Tải bản đầy đủ (.doc) (139 trang)

Giải pháp nhằm nâng cao hoạt động huy động vốn và hoàn thiện kế toán huy động vốn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (440.79 KB, 139 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Đối với bất kỳ một tổ chức kinh tế, doanh nghiệp nào thì
vốn cũng là yêu cầu, mục tiêu hàng đầu cho sự tồn tại và phát
triển. Riêng đối với lĩnh vực ngân hàng thì vốn lại càng đóng
một vị trí quan trọng hơn vì nó vừa là phương tiện vừa là đối
tượng kinh doanh của ngân hàng.
Theo một nguyên lý phát triển kinh tế nói chung, để có
tăng trưởng kinh tế thì phải có vốn. Để góp phần đạt mục tiêu
tăng trưởng kinh tế của nước ta năm 2004 là 7,7% và định
hướng cho năm 2005 là 8,5% thì lại càng cần phải có nguồn
vốn lớn. Tuy thị trường tài chính, tiền tệ của nước ta đã phát
triển hơn, nhiều tổ chức trung gian tài chính ra đời, mở rộng
hoạt động nhưng nguồn vốn cho tăng trưởng vẫn chủ yếu là từ
nguồn của hệ thống ngân hàng. Hơn nữa, thị trường chứng
khoán của nước ta chưa phát triển, điều này càng làm tăng áp
lực cho việc cung ứng vốn tín dụng của tồn bộ hệ thống
NHTM, đặc biệt là nguồn vốn trung dài hạn.
Nhận thức rõ được tầm quan trọng của nguồn vốn hoạt
động trong những năm qua các ngân hàng thương mại đã tập
trung làm tốt cơng tác kế tốn huy động vốn nên nguồn vốn
của các hệ thống NHTM (trong đó có hệ thống NHNo&PTNT

1


Việt Nam) khơng ngừng tăng lên, nhờ đó các NHTM đã đẩy
mạnh cho vay để đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế.
Tuy nhiên, theo nhận định của các nhà kinh tế thì vốn
nằm trong dân cư và các tổ chức kinh tế còn nhiều. Trong khi
các NHTM vẫn còn thiếu vốn, đặc biệt là nguồn vốn trung dài
hạn. Hơn nữa, trong những năm gần đây, thị trường tài chính


tiền tệ của nước ta tồn tại một thực trạng, đó là, tốc độ tăng
trưởng vốn huy động ln thấp hơn tăng trưởng dư nợ cho
vay. Năm 2004 ước tính vốn huy động tăng khoảng 23%,
nhưng dư nợ cho vay tăng lên 27%. Đặc biệt, là nguồn vốn
huy động từ đồng nội tệ còn tăng chậm, mặc dù các NHTM có
nhiều biện pháp đặt ra nhưng cũng khơng cải thiện được tình
hình nhiều. Chính vì vậy, việc tăng cường huy động vốn và tổ
chức tốt cơng tác kế tốn huy động vốn đã được đặt ra đối với
tất cả các ngân hàng thương mại, trong đó có chi nhánh
NHNo&PTNT Láng Hạ.
Vì những lý do nêu trên nên trong quá trình thực tập tốt
nghiệp tại NHNo&PTNT Láng Hạ với sự hướng dẫn của thầy
giáo hướng dẫn; của các cô chú, anh chị trong chi nhánh em
đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng
cao hoạt động huy động vốn và hồn thiện kế tốn huy động

2


vốn tại NHNo&PTNT Láng Hạ” làm đề tài khoá luận của
mình.
Đối tượng và phạm vi của đề tài là những ngiệp vụ phát
sinh và quy trình kế tốn huy động vốn của của Chi nhánh
NHNo&PTNT Láng Hạ (nơi em thực tập tốt nghiệp) trong ba
năm gần đây năm 2002, năm 2003, năm 2004. Nó được thể
hiện cụ thể ở nghiệp vụ nhận tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá
và tổ chức hạch toán những nghiệp vụ này…
Những đặc điểm của đối tượng, những mặt mạnh, mặt
yếu của phạm vi đề tài sẽ được làm rõ bằng những phương
pháp truyền thống như duy vật biện chứng, thống kê, tổng hợp

phân tích,… Các phương pháp này được vận dụng đan xen với
nhau kết hợp những vấn đề về lý luận và con số làm nổi bật
lên tính cấp thiết của đề tài.
Kết cấu đề tài gồm có ba phần:
Chương 1: Tổng quan về nguồn vốn huy động và kế toán
huy động vốn của ngân hàng.
Chương 2: Thực trạng công tác huy động vốn và kế toán
huy động vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động huy động vốn và hoàn thiện kế toán huy động vốn
chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ
3


Do sự hạn chế về kiến thức và thời gian nên đề tài khơng
tránh khỏi những sai sót, em mong được sự đóng góp ý kiến
của thầy cơ và các bạn cũng như tất cả những ai quan tâm đến
đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn.

4


CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ NGUỒN VỒN HUY ĐỘNG,
KẾ TOÁN NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG CỦA NGÂN
HÀNG
1. KHÁI NIỆM, CHỨC NĂNG CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
1.1. Khái niệm

1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống ngân
hàng thương mại
Lịch sử hình thành và phát triển của NHTM gắn liền với
lịch sử hình thành và phát triển của nền sản xuất hàng hố.
Đến lượt mình sự phát triển của hệ thống ngân hàng trở thành
động lực thúc đẩy phát triển kinh tế.
Hình thức ngân hàng đầu tiên tồn tại trong lịch sử phát
triển được gọi tên là ngân hàng thợ vàng.
Nghề ngân hàng bắt đầu với nghiệp vụ đổi tiền hoặc đúc
tiền của các thợ vàng. Sự giao lưu thương mại, quốc tế đã thúc
đẩy người làm nghề đổi tiền, đúc tiền thực hiện kinh doanh
tiền tệ bằng cách đổi ngoại tệ lấy bản tệ và ngược lại, từ đó thu
được lợi nhuận từ chênh lệch mua bán. Bên cạnh đó, họ cịn
thực hiện ln cả nghiệp vụ cất trữ hộ. Nghiệp vụ này làm

5


tăng khả năng đa dạng các loại tiền, quy mô tài sản, từ đó hình
thành nên nghiệp vụ thanh tốn hộ và cho vay.
Hình thức thứ hai tồn tại trong q trình phát triển đó
ngân hàng thương mại, nó được thành lập do nhiều nhà bn
góp vốn lại với nhau.
Ngân hàng thương mại với chức năng chính là tài trợ
ngắn hạn, thanh tốn hộ, gắn liền với q trình ln chuyển
của tư bản thương nghiệp. Tức là các khoản tín dụng ngắn hạn
của loại hình ngân hàng này dựa trên q trình ln chuyển
hàng hố với lãi suất phải thấp hơn lợi nhuận được tạo ra từ
việc sử dụng tiền vay.
Hình thức ngân hàng thứ ba tồn tại trong quá trình phát

triển đó là ngân hàng tiền gửi. Loại hình này ra đời nhằm hạn
chế sự phá sản của nhiều ngân hàng thương mại do gặp rủi ro
trong hoạt động cho vay.
Đặc trưng của loại hình này là chỉ thực hiện giữ hộ, thanh
tốn hộ để lấy phí, khơng thực hiện nghiệp vụ cho vay. Tuỳ
từng vùng mà có những tên gọi khác nhau, song giữa chúng có
đặc điểm chung nhất là trung gian tài chính thực hiện kinh
doanh tiền tệ.
Đến những năm cuối thế kỷ XX, cùng với sự phát triển
vượt bậc của nền kinh tế và khoa học công nghệ, hoạt động
6


ngân hàng đã có những bước tiến rất nhanh về mọi mặt, đa
dạng cả về loại hình cũng như các nghiệp vụ trong từng ngân
hàng.
Trên đây là sơ lược về quá trình hình thành và phát triển
của NHTM trên thế giới, từ những sự hình thành đó cũng làm
nảy sinh nhiều khái niệm về NHTM, tuỳ theo từng thời kỳ,
từng nơi nhất định. Đơn cử, đưa ra một khái niệm được xem là
chính xác nhất khi định nghĩa về ngân hàng thương mại.
1.1.2. Khái niệm
NHTM là một tổ chức tín dụng kinh doanh trong lĩnh
vực tiền tệ, tín dụng với hoạt động thường xuyên là nhận
tiền gửi, sử dụng số tiền này để cho vay cũng như cung cấp
dịch vụ thanh toán.
1.2. Chức năng của NHTM
1.2.1. Chức năng trung gian tín dụng
Như chúng ta đã biết trong nền kinh tế ln ln tồn tại
hai đối tượng đối lập nhau, đó là các cá nhân, tổ chức tạm thời

thâm hụt tài chính để phục vụ sản xuất, kinh doanh tiêu dùng
và các cá nhân, tổ chức đang thặng dư tài chính sau quá trình
sản xuất, kinh doanh. Một câu hỏi đặt ra là làm như thế nào để
hai chủ thể trong nền kinh tế có thể tiếp xúc với nhau để giải
quyết mâu thuẫn đó (do giữa họ có giới hạn vì sự khơng phù
7


hợp về qui mô, thời gian, không gian…). Đây là điều kiện nảy
sinh trung gian tài chính, trong đó NHTM có vai trị chủ yếu.
Mặt khác, hoạt động chính của NHTM là đi vay để cho
vay. Điều đó, chứng tỏ rằng một trong những chức năng quan
trọng của NHTM là trung gian tín dụng. Tức là NHTM làm
nhiệm vụ huy động những nguồn vốn dư thừa trong nền kinh
tế và sau đó cho vay các chủ thể cần vốn trong nền kinh tế.
Hay nói cách khác là NHTM đã chuyển tiết kiệm thành đầu tư.
Qua chức năng trung gian tài chính của mình NHTM đã
đem lại lợi ích cho cả ba chủ thể tham gia đó là: người gửi
tiền, người vay tiền, và NHTM. Người gửi tiền sẽ nhận lợi tức
và các tiện ích đi kèm như thanh tốn, cất trữ. Người vay tiền
sẽ thoã mãn được nhu cầu bổ sung nguồn vốn của mình cho
kinh doanh và tiêu dùng. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả
xã hội. Cịn về phía ngân hàng sẽ thu được lợi nhuận từ chênh
lệch lãi suất cho vay và lãi suất đi vay.
Nhìn chung sự tồn tại của NHTM cũng như chức năng
trung gian tín dụng của nó đều được các lí thuyết hiện đại giải
thích do sự khơng hồn hảo của thị trường tài chính. Như vậy,
với sự tồn tại của mình NHTM nói chung cũng như chức năng
này nói riêng làm phong phú thêm hệ thống kênh dẫn vốn,
điều chuyển vốn phục vụ và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

8


1.2.2. Chức năng trung gian thanh toán
Nền kinh tế phát triển mạnh đồng nghĩa với hoạt động
thanh toán ngày càng nhiều hơn. Song, hoạt động này của các
chủ thể trong nền kinh tế gặp phải rất nhiều khó khăn do hạn
chế về không gian, thời gian, về phương thức thanh tốn …
Nhận thức được điều đó các dịch vụ thanh toán của ngân hàng
ra đời và phát triển, ngày càng được ưa chuộng vì nó đem lại
sự thuận tiện, nhanh chóng, an tồn, tiết kiệm chi phí cho chủ
thể trong nền kinh tế.
Thông qua việc mở tài khoản tiền gửi ở một ngân hàng
nào đó, các NHTM có thể thực hiện thanh tốn hộ chủ tài
khoản thơng qua việc trích tài khoản tiền gửi của người phải
trả sang tài khoản tiền gửi của người được hưởng trên cở sở
những phương tiện thanh toán khác nhau, với kỹ thuật ngày
càng hiện đại và thủ tục thanh toán đơn giản.
Các phương tiện thanh toán của NHTM ngày càng đa
dạng và phong phú như séc, uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, thẻ
thanh toán...
Mặt khác, đối với chức năng này của NHTM sẽ thúc đẩy
thêm doanh số hoạt động tín dụng. Bởi lẽ muốn thanh tốn
thơng qua NHTM, khách hàng phải mở tài khoản tiền gửi tại
NHTM. Trên cơ sở đó giúp ngân hàng huy động số dư tài
9


khoản tiền gửi của khách hàng để cho vay, góp phần nâng cao
hiệu quả kinh doanh.

Nhìn chung, thực hiện chức năng này đã giúp tiết kiệm
cho nền kinh tế một lượng chi phí lớn phục vụ cho hoạt động
thanh tốn.
1.2.3. Chức năng tạo tiền (bút tệ)
Khi có sự phân hố trong hệ thống ngân hàng – ngân
hàng phát hành tiền và ngân hàng trung gian thì NHTM khơng
cịn thực hiện chức năng phát hành tiền. Nhưng với chức năng
trung gian tín dụng và trung gian thanh tốn thì các ngân hàng
thương mại có khả năng tạo ra tiền ghi sổ thể hiện trên số dư
các tài khoản tiền gửi thanh tốn của khách hàng tại ngân
hàng. Đây chính là một bộ phận của lượng tiền giao dịch. Từ
tài khoản tiền gửi ban đầu thông qua hành vi cho vay bằng
chuyển khoản, hệ thống ngân hàng thương mại có khả năng
tạo nên số tiền gửi gấp nhiều lần số tiền gửi ban đầu.
Việc tạo bút tệ phải có những ràng buộc và giới hạn nhất
định. Bởi vì bút tệ của người gửi tiền có tính chất chuyển đổi
ra tiền mặt. Nếu những người gửi tiền bằng bút tệ đồng loạt
yêu cầu rút tiền mặt sẽ dẫn đến tình trạng ngân hàng mất khả
năng thanh toán. Mức mở rộng tiền gửi phụ thuộc vào hệ số
mở rộng tiền gửi (công thức ở dưới). Hệ số này chịu sự tác
10


động bởi các yếu tố: tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ dự trữ dư thừa,
tỷ lệ dự trữ tiền mặt so với tiền gửi thanh toán.
Hệ số mở rộng tiền gửi được tính theo cơng thức:
Hệ số mở rộng
tiền gửi

1


=

rd + c +re

Trong đó,
rd Tỷ lệ dự trữ bắt buộc
c Tỷ lệ sử dụng tiền mặt của khách hàng trên tiền
gửi thanh toán
re Tỷ lệ dự trữ dư thừa trên tiền gửi thanh tốn
khơng vay hết
Khi đó, tiền gửi mở rộng được tính theo cơng thức
Tiền gửi mở
rộng

=

Hệ số mở rộng tiền
gửi

x

Tiền gửi ban
đầu

Phân tích q trình tạo tiền của hệ thống ngân hàng
thương mại chúng ta sẽ thấy những đặc trưng của chức năng
này.
2. NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG CỦA NHTM
2.1. Vốn, vai trò của vốn

2.1.1. Vốn là gì?
Như chúng ta đã biết, vốn là một trong những điều kiện
tiên quyết hàng đầu cho sự hình thành, tồn tại cũng như phát
11


triển của một tổ chức kinh tế. Từ yếu tố vốn người ta mới định
hướng được quy mô hoạt động, chiến lược phát triển, tổ chức
hoạt động kinh doanh cũng như quyết định năng lực cạnh
tranh trên thị trường để từ đó thu được mức lợi nhuận tối đa.
Một tổ chức kinh tế có thể tạo lập nguồn vốn từ nhiều
nguồn khác nhau, tuỳ vào đặc điểm của từng loại hình cụ thể.
Đơn cử như: doanh nghiệp Nhà nước thì nguồn vốn tạo lập
chủ yếu do Nhà nước cấp; doanh nghiệp cổ phần, liên doanh,
tư nhân thì nguồn vốn được tạo lập từ các cổ đông, từ các bên
liên doanh liên kết hay từ các cá nhân riêng lẻ.
NHTM cũng là một tổ chức kinh tế, đặc biệt NHTM khác
các tổ chức kinh tế khác đó là nguồn vốn của ngân hàng vừa là
phương tiện vừa là đối tượng kinh doanh. NHTM có thể tạo
lập nguồn vốn của mình từ nhiều nguồn khác nhau như: vốn
huy động, vốn đi vay, vốn chủ sở hữu và vốn khác. Trong
những nguồn vốn đó nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng cao
nhất vì nó là nguồn vốn đem lại thuận lợi nhiều nhất trong
hoạt động kinh doanh. NHTM nào càng có thế mạnh về vốn
càng có cơ hội mở rộng thị phần, đa dạng hố các dịch vụ
cung cấp và ngày càng có một vị trí quan trọng trên thị trường
tài chính-tiền tệ.

12



Từ những vấn đề nêu trên ta có thể đưa ra một khái niệm
về vốn như sau:
Vốn là giá trị tiền tệ mà tổ chức kinh tế (hoặc NHTM)
tạo lập được đưa vào kinh doanh nhằm mục đích sinh lời.
Qua đó ta cũng có thể nhận thấy, vốn đóng một vị trí vơ
cùng quan trọng đối với một tổ chức kinh tế. Xét riêng đối với
lĩnh vực kinh doanh tiền tệ (ngân hàng) vốn lại càng đóng một
vị trí quan trọng hơn.
2.1.2. Vai trò của vốn trong hoạt động kinh danh của
NHTM
Thứ nhất, vốn là cơ sở để NHTM tổ chức mọi hoạt
động kinh doanh của mình
Bất kỳ một tổ chức kinh tế nào muốn tồn tại đều phải có
vốn, và NHTM cũng khơng nằm ngồi qui luật đó. Mặt khác,
từ những đặc trưng riêng của ngành nên vốn vừa là phương
tiện kinh doanh vừa là đối tượng kinh doanh chủ yếu của
NHTM. Vì thế vốn là điểm đầu tiên trong chu kỳ kinh doanh
của NHTM. Những ngân hàng nào càng trường vốn thì càng
nhiều thế mạnh trong hoạt động kinh doanh của mình.
Thứ hai, vốn quyết định qui mơ tín dụng, khả năng
sinh lời cũng như các hoạt động khác của ngân hàng

13


Đối với một ngân hàng có vốn lớn sẽ có danh mục đầu
tư và cho vay đa dạng hơn, phạm vi và khối lượng cũng lớn
hơn, cịn có khả năng nhạy bén với những sự biến động về lãi
suất… và tạo khả năng thu hút vốn đầu tư từ các tầng lớp dân

cư và thành phần kinh tế tốt hơn. Từ đó, cũng thấy rằng ngân
hàng có qui mơ lớn thì có khả năng sinh lời cao hơn.
Thứ ba, nguồn vốn quyết định năng lực thanh toán,
khả năng chống đỡ rủi ro thanh khoản, đảm bảo uy tín của
NHTM trên thị trường
Uy tín đó phải được thể hiện trước hết ở khả năng thanh
khoản cho khách hàng của ngân hàng. Mà khả năng thanh toán
của ngân hàng tỷ lệ thuận với nguồn vốn kinh doanh của ngân
hàng. Với tiềm năng vốn lớn, NHTM có thể hoạt đơng kinh
doanh với qui mô ngày càng lớn, tiến hành các hoạt động cạnh
tranh có hiệu quả nhằm vừa giữ chữ tín vừa nâng cao vị thế
trên thị trường.
Thứ tư, vốn quyết định năng lực cạnh tranh của ngân
hàng
NHTM với tiềm lực vốn lớn sẽ rất thuận lợi trong nghiệp
vụ huy động vốn và cho vay. NHTM có thể giảm lãi suất cho
vay và tăng lãi suất huy động, song với tiềm lực vốn lớn nên
có thể huy động nguồn lớn và cho vay khối lượng lớn hơn nên
14


cả chi phí cho vay và chi phí huy động đều giảm trên một đơn
vị nguồn vốn huy động hay cho vay.
2.2. Nguồn vốn huy động của NHTM
Như đã nói ở trên vốn của NHTM được cấu thành bằng
nhiều nguồn khác nhau như nguồn vốn huy động, nguồn vốn
đi vay, vốn tự có và vốn khác. Nhưng trong những nguồn ấy
thì nguồn vốn huy động là phương tiện kinh doanh chủ yếu
của ngân hàng vì tính chất của hoạt động kinh doanh của ngân
hàng là “đi vay để cho vay”. Hơn nữa, xuất phát từ những đặc

điểm của nó là dễ tập trung, chi phí thấp, và là nguồn tạo cho
ngân hàng thế chủ động hơn những nguồn khác. Chính vì thế
nguồn vốn huy động là mục tiêu tăng trưởng hàng năm của
các NHTM.
2.2.1. Khái niệm nguồn vốn huy động của NHTM
Nguồn vốn huy động là giá trị tiền tệ mà các NHTM
huy động được trên thị trường thông qua nghiệp vụ tiền gửi,
tiền vay và một số nguồn khác. Đây là bộ phận vốn quyết
định khả năng hoạt động của ngân hàng.
2.2.2.Đặc điểm của nguồn vốn huy động
- Qui mô của nguồn huy động rất lớn so với các nguồn khác.
Thông thường chiếm từ 70%-80% tổng nguồn vốn và là mục
tiêu tăng trưởng hàng năm của NHTM.
15


- Là tài sản của các chủ sở hữu khác nhau, ngân hàng chỉ có
quyền sử dụng mà khơng có quyền sở hữu.
- Đây là nguồn phải dự trữ bắt buộc do vậy chi phí nguồn này
thường cao hơn trả lãi cho tiền gửi. Ngồi ra, cịn phải mua
bảo hiểm cho tiền gửi.
- Nguồn vốn này thường nhạy cảm với những biến động của
nền kinh tế như lãi suất, tỷ giá, thu nhập, chu kỳ chi tiêu và
nhiều nhân tố khác.
- Đặc điểm chung nhất là sự thay đổi chúng, đặc biệt là nguồn
huy động ngắn hạn sẽ làm thay đổi cầu thanh khoản của ngân
hàng.
2.2.3. Phân loại nguồn vốn huy động của NHTM
2.2.3.1. Căn cứ theo hình thức huy động
Theo cách phân loại này, nguồn vốn huy động của

NHTM được phân thành:

16


a.Tiền gửi thanh toán
- Khái niệm: Là khoản tiền gửi mà người gửi tiền vào
NHTM với mục đích thanh tốn. Chủ tài khoản có quyền
phát hành séc hoặc chứng từ khác để chi trả cho bên thứ ba
hoặc rút tiền ra bất cứ lúc nào để đáp ứng nhu cầu sử dụng,
ngân hàng phải có trách nhiệm thỗ mãn nhu cầu đó của
khách hàng.
- Đặc điểm:
*Về phía khách hàng:
+ Khách hàng được hưởng lãi suất thấp thậm chí là lãi suất
bằng không, nhưng bù lại họ lại được hưởng những dịch vụ
miễn phí, đó cũng là một hình thức trả lãi gián tiếp.
+ Chủ sở hữu của những tài khoản nay thường là những
doanh nghiệp nhằm phục vụ về nhu cầu chi trả thường xuyên
và thuộc vốn lưu động của họ. Đối với cá nhân tuy có phát
sinh nhưng thường chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn
không kỳ hạn trên báo cáo tài chính của ngân hàng nhất là
trong điều kiện hệ thống thanh toán kém phát triển, người dân
ưa dùng tiền mặt như tình hình thị trường tiền tệ của Việt Nam
hiện nay.
*Về phía ngân hàng

17



+ Thông thường NHTM không phải trả lãi hoặc vẫn trả lãi với
mức lãi suất thấp nhưng vẫn phải chịu một khoản chi phí huy
động như: phí như nhân sự, thiết bị, duy trì dự trữ bắt buộc,
cung cấp dịch vụ miễn phí, hay rủi ro thanh khoản.
+ Mặc dù càng ít lệ thuộc vào nguồn này nhưng đối với ngân
hàng chúng vẫn được duy trì vì các nhu cầu giao dịch và nói
chung so với những nguồn vốn khác chúng vẫn là nguồn vốn
rẻ đối với ngân hàng. Và nó là cầu nối để phát triển thanh tốn
khơng dùng tiền mặt trong nền kinh tế.
b.Tiền gửi có kỳ hạn
- Khái niệm: là loại tiền gửi mà người gửi tiền chỉ được lĩnh
tiền khi đáo hạn.
- Đặc điểm:
*Về phía khách hàng
+ Người gửi tiền khơng vì mục đích thanh tốn mà vì mục
đích an tồn và hưởng lãi suất cao hơn lãi suất không kỳ hạn.
+ Người gửi tiền không được sử dụng những hình thức thanh
tốn đối với tiền gửi thanh toán chỉ được lĩnh tiền khi đến hạn.
Một số trường hợp rút tiền trước hạn thì phải chịu mức lãi suất
khác bằng khơng hoặc thấp hơn..
*Về phía ngân hàng

18


+ Đây là nguồn vốn ổn định trong kinh doanh, vững chắc nên
ngân hàng áp dụng nhiều mức lãi suất khác nhau cho những
kỳ hạn khác nhau.
c.Tiền gửi tiết kiệm
- Khái niệm: là loại tiền gửi của các tầng lớp dân cư trong

xã hội với mục đích tích luỹ và hưởng lãi.
Loại hình này được chia làm hai loại đó là:
+ Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là loại tiền gửi mà mà người
gửi tiền chỉ có thể rút ra khi đáo hạn.
Mục đích của loại tiền gửi này là nhằm mục đích mua
sắm, xây dựng nhà ở trong tương lai, nó có mức lãi suất tiết
kiệm cao hơn các loại khác.
+ Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là loại tiền gửi mà người
gửi tiền có thể rút ra bất cứ lúc nào trong giờ giao dịch của
ngân hàng. Tuy là loại tiền gửi không kỳ hạn song nó khơng
được hưởng những tiện ích thanh tốn như loại hình tiền gửi
thanh tốn.
*Về phía ngân hàng: đây là nguồn vốn khá ổn định cho
phép ngân hàng chủ động trong việc đầu tư chúng vào các kế
hoạch sinh lời.Tuy nhiên, ngồi những chi phí như tiền gửi
khơng kỳ hạn, nó lại còn phải trả mức lãi suất cao hơn nên chi

19


phí thu hút nguồn này là cao hơn đối với nguồn tiền gửi thanh
tốn trên.
d.Phát hành giấy tờ có giá
- Khái niệm:
GTCG là chứng nhận của tổ chức tín dụng phát hành
để huy động vốn trong đó xác định nghĩa vụ trả nợ một
khoản tiền trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và
các khoản khác cam kết giữa người bán và người mua.
(Theo quyết định 1287/2002/QĐ-NHNN của thống đốc
NHNN ban hành)


20



×