúy khẳng định con

người là sự ngưng kết những chứng tích văn hóa những giá trị trị văn hóa.
Bên cạnh đó các công trình có những luận điểm có liên quan đến Thơ
mới từ giác độ văn hoá văn học có thể kể đến Sự vận động của cái tôi trữ
tình và tiến trình thi ca (Vũ Tuấn Anh - TCVH số 1/1996). Tác giả lý giải sự
ra đời của cái tôi cá nhân Thơ mới do ảnh hưởng của văn hóa Phương Tây
cùng với trường tiếp nhận và kinh nghiệm thể loại, con người cá nhân Thơ
mới như một hằng số văn hóa của thời đại. Hay Anh hưởng của văn học
Pháp đến văn học Việt Nam giai đoạn 1932-1945 (Phan Ngọc - TCVH số
4/1993); Kế thừa truyền thống dân tộc trong đổi mới thơ
ca qua kinh
nghiệm lịch sử của phong trào Thơ mới (Nguyễn Đăng Mạnh - TCVH số
4/1994); Mã ngữ nghĩa của vốn từ vựng hay văn hoá làng quê trong thơ
Nguyễn Bính (Nguyễn Nhã Bản, Hồ Xuân Bình - TCVH số 4/1994); Văn
học Pháp và sự gặp gỡ văn học Việt Nam 1930-1945 (Đặng Anh Đào -
TCVH số 7/1994); Xuân thu nhã tập một hướng tìm về dân tộc (Nguyễn Bao
- TCVH số 11/1994); Anh hưởng của v
ăn học Pháp và văn học Anh vào văn
học Việt Nam từ 1930 (Phan Cự Đệ - TCVH số 10/1986); Nguyễn Bính và
khối tình lỡ của người chân quê (Nguyễn Đăng Điệp - TCVH 5/1994); Ảnh
hưởng của thơ nước ngoài trong thơ Chế Lan Viên (Nguyễn Xuân Nam -
TCVH số 1/1997); Hàn Mặc Tử với André Breton hay Xuân Diệu và
Baudelaire (Hoàng Nhân - TCVH số 4/1998); Thơ mới nhìn từ thơ cũ, vấn
đề loại hình học củ
a thơ hiện đại và thơ trung đại (Trần Nho Thìn - TCVH
số 1/2000),Con mắt văn hoá tâm linh phương Đông trong thơ Hàn Mặc Tử
của Đoàn Thị Đặng Hương (TCVH 1/2000), Gió Đông gió Tây: Ảnh hưởng
và giao thoa trong văn học Việt Nam hiện đại (TCVH số 1/2001) của Đặng
Anh Đào. Một số biểu tượng thơ dân gian trong thơ Việt nam hiện đại
(Nguyễn Đức Hạnh - TCVH 3/2001). Sự ti
ếp thu về mặt thi pháp của Thơ

mới với thơ Đường (Lê Thị Anh - TCNCVH 11/2005).
Các công trình trên đây cho thấy việc nghiên cứu Thơ mới đang cần
một cách tiếp cận mới nhằm phát hiện những tầng nghĩa sâu hơn. Những
điều chúng tôi trình bày và triển khai trong luận án một phần được bắt
nguồn từ những gợi ý quý báu của nhiều công trình, nhiều học giả.
III. PHẠM VI NGHIÊN CỨ
U:
Trọng tâm là bộ hợp tuyển Thơ mới 1932 -1945, Tác giả và tác phẩm
(NXB văn học 1997) do Lại Nguyên Ân biên soạn.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
* Thi pháp học: Thi pháp học hiện đại để khảo sát các hình thức nghệ
thuật của Thơ mới.
* Phương pháp loại hình học: Phân loại, so sánh, khu biệt các hiện
tượng thuộc hình thức nghệ thuật
* Phương pháp so sánh hệ thống: Dùng để khảo sát quá trình giao
lưu văn hoá, các biểu trưng văn hoá của Thơ mới.

V.
ĐÓNG GÓP MớI CủA LUậN ÁN:
1. Trước đây nghiên cứu văn học thường đóng khung ở phương diện
nghiên cứu văn học từ chính bản thân nó hoặc lý giải văn học bằng các yếu
tố văn hóa xã hội bên ngoài nó. Một cách tiếp cận mới sẽ giúp soi sáng một
hiện tượng văn học tưởng chừng đã cũ bằng một nhãn quan mới mẻ, khiến
nó vẫ
n lấp lánh nhiều giá trị. Nghiên cứu văn học trong quan hệ với văn hóa
là một khuynh hướng nghiên cứu nhiều triển vọng. Luận án này góp thêm
một tiếng nói để khẳng định khuynh hướng ấy.
2. Luận án nghiên cứu Thơ mới từ giác độ văn hóa văn học nên mở ra
nhiều phát hiện mới do xem xét Thơ mới trên cơ sở vững chắc là bối cảnh
văn hóa nó ra đời. Từ

đó thấy được Thơ mới vừa thể hiện tâm thức dân tộc
mang những yếu tố ổn định có thể giúp phân biệt văn học dân tộc này với
dân tộc khác vừa là một hiện tượng luôn biến động mang dấu ấn cá nhân
đậm nét, thay đổi theo từng tâm trạng thời đại, từng giai đoạn lịch sử nhất
định. Xem xét Thơ mới từ giác độ văn hóa văn họ
c sẽ khắc phục được cái
nhìn tĩnh, chỉ dừng lại ở những biểu hiện bên ngoài mà có thể vừa chỉ ra
được những yếu tố bất biến vừa lý giải được những thay đổi, những xu
hướng nhiều khi trái ngược nhau trong cùng hiện tượng Thơ mới.
3. Thông qua hiện tượng Thơ mới, luận án đã có đóng góp về mặt
phương pháp ở chỗ đã cụ thể hóa mối quan hệ văn hoá văn học vốn còn
chung chung trừu tượng, vì vậy luận án có thể trở thành tài liệu tham khảo
về một hướng tiếp cận văn học mới cho những người làm công tác giảng
dạy, học tập hoặc những ai quan tâm.
VI. MỘT SỐ KHÁI NIỆM ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN:
1. Khái niệm văn hóa:
Khái niệm về v
ăn hoá là công cụ - khái niệm, công cụ - nhận thức dùng
để tiếp cận vấn đề nghiên cứu vì vậy chúng tôi chọn định nghĩa về văn hoá
của Unesco: “Văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt
tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội
hay của một nhóm người trong xã hội, văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn
chương, những lối sống, nhữ
ng quyền cơ bản của con người, những hệ
thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng. Văn hóa đem lại cho
con người những khả năng suy xét về bản thân. Chính văn hóa làm cho
chúng ta trở thành những sự vật đặc biệt nhân bản, có lý tính, có óc phê
phán và dấn thân một cách đạo lý. Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể
hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phươ
ng án chưa hoàn

thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết
mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình vượt trội lên
bản thân.’’ (Tuyên bố về những chính sách văn hóa - Hội nghị quốc tế do
Unesco chủ trì từ 26 - 7 đến 6 -8 -1982 tại Mêhicô) [163;tr24].
Tiếp cận hiện tượng Thơ mới từ giác độ quan hệ văn hóa văn học, tức
khu biệt trong những phương diện nh
ững luận điểm của văn hóa mà theo
chúng tôi có ảnh hưởng đến văn học, cụ thể là Thơ mới, có thể sẽ có một sự
khúc xạ, một độ lệch nào đó.
2. Khái niệm Thơ mới:
Ở đây chúng tôi chủ yếu khảo sát Thơ mới giai đoạn 1932-1945 trong
sự quy chiếu với hệ hình văn hóa 1932-1945 tức văn hóa đô thị hiện đại, ảnh
hưởng từ phương Tây, là tiếng nói của cái tôi cá nhân, có những đặc trưng
nghệ thuật nhất định. Như vậy tức nhìn cả sự vận động từ lãng mạn đến
tượng trưng, siêu thực, đối lập với thơ cũ ở cách cảm nhận về thế giới, con
ng
ười, được nhìn như một phong trào (Phong trào Thơ mới) hoặc như một
giai đoạn (Thơ mới giai đoạn 1932-1945).

VII. CấU TRÚC CủA LUậN ÁN:
 Phần MỞ ĐẦU (13 trang)
 Phần NỘI DUNG gồm 3 chương
Chương I : Thơ mới - một hiện tượng văn hóa lớn (42 trang)
Chương II: Thơ mới từ nhãn quan văn hóa và thi pháp (77 trang)
Chương III: Ngôn ngữ nghệ thuật và các biểu trưng văn hóa trong Th
ơ mới
(61 trang)
 Phần KẾT LUẬN (6 trang)








Phần hai: NỘI DUNG
Chương I
THƠ MớI - MỘT HIỆN TƯỢNG VĂN HOÁ LỚN
1.1 Giới thiệu chung về quan hệ giữa văn hoá và văn học nhìn từ hiện
tượng Thơ mới
1.1.1 Quan hệ giữa văn hoá và văn học:
Cơ sở để xác định quan hệ giữa văn hoá - văn học trước tiên dựa vào
bản chất đặc trưng của văn hoá và
đặc trưng của văn học. Văn học là một bộ
phận của văn hoá, chịu sự chi phối của văn hoá, có chức năng nhận thức,
phản ánh, sáng tạo, truyền tải và lưu giữ văn hoá. Các thành tố văn hoá của
giai đoạn nào sẽ quyết định diện mạo văn học giai đoạn đó. Chính vì vậy
văn hoá là cơ sở, là nền tả
ng để văn học phát triển. Ngược lại văn học cũng
mang trong mình chức năng văn hoá, nhận thức giá trị văn hoá tốt đẹp của
từng thời kỳ để định hướng và phát triển văn hoá
1.1.2 Vấn đề nghiên cứu văn học từ giác độ quan hệ văn hoá - văn
học:
Văn học phản ánh "ý thức văn hoá" của một thời kỳ
nhất định, mang
diện mạo văn hoá của thời điểm nó ra đời đồng thời là sản phẩm của một
quá trình văn hóa. Vì vậy khi nghiên cứu văn học nhìn từ giác độ quan hệ
văn hoá - văn học sẽ lý giải hiện tượng văn học như là sản phẩm của một
quá trình đồng thời đánh giá được những giá trị nghệ thuật to lớn của hi
ện

tượng văn học đó từ đặc trưng bối cảnh văn hóa mà nó ra đời. Từ đó thấy
được vai trò sáng tạo văn hoá của văn học qua những hình tượng nghệ thuật,
góp phần khẳng định vai trò vừa lưu giữ, chuyển tải vừa thẩm định và lựa
chọn văn hoá của văn học.
1.2 Thơ mới trong bối cảnh giao thoa văn hoá Đông - Tây
1.2.1
Sự thay đổi văn hoá từ kiểu văn hoá cổ truyền phương Đông
sang kiểu văn hoá hiện đại phương Tây:
Khái niệm "kiểu văn hoá" được dùng ở đây để chỉ từng giai đoạn văn
hóa cụ thể trong bối cảnh văn hoá chung của mỗi dân tộc. Giai đoạn 32-45
do ảnh hưởng của văn hóa phương Tây nên có sự thay đổi từ kiểu văn hóa
cổ truyền phương Đông sang kiểu văn hóa đô thị hiện đại phương Tây.
1.2.2 Sự thay đổi cơ sở văn hoá - cấu trúc lại nền tảng và diện mạo
văn hoá:
1.2.2.1 Nền tảng và cấu trúc văn hoá cổ truyền:
Nền tảng diện mạo của văn hoá Việt Nam ch
ủ yếu là văn hoá nông
nghiệp - lúa nước. Con người sống chủ yếu bằng nghề nông. Đơn vị xã hội
được tính theo đơn vị làng, con người có tính cộng đồng, sống theo tư tưởng
quân bình, không muốn khác người vượt người mà chú trọng sự hài hoà. Hài
hoà trong quan hệ với tự nhiên và xã hội, tư duy không phải tư duy phân
tích mà là tư duy tổng hợp.
1.2.2.2 Từ văn minh nông nghiệp cổ truyền sang văn minh phát triển
theo xu hướng công nghiệ
p hiện đại:
Trên lĩnh vực văn hóa vật chất, thực dân Pháp đã đưa vào nước ta
một nền văn minh cơ khí tiến bộ hơn văn minh lúa nước, biến đô thị Việt
Nam từ đô thị cổ truyền, trung tâm chính trị văn hóa thành đô thị hiện đại,
trung tâm kinh tế. Kết quả là “nền kinh tế cổ xưa bị phân giải” nhường chỗ
cho nền kinh t

ế phát triển theo hướng tư bản.
Trên lĩnh vực văn hóa tinh thần, tác động của văn hoá phương Tây
đã tạo sự thay đổi rõ rệt ở bề mặt xã hội, đó là sự thay đổi từ cơ sở văn minh
nông nghiệp lúa nước sang văn minh tư sản công nghiệp và cũng là điều
kiện dẫn đến sự chuyển đổi hệ tư tưởng, tâm lý xã hội.
1.2.3 Sự thay đổi hệ tư tưởng, tâm lý xã hội:
1.2.3.1 Sự thay đổi hệ tư tưởng:
Hệ tư tưởng là cốt lõi của văn hóa là định hướng cơ bản cho đời sống
tinh thần xã hội. Hệ tư tưởng của dân tộc Việt Nam chịu ảnh hưởng của ba
luồng tư tưởng Nho - Phật - Đạo, mang đặc trưng văn hóa phương Đông
thiên về tổng h
ợp, nặng cảm tính, tư duy tổng hợp thiên về duy linh, trọng
tĩnh, hướng nội, khép kín nên thành tựu chủ yếu là khoa học xã hội, ít thành
tựu về khoa học tự nhiên. Anh hưởng của văn hóa phương Tây đã làm
chuyển đổi hệ tư tưởng truyền thống phương Đông sang hệ tư tưởng hiện
đại phương Tây với tính chất trọng động, duy lý, tức tư duy xác định, khám
phá đố
i tượng một cách cặn kẽ với những giải pháp cụ thể, theo cách phân
tích để chế tạo ra sản phẩm.
1.2.3.2 Sự thay đổi về tâm lý xã hội:
Tâm lý của người phương Đông là tâm lý nông dân, chú trọng đến sự
hài hòa giữa con người và cộng đồng, thích “cầu toàn”, “trọng tĩnh”. Sự thay
đổi sâu sắc cơ sở văn hóa tạo ra một tâm lý mới, từ tâm lý nông dân đã
chuyển dần sang tâm lý thị dân, tâm lý cá thể, chú trọng đến quyền lợi của
cá nhân mang dấu ấn vă
n hóa hiện đại phương Tây.
1.3 Thơ mới ra đời như một hiện tượng văn hoá lớn
1.3.1 Cuộc đấu tranh giữa Thơ mới - thơ cũ và bản chất văn hóa của
nó:
1.3.1.1 Thơ cũ và đặc điểm của cái tôi trữ tình trong thơ trung đại:

Ảnh hưởng của tư tưởng kinh điển và tôn giáo đã chi phối đặc điểm của
thơ ca trung
đại. Cách nhận thức và phản ánh thế giới của các nhà thơ trung
đại tạo nên những cái tôi trữ tình biết ứng xử trước thời thế, biết vượt lên
mọi biến ảo của cuộc đời, quên đi con người trần tục. Con người trong thơ
giai đoạn này nặng về lý trí nhiều hơn tình cảm. Khi ý thức thị dân phát triển
kiểu cái tôi chú trọng đến “chữ tài, tình” xuất hi
ện với nhu cầu sống tự
nhiên nhưng cũng chỉ dừng lại ý thức về cá tính chứ chưa thật sự là một
“cái tôi cá nhân” như ở Thơ mới sau này.
1.3.1.2 Những chuyển mình đầu tiên:
Thơ Tản Đà đánh dấu sự chuyển mình đầu tiên do cốt cách mang nhiều
yếu tố thị dân trần tục, làm thơ phá cách vứt điệu luật, quan niệm xem văn
chương là một nghề để sinh sống. Những yếu tố ấy đã nối Nguyễn Du, Hồ
Xuân Hương, Phạm Thái, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát đến các nhà Thơ
mới như Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu sau này. Thơ Đông Hồ,
Tương Phố, Á nam Trần Tuấn Khải, thơ dịch của Nguyễn Văn Vĩnh, Tình
già của Phan Khôi, Hồ Văn Hảo, Nguyễn Thị Kiêm, các bài di
ễn thuyết cổ
vũ Thơ mới với những tình cảm lãng mạn bâng quơ mang hơi thở và
không khí của thời đại đã góp phần đẩy nhanh sự ra đời của phong trào Thơ
mới 1932-1945. Đó là cuộc cách mạng đến tận cùng triệt tiêu cái cũ để thiết
lập cái mới, là sự xung khắc quyết liệt giữa hai thế hệ văn hóa, hai nền văn
hóa.
1.3.2 Giao thoa và tiếp biến:
Cơ sở của cuộc giao thoa văn hóa Đông Tây xảy ra trong Thơ mới bắt
nguồn từ hai nhân tố: Thứ nhất đó là sự kế tục của ý thức cá tính truyền
thống trong văn học trung đại. Thứ hai là luồng gió mới từ văn hóa đô thị
phương Tây đã góp phần bứt tung những rào cản đã lung lay để cho ra đời
một “mô hình nhân cách” mới - Cái tôi cá nhân hiện đại. Hai nguồn mạch

này, một từ chính yếu tố nội sinh và một từ bên ngoài vào là những nhân
tố có tính chất nền tảng cho sự phát triển của ý thức cá nhân trong Thơ mới.
Tiếp biến văn hóa là quá trình tiếp xúc và biến đổi văn hóa ở bề sâu dẫn
đến sự thay đổi mô thức văn hóa. Thơ mới là sản phẩm của cuộc tiếp xúc
giữa hai mô thức văn hóa nông nghiệp thủ công với công nghiệp tiên tiế
n
dẫn đến sự thay đổi mô thức văn hóa từ truyền thống sang hiện đại, thay thế
loại hình thơ trung đại bằng loại hình Thơ mới.
1.3.3 Thơ mới - từ xung khắc truyền thống đến hòa giải với truyền
thống:
Sự xung khắc của Thơ mới và thơ cũ trên diễn đàn văn học những năm
1920 là biểu hiện của “hi
ện đại xung khắc với truyền thống” giữa cái tôi
lừng lững đi giữa cộng đồng với cái ta cổ điển, giữa văn hóa phong kiến và
văn hóa hiện đại.
Sau khi đả phá triệt để thơ cũ, xung khắc gay gắt với thơ
cũ, Thơ mới ra đời trong sự hòa giải hài hòa với truyền thống. Sự hòa giải
thể hiện ở cả nội dung lẫn hình thức nghệ thuật. Cái tôi cá nhân Thơ mới và
cảm quan mới về con người và cuộc sống trong Thơ mới được dung chứa
trong khuôn hình mới, một mô hình tư duy mới mang màu sắc văn hóa hiện
đại. Đó là một kiểu phát hiện đời sống, một kiểu giao tiếp nghệ thuật dựa
trên sự kế thừa những thành tựu của thơ ca truyền thống.
Chương II
THƠ MỚI TỪ NHÃN QUAN VĂN HOÁ VÀ THI PHÁP
2.1 Thơ mới từ nhãn quan văn hóa
“Thể loại phải được người nghiên cứu ghi nhận và thức nhận chúng từ
nhãn quan văn hóa học và thi pháp học thì mới chiếm lĩnh đượ
c chúng”
[148;tr2].
Tìm hiểu Thơ mới từ nhãn quan văn hóa và thi pháp tức khảo sát từ văn

bản để chiếm lĩnh những đặc trưng nghệ thuật đồng thời lý giải chúng bằng
văn cảnh tức những yếu tố văn hóa chi phối văn bản đó. Đó là‘’cách chiếm
lĩnh thẩm mỹ của các nền văn hóa quá khứ, thống nhất những đặc điểm nghệ
thuật hình thức với việc nghiên cứu những quan niệm thẩm mỹ
văn hóa chi
phối hình thức đó” [148;tr45].
2.1.1 Sự xuất hiện kiểu nhà Thơ mới trong tương tác văn hóa - văn
học:
Tác giả văn học là “một hiện tượng của văn hóa nghệ thuật, sản phẩm
sáng tạo của một thời”. Họ là “người sáng tạo ra những giá trị văn học. Ứng
với một kiểu văn học trong lịch sử thì có mộ
t kiểu tác giả đã sáng tạo ra kiểu
văn học ấy” [148;tr110]. Đặc trưng để phân biệt tác giả này với tác giả khác
là cách tổ chức thế giới nghệ thuật của chính tác giả đó. Bối cảnh văn hóa xã
hội 1932-1945 làm nảy sinh một thế hệ nhà Thơ mới khác biệt hẳn so với
thơ cũ, đặc trưng của kiểu nhà Thơ mới là bộc lộ, giãi bày cõi lòng riêng tư,
cảm xúc tâm hồn của chính nhà thơ, mang tính chủ quan đậm nét. Đặc điểm
phân biệt kiểu tác giả Thơ mới cũng được thể hiện qua việc tỏ bày thế giới
nội tâm, tiếp xúc với một tác phẩm thơ ca người đọc sẽ có cảm giác như
đang tiếp xúc với một tính cách với đầy đủ các cảm giác buồn, vui, hờn,
giận, yêu, ghét Đó là một thế giới mang tính chủ
quan đậm nét. Đọc Thơ
mới là đọc một tâm hồn. Đối tượng và chất lượng chủ yếu của các nhà Thơ
mới là cái tôi cá nhân và cuộc sống trần gian đầy thanh sắc. Đó là sản phẩm
của nền văn hóa 32-45, nó nảy sinh trên cơ sở tiếp thu cái mới, kế thừa, phát
huy cái cũ do sự tương tác giữa văn hóa và văn học.
2.1.2 Sự xuất hiện đối tượng thẩm m
ỹ mới và tư tưởng sáng tạo của
Thơ mới - Kết tinh và biểu hiện nhu cầu văn hóa thời đại ở phương diện
thi ca:

2.1.2.1 Sự xuất hiện đối tượng thẩm mỹ mới:
Đối tượng thẩm mỹ mới của văn học hiện đại nói chung Thơ mới nói
riêng không nằm ngoài cái tôi cá nhân. Cái tôi xuất hiện đòi hỏi tự do cho
cái tôi cá nhân, xem mình như một đối tượng thẩm mỹ, một chủ thể sáng tạo
độc lập. Đó là một cái Tôi chủ thể hoá - như một phát hiện trong nhận thức
về bản thân “là một hiện tượng văn hoá mang tính chất hi
ện đại”, quan niệm
lấy chính cuộc sống hiện đại làm đối tượng thẩm mỹ của Thơ mới được
hình thành từ nhu cầu của con người với những dằn vặt, trăn trở, những suy
tư nội tâm trong quan hệ với cuộc sống đang phát triển và đổi thay từng
ngày.
2.1.2.2 Tư tưởng sáng tạo của Thơ mới:
Một điể
m mới trong tư tưởng sáng tạo của Thơ mới là tư tưởng muốn
được tự do thoát khỏi mọi sự ràng buộc của lễ giáo phong kiến, tự do
trong sáng tạo và thưởng thức văn học, xem “văn chương đích thực trước
hết phải là văn chương đã”. Tư tưởng khẳng định vị trí của cái tôi cá nhân
với nhu cầu khám phá mọi ngóc ngách bí
ẩn của đời sống con người, góp
thêm một sắc thái mới cho cuộc tìm tòi và khám phá bản chất người trong
mỗi một con người, trong truyền thống nhân văn dân tộc.
2.1.3 Cảm thức văn hóa mới về con người và cuộc sống trong Thơ
mới:
Đó là sự xuất hiện những quan niệm mới về cái tôi cá nhân trong tương
quan với quan niệm về cuộc sống. Cảm quan về đời số
ng mà phương Tây
đưa lại là cảm quan về một xã hội đã thế tục hóa. Con người đối diện với
cuộc sống, với thiên nhiên để khám phá, để chinh phục thiên nhiên.
Thiên nhiên được nhào nặn lại theo quan điểm chủ quan của thi nhân. Cùng
với con người bản ngã, con người khát vọng tự do vượt thoát mọi ràng buộc

mọi chế định của xã hội phong kiến là con người với nhãn quan mới về cuộc
sống. Nhìn cuộc sống như nó vốn có trôi chảy, biến đổi, mong manh, không
định hình Lần đầu tiên con người tự tách mình ra khỏi xã hội, thoát khỏi
cuộc sống “bầy đàn”. Họ khước từ lối sống theo kiểu lề thói xã hội, không
có khả năng ý thức trước hết là về mình như một chủ thể độc lập, khác biệt
mà ngược lại mình là một thế giới riêng biệt, phong phú và phức tạp. Chính
cảm quan đặc thù về cuộc sống, về cá nhân này làm nề
n cho sự xuất hiện
của cái tôi lãng mạn trong Thơ mới.
2.2 Thơ mới từ nhãn quan thi pháp
Thơ mới thực sự đã đánh dấu một bước ngoặt cho thơ trữ tình hiện đại
bằng hệ thống thi pháp mới tạo nên một hệ thống tiêu chuẩn mới. Phần này
chúng tôi chỉ trình bày một số nét trong hệ thống thi pháp Thơ mới có liên
quan đến văn hóa.
2.2.1. Thơ mới và s
ự khẳng định một mô hình tư duy nghệ thuật mới
của thể loại thơ trữ tình:
Thơ mới sinh ra trên cơ sở nhu cầu văn hóa của một lớp công chúng
nhất định ở đô thị. Tính tự do về mặt loại thể là biểu hiện cụ thể của những
khát vọng tự do là sự phản ánh nhu cầu và điều kiện ngôn luận tự do củ
a
người thi sĩ” [159;tr199]. Các nhà Thơ mới với một quan niệm thơ hiện đại,
mới mẻ trong một nhãn quan mới về cuộc sống và con người đã khẳng
định một mô hình tư duy nghệ thuật mới của thơ ca. Đó là mô hình cuộc
sống hiện đại , cảm xúc con người hiện đại. Những trạng thái tinh thần mới
đến lượt nó đã biến cải được nhữ
ng mặt truyền thống của thể loại để tạo nên
một phức hợp thể loại mới. Cái tôi trữ tình di chuyển từ ngoại vi “khách
thể” vào vị trí trung tâm của hình tượng thơ, trở thành “nhân vật số một”.
Đặc điểm này đã chi phối đến hình thức và nội dung biểu hiện của Thơ

mới - cách chiếm lĩnh hiện thực và thể hiện cảm xúc cá nhân, là ‘’hình
th
ức có tính quan niệm đã ngưng kết thành cái nhìn thành phương thức tư
duy của nhà nghệ sĩ” [145;tr13].
2.2.1.1 Thơ mới và hành trình tìm ý nghĩa sống của cái tôi cá nhân
hiện đại:
Có thể ghi nhận những cách tân trong Thơ mới như một cố gắng có ý
nghĩa quan trọng của các nhà thơ trên con đường tìm kiếm, thử nghiệm
những phương tiện để khám phá những bí ẩn của cuộc sống, của tâm hồn
con người. Mỗi tác phẩm là một thế giới riêng được khúc xạ qua tâm hồn thi
nhân. Sở dĩ có đặc
điểm này do cội nguồn văn hóa của nó. Con người thời
hiện đại đang đối diện với vòng quay của “thời gian - đời người” trong một
tốc độ khủng khiếp. Đó là bản chất của thời gian đô thị - thời gian một
chiều. Các nhà Thơ mới sau cuộc vật vã bứt thoát để tự giải phóng cá tính
mình lại phải đối diện với cõi cô đơn thẳm sâu củ
a chính mình. Họ là những
nhân cách bị phân đôi. Sự phân cực trong cảm xúc của cái tôi cá nhân thể
hiện rõ nét trên từng đề tài, cấu tứ bài thơ. Đây là kiểu cảm xúc cá nhân
phân cực gay gắt phổ biến trong Thơ mới. Nó cũng là một phần của hình
mẫu văn hóa thời kỳ này. Kết quả của quá trình con người phá vỡ sự cân
bằng giữa con người với cuộc sống thiên nhiên và ý thức khẳng đị
nh cái tôi
cá nhân. Điều này giúp ta hiểu được cội nguồn văn hóa của những thế giới
thơ đầy chiêm bao huyễn tưởng trong thơ Nguyễn Bính, Chế Lan Viên,
Đinh Hùng, Bích Khê, Hàn Mặc Tử Đó là sự thực hiện những khát vọng
vô thức của cộng đồng dân tộc trên hành trình bất tận tìm kiếm, trăn trở về
lẽ sống.
2.2.1.2 Cách chiếm lĩnh hiện thực bằng xúc cảm, tâm trạ
ng:

Theo Bakhtin “Thơ trữ tình là thể loại mà nhà thơ bao giờ cũng nói
tiếng nói của mình”. Nhà thơ luôn hướng đến việc chủ quan hóa thế giới.
Kết cấu của thơ trung đại là kết cấu tự sự, bởi cấu trúc đề, thực, luận, kết là
kết cấu nhằm diễn giải một cách trật tự quan điểm, lập trường, thái độ của
nhà thơ về
cuộc đời và con người. Ngược hẳn với Thơ mới, vì giãi bày cảm
xúc cá nhân, tâm trạng cá nhân nên kết cấu của bài thơ là kết cấu tâm trạng.
Cả bài thơ là một chuỗi tâm trạng trượt dài theo cảm xúc, thoắt vui, thoắt
buồn, thoắt giận hờn, nhớ thương Thơ mới tồn tại những kiểu hiện thực
đối nghịch nhau, những kiểu con người phân cực trong tâm trạng. Thế giới
được chủ quan hóa cao độ: Cảnh vừa thực vừa mộng mơ h
ư ảo, cổ xưa hiện
đại lẫn lộn bởi nó trượt theo mạch của cảm xúc, của suy tư tâm tưởng. Điều
mà thi nhân Thơ mới muốn người đọc hướng đến không phải là miền lý
tưởng hoài bão của họ mà chính trạng thái tâm hồn cảm xúc họ đang trải
nghiệm. Mỗi tác phẩm Thơ mới là một bản lược đồ tâm trạng, tùy theo
phong cách riêng của từ
ng tác giả mà có mức độ đậm nhạt khác nhau. Với
những tác giả càng tiến gần tới địa hạt hiện đại của tượng trưng siêu
thực thì yếu tố tâm linh càng thể hiện rõ. Trong bài Đây thôn Vỹ Dạ, Mùa
xuân chín của Hàn Mặc Tử ta có thể dễ dàng nhận rõ điều này. Thế giới thơ
linh hoạt trong “Đây thôn Vỹ Dạ” được kết cấu từ chuỗi tâm trạ
ng, trượt
theo chuỗi cảm xúc, tâm trạng nhưng được gắn kết bởi tình đời, tình người
tha thiết.
2.2.2. Cuộc cách mạng về thể loại thơ trữ tình:
Một hiện tượng, một trào lưu văn học đạt đến trình độ chuẩn mực phải
được đánh dấu trước hết về mặt hình thức thể loại và ngôn ngữ. Cuộc sống
mớ
i với vai trò như là một vật liệu tươi mới đã tác động đến Thơ mới ở hai

phương diện: yêu cầu của chính cuộc sống đối với nghệ thuật buộc thơ phải
cách tân thể loại để bắt kịp nhu cầu của cuộc sống mới, con người mới. Ở
phương diện thứ hai yêu cầu của thơ phải phát triển để đủ
sức chiếm lĩnh,
dung chứa những lĩnh vực mới, những con người mới đa chiều kích của
cuộc sống hiện đại buộc phải sáng tạo ra các thể Thơ mới. Trong thể loại
Thơ mới có một khuôn hình ảo vẫn tồn tại. Cái khuôn hình này không bị chi
phối bởi một quy tắc nào ngoại trừ cảm xúc của tác giả. "Hình thức kết cấu
là kết quả, là phương tiện biểu hiện nội dung cảm xúc chứ không phải là tiền
đề, là khuôn mẫu định trước cho cảm xúc" [126;tr9].
Mô hình thể loại Thơ mới không đột nhiên nảy sinh mà là những
phương thức đã tồn tại ở "ngoại vi" khuôn hình thơ trung đại, là sự xâm
nhập của các biện pháp thuộc thể thơ dân dã - Thơ Nôm và văn xuôi như
ngôn ngữ đời thường, cách đặt câu, dùng từ vào các thể lo
ại cao nhã. Nó
tồn tại bên cạnh các thể loại quan phương song chưa có môi trường văn hóa
thích hợp để "hoán vị đổi ngôi" với các thể loại "cao nhã" chính thống. Đến
Hồ Xuân Hương Phạm Thái, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát yếu tố phi
chính thống đã di chuyển từ "ngoại vi" vào "trung tâm" thể loại với
mật độ dày đặc. Đó là cấu trúc câu gần với lời nói hàng ngày, ngôn ngữ đời
sống, vần nhị
p đã biến đổi để phù hợp với môi trường "tài tử giai nhân"
tạo ra thể hát nói. Chính sự xung đột giữa những yếu tố chính thống và phi
chính thống trong cùng một thể thơ Đường luật là nền tảng cho sự ra đời của
Thơ mới. Mọi sự tiến triển văn học trước hết là sự xung đột, sự phá hủy hệ
thống cũ và cấu trúc mới bắt
đầu từ những yếu tố cũ" [176;tr60]. Thể loại
Thơ mới ra đời từ sự hỗn dung những thành tựu thơ ca dân gian, thơ Đường
và tiếp biến Thơ Pháp.
Cuộc sống hiện tại chưa hoàn bị cùng kiểu con người cá nhân hiện đại

là điểm xuất phát và "trung tâm định hướng nghệ thuật" khiến Thơ mới chọn
cho mình những hình thức thể loại nă
ng động nhất, dung hợp truyền
thống và hiện đại. Nội dung của thể thơ lục bát phù hợp với việc thể hiện
những tình cảm lưng chừng, những bâng khuâng trên con đường tìm về nội
tâm của con người. Thể thơ lục bát thích hợp với kiểu con người giai đoạn
đầu của Thơ mới bởi lớp từ ngữ có nội dung ngữ nghĩa giản d
ị dễ hiểu trong
thơ lục bát không đủ sức diễn tả những khía cạnh ẩn khuất của vô thức, tiềm
thức, của chiều sâu tâm linh trong con người văn hóa hiện đại giai đoạn sau.
Thể thơ 7 chữ 8 khẳng định xu hướng vừa tìm tòi hình thức tối ưu
đạt chuẩn trong quá khứ để phản ánh chân thực con người thời đại, vừa
gắng tìm tòi sáng tạo một dạng thức mới phù hợp với quan niệm thẩm
mỹ đương thời. Thể thơ 7 chữ ra đời chính từ sự vận động này. Thể 8
chữ đã cởi trói thơ khỏi "nhãn quan duy lý" c
ủa thơ cũ. Thể thơ 8 chữ đã
chứng tỏ khả năng thích hợp với kiểu con người thành thực, con người tự do
tâm linh, con người vô thức tiềm thức trong thơ siêu thực. Sáng tạo đáng kể
nhất của Thơ mới là sáng tạo về thể thơ. Đó là khuôn hình bài thơ, câu thơ,
ngôn ngữ co giãn linh hoạt. Trong thơ Đường luật trung đại, hai câu kết là
hai câu chứa sức n
ặng của toàn bài thơ. Ngược lại trong Thơ mới, câu kết
của mỗi bài thơ không đóng vai trò, chức năng của việc "kết thúc" một suy
ngẫm, một tâm trạng, một hiện thực mà thường mở ra một không gian, thời
gian khác, hướng đến một tâm trạng cảm xúc khác. Như vậy trong Thơ mới
tiến trình của sự vật, tâm trạng được phản ánh không dừng ở việc bài thơ kế
t
thúc. Vì vậy mô hình Thơ mới là mô hình kép, bởi khi nó phản ánh một tâm
trạng của một tác giả riêng biệt (Vội vàng - Xuân Diệu) với quan niệm
hưởng thụ cuộc sống đã đầy trọn vẹn thì đồng thời nó cũng mở ra một hiện

thực tâm trạng chung khác của con người: đó là ý thức về sự hữu hạn của
đời người để sử dụng quỹ thời gian hạn h
ẹp của số phận mình một cách có
hiệu quả nhất, chất lượng nhất. Mọi thông báo thơ ca là lời gián tiếp hư ảo:
tính nước đôi tương ứng với tính lưỡng phân của người gửi người nhận và
cả tính lưỡng phân của sự biểu hiện" [47;tr108].
Những kiểu kết cấu theo dạng đối thoại của Thơ mới phản ánh cảm
thức văn hóa v
ề con người. Hình thức bài Thơ mới cũng được cấu tứ dựa
trên sự đối lập: hy vọng và thất vọng, gặp gỡ và chia ly, yêu thương và tan
vơ, hữu hạn đời người với vô hạn thời gian Kết cấu bài thơ ở dạng đối
thoại, bỏ ngỏ, tương phản là một trong những đóng góp đáng kể của Thơ
mới. Câu thơ đượ
c "tạo dáng" nhờ cấu trúc ngữ pháp mới lạ, kiểu cú pháp
riêng do sự chi phối cảm quan văn hoá về con người, với kiểu cấu trúc câu
"Danh là danh", kiểu câu giải thích, phân tích cách sử dụng điệp cú pháp
cùng với những liên từ, từ nối thậm chí các hư từ à, ư, nhỉ, nhé được sử
dung nhiều, các câu có ý nghĩa thúc giục, cầu khiến, câu cảm thán, câu nghi
vấn xuất hiện dày đặc. Lời thơ mang hơi thở văn hoá của thời đại đó là nhịp
số
ng gấp gap, vội vã của con người hiện đại trong sự trôi chảy của thời gian.
Nhu cầu nói về mình về miền khuất tất thẳm sâu trong tâm hồn mỗi con
người khiến các tác giả sử dụng tối đa các kiểu câu cảm thán nhằm tái hiện
các trạng thái tình cảm phong phú phức tạp của con người cá nhân hiện đại.
Chương III
NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT VÀ
CÁC BIỂU TRƯNG VĂN HOÁ TRONG THƠ MỚI
Thơ mới đã chạm đến những miền đất sâu kín trong tâm hồn con
người, tạo ra trong lòng người đọc sức rung cảm mãnh liệt bởi hệ thống
ngôn ngữ và các biểu trưng văn hoá. Ngôn ngữ là chất liệu chính để tạo nên

tác phẩm. Ngôn ngữ dù muốn dù không cũng ít nhiều có tính tự trị đối với ý
thức sáng tạo của nhà thơ. Nó nằm ở chiều sâu văn hoá, ở vô thức người
sáng tạo và có quan hệ mật thiết với văn hoá. Các hình tượng văn hoá trong
Thơ mới không chỉ là sự đồng nhất với các nguyên mẫu trong đời sống văn
hoá dân tộc mà còn có sự liên quan chặt chẽ đến bối cảnh văn hoá rộng như
truyền thống văn hoá, tâm thức dân tộc, vô thức tập thể.
3.1 Cảm thức văn hoá trong ngôn từ nghệ thuật Thơ mới
3.1.1 Ngôn ngữ Thơ m
ới trong dòng chảy văn hoá dân tộc:
Cuộc tiếp xúc văn hoá Đông Tây những năm đầu thế kỷ XX đã tạo nên
những đổi thay về văn hoá dẫn đến sự ra đời một văn tự mới - chữ quốc
ngữ."Kiểu giao tiếp mới bao giờ cũng đẻ ra những hình thức sinh hoạt
ngôn ngữ mới, những thể loại ngôn ngữ mới, sự chuyể
n nghĩa hoặc huỷ bỏ
một số hình thức cũ’’.
3.1.2 Đổi mới ngôn ngữ thơ:
Ngôn ngữ nghệ thuật phản ánh chiều sâu văn hoá của thời đại, "nhúng
rễ sâu" vào cội nguồn văn hoá đồng thời bị ràng buộc bởi cái "gu" riêng của
tác giả, nằm trong sự lựa chọn của thi nhân, nơi tác giả thể hiện sự tự do
trong hành xử ngôn ngữ của mình, đối diện với niềm đam mê, những trải
nghiệm của chính mình. Song cũng ở chính nơi tưởng như t
ự do lựa chọn
nhất này ngôn ngữ đã thể hiện một "trí nhớ thứ hai còn kéo dài một cách bí
ẩn giữa những ý nghĩa mới" [10;tr3] tức có một sự tồn dư lưu lại từ trong
văn hoá quá khứ được tái hiện trong ngôn ngữ ngoài ý thức của tác giả.
Chính vì vậy, ở đây chúng tôi chỉ khảo sát đổi mới ngôn ngữ ở phương diện
thứ hai này, sự đổi mới nh
ư một hệ quả tất yếu của một quá trình liên tục từ
quá khứ, chịu tác động của văn hóa trong sự lựa chọn của tác giả.
3.1.2.1 Sự chuyển hoá ngữ nghĩa, từ loại:

Roland Barthes trong "Độ không của lối viết" đã chỉ ra rằng: vấn đề
trong thơ hiện đại là vấn đề từ Bên dưới một từ của thơ hiện
đại "có một
thứ địa chất hiện sinh" Thơ hiện đại là "sự bùng nổ của từ". Ngôn từ nghệ
thuật Thơ mới có thể xem xét ở góc độ chuyển hoá ngữ nghĩa, từ loại. Đó là
xu hướng đời thường hoá những biến động xã hội và cảm nhận cá nhân của
con người, tính chất thế sự trở nên đậm đặc hơn. Ngay cách đặt tên cho bài
thơ cũng ch
ỉ là một kiểu cảm xúc như "Tương tư", "Buồn trăng", "Chiều
xưa", "Nhớ", "Yêu", "Chuyện buồn" hay mang tính chất tự sự như "Tục
làng", "Lời con đường quê", "Cổng làng", "Người mẹ", "Tấm lịch đời. Văn
hoá mới, cuộc sống mới cùng những quan niệm, thị hiếu mới là cơ sở cho ra
đời một bảng từ ng
ữ mới trên nền lớp từ ngữ cũ: kỹ nữ, chúa, thiên đàng,
lãng mạn, maria, sinh viên Nó thực sự đã khoác cho ngôn ngữ tiếng Việt
một màu sắc văn hoá mới - văn hoá đô thị hiện đại.
Bên cạnh đó lớp từ ngữ được sử dụng trong Thơ mới phần lớn được
chuyển hoá ngữ nghĩa, dùng ở nghĩa phái sinh. Một số từ ngữ m
ất dần chức
năng gốc và bị chuyển nghĩa do sự chuyển động của lịch sử - văn hoá thời
hiện đại. Các từ lá thắm, chỉ hồng, đại thần dẫn rút lui vào hậu trường của
sân khấu ngôn từ, nhường chỗ cho lớp từ mới và cách kết ghép cấu tạo từ
mới của Thơ mới.
3.1.2.2 Nội hàm văn hoá và cách kết ghép ngôn từ mới:
Từ nhãn quan văn hoá có thể xem xét ngôn ngữ Thơ mới từ hai chiều:
Chiều thứ nhất thuộc chiều sâu văn hoá, lịch sử. Chiều thứ hai hướng tới
một khả năng mới mẻ: từ những tính chất cũ mà suy nghĩ ra liên tưởng
tới những tính chất mới thông qua những trải nghiệm của nhà thơ.
M
ột trong những tìm tòi sáng tạo đáng kể nhất của Thơ mới là cách kết

hợp từ ngữ mới lạ, độc đáo. Đó là sự xuất hiện các đoản ngữ (đoản tính từ,
động từ, danh từ) chưa từng được sử dụng trong thơ truyền thống như: “hớp
nhạc đầy hương", "miếng phong trần", "hoa trăng rụng" (
Thơ Bích Khê);
"Mùa xuân chín", "vũng trăng", "niềm trăng ý nhạc" (Hàn Mặc Tử); "niềm
chua chát", "niềm cố hương" (Tế Hanh). Các nhà Thơ mới đã kết hợp sáng
tạo các danh từ, tính từ, động từ trong một tổ hợp hoặc trên một dòng thơ.
Các ẩn dụ chuyển đổi cảm giác được sử dụng nhiều, nó đặt trường tiếp nhận
của độc giả dướ
i một cái nhìn mới - một hàm nghĩa mới, buộc độc giả phải
tìm kiếm xem xét nét nghĩa ẩn sâu bên trong lớp vỏ ngôn từ đó.
Với tính chất miêu tả ngôn ngữ Thơ mới đã chấm dứt thời kỳ của ngôn
ngữ ước lệ truyền thống, mở ra một hệ thống từ ngữ mới với các kiểu câu
suy lý, lập luận ảnh hưởng của thơ pháp nh
ư: Không những mà còn, hơn
nữa một khi Mặt âm thanh của ngôn ngữ cũng được các nhà Thơ mới
chú trọng khai thác, tạo cho bài thơ vẻ du dương quyến rũ của âm nhạc.
Càng về sau ngôn từ Thơ mới càng hiện đại, càng tiến gần đến "sự
tương hợp" giữa thế giới cuộc sống bên ngoài với những bí ẩn trong tâm
linh, cuốn con người vào mạch hồi tưởng, huyễn t
ưởng của vô thức. Đó là
ngôn từ của thế giới tâm linh, của con người đi tìm hạnh phúc trong Thơ
mới, bao hàm cả những yếu tố vô thức không thể lý giải được. Song đó là sự
đồng vọng về nỗi buồn chân thực của con người, về những bất tận của khổ
đau và trăn trở kiếp người.
3.1.3 Vai trò lưu giữ, sáng tạo và phát triển văn hoá củ
a ngôn ngư:
“Một ngôn ngữ dân tộc vốn là kết quả của sự phát triển văn hoá - lịch
sử của cả dân tộc ấy. Trong ngôn ngữ dân tộc có sự mã hoá toàn bộ những
trải nghiệm văn hóa - lịch sử của dân tộc.” Ngôn ngữ Thơ mới lưu giữ các

giá trị văn hoá dân tộc, khẳng định bản sắc văn hoá dân tộc bằng hệ thống
từ, ngữ mang dấu ấn văn hoá làng xã như từ chỉ cảnh vật, làng quê, hội
hè, mùa màng, con người, ăn mặc Với bảng từ ngữ mới các nhà thơ đã tạo
ra một “hiện thực của mình” mang đậm nét văn hoá đô thị với những từ:
Gác trọ, buồ
ng, ngõ hẹp, mái tây, giấc hồ, lòng hoang đảo, gác, lầu hoang,
khói, men, say, da thịt, vội vàng Ngôn ngữ Thơ mới còn đóng vai trò quan
trọng trong quá trình lưu giữ, bảo tồn, sáng tạo văn hoá. Ngữ nghĩa từ vựng
tiếng Việt cũng trở nên đa dạng phong phú hơn do quan hệ giữa các từ với
nhau, những yếu tố hiện hữu và những yếu tố nằm ở bề sâu ngôn ngữ thuộc
cơ tầ
ng văn hoá. Bởi vậy ngôn ngữ Thơ mới đáp ứng được nhu cầu thị hiếu
bạn đọc, nó vượt thời gian sản sinh ra nó và vươn tới mai sau.
3.2 Các biểu trưng văn hóa trong Thơ mới qua một vài hình tượng tiêu
biểu
3.2.1 Hình tượng non nước trong cái nhìn văn hóa:
3.2.1.1 Thiên nhiên từ cảm quan văn hoá dân tộc:
Thiên nhiên chính là một khía cạnh của tâm thức cộng đồng về non
nước. Vì vậy thiên nhiên trong Thơ mới dày đặc các hình
ảnh mang màu sắc
trực cảm của tư duy truyền thống trên cơ sở kết hợp đầu óc duy lý và cụ thể
của văn hoá đô thị.
Thiên nhiên trong Thơ mới phản ánh văn hoá con người cá nhân hiện
đại, tức sự ý thức về non nước một cách cụ thể: non nước hiện lên từ con
đường, khúc sông gần gũi với con người, mang màu sắc văn hoá đô thị.
3.2.1.2 Làng quê trong tâm thức cộng đồ
ng:
Trong Thơ mới làng quê là một hình tượng non nước thu nhỏ trở thành
một ám ảnh trong tâm thức con người. Đó là những biểu trưng văn hoá với
những hằng số gắn bó như: Cổng làng (Bàng Bá Lân), Chợ Tết, Bức tranh

quê với những hình ảnh cây đa, bến nước, con đò gắn chặt với truyền
thống văn hoá Việt Nam.
3.2.2 Hình tượng con người văn hóa trong Thơ mớ
i:
3.2.2.1 Con người trong quan hệ với không gian - thời gian văn hoá:
Con người cá nhân được xét như một mẫu hình văn hoá trong quan hệ
với không gian văn hoá đó là không gian làng quê hoặc không gian đô thị,
góc phố, quán trọ, con đường
Con người với những hoài niệm về văn hoá một thời tạo nên mô típ
giấc mơ gắn với thời gian quá khứ. Cái tôi văn hoá truyền thống được thể
hiện trong sự giằng co với con người văn hoá đô thị. Thể hiện sự vậ
n động
trở về với những giá trị văn hoá cổ truyền.
Con người tâm linh trong quan hệ với không gian thời gian văn hoá
hiện đại: Con người với những khát vọng giãi bày tâm sự, những phiền
muộn ưu tư, những ham muốn bình thường của con người gắn với không
gian văn hoá đô thị, thời gian hiện tại, và nhận thức về thời gian một chiều
(thơ Xuân Diệu, Ch
ế Lan Viên ).
3.2.2.2 Con người cá nhân trong quan hệ cái tôi cá nhân phương
Đông và con người văn hóa phương Tây:
Con người tự ý thức trong Thơ mới là sản phẩm của văn hóa đô thị
hiện đại song lại mang nặng trên vai một quá khứ sâu thẳm của truyền thống
văn hóa dân tộc.
Một mặt họ rất ý thức về mình, coi trọng mình nhưng mặt khác lại
muốn quay về với truyền thống, với tri
ết lý phương Đông. Do vậy tạo ra
những mâu thuẫn trong cá nhân con người Thơ mới, tâm lý cô đơn, hoang
mang:
- Xuất hiện con người phiêu bạt giang hồ.

- Con người bất chấp và kiểu sống thách đố với xã hội
- Con người trong sự phân cực gay gắt giữa hiện thực và mơ ước
Như vậy Thơ mới đã xây dựng được hình tượng con người mang màu
sắc văn hoá thời đại. Con người ti
ềm ẩn những nghịch lý không lý giải
được, sự mù mờ về chính bản thân, sự tự ý thức bi thảm của con người,
những vực trống sâu thẳm xuất hiện những lúc vô lý nhất Thơ mới đã góp
phần dựng xây nên con người đa chiều kích của văn hoá hiện đại trong kế
tục truyền thống.

×