Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

công trình ngầm, không gian ngầm việt nam- hôm nay và ngày mai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.89 MB, 17 trang )

124
NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ VIỆT NAM
về
công trình ngầm đô thò
HỘI THẢO
22-10-2008
CÔNG TRÌNH NGẦM, KHÔNG GIAN NGẦM
VIỆT NAM - HÔM NAY VÀ NGÀY MAI
Nguyễn Trường Tiến
Đặng Đình Nhiễm
Phạm Ngọc Tân
Nguyễn Đức Toản
Lê Trung Kiên
Võ Ngọc Quân
Tóm tắt:
Việt Nam đang có nhu cầu lớn trong vấn đề phát triển cơ sở hạ tầng, các toà nhà, nhà
máy và nhiều dự án khác phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên
nhiều khó khăn đặt ra cho việc thực hiện các dự án này, bao gồm các vấn đề về nền đất yếu, sự
giới hạn các nguồn tài nguyên nhân lực, thiên tai, biến đổi khí hậu, năng lượng, nguồn nhân lực,
môi trường,… Công trình ngầm có mặt ở hầu hết các loại công trình trên, phải được xây dựng với
công nghệ cao và kiểm soát được các rủi ro.
Từ kinh nghiệm và thực tiễn của Quốc tế và của Việt Nam trong những năm qua, có thể
khẳng đònh việc xây dựng các công trình ngầm và phát triển không gian ngầm là một giải pháp hợp
lý cho sự phát triển bền vững của Việt Nam. Các công trình nhà ở cao tầng cần tầng hầm cho gara
ô tô thiết bò kỹ thuật, vui chơi giải trí, tích chứa năng lượng và sản xuất năng lượng Biomass Các
công trình ngầm là cần thiết cho các loại công trình ngầm cho công nghiệp, nhà máy thủy điện
và giao thông đô thò
Bài viết này trình bày và thảo luận về các vấn đề trên. Trình bày những sai sót trong thực
tế và đề xuất một số giải pháp kiến nghò.
1.MỞ ĐẦU
Không gian ngầm là không gian được tạo ra hay sử dụng dưới ngầm (Space created or


used underground). Chúng ta đã có các thành tựu xây dựng công trình ngầm nhất đònh, trong
ngành thủy lợi/thủy điện, nhà ở và giao thông. Ở đây sẽ không bàn đến các hệ thống ngầm của
các nhà máy thủy điện và hầm trên các đường sắt và đường ôtô. Sau đây chỉ xin đề cập đến một
số dạng công trình ngầm trong đô thò (hệ thống tàu điện ngầm, bãi đỗ xe ngầm, nút giao thông
ngầm, kho chứa ngầm, hầm dành cho người đi bộ v.v…).
Công trình ngầm, không gian ngầm là xu hướng phát triển tất yếu của nhân loại, vì con
người vốn được sinh ra từ các hang đá thiên nhiên. Các loại động vật đều có hang để ở như con
chim có tổ. Loài người xây dựng hàng loạt các công trình trên mặt đất. Nay lại đi sâu vào lòng đất
vì đất được coi là “Mẹ", lúc nào cũng sẵn lòng đón các con. Công trình ngầm và không gian ngầm
có ưu điểm:
- Con người được sống, làm việc, sinh hoạt, mua bán, đi lại an lành, an ninh hơn trong
lòng đất.
- Sử dụng được năng lượng từ lòng đất, đòa nhiệt (không phải chỉ có năng lượng từ mặt trời).
- Khai thác được không gian ngầm để tích chứa nhiên liệu, lương thực, nước Sản xuất
đá (ice), khí Biomass để cung cấp năng lượng cho tòa nhà và đô thò
- Giảm thiểu tai nạn và ách tắc giao thông.
- Nâng cao giá trò sử dụng đất.
Tuy vậy việc thiết kế, thi công, đầu tư, khai thác, bảo hành, quản lý công trình ngầm có
nhiều khó khăn do:
- Đòi hỏi có kỹ thuật và công nghệ cao.
- Đòi hỏi có tính chuyên nghiệp cao. Phải có kiến thức về cơ học đất, nền móng, đòa kỹ
thuật, thủy lực, phương pháp tính, giám sát, quản lý, tài chính, môi trường, phong thủy…
- Quan trắc, dự báo được quá trình thi công và khai thác sử dụng
- Có độ rủi ro cao, chi phí lớn. Lại đòi hỏi phát triển nhanh do nhu cầu đất nước và nhà ở…
- Là một chuyên ngành mới mẻ, chưa được đào tạo đầy đủ ở Việt Nam.
- Thiếu kiến thức, kinh nghiệm, tài liệu sách giáo khoa và đội ngũ chuyên gia.
125
NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ VIỆT NAM
về
công trình ngầm đô thò

HỘI THẢO
22-10-2008
1.1 ĐIỀU KIỆN CHUNG CỦA VIỆT NAM
Việt Nam có hơn 4000 năm lòch sử cùng với 332.000km2 diện tích đất tự nhiên và 3000km
bờ biển. Dân số khoảng 84 triệu dân, trong đó có hơn 70% là nông dân. Việt Nam là quốc gia trẻ,
có sự kết hợp của văn hoá phương Đông và văn minh phương Tây. Người Việt Nam thông minh,
cần cù, thân thiện… như cây lúa, cây tre, cây dâu, đất, nước, khí… Hình ảnh của Việt Nam là chữ
“S” và số 8. Trong tiếng Anh, chữ S là đứng đầu của “Success, Satisfaction, safety,…” và số 8 là
số của Phật giáo.
Việt Nam bắt đầu bằng chữ “V” tức là “Value, Victory…” và “ Vui Vẻ, Vinh Quang, Văn
Hoá…” Mái nhà của Việt Nam cũng có chữ “V” của “Vẻ Vang, Vững Vàng…”
Hình 1 là bản đồ tự nhiên của Việt Nam và các đồng bằng ở lưu vực sông
- Đồng bằng Sông Hồng: Dân số là 20triệu, gồm Hà Nội và 5 tỉnh khác đó là Hải
Phòng, Hải Dương, Thái Bình, Ninh Bình, Hà Nam
- Đồng bằng Sông Cửu Long: Dân số là 20triệu, gồm Tp.Hồ Chí Minh và 7 tỉnh khác
là Long An, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vónh Long, Kiên Giang, Tiền Giang và Bến Tre
Sau cuộc chiến chống Mỹ cứu nước (1975), Việt Nam bắt tay vào xây dựng và phát triển
đất nước với nhiều thời cơ thuận lợi. Tuy nhiên, cũng phảI đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn vì
trình độ dân trí quá thấp. Ngày nay Việt Nam vẫn còn là một đất nước nghèo, thu nhập bình quân
đầu người là 700$/ năm/ người. Nhiều nơi thậm chí chỉ là 200$/năm/người. Sự đòi hỏi cần xây
dựng hệ thống giao thông, cầu, hạ tầng cơ sở… ngày càng trở nên gay gắt theo từng năm vì đây
là vấn đề sống còn cho sự phát triển của Việt Nam. Không quá khó để nhận thức được vai trò và
sứ mạng của các ngành khoa học kỹ thuật, đặc biệt là khoa học kỹ thuật xây dựng cơ bản và xây
dựng công trình ngầm
1.2 ĐIỀU KIỆN NỀN ĐẤT
- Nền đất ở ĐBSH và ĐBSCL có lớp sét yếu có chiều dày lên đến 40m. Đất sét thường
có nhiều các tạp chất hữu cơ. Các công việc đang tiến hành của 2 Hệ thống Tàu điện ngầm/
Hình 1a: Bản đồ tự nhiên Việt Nam
Hình 1b:Đồng bằng Sông Hồng
Hình 1c: Đồng bằng Sông Cửu Long

Đường ngầm ở 2 thành phố lớn giúp bổ sung thông tin làm sáng thêm bức tranh về điều kiện nền
đất của vùng, hoặc chí ít cũng mang đến sự phát triển xứng đáng cho nghành xây dựng nói chung
và ngành cầu, hầm nói riêng.
- Độ sâu của lớp nước ngầm là rất nhỏ (0.5 đến 2.5m). Ở Hà Nội, hàm lượng nước ngầm trở nên
ít hơn trong thời gian gần đây, phân bố rộng hơn. Lý do chính là do khai thác nước ngầm gây lún phụ.
Đất yếu thường có các đặc trưng sau
- Hàm lượng nước thường lớn hơn giới hạn chảy.
126
NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ VIỆT NAM
về
công trình ngầm đô thò
HỘI THẢO
22-10-2008
- Giá trò N điển hình: từ 0 - 5.
- Cường độ chòu cắt không mất nước: từ 10 đến 40 kpa.
- Chỉ số nén ép: 0,6 - 1.
- Tỷ lệ lỗ rỗng ban đầu: 1,5 - 2.
- Lượng mưa hàng năm: 1000 - 2000 mm.
1.3 KHÓ KHĂN CỦA ĐẤT YẾU Ở VIỆT NAM ĐỐI VỚI NỀN MÓNG VÀ CÔNG TRÌNH NGẦM
- Nền móng của đường, nhà ở và các công trình khác quanh công trình ngầm
+ Độ lún: độ lún lớn, nhiều nơi ở khu vực ĐBSCL, những đê có độ cao 5 đến 8 m, độ lún
có thể là 3 đến 5m. Tầng hầm, công trình ngầm, hầm chui cho người đi bộ bò lún theo đất đắp.
+ Tính ổn đònh của nền, đất.
+ Tính thấm của đất.
+ Sự hoá lỏng : động đất, tải trọng đường bộ, tải trọng đường sắt… đến công trình ngầm.
- Khó khăn khi xây dựng công trình ngầm
+ Các công trình về giao thông , thuỷ lợi và các công trình khác trên đất đắp.
+ Cải tạo nền đất cho CTXD tại vùng ngập lụt: Lún cả khu đất đắp và móng.
+ Sạt lở đất ở các đường quốc lộ làm hư hỏng các công trình ngầm.
+ Sự ổn đònh ở các bờ sông , bờ biển do đất, dòng chảy, xói mòn và hệ thống thoát nước.

+ XD các công trình nhà máy thuỷ điện, đường bộ, đường sắt,… trên nền đất, nền đá
phức tạp, tiềm ẩn các rủi ro. Đặc biệt với các hang ngầm, đá mồ côi.
+ XD các công trình ngầm, hầm ngầm, đường tàu điện ngầm… làm ảnh hưởng đến các
công trình hiện hữu trên mặt đất (lún, nghiêng, mất nước, dòch chuyển ngang…).
+ XD các công trình trên biển. Công trình bảo vệ an ninh quốc phòng, kinh tế. Hệ
thống hầm ngầm… trên đá san hô, trên đất, đá… đỏi hỏi kỹ thuật và công nghệ thích hợp.
Hình 2: Trượt lở tại đường quốc lộ 6 Sơn La
Hình 3: Các vấn đề gặp phải do nền đất yếu
Hình 2 và hình 3 trình bày các sự cố về trượt lở mái dốc và hư hỏng công trình do đất yếu và
nền móng. Công trình tường chắn đất của hố đào có thể bò trượt. Móng công trình có thể bi lún quá
mức cho phép. Áp lực lên tường chắn đất lớn hơn áp lực cho phép. Tường trong đất và cọc không
chòu được tải trọng ngang quá lớn. Toàn bộ khối đất đắp bò lún. Công trình cạnh hố đào bò nghiêng
127
NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ VIỆT NAM
về
công trình ngầm đô thò
HỘI THẢO
22-10-2008
2. THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH NGẦM
Việc thiết kế đòa kỹ thuật có thể sử dụng phương pháp đơn giản hoặc phương pháp số.
Với phương pháp số, một số chương trình thương mại đã được phổ biến và sử dụng khá rộng rãi
ở Việt Nam như: Plaxis, Geoslope, Soil vision v.v…
- Thực nghiệm và thí nghiệm. Phải có một chương trình thực nghiệm và thí nghiệm tổng thể.
- Quan trắc. Phải đặt các mốc quan trắc dòch chuyển, ứng suất, biến dạng và áp lực nước.
- Mô hình nền. Phải kể đến các điều kiện biên, điều kiện tải trọng và cho mô hình hợp lý.
- Chỉ tiêu đất nền. Quan trọng nhất là các chỉ tiêu về cường độ, biến dạng, hệ số thấm.
- Tải trọng tác động. Phải kể đến tải trọng các công trình bên cạnh.
- Tải trọng động. Phải kể đến tải trọng của xe chạy, chấn động…
- Hạ mực nước ngầm.
3. THI CÔNG CÔNG TRÌNH NGẦM VÀ CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ HỐ ĐÀO

3.1. HỐ ĐÀO THI CÔNG TẦNG HẦM CỦA CÁC TOÀ NHÀ CAO TẦNG
Công trình có tầng hầm đầu tiên sau 1954 được xây dựng chính là tầng hầm của nhà 11
tầng (móng cọc đóng 12m, 1 tầng hầm) nay là Khách sạn Hà Nội (Hồ Giảng Võ), được tập thể cán
bộ Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng thiết kế (Nguyễn Mạnh Kiểm, Hoàng Như Sáu, Huỳnh
Thanh Xuân, Nguyễn Đăng Bích, Nguyễn Trường Tiến, Phùng Đức Long, Nguyễn Bá Kế, Nguyễn
Anh Dũng,…) và Sở Xây dựng Hà Nội thi công vào năm 1981. Sau năm 1994 cho đến nay tại Hà
Nội và TP.HCM có rất nhiều các toà nhà cao tầng có tầng hầm, quy mô từ 1 đến 5 tầng hầm.
Hố đào và tầng hầm có thể được thi công và bảo vệ bằng:
- Cọc đất xi măng( Công nghệ của Thụy Điển)
- Tường trong đất và neo mềm (neo cáp dự ứng lực) (trụ sở Vietcombank 184 Trần Quang
Khải, Hà Nội 1997; Tòa nhà Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN tại 11 phố Cửa Bắc, Hà Nội 2008,
tòa tháp Keangnam Landmark Tower, Lô 6 đường Phạm Hùng, Hà Nội)
- Tường cừ bằng gỗ và thanh chống (5 Lê Duẩn, Tp.Hồ Chí Minh 1997, Trung tâm Thương
mại số 14 Ngô Quyền, Hà Nội 1992). Các công trình trên do VIC, COFEC và AA thực hiện
- Tường cừ bằng BTCT và đào hố hoặc top-down có thanh chống bằng BTCT, Thép, Gỗ
- Tường cừ bằng ván ép và thanh chống (31 Hai Bà Trưng, 102 Trần Hưng Đạo, Hà Nội). Các
cán bộ của COFEC, Hội Cơ học đất và Đòa kỹ thuật Việt Nam và Công ty AA đảm nhận thiết kế
- Tường cừ bằng cọc khoan nhồi (mở rộng Khách sạn Hà Nội, 1997) Công ty TDC, TCTy
Xây Dựng Hà Nội thực hiện
Không chỉ các tòa nhà cao tầng mới xây mới bắt buộc phải có các tầng hầm, mà các tòa
nhà cao tầng xây dựng trong giai đoạn trước năm 2000, nay cũng đã có nhu cầu phải làm thêm
tầng hầm bên dưới công trình đang sử dụng. Vấn đề chính là giải quyết chỗ đỗ xe ô tô với tiêu
chuẩn 1 – 2 gara/hộ. Việc nảy sinh nhu cầu lớn của việc xây thêm tầng hầm kiểu bổ xung khi có
nhu cầu đỗ xe là hậu quả của việc tư duy chưa đủ tầm xa trong giai đoạn trước. Nay phải lãnh hậu
quả khi mà số lượng phương tiện cơ giới tăng lên và sự gia tăng tập trung dân số đô thò ngoài vòng
kiểm soát dẫn tới thiếu đất nghiêm trọng. Tuy vậy việc xây thêm các tầng hầm bên dưới tòa nhà
đang sử dụng (mà không làm ảnh hưởng sinh hoạt của con người trong tòa nhà đó) là khả thi về
mặt kỹ thuật, nhưng chi phí có lẽ sẽ là không hề rẻ.
Hình 4: Các loại tường cừ chống giữ hố đào
Sử dụng cừ thép, sử dụng cọc nhồi, sử dụng

tường trong đất
128
NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ VIỆT NAM
về
công trình ngầm đô thò
HỘI THẢO
22-10-2008
Việc xây dựng các bãi đỗ xe ô tô ngầm (Công viên Lê Văn Tám), công trình ngầm chợ
siêu thò, đường ngầm, tầng hầm cho vui chơi giải trí, thư giãn, tích chứa năng lượng, sản xuất năng
lượng, thoát nước, cấp nước… là một nhu cầu tất yếu. Khó khăn nhất là việc xây dựng công trình
ngầm trên là đảm bảo sinh hoạt, hoạt động bình thường của người dân, sự an toàn của các công
trình lân cận và hệ thống kỹ thuật. Việc hạ mực nước ngầm tạm thời, các dòch chuyển ngang, lún
bổ xung mang lại nhiều rủi ro cho chủ đầu tư và các bên tham gia dự án.
3.2. HỆ THỐNG TÀU ĐIỆN NGẦM VÀ CÁC NÚT GIAO NGẦM
Cho tới cuối thế kỷ XX, vẫn chưa có công trình ngầm đô thò nào như hệ thống tàu điện
ngầm, bãi đỗ xe ngầm, hầm dành cho người đi bộ v.v… được xây dựng ở Việt Nam.
Trong những năm đầu thế kỷ XXI và tương lai gần, các công trình ngầm sẽ xây dựng ở
các thành phố lớn có thể kể đến:
- Hầm chui phục vụ giao thông tại Ngã Tư Sơ.
- Hầm chui phục vụ gần Trung tâm Hội nghò quốc gia.
- Hầm tại nút giao thông Kim Liên (Lê Duẩn – Đào Duy Anh – Đại Cồ Việt).
- Hệ thống thoát nước ngầm, cấp nước ngầm tại Tp. Hồ Chí Minh.
3.3. CHỐNG THẤM BÃI RÁC, HỒ CHỨA NƯỚC, VÀ CÔNG TRÌNH NGẦM BẰNG CÔNG NGHỆ
ROCAMIX
Xuất phát từ thực tế là phải xây dựng những công trình đường giao thông, hồ chứa
nước,đập nước, đê điều, nhà ở trong điều kiện đất nền yếu, phức tạp, thiếu các vật liệu truyền
thống như đá, cát, sỏi… Công nghệ ROCAMIX đã được hình thành
Ý tưởng chính của công nghệ ROCAMIX là lập lại quá trình tự nhiên của đá bò phong hoá
và tác động thiên nhiên đã trở thành đất, nay lại cải tạo ngược để đất trở lại các đặc tính của đá:
Tăng cường độ và giảm tính thấm của đất nền.

Nguyên lý làm việc của ROCAMIX là đẩy nước ra khỏi đất và che phủ các lỗ rỗng của
đất dưới tác động của hoá lý và năng lượng đầm chặt.
3.4. TÍCH CHỨA NƯỚC DƯỚI ĐẤT
Một trong những vấn đề khó khăn nhất của việc thi công công trình ngầm là làm khô hố
móng, chống phá hỏng hố đào. Đồng thời lại không làm hạ mực nước ngầm xung quanh hố đào
sâu, gây độ lún phụ cho các công trình lân cận. Công nghệ Wills có thể được sử dụng để tích
Hình 5: Áp dụng công nghệ ROCAMIX làm đập, hồ chứa nước,
bảo vệ hố chứa rác, chống thấm…
129
NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ VIỆT NAM
về
công trình ngầm đô thò
HỘI THẢO
22-10-2008
Hình 3: Chu kỳ vận động nước- Biến thể của dòng chảy đến và dòng chảy đi của nước ngầm.
chứa nước và các tầng chứa nước, không làm hạ mực nước ngầm quanh hố đào. Đồng thời hút
nước từ đáy hố đào. Nguyên lý của công nghệ Wills (CHLB Đức) được mô tả dưới đây và trên các
hình vẽ
Sự chảy đến, chảy đi của dòng nước ngầm biến đổi về căn bản khi có sự cản lại, khi ta
đưa vào dòng chảy một cửa ngầm làm việc như một vật cản. Vật cản có thể là một giếng, tầng
hầm của nhà, một tường chắn hay là một vùng nước chết do áp lực thấm và hút của vòi phun. Vật
cản tạo ra ở dòng chảy đến một sự mất nước. Đồng thời sau vật cản sinh ra một sức hút trong
dòng nước ngầm chảy đi. Nguyên lý này tương tự như gió đẩy và gió hút khi tác động vào một
ngôi nhà
Công nghệ Willer đang được nghiên cứu để áp dụng trong việc làm khô hố đào của 5
tầng hầm tại tòa nhà 65 tầng City Complex – Liễu Giai, Hà Nội và bãi đỗ xe Lê Văn Tám, Tp.Hồ
Chí Minh. Công nghệ này cho phép làm khô hố móng và “nhồi nước” từ hố móng vào nước ngầm
chung quanh. Đảm bảo sự cân bằng áp lực nước và không làm lún nền. Giải pháp này cũng có
Hình 6: Giếng khai thác và thấm ngầm – Diễn tả kỹ thuật (dưới ngầm)
Hình 7: Nước chua được xử lý bằng hệ Thấm ngầm với vòi phun có dùng vôi và Glycerin

130
NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ VIỆT NAM
về
công trình ngầm đô thò
HỘI THẢO
22-10-2008
Hình 8a: Giếng khoan hút nước
Hình 8b: Giếng khoan nhồi
Hình 8: Hệ thống hút nước trong hố đào và“nhồi nước“ vào tầng chứa nước cạnh hố đào
thể cho phép thoát nước trong đô thò qua hệ thống hồ thu nước và bơm nước mưa từ hồ chứa nước
xuống các tầng ngầm chứa nước. Hồ chứa nước ngầm hoặc nổi có thể hình thành bằng công nghệ
Willer hoặc sử dụng công nghệ Rocamix
3.5.RỦI RO VÀ TAI NẠN KHI LỰA CHỌN GIẢI PHÁP XÂY DỰNG TẦNG HẦM
Thực tế cho thấy rằng không có một giải pháp xây dựng công trình ngầm và bảo vệ
hố đào là duy nhất. Việc lựa chọn công nghệ thi công phụ thuộc vào
- Điều kiện đòa kỹ thuật
- Điều kiện đòa hình
- Thiết bò sẵn có
- Kinh nghiệm thi công và thiết kế
- Công trình lân cận
- Điều kiện thoát nước
- Tác động do hạ mực nước ngầm
- Tải trọng và tác động
- Môi trường
- Kinh phí
- Thời gian
- Sự rủi ro (Con người x Xã hội, chính sách, quy đònh… = Rủi ro)
- Sự rủi ro thường gặp là:
+ Sự cố và khả năng sụp đổ của các công trình lân cận
+ Lý do thường được đưa ra là do sự cố của đất nền, do có túi nước là không đúng (lỗi

do thiết kế và thi công tường vây, hạ mực nước ngầm thường bỏ qua)
+ Công tác tư vấn trong nhiều trường hợp là không chuyên nghiệp và chưa làm việc
đúng luật
+ Hạ mực nước ngầm do đào hố móng gây lún lệch các công trình lân cận thường là
nguyên nhân chính gây rủi ro và tai nạn.
+ Chống thấm và làm giảm lưu lượng nước thường ít được quan tâm. Nước có thể phá
hủy hố đào, phá hỏng công trình lân cận. Nước là tác động đến sự ổn đònh của đất (Thủy và Thổ
trong Ngũ hành)
+ Nhà quản lý, chủ đầu tư, tư vấn thiết kế và thi công thường bỏ qua những tải trọng,
tác động trong quá trình thi công (sử dụng Bentonite giữ thành hố khoan, tường trong đất, song
không kể đến áp lực của tải trọng khác ví dụ của công trình lân cận, tải trọng do xe chạy, thiết bò
thi công…)
131
NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ VIỆT NAM
về
công trình ngầm đô thò
HỘI THẢO
22-10-2008
Việc lựa chọn tư vấn thiết kế và quản lý dự án công trình ngầm đúng có vai trò quyết đònh
cho sự thành công của dự án. Nhà tư vấn có trách nhiệm thiết kế và phải lựa chọn được nhà thầu
có kinh nghiệm, đã thực hiện dự án trong khả năng có thể kiểm soát được các rủi ro cho chủ đầu
tư và cho cộng đồng.
Khó khăn nhất đối với các đơn vò thi công hiện nay không phải là thiết bò, kinh phí mà là
con người có đủ năng lực, kinh nghiệm để lập biện pháp thi công, quản lý, kiểm soát chất lượng
và tiến độ thi công
Chủ đầu tư phải dành kinh phí cho công tác kiểm tra chất lượng, khảo sát bổ sung, quan
trắc và thẩm đònh hồ sơ, giám sát công trình ngầm…
Hội Cơ học đất và Đòa kỹ thuật Công trình Việt Nam, Công ty AA, Công ty Liên doanh
Xây dựng VIC, Viện Đòa kỹ thuật Việt Nam (VGI), Tổng Công Ty Xây dựng Hà Nội… có nhiều kinh
nghiệm trong thiết kế thi công và quản lý dự án công trình ngầm trong đô thò, đặc biệt là quản lý

Dự án và quan trắc đòa kỹ thuật. Một số công trình ngầm có quy mô lớn của Trung tâm Hội nghò
Quốc gia, Tòa nhà City Complex, Hầm chui, thoát nước… do Tổng Công Ty Xây dựng Hà Nội và
Công ty VIC thi công tại Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh
4. VÌ SAO CÔNG TRÌNH NGẦM BỊ HƯ HỎNG, CHÚNG TA ĐI VỀ ĐÂU?
Công trình ngầm và nền móng bò hư hỏng có thể chiếm tới 75% sự cố các công trình xây
dựng. Việc thiết kế, thi công nền móng và sử dụng công trình ngầm gây hư hỏng có nhiều nguyên
nhân. Nguyên nhân có thể là do sự thiếu hiểu biết, thiếu kinh nghiệm, thiếu năng lực, thiếu tính
chuyên nghiệp và đạo đức nghề nghiệp của người kỹ sư, chủ đầu tư và nhà quản lý. Một số
nguyên nhân hư hỏng và sự cố công trình ngầm do nền móng thường gặp là:
4.1. SAI LẦM TRONG KHẢO SÁT
* Thiếu các chỉ tiêu đất nền cần thiết:
- Hệ số thấm, xác đònh sai từ 5 đến 15 lần.
- Hệ số cố kết, xác đònh sai, không đúng thực tế thi công và tải trọng trong các giai đoạn.
- Lưu lượng nước và dòng chảy vào hố móng. Không được dự tính đúng, vừa làm vừa
tát nước… Càng hút nước càng làm tăng áp lực lên tường chắn và tăng áp lực gây lún do hạ mực
nước ngầm
- Sức kháng cắt không thoát nước và thoát nước. Các chỉ số này là cần thiết để tính toán
sự ổn đònh của vách hố đào, mái dốc trong các điều kiện ứng suất khác nhau
- Hệ số nén lún của nền theo độ sâu với các trạng thái ứng suất và biến dạng khác nhau
và điều kiện thóat nước khác nhau. Hệ số đất nền theo phương ngang thường bỏ qua.
- Thấu kính cát. Có khả năng tải nước và phá hỏng hố đào (cát chảy)
- Xác đònh không chính xác tầng chứa nước, mực nước ngầm. Khi nước ngầm hạ tăng
thêm ứng suất hữu hiệu và gây lún bổ xung cho các công trình lân cận. Hạ mực nước 10m, tải
trọng gây lún phụ là tương ứng với nhà 5 tầng mới. Sự hạ mực nước ngầm lại là không đều (theo
khoảng cách đến hố đào), vì vậy công trình lân cận bò lún lệch.
* Tác động môi trường: Tư vấn thiếu các đánh giá tác động môi trường (Phong thủy)
- Ảnh hưởng của môi trường.
- Ảnh hưởng công trình lân cận.
- Ảnh hưởng của tải trọng động.
4.2. SAI LẦM TRONG THIẾT KẾ

- Tính lún sai sơ đồ. Hầm chui cầu Văn Thánh trên cọc cừ tràm bò lún là do lún tổng thể
của tầng đất đắp. Đất đắp của cầu Văn Thánh có chiều rộng khoảng 50m, chiều dày tầng bùn
khoảng 30m. Việc sử dụng cọc cừ tràm 5m và cắm bấc thấm khoảng 15m để xử lý nền đất yếu
là không phù hợp. Độ lún tổng thể có thể lên đến 3m
- Tính lún lệch cầu Cần Thơ
Sự cố nền móng cầu Cần Thơ là một bài học kinh nghiệm lớn cho các Kỹ sư, chủ đầu
tư và nhà quản lý. Theo Ủy ban Nhà nước điều tra về sự số cầu Cần Thơ sự phá hỏng cầu dẫn
là độ lún lệch 12mm của trụ phụ 13 (hình 10). Các hình vẽ và hình ảnh dưới đây mô tả về sự cố
của cầu dẫn cầu Cần Thơ với các trụ chính 13, 14, 15 (cách nhau 40m) sử dụng cọc khoan nhồi
chiều sâu 76 – 80m. Các trụ phụ giữa nhòp 13-14 và 14-15 là hệ đỡ tạm. Móng của các trụ phụ
này là cọc đóng 30x30 (hình…). Một khả năng có thể gây phá hỏng tức thời hệ thống cầu dẫn trên
các trụ 13-14-15 có thể là: Độ lún lệch giữa trụ phụ và trụ chính. Các móng cọc 37m của trụ phụ
làm việc chủ yếu trong lớp đất yếu khoảng 40m vì chủ yếu bằng ma sát bên. Với mức dòch chuyển
khoản 5mm ma sát bên đã được huy động hết. Sai sót lớn nhất là thiếu các quan trắc độ lún vì độ
dòch chuyển (chuyển vò) của công trình và móng
132
NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ VIỆT NAM
về
công trình ngầm đô thò
HỘI THẢO
22-10-2008
Hình 9: Cầu chui Văn Thánh
Tư vấn cũng thường không kể đến các yếu tố sau:
- Không tính đến lực đẩy nổi (lực đẩy nổi của nước lên tầng hầm và thể tích đất đào đi là
một ưu điểm lớn: Giảm tải trọng lên cọc và lên nền). Tuy vậy phải kể đến áp lực đẩy nổi khi đang
thi công phần tầng hầm
- Tính sức chòu tải của nền không đúng
- Tính lưu lượng nước, lưới thấm, phần mềm… Với điều kiện biên và chỉ tiêu đất nền sai.
- Tính áp lực ngang của đất không chính xác. Không kể đến các trường hợp tải trọng và
trạng thái ứng suất khác nhau trong thi công

- Không kể đến khả năng phá hỏng hố đào do đẩy nổi hoặc cát chảy
- Thiết kế chiều sâu đóng tường cừ trong cát được mô tả dưới đây. Về nguyên tắc tường
cừ thép, bê tông,… được cắm vào lớp đất có độ thấm ít hơn cát (sét, sét pha)
Hình 10: Lún lệch móng T13-U và sơ đồ biến dạng trụ thép( theo UBNN điều tra sự cố)
Hình 11: Mô tả hệ đỡ tạm (trục 13-15)
Hình 12: Trụ tạm thép
133
NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ VIỆT NAM
về
công trình ngầm đô thò
HỘI THẢO
22-10-2008
PHẢI LUÔN NHỚ RẰNG: NƯỚC LÀ YẾU TỐ VÀ TÁC ĐỘNG QUAN TRỌNG NHẤT ĐẾN
SỰ ỔN ĐỊNH.
SỰ HẠ MỰC NƯỚC NGẦM VÀ DỊCH CHUYỂN NGANG DO ĐÀO HỐ MÓNG SÂU GÂY
LÚN LỆCH CHO CÔNG TRÌNH LÂN CẬN.
Hình 13: Mô tả điều kiện nền đất dưới trụ tạm
Hình 14: Hình ảnh trụ tạm bò sập
134
NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ VIỆT NAM
về
công trình ngầm đô thò
HỘI THẢO
22-10-2008
Hình 16 dưới đây mô tả tác động của đất và nước lên tường chắn và hố đào. Áp lực hữu
hiệu lên tường chắn của đất được tính toán theo lý thuyết cơ học đất. Áp lực thủy tónh của nước
được tính theo chiều sâu. Lưới thấm của nước được vẽ và sử dụng để tính lưu lượng nước ngầm
vào hố móng. Hệ thống tường chắn và thanh chống được thiết kế theo các dự tính trên
Hình 15: Thiết kế chiều sâu tường cừ
a. Tường cừ bằng thép, gỗ, bê tông.

b. Thanh chống bằng thép, gỗ.
•
Tường cừ được đóng xuống lớp đất sét để giảm thiểu khả năng thấm của nước từ lớp cát vào hố móng .
• Córãnhthunướcc.
• Cógiếngthunướcd.
• Tườngcừphảitínhtoánđủđộổnđònhvớicôngtácđàođất.
Hình 16: Tác động của áp lực đất và áp lực nước lên tường chắn
a. Tường chắn bằng gỗ, thép, bê tông.
b. Thanh chống bằng thép, gỗ.
c. Dòng chảy (lưới thấm của nước ngầm vào hố đào)
135
NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ VIỆT NAM
về
công trình ngầm đô thò
HỘI THẢO
22-10-2008
Hình 17 mô tả thiết kế chiều sâu tường cừ cho hố đào trong trường hợp thi công hố đào
trong đất cát. Chiều sâu D dưới đáy hố đào. Hố đào có thể có kích thước chiều ngang lớn hơn nhiều
lần độ sâu hố đào Hw. Với hệ số an toàn Fs=1.5, D được xác đònh như thuyết minh tại hình vẽ:
+ Điều kiện phá hỏng hố đào do cát chảy
D < 0,2 Hw (H1 nhỏ).
D < 0,25 Hw (H1 lớn).
+ Với FS = 1,5. (hệ số an toàn thường dùng trong thiết kế hố đào là 1.5)
D = 0,4 H1 (H1 nhỏ).
D = 0,45 Hw (H1 lớn).
Có thể hút nước ngầm và hạ nước ngầm (nếu cần).
- Nhà thiết kế phải đảm bảo nguyên tắc về giá trò dưới đây. Lựa chọn phương án đã có
công trình ngầm chất lượng cao nhất (giá trò âm) và giá thành thấp nhất (giá trò dương)
Nguyên tắc: Giá trò = Chất lượng / Giá thành (vai trò của người kỹ sư chuyên nghiệp)
4.3. SAI LẦM TRONG THI CÔNG

- Lựa chọn công nghệ thi công không đúng.
- Lựa chọn sai thiết bò.
- Chống thấm không triệt để.
- Hạ mức nước ngầm làm nghiêng lún công trình xung quanh. (31 Hai Bà Trưng - Hà Nội,
62 Lý Thái Tổ - Hà Nội, 14 Ngô Quyền - Hà Nội, Pacific TPHCM)
- Sai sót trong quá trình thi công và sập công trình lân cận (hình 18). Có ý kiến cho rằng
Hình17: Tính chiều sâu tương cừ
Hình 18: Viện Khoa học xã hội bò sập do ảnh hưởng của thi công Tòa nhà Pacific
136
NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ VIỆT NAM
về
công trình ngầm đô thò
HỘI THẢO
22-10-2008
việc sập tòa nhà Viện KHXH do khoan phải túi nước. Đây là một khái niệm không có trong cơ học
đất như hang ngầm trong đá vôi. Nếu có túi nước thì túi nước này sao không được phát hiện khi
thi công tường vây? Lý do sập là do con người, xin đừng đổ cho đất và nước
- Đào tường vây sâu 60 m, L = 7m, bề rộng 60cm - 200cm, sử dụng bentonite chống thành
- Tuy nhiên do tác động của tải trọng, công trình lân cận và áp lực đất nền, Bentonite
không đủ áp lực ngang vì vậy gây hư hỏng công trình liền kề.
4.4. SAI LẦM TRONG QUAN TRẮC
- Không quan trắc nùc ngầm và lưu lượng
- Không quan trắc sự thay đổi của mực nước
- Không quan trắc ứng suất trong các thanh chống ngang
- Không quan trắc áp lực đất lên tường chắn
- Không quan trắc độ lún (Cầu Cần Thơ, Cầu Văn Thánh)
- Không quan trắc sự làm việc của neo
4.5. SAI SÓT CỦA NHÀ QUẢN LÝ VÀ CHỦ ĐẦU TƯ
- Thiếu các quy chế, chế tài, quy đònh, tiêu chuẩn
- Thiếu kiến thức và kinh nghiệm

- Lựa chọn sai đơn vò tư vấn và thiết kế, quản lý dự án, giám sát thi công, thẩm đònh…
- Tính chuyên nghiệp thấp. Khả năng phê duyệt thiết kế và công nghệ thi công của chủ
đầu tư và tư vấn giám sát hạn chế
- Chất lượng đào tạo Kỹ sư đòa kỹ thuật và nhà quản lý là bất cập.
- Đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp mới bắt đầu. Mới có 108 Kỹ sư Việt Nam đăng bạ là Kỹ
sư ASEAN. Bộ Xây Dựng mới thành lập MC. Thiếu các khóa đào tạo liên tục chuyên nghiệp xin
mời các bạn bổ xung thêm những yếu kém của chất lượng nguồn nhân lực. Sự chậm đổi mới về
tư duy và rào cản áp dụng KHKT, sử dụng nhân tài, sự thiếu minh bạch trong các dự án…
4.6. CHÚNG TA ĐI VỀ ĐÂU VÀ LÀM GÌ?
- Tổ chức các hội thảo và lớp học tương tự như hội thảo hôm nay.
- Thu thập các tài liệu kỹ thuật.
- Tổng kết các sự cố, rút ra các bài học kinh nghiệm THẬT các giá trò THẬT, không giả dối.
- Thay đổi giáo trình cơ học đất và đòa kỹ thuật.
- Nâng cao chất lượng đào tạo kỹ sư đòa kỹ thuật.
- Đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế.
- Xây dựng đạo đức nghề nghiệp của Kỹ sư. Ai được chủ trì và là giám đốc dự án?
- Tổ chức đào tạo liên tục (Continuity Professional Development, CPD) theo thông lệ
quốc tế. Phổ biến kiến thức về công trình ngầm, không gian ngầm.
- Thành lập hội kỹ sư Việt Nam (Institution of Engineers of Vietnam, IEV).
- Xây dựng các đơn vò tư vấn và nhà thầu chuyên nghiệp về công trình ngầm.
- Có khảo sát, quan trắc đòa kỹ thuật cho các loại công trình. So sánh lý thuyết và thực
tiễn. Thiếu quan trắc đòa kỹ thuật chỉ là nghệ thuật không phải kỹ thuật.
- Hợp tác quốc tế và chuyển giao công nghệ về công trình ngầm.
- Xây dựng TCVN về công trình ngầm, không gian ngầm.
- Học tập kinh nghiệm quốc tế, đặc biệt tích cực tham gia ITA.
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các loại hình đào tạo.
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Sự cố nền móng và công trình ngầm trong xây dựng, giao thông, thủy lợi, công
nghiệp… đã đang và sẽ trở thành mối quan tâm hàng đầu của Việt Nam, đặc biệt là của các kỹ sư,
chủ đầu tư và nhà quản lý. Vì vậy việc nâng cao kiến thức, tích lũy kinh nghiệm, nhận chuyển giao

công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao tính chuyên nghiệp và đạo đức nghề
nghiệp sẽ đóng một vai trò quyết đònh. Phải có con người có chất lượng mới có công trình ngầm có
chất lượng. Phải mang lại các giá trò cao và hạ giá thành xây lắp, đồng thời nâng cao chất lượng.
5.2. Điều kiện đòa chất công trình, đòa chất thủy văn, tự nhiên, khí hậu, của Việt Nam là
phức tạp, đa dạng, nhiều đất yếu. Việt Nam là một trong 5 nước chòu ảnh hưởng lớn nhất về biến
đổi khí hậu. Vì vậy việc khảo sát thiết kế, thi công, quan trắc, quản lý, khai thác, bảo hành công
trình ngầm cần được thực hiện với tính chuyên nghiệp và đạo đức nghề nghiệp cao. Phải là các
kỹ sư chuyên nghiệp mới được đảm nhận vai trò quản lý, ký tên vào bản vẽ, lãnh đạo và thực hiện
dự án công trình ngầm. Sự trợ giúp của tư vấn nước ngoài là quan trọng. Song Việt Nam phải có
chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho công nghệ phát triển công trình ngầm, không gian ngầm.
137
NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ VIỆT NAM
về
công trình ngầm đô thò
HỘI THẢO
22-10-2008
Bộ môn công trình ngầm và phong thủy nên được thành lập hoặc củng cố tại các trường đại học/
viện nghiên cứu/công ty.
5.3. Các công nghệ thiết kế công trình ngầm được trình bày là các công nghệ đã được
dùng phổ biến trên thế giới. Các chương trình máy tính điện tử đã có sẵn ở Việt Nam. Các khó
khăn của việc thiết kế công trình ngầm là phải:
- Có được các chỉ tiêu đòa kỹ thuật với độ chính xác cao. Phải có Kỹ sư chuyên nghiệp
thực hiện các thí nghiệm, đánh giá và lựa chọn chính xác nhất các chỉ tiêu trên
- Xác đònh tải trọng, tác động, chuyển vò, biến dạng, ứng suất theo thời gian, tiến độ thi
công và chiều sâu hố đào
- Xác đònh tương đối chính xác hệ số thấm, chiều dày các lớp đất, đặc biệt là sự có mặt
của các lớp cát… để giải bài toán thấm và dòng chảy vào hố móng
- Ảnh hưởng của tải trọng các công trình lân cận và áp lực đất đến hố đào trong suốt
quá trình thi công. Trong một số trường hợp phải gia cố móng các công trình lân cận, tăng độ cứng
của các nhà xung quanh trước khi đào hố móng

- Lập kế hoạch quan trắc mực nước ngầm, chuyển vò, ứng suất; Dự tính kết quả quan
trắc…Phải quan trắc, điều tra các công trình lân cận
5.4. Nền móng và công trình ngầm trong đô thò bò phá hỏng là do các sai sót
- Khảo sát đất nền không chính xác
- Thiếu kinh nghiệm thiết kế. Đặc biệt là không có hiểu biết về bài toán lún, thấm, dòch
chuyển ngang, ổn đònh mái dốc, dòng chảy và cường độ…
- Lựa chọn công nghệ thi công sai
- Quy trình công nghệ thi công không hợp lý
- Thiếu quan trắc đòa kỹ thuật, thiếu các dự báo đúng (tưởng tượng quan trọng hơn sự
thông minh và kiến thức trong sách vở)
- Thiếu so sánh giữa tính toán lý thuyết và so sánh thực tế
- Thiếu các dự báo và kiểm soát được rủi ro
- Thiếu tính chuyên nghiệp và đạo đức nghề nghiệp
- Chất lượng đào tạo Kỹ sư, nhà quản lý và chủ đầu tư
5.5.CHÚNG TA NÊN LÀM GÌ?
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công trình ngầm và hư hỏng công trình do
nền móng được trình bày trong phần 4 của báo cáo. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Nâng
cao trình độ Kỹ sư, nhà quản lý và chủ đầu tư đóng vai trò quyết đònh. Cần sớm hình thành Hội
kỹ sư Việt Nam. Phát huy hoạt động của các Hội nghề nghiệp. Tiếp tục chương trình đăng bạ
kỹ sư ASEAN. Đặc biệt là hoạt động của Ủy ban quốc gia về Giám sát dòch vụ kỹ thuật (MC)
của Việt Nam (do Bộ Xây Dựng thành lập 10/2008). MC sẽ là Ủy ban quốc gia tổ chức đăng bạ
kỹ sư chuyên nghiệp theo thỏa thuận về sự thừa nhận lẫn nhau trong dòch vụ kỹ thuật (Mutual
Recognition Arrangement, MRA), giữa các chính phủ các nước ASEAN.
Xin nhắc lại hai câu nói của một người thầy:
“If we think the way the soil behaves, we will come up with wise solution”
“Nếu chúng ta biết đất sẽ ứng xử như thế nào, sẽ có lời giải thông minh”
“Think big but star small”
“ Nghó lớn, song hành động nhỏ” (từng bước)
5.6. QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH NGẦM HÔM NAY VÀ NGÀY MAI
5.6.1. NGUYÊN TẮC 6M:

MAN CON NGƯỜI
MACHINERY THIẾT BỊ
METHOD PHƯƠNG PHÁP
MANAGEMENT QUẢN LÝ
MONEY KINH PHÍ
MINUTE THỜI GIAN
5.6.2. QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH NGẦM VÀ TRỐNG ĐỒNG VIỆT NAM (NÕ NƯỜNG)
QUẢN LÝ NỀN MÓNG CÔNG TRÌNH NGẦM LÀ QUẢN LÝ PHẦN ÂM
Xin quay về với quá khứ, với Trống Đồng để cân bằng âm dương ở hiện tại và vững bước,
hài hòa đi đến tương lai.
Trống Đồng quay ngược chiều kim đồng hồ: Mang ánh sáng, Linh vật, Sự vui vẻ năng
lượng, Sự linh thiêng. Vì vậy cần phải hiểu văn hóa Đông phương để xây dựng công trình ngầm
không gian ngầm và nền móng phần âm của công trình. Nên có đường cong và hình tròn trong
công trình ngầm.
138
NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ VIỆT NAM
về
công trình ngầm đô thò
HỘI THẢO
22-10-2008
5.6.3. QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH NGẦM VỚI PHONG THỦY
Quản lý công trình ngầm là hợp với phong thủy, 4 mùa, 4 phương, 8 hướng. Dương đã
khó, Âm càng khó hơn vì ÂM PHÙ, DƯƠNG TRÙ.
5.6.4. QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH NGẦM VỚI SỰ KẾT HP ĐÔNG – TÂY
Công trình ngầm ở Việt Nam là sự kết hợp giữa văn hóa phương Đông và văn minh
phương Tây. Càng đi vào lòng đất ngay từ lúc còn sống, con người sẽ có hiểu biết hơn, khỏe hơn,
an lành hơn và thương yêu đồng loại hơn.
5.6.5. QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH NGẦM NHẰM PHÒNG CHỐNG, GIẢM THIỂU THIÊN TAI THAY
ĐỔI KHÍ HẬU VÀ TIẾT KIỆM NĂNG LƯNG.
Hình 19: Trống Đồng Việt Nam

Trống Đồng là linh vật của đất nước
Quay ngược chiều kim đồng hồ = trở về gốc
Là các đường tròn đồng tâm = tạo năng lượng
14 cánh sao ở tâm = ngũ hành, 16 vòng tròn
(14 + 16 = 30 Thiên, Đòa, Nhân hợp nhất trên Trống Đồng)
18 linh vật ở ngoài = số 9
Mặt trời, Mặt trăng, Trái đất, Trống Đồng đều có hình tròn = Sống tròn tròa hài
hòa với Con người, Đất Trời và muôn loài
Hình 20a: Vòng tròn Phong thủy
139
NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ VIỆT NAM
về
công trình ngầm đô thò
HỘI THẢO
22-10-2008
5.7. NGÔI NHÀ VỚI TẦNG HẦM TƯƠNG LAI
- Nhà cao tầng với công nghệ mới
- Vật liệu nhẹ
- Trên mái sử dụng pin mặt trời có, cánh quạt tạo gió, tích chứa năng lượng
- Tầng hầm tích chứa năng lượng (làm đá, Biomass).
- Tầng hầm vui chơi giải trí
- Tầng hầm để xe ô tô
- Lấy nhiệt từ lòng đất
Công trình ngầm là một giải pháp phòng chống thiên tai, tiết kiệm năng lượng và chống
thay đổi khí hậu. Mong được sự quan tâm.
Các tác giả xin cảm ơn Ban Tổ Chức và các nhà tài trợ đã cho phép giới thiệu, trình bày
và đóng góp cho hội thảo.
Thuỷ
Khoa học cơ
bản

Phương Bắc
Mùa Đông
Khảm
Nước
Dân giàu
Họat động kinh tế
Họat động
kinh tế
Họat động trí tuệ
Họat động
trí tuệ
Thủy
Khoa học ứng dụng
Đông Bắc
Đông Xuân
Chấn
Núi
Dân giàu
Mộc
Kỹ thuật.
Đông
Xuân
Chấn
Sấm
Nước mạnh
Mộc
Kỹ thuật cao
Xuân Hè
Đông Nam
Tốn

Gió
Nước mạnh
Kim
Thương mại dòch vụ
Thu Đông
Tây Bắc
Càn
Trời, thiên đường
Văn minh, sướng vui
Kim
Thương mại hàng hóa
Thu
Tây
Đoài
Hồ nước
Văn minh
Thổ
Đầu tư
Hè - Thu
Tây Nam
Khôn
Đất
Dân chủ
Hỏa
Công nghệ

Nam
Li
Lửa
Xã hội công bằng

Hình 20b: Vòng tròn Phong thủy với KH, KT, công nghệ, đầu tư, thương mại, mục tiêu của dân tộc
140
NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ VIỆT NAM
về
công trình ngầm đô thò
HỘI THẢO
22-10-2008
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Task committee on guidelines for failure investigation - Guideline for Failure Investigation
2. ITA Report
3. Bùi Đức Chính, Nguyễn Đức Toản (2004). Xây dựng hầm ở Việt Nam: Quá khứ, hiện tại và tương lai. Báo
cáo cho Hiệp hội Công trình ngầm Quốc tế ITA, Viện KH&CN GTVT
4. Nguyễn Trường Tiến 2005-2008. Thông tin nội bộ với các bạn đồng nghiệp
5. Geotchnical special publication No.74 - Guidelines of Engineering Practice For Braced and Tied-Back
Excavations
6. Standard Practice for Concrete for Civil Works Structures
7. Viện khoa học công nghệ Xây dựng - Hướng dẫn thi công tường cừ ván thép
8. Nguồn từ Internet
9. Nguyễn Trường Tiến 2006, et al- Geotechnical Engineering in Viet Nam
10. Nguyễn Trường Tiến 2007- Design and Construction in Soft Clay
11. Nguyễn Trường Tiến 2008 et al- Concrete technology into for Sustainable Development and International
Integration
12. Nguyễn Trường Tiến 2008 et al- Climate Change Disaster, Energy Crisis Engineering Solution and
Technology
13. Nguyễn Trường Tiến 2008 et al- Climate Change and Engineering Solution
14. Nguyễn Trường Tiến 2008 et al- VUSTA’s Report for CAFEO26, Bangkok November, 2008
Hình 21: Ngôi nhà tương lai

×