Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Điều tra tội phạm trộm cắp phương tiện giao thông cơ giới đường bộ ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.32 KB, 17 trang )

1 2

bộ giáo dục và đào tạo bộ công an


học viện cảnh sát nhân dân



lê văn kiến


điều tra tội phạm trộm cắp
phơng tiện giao thông cơ giới đờng bộ
ở việt nam


chuyên ngành: tội phạm học và điều tra tội phạm
mã số: 62.38.70.01





tóm tắt luận án tiến sĩ luật học







hà nội 2008


































Công trình đợc hoàn thành tại Học viện Cảnh sát nhân dân.

Ngời hớng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Nguyễn Quốc Nhật.
2. PGS.TS. Trần Phơng Đạt.



Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:



Luận án sẽ đợc bảo vệ trớc Hội đồng chấm luận án cấp Nhà
nớc tại Học viện Cảnh sát nhân dân, Bộ Công an và hồi giờ
ngày tháng năm 2008.

Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Trung tâm Thông tin tội phạm học, Học viện Cảnh sát nhân
dân.
- Th viện Quốc gia Việt Nam.


danh mục các công trình của tác giả
đã công bố liên quan đến luận án



1. Lê Văn Kiến (2002), Kết quả và kinh nghiệm qua 5 năm
thực hiện công tác truy bắt đối tợng truy nã của Công an tỉnh Vĩnh
Phúc, Tạp chí Công an nhân dân, số 6/2002.
2. Lê Văn Kiến (2002), Mấy vấn đề về phòng ngừa và điều tra
khám phá tội phạm trộm cắp xe máy trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc,
Tạp chí Công an nhân dân, số 11/2002.
3. Lê Văn Kiến (2002), ứng dụng khoa học tiến bộ trong công
tác điều tra khám phá án trộm cắp xe máy trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Phúc, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Cơ sở.
4. Lê Văn Kiến (2004), Công tác giám định kỹ thuật hình sự,
tra cứu tàng th hình sự và các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ phục vụ
điều tra tội phạm trộm cắp xe máy ở Vĩnh Phúc, Tạp chí Cảnh sát
nhân dân, số 5/2004.
5. Lê Văn Kiến (2008), Kết quả và kinh nghiệm điều tra các
vụ án trộm cắp xe máy trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh
Phúc, Tạp chí Công an nhân dân, số 6/2008.

Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi
xớng và lãnh đạo, đã đạt đợc những thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh
vực, làm thay đổi rõ rệt bộ mặt đất nớc; đời sống vật chất và tinh
thần của nhân dân từng bớc đợc cải thiện. Theo đó, các phơng tiện
giao thông cơ giới đờng bộ (PTGTCGĐB) không ngừng gia tăng với
tốc độ cao. Theo đó, đã xuất hiện những vấn đề nhức nhối về trật tự
an toàn xã hội nh: ùn tắc và gia tăng tai nạn giao thông; tình trạng
trộm cắp PTGTCGĐB có những diễn biến phức tạp, có thời điểm trở
thành vấn đề bức xúc, lo lắng cho nhiều ngời, làm ảnh hởng không

nhỏ đến đời sống của toàn xã hội. Các PTGTCGĐB là loại tài sản có
giá trị lớn, dễ tiêu thụ, nên đối tợng phạm tội thờng tập trung chiếm
đoạt, càng làm cho số các vụ trộm cắp PTGTCGĐB gia tăng. Trong
xu thế nền kinh tế nớc ta ngày càng phát triển, tăng cờng hội nhập
với các nớc trong khu vực và quốc tế, đã xuất hiện nhiều vụ trộm
cắp, tiêu thụ PTGTCGĐB với đờng dây tội phạm xuyên quốc gia, đa
quốc gia, vận chuyển PTGTCGĐB trộm cắp đợc ra nớc ngoài và
ngợc lại.
Để đẩy lùi, ngăn chặn tội phạm trộm cắp PTGTCGĐB, Tổng
cục Cảnh sát Bộ Công an đã chỉ đạo mở nhiều đợt tấn công truy quét
tội phạm hình sự, trong đó có tội phạm trộm cắp PTGTCGĐB; xác lập
nhiều chuyên án đấu tranh trên địa bàn cả nớc, triệt phá nhiều ổ
nhóm trộm cắp PTGTCGĐB, xử lý nghiêm tội phạm, thu tài sản trả lại
cho ngời bị hại. Mặc dù đã có sự tập trung chỉ đạo và nỗ lực nâng cao
hiệu quả công tác điều tra khám phá tội phạm trộm cắp PTGTCGĐB
nhng trong công tác điều tra của lực lợng Cảnh sát nhân dân
(CSND) còn bộc lộ nhiều tồn tại, thiếu sót cần khắc phục. Trớc hết,
công tác thống kê hình sự còn thiếu nề nếp, không có hệ thống nhất
quán; việc tổng kết đặc điểm hình sự tội phạm trộm cắp PTGTCGĐB
để từ đó có một quy trình điều tra đối với loại tội phạm này cha đợc
quan tâm đúng mức; lực lợng CSND cha vận dụng linh hoạt các
chiến thuật điều tra, nhất là quá trình sử dụng các biện pháp trinh sát
trong điều tra loại tội phạm trộm cắp PTGTCGĐB. Điều đó thể hiện ở
chỗ, việc thực hiện công tác nghiệp vụ cơ bản (NVCB) và công tác
khám nghiệm hiện trờng (KNHT) còn mang tính hình thức; việc xây
dựng và sử dụng mạng lới bí mật (MLBM) cha bám vào địa bàn, ổ
nhóm và đối tợng; trong các chuyên án còn ít xây dựng và sử dụng
đặc tình (ĐT) loại III; việc áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật
trong điều tra tội phạm trộm cắp PTGTCGĐB còn nhiều hạn chế và
bất cập.

Mặt khác, lực lợng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã
hội (CSĐTTP về TTXH) ở Công an cấp quận, huyện còn yếu về chất
lợng và thiếu về số lợng; việc sắp xếp, bố trí cán bộ trong các Cơ
quan Cảnh sát điều tra (CQCSĐT) cấp quận, huyện còn cha hợp lý đã
làm hạn chế đến kết quả điều tra khám phá tội phạm. Bên cạnh đó,
thực hiện phân công phối hợp giữa các lực lợng nghiệp vụ trong điều
tra tội phạm là một khâu yếu, cần có những giải pháp khắc phục. Đặc
biệt là, việc trao đổi thông tin tội phạm trong lực lợng Công an còn
nhiều bất cập; quan hệ phối hợp quốc tế trong điều tra tội phạm trộm
cắp PTGTCGĐB còn nhiều bất cập và bế tắc.
Do đó, tỷ lệ điều tra các vụ trộm cắp PTGTCGĐB còn thấp;
nhiều ổ nhóm tội phạm trộm cắp PTGTCGĐB cha đợc phát hiện và
triệt phá; tội phạm trộm cắp PTGTCGĐB hoạt động ở mọi lúc, mọi
nơi với những phơng thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt,
gây nên bức xúc trong nhân dân. Có thể nói, công tác điều tra tội
phạm trộm cắp PTGTCGĐB cha đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, làm cho
ngời dân hoài nghi về sự tận tình và tinh thần trách nhiệm, trình độ
năng lực của cán bộ, chiến sỹ Công an. Từ đó, thiếu nhiệt tình giúp đỡ
lực lợng Công an trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Để nâng cao hiệu quả điều tra tội phạm trộm cắp
PTGTCGĐB, đòi hỏi phải nghiên cứu có hệ thống và toàn diện về
hoạt động điều tra loại tội phạm này trên phạm vi cả nớc. Do đó,
nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài Điều tra tội phạm trộm cắp phơng
tiện giao thông cơ giới đờng bộ ở Việt Nam làm luận án Tiến sĩ
Luật học nhằm đáp ứng tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu đề tài nhằm làm rõ những vấn đề lý luận,
thực tiễn hoạt động điều tra tội phạm trộm cắp PTGTCGĐB ở Việt
Nam; đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả điều tra tội phạm trộm cắp
PTGTCGĐB trong thời gian tới.

Để đạt đợc mục đích trên, luận án có nhiệm vụ giải quyết các
vấn đề chủ yếu sau đây:
+ Nghiên cứu tổng quan về tội phạm trộm cắp PTGTCGĐB ở
Việt nam và một số nớc trên thế giới.
+ Làm sáng tỏ lý luận về hoạt động điều tra tội phạm trộm cắp
PTGTCGĐB, việc thực hiện công tác NVCB, sử dụng các biện pháp
trinh sát và sự phân công phối hợp giữa lực lợng CSĐTTP về TTXH
với các lực lợng nghiệp vụ khác trong điều tra tội phạm trộm cắp
PTGTCGĐB.
+ Nghiên cứu làm rõ khái niệm và dấu hiệu pháp lý đặc trng
của tội phạm trộm cắp PTGTCGĐB theo qui định của pháp luật hình
sự Việt Nam. Phân tích và làm rõ những vấn đề cần phải chứng minh
trong điều tra tội phạm trộm cắp PTGTCGĐB theo qui định của pháp
luật tố tụng hình sự Việt Nam.
+ Đánh giá, phân tích rõ thực trạng hoạt động điều tra tội
phạm trộm cắp PTGTCGĐB theo trình tự tố tụng hình sự; thực trạng
sử dụng các biện pháp trinh sát và thực hiện phân công phối hợp giữa
lực lợng CSĐTTP về TTXH với các lực lợng nghiệp vụ khác trong
điều tra tội phạm trộm cắp PTGTCGĐB.
+ Đánh giá những tồn tại, thiếu sót, vớng mắc; nguyên nhân
của những tồn tại, thiếu sót, vớng mắc trong hoạt động điều tra tội
phạm trộm cắp PTGTCGĐB và thực hiện phân công phối hợp giữa lực
lợng CSĐTTP về TTXH với các lợng nghiệp vụ khác trong điều tra
loại tội phạm này.
+ Dự báo những yếu tố tác động đến tình hình tội phạm trộm
cắp PTGTCGĐB ở nớc ta trong những năm tới.
+ Đề xuất hệ thống các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động
điều tra tội phạm trộm cắp PTGTCGĐB theo chức năng của lực lợng
CSND.
3. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tợng nghiên cứu của luận án là lý luận và thực tiễn hoạt
động điều tra tội phạm trộm cắp tài sản đối với loại tài sản cụ thể là ô
tô, xe mô tô hai bánh, ba bánh (trong luận án gọi tắt là PTGTCGĐB)
theo chức năng của lực lợng CSND với chủ thể chính là lực lợng
CSĐTTP về TTXH.
Nghiên cứu đợc tiến hành trên phạm vi toàn quốc, có tập
trung vào một số địa phơng trọng điểm và các địa bàn đặc trng cho
các vùng miền núi, trung du, đồng bằng, thành phố, thị xã, v.v Thời
gian khảo sát nghiên cứu từ năm 1996 đến năm 2007.
4. Cơ sở lý luận và sơ sở thực tiễn của việc nghiên cứu
+ Cơ sở lý luận: Đề tài luận án đợc nghiên cứu dựa trên hệ
thống các quan điểm, đờng lối, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nớc về đấu tranh phòng, chống tội phạm; lý luận về công tác
NVCB, biện pháp trinh sát, điều tra hình sự, tội phạm học, pháp luật
hình sự và tố tụng hình sự.
+ Cơ sở thực tiễn: Đề tài đợc dựa trên kết quả nghiên cứu
khảo sát thực tiễn tại các địa phơng trọng điểm, một số vụ án điển
hình và các báo cáo tổng kết thực tiễn của lực lợng CSND; báo cáo sơ
kết, tổng kết chuyên án, chuyên đề công tác đấu tranh phòng, chống
tội phạm trộm cắp PTGTCGĐB của Tổng cục Cảnh sát và Công an các
địa phơng.
5. Phơng pháp luận và phơng pháp nghiên cứu
+ Phơng pháp luận: Nghiên cứu luận án đợc dựa trên cơ sở
phơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa
Mác - Lênin, t tởng Hồ Chí Minh và những quan điểm của Đảng,
Nhà nớc về đấu tranh phòng, chống tội phạm.
+ Phơng pháp nghiên cứu: Tác giả sử dụng các phơng pháp
nghiên cứu cụ thể là: Phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh; tổng kết
thực tiễn; điều tra xã hội học; tọa đàm, lấy ý kiến chuyên gia, hội thảo
khoa học, v.v

6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần bổ sung hoàn
thiện lý luận về phơng pháp điều tra tội phạm hình sự nói chung và
điều tra tội phạm trộm cắp PTGTCGĐB nói riêng; là tài liệu tham
khảo cho việc xây dựng, hoàn thiện chính sách hình sự ở Việt Nam.
Luận án có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác
nghiên cứu, giảng dạy ở các trờng CAND.
Các giải pháp của luận án đợc áp dụng vào thực tiễn sẽ góp
phần nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra tội phạm trộm cắp
PTGTCGĐB ở Việt Nam theo chức năng của lực lợng CSND.
7. Những điểm mới của luận án
- Lần đầu tiên một số công trình khoa học về tội phạm trộm
cắp PTGTCGĐB ở nớc ngoài và ở Việt nam đợc nghiên cứu khái
quát có hệ thống; những dấu hiệu pháp lý đặc trng và đặc điểm hình
sự riêng biệt của tội phạm trộm cắp PTGTCGĐB ở Việt Nam đợc
phân tích làm rõ trong luận án một cách sâu sắc, toàn diện. Từ đó, có
đủ luận cứ khoa học để dự báo tình hình trộm cắp PTGTCGĐB trong
những năm tới; đồng thời, đa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả
hoạt động điều tra đối với loại tội phạm này.
- Đây là công trình chuyên khảo đầu tiên ở Việt Nam về tình hình
tội phạm trộm cắp PTGTCGĐB trên phạm vi cả nớc; thực trạng hoạt
động điều tra tội phạm trộm cắp PTGTCGĐB và thực hiện sự phân
công phối hợp giữa lực lợng CSĐTTP về TTXH với các lực lợng
nghiệp vụ khác trong hoạt động điều tra tội phạm trộm cắp
PTGTCGĐB đợc phân tích làm rõ một cách toàn diện.
- Các đề xuất trong luận án góp phần hoàn thiện quy trình điều
tra tội trộm phạm trộm cắp tài sản nói chung và tội phạm trộm cắp
PTGTCGĐB nói riêng; hoàn thiện chính sách hình sự, nội dung quản
lý Nhà nớc về ANTT, và các qui định của Bộ Công an về công tác
nghiệp vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm.

8. Cấu trúc của luận án
Luận án đợc kết cấu bởi phần Mở đầu, Bốn chơng, Kết luận,
Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục.

Chơng 1
Tổng quan nghiên cứu
về điều tra tội phạm trộm cắp
Phơng tiện giao thông cơ giới đờng bộ
(Từ trang 13 đến trang 30)
1.1. Những nghiên cứu về tội phạm trộm cắp phơng tiện
giao thông cơ giới đờng bộ một số nớc trên thế giới
Từ phân tích 49 công trình nghiên cứu về tội phạm trộm cắp
PTGTCGĐB hoạt động điều tra tội phạm trộm cắp PTGTCGĐB của
một số nớc trên thế giới, tác giả rút ra các nhận xét sau:
- Tội phạm trộm cắp PTGTCGĐB ngày càng gia tăng do tính
mạo hiểm thấp mà thu nhập bất hợp pháp lại rất cao.
- Tội phạm trộm cắp PTGTCGĐB có xu hớng hình thành
những tổ chức tội phạm xuyên quốc gia, gắn với tội phạm cớp tài
sản.
- Tội phạm trộm cắp PTGTCGĐB bao giờ cũng gắn với các
địa bàn tiêu thụ thuận lợi và có lợi nhuận.
- Thủ đoạn phổ biến của tội phạm trộm cắp PTGTCGĐB là lợi
dụng sơ hở của chủ phơng tiện, để chiếm đoạt.
- Trong hoạt động phòng ngừa rất coi trọng các biện pháp kỹ
thuật; khuyến nghị thiết kế, lắp đặt các thiết bị an toàn; tiến hành đặt
các bẫy kỹ thuật.
- Trong đấu tranh với tội phạm trộm cắp PTGTCGĐB, coi
trọng biện pháp tuần tra, kiểm soát; đặc biệt là kiểm soát các cửa
khẩu, biên giới.
- Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế đã xây dựng các dự án

nhằm giúp đỡ cảnh sát các nớc lấy tài liệu nhận dạng, chiến thuật
điều tra, cơ sở dữ liệu về phơng tiện, dụng cụ kỹ thuật, v.v phục vụ
điều tra tội phạm trộm cắp PTGTCGĐB đạt hiệu quả.
Các công trình khoa học về tội phạm trộm cắp PTGTCGĐB
của một số nớc đã nghiên cứu, không đề cập về hoạt động nghiệp vụ
trinh sát. Đây là một vấn đề còn bỏ ngỏ cần đi sâu nghiên cứu.
1.2. Những nghiên cứu về tội phạm trộm cắp phơng tiện
giao thông cơ giới đờng bộ ở Việt Nam
Khái quát các công trình khoa học trong nớc đề cập đến điều
tra tội phạm trộm cắp PTGTCGĐB, tác giả rút ra một số kết luận:
- Các nhà khoa học, chuyên gia trong nớc đã có nhiều nghiên
cứu về hoạt động điều tra tội phạm trộm cắp tài sản.
- Một số công trình nghiên cứu về hoạt động phòng ngừa hoặc
điều tra tội phạm trộm cắp xe máy trong phạm vi một địa phơng nhất
định.
- Các công trình tập trung nhiều vào nghiên cứu các hoạt động
điều tra tố tụng hình sự, ít có công trình nghiên cứu sâu nội dung thực
hiện các biện pháp trinh sát và quan hệ phối hợp giữa các lực lợng
trong tổ chức điều tra các vụ án trộm cắp PTGTCGĐB.
- Cha có công trình khoa học nào nghiên cứu toàn diện hoạt
động điều tra tội phạm trộm cắp PTGTCGĐB trên phạm vi toàn quốc.
1.3. Những vấn đề cần nghiên cứu và làm rõ trong luận án
Ngoài những vấn đề lý luận và thực tiễn của các công trình
nghiên cứu ở trong nớc và nớc ngoài có thể kế thừa, tác giả xác
định những vấn đề mà luận án cần tập trung làm rõ là:
- Khái niệm và những dấu hiệu pháp lý đặc trng của tội phạm
trộm cắp PTGTCGĐB.
- Những vấn đề phải chứng minh trong vụ án trộm cắp
PTGTCGĐB.
- Lý luận về hoạt động điều tra tội phạm trộm cắp

PTGTCGĐB.
- Xây dựng phơng pháp điều tra tội phạm trộm cắp
PTGTCGĐB.
- Các chủ thể tham gia và quan hệ phối hợp giữa các chủ thể
trong hoạt động điều tra tội phạm trộm cắp PTGTCGĐB ở Việt Nam.
- Tình hình tội phạm tội phạm trộm cắp PTGTCGĐB ở Việt
Nam từ năm 1996 đến năm 2007.
- Đặc điểm hình sự tội phạm trộm cắp PTGTCGĐB.
- Tính đặc thù trong hoạt động điều tra các vụ án trộm cắp
PTGTCGĐB.
- Thực trạng hoạt động điều tra tội phạm trộm cắp
PTGTCGĐB, những u điểm, tồn tại và nguyên nhân của tồn tại.
- Dự báo về tình hình tội phạm trộm cắp PTGTCGĐB trong
thời gian tới.
- Đề xuất hệ thống các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động
điều tra tội phạm trộm cắp PTGTCGĐB ở Việt Nam.
Chơng 2
Nhận thức về tội phạm trộm cắp Phơng tiện
giao thông cơ giới đờng bộ ở việt nam
(Từ trang 31 đến trang 81)
2.1. Khái niệm về tội phạm trộm cắp phơng tiện giao thông cơ
giới đờng bộ và hoạt động điều tra tội phạm trộm cắp phơng
tiện giao thông cơ giới đờng bộ
Trong Bộ luật Hình sự năm 1999 không có tội danh trộm cắp
PTGTCGĐB, về thực chất, tội phạm trộm cắp PTGTCGĐB là tội trộm
cắp tài sản mà đối tợng tác động của tội phạm là PTGTCGĐB. Đặc
điểm của tội phạm trộm cắp PTGTCGĐB là:
- Tội phạm trộm cắp PTGTCGĐB đợc xác định dựa theo những
căn cứ pháp lý về tội trộm cắp tài sản theo Điều 138 Bộ luật Hình sự
năm 1999.

- Trong thực tiễn, xét về mặt giá trị tài sản thì các loại
PTGTCGĐB đều có giá trị trên năm trăm nghìn đồng. Do đó, hành vi
trộm cắp PTGTCGĐB là hành vi nguy hiểm cho xã hội.
- Về khách thể, tội phạm trộm cắp PTGTCGĐB trực tiếp xâm
phạm quyền sở hữu tài sản hợp pháp của ngời khác.
- Về mặt khách quan, tội phạm đợc thực hiện với hành vi lén
lút chiếm đoạt và ngời phạm tội luôn có ý thức che giấu tính bất hợp
pháp của hành vi chiếm đoạt PTGTCGĐB.
- Về chủ thể của tội phạm trộm cắp PTGTCGĐB, là con ngời
cụ thể thực hiện hành vi trộm cắp có đủ năng lực trách nhiệm hình sự
theo quy định của Bộ luật Hình sự; có dấu hiệu đặc trng là, thờng
hoạt động theo ổ nhóm, gắn liền với các đờng dây tiêu thụ.
- Về mặt chủ quan, tội phạm trộm cắp PTGTCGĐB thực hiện do
lỗi cố ý trực tiếp, động cơ vụ lợi, mục đích chiếm đoạt PTGTCGĐB.
Nghiên cứu những dấu hiệu pháp lý đặc trng của tội phạm
trộm cắp PTGTCGĐB là cơ sở để xác định đặc điểm hình sự, những
vấn đề cần phải chứng minh và xây dựng phơng pháp điều tra các vụ
án trộm cắp PTGTCGĐB.
Từ phân tích lý luận chung về hoạt động điều tra tội phạm, tác
giả đã đa ra khái niệm: Điều tra tội phạm trộm cắp PTGTCGĐB là
quá trình lực lợng CSĐTTP về TTXH sử dụng tổng hợp các biện
pháp điều tra theo thủ tục, trình tự tố tụng hình sự và các biện pháp
nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ đợc phân công để phát hiện, thu
thập các thông tin, tài liệu, chứng cứ chứng minh tội phạm trộm cắp
PTGTCGĐB, phục vụ công tác xử lý và phòng ngừa tội phạm.
Luận án nhấn mạnh: Trong thực tiễn, tuỳ từng dối tợng cụ thể
mà lực lợngCSĐT sử dụng linh hoạt các biện pháp điều tra nhằm đạt
hiệu quả cao. Luận án cũng phân tích làm rõ những đặc điểm riêng
của tội phạm trộm cắp PTGTCGĐB và tính đặc thù trong hoạt động
điều tra loại tội phạm này.

2.2. Những vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án trộm
cắp phơng tiện giao thông cơ giới đờng bộ
Tác giả đã phân tích, làm rõ lý luận những vấn đề cần chứng
minh trong vụ án trộm cắp PTGTCGĐB. Đây là nội dung có ý nghĩa
quan trọng, là cơ sở để xác định đúng phơng hớng điều tra các vụ án
trộm cắp PTGTCGĐB. Những vấn đề cần chứng minh trong vụ án
trộm cắp PTGTCGĐB là:
- Xác định có tội trộm cắp PTGTCGĐB xảy ra hay không.
- Xác định đợc địa điểm, thời gian xảy ra vụ trộm cắp
PTGTCGĐB; ngời bị hại; giá trị tài sản PTGTCGĐB bị trộm cắp,
mức độ thiệt hại do tội phạm gây ra.
- Làm rõ đặc điểm của PTGTCGĐB bị trộm cắp là căn cứ trực
tiếp để Cơ quan điều tra áp dụng các biện pháp truy tìm vật chứng và
làm rõ thủ phạm của vụ án.
- Thủ đoạn gây án và che giấu tội phạm, công cụ phơng tiện
gây án; thủ đoạn tiêu thụ PTGTCGĐB bị trộm cắp.
- Tính chất của hành vi phạm tội, mối quan hệ nhân quả do tội
phạm gây ra; những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ.
- Chủ thể thực hiện tội phạm; những đặc điểm về nhân thân
ngời phạm tội; động cơ, mục đích phạm tội; những nguyên nhân và
điều kiện dẫn đến tội phạm trộm cắp PTGTCGĐB; v.v.
2.3. Hoạt động điều tra tố tụng hình sự đối với tội phạm
trộm cắp phơng tiện giao thông cơ giới đờng bộ
Là quá trình lực lợng CSĐTTP về TTXH sử dụng các biện
pháp điều tra theo trình tự tố tụng hình sự nhằm phát hiện, thu thập
các tài liệu, chứng cứ chứng minh tội phạm trộm cắp PTGTCGĐB
theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự, phục vụ công tác xử lí và
phòng ngừa tội phạm.
Trong tiết này, tác giả đã đi sâu phân tích về mặt lý luận,
phơng pháp tiến hành một số hoạt động tố tụng hình sự chủ yếu nh:

Tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về tội phạm trộm cắp PTGTCGĐB;
khám nghiệm hiện trờng các vụ án trộm cắp PTGTCGĐB; lấy lời
khai ngời bị hại, ngời làm chứng; khởi tố bị can; bắt, khám xét; hỏi
cung bị can; trng cầu giám định và thực nghiệm điều tra các vụ án
trộm cắp PTGTCGĐB; v.v
2.4. Thực hiện các biện pháp trinh sát trong điều tra tội
phạm trộm cắp phơng tiện giao thông cơ giới đờng bộ
Từ đặc điểm riêng các vụ trộm cắp PTGTCGĐB, tác giả phân
tích về mặt lý luận và căn cứ pháp lý để khẳng định việc tiến hành các
hoạt động trinh sát nh: ST, XMHN, xây dựng MLBM; sử dụng các
biện pháp trinh sát ngoại tuyến, trinh sát kỹ thuật nghiệp vụ, trinh sát
xác minh, trinh sát trực tiếp, trinh sát liên hoàn để điều tra tội phạm
trộm cắp PTGTCGĐB sẽ mang lại hiệu quả cao. Do đó, trong thực tiễn
hoạt động điều tra phải rất coi trọng các biện pháp trinh sát.
2.5. Quan hệ phối hợp giữa lực lợng Cảnh sát điều tra tội
phạm về trật tự xã hội với các lực lợng nghiệp vụ khác trong điều
tra tội phạm trộm cắp phơng tiện giao thông cơ giới đờng bộ
Theo quy định, các vụ trộm cắp PTGTCGĐB do lực lợng
CSĐTTP về TTXH tiến hành điều tra, mà phần lớn thuộc thẩm quyền
điều tra của Đội CSĐTTP về TTXH. Song, xuất phát từ đặc điểm riêng
của loại tội phạm này, muốn điều tra tội phạm trộm cắp PTGTCGĐB
đạt hiệu quả, một trong những yếu tố quan trọng là phải tổ chức tốt sự
phân công phối hợp giữa các lực lợng tham gia dới sự chỉ đạo thống
nhất, tập trung của Thủ trởng CQCSĐT. Đặc biệt là phải phối hợp
chặt chẽ trong tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác tội phạm; trong nắm
tình hình, trao đổi thông tin; trong phát hiện tội phạm; trong thực hiện
công tác NVCB và trong quá trình điều tra vụ án.
chơng 3
thực trạng hoạt động điều tra
tội phạm trộm cắp Phơng tiện giao thông cơ

giới đờng bộ ở việt nam
(Từ trang 82 đến trang 151)
3.1. Tình hình tội phạm trộm cắp phơng tiện giao thông cơ giới
đờng bộ
Từ khảo sát thực tiễn, tác giả đã khắc hoạ toàn cảnh bức tranh
tình hình tội phạm hình sự nói chung và tình hình tội phạm trộm cắp
PTGTCGĐB ở Việt Nam nói riêng. Trong luận án, với hệ thống số
liệu phong phú đã chỉ rõ, những năm gần đây, tình hình trộm cắp
PTGTCGĐB gia tăng và diễn ra ngày càng phức tạp cả về số vụ và
tính chất; hoạt động của đối tợng trộm cắp PTGTCGĐB lu động
trên địa bàn rộng, không chỉ ở trong nớc mà có cả những đờng dây
hoạt động trên phạm vi quốc tế; đối tợng trộm cắp PTGTCGĐB hoạt
động táo bạo, trắng trợn với những phơng thức, thủ đoạn tinh vi, xảo
quyệt, hình thành các băng, ổ nhóm.
Luận án cũng chỉ rõ các loại phơng tiện mà tội phạm thờng
nhằm vào để xâm hại, những địa bàn mà đối tợng thờng gây án.
3.2. Đặc điểm hình sự tội phạm trộm cắp phơng tiện giao
thông cơ giới đờng bộ
Từ khảo sát thực tiễn, tác giả làm rõ một số đặc điểm hình sự tội
phạm trộm cắp PTGTCGĐB ở Việt Nam, đó là:
- Về dấu vết vật chất các vụ án trộm cắp phơng tiện giao thông
cơ giới đờng bộ: Đối với các vụ xảy ra nơi công cộng ít để lại dấu
vết; các vụ trộm cắp trong nhà thờng để lại các dấu vết vật chất nh:
Dấu vết cắt kim loại, cạy phá, đờng vân, dấu vết vải sợi, dấu vết giầy,
dép, dấu vết máu, v.v Trên các PTGTCGĐB bị trộm cắp thờng để
lại các dấu vết tẩy xoá, đục lại số máy, số khung; trên các giấy tờ về
PTGTCGĐB bị trộm cắp thờng là dấu vết in, tẩy xoá.
- Giai đoạn chuẩn bị gây án: Hầu hết trớc khi gây án đối tợng
đều có sự chuẩn bị phơng tiện, công cụ gây án, chiếm tới 73%; chuẩn
bị nơi cất giấu PTGTCGĐB sau khi trộm cắp đợc, chiếm 59% số vụ.

- Về thủ đoạn gây án: Các vụ trộm cắp trong nhà, đối tợng trộm
cắp thờng sử dụng thủ đoạn cạy cửa, dỡ ngói, cắt phá khoá, đột nhập
vào nhà để trộm cắp PTGTCGĐB. Những đối tợng hoạt động theo
kiểu đánh thoi thờng quan sát, khi phát hiện chủ phơng tiện quên
chìa khoá, không khoá hoặc không có ngời trông giữ, là chúng phá
khoá, thực hiện hành vi trộm cắp PTGTCGĐB; các đối tợng phạm tội
thờng tổ chức thành các đờng dây có sự liên kết chặt chẽ từ khâu
trộm cắp đến khâu tiêu thụ.
Tại những nơi trông giữ PTGTCGĐB, một số thủ đoạn thờng
là, đối tợng đem những chiếc xe có hình thức tơng tự chiếc xe định
lấy cắp để bên cạnh, rồi thực hiện hành vi trộm cắp; lợi dụng sự lộn
xộn nơi đông ngời để trà trộn thực hiện hành vi trộm cắp; đóng vai
công chức đến các cơ quan vờ liên hệ công tác để thực hiện hành vi
trộm cắp; làm giả vé giữ xe để thực hiện hành vi trộm cắp; một số
trờng hợp, lợi dụng khi có vụ va chạm giao thông, đa chủ phơng
tiện đi cấp cứu để chiếm đoạt phơng tiện, v.v
Để thoát khỏi hiện trờng vụ án, ngời phạm tội thờng sử dụng
chính phơng tiện trộm cắp đợc. Thủ đoạn cất giấu phơng tiện trộm
cắp đợc phổ biến là, đem đi tiêu thụ ở nơi định sẵn, hoặc gửi vào nhà
ngời quen, nơi trông giữ xe, các hiệu cầm đồ hoặc đem ngay đến các
vùng sâu, vùng xa, hẻo lánh, bán với giá thấp.
Về thủ đoạn tiêu thụ PTGTCGĐB bị chiếm đoạt, thờng là đục
lại số khung, số máy, làm giả giấy tờ để bán; tháo dỡ phụ tùng để bán
hoặc cắt phá PTGTCGĐB trộm cắp đợc để bán sắt phế liệu; lập
đờng dây đa ra nớc ngoài tiêu thụ.
- Về địa điểm gây án: Các vụ trộm cắp PTGTCGĐB chủ yếu
xảy ra nơi công cộng, vỉa hè, lòng đờng, trớc cửa nhà, v.v Kết qủa
khảo sát đối với các vụ trộm cắp ô tô, có 302 vụ, chiếm 24,1% trộm
cắp tại bãi gửi xe, trong nhà, trong gara; trộm cắp ở nơi công cộng,
vỉa hè, lòng đờng xảy ra 948 vụ, chiếm tỷ lệ 75,9%.

Đối với các vụ trộm cắp xe máy, trộm cắp trong nhà chiếm tỷ lệ
20%; trớc cửa nhà chiếm tỷ lệ 11,99%; nơi công cộng 60%; nơi
trông giữ xe 2,07%; trong cơ quan là 5,87%.
- Về thời gian gây án: Từ 6h đến 11h, chiếm tỷ lệ 17,85%; từ
11h đến 13h, là 20,56 %; từ 13h đến 18h, là 14,66%; từ 18h đến 24h,
là 33,2%; từ 24h đến 06h, là 13,7%.
- Về đặc điểm PTGTCGĐB bị chiếm đoạt, thờng là các loại xe
giá trị cao, dễ trộm cắp và dễ tiêu thụ. Song, theo một hớng khác, đối
tợng phạm tội lại nhằm vào các loại xe cũ, ít tiền nhng dễ tiêu thụ,
chủ sở hữu lại coi thờng, lơ là trong việc bảo quản.
- Về đặc điểm về phơng tiện, công cụ gây án, phơng tiện đợc
sử dụng gây án chủ yếu là đối tợng phạm tội đi bằng xe máy, chiếm
tỷ lệ 60%; 40% số vụ, chúng đi bộ hoặc bằng các phơng tiện khác.
Các vụ trộm cắp PTGTCGĐB trong nhà, đối tợng thờng dùng
dùng đèn khò, xà beng, búa, kìm cộng lực đào tờng, phá khoá để đột
nhập, chiếm tỷ lệ 20%; sử dụng công cụ khác chiếm tỷ lệ 11%. Những
vụ xảy ra ở nơi công cộng đối tợng phạm tội chủ yếu sử dụng chìa
khoá vạn năng, vam phá khoá hình chữ T và chữ L, chiếm tỷ lệ 69%;
- Về đặc điểm nhân thân ngời phạm tội, thể hiện khác nhau về
độ tuổi, trình độ văn hoá, nghề nghiệp và đặc điểm tâm lý. ở độ tuổi
từ 16 đến 30, chiếm tỷ lệ cao nhất, trên 80%; lứa tuổi từ 31 đến 40,
chiếm tỷ lệ từ 7,5 % đến 10%. Về giới tính, đối tợng trộm cắp chủ
yếu là nam giới, chiếm tỷ lệ 98%.
Đối tợng phạm tội chủ yếu là ngời không có nghề nghiệp; về
trình độ học vấn thấp; đối tợng đã có tiền án, tiền sự hoặc trộm cắp
chuyên nghiệp chiếm đa số; số đối tợng nghiện ma tuý chiếm tỷ lệ
khá cao; đối tợng phạm tội lần đầu, cơ hội thờng hoạt động đơn lẻ.
Về đặc điểm tâm lý và nhân thân ngời bị hại, thờng là chủ
quan, mất cảnh giác; ngại gửi PTGTCGĐB vào nơi trông giữ; một số
ngời bị hại, ngời làm chứng ngại làm việc với cơ quan công an hoặc

cha tin vào CQCSĐT nên không trình báo hoặc khai báo không đúng
sự thật các tình tiết liên quan đến vụ án.
3.3. Thực trạng hoạt động điều tra tội phạm trộm cắp
phơng tiện giao thông cơ giới đờng bộ
Từ khảo sát thực tiễn, tác giả đã tập trung làm rõ:
- Thực trạng tổ chức lực lợng tham gia điều tra tội phạm trộm
cắp PTGTCGĐB; tình trạng thiếu cán bộ, nhất là thiếu điều tra viên ở
cấp quận, huyện.
- Thực trạng hoạt động điều tra tội phạm trộm cắp PTGTCGĐB
bộ theo trình tự tố tụng hình sự.
- Thực trạng hoạt động trinh sát trong điều tra tội phạm trộm
cắp PTGTCGĐB.
- Thực trạng quan hệ phối hợp giữa lực lợng CSĐTTP về
TTXH với các lực lợng khác trong điều tra tội phạm trộm cắp
PTGTCGĐB.
Từ đó, tác giả đa ra nhận xét:
- Lực lợng CSĐTTP về TTXH đã tập trung lực lợng, biện pháp
đấu tranh với tội phạm trộm cắp PTGTCGĐB. Quá trình điều tra đã có
sự phối hợp giữa các lực lợng và đạt đợc một số kết quả nhất định.
Đặc biệt là, lực lợng CSĐTTP về TTXH đã biết vận dụng, tổ chức
công tác nghiệp vụ cơ bản, sáng tạo trong thực hiện chiến thuật, thủ
thuật, điều tra làm rõ nhiều vụ án trộm cắp PTGTCGĐB; thực hiện tốt
các quy trình, thủ tục, quy định của pháp luật, góp phần xử lí đúng
ngời, đúng tội không để xảy ra oan, sai.
Tuy nhiên, công tác điều tra các vụ án trộm cắp PTGTCGĐB
còn có nhiều thiếu sót, kém hiệu quả; kết quả điều tra, khám phá đạt
tỷ lệ thấp; các biện pháp công tác NVCB cha đáp ứng yêu cầu nhiệm
vụ, cha quán xuyến đợc địa bàn, đối tợng, số lợng chuyên án xác
lập ít. Các hoạt động điều tra ban đầu, nhất là các biện pháp truy bắt
đối tợng, truy tìm vật chứng theo dấu vết nóng thiếu khẩn trơng;

công tác KNHT, còn mang tính hình thức, kém hiệu quả; việc lập kế
hoạch điều tra còn theo kinh nghiệm, dập khuôn máy móc, cha nêu
ra đợc tình huống điều tra sát hợp; cha có ý thức tích luỹ những tài
liệu, thông tin về loại tội phạm trộm cắp PTGTCGĐB để nghiên cứu,
tìm ra quy luật hoạt động của tội phạm; mở rộng điều tra các vụ trộm
cắp PTGTCGĐB còn hạn chế; thực hiện phân công phối hợp giữa các
lực lợng là một khâu yếu, v.v Nguyên nhân của tồn tại là:
Về khách quan, số lợng PTGTCGĐB tăng nhiều, ý thức bảo vệ
tài sản của nhân dân cha cao. Đối tợng trộm cắp tập trung vào loại
tài sản có giá trị này để chiếm đoạt với phơng thức, thủ đoạn ngày
càng trắng trợn, táo bạo, tinh vi, xảo quyệt, đặc biệt là đối tợng hoạt
động theo kiểu đánh thoi. Do mới đợc sắp xếp lại các CQCSĐT,
vừa tổ chức hoạt động phòng ngừa vừa tiến hành điều tra theo trình tự
tố tụng hình sự nên trình độ kinh nghiệm điều tra tố tụng hình sự của
cán bộ còn hạn chế, biên chế lại thiếu so với yêu cầu.
Về chủ quan, việc bố trí lực lợng CSĐTTP về TTXH cha hợp
lý; việc sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm công tác điều tra tội phạm
trộm cắp PTGTCGĐB ít đợc quan tâm; thực hiện phân công phối
hợp giữa các lực lợng cha chặt chẽ, kém hiệu quả; việc vận dụng và
thực hiện thủ thuật, chiến thuật điều tra còn lúng túng, bị động; kinh
phí, phơng tiện điều kiện làm việc còn thiếu thốn; một số chế độ
chính sách, quy định của pháp luật còn bất cập.

chơng 4
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả điều tra
tội phạm trộm cắp Phơng tiện giao thông cơ
giới đờng bộ
(Từ trang 152 đến trang 196)
4.1. Dự báo tình hình tội phạm trộm cắp phơng tiện giao
thông cơ giới đờng bộ ở Việt Nam

Tội phạm trộm cắp PTGTCGĐB trong thời gian tới sẽ diễn biến
phức tạp, gia tăng về tính chất và mức độ nghiêm trọng; thay đổi về
phạm vi, quy mô hoạt động. Do đó, cần phải có biện pháp sát hợp để
tổ chức hoạt động điều tra các vụ án trộm cắp PTGTCGĐB trong thời
gian tới đạt hiệu quả.
4.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả điều tra tội phạm
trộm cắp phơng tiện giao thông cơ giới đờng bộ
Từ kết quả nghiên cứu lý luận, tác giả đã đề xuất sáu giải pháp
nâng cao hiệu quả điều tra tội phạm trộm cắp PTGTCGĐB, đó là:
- Chú trọng các khâu đột phá trong hoạt động điều tra tội phạm
trộm cắp PTGTCGĐB theo trình tự tố tụng hình sự từ khâu tiếp nhận
tin báo, tố giác tội phạm đến khâu khám nghiệm hiện trờng, xét hỏi
bị can, mở rộng điều tra vụ án, v.v
- Khai thác triệt để kết quả của công tác nghiệp vụ cơ bản và các
biện pháp hoạt động nghiệp vụ trinh sát để phục vụ điều tra tội phạm
trộm cắp PTGTCGĐB.
- Coi trọng ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ, kỹ
thuật trong điều tra tội phạm trộm cắp PTGTCGĐB.
- Phân công phối hợp giữa các lực lợng trong điều tra tội phạm
trộm cắp PTGTCGĐB.
- Đổi mới lãnh đạo, chỉ huy trong tổ chức điều tra tội phạm trộm
cắp PTGTCGĐB.
- Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong hoạt động điều tra tội
phạm trộm cắp PTGTCGĐB.
kết luận
Hiện nay, số lợng các PTGTCGĐB không ngừng tăng lên đã
làm nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp, nhất là tình hình tội phạm trộm
cắp PTGTCGĐB. Tội phạm trộm cắp PTGTCGĐB gây thiệt hại lớn về
kinh tế, làm ảnh hởng xấu đến tình hình ANTT. Tội phạm trộm cắp
PTGTCGĐB đã xuất hiện từ lâu. Cộng đồng quốc tế và nhiều quốc

gia trên thế giới đã sớm nghiên cứu các biện pháp phòng, chống tội
phạm trộm cắp PTGTCGĐB.
Phân tích tình hình nghiên cứu về tội phạm trộm cắp
PTGTCGĐB của các nớc trên thế giới cho thấy, điều tra tội phạm
trộm cắp PTGTCGĐB là vấn đề đợc nhiều nớc đặc biệt quan tâm.
Trong các công trình nghiên cứu của nớc ngoài đã đề cập nhiều đến
tình hình tội phạm trộm cắp PTGTCGĐB; đặc điểm hình sự tội phạm
trộm cắp PTGTCGĐB; các biện pháp tiến hành điều tra tố tụng hình
sự nhằm làm rõ tội phạm; đặc biệt là việc nghiên cứu, áp dụng các
tiến bộ khoa học và phơng tiện kỹ thuật tiên tiến trong phòng ngừa,
điều tra tội phạm trộm cắp PTGTCGĐB.
ở Việt Nam, các nhà khoa học trong nớc đã có nhiều công
trình nghiên cứu về tội phạm trộm cắp tài sản. Tuy nhiên, cha có
công trình khoa học nào nghiên cứu về tội phạm trộm cắp
PTGTCGĐB trên phạm vi toàn quốc. Từ đó, nghiên cứu vấn đề
Điều tra tội phạm trộm cắp phơng tiện giao thông cơ giới đờng bộ
ở Việt Nam là quan trọng và cần thiết. Theo đó, những nội dung cần
phải tập trung trong quá trình nghiên cứu luận án là, làm rõ cơ sở pháp
lý, khái niệm và những dấu hiệu pháp lý đặc trng của tội phạm trộm
cắp PTGTCGĐB; đặc điểm hình sự tội phạm trộm cắp PTGTCGĐB ở
Việt Nam; làm rõ lý luận về điều tra tội phạm trộm cắp PTGTCGĐB;
các chủ thể tham gia hoạt động điều tra tội phạm trộm cắp
PTGTCGĐB và thực trạng hoạt động điều tra tội phạm trộm cắp
PTGTCGĐB ở Việt Nam; kết quả, u điểm và những tồn tại, thiếu sót
trong hoạt động điều tra tội phạm trộm cắp PTGTCGĐB; nguyên nhân
của những u điểm, tồn tại.
Tội phạm trộm cắp PTGTCGĐB là một loại tội phạm cụ thể, có
những dấu hiệu pháp lý đặc trng. Đó chính là cơ sở để xác định đặc
điểm hình sự và những vấn đề cần phải chứng minh cũng nh việc xây
dựng phơng pháp điều tra các vụ án trộm cắp PTGTCGĐB ở nớc ta.

Làm rõ một cách sâu sắc những dấu hiệu pháp lý đặc trng của tội
phạm trộm cắp PTGTCGĐB là một trong những kết quả quan trọng
của luận án. Làm rõ về mặt lý luận những vấn đề cần chứng minh
trong vụ án trộm cắp PTGTCGĐB có ý nghĩa rất quan trọng trong quá
trình chứng minh sự thật của vụ án. Đó là cơ sở để xác định đúng
phơng hớng của hoạt động điều tra các vụ án trộm cắp PTGTCGĐB.
Điều tra tội phạm trộm cắp PTGTCGĐB là quá trình lực lợng
CSĐTTP về TTXH sử dụng tổng hợp các biện pháp điều tra theo trình
tự tố tụng hình sự, thực hiện công tác NVCB và tiến hành các biện
pháp trinh sát. Trong đó, điều tra tố tụng hình sự để phát hiện, thu
thập các thông tin, tài liệu, chứng cứ chứng minh tội phạm trộm cắp
PTGTCGĐB theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự, phục vụ
công tác xử lý và phòng ngừa tội phạm. Mặt khác, từ đặc điểm riêng
của tội phạm trộm cắp PTGTCGĐB, làm tốt công tác NVCB, sử dụng
sáng tạo các biện pháp trinh sát sẽ mang lại hiệu quả cao.
Theo quy định về thẩm quyền điều tra, các vụ trộm cắp
PTGTCGĐB đều do lực lợng CSĐTTP về TTXH tiến hành điều tra,
mà phần lớn thuộc thẩm quyền điều tra của Đội CSĐTTP về TTXH.
Song, xuất phát từ đặc điểm riêng, muốn nâng cao hiệu quả điều tra
tội phạm trộm cắp PTGTCGĐB, một trong những yếu tố quan trọng là
phải tổ chức phân công phối hợp giữa các lực lợng một cách chặt
chẽ, đồng bộ.
Từ khảo sát thực tiễn, tác giả đã xây dựng bức tranh toàn cảnh
về tình hình tội phạm trộm cắp PTGTCGĐB ở Việt Nam. Đó là, tội
phạm trộm cắp PTGTCGĐB có xu hớng gia tăng và diễn ra ngày
càng phức tạp; hoạt động của đối tợng trộm cắp PTGTCGĐB lu
động trên địa bàn rộng, không chỉ ở trong nớc mà có cả những
đờng dây hoạt động trên phạm vi quốc tế. Đối tợng trộm cắp
PTGTCGĐB hoạt động táo bạo, trắng trợn với những phơng thức,
thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, hình thành các băng, ổ nhóm.

Trớc tình hình trên, lực lợng CSĐTTP về TTXH đã tập trung
điều tra làm rõ nhiều vụ trộm cắp PTGTCGĐB; thực hiện tốt các qui
trình, thủ tục, qui định của pháp luật, góp phần xử lý đúng ngời, đúng
tội không để xảy ra oan, sai. Tuy nhiên, công tác điều tra các vụ án
trộm cắp PTGTCGĐB ở Việt Nam còn có nhiều thiếu sót, kém hiệu
quả; kết quả điều tra các vụ án đạt tỷ lệ thấp; các biện pháp công tác
NVCB cha đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; các hoạt động điều tra ban
đầu tổ chức thiếu khẩn trơng, kịp thời; công tác KNHT, còn mang
tính hình thức, kém hiệu quả; việc tích luỹ những tài liệu, thông tin về
tội phạm trộm cắp PTGTCGĐB để nghiên cứu, tìm ra những giải pháp
nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra cha đợc quan tâm; phân công
phối hợp giữa các lực lợng trong điều tra tội phạm trộm cắp
PTGTCGĐB là một khâu yếu.
Tác giả chỉ rõ nguyên nhân của tồn tại là, số lợng PTGTCGĐB
tăng nhanh, ý thức bảo vệ tài sản của nhân dân cha cao; đối tợng
trộm cắp nhằm vào loại tài sản có giá trị, dễ vận chuyển để chiếm đoạt
với phơng thức, thủ đoạn ngày càng trắng trợn, táo bạo, tinh vi, đặc
biệt là đối tợng gây án theo kiểu đánh thoi; hình thành ổ nhóm và
những đờng dây liên kết chặt chẽ. Trong khi đó, lực lợng CSĐTTP
về TTXH còn thiếu, bố trí cha hợp lý, cha đầu t cán bộ có năng
lực, trình độ cho công tác điều tra tội phạm. Việc sơ kết, tổng kết rút
kinh nghiệm, nghiên cứu đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả công
tác điều tra tội phạm trộm cắp PTGTCGĐB ít đợc quan tâm. Trong
lực lợng còn có biểu hiện cục bộ nên sự phối hợp cha chặt chẽ, kém
hiệu quả; nhiều cán bộ, chiến sĩ cha đợc đào tạo cơ bản về nghiệp
vụ điều tra tố tụng hình sự, việc vận dụng và thực hiện thủ thuật,
chiến thuật điều tra còn lúng túng, bị động; cha nhiệt tình với công
việc; kinh phí, phơng tiện kỹ thuật, điều kiện làm việc còn thiếu
thốn; một số chế độ chính sách, quy định của pháp luật còn bất cập,
v.v

Tác giả luận án đã dự báo tình hình tội phạm trộm cắp
PTGTCGĐB những năm tới. Đó là, tội phạm trộm cắp PTGTCGĐB
trong thời gian tới sẽ tiếp tục tăng về số vụ và tính chất phức tạp về
đối tợng, phơng thức thủ đoạn, địa bàn hoạt động. Điều đó đòi hỏi
lực lợng CSĐTTP về TTXH phải không ngừng đổi mới nhận thức,
phong cách, lề lối làm việc, phơng pháp tổ chức thực hiện công tác
NVCB, các biện pháp trinh sát, phân công phối hợp giữa các lực
lợng trong quá trình điều tra tội phạm trộm cắp PTGTCGĐB.
Trên cơ sở đó, vận dụng những quan điểm của Đảng, Nhà nớc
trong đấu phòng, chống tội phạm, tác giả đề xuất ba nhóm giải pháp
về chú trọng khâu đột phá trong điều tra tố tụng hình sự, cải tiến công
tác NVCB và xây dựng lực lợng CAND với sáu giải pháp cụ thể
mang tính khả thi cao. Đặc biệt là, nâng cao hiệu quả sử dụng các
biện pháp trinh sát và tăng cờng phân công phối hợp giữa lực lợng
CSĐTTP về TTXH với các lực lợng khác trong điều tra tội phạm
trộm cắp PTGTCGĐB. Những giải pháp này đảm bảo điều kiện, hành
lang pháp lý và dựa trên những cơ sở khoa học, u thế sẵn có của các
biện pháp nghiệp vụ và sức mạnh tổng hợp của lực lợng CSND trong
đấu tranh phòng, chống tội phạm trộm cắp PTGTCGĐB.
Những nội dung và kết quả nghiên cứu trong luận án đã đạt đợc
yêu cầu, mục tiêu đề ra, góp phần bổ sung vào hệ thống lý luận nghiệp
vụ hoạt điều tra tội phạm, sử dụng các biện pháp nghiệp vụ và quan hệ
phối hợp giữa các lực lợng trong đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Tuy nhiên, luận án không thể tránh khỏi những tồn tại, tác giả mong
đợc sự góp ý của các nhà khoa học, lãnh đạo trong, ngoài lực lợng
Công an, và cán bộ, chiến sĩ trinh sát, ĐTV trong toàn lực lợng
CAND để bản luận án đợc hoàn thiện./.

×