Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Đánh giá hiệu quả dạy học tập làm văn theo sách giáo khoa ngữ văn 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278.33 KB, 14 trang )



Bộ giáo dục v đo tạo
Trờng đại học s phạm h nội
*



lê thị phợng




đánh giá hiệu quả dạy học tập lm văn
theo sách giáo khoa ngữ văn 9



Chuyên ngành: Lí luận và Phơng pháp dạy học
Bộ môn Văn và Tiếng Việt
M số : 62 14 10 04




Tóm tắt Luận án tiến sĩ giáo dục học






H nội - 2009

Công trình đợc hon thnh
tại Trờng Đại học S phạm H Nội



Ngời hớng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Thanh Hùng



Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Thị Thuý Hồng
Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam


Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Trí
Bộ Giáo dục và Đào tạo


Phản biện 3: PGS.TS Nguyễn Huy Quát
Trờng Đại học S phạm - Đại học Thái Nguyên


Luận án đợc bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nớc
tại Trờng Đại học S phạm Hà Nội
Vào hồi giờ , ngày tháng năm 2009



Có thể tìm hiểu luận án tại th viện: Th viện Quốc gia,

Th viện trờng Đại học s phạm Hà Nội.

những công trình của tác giả đ công bố
liên quan đến luận án

1. Lê Thị Phợng (4/2003), Đề làm văn nhằm phát huy tính sáng tạo
của học sinh THPT, Tạp chí Giáo dục, số 55, tr.27 -> 29.
2. Lê Thị Phợng (1/2006), Cần đổi mới giảng dạy phần Phơng pháp
dạy học làm văn trong việc đào tạo giáo viên Ngữ văn ở trờng Đại
học, Cao đẳng, Tạp chí Giáo dục, số 129 kì 1, tr.31 -> 32.
3. Lê Thị Phợng (8/2006), Những đổi mới của đề làm văn trong sách
Ngữ văn THCS hiện hành, Tạp chí Giáo dục, số 143 kì 1, tr.28 -> 29.
4. Lê Thị Phợng (11/2006), Đổi mới phơng pháp dạy học Tập làm văn
ở trờng THCS, Tạp chí Giáo dục số 149 kì 1, tr.22 -> 23.
5. Lê Thị Phợng (11/2006), Đổi mới phơng tiện dạy học phân môn
Tập làm văn ở THCS, Giáo dục Thanh Hoá số 89, tr.23 -> 25.
6. Lê Thị Phợng chủ biên (2006-2007), Nghiên cứu lựa chọn giải pháp
nâng cao chất lợng dạy học kiểu văn bản nghị luận trong chơng
trình, sách giáo khoa Ngữ văn 9, Đề tài khoa học cấp trờng Đại học
Hồng Đức.
7. Lê Thị Phợng (3/2007), Nghiên cứu đề xuất các biện pháp nâng cao
chất lợng dạy học văn nghị luận trong chơng trình, sách giáo khoa
Ngữ văn 9, Tạp chí Giáo dục số 158 kì 2, tr 25 -> 27.
8. Lê Thị Phợng (7/2007), Đổi mới đào tạo giáo viên Ngữ văn phần làm
văn ở trờng Đại học, Cao đẳng, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 22,
tr.50->53.
9. Lê Thị Ph
ợng (8/2007), Đổi mới tiêu chí đánh giá kết quả bài làm
văn của HS THCS theo quan điểm làm văn hiện đại, Tạp chí Giáo dục,
số đặc biệt 8/2007, tr. 29->32.

10. Lê Thị Phợng (9/2007), Hiệu quả học Tập làm văn của học sinh sau
hai năm thực hiện sách giáo khoa Ngữ văn 9, Tạp chí Khoa học Giáo
dục, số 24, tr.36>39.
11. Lê Thị Phợng (12/2007), Mấy vấn đề về kết quả học Tập làm
văn của HS THCS sau hai năm thay sách giáo khoa Ngữ văn 9 và
giải pháp khắc phục, Đặc san khoa học Đại học Hồng Đức, số 4,
tr.39-> 42.




1
mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Đổi mới CT, SGK Ngữ văn 9 đã diễn ra trong thực tế theo Nghị quyết
40/2000/QH-10. Hiệu quả vận dụng dạy học ở nhà trờng nh thế nào đang là
vấn đề quan tâm của toàn xã hội, đặc biệt đối với ngời làm công tác giáo dục.
1.2. Lâu nay ngời ta mới chỉ chú ý đánh giá hiệu quả trong CT, SGK mà
cha chú ý đánh giá hiệu quả của thực tiễn vận dụng đổi mới dạy học ở THCS.
Đề tài khoa họcĐánh giá hiệu quả dạy học Tập làm văn theo sách giáo khoa
Ngữ văn 9 nhằm góp phần vận dụng lí luận đánh giá để xác nhận và khẳng
định phơng hớng, nội dung đổi mới của phần TLV qua thực tiễn dạy học ở
lớp 9 THCS.
1.3. CT, SGK là một sự hoàn thiện liên tục. Thực hiện đề tài Đánh giá
hiệu quả dạy học Tập làm văn theo sách giáo khoa Ngữ văn 9 không những
khẳng định một bớc tiến toàn diện về TLV ở THCS mà còn góp phần bổ
sung, điều chỉnh thực tiễn dạy học nhằm thực hiện tốt SGK NV9.
1.4. Lớp 9 là lớp cuối cấp THCS, cũng là lớp khép lại vòng II theo nguyên
tắc đồng tâm. Phần TLV trong SGK NV9 có nhiệm vụ hoàn thiện kiến thức, kĩ
năng tạo lập bốn kiểu văn bản thuyết minh, tự sự, nghị luận và hành chính

công vụ ở bậc THCS.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Tài liệu đánh giá hiệu quả dạy học SGK Ngữ văn THCS
Vấn đề hiệu quả dạy học SGK Ngữ văn THCS mới chỉ đợc các nhà khoa
học nêu ra ở một vài ý kiến, nhận xét chứ cha đợc xem xét giải quyết thông
qua thực tiễn dạy học trên cơ sở vận dụng lí luận đánh giá. Có thể kể đến các
công trình sau:
Đổi mới việc dạy và học môn Ngữ văn ở THCS của Đỗ Ngọc Thống
giới thiệu CT, SGK môn Ngữ văn THCS và một số vấn đề về đổi mới
phơng pháp dạy học trong đó có TLV. Cuốn sách cũng chỉ rõ kết quả của
việc biên soạn SGK NV theo hớng tích hợp: Những tri thức giúp cho việc
đọc văn cũng đồng thời giúp cho việc làm văn. Bài viết Tích hợp trong dạy
học Ngữ văn của Nguyễn Thanh Hùng xác định rõ hơn về tính hiệu quả
của dạy học SGK Ngữ văn mới Tích hợp là điểm nổi bật nhất của CT và
SGK NV mới, đã chi phối cách xây dựng CT và tuyển chọn nội dung
PPDH Ngữ văn. Nhờ tích hợp mà kết quả nắm vững kiến thức, thành thạo
kĩ năng, phát triển phơng pháp làm việc của môn học và phân môn tốt hơn
nhiều. Tài liệu Nghiên cứu đánh giá chất lợng và hiệu quả triển khai đại
trà CT và SGK mới bậc Tiểu học và Trung học cơ sở trong phạm vi cả nớc
của Nguyễn Hữu Châu mới chỉ giải quyết đợc vấn đề xây dựng cơ sở
khoa học của việc đánh giá CT, SGK và đánh giá chất lợng CT, SGK còn
vấn đề đánh giá chất lợng và hiệu quả triển khai đại trà CT và SGK mới


2
bậc Tiểu học và THCS trong phạm vi cả nớc thì đề tài cha giải quyết
đợc. Về vấn đề này tác giả chủ nhiệm đề tài đã nói rõ, tài liệu cha thể
đánh giá hiệu quả của nó nh nêu trong tên đề tài.
2.2. Tài liệu về lí luận đánh giá hiệu quả dạy học TLV ở bậc Trung học
Lí luận về đánh giá hiệu quả dạy học TLV ở bậc Trung học cho đến nay

cha có một công trình nào quan tâm giải quyết, song có thể kể đến một số tài
liệu quan trọng về đánh giá trong giáo dục.
Đánh giá trong giáo dục của Trần Bá Hoành (1997) đề cập chủ yếu đến
việc đánh giá kiến thức, kĩ năng, thái độ của HS trong quá trình dạy học. Đây
mới chỉ là tài liệu đại cơng cung cấp những phơng pháp, kĩ thuật đánh giá
phù hợp với xu hớng cải tiến khâu đánh giá trong nhà trờng ở nớc ta
những năm 1997. Hớng dẫn đánh giá và xếp loại giờ dạy ở bậc Trung học
của Bộ Giáo dục và Đào tạo số 10227 ra ngày 11 tháng 9 năm 2001 đa ra một
khung tiêu chí đánh giá chung áp dụng với mọi loại giờ dạy của tất cả các môn
học trong nhà trờng, cha mang tính đặc thù của từng phân môn nhất là từ khi
thực hiện sách giáo khoa Ngữ văn THCS (2002). Cuốn sách Đánh giá và đo
lờng trong khoa học xã hội của Nguyễn Công Khanh (2004) nghiên cứu sâu
hơn về các vấn đề lí luận của đánh giá đo lờng trong khoa học xã hội nh
quy trình kĩ thuật thiết kế công cụ đo, phơng pháp chọn mẫu, phơng pháp
đánh giá độ tin cậy cũng nh các bớc thực hành các kĩ năng thu thập, xử lí,
thích nghi hoá dữ liệu. Đánh giá và đo lờng kết quả học tập của Trần Thị
Tuyết Oanh (2007) tập trung vào lí luận đánh giá đo lờng kết quả học tập của
HS trong nhà trờng nh: nguyên tắc, phơng pháp đánh giá đo lờng; các kĩ
thuật xây dựng công cụ đánh giá, đặc biệt là đánh giá ở lĩnh vực nhận thức;
phơng pháp trắc nghiệm khách quan. Đổi mới đánh giá kết quả học tập môn
Ngữ văn của học sinh THCS, THPT của Nguyễn Thuý Hồng (2007) có tính
chất tổng kết mấy vấn đề về lí luận đánh giá kết quả học tập của HS đồng thời
đúc kết những kinh nghiệm từ thực tiễn triển khai đổi mới đánh giá kết quả học
tập môn Ngữ văn ở trờng THCS, THPT. Kiểm tra đánh giá thờng xuyên và
định kì môn Ngữ văn lớp 9 (gồm 2 tập) của tác giả Vũ Nho chủ biên (2008)
giúp giáo viên và học sinh làm quen với cách kiểm tra, đánh giá kết hợp trắc
nghiệm với tự luận. Ngoài những vấn đề lí luận chung về kiểm tra, đánh
giá, cuốn sách còn cung cấp các kiến thức trọng tâm và các đề kiểm tra
ngắn, đề kiểm tra 15 phút theo hớng đổi mới (tự luận, trắc nghiệm, phối hợp
trắc nghiệm với tự luận) theo trật tự các bài học trong sách giáo khoa .

Nh vậy, các tài liệu kể trên chủ yếu tập trung vào mấy vấn đề: kết quả của
việc biên soạn SGK Ngữ văn mới theo nguyên tắc tích hợp; Cơ sở khoa học
của việc đánh giá CT và SGK; Chất lợng của CT, SGK mới bậc Tiểu học và
THCS; Lí luận chung về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS và đổi mới
đề kiểm tra và đề thi tổng hợp môn Ngữ văn THCS. Cho đến nay, cha có


3
công trình hay bài viết nào nghiên cứu giải quyết vấn đề đánh giá hiệu quả dạy
học một nội dung cụ thể trong SGK Ngữ văn THCS, THPT hiện hành.
Giải quyết đề tài Đánh giá hiệu quả dạy học Tập làm văn theo sách giáo
khoa Ngữ văn 9 luận án là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu về cơ sở lí
luận và cơ sở thực tiễn của việc đánh giá hiệu quả dạy học TLV theo SGK Ngữ
văn 9 và thực nghiệm khảo sát đánh giá hiệu quả dạy học TLV theo SGK Ngữ
văn 9 sau hơn 5 năm thực hiện CT, SGK mới.
3. Phạm vi nghiên cứu
Do điều kiện kinh phí cho phần thực nghiệm đánh giá có hạn, trong công
trình nghiên cứu này chúng tôi chỉ đánh giá hiệu quả dạy học TLV theo SGK
Ngữ văn 9 ở ba tỉnh lớn có truyền thống hiếu học thuộc khu vực miền Trung
(Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh) chứ cha có điều kiện mở rộng đánh giá hiệu
quả dạy học TLV ở THCS trong phạm vi cả nớc.
4. Đối tợng nghiên cứu
4.1. Phơng hớng, nội dung, phơng pháp dạy học TLV theo SGK Ngữ
văn 9
4.2. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc đánh giá hiệu qủa dạy học TLV theo
SGK Ngữ văn 9
4.3. Hiệu quả dạy học TLV theo SGK Ngữ văn 9 và những vấn đề đặt ra
5. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nhằm đánh giá hiệu quả thực tế dạy học TLV theo SGK Ngữ văn 9,
chỉ ra những vấn đề tồn tại và đề xuất giải pháp khắc phục.

6. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài có nhiệm vụ nghiên cứu các vấn đề sau:
6.1. Nghiên cứu xác định cơ sở khoa học của việc đánh giá hiệu quả dạy
học TLV theo SGK Ngữ văn 9.
6.2. Xây dựng bổ sung hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu quả dạy học TLV
theo SGK Ngữ văn 9.
6.3. Xây dựng bộ công cụ đánh giá hiệu quả dạy học TLV theo SGK Ngữ văn 9.
6.4. Đánh giá thực tiễn dạy TLV theo SGK Ngữ văn 9 của GV THCS.
6.5. Đánh giá hiệu quả học TLV theo SGK Ngữ văn 9 của HS THCS.
6.6. Khẳng định những u điểm, hạn chế của hiệu quả dạy học TLV theo
SGK Ngữ văn 9 và đề xuất giải pháp.
7. Giả thuyết khoa học
Nếu luận án trình bày đợc một hệ thống lí luận và cách thức đánh giá hiệu
quả dạy học TLV theo SGK Ngữ văn 9 từ việc nghiên cứu vận dụng những
thành tựu đổi mới nội dung, phơng pháp dạy học TLV và kiểm tra đánh giá ở


4
THCS một cách thuyết phục sẽ góp phần vào việc thúc đẩy sự đổi mới
phơng pháp dạy học, nâng cao chất lợng dạy học TLV 9 trong thực tiễn
nhà trờng.
8. Phơng pháp nghiên cứu
Để giải quyết đề tài này, chúng tôi đã sử dụng đan xen kết hợp các phơng
pháp sau:
8.1. Phơng pháp nghiên cứu lí luận
8.2. Phơng pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phơng pháp điều tra giáo dục
- Phơng pháp so sánh, đối chiếu
- Phơng pháp chuyên gia
- Phơng pháp nghiên cứu sản phẩm

- Phơng pháp thống kê, phân loại: dùng để xử lí số liệu kết quả khảo sát,
đánh giá.
9. Đóng góp của luận án
9.1. Về lí luận
- Hiện thực hoá lí luận đổi mới đánh giá kết quả học TLV của HS THCS
sau khi thực hiện SGK Ngữ văn 9.
- Xây dựng đợc cơ sở khoa học của việc đánh giá và bộ công cụ đánh giá
hiệu quả dạy học TLV theo SGK Ngữ văn 9.
- Tạo dựng bức tranh phong phú về hiệu quả dạy học TLV theo SGK NV 9
trên cả 3 bình diện tơng tác lẫn nhau của quá trình dạy học ở nhà trờng PT.
9.2. Về mặt thực tiễn
- Nghiên cứu thành công đề tài sẽ giúp ích cho việc dạy học TLV theo SGK
Ngữ văn 9 nói riêng, SGK Ngữ văn THCS nói chung ở PT và việc đào tạo GV
ở Đại học.
- Mời bài báo đăng trên các Tạp chí Trung ơng và địa phơng, một đề tài
nghiên cứu khoa học ứng dụng là sản phẩm của đề tài góp phần thúc đẩy chất
lợng dạy học TLV ở trờng PT và đại học.
10. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung luận án đợc kết cấu thành 3 chơng, 9 tiết.
Phần nội dung của luận án gồm ba chơng.
Chơng 1: Cơ sở khoa học của việc đánh giá hiệu quả dạy học Tập làm
văn theo SGK Ngữ văn 9
Chơng 2: Khảo sát, đánh giá thực tiễn dạy Tập làm văn theo SGK Ngữ
văn 9 của giáo viên THCS
Chơng 3: Khảo sát, đánh giá hiệu quả học Tập làm văn theo SGK Ngữ
văn 9 của học sinh THCS


5

Nội dung cơ bản của luận án
Chơng 1
Cơ sở khoa học của việc đánh giá hiệu quả
dạy học Tập lm văn theo sGK Ngữ văn 9

1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Các văn bản có tính pháp lí về đổi mới CT, SGK, phơng pháp và
phơng tiện dạy học
1.1.1.1. Nghị quyết số 40/2000/QH10 về đổi mới chơng trình và sách giáo
khoa ở bậc học phổ thông
1.1.1.2. Luật Giáo dục Việt Nam (1998) tại điều 24,25 về đổi mới phơng
pháp dạy học theo hớng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo
của HS, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
1.1.1.3. Nghị quyết II BCH Trung ơng Đảng khoá VIII (1997) về đổi mới
phơng pháp, phơng tiện dạy học
1.1.2. Các tiền đề lí thuyết của việc dạy học làm văn
1.1.2.1. Ngôn ngữ học văn bản
1.1.2.2. Lí thuyết giao tiếp ngôn ngữ
1.1.2.3. Logic học
1.1.2.4. Lí luận văn học
1.1.3. Định hớng dạy học Tập làm văn theo sách giáo khoa Ngữ văn 9
* Định hớng nội dung dạy học TLV trong SGK Ngữ 9
* Định hớng phơng pháp dạy học TLV theo SGK Ngữ văn 9
1.1.4. Các vấn đề lí luận về đánh giá hiệu quả dạy học TLV theo SGK NV 9
1.1.4.1. Khái niệm đánh giá hiệu quả dạy học TLV theo SGK NV 9
* Đánh giá
* Đánh giá hiệu quả
* Đánh giá hiệu quả dạy học
* Đánh giá hiệu quả dạy học Tập làm văn theo sách giáo khoa Ngữ văn 9
Là đánh giá mức độ kết quả đạt đợc những mục tiêu môn học của HS chịu

sự tác động trực tiếp bởi khả năng thực hiện dạy SGK của GV trên cơ sở đối
chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra nhằm đề xuất những quyết định
thích hợp để cải thiện thực trạng dạy học, điều chỉnh nâng cao chất lợng và
hiệu quả dạy học TLV theo SGK Ngữ văn 9.
1.1.4.2. Mối quan hệ giữa đánh giá hiệu quả dạy học với các yếu tố của quá
trình dạy học
1.1.4.3. Đổi mới kiểm tra đánh giá hiệu quả dạy học TLV theo SGK Ngữ văn 9
1.1.4.4. Các mức độ đánh giá đo lờng hiệu quả dạy học TLV theo SGK NV 9
Kiểm tra đánh giá kết quả học tập ở Việt Nam hiện nay đối với HS bậc
THCS chủ yếu sử dụng 3 mức độ đầu trên cơ sở thang phân loại của Bloom.


6
SGK Ngữ văn 9 phần TLV chú trọng đánh giá kiến thức, kĩ năng của HS theo
3 mức độ: nhận biết VB, phân tích lí giải VB và vận dụng tạo lập VB. ở mức 3,
kĩ năng sử dụng phép lập luận phân tích, tổng hợp trong quá trình tạo lập VB
học sinh đã đợc học ở đầu HK II lớp 9, vì vậy luận án sẽ lu ý tới kĩ năng này
khi đánh giá kết quả tạo lập VB của HS (đặc biệt đối với kiểu VB nghị luận).
1.1.4.5. Yêu cầu thiết kế công cụ đánh giá hiệu quả và kĩ thuật xử lí thông
tin đánh giá hiệu quả dạy học TLV theo SGK NV 9
ở phần này, luận án đã đa ra các yêu cầu thiết kế phiếu hỏi, yêu cầu thiết
kế Test , yêu cầu thiết kế đề tự luận và kĩ thuật xử lí thông tin trong đánh giá
hiệu quả dạy học TLV theo SGK NV 9
1.1.4.6. Phơng pháp chọn mẫu và cơ sở chọn mẫu trong đánh giá hiệu quả
dạy học TLV theo SGK NV 9:
Luận án sử dụng kiểu chọn mẫu phân tầng thuộc PP chọn mẫu xác suất.
* Các khái niệm
* Cơ sở chọn mẫu đánh giá hiệu quả dạy học TLV theo SGK Ngữ văn 9
- Chọn mẫu theo vùng miền
- Chọn các tỉnh có đủ 3 vùng miền núi, thành phố, thị xã và miền biển

- ở mỗi vùng miền, các trờng đợc chọn ngẫu nhiên
Mẫu đánh giá hiệu quả dạy học TLV theo SGK NV 9 gồm mẫu GV và HS
đang trực tiếp dạy và học SGK NV 9 tại 3 vùng miền núi, thành phố, thị xã và
khu vực đồng bằng ven biển thuộc 3 tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh.
Đối với mẫu GV, lựa chọn ngẫu nhiên mỗi vùng miền 5 trờng, mỗi trờng
chọn ngẫu nhiên 5 GV. Đối với mẫu HS, mỗi vùng miền chọn ngẫu nhiên 5
trờng, mỗi trờng chọn ngẫu nhiên 1 lớp, mỗi lớp chọn ngẫu nhiên 35 HS
(theo thứ tự danh sách lớp).
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Mục tiêu dạy học phần Tập làm văn trong CT, SGK Ngữ văn 9
1.2.1.1. Khái niệm mục tiêu
1.2.1.2. Mục tiêu của phần Tập làm văn 9 trong CT, SGK NV 9
1.2.2. Chuẩn kiến thức, kĩ năng cần đạt phần TLV9 trong Chuẩn
chơng trình THCS môn Ngữ văn
1.2.2.1. Khái niệm chuẩn kiến thức, kĩ năng
1.2.2.2. Yêu cầu kiến thức, kĩ năng của phần TLV 9 học sinh cần đạt đợc
Ngoài việc xác định các khái niệm, luận án đã nghiên cứu trình bày mục
tiêu dạy học TLV 9 trong CT, chuẩn kiến thức kĩ năng TLV 9 trong Chuẩn CT
THCS môn Ngữ văn và kiến thức kĩ năng cần đạt trong SGK NV 9 nhằm làm
nổi bật sự gắn bó chặt chẽ thống nhất giữa CT - Chuẩn CT - SGK và tính pháp
lí của chúng.


7
1.2.3. Sách giáo khoa Ngữ văn 9 phần Tập làm văn
1.2.3.1. Quan niệm về sách giáo khoa
1.2.3.2. Những đặc điểm cơ bản của nội dung dạy học phần TLV trong
SGK NV 9
1.2.4. Đổi mới phơng pháp dạy học TLV theo SGK Ngữ văn 9
1.2.4.1. Dạy tạo lập văn bản

1.2.4.2. Dạy học theo hớng tích hợp
1.2.4.3. Dạy học theo hớng tích cực hoá hoạt động học tập của HS
1.2.4.4. Dạy học theo hớng đối thoại, thảo luận hợp tác
1.2.4.5. Đổi mới tiến trình lên lớp của một giờ học Tập làm văn theo SGK NV 9
1.2.5. Những đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh lớp 9 tác động tích cực tới
dạy học TLV theo SGK Ngữ văn 9
Chủ yếu thể hiện ở các mặt nh động cơ học tập, mức độ chú ý, khả năng
ghi nhớ, trình độ t duy, quan hệ giao tiếp, đặc biệt là gia tốc phát triển ở HS
lớp 9 ngày nay.
* Tiểu kết chơng 1
Đánh giá bất kì một sự vật, hiện tợng nào để đảm bảo tính khoa học, chính
xác cũng là một yêu cầu không ít khó khăn và phức tạp. Đối với phân môn
TLV, yêu cầu đó lại càng khó khăn và phức tạp hơn nhiều bởi tính chất đặc thù
của môn học này. Chơng 1 tập trung giải quyết các vấn đề then chốt thuộc cơ
sở lí luận và cơ sở thực tiễn của khảo sát, đánh giá giúp hai chơng tiếp theo
xây dựng đợc hệ thống tiêu chí đánh giá, bộ công cụ đánh giá và đa ra các
kết quả đánh giá trung thực, khách quan, chính xác về hiệu quả dạy học TLV
theo SGK NV 9.

Chơng 2
Khảo sát, đánh giá Thực tiễn dạy Tập lm văn
của giáo viên Trung Học Cơ Sở theo sGK ngữ văn 9

2.1. Mục đích, nội dung và tiêu chí khảo sát đánh giá thực tiễn dạy
TLV theo SGK Ngữ văn 9 của giáo viên THCS
2.1.1. Mục đích khảo sát, đánh giá thực tiễn dạy TLV của giáo viên theo
SGK Ngữ văn 9
Cùng với SGK và HS, GV là yếu tố quan trọng tạo nên hoạt động học tập
trong nhà trờng và trực tiếp quyết định tới hiệu quả học SGK của HS. Vì vậy,
chơng 2 nhằm khảo sát, đánh giá đợc mức độ thực hiện dạy học TLV theo

SGK NV9 của GV THCS; tìm đúng những nguyên nhân ảnh hởng trực tiếp
tới hiệu quả dạy học TLV theo SGK Ngữ văn 9 trên cả hai phơng diện tích
cực và tiêu cực; đa ra những quyết định cho hoạt động dạy học TLV trong các


8
giai đoạn tiếp theo trên cơ sở đề xuất cách khắc phục những nhân tố ảnh hởng
trực tiếp tới hiệu quả dạy học TLV theo SGK Ngữ văn 9.
2.1.2. Nội dung và cách thức khảo sát đánh giá thực tiễn dạy TLV 9 của GV
2.1.2.1. Nội dung khảo sát đánh giá đợc triển khai trên 3 lĩnh vực: nhận
thức, vận dụng soạn giáo án và thực hiện giờ dạy của GV.
2.1.2.2. Địa điểm, thời lợng và cách thức tiến hành khảo sát đánh giá thực
tiễn dạy của GV
* Địa điểm, thời gian và số lợng GV tham gia khảo sát
- Số lợng gồm 225 GV đang trực tiếp dạy Ngữ văn 9 tại 45 trờng THCS
thuộc 3 vùng miền núi, thành phố, thị xã, miền biển của 3 tỉnh Thanh Hoá,
Nghệ An và Hà Tĩnh.
- Khảo sát, đánh giá trên 225 phiếu điều tra, 346 giáo án và 157 giờ dạy
phần TLV 9 của GV ở 2 thời điểm: HK II năm học 2005 - 2006 và học kì I
năm học 2006 - 2007.
* Cách thức tiến hành khảo sát đánh giá
- Nhận thức: Căn cứ vào các thành tố trong quá trình dạy học, căn cứ vào
những đổi mới cơ bản về nội dung dạy học TLV trong CT, SGK NV 9 luận án
thiết kế phiếu hỏi khảo sát đánh giá nhận thức của GV.
- Giáo án: nghiên cứu đối chiếu nội dung, hình thức và phơng pháp tổ
chức giáo án của GV với những định hớng, gợi ý về nội dung và phơng pháp
dạy học trong SGK NV 9, SGV NV 9 dựa trên căn cứ 9 tiêu chí đánh giá đổi
mới soạn giáo án của Bộ Giáo dục & Đào tạo.
- Giờ dạy: dự giờ và đánh giá giờ dạy theo tiêu chí đánh giá phù hợp với
từng kiểu bài lên lớp (có phiếu ghi nhận xét dự giờ và đánh giá xếp loại kèm

nhật kí ghi chép các ý kiến trao đổi với GV). Trong tổng số 157 giờ khảo sát có
76 giờ dạy lí thuyết, 65 giờ dạy thực hành và 16 giờ trả bài.
2.1.3. Các tiêu chí khảo sát, đánh giá thực tiễn dạy TLV theo SGK NV 9
của GV THCS
2.1.3.1. Tiêu chí đánh giá nhận thức của giáo viên THCS về dạy học TLV
theo SGK NV 9
2.1.3.2. Tiêu chí đánh giá giáo án dạy học TLV theo SGK NV9
2.1.3.3. Tiêu chí đánh giá giờ dạy TLV theo SGK Ngữ văn 9
Tiêu chí đánh giá giờ dạy lí thuyết
Tiêu chí đánh giá giờ dạy thực hành
Tiêu chí đánh giá giờ trả bài làm văn
2.2. Kết quả khảo sát, đánh giá thực tiễn dạy TLV theo SGK NV 9 của
giáo viên THCS
2.2.1. Nhận thức của giáo viên THCS về dạy học TLV theo SGK NV 9
2.2.1.1. Nhận thức về mục tiêu dạy học TLV theo SGK Ngữ văn 9
2.2.1.2. Nhận thức về nội dung dạy học Tập làm văn 9


9
2.2.1.3. Nhận thức về SGK Ngữ văn 9 phần Tập làm văn
2.2.1.4. Nhận thức về đổi mới phơng pháp dạy học TLV theo SGK NV9
2.1.1.5. Nhận thức về vấn đề đánh giá kết quả bài làm văn của HS theo
SGK NV 9
Bảng 2.5: Kết quả nhận thức của GV về dạy học TLV theo SGK Ngữ văn 9
TT
Câu hỏi
% GV trả
lời đúng
% GV trả
lời Sai

1
- Mục tiêu trực tiếp và chủ yếu nhất của dạy học TLV theo
SGK Ngữ văn 9 hiện nay là gì?
184 =
81,7%
41 =
18,3 %
2 - Trong một kiểu văn bản có sử dụng kết hợp nhiều
phơng thức biểu đạt, dựa vào căn cứ nào để xác
định phơng thức biểu đạt chính và các yếu tố biểu
đạt bổ trợ?
191 =
84,9%
34=
15,1%
3
- Vì sao CT, SGK NV 9 không phân chia kiểu văn
bản tự sự thành kiểu bài trần thuật hay kể chuyện
nh trớc đây?
163 =
72,4%
62 =
26,8 %
4
- Anh, chị hiểu nh thế nào về dạy học TLV trong
SGK Ngữ văn 9 theo nguyên tắc hàng ngang và
đồng tâm?
213 =
94,7 %
12 =

5,3%
5
- Nội dung dạy học kiểu VB nghị luận trong SGK
Ngữ văn 9 hiện nay có gì đổi mới so với trớc đây?
185 =
82,2 %
40 =
17,8 %
6
- Câu hỏi, bài tập trong SGK NV 9 phần TLV chú
trọng rèn luyện cho HS những kĩ năng cơ bản nào?
163 =
72,4 %
62 =
27,6 %
7
- Đề làm văn trong SGK NV 9 có những đặc điểm
cơ bản nào? Cách ra đề của SGK NV 9 có tác
động tích cực nh thế nào đến cách dạy học TLV
hiện nay?
177 =
78,7%
48 =
21,3 %
8
- Mô hình trình bày của SGK NV 9 phần TLV có
đặc điểm gì? Mô hình trình bày đó có giúp ích gì
cho việc đổi mới PPDH của GV?
213 =
94,6 %

12= 5,3%
9
- Bản chất của dạy học TLV theo hớng tích hợp?
áp dụng vào dạy học TLV theo SGK NV 9 có
thuận lợi và khó khăn cơ bản nào?
172 =
76,5 %
53 =
23,5 %
10
- Vai trò, hoạt động của HS khi vận dụng PPDH tích
cực trong giờ học TLV?
204 =
90,6 %
21 =
9,4 %
11
- Dạy HS tạo lập kiểu VB nghị luận trong CT, SGK
NV 9 hiện nay khác nh thế nào so với dạy cho HS
làm các kiểu bài phân tích hoặc bình luận trong SGK
Tập làm văn 9 chỉnh lí trớc đây?
196 =
87,1 %
29 =
12,9 %


10
12
- Sử dụng PPDH hợp tác nhóm trong tình huống nào

thì phù hợp đối với giờ dạy TLV theo SGK Ngữ
văn 9?
203 =
90,2%
22 =
9,8%
13
- Giáo án dạy TLV hiện nay cần đáp ứng đợc những
yêu cầu cơ bản nào?
174 =
77,4 %
51 =
23,6 %
14
- Theo thầy cô, cần hay không cần đổi mới PTDH phần
TLV theo SGK Ngữ văn 9? Những PTDH nào phù
hợp với dạy học TLV 9 hiện nay?
168 =
74,7 %
57 =
25,3 %
15
- Dựa trên tiêu chí cơ bản nào để đánh giá kết quả
bài làm văn của HS THCS theo định hớng đổi
mới đánh giá hiện nay?
156 =
69,3 %
69 =
30,7 %


2.2.2. Giáo án dạy học của giáo viên THCS phần TLV theo SGK NV 9
2.2.2.1. Về hình thức của giáo án
2.2.2.2. Về nội dung của giáo án
2.2.2.3. Về mặt phơng pháp tổ chức giáo án
Bảng 2.6: Kết quả khảo sát, đánh giá giáo án dạy học TLV theo SGK NV 9
Kết quả đánh giá
TT
Tiêu chí đánh giá
% giáO áN
đạt yêu cầu
% GIáO áN
Cha đạt yêu cầu
1Giáo án thể hiện và đá
p
ứn
g

y
êu cầu đổi
mới ở cả nội dung và hình thức.
290 = 83,8 % 56 = 16,2 %
2 Mức kiến thức bám sát và đảm bảo mục
tiêu, yêu cầu cần đạt trong SGK.
263 = 76% 83 = 24 %
3Giáo án đá
p
ứn
g

y

êu cầu tích hợ
p
, tích cực
và giảm tải.
247 = 71,4 % 99 = 28,6 %
4 Giáo án thiết kế đợc một hệ thốn
g
câu hỏi
và hệ thống câu hỏi đó dựa vào SGK.
210 = 60,7 % 136 = 39,3 %
5 Giáo án linh hoạt khi sử dụn
g
hệ thốn
g
câu
hỏi tron
g
SGK cho
p
hù hợ
p
với tình hình
dạy học.
210 = 60,7% 136 = 39,3
6 Giáo án thể hiện rõ quy trình lên lớp. 100% 100%
7 Giáo án thể hiện rõ các mục ghi bảng. 221 = 64% 125 = 36 %
8 Giáo án thể hiện rõ hoạt động của thầy và trò
và kết quả của hoạt động dạy học.
251 = 72,5 95 = 27,5 %
9 Giáo án dự kiến đợc thời gian 178 = 51,5% 168 = 48,6 %



11
2.2.3. Giờ dạy TLV theo SGK Ngữ văn 9 của giáo viên THCS
2.2.3.1. Giờ dạy lí thuyết
Bảng 2.10: Kết quả khảo sát, đánh giá loại giờ dạy lí thuyết TLV
theo SGK Ngữ văn 9

Kết quả đánh giá
Các mặt
đánh giá
TT
Tiêu chí đánh giá
% đạt
yêu cầu
% không
đạt yêu cầu
1
Đảm bảo tính chính xác, hệ thốn
g
, đủ
nội dun
g
, làm rõ trọn
g
tâm của bài lí
thuyết
60 = 79% 16 = 21%

Nội dung

2
Chú trọn
g
hình thành khái niệm lí
thu
y
ết về kĩ năn
g
, lí thu
y
ết về kiểu VB
và lí thuyết về dạng bài
58 = 76,3% 18 = 23,7%
3
Đảm bảo
y
êu cầu dạ
y
học theo hớn
g

tích hợp.
42 = 55,3% 34 = 44,7%

Phơng
Pháp
4
Kết hợ
p
tốt các PP

p
hân tích mẫu, PP
hợp tác nhóm
64 = 84,2% 12=15,8%
5
Chuẩn bị
g
iáo án và đồ dùn
g
dạ
y
học
tốt. Trình bày bảng hợp lí
68 = 89,5%

8 = 10,5%
6
Sử dụng linh hoạt SGK
51=67,1% 25 = 32,9%

Phơng
tiện
7
Sử dụn
g
và kết hợ
p
tốt các PTDH
p


hợp với nội dung của dạng bài lí thuyết
42 = 55,2% 34 = 44,8%
8
Tổ chức và điều khiển HS học tậ
p
tích
cực, chủ độn
g
. HS đợc tham
g
ia xâ
y

dựng bài, đợc phát hu
y
trí lực, hứn
g
thú
học tập
65 = 85,5% 11= 14,4%

Tổ chức
9
Thực hiện linh hoạt các khâu lên lớp
56 = 73,7% 20 = 26,4%
Kết quả
10
HS hiểu bài, nắm đợc kiến thức trọn
g


tâm, biết vận dụn
g
kiến thức lí thu
y
ết
vào thực hành luyện tập.
67 = 88,2% 9 = 11,8%



12
2.2.3.2. Giờ dạy thực hành
Bảng 2.11: Kết quả đánh giá loại giờ dạy thực hành Tập làm văn
theo SGK Ngữ văn 9

Kết quả đánh giá
Các mặt
đánh
giá
TT

Tiêu chí đánh giá
% đạt
yêu cầu
% không
đạt yêu cầu
1
Đảm bảo tính chính xác, hệ thốn
g
, đủ

nội dung, làm rõ trọng tâm
50 =77% 15= 23%
Nội
dung
2
Liên hệ với thực tế, chú
ý
các tình
huống thiết thực để vận dụng
45 =69,3% 20 =30,7%
3
Chú trọn
g
rèn lu
y
ện các kĩ năn
g
làm
văn, khuyến khích vận dụng sáng tạo
47 =72,3% 18 = 27,7%
4
Đảm bảo yêu cầu dạ
y
học theo hớn
g

tích hợp
39 =75,4% 16= 24,6%
Phơng
Pháp


5
Kết hợ
p
tốt các PP thực hành tạo lậ
p

VB, PP nêu và
g
iải
q
u
y
ết vấn đề, PP
hợp tác nhóm
51 =78,5% 14=21,5%
6
Chuẩn bị
g
iáo án và đồ dùn
g
dạ
y
học
tốt. Trình bày bảng hợp lí
55 =84,6% 10 =15,4%
7 Sử dụng linh hoạt SGK 49 =75,3% 11=16,7%
Phơng
tiện
8

Sử dụn
g
và kết hợ
p
tốt các PTDH
p

hợ
p
với nội dun
g
của dạn
g
bài thực
hành
30 =46,2% 35=53,8%
9
Tổ chức và điều khiển HS học tậ
p
tích
cực, chủ độn
g
. HS đợc thực hành
nhiều và hứng thú học tập
47= 72,3% 18=27,7%
Tổ chức
10 Thực hiện linh hoạt các khâu lên lớp 45= 69,3% 20= 30,7%
Kết quả
11
HS có kĩ năn

g
làm bài văn, biết cách
vận dụng kiến thức để tạo lập VB
50 = 77% 15= 23%





13
2.2.3.3. Giờ trả bài
Bảng 2.12: Kết quả khảo sát, đánh giá giáo viên thực hiện giờ trả bài
theo SGK Ngữ văn 9
Kết quả đánh giá Các
mặt
đánh
giá
TT
Tiêu chí đánh giá
% đạt
yêu cầu
% không
đạt yêucầu
1
Đảm bảo tính chính xác, hệ thốn
g
, đủ nội
dung, làm rõ trọng tâm của giờ trả bài
57% 43%
Nội

dung
2
Không sa đà vào việc hoàn trả bài và côn
g

bố điểm cho HS. Chú trọn
g

g

p
HS
p
hát
hiện sửa lỗi bài văn
60,8% 38,2%
Phơng
Pháp
3
Kết hợ
p
tốt các PP nêu và
g
iải
q
u
y
ết vấn
đề, PPDH đối thoại.
68,7% 31,3%

Phơng
tiện
4
Chuẩn bị tốt
g
iáo án và kết
q
uả chấm
điểm, đánh giá, nhận xét bài làm văn
của HS.
56,4% 43,6%
5
Tổ chức và điều khiển HS tích cực, chủ
độn
g
tìm
ý
, xâ
y
dựn
g
dàn bài. HS đợc
phát huy trí lực, hứng thú học tập
55,7% 44,3%
Tổ
chức
6
Thực hiện linh hoạt các khâu lên lớ
p
,

p
hân bố thời
g
ian hợ
p
lí cho các khâu các
phần
57,8% 42,2%
Kết quả
7
HS nhận ra đợc
ý
đún
g
,
ý
sai tron
g
bài
làm văn của mình, đợc củn
g
cố thêm các
kĩ năng làm văn
68,8% 31,2%

2.3. Nhận định về kết quả khảo sát, đánh giá thực tiễn dạy TLV theo
SGK Ngữ văn 9 của giáo viên THCS
2.3.1. Những kết quả đạt đợc của giáo viên THCS trong thực tiễn dạy
học TLV theo SGK Ngữ văn 9
2.3.1.1. u điểm

Đa số GV nhận thức đúng và tơng đối đầy đủ về nội dung dạy học và
phơng pháp dạy học TLV theo SGK NV 9. GV thay đổi đợc cách soạn giáo
án dạy học TLV theo hớng tích cực hoá hoạt động học tập của chủ thể HS.
Kích thích đợc nhu cầu suy nghĩ và hứng thú bày tỏ suy nghĩ của HS qua các


14
giờ dạy TLV. Chú trọng rèn kĩ năng sử dụng kết hợp trong tạo lập VB. Một bộ
phận GV sử dụng linh hoạt và hiệu quả các PPDH phù hợp với đặc trng loại
bài học nh: PP phân tích mẫu trong giờ dạy lí thuyết, dạy học theo hớng tích
hợp, dạy học bằng các hoạt động khám phá có hớng dẫn, dạy học hợp tác
trong giờ dạy thực hành.
2.3.1.2. Những vấn đề tồn tại
GV tỏ ra lúng túng ở lĩnh vực nhận thức về đổi mới nội dung dạy học kiểu
VB nghị luận, đề làm văn và những ảnh hởng tích cực của sự đổi mới cách ra đề
làm văn trong SGK Ngữ văn 9 đối với việc dạy học TLV. Thực hiện đổi mới dạy
học TLV theo hớng tích hợp còn nhiều hạn chế. GV khá máy móc trong việc
thực hiện tiến trình của một giờ dạy TLV. Cha thực sự linh hoạt khi sử dụng hệ
thống câu hỏi trong SGK và SGV NV 9. Mục tiêu rèn các kĩ năng làm văn về cơ
bản cha đợc hiện thực hoá trong các giờ dạy thực hành. GV cha thống nhất
trong vấn đề sử dụng tiêu chí đánh giá kết quả bài làm văn của HS, tình trạng
chấm bài không căn cứ theo đáp án và biểu chấm xảy ra ở phần đông GV trong
số đó chủ yếu là GV các trờng thuộc vùng sâu, vùng xa. Đổi mới PTDH ở các
giờ dạy lí thuyết và giờ dạy thực hành TLV 9 cha đợc áp dụng đại trà và ít
hiệu quả. Đa số giờ trả bài làm văn cha đợc GV phát huy tác dụng.
2.3.2. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế về hiệu quả dạy TLV theo SGK
NV9 của giáo viên THCS
2.3.2.1. Nguyên nhân khách quan
- SGK NV 9
- Lí luận dạy học TLV còn mỏng, cha đáp ứng đợc thực tiễn dạy học

TLV ở PT.
- Các PTDH hiện đại hỗ trợ giảng dạy SGK NV 9 phần TLV thiếu và không
đồng bộ. Việc sử dụng CNTT vào dạy học TLV của GV còn gặp nhiều khó khăn
lúng túng.
- Các đợt tập huấn dạy SGK NV cha thực sự hiệu quả
- Chất lợng đào tạo GV dạy Ngữ văn ở các trờng đại học s phạm vẫn
còn nhiều bất cập so với yêu cầu dạy học TLV ở PT.
2.3.2.2. Nguyên nhân chủ quan
- GV dạy TLV vẫn chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cá nhân hơn là những cơ
sở lí luận dạy học bộ môn.
- GV chủ yếu tập trung dạy học ở một khối lớp nên thiếu sự bao quát chung
về CT và SGK Ngữ văn THCS, THPT. Điều này làm giảm tính chủ động và
linh hoạt của GV khi thực hiện giảng dạy TLV 9 theo yêu cầu tích hợp.
- GV tỏ ra máy móc khi thực hiện giảng dạy SGK, thiếu sự vận dụng linh
hoạt sáng tạo SGK cho phù hợp với điều kiện dạy học ở từng khu vực.
- TLV là một phân môn khó dạy và khó học, trong khi sự đầu t của GV
cha đủ đáp ứng yêu cầu giảng dạy một cách có hiệu quả.


15
- Các tổ nhóm chuyên môn cha thờng xuyên tổ chức các cuộc trao
đổi, thảo luận về những vấn đề mới và khó trong thực tiễn dạy học TLV
theo SGK NV9 dẫn đến tình trạng GV nhận thức và thực hiện SGK nhiều
vấn đề cha đúng và thiếu sự thống nhất.
* Tiểu kết chơng 2
Đổi mới CT, SGK, đổi mới PPDH là đổi thay một hệ hình, một tập quán.
Khi GV đã hoàn toàn tự chủ về SGK, phơng pháp giảng dạy mới và PTDH
HĐ họ sẽ có cách làm cho cách học của HS nhẹ nhàng hơn và hiệu quả hơn,
những ý tởng tốt đẹp của SGK khi đó mới thực sự lên hơng sắc. Những
kết quả khảo sát, đánh giá thực tiễn dạy TLV theo SGK Ngữ văn 9 của GV

THCS trên ba lĩnh vực nhận thức, giáo án bài soạn và giờ dạy trên lớp không
đơn thuần là sự ghi nhận hiệu quả, là điều kiện cần thiết để đánh giá sản phẩm
học TLV của HS, mà còn là căn cứ để luận án có thể đa ra những đề xuất
nhằm bổ sung điều chỉnh cách thức dạy của GV góp phần nâng cao hiệu quả
dạy học TLV theo SGK Ngữ văn 9.

Chơng 3
Khảo sát, đánh giá hiệu quả học tập lm văn
Của học sinh Theo sgk ngữ văn 9

3.1. Mục đích, nội dung và cách thức khảo sát đánh giá hiệu quả học
TLV của HS theo SGK Ngữ văn 9
3.1.1. Mục đích khảo sát, đánh giá hiệu quả học TLV của HS theo SGK
Ngữ văn 9
Thu thập kịp thời chính xác những thông tin về mức độ đã đạt hoặc cha
đạt yêu cầu về kiến thức và kĩ năng tạo lập bốn kiểu VB thuyết minh, tự sự,
nghị luận, hành chính công vụ của HS theo mục tiêu và chuẩn kiến thức kĩ
năng TLV 9; tìm đúng những nguyên nhân trực tiếp ảnh hởng tới kết quả
học TLV của HS trên cả hai phơng diện tích cực và tiêu cực; đa ra những
quyết định cho hoạt động dạy học TLV trong các giai đoạn tiếp theo trên cơ
sở đề xuất cách khắc phục những nhân tố ảnh hởng trực tiếp tới hiệu quả
học tập của HS.
3.1.2. Nội dung khảo sát đánh giá hiệu quả học TLV của HS theo SGK NV 9
Gồm 3 nội dung cơ bản: nhận diện VB, phân tích lí giải VB và vận dụng
tạo lập VB. Trong đó chú trọng hơn vào khảo sát kết quả bài làm văn của HS vì
bài làm văn là đối tợng chính thể hiện kết quả học TLV theo SGK Ngữ văn 9
của HS.


16

3.1.3. Cách thức tiến hành khảo sát, đánh giá hiệu quả học TLV của HS
theo SGK Ngữ văn 9
- Đánh giá trên cơ sở đánh giá của GV về hiệu quả học TLV của HS theo
SGK NV9 và đánh giá trên cơ sở thực nghiệm khảo sát đánh giá kết quả học
của HS ở 3 nội dung kể trên.
- Phối hợp với các Sở giáo dục, phòng giáo dục, Ban giám hiệu các trờng
THCS để tổ chức điều tra, khảo sát GV và HS.
- GV chấm điểm theo đáp án và biểu chấm đã thống nhất sau đó thống
kê kết quả đánh giá đo lờng theo thang điểm từ 10 đến 1 và tỷ lệ % đúng
- sai; đạt - không đạt yêu cầu.
3.1.4. Địa điểm, thời gian và số lợng tham gia khảo sát đánh giá hiệu
quả học TLV của HS theo SGK Ngữ văn 9
* Thời điểm thực nghiệm khảo sát, đánh giá: Sau khi kết thúc CT của từng
HK và CT năm học (HKII năm học 2005 - 2006, HK I năm học 2006 - 2007).
* Số lợng GV và HS tham gia điều tra khảo sát đánh giá hiệu quả học
TLV theo SGK NV9 gồm 225 GV dạy Ngữ văn 9 và 525 HS lớp 9 HS lớp 9
tiêu biểu cho ba vùng miền núi, đồng bằng ven biển và thành phố thị xã
thuộc ba tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An và Hà Tĩnh.
* Địa điểm thực hiện điều tra khảo sát đánh giá hiệu quả học của HS tại 15
trờng trờng THCS đại diện cho 3 vùng miền thuộc các tỉnh Thanh Hoá,
Nghệ An và Hà Tĩnh.
3.2. Các tiêu chí khảo sát, đánh giá hiệu quả học TLV theo SGK NV 9
của học sinh THCS
3.2.1. Tiêu chí đánh giá mức độ nhận diện văn bản của HS sau khi học
SGK Ngữ văn 9
3.2.2. Tiêu chí đánh giá mức độ phân tích lí giải VB của HS sau khi học
SGK Ngữ văn 9
3.2.3. Tiêu chí đánh giá mức độ tạo lập VB của HS sau khi học SGK NV 9
Đây đợc xem là khung tiêu chí chung. Từ khung tiêu chí này,
khi tiến hành thực nghiệm khảo sát đánh giá kết quả học TLV của

HS theo SGK NV9 tại ba mức đo: nhận diện VB, phân tích - lí giải
VB, vận dụng tạo lập VB, ứng với mỗi đề cụ thể, căn cứ vào chuẩn
kiến thức kĩ năng cần đạt theo thời gian học tập và theo phân phối
CT, luận án phải tiếp tục mã hoá thành các đáp án và biểu chấm cụ
thể trong phần xây dựng bộ công cụ đánh giá.
3.3. Bộ công cụ khảo sát, đánh giá hiệu quả học TLV của HS theo
SGK NV 9
3.3.1. Phiếu điều tra giáo viên đánh giá hiệu quả học TLV của HS theo
SGK Ngữ văn 9


17
3.3.2. Bảng đặc trng hai chiều (Ma trận) kiểm tra đánh giá hiệu quả
học TLV của HS theo SGK NV 9
3.3.3. Đề trắc nghiệm kiểm tra đánh giá mức độ nhận diện VB của HS
sau khi học SGK Ngữ văn 9
3.3.3.1. Mục đích kiểm tra
3.3.3.2. Số lợng câu hỏi ở mỗi đề và thời gian HS làm bài kiểm tra 45
phút/1đề
3.3.3.3. Nội dung kiểm tra và đáp án chấm 4 kiểu VB thuyết minh, tự sự,
nghị luận, hành chính - công vụ.
3.3.4. Đề tự luận kiểm tra đánh giá mức độ phân tích lí giải VB và
tạo lập VB của HS sau khi học SGK Ngữ văn 9
3.3.4.1. Mục đích kiểm tra
3.3.4.2. Số lợng câu hỏi ở mỗi đề và thời gian HS làm bài kiểm tra 60
phút/1đề
3.3.4.3. Nội dung kiểm tra và đáp án
Đề 1: Kiểu VB thuyết minh
Đề 2: Kiểu VB tự sự
Đề 3: Kiểu VB nghị luận (Dạng NL về một sự việc hiện tợng đời sống)


Đề 4: Kiểu VB nghị luận (Dạng nghị luận về một bài thơ hoặc đoạn thơ)
3.4. Thực nghiệm đánh giá hiệu quả học TLV của HS theo SGK Ngữ
văn 9
3.4.1. Đánh giá của giáo viên trực tiếp giảng dạy về hiệu quả học TLV
của HS theo SGK Ngữ văn 9
HS biết sử dụng các dạng bài văn phù hợp với mục đích, nhu cầu giao
tiếp trong nhà trờng và đời sống xã hội. Tính chủ động, tích cực của HS đợc
phát huy mạnh mẽ qua công việc làm văn nh bày tỏ tình cảm, suy nghĩ, thái
độ, thảo luận, hợp tác. Hệ thống đề làm văn trong SGK NV 9 tạo cho HS có
nhiều cơ hội để tích hợp kiến thức, liên tởng, vận dụng thực tiễn vào bài văn
của mình qua đó t duy của các em đợc rèn luyện và phát triển. Tuy nhiên,
điều đáng quan tâm là sau khi học SGK NV9 vẫn nhiều HS cha thành thạo
một số kĩ năng tạo lập VB nh kĩ năng viết bài văn đúng yêu cầu kiểu VB cần
tạo lập, kĩ năng bố cục bài văn, kĩ năng diễn đạt.
3.4.2. Đánh giá qua điều tra khảo sát hiệu quả học TLV của HS theo
SGK NV9
Khảo sát 2625 bài kiểm tra của HS từ ba mức đo: nhận diện VB, phân tích -
lí giải VB và vận dụng tạo lập VB theo đáp án và biểu chấm ở mục 3.3 trên cơ
sở đối chiếu với các tiêu chí đánh giá đã đề ra ở mục 3.2. Kết quả khảo sát
đánh giá trớc hết đợc phân loại theo mức điểm bài kiểm tra của HS và tỷ lệ
% đạt yêu cầu - không đạt yêu cầu. Xem bảng 3.3, 3.4 và 3.5.


18
Bảng 3.3: Thống kê phân loại điểm bài kiểm tra khảo sát kết quả học TLV
của HS theo SGK NV 9

Nhận diện VB
(525 bài/1 đề)

Phân tích lí giải VB &
Vận dụng tạo lập VB
(2100 bài/4 đề)

Điểm số bài thi
HS đạt đợc
Số lợng bài Tỷ lệ % Số lợng bài Tỷ lệ %
9 - 10 54 10,2% 30 1,4%
7 - 8 271 51,6% 584 27,8%
5 - 6 153 29,2% 1008 48%
4 - 0 47 9% 478 22,8%


Bảng 3.4: Kết quả HS phân tích lí giải VB sau khi học SGK Ngữ văn 9
Kiểu VB Yêu cầu phân tích - lí giải
Số lợng bài
đạt yêu cầu
Số lợng bài
Không đạt
Thuyết
minh
Vai trò của việc sử dụng kết hợp
biện pháp nghệ thuật nhân hoá và
yếu tố miêu tả trong VB thuyết
minh
464/525 =
88,3%
61/525 =
11,6%
Tự sự

- Sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm,
nghị luận trong đoạn văn tự sự.
- Ngôi kể và tác dụng của ngôi kể
trong văn tự sự
416/525 =
79,2%
109/525 =
20,7%
Nghị luận
về một sự
việc, hiện
tợng
đời sống
- Vai trò của sự kết hợp các thao
tác t duy giải thích, chứng minh
trong bài nghị luận xã hội.
- Bố cục của bài nghị luận về một
sự việc hiện tợng trong đời sống
xã hội
401/525 =
76,3%
124/525 =
23,6%
Nghị luận
về một
bài thơ
hoặc
đoạn thơ
- Vai trò sử dụn
g

đan xen các tha
o
tác t du
y
và các
y
ếu tố biểu đạt kế
t
hợ
p
tron
g
bài n
g
hị luận về một bà
i
thơ hoặc đoạn thơ
- Bố cục của bài n
g
hị luận về một bà
i
thơ hoặc đoạn thơ
374/525 =
71,2%
151/525 =
28,8%


19
Bảng 3.5: Kết quả làm bài văn thuyết minh, tự sự, nghị luận

của HS sau khi học SGK NV9

Nội dung bài văn
Tỷ lệ
đạt - không đạt
Hình thức
bài văn
Tỷ lệ
đạt - không đạt
- Biết đa ra su
y
n
g
hĩ,
tình cảm riên
g
, chân
thực
p
hù hợ
p
với
y
êu
cầu của đề bài
1322 =
63%
778 =
37%
- Trình bà

y
đún
g

q
u
y
cách kiểu VB
đề yêu cầu tạo lập
1118=
53,2%
982 =
46,8%
- Tích hợ
p
linh hoạt
tri thức
1150 =
54,8%
950 =
45,2%
- Bố cục bài văn
hợp lí
1207 =
57,5%
893 =
42,5%
- Sử dụn
g
kết hợ

p
các
thao tác t du
y
và các
PTBĐ để tạo lập VB
1622=
77,2%
478 =
22,8 %
- Diễn đạt rõ ràng
866=
41,2%
1234 =
58,8%


Mục đích khảo sát đánh giá hiệu quả học TLV của HS theo SGK NV 9 nh
đã xác định ở mục (3.1) là nhằm thu thập kịp thời, chính xác những thông tin
về mức độ đã đạt hoặc cha đạt yêu cầu về tri thức và kĩ năng tạo lập 4 kiểu
VB thuyết minh, tự sự, nghị luận, hành chính công vụ của HS theo mục tiêu và
chuẩn kiến thức kĩ năng TLV 9. Vì vậy, việc khảo sát đánh giá kết quả học của
HS ở phần này không chỉ đợc thể hiện ở các điểm số, số liệu phần trăm thống
kê phân loại mà luận án còn tiếp tục xem xét, đánh giá các kết quả đạt đợc
của HS ở các mặt biểu hiện cụ thể nh:
3.4.2.1. Kiến thức về các dạng bài văn thuộc bốn kiểu VB thuyết minh, tự
sự, nghị luận, hành chính công vụ của HS sau khi học SGK Ngữ văn 9
3.4.2.2. Suy nghĩ và tình cảm của học sinh trong bài làm văn sau khi học
SGK Ngữ văn 9
3.4.2.3. Tích hợp tri thức đời sống, tri thức đọc hiểu phần Văn và Tiếng

Việt trong quá trình phân tích - lí giải VB và tạo lập VB của HS
3.4.2.4. Kĩ năng làm bài văn của HS sau khi học SGK NV 9
* Kĩ năng làm bài văn đúng đặc trng kiểu VB đề yêu cầu
* Kĩ năng bố cục bài văn
* Kĩ năng sử dụng kết hợp các thao tác trong tạo lập VB
* Khả năng t duy và kĩ năng liên tởng, tởng tợng của HS trong bài làm văn
* Kĩ năng diễn đạt


20
3.4.3. Minh hoạ hiệu quả học TLV của HS qua một số bài làm văn
theo SGK Ngữ văn 9
3.4.3.1. Bài làm văn về kiểu VB thuyết minh
3.4.3.2. Bài làm văn về kiểu VB tự sự
3.4.3.3. Bài làm văn về kiểu VB nghị luận dạng nghị luận về một sự việc
hiện tợng đời sống
3.4.3.4. Bài làm văn về kiểu VB nghị luận dạng nghị luận về một đoạn thơ
3.4.4. Nhận định về hiệu quả học TLV của HS theo SGK NV 9 và
nguyên nhân ảnh hởng đến hiệu quả
3.4.4.1. Những kết quả HS đạt đợc so với mục tiêu dạy học TLV và
Chuẩn kiến thức, kĩ năng TLV 9
* Về kiến thức:
Trên 80% HS nắm đợc đặc điểm nội dung và cách thức tạo lập bốn kiểu
VB thuyết minh, tự sự, nghị luận, hành chính công vụ với các dạng bài làm
văn thông dụng nh thuyết minh về vật nuôi, cây trồng. Kể chuyện đời
thờng. Nghị luận về một sự việc hiện tợng đời sống, nghị luận về một đoạn
thơ hoặc bài thơ.
* Về kĩ năng:
53,2% HS biết viết bài văn đúng với đặc trng kiểu VB đề yêu cầu tạo
lập. 77,2% HS biết sử dụng đan xen kết hợp các thao tác t duy và phơng

thức biểu đạt trong quá trình tạo lập VB, trong đó nhiều HS có khả năng vận
dụng linh hoạt sáng tạo ở lĩnh vực này. Kĩ năng liên tởng tởng tợng của
HS đợc phát huy mạnh mẽ đặc biệt ở dạng bài văn thuyết minh và tự sự,
57,5% HS biết bố cục bài văn, 41,2% bài làm văn của HS diễn đạt rõ ràng
mạch lạc.
* Về thái độ tình cảm:
Thành công đáng kể nhất của dạy học TLV theo SGK NV mới là HS viết
đợc các bài văn có nội dung chân thực ngắn gọn, biết đa ra những cảm nhận
suy nghĩ riêng chống đợc kiểu viết văn khuôn sáo. HS hứng thú với công việc
làm văn vì đa số các đề văn trong SGK NV 9 đều ra theo hớng mở, khuyến
khích suy nghĩ nhiều chiều, chủ đề quen thuộc gần gũi phù hợp với tâm sinh lí
lứa tuổi 14 - 15, tạo điều kiện cho các em bày tỏ tình cảm, suy nghĩ, hiểu biết
của mình gắn với bao chuyện gần gũi trong đời sống xã hội.
3.4.4.2. Những hạn chế tồn tại ở kết quả học TLV của HS theo SGK Ngữ
văn 9.
9% HS nhận diện VB không đúng, 23,7% HS không phân tích lí giải
đợc vai trò sử dụng kết hợp trong tạo lập VB, nhiều bài làm văn của HS


21
còn mắc các lỗi cơ bản nh: nội dung sa vào kể lể hoặc diễn giải lan man
không có ý, bỏ qua tích hợp tri thức, bài làm không đúng đặc trng VB đề
yêu cầu tạo lập, không sử dụng kết hợp các thao tác để tạo lập VB, bố cục
bài văn không hợp lí, mắc nhiều lỗi diễn đạt.
3.4.4.3. Nguyên nhân ảnh hởng đến hiệu qủa học TLV của HS theo SGK
NV 9
Nguyên nhân trực tiếp
* Sách giáo khoa
* Cách dạy của giáo viên
* Cách học của học sinh

Nguyên nhân gián tiếp
* Tiểu kết chơng 3:
Nh bất kì lĩnh vực nào, đánh giá trong giáo dục cũng nhằm xác định
thực trạng và thúc đẩy chất lợng của thực trạng. Xuất phát từ mục đích
nội dung, cách thức khảo sát, đánh giá của chơng 3 luận án đã xây dựng
đợc một hệ thống các tiêu chí đánh giá hiệu quả học TLV của HS theo
SGK Ngữ văn 9 trên ba cấp độ: nhận diện VB, phân tích lí giải VB, vận
dụng tạo lập VB cùng với 5 bộ công cụ đánh giá gồm đề, đáp án kiểm tra
đánh giá kết quả học của HS và phiếu điều tra đánh giá của GV. Bằng bộ
công cụ này, luận án đã xác định đợc kết quả học TLV của HS theo
SGK NV9. HS có kiến thức về 4 kiểu VB, viết đợc các bài văn thuyết
minh, tự sự, nghị luận ngắn gọn; tích cực bày tỏ suy nghĩ, tình cảm chân
thành; biết sử dụng kết hợp nhiều phơng thức biểu đạt vào tạo lập văn
bản. Bên cạnh đó cũng còn những điểm tồn tại cần khắc phục nh bài làm
văn của HS cha đáp ứng đợc yêu cầu của kiểu VB cần tạo lập; HS còn
mắc nhiều lỗi trong bố cục bài văn và diễn đạt. Giải quyết vấn đề này
không chỉ thuộc CT, SGK mà chủ yếu là khả năng thực hiện SGK và
PPDH của GV đứng lớp.








22
kết luận v kiến nghị

1. Kết luận

Đánh giá hiệu quả dạy học Tập làm văn theo sách giáo khoa Ngữ
văn 9 là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu đánh giá hiệu quả dạy
học ở môn học cụ thể kể từ khi CT, SGK Ngữ văn THCS đợc thực hiện
đại trà trên toàn quốc. Trong công trình nghiên cứu này, chúng tôi triển
khai các vấn đề ở ba chơng, trên ba bình diện có quan hệ mật thiết với
nhau: Cơ sở khoa học của việc đánh giá hiệu quả, khảo sát đánh giá thực
tiễn dạy của GV và khảo sát đánh giá hiệu quả học của HS. Từ những nội
dung nghiên cứu đã triển khai ở luận án, chúng tôi rút ra các kết luận cơ
bản sau:
1.1. Quan niệm Hiệu quả là kết quả nh yêu cầu của việc làm mang
lại nên các vấn đề nh mục tiêu dạy học, nội dung dạy học, chuẩn kiến
thức kĩ năng TLV trong CT, Chuẩn CT và SGK Ngữ văn 9 cùng với các
VB có tính pháp lí của nhà nớc là căn cứ để luận án xây dựng tiêu chí
đánh giá, công cụ đánh giá và tiến hành đánh giá hiệu quả dạy học TLV
theo SGK Ngữ văn 9.
1.2. GV là ngời thực hiện chủ động và sáng tạo CT, SGK đồng thời
cũng là ngời quyết định hiệu quả đào tạo của CT, SGK trong nhà trờng.
Khảo sát, đánh giá thực tiễn dạy TLV theo SGK Ngữ văn 9 của GV
THCS trên ba lĩnh vực nhận thức, thiết kế giáo án, tổ chức giờ dạy. Kết
quả cho thấy, GV nhận thức đúng quan điểm đổi mới dạy học TLV theo
SGK Ngữ văn 9 nh chú trọng làm văn có nội dung chân thực và vận
dụng sáng tạo; thay đổi cách soạn giáo án theo hớng tích cực hoá hoạt
động học tập của HS; đổi mới phơng pháp dạy thực hành tạo lập VB
theo hớng sử dụng kết hợp các thao tác trong tạo lập VB; khuyến khích
suy nghĩ nhiều chiều gắn với thực tiễn đời sống.
1.3. Đổi mới CT, SGK đổi mới PPDH và kiểm tra đánh giá là đổi thay
một tập quán không hề dễ dàng ở những năm đầu đối với GV trực tiếp
giảng dạy. GV còn lúng túng nhiều ở khâu vận dụng SGK, dạy học TLV
theo hớng tích hợp thiếu tự nhiên linh hoạt, dạy thực hành tạo lập VB ít
gắn với lí thuyết định hớng, rèn kĩ năng diễn đạt cho HS cha đợc chú



23
trọng, sử dụng quy trình lên lớp của bài học TLV vẫn mang tính công
thức gò ép, cha khai thác đợc lợi thế của PTDH HĐ nâng cao hiệu quả
dạy học TLV theo SGK NV9 .
1.4. Đổi mới dạy học TLV theo SGK Ngữ văn 9 cuối cùng nhằm
giúp HS đạt đợc mục tiêu dạy học. HS nắm đợc kiến thức về 4 kiểu
VB thông dụng trong đời sống xã hội, viết đợc các bài văn có nội dung
chân thực, biết đa ra cảm nhận, suy nghĩ riêng, biết sử dụng kết hợp
các thao tác để tạo lập VB, vốn sống và năng lực liên tởng tởng tợng
của các em đợc phát huy trong làm văn. Đó là hiệu quả học TLV của
HS theo SGK Ngữ văn 9 đợc luận án kết luận trên cơ sở điều tra đánh
giá của GV trực tiếp giảng dạy và thực nghiệm khảo sát đánh giá kết
quả học của HS ở 3 mức độ nhận diện, phân tích lí giải và tạo lập 4 kiểu
VB thuyết minh, tự sự, nghị luận, hành chính công vụ.
1.5. Thực nghiệm khảo sát đánh giá cũng cho thấy, còn nhiều bài làm
văn của HS cha đáp ứng đợc yêu cầu của kiểu VB cần tạo lập, cha tích
hợp tốt TLV với tri thức đọc hiểu phần Văn và Tiếng Việt, còn nhiều lỗi
về diễn đạt và bố cục bài văn. Giải quyết vấn đề này không chỉ thuộc CT,
SGK mà chủ yếu là điều kiện để thực hiện giảng dạy SGK, khả năng thực
hiện SGK và PPDH của GV đứng lớp.
1.6. Từ việc nghiên cứu đề tài, có thể mạnh dạn khẳng định: dạy học
TLV theo SGK Ngữ văn 9 phản ánh một bớc tiến toàn diện về TLV ở
nhà trờng phổ thông. Thực tiễn đổi mới này đang làm thay đổi về cơ bản
nhận thức và t duy của HS, kéo gần khoảng cách giữa việc học TLV
trong nhà trờng và nhu cầu tạo lập VB phục vụ giao tiếp ngoài đời sống
xã hội.
1.7. Phần thực nghiệm khảo sát, đánh giá hiệu quả dạy học TLV theo
SGK Ngữ văn 9 tuy mới chỉ đợc chúng tôi tiến hành ở ba tỉnh miền Trung

song có thể xem đánh giá của luận án là một phần đánh giá tin cậy trong
đánh giá hiệu quả dạy học TLV theo SGK Ngữ văn 9.
1.8. Dạy học TLV theo SGK Ngữ văn 9 nhằm giúp cho HS có kĩ năng
nói và viết 4 kiểu VB thuyết minh, tự sự, nghị luận, hành chính công vụ.
Do điều kiện thời gian và khuôn khổ của một luận án tiến sĩ, công trình
nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu mới chỉ đánh giá đợc kiến thức, kĩ
năng tạo lập 4 kiểu VB ở dạng viết. Đánh giá kết quả HS nói 4 kiểu VB
theo SGK Ngữ văn 9 là công việc của tơng lai.


24
2. Đề xuất, kiến nghị
Đổi mới dạy học TLV theo SGK Ngữ văn 9 đang thực sự đem lại một
luồng sinh khí mới cho môn học Ngữ văn ở nhà trờng PT. Từ việc khảo
sát, đánh giá thực tiễn dạy của GV và hiệu quả học của HS luận án xin
nêu một số đề xuất kiến nghị nhằm điều chỉnh cách dạy của GV, cách
học của HS và bổ sung SGK góp phần nâng cao hiệu quả dạy học TLV
theo SGK Ngữ văn 9.
2.1. Cần có một quan niệm cụ thể hơn về đề mở trong SGK. Đề mở
nh thế nào để vừa phát huy đợc tính năng động, sáng tạo của HS, vừa
giúp HS tạo lập đúng kiểu VB mà đề nhằm kiểm tra, đánh giá. Vì bài làm
văn của HS trong nhà trờng mặc dù đề cao vận dụng sáng tạo nhng chủ
yếu vẫn nhằm vào kiểm tra, đánh giá một số chuẩn kiến thức kĩ năng nhất
định theo khung quy định của CT và trình tự thời gian dạy học.
2.2. Cần tăng lợng thời gian thực hành tạo lập VB cho HS ở các giờ
dạy lí thuyết và giờ thực hành làm văn, chú trọng dạy kĩ năng diễn đạt
đồng thời đổi mới cách dạy tạo lập VB theo hớng khuyến khích suy nghĩ
nhiều chiều gắn với thực tiễn đời sống, chú trọng vận dụng sáng tạo.
2.3. GV cần thực hiện SGK và SGV một cách linh hoạt sáng tạo trong
các trờng hợp nh chọn chủ đề, đề tài cho HS luyện tập thực hành, xây

dựng hệ thống câu hỏi khi phân tích ngữ liệu, lựa chọn biện pháp cách
thức thực hiện nội dung bài học sao cho phù hợp với đặc điểm đối tợng
HS và điều kiện dạy học ở từng vùng miền.
2.4. Tăng cờng sử dụng các PTDH HĐ nh máy vi tính, máy chiếu
đa năng Projector, máy chiếu hắt Overhead trong các giờ dạy lí thuyết và
thực hành làm văn nhằm trực quan hoá thông tin, kích thích khả năng
phán đoán suy luận của HS, khắc hoạ thông tin ngắn gọn giúp HS dễ nhớ,
dễ vận dụng trong quá trình luyện tập thực hành.
2.5. HS trong quá trình luyện tập thực hành tạo lập VB cần căn cứ vào
sự định hớng đầy đủ của lí thuyết kiểu VB, lí thuyết dạng bài và lí
thuyết kĩ năng. Quá trình này các em phải tập đi tập lại nhiều lần giúp
hình thành kĩ năng, rèn luyện kĩ xảo. Giảm bớt tình trạng bài làm văn của
HS bị mắc lỗi sai về kiến thức VB, kiến thức dạng bài.

×