Tải bản đầy đủ (.doc) (134 trang)

Đánh giá năng suất, chất lượng, khả năng thích ứng của các giống cà chua lai quả nhỏ mới với điều kiện vụ thu đông và vụ xuân hè

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 134 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1

Đặt vấn đề
Cây cà chua (Lycopersicon esculentum Mill) thuộc họ cà (Solanaceae)

có nguồn gốc từ phía Nam nước Mỹ, là loại rau phổ biến trên thế giới và được
nhiều người ưa chuộng. Cà chua có giá trị dinh dưỡng rất lớn. Quả cà chua
được sử dụng ở nhiều phương thức khác nhau: có thể dùng làm salat, chế biến
các món ăn, làm quả tươi ở các món tráng miệng, cà chua đóng hộp nguyên
quả, tương cà chua,…
Là loại rau quả dễ sử dụng, cà chua đã trở thành món ăn thơng dụng
của nhiều nước trên thế giới trên 150 năm qua [Fao, 2005]. Mặt khác, cà chua
còn là một mặt hàng rau tươi có giá trị xuất khẩu vào loại lớn trên thị trường
thế giới. Châu Á là thị trường đứng đầu về diện tích trồng và sản lượng, trong
đó đứng thứ nhất ở Châu Á đó là Trung Quốc.
Ở Việt Nam, cây cà chua đã được trồng từ rất lâu và là cây trồng chủ
lực của ngành nông nghiệp. Ở nước ta việc phát triển cà chua cịn có ý nghĩa
quan trọng về mặt ln canh, tăng vụ, và tăng năng suất trên đơn vị diện tích,
do đó cà chua là loại rau được khuyến khích phát triển. Phần lớn diện tích
trồng cà chua tập trung tại các tỉnh Đồng bằng sông Hồng như Hà Nội, Hải
Dương, Thái Bình, Hải Phịng, Hưng n, Hà Tây, Nam Định… Hiện nay có
một số giống chịu nhiệt mới lai tạo chọn lọc có thể trồng tại miền Trung, Tây
Nguyên và Nam bộ nên diện tích gieo trồng ngày càng được mở rộng. Nhiều
giống cà chua lai chất lượng tốt được phát triển mạnh ở Đà Lạt, Lâm Đồng.
Những năm gần đây, giống cà chua mini đã xuất hiện và có sức hút đối
với thị trường người tiêu dùng. Đây là giống cà chua chất lượng cao, phục vụ
ăn tươi là chính (salat), đặc biệt giống này phù hợp cho cơng nghệ đóng hộp
ngun quả. Thịt quả dày, mịn, chắc, khơ ráo, khẩu vị ngọt có hương thơm,

1




quả cứng, chịu đựng được vận chuyển xa, bảo quản được dài ngày. Những
giống cà chua này thường bắt gặp ở các vùng núi cao và ven biển miền Trung.
Quả có lượng axit cao, hạt nhiều nhưng khả năng chống chịu khá nên được sử
dụng làm vật liệu tạo giống. Cà chua quả nhỏ dễ trồng, trồng được nhiều vụ
trong năm, sai quả với giá bán cao gấp 2 – 3 lần cà chua thông thường nên
hiệu quả đưa lại thường rất cao. Tuy nhiên những nghiên cứu về giống cà
chua quả nhỏ và số lượng mẫu giống này ở nước ta chưa nhiều, trên thị
trường có một số ít các giống như: VR2, TN061, giống lai F1 TN040, giống
lai F1 thúy hồng 1657, giống lai F1 HT144…
Với mục tiêu đa dạng hoá sản phẩm, đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu
ngày càng cao của người tiêu dùng, phục vụ ăn tươi và chế biến, bổ sung
thêm vào nguồn giống cà chua trong nước những giống cà chua cho năng suất
cao, chất lượng tốt, có khả năng chống chịu với các điều kiện bất thuận của
môi trường, tiếp tục hướng nghiên cứu của các đề tài đi trước, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá năng suất, chất lượng, khả năng thích ứng của các giống
cà chua lai quả nhỏ mới với điều kiện vụ Thu Đông và vụ Xuân Hè”
1.2

Mục đích – Yêu cầu của đề tài

1.2.1 Mục đích của đề tài
Tuyển chọn được các tổ hợp lai cà chua quả nhỏ có khả năng sinh
trưởng, phát triển tốt, năng suất, chất lượng cao, có khả năng chống chịu sâu
bệnh để giới thiệu cho thử nghiệm sản xuất ở vụ Thu Đông và vụ Xuân Hè.
1.2.2 Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá khả năng sinh trưởng và một số đặc điểm hình thái, cấu trúc
cây của các tổ hợp lai cà chua nhỏ trồng trong vụ Thu Đông và vụ Xuân Hè.

- Đánh giá khả năng ra hoa, đậu quả, các yếu tố cấu thành năng suất
và năng suất của các tổ hợp lai cà chua nhỏ trồng trong vụ Thu Đông và vụ

2


Xuân Hè.
- Đánh giá một số đặc điểm hình thái quả và một số chỉ tiêu về chất
lượng quả của các tổ hợp lai cà chua quả nhỏ trồng trong vụ Thu Đông và vụ
Xuân Hè.
- Đánh giá khả năng chống chịu của các tổ hợp lai với điều kiện nhiệt
độ cao của môi trường thông qua khả năng ra hoa, đậu quả trong vụ Thu
Đông và vụ Xuân Hè.
- Đánh giá tình hình nhiễm bệnh virus trên đồng ruộng theo các triệu
chứng quan sát trên cây qua các lần theo dõi trong vụ Thu Đông và vụ Xuân
Hè.

3


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1

Nguồn gốc, phân loại, giá trị của cây cà chua

2.1.1 Nguồn gốc, phân bố của cây cà chua
Cà chua có nguồn gốc từ Nam Mỹ, dọc theo bờ biển Thái Bình Dương,
từ quần đảo galapagos tới Chi Lê (Nguyễn Văn Hiển, 2000)[18].
Dấu vết di truyền ở cà chua cho thấy nguồn gốc của cà chua là cây thân
thảo xanh nhỏ, với sự đa dạng về loài ở cao nguyên của peru. Các nhà nghiên

cứu có nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc của cây cà chua trồng. Tuy nhiên
nhiều tác giả khác nhận định L.esculentum var. cerasiforme (cà chua anh đào)
là tổ tiên của loài cà chua trồng. Theo các nghiên cứu của jenkins (1948), có
thể dạng này được chuyển từ peru và ecuado tới nam mehico [18].
Lịch sử phát triển và du nhập cà chua vào các nước và khu vực trên thế
giới là khác nhau. Nhiều tài liệu nghiên cứu cho rằng nhà thám hiểm Tây Ban
Nha, cortez, có thể đã là người đầu tiên vận chuyển cà chua quả nhỏ màu
vàng đến Châu Âu, sau khi ông bị bắt ở thành phố Aztec của Tenochititlan
vào năm 1521 (thuộc thành phố MeHiCo ngày nay).
Năm 1544, Andrea Mattioli nhà dược liệu học người Italia mới đưa ra
những dẫn chứng xác đáng về sự tồn tại của cây cà chua trên thế giới và được
ơng gọi là "pomidoro", sau đó được chuyển vào tiếng Italia với cái tên
"tomato". Người Pháp gọi cà chua là "pommedamour" (quả táo tình yêu). Ở
Anh, phải đến đầu những năm thập niên 1590, quả cà chua mới được cơng
nhận là khơng có độc dược
Ở Trung Đơng, cà chua được giới thiệu bởi John barker, lãnh sự Anh
tại Aleppo vào giai đoạn từ 1799 đến 1825. Ở Bắc Mỹ, cà chua được du nhập
vào từ năm 1710. Chúng được trồng và phát triển mạnh ở California và
Florida. Trường Đại học California đã trở thành một trung tâm lớn về nghiên

4


cứu cà chua sau đó.
Vào thế kỷ 18, cà chua được đưa vào Châu Á nhờ các lái buôn người
Châu Âu và thực dân Hà Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha. Đầu tiên là
Philippin, đảo Java và Malaysia, sau đó đến các nước khác và trở nên phổ
biến[51].
Cà chua du nhập vào Việt Nam từ thời thực dân Pháp chiếm đóng, tức
là khoảng 100 năm trước đây, và được người dân thuần hóa trở thành cây bản

địa. Từ đó cùng với sự phát triển của xã hội, cây cà chua đã và đang trở thành
một cây trồng có giá trị kinh tế và giá trị sử dụng cao ở Việt Nam.
Có thể nói trong rất nhiều năm cà chua đã được coi như là cây thuốc và
cây cảnh, mãi đến cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19 cà chua mới được liệt vào cây
rau thực phẩm có giá trị và từ đó nó được phát triển mạnh.
2.1.2 Phân loại
Cà chua thuộc chi Lycopersicon Tourn, họ cà (Solanaceae). Chi
Lycopersicon Tourn được phân loại theo nhiều tác giả: Muller (1940),
Daskalov và Popov (1941), Luckwill (1943), Lehmann (1953), Brezhnev
(1955, 1964), Zhucopski (1964). Ở Mỹ thường dùng phân loại của Multer. Ở
Châu Âu, Liên Xô cũ thường dùng phân loại của Brezhnev. Với cách phân loại
của Brezhnev (1964) [18], chi Lycopersicon Tourn gồm 3 loài thuộc 2 chi phụ:
- Subgenus 1 – Eriopersicon. Chi phụ này gồm các loài dại, cây dại 1
năm hoặc nhiều năm, gồm các dạng quả có lơng, màu trắng, xanh lá cây hay
vàng nhạt, có vệt màu atoxian hay xanh thẫm. Hạt dày khơng có lơng, màu
nâu. Chi phụ này gồm 2 loài và các chi phụ.
1. Lycopersicon peruvianum mill
1a. L.peruvianum var. Cheesmanii riloey và var. Cheesmanii f. minor C. H.
Mull (L. etc. var. minor Hook)
1b. L. peruvianum var. dentantum Dun

5


2. Lycopersicon hirsutum humb. et. Bonpl
2a. L. hirsutum var. glabratum C. H. Mull
2b. L. hirsutum var. glandulosum C. H. Mull
- Subgenus 2 – Eulycopersicon. Các cây dạng một năm, quả khơng có lơng,
màu đỏ hoặc vàng, hạt mỏng, rộng… chi phụ này gồm một loài.
3. Lycopersicon esculentum Mill. Loài này gồm 3 loài phụ

a) L.esculentum Mill. Ssp. Spontaneum Brezh: Cà chua dại, bao gồm các
dạng sau:
- L. esculentum var. pimpinellifolium Mill (Brezh)
- L. esculentum var.racemigenum (Lange), (Brezh)
b) L. esculentum Mill. Ssp. Subspontaneum: cà chua bán hoang dại, gồm 5
dạng sau:
- L. esculentum var. cersiforme (A Gray) Brezh: cà chua anh đào
- L. esculentum var. pyriforme (C. H. Mull) Brezh: cà chua dạng lê
- L. esculentum var. pruniforme Brezh: cà chua dạng mận
- L. esculentum var. elongatum Brezh: cà chua dạng quả dài
- L. esculentum var. succenturiatum Brezh: cà chua dạng nhiều ô hạt
c) L. esculentum Mill. Ssp. Cultum: cà chua trồng, có 3 dạng sau:
- L. esculentum var. vulgare Brezh
- L. esculentum var. validum (Bailey) Brezh
- L. esculentum var. grandiflium (Bailey) Brezh
2.1.3 Giá trị dinh dưỡng và giá trị y học
Cà chua là loại rau ăn quả có giá trị dinh dưỡng rất lớn. Trong quả cà
chua chín chứa nhiều loại chất dinh dưỡng có giá trị cao như: các dạng đường
dễ tiêu, chủ yếu là glucoza và fructoza; các loại vitamin cơ bản cần thiết cho
con người như vitamin A, B1, B2, B6,... Mặt khác trong quả cà chua còn chứa

6


một hàm lượng axit như oxalic, malic, nicotinic, citric,... và nhiều chất
khoáng như K, P, Na, Ca, Mg, S, Fe,... là những chất có trong thành phần của
máu và xương. Quả tươi cịn góp phần làm tăng bề mặt tiếp xúc giữa thức ăn
và lơng nhung trong ruột, qua đó giúp cho q trình tiêu hố, hấp thụ thức ăn
được dễ dàng.
Bảng 2.1. Thành phần hóa học của 100g cà chua

Thành phần

Quả chín tự nhiên

Nước ép tự nhiên

Nước

93,76g

93,9g

Năng lượng

21kcal

17kcal

Chất béo

O,33g

0,06g

Protein

0,85g

0,76g


Carbohydrates

4,46g

4,23g

Chất xơ

1,10g

0,40g

Kali

223mg

220mg

Phot pho

24mg

19mg

Magie

11mg

11mg


Can xi

5mg

9mg

Vitamin C

19mg

18,30mg

Vitamin A
Vitamin E

623IU
0,38mg

556IU
0,91mg

Niacin

0,628mg
0,67mg
Nguồn: USDA Nutrient Data Base [73]

Bên cạnh đó, cà chua cịn rất có giá trị trong y học. Theo Võ Văn Chi
(1997), cà chua có vị ngọt, tính mát, có tác dụng tạo năng lượng, tăng sức
sống, làm cân bằng tế bào, giải nhiệt, chống hoại huyết, kháng khuẩn, chống

độc, kiềm hóa máu có dư axit, hòa tan ure, thải ure, điều hòa bào tiết, giúp

7


tiêu hóa dễ dàng các loại bột và tinh bột. Dùng ngoài để chữa bệnh trứng cá,
mụn nhọt, viêm tấy và dùng lá để trị vết đốt của sâu bọ. Chất tomarin chiết
xuất từ lá cà chua khơ có tác dụng kháng khuẩn, chống nấm, diệt một số bệnh
hại cây trồng[16]. Cà chua có thể giúp bảo vệ những người nghiện thuốc lá
khỏi nguy cơ bị bệnh phổi (các nhà khoa học thuộc Đại học Y khoa Jutendo
Nhật Bản). Đặc biệt lycopen trong quả cà chua có tác động mạnh đến việc
giảm sự phát triển nhiều loại ung thư như ung thư tiền liệt tuyến, ung thư ruột
kết, ung thư trực tràng và nhồi máu cơ tim,...[22]. Là một thành phần tạo nên
màu đỏ của quả cà chua, lycopen còn có tác dụng giúp giảm nguy cơ mắc
bệnh tim mạch. Hàm lượng chất này nhiều hay ít phụ thuộc vào độ chín của
quả và chủng loại cà chua. Đây là một số chất oxi hóa tự nhiên mạnh gấp 2
lần so với beta-caroten và gấp 100 lần so với vitamin E. Ngồi ra nếu sử dụng
nhiều cà chua thì tỉ lệ oxi hóa làm hư các cấu trúc sinh hóa của ADN giảm
xuống thấp nhất[2].
2.1.4 Giá trị kinh tế
Cà chua có thể dùng để ăn tươi, nấu nướng, vừa là nguyên liệu cho
công nghiệp chế biến với các loại sản phẩm khác nhau. Do đó, đối với các
nước trên thế giới nói chung, đặc biệt là các nước nhiệt đới nói riêng, trong đó
có Việt Nam, thì cây cà chua là một trong những cây trồng mang lại hiệu quả
kinh tế rất cao và là mặt hàng xuất khẩu quan trọng.
Theo fao (1999) Đài Loan hằng năm xuất khẩu cà chua tươi với tổng trị
giá là 952000 USD và 48000 USD cà chua chế biến. Lượng cà chua trao đổi
trên thị trường thế giới năm 1999 là 36,7 tấn trong đó cà chua được dùng ở
dạng ăn tươi chỉ 5 – 7%. Ở Mỹ (1997), tổng giá trị sản xuất 1 ha cà chua cao
hơn gấp 4 lần với lúa nước, 20 lần so với lúa mỳ[22].

Ở Việt Nam, mặc dù cà chua mới được trồng khoảng trên 100 năm nay
nhưng nó đã trở thành một loại rau phổ biến và được sử dụng rộng rãi, diện
tích trồng hàng năm biến động từ 12 – 13 nghìn ha. Theo số liệu điều tra của
8


phòng nghiên cứu thị trường Viện nghiên cứu rau quả, sản xuất cà chua ở
Đồng bằng sông Hồng cho thu nhập bình quân 42 – 68,4 triệu đồng/ha/vụ với
mức lãi thuần 15 – 25 triệu đồng/ha, cao gấp nhiều lần so với trồng lúa.
2.2

Tình hình nghiên cứu và sản xuất cà chua trên thế giới

2.2.1 Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới
Bảng 2.2: Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008

Diện tích

Năng suất


Sản lượng

(1000 ha)
4020,120
4010,508
4147,368
4188,111
4494,277
4554,099
4683,942
5121,977
5227,883

(tấn/ha)
27,0936
26,6721
27,7616
28,1991
28,0963
27,8562
27,7720
26,0172
24,7996

(1000 tấn)
108919,744
106968,784
115137,624
118101,131
126272,827

126859,933
130082,781
133259,909
129649,883
Nguồn FAO,2009

Trên thế giới cà chua là cây rau quan trọng, xếp thứ 2 sau khoai tây.
Những năm gần đây, tình hình sản xuất cà chua trên thế giới vẫn tiếp tục gia
tăng, tuy nhiên xuất hiện xu hướng không ổn định và chững lại. Mặc dù diện
tích trồng cà chua hàng năm trên thế giới tăng lên xong năng suất và sản
lượng cà chua lại giảm xuống rõ rệt.
Theo thống kê mới nhất của FAO (2009), diện tích cà chua trong những
năm gần đây tăng lên rõ rệt. Từ 4020,120 ha năm 2000 đã tăng lên 5227,883
ha năm 2008. Trong khi đó năng suất và sản lượng cà chua lại có xu hướng
giảm đi. Năng suất cà chua năm 2000 trên thế giới đạt 27,09 tấn/ha, thì đến
năm 2008 năng suất cà chua chỉ đạt 24,8 tấn/ha. Sản lượng cà chua cũng theo
đó mà giảm theo. Từ 108919,744 tấn năm 2000 giảm xuống còn 129649,883
tấn năm 2008.
9


Bảng 2.3: Sản lượng cà chua của thế giới và 10 nước đứng đầu
ĐVT: 1000 tấn
Quốc gia

1995

2000

2003


2005

Thế giới

87592,093

108339,598

116943,619

124426,995

Trung Quốc

13172,494

22324,767

28842,743

31644,040

Mỹ

11784,000

11558,800

10522,000


11043,300

Thổ Nhĩ Kỳ

7250,000

8890,000

9820,000

9700,000

Ấn Độ

5260,000

7430,000

7600,000

7600,000

Italy

5182,000

7538,100

6651,505


7087,016

Ai Cập

5034,179

6785,640

7140,195

7600,000

Tây Ban Nha

2841,100

3766,328

3947,327

4651,000

Braxin

2715,016

2982,840

3708,600


3396,767

Iran

2403,367

3190,999

4200,000

4200,000

Mêhico

2309,968

2086,030

3148,136

2800,115

Hy Lạp

2064,160

2085,000

1830,000


1713,580

(Nguồn FAO Database Static 2006)

Cà chua được sản xuất chủ yếu ở các nước ôn đới và á nhiệt đới. Trong
đó đứng đầu về diện tích trồng cà chua là khu vực Châu Á, với diện tích gieo
trồng là 2563,991 ha. Theo số liệu FAO (2002), diện tích trồng cà chua trên
thế giới đạt xấp xỉ 3,6 triệu ha, sản lượng 98,62 triệu tấn. Trong đó, các nước
Châu Á chiếm 44%, Châu Âu 22%, Châu Mỹ 15%, Châu Phi 12% và các khu
vực khác chiếm 7%. Tuy nhiên, xét về lĩnh vực xuất khẩu, Châu Âu luôn là
khu vực xuất khẩu cà chua lớn nhất ở tất cả các dạng sản phẩm (tuơi, đóng
hộp, cơ đặc…). Xuất khẩu cà chua cô đặc ở Châu Âu chiếm tới 56% lượng
xuất khẩu trên toàn thế giới. 4 quốc gia trên thế giới đứng đầu về chế biến cà
chua phải kể đến đó là Hoa Kỳ, Italia, Tây Ban Nha và Thổ Nhĩ Kỳ. Sản
lượng cà chua ở Châu Á và Châu Phi cao nhưng do chất lượng không đồng
đều nên chủ yếu được tiêu thụ tại chỗ.

10


Theo FAO (2005), hiện nay trên thế giới có hơn 150 nước trồng cà
chua. Trong đó, Trung Quốc là nước có sản lượng cà chua lớn nhất và cũng là
nước duy trì được tình trạng ổn định về sản xuất cà chua. Năm 2006 là năm
trên thế giới có sự biến động về nguồn cung ứng cà chua. Trong khi tại Hy
Lạp_một trong những nước cung ứng cà chua lớn cho EU, do điều kiện thời
tiết không thuận lợi nên sản lượng cà chua của nước này giảm 1 triệu tấn so với
dự báo. Tại Hoa Kỳ nguồn cung ứng cà chua cũng giảm 13% so với năm 2005.
Thì khi đó sản lượng cà chua của Trung Quốc vẫn duy trì trong năm 2006.
Nguồn cung ứng cà chua trên thế giới thiếu hụt đượng nhiên đã thúc đẩy xuất

khẩu của Trung Quốc tăng tới 4,71% so với năm trước, đạt 630 triệu kg. Lượng
cà chua xuất khẩu của Trung Quốc sang thị trường Hoa Kỳ trong năm 2006 đạt
9,44 triệu kg, tăng 735,5% so với năm 2005 với lợi nhuận thu được từ hoạt
động xuất khẩu cà chua là 5,01 triệu USD, tăng 933,2% so với năm trước đó.
Đứng sau Trung Quốc về sản lượng cà chua đó là Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ,…
Tại Châu Á, Đài Loan là một trong số ít nước có nền cơng nghiệp chế
biến cà chua sớm nhất. Ngay từ năm 1918, nước này đã phát triển cà chua đóng
hộp. Năm 1931, mặc dù sản xuất cà chua của Nhật Bản tăng lên nhưng sản
phẩm cà chua chế biến của Đài Loan vẫn được thị trường Nhật Bản chấp nhận
và nổi tiếng ở Nhật. Năm 1967 Đài Loan chỉ có 1 cơng ty chế biến cà chua là
công ty liên doanh giữa Đài Loan và Nhật Bản. Đến năm 1976 tại Đài Loan đã
có hơn 50 nhà máy sản xuất cà chua đóng hộp (Yu Kang Mao, 1979) [16].
Thái Lan là một nước ở khu vực Đơng Nam Á có khí hậu nhiệt đới với
sự đa dạng các chủng loại rau quả. Song gần đây, Thái Lan cũng bắt đầu tập
trung vào các sản phẩm chế biến có giá trị cao. Một trong những sản phẩm đó
là cà chua cơ đặc. Năm 1991 sản lượng cà chua của Thái Lan đạt 171,9 ngàn
tấn (Farming Japan Vol 31/5/1997) [48].
2.2.2 Tình hình nghiên cứu cà chua trên thế giới

11


Lịch sử công tác chọn tạo giống cà chua trên thế giới bắt đầu ở Châu
Âu, và đã có những tiến bộ trong 200 năm trở lại đây. Những người Italia
được cho là những người đầu tiên phát triển các giống cà chua mới, họ chọn
các giống có sự khác nhau về tính trạng quả, chủ yếu là màu sắc quả.
Năm 1836, 23 giống cà chua được giới thiệu, trong đó giống Trophy
được coi là giống có chất lượng tốt nhất. Năm 1886, Liberti Hyde Bailey ở
trường Nông nghiệp Michigan (Mỹ) đã bắt đầu tiến hành chương trình thử
nghiệm chọn lọc phân loại giống cà chua trồng trọt. A.W. Livingston là một

trong những người Mỹ đầu tiên nhận thức được việc phải chọn tạo giống cà
chua. Từ năm 1870 đến năm 1893 ông đã giới thiệu 13 giống cà chua được
chọn lọc theo phương pháp chọn lọc cá thể. Năm 1900, Moore và Simon đã
chọn tạo được giống cà chua “Xẻ khoan”. Tiếp đó, vào năm 1908,
G.W.Midleton chọn được mẫu giống cà chua “Chân thiện mỹ” từ giống “Xẻ
khoan”. Năm 1914, B.Geoft chọn được mẫu giống Cooper Specisl có loại
hình sinh trưởng vơ hạn, thích hợp cho việc trồng dày và sử dụng máy khi thu
hoạch. Cũng vào năm 1914, các nhà khoa học đã phát hiện ra gen sp_gen xác
định tập tính sinh trưởng hữu hạn ở giống Florida. Nhờ phát hiện ra loại gen
này mà hàng loạt các tính trạng di truyền đơn giản đã được chú ý trong quá
trình cải tiến giống và thay đổi kỹ thuật trồng, bên cạnh đó việc áp dụng gen
sp trong quá trình lai tạo với mục đích giảm bớt cơng lao động cho việc tỉa
cành. Đến cuối thế kỷ XIX, đã có trên 200 dịng, giống cà chua được giới
thiệu rộng rãi (Theo Tạ Thu Cúc, 2000) [23]. Nhìn chung, trước năm 1925
việc cải tiến giống cà chua được thực hiện bằng cách chọn tạo các kiểu gen
ngay từ bản thân các giống, từ các đột biến tự nhiên, lai tự do hoặc tái tổ hợp
bản thân các biến thể di truyền tồn tại trong tự nhiên.
Hiện nay các nhà khoa học đang tập trung nghiên cứu tạo ra giống cà
chua chịu điều kiện nhiệt độ nóng ẩm ở các nước nhiệt đới. Vì nhiều cơng

12


trình nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau Châu Á
(AVRDC) cho thấy những giống cà chua chọn tạo trong điều kiện ơn đới
khơng thích hợp với điều kiện nóng ẩm vì sẽ tạo những quả kém chất lượng
như màu đỏ nhạt, nứt quả, vị nhạt hoặc chua… (Kuo và cs, 1998) [51]. Theo
ý kiến của Anpachev (1978), Iorganov (1971), Phiên Kỳ Mạnh (1961) (dẫn
theo Kiều Thị Thư, 1998) [6] thì xu hướng chọn tạo giống cà chua mới là:
+ Tạo giống chín sớm phục vụ cho sản xuất vụ sớm

+ Tạo giống cho sản lượng cao, giá trị sinh học cao, dùng làm rau tươi
và nguyên liệu cho chế biến đồ hộp.
+ Tạo giống chín đồng loạt thích hợp cho cơ giới hố.
+ Tạo giống chống chịu sâu bệnh.
Cho đến nay các nhà khoa học trên toàn thế giới vẫn đang tiếp tục tiến
hành các nghiên cứu và thử nghiệm để tạo ra các giống cà chua mới nhằm đáp
ứng cho sự đòi hỏi ngày càng khắt khe của con người, phục vụ tốt nhất cho
nhu cầu của con người.
A. Một số nghiên cứu về giống cà chua quả nhỏ trên thế giới
Nhiều nghiên cứu thử nghiệm giống cà chua quả nhỏ đã được tiến hành
ở AVRDC-TOP, trường Đại học Kasetsart, phân viện Kamphaeng Saen, Thái
Lan. Trong đó nhiều mẫu giống được đánh giá cao có chất lượng rất tốt kết
hợp với đặc tính chịu nóng, năng suất cao và chống chịu bệnh như: các giống
cà chua lai Anh Đào CHT104, CHT92, và CHT105 có năng suất cao, chống
chịu bệnh tốt, màu sắc đẹp, hương vị ngon, quả chắc (Wangdi 1992) (Trích
dẫn theo Trần Thị Minh Hằng, 1999) [30]; các giống PT4225, PT3027,
PT4165, PT4446, PT4187, PT4121 vừa cho năng suất cao, vừa có chất lượng
tốt, hàm lượng chất khô cao, màu sắc đỏ đều, quả chắc, chống bệnh và chống
nứt quả (Chu Jinping, 1994) [45]; Giống FMTT3 cho năng suất 66,75 tấn/ha,
chất lượng quả tốt, hàm lượng chất hoà tan cao (5,38 0Brix), quả chắc, tỷ lệ

13


quả nứt thấp (5,79%) (Kang Gaoquiang, 1994) [49].
Giống cà chua Anh Đào CHT267 và CHT268 có năng suất cao (52,3
tấn/ha và 46,63 tấn/ha), hàm lượng chất hoà tan cao (6,6 – 6,7 0Brix) và hàm
lượng đường cao, hương vị rất ngon và rất ngọt, rất thích hợp cho ăn tươi
(Zhu Guopeng 1995) (Trích dẫn theo Trần Thị Minh Hằng, 1999)[30].
Năm 1995 – 1996, 11 giống cà chua quả nhỏ được đánh giá trong thí

nghiệm đồng ruộng của ARC – AVRDC có trụ sở tại Kamphaengsaen
Campus, Đại học Kasetsart, Nakhon Pathorn, Thái Lan. Giống CH156 đã cho
năng suất cao nhất đạt 44,53 tấn/ha. Ảnh hưởng của côn trùng đến khối lượng
quả thấp nhất ở CH155 là 7,47g/cây. Giống CH151, CH153 và CH156 có khả
năng bảo quản cao trong điều kiện phịng lạnh [55]
Theo Dr.G.Kuo (1998) [51], giống cà chua ăn tươi mini màu đỏ, trồng
trong vụ xuân cho năng suất đạt 42,1 – 45,8 tấn/ha, độ Brix 6,48 – 6,83, trồng
trong vụ hè thu đạt năng suất 17,7 – 2 tấn/ha, độ Brix 5,25 – 5,85. Đó là các
giống CHT1126, CHT1127 và CHT1120. Các giống CHT1190, CHT1200 và
CHT1201 vừa có độ Brix trên 6,25 vừa có hàm lượng Betacarotene,
Lycopene khá cao. Điều này rất có ý nghĩa trong dinh dưỡng con người.
Tháng 12/2002 CHT1127 đã được hiệp hội Nông nghiệp Đài Loan đặt tên là
giống Tainan ASVEG-No11 [39].
Theo báo cáo tổng kết nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu và phát
triển rau Châu Á (AVRDC) (2002), (2003) [40, 41] đã nghiên cứu, đánh giá 8
giống cà chua quả nhỏ (Cherry tomato) như CLN2545, CLN254DC,… năng
suất 15 tấn/ha, 20 giống cà chua chất lượng cao phục vụ chế biến (Processing
tomato) như CLN2498-68, CLN2498-78,… đạt năng suất trên 55 tấn/ha và 9
giống cà chua phục vụ ăn tươi nấu chín như: Taoyuan, Changhur, Hsinchu2,
… năng suất đạt 70 tấn/ha.
Năng suất cà chua sẽ giảm đáng kể nếu bị nhiễm virus xoăn lá
(ToLCV) vào thời gian ra hoa. Năm 2002, 2003, 5 giống cà chua lai quả nhỏ

14


màu đỏ, kháng virus xoăn lá (ToCLV) là CHT1312, CHT1313, CHT1372,
CHT1374, CHT1358 và giống đối chứng Tainan-ASVEG No.6 đã được tiến
hành thử nghiệm, đánh giá ở 4 địa điểm (AVRDC, Annan, Luenbey,
Sueishan). Kết quả cho thấy tỷ lệ nhiễm virus của giống đối chứng là rất cao

(74 – 100% năm 2002 và 86,5% - 100% năm 2003) [39, 41].
Dựa trên kết quả nghiên cứu của PYTs, năm 2003 Đài Loan đã đưa vào
sản xuất giống cà chua lai quả nhỏ CHT1200 – được phát triển bởi AVRDC
và CHT1200 đã chính thức được đặt tên là Hualien – ASVEG No.13.
CHT1200 có quả màu vàng cam khi chín, giàu β-carotene (2,8mg/100g), quả
dạng oval, chắc, tỷ lệ nứt quả thấp, có khả năng kháng ToMV và nấm héo rũ
Fusarium chủng 1 và 2 [41]
Để tuyển chọn giống cà chua lai quả nhỏ triển vọng cho sản xuất vụ hè,
Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau Châu Á đã tiến hành thí nghiệm với
5 giống cà chua lai quả nhỏ có khả năng kháng virus ToLCV, quả khi chín
có màu đỏ là CHT1312, CHT1313, CHT1358, CHT1372, CHT1374 và
giống đối chứng là Tainan-ASVEG No.6. Thí nghiệm được tiến hành từ
tháng 6/2002 đến 24/6/2004 (với nhiệt độ ngày đêm là 28,1 0C/19,60C và
tổng lượng mưa là 210mmm). Thí nghiệm được bố trí theo kiểu RCBD với 4
lần nhắc lại. Kết quả cho thấy giống CHT1372 đạt năng suất cao nhất 54,5
tấn/ha, tiếp đến là CHT1312 và CHT1358 với năng suất lần lượt là 53,6 tấn/
ha và 53,3 tấn/ha, trong khi đó đối chứng Tainan-ASVEG No.6 chỉ đạt 28,2
tấn/ha. Các giống CHT này đều có tỷ lệ nhiễm virus xoăn lá (ToLCV) thấp
(2,6 – 7,8%), trong khi 99% giống đối chứng bị nhiễm sâu bệnh. CHT1358
có quả nhỏ nhất (11,8g/quả) nhưng lại có khả năng cho thu quả dài nhất và
độ Brix đạt 8,18 [42].
Tháng 12/2004, dựa trên kết quả nghiên cứu của PYTs, Đài Loan đã
đưa vào sản xuất giống cà chua lai quả nhỏ CHT1201 – được phát triển bởi

15


AVRDC và CHT1201 đã chính thức được đặt tên là Hualien-ASVEG No.14.
Đây là giống cà chua có hàm lượng β-carotene cao (2,7mg/100g), quả khi
chín có màu vàng cam, quả thn dài, quả chắc tỷ lệ nứt quả thấp và kháng

ToMV và Fusarium chủng 1 và 2 [42].
Tháng 01 năm 2007 dịng cà chua quả nhỏ màu vàng CHT1417 đã
được cơng nhận là giống mới và được đặt tên là “Hualien Asveg 21”. Đây là
giống sinh trưởng vô hạn, quả dạng oval khi chín có màu vàng cam, khối
lượng trung bình quả đạt 13,5g/quả. Độ Brix đạt 7,3, quả chắc, hương vị tốt,
tỷ lệ nứt quả thấp. Giống mới này có khả năng kháng virus xoăn lá (ToLCV)
(với gen Ty-2), khảm lá (với gen Tm-2a) và vi khuẩn héo rũ chủng 1 và 2 (với
gen 1-1 và 1-2). Giống thích hợp trồng trong vụ xuân và vụ hè muộn [58].
Nhiều nghiên cứu thử nghiệm về cà chua quả nhỏ cũng đã được tiến
hành ở Châu Phi. Theo chương trình cải thiện giống cà chua cho vùng núi
Châu Phi, AVRDC-RCA đã lựa chọn 26 dòng cà chua quả nhỏ thụ phấn tự do
để đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất, từ đó xác định tiềm năng thích
nghi của các dịng cà chua này trước khi đưa ra phổ biến. 26 dòng cà chua này
đã được đánh giá ở vụ thu năm 2000 và năm 2001. Năm 2000, dòng
CLN1555-106-4 và CLN1561-124-2 cho số quả trên cây tương đối cao (251
quả/cây năm 2000 và 149 quả/cây năm 2001). Dòng CLN1555-106-4,
CLN1561-124-2, CLN155-104-4, CLN1558-100-10 có tiềm năng cao với hệ
thống canh tác ở vùng núi Châu Phi [38]. Năm 2003, để đánh giá so sánh về
năng suất, chất lượng của các dòng cà chua quả nhỏ với các dòng cà chua
fresh-market, 14 dòng cà chua thụ phấn tự do và hai dòng cà chua lai F1 đã
được đánh giá về năng suất, chất lượng dưới điều kiện tự nhiên ở Arusha. Kết
quả cho thấy giữa các dòng cà chua quả nhỏ, quả của CLN1558A có pH thấp
nhất và phần trăm của citric, malic, tartaric và axit acetic là cao nhất. Các
dòng lai CHT154, CHT155 cho quả nhỏ nhất và năng suất thấp nhất, năng

16


suất cao nhất là của CLN2070B. Hàm lượng các chất hồ tan của các dịng cà
chua quả nhỏ, đặc biệt là của các dòng cà chua quả nhỏ lai là vượt trội hơn

hẳn so với các dòng cà chua ăn tươi (fresh-market). Kết quả từ nghiên cứu
này cho thấy, cà chua quả nhỏ có các đặc tính về chất lượng tương tự hoặc tốt
hơn rất nhiều so với dòng cà chua ăn tươi. Mặc dù sản lượng trái cây có thể
thấp hơn, người tiêu dùng vẫn có thể ưu tiên lựa chọn cà chua quả nhỏ làm
cây trồng có giá trị ở Đông Phi [42].
Một trong các xu hướng của các nhà nghiên cứu khoa học đó là tạo ra
các giống cà chua chịu nhiệt. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các giống cà chua
ôn đới không phù hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới. Chọn tạo giống cà chua
có khả năng sinh trưởng bình thường và ra hoa đậu quả ở điều kiện nhiệt độ
cao, có ý nghĩa vô cùng lớn trong cung cấp cà chua tươi quanh năm. Một
trong những mục tiêu của dự án phát triển cà chua của Trung tâm rau Châu Á
(VARDC, 1986) đối với giống cà chua đó là: Chọn giống năng suất cao, thịt
quả dày, màu sắc thích hợp, khẩu vị ngon, chất lượng cao, chống nứt quả, đậu
quả tốt ở điều kiện nhiệt độ và ẩm độ cao, tiến hành chọn giống chống chịu.
Từ năm 1972, Trung tâm rau Châu Á (AVRDC) đã bắt đầu chương trình
lai tạo giống mới với mục đích tăng cường sự thích ứng của những loại rau này
với vùng nhiệt đới nóng ẩm. Giai đoạn đầu tiên của chương trình này (1973 –
1980) tập trung phát triển các dịng lai tạo có tính chịu nóng tốt và chống chịu
bệnh héo xanh vi khuẩn, hai tính trạng quan trọng nhất này cần phải có trong
các giống mới để thích ứng với vùng nhiệt đới [59, 60]. Dòng triển vọng nhất
cho vùng nhiệt đới này là “pioneering” đã được phổ biến qua hàng loạt các
chương trình hợp tác phát triển cây rau ở nhiều quốc gia [53, 54]
Nhiều nghiên cứu về chọn lọc các giống cà chua chịu nóng đã được
tiến hành ở Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc và Mỹ cũng như một số nước khác
trên thế giới.

17


Để chọn tạo giống cà chua chịu nhiệt, các nhà chọn giống trên thế giới

đã sử dụng nguồn gen của các loài hoang dại làm nguồn gen chống chịu với
cá điều kiện bất thuận bằng nhiều con đường khác nhau như lai tạo, chọn lọc
giao tử dưới nền nhiệt độ cao và thấp, chọn lọc hợp tử (phôi non), đột biến
nhân tạo,… bước đầu đã thu được những thành công nhất định.
Dưới tác động của nhiệt độ cao, khả năng hạt phấn của cà chua giữ
được sức sống đi vào thụ tinh là khác nhau và phụ thuộc vào kiểu gen [6]. Ở
nhiệt độ 20 – 210C hạt phấn nảy mầm và sinh trưởng ống phấn với tốc độ lớn
nhất. Dưới tác động của nhiệt độ 400C – 450C trong thời gian 4 giờ thì hoa bị
hỏng, làm giảm rất mạnh tỷ lệ đậu quả.
Chọn lọc nhân tạo hạt phấn trên cơ sở đa dạng hoá di truyền của chúng
là một trong những phương pháp chọn giống. Nhiều nghiên cứu cho thấy ở cà
chua bằng cách chọn lọc hạt phấn với nhiệt độ cao, có thể nâng cao sự chống
chịu của giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng[6].
Trong nghiên cứu về biến động của hạt phấn và tỷ lệ đậu quả của các
kiểu gen cà chua dưới 2 chế độ nhiệt cao và tối ưu, Abdul và Stommel (1995)
[34] đã cho thấy: Ở nhiệt độ cao các kiểu gen mẫn cảm nóng hầu như khơng
đậu quả, tỷ lệ đậu quả của các kiểu trên chịu nóng trong khoảng 45-65%. Như
vậy phản ứng của hạt phấn khi xử lý nóng phụ thuộc vào từng kiểu gen và chưa
có quy luật chung để dự đoán trước về tỷ lệ đậu quả ở điều kiện nhiệt độ cao.
Ở Ấn Độ trong điều kiện mùa hè, nhiệt độ ngày đêm là 400C/250C đã
xác định các dịng có tỷ lệ đậu quả cao 60 – 83% là EC50534, EC788, EC455,
EC126755, EC276, EC10306, EC2694, EC4207 dùng làm các vật liệu lai tạo
giống chịu nhiệt [34]. Trong điều kiện nhiệt độ ngày đêm là 35,9 0C/23,70C tại
Tamil Nadu (Ấn Độ), 124 dòng cà chua đã được đánh giá khả năng chịu nhiệt
trong đó 2 dịng là LE.12 và LE.36 có tỷ lệ đậu quả cao. Khi lai chúng với

18


nhau và với PKM thì con lai của tổ hợp LE.12 x LE.36 đã cho tỷ lệ đậu quả

cao nhất (79,8%) [48].
Trường Đại học Nông nghiệp Punjab ở Ludhiana - Ấn Độ, năm 1981
đã chọn tạo ra giống Punjab chhuhara có năng suất cao (75 tấn/ha), với chất
lượng quả tốt, quả to trung bình, rất rắn chắc, khơng hạt, khơng chua, thịt quả
dày, quả chín đỏ đều, đặc biệt quả có thể duy trì được chất lượng thương
phẩm trong thời gian dài ở điều kiện mùa hè, rất thích hợp cho thu hoạch cơ
giới, vận chuyển và bảo quản lâu dài. Năm 1983, Viện nghiên cứu Nông
nghiệp Ấn Độ ở New Delhi chọn tạo ra giống Pusa Gaurav cũng mang đặc
điểm tương tự Punjab chhuhana, thích hợp cho cả ăn tươi lẫn chế biến, chịu
vận chuyển và bảo quản lâu dài (Sight, Checna 1989) (Trích dẫn theo Kiều
Thị Thư, 1998) [6].
Đánh giá 9 dòng cà chua về khả năng chịu nóng, Abdul Baki, (1991)
[44] đã rút ra những ưu thế của nhóm chịu nóng ở một loạt các tính trạng: đậu
quả, nở hoa, năng suất quả, số hạt/quả… Các dòng chọn lọc trong thí nghiệm
có tỷ lệ đậu quả và năng suất cao hơn giống chịu nóng (tương ứng là 70% và
52%). Nhiệt độ cao làm giảm năng suất, độ nở hoa và tỷ lệ đậu quả, đồng thời
cũng làm tăng phạm vi dị dạng của quả như nứt quả, đốm quả, mọng nước,
quả nhỏ và không thành thục. Khả năng sản xuất hạt dưới nhiệt độ cao bị
giảm hoặc bị ức chế toàn bộ (ở nhiệt độ 290C ban ngày/280C ban đêm)
Kết quả đánh giá các nguồn gen chịu nóng và khả năng đậu quả trong
điều kiện nhiệt độ cao ở Ai Cập cho thấy: trong số 4050 mẫu giống trong tập
đồn giống thế giới, dưới 15 giống có khả năng chịu nóng tốt, và đều thuộc
lồi Lycopersicom esculentum. Điển hình là mẫu giống: Gamad, Hotset,
Porter, Saladette, và BL6807 (trích dẫn theo Trần Thị Minh Hằng, 1999) [30].
Cơng ty giống rau quả Technisem của Pháp năm 1992 đã đưa ra nhiều
giống cà chua tốt như: Roma VF, Rossol VFA, Rio Gramde, Tropimech VF1-

19



2, Heinz, 1370, F1 campa,… Các giống này đều có đặc điểm chung là chịu
nhiệt, năng suất cao, quả chắc, hàm lượng chất khô cao, chịu vận chuyển và
bảo quản lâu, chất lượng cảm quan tốt, chống chịu sâu bệnh (Trích dẫn theo
Trần Thị Minh Hằng, 1999)[30].
Nhiều cơng trình nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu và phát triển
rau Châu Á (AVRDC) cho thấy những giống cà chua được chọn tạo trong
điều kiện ơn đới khơng thích hợp với điều kiện nóng ẩm vì sẽ tạo những quả
kém chất lượng như có màu đỏ nhạt, nứt quả, vị nhạt hoặc chua (Kuo và cs,
1998) [51]. Các dòng chọn tạo, các vật liệu gen từ AVRDC đã được gửi tới
các nhà khoa học của các viện nghiên cứu, các trường đại học trên 60 nước ở
khắp các nước trong khu vực nhiệt đới như Nam Mỹ, Châu Phi, Châu Á và
các vùng đảo Thái Bình Dương. Các dịng này đã thể hiện khả năng vượt trội
so với các giống địa phương về năng suất, tính chịu nhiệt và khả năng chống
chịu sâu bệnh.
Trung tâm nghiên cứu phát triển rau Châu Á cịn phát triển chương
trình về các dịng tự phối hữu hạn và vơ hạn có khả năng cho đậu quả ở giới
hạn nhiệt độ cực đại 32 – 340C và cực tiểu 22 – 240C đã đưa ra nhiều giống lai
có triển vọng, được phát triển ở một số nước nhiệt đới như CLN161L,
CLN2001C, CL5915-204DH, CL143,… (Morris 1998) [52].
B. Một số nghiên cứu về giống cà chua kháng virus trên thế giới
Do điều kiện nóng ẩm ở các nước nhiệt đới, nên bệnh virus trên cà chua
cũng là một trong những vấn đề quan trọng đối với các nhà chọn tạo giống.
Các nhà khoa học đã xác định được nhiều gen kháng virus ở cà chua. Bằng
phương pháp lai truyền thống và hiện đại đã dần chuyển được một số gen
kháng virus sang loài cà chua trồng (L.esculentum). Các nhà nghiên cứu virus
ở AVRDC đã nhận biết được nhiều vật liệu mang gen kháng ToMV. Một số
vật liệu chứa gen Tm22 đã được sử dụng cho các chương trình lai tạo cà chua

20




×