Tải bản đầy đủ (.docx) (69 trang)

Tình hình phát triển kinh tế trang trại tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2000-2023 và một số định hướng đến 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (405.67 KB, 69 trang )

L I C M Ờ Ả ƠN
Luận văn này là kết quả quan trọng của quá trình được đào tạo tại khoa Địa Lí
trường Đại học sư phạm Đà Nẵng.
Với tất cả tình cảm của mình em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ban chủ
nhiệm khoa Địa Lí, các thầy cô giáo trong khoa. Đặc biệt là các thầy, cô giáo trong tổ
Địa Lí kinh tế - xã hội.
Qua đây, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: ThS. Trương Văn Cảnh đã
trực tiếp hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và thực hiện đề
tài này. Em xin chân thành cảm ơn Thầy!
Trong quá trình thực hiện đề tài, em còn nhận đưuọc sự giúp đỡ của Phòng
HC-TH, Thư viện trường Đại học sư phạm Đà Nẵng, Sở Nông nghiệp và phát triển
Nông thôn tỉnh Quảng Trị, Chi cục thống kê tỉnh Quảng Trị, Sở Tài nguyên và môi
trường tỉnh Quảng Trị Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến các bạn bè đồng nghiệp và người thân đã
giúp đỡ và tạo điều kiện cho em hoàn thành luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2013
Sinh viên: Nguyễn Thị Tân Mùi
Lớp 09SDL
1
DANH MỤC VIẾT TẮT
KTTT : Kinh tế trang trại
KT-XH : Kinh tế xã hội
KHKT : Khoa học kỹ thuật
CSHT : Cơ sở hạ tầng
CSVCKT : Cơ sở vật chất kỹ thuật
TT : Trang trại
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
CHDCND : Cộng hòa dân chủ nhân dân
CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
ĐVT : Đơn vị tính


TP : Thành phố
TX : Thị xã
NTTS : Nuôi trồng thủy sản
KDTH : Kinh doanh tổng hợp
BQ/TT : Bình quân/ trang trại
TTCHN : Trang trại cây hàng năm
TTCLN : Trang trại cây lâu năm
TTCN :Trang trại chăn nuôi
TTLN : Trang trại lâm nghiệp
TTNTTS : Trang trại nuôi trồng thủy sản
TTKDTH : Trang trại kinh doanh tổng hợp
2
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Sự phát triển kinh tế trang trại ở Đài Loan
19
Bảng 1.2: Số lượng và cơ cấu trang trại phân theo vùng giai đoạn 2001-2006
20
Bảng 1.3. Số lượng và cơ cấu loại hình trang trại năm 2006
21
Bảng 1.4: Quy mô trang trại năm 2006
21
Bảng 2.1: Dân số, diện tích các huyện, thị năm 2010
23
Bảng 2.2. Hiện trạng diện tích đất tự nhiên phân theo địa phương năm 2010
27
Bảng 2.3. Số lượng trang trại phân theo địa phương giai đoạn 2001-2010
36
Bảng 2.4. Cơ cấu trang trại phân theo địa phương năm 2010
38
Bảng 2.5. Quy mô sử dụng đất của trang trại giai đoạn 2004 – 2010

39
Bảng 2.6. Diện tích đất bình quân/trang trại giai đoạn 2001-2010
40
Bảng 2.7. Diện tích đất BQ/ trang trại theo địa phương năm 2010
41
Bảng 2.8. Lao động trong từng loại hình trang trại năm 2010
42
Bảng 2.9. Tổng vốn sản xuất của trang trại giai đoạn 2001-2010
43
Bảng 2.10. Bình quân vốn sản xuất của trang trại phân theo địa phương và loại hình
năm 2010
44
Bảng 2.11. Thu nhập, thu nhập bình quân/ trang trại năm 2010
45
3
Bảng 2.12. Thu nhập/ 1 đồng vốn đầu tư của các trang trại giai đoạn 2001-2010
46
Bảng 2.13. Một số chỉ tiêu của trang trại năm 2010
47
Bảng 2.14. Trang trại trồng cây hàng năm phân theo quy mô
48
Bảng 2.15. Trang trại trồng cây lâu năm phân theo quy mô
50
Bảng 2.16. Tổng số gia súc, gia cầm của các trang trại giai đoạn 2004 -2009
51
Bảng 2.17. Tổng vốn, thu nhập BQ của TTNTTS phân theo địa phương năm 2010
55
Bảng 2.18. Tổng vốn và thu nhập của trang trạikinh doanh tổng hợp phân theo địa
phương năm 2010
56

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Nhiệt độ và lượng mưa tỉnh Quảng Trị
25
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2000-2010
26
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu GDP giai đoạn 2000-2010
29
Biểu đồ 2.4. Số lượng trang trại giai đoạn 2001-2010
36
Biểu đồ 2.5. Số lượng loại hình trang trại giai đoạn 2001-2010
37
Biểu đồ 2.6. Cơ cấu loại hình trang trại giai đoạn 2001-2010
38
4
Biểu đồ 2.7. Cơ cấu vốn vay của các trang trại giai đoạn năm 2010
45
Biểu đồ 2.8. Số lượng trang trại lâm nghiệp giai đoạn 2004-2009
53
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
5
Phát triển kinh tế trang trại (KTTT) là bước đi tất yếu, phổ biến của tất
cả các nền sản xuất nông nghiệp trên thế giới nhằm huy động mọi nguồn lực để
phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, kinh doanh trong lĩnh vực nông
nghiệp và khuyến khích đầu tư vào sản xuất nông nghiệp.
Việc hình thành và phát triển kinh tế trang trại thực chất là một quá trình
chuyển đổi từ kinh tế hộ gia đình tự cung tự cấp sang nền sản xuất hàng hóa với
quy mô ngày càng lớn, tạo ra khối lượng lớn sản phẩm hàng hóa, góp phần khai
thác có hiệu quả nguồn vốn, kỷ thuật, đất đai và phát triển một nền nông nghiệp
bền vững.

Ở nước ta kinh tế trang trại được hình thành trước khi đất nước thống
nhất nhưng cho đến khi đất nước hoàn toàn giải phóng, đặc biệt là từ khi Đảng
và Nhà nước thực hiện chính sách đổi mới kinh tế, trong đó chủ trương đổi mới
cơ chế quản lý trong nông nghiệp theo nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN thì việc phát triển kinh tế trang trại đã trở thành chủ trương lớn, đã và
đang được đẩy mạnh tại tất cả các địa phương. Tuy nhiên, trong quá trình phát
triển loại hình kinh tế này vẫn còn tồn tại nhiều vướng mắc, hạn chế về mặt lí
luận và thực tiễn, trong một thời gian dài không được coi trọng và phát triển
đúng mức. Mặt khác, trên phương diện cả nước cũng đã có một số công trình
nghiên cứu về vấn đề này trên phạm vi khu vực cũng như vùng nhưng ở đơn vị
cấp tỉnh, cụ thể là tỉnh Quảng Trị thì vẫn còn thiếu những công trình đánh giá,
nghiên cứu cụ thể về kinh tế trang trại.
Trong những năm gần đây, nhất là từ 2000-2010, kinh tế trang trại của
Tỉnh Quảng Trị đã có những bước phát triển khá, đã và đang từng bước khẳng
định vai trò, vị trí của mình trong nền sản xuất nông nghiệp, song do việc phát
triển kinh tế trang trại của tỉnh trong thời gian qua vẫn còn mang tính tự phát,
do vậy mà tính bền vững không cao, chất lượng sản phẩm hàng hóa nông sản
còn thấp, đa số các trang trại gặp khó khăn trong liên kết sản xuất, kỷ thuật,
vốn, tìm kiếm thị trường, định hướng đầu tư và chưa phát triển tương xứng với
tiềm năng . Xuất phát từ thực tiễn trên, tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài “ Tình
hình phát triển kinh tế trang trại tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2000-2010 và một
số định hướng đến 2020”.
2. Lịch sử nghiên cứu
Là loại hình kinh tế mới, xuất hiện và phát triển trong những năm 90 của
thế kỉ XX nhưng KTTT đã thu hút rất nhiều tác giả với các bài viết, báo cáo
khoa học, đề tài, công trình nghiên cứu ở phạm vi cả nước, vùng, tỉnh cũng như
địa phương. Tuy nhiên những đề tài viết về KTTT của tỉnh Quảng Trị vẫn còn
hạn chế, phần lớn chỉ tập trung tìm hiểu thực trạng, đánh giá những khó khăn
chung của việc phát triển KTTT, số ít thì đề xuất các giải pháp phát triển nhưng
6

chỉ ở cấp huyện mà chưa đi sâu vào tìm hiểu, đánh giá tình hình phát triển
KTTT của tỉnh và hiệu quả sản xuất của từng loại hình trang trại.
Liên quan đến vấn đề mà tác giả tìm hiểu, có một số bài viết, đề tài, công trình
nghiên cứu như:
Phát triển kinh tế trang trại tỉnh Quảng Ngãi, (2011), của Trần Đình
Trân, luận văn thạc sĩ kinh tế, đã đề cập đến những lí luận chung về kinh tế
trang trại, thực trạng phát triển và các giải pháp cụ thể để phát triển kinh tế
trang trại.
Phát triển kinh tế trang trại trong ngành thủy sản trên địa bàn tỉnh
Quảng Nam,(2011) của Nguyễn Thị Tú Trinh, luận văn thạc sĩ kinh tế, trong
công trình này, tác giả cũng đã đề cập đến những vấn đề lí luận chung về kinh
tế trang trại, thực trạng phát triển và các giải pháp, tuy nhiên lại đi sâu vào một
ngành cụ thể là ngành thủy sản.
Vai trò của trang trại gia đình trong quá trình phát triển một nền nông
nghiệp bền vững, của Đào Hữu Hòa, trường Đại học kinh tế, Đại học Đà Nẵng
đã có đề cập đến những ưu thế của trang trại gia đình quy mô nhỏ so với các
trang trại quy mô lớn và đưa ra những gợi ý đối với việ phát triển kinh tế trang
trại vùng duyên hải Nam Trung Bộ.
Ngoài ra, còn có các công trình nghiên cứu khác như “ Tìm hiểu tình
hình và giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở huyện Hương Sơn-Hà Tĩnh giai
đoạn 2001-2007” của Võ Tuấn Sơn, trường Đại học sư phạm Đà Nẵng, khóa
luận tốt nghiệp.“Tìm hiểu tình hình phát triển kinh tế trang trại gia đình huyện
Thạch Thanh –Thanh Hóa từ năm 2003-2007. Định hướng phát triển đến năm
2010” của Nguyễn Đức Thanh, trường Đại học sư phạm Đà Nẵng, khóa luận
tốt nghiệp. “ Tình hình phát triển kinh tế trang trại gia đình ở huyện Yên
Thành, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2004-2008. Một số giải pháp phát triển đến
năm 2015”, của Nguyễn Thị Trang, trường Đại học sư phạm Đà Nẵng, luận văn
tốt nghiệp.
Riêng về Quảng Trị, có một số công trình nghiên cứu, bài viết sau:
Quảng Trị phát triển kinh tế trang trại có hiệu quả của Nguyễn Thanh

Nghị, Phó Cục trưởng cục thống kê Quảng Trị. Trong bài viết này, tác giả đã
trình bày về tình hình phát triển KTTT của tỉnh, bên cạnh đó còn nêu lên những
thành tựu đạt được và một số khó khăn, hạn chế. Tuy nhiên, những vấn đề mà
tác giả trình bày vẫn chưa cụ thể, còn khái quát.
Phát triển kinh tế trang trại ở Quảng Trị, của Nguyễn Văn Hai, báo điện
tử nhân dân đã đề cập đến hiệu quả và hướng phát triển bền vững KTTT của
tỉnh, nêu lên một số mô hình trang trại điển hình.
Kinh tế trang trại huyện Hướng Hóa – Hướng đột phá của miền tây
Quảng Trị, (2005), của TS. Võ Duy Chất, Ban kinh tế Trung ương đi sâu vào
7
tình hình phát triển KTTT của huyện, những kết quả đạt được và nêu lên một số
mô hình KTTT điển hình, hoạt động có hiệu quả của huyện.
Trên đây là những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, đó là
những nguồn tài liệu quý báu giúp cho tác giả thực hiện và hoàn thành đề tài
của mình.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Dựa trên cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn về kinh tế trang trại, đề tài tập
trung phân tích những nhân tố ảnh hưởng, tình hình phát triển KTTT tỉnh
Quảng Trị. Trên cơ sở đó đưa ra những định hướng và giải pháp để phát triển
KTTT trong giai đoạn tới, góp phần khai thác tốt tiềm năng và mang lại hiệu
quả về KT-XH.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn về KTTT
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triền KTTT tỉnh Quảng Trị
- Đánh giá tình hình phát triển KTTT tỉnh Quảng Trị
- Đề xuất phương hướng và một số giải pháp phát triển KTTT của tỉnh Quảng
Trị
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình phát triển KTTT tỉnh Quảng Trị

giai đoạn 2000-2010, từ đó đề xuất những giải pháp và định hướng phát
triển đến năm 2020.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
• Phạm vi về không gian: Các trang trại trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
• Phạm vi về nội dung: Tập trung nghiên cứu về tình hình phát triển KTTT
trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2000-2010 và một số định hướng
đến 2020.
• Phạm vi về thời gian: tập trung nghiên cứu từ giai đoạn 2000-2010, định
hướng đến 2020.
6. Quan điểm nghiên cứu
6.1. Quan điểm hệ thống
Các yếu tố thành phần trong tự nhiên không yếu tố nào đứng riêng lẻ
và nông nghiệp cũng không ngoại lệ. Nông nghiệp nằm trong hệ thống nền
kinh tế quốc dân và có mối quan hệ với hệ thống tự nhiên, dân cư, xã hội.
Do vậy, khi nghiên cứu về KTTT cũng cần đặt nó mối quan hệ với các loại
hình tổ chức sản xuất KT-XH khác vì kinh tế trang trại là một bộ phận của
hệ thống các ngành kinh tế quốc dân.
6.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
Đối tượng nghiên cứu là các trang trại phân bố trên một không gian
nhất định và có đặc trưng lãnh thổ riêng. Vận dụng quan điểm tổng hợp lãnh
thổ cho phép xem xét các yếu tố trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn
8
nhau, các nhân tố trội, nhân tố bổ trợ tác động đến sự phát triển của trang
trại.
6.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Những tác động của sự phát triển kinh tế, xã hội đến sự hình thành và
phát triển của trang trại là quá trình lâu dài. Hiện trạng phát triển và xu
hướng phát triển là cơ sở để đề xuất các giải pháp quản lí và phát triển các
trang trại trong tương lai.
6.4. Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững

Sự phát triển của bất cứ lĩnh vực nào cũng cần hướng tới sự phát triển
bền vững, nghĩa là sự phát triển đòi hỏi sự cân bằng cả về ba mặt: kinh tế,
xã hội và môi trường. Chính vì thế, kinh tế trang trại- một trong những hình
thức tổ chức sản xuất của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, không chỉ chú ý đến
khía cạnh kinh tế mà cũng cần phải chú ý đến yếu tố môi trường để đảm bảo
sự ổn định, lâu dài và bền vững.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp
Đây là phương pháp quan trọng trong nghiên cứu về lĩnh vực KT-XH.
Việc thu thập, thống kê số liệu sẽ là những dẫn chứng minh họa xác thực
nhất cho vấn đề nghiên cứu. Vì vây sử dụng phương pháp tổng hợp, phân
tích, so sánh số liệu thống kê để làm rõ thực trạng phát triển kinh tế trang
trại trên một lãnh thổ, làm cơ sở để đưa ra những giải pháp phát triển về sau.
7.2. Phương pháp điều tra, thực địa
Đây là phương pháp cần thiết để có thể lấy được thông tin chính xác
và cập nhật, cũng là phương pháp quan trọng đặc biệt trong ngành địa lý.
Sử dụng phương pháp này giúp tác giả tránh được những kết luận chủ quan,
vội vàng, thiếu cơ sở thực tiễn khi tìm hiểu về tình hình kinh tế của các
trang trại trên địa bàn tỉnh. Giúp đánh giá, xác định lại một cách đầy đủ,
chính xác tài liệu đã có, đồng thời bổ sung kịp thời những nội dung mới
được phát hiện trong quá trình khảo sát .
7.3. Phương pháp dự báo
Đây là một phương pháp được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu địa
lí, nhất là địa lí KT-XH. Nghĩa là đưa ra các dự báo về tiềm năng, nguy cơ
trong tương lai khi nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề nguồn lực cũng như hiện
trạng của lãnh thổ từ đó có hướng điều chỉnh hay khắc phục.
7.4. Phương pháp bản đồ-biểu đồ và GIS
Bản đồ- biểu đồ là một kênh thông tin quan trọng đặc biệt đối với
ngành địa lý. Các nghiên cứu địa lý KT-XH được khởi đầu bằng bản đồ và
kết thúc cũng bằng bản đồ, bản đồ là “ngôn ngữ” tổng hợp, ngắn gọn, súc

tích, trực quan của đối tượng nghiên cứu. Sử dụng phần mềm mapinfo để
thành lập các cơ sở dữ liệu xây dựng các bản đồ chuyên đề minh chứng cho
9
đề tài, chẳng hạn như bản đồ hành chính tỉnh Quảng Trị, bản đồ -biểu đồ
hiện trạng kinh tế trang trại tỉnh Quảng Trị.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn về kinh tế trang trại
Chương 2: Tình hình phát triển kinh tế trang trại tỉnh Quảng Trị giai đoạn
2000-2010
Chương 3: Định hướng và một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại
tỉnh Quảng Trị đến 2020.
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KINH TẾ TRANG TRẠI
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Quan niệm về kinh tế trang trại
Trong thời gian qua các lí luận về KTTT đã được các nhà khoa học
trao đổi trên các diễn đàn và các phương tiện thông tin đại chúng, song cho
đến nay ở mỗi quốc gia, mỗi vùng khác nhau các nhà khoa học lại đưa ra
các quan niệm khác nhau về KTTT.
Theo một số nhà khoa học trên thế giới thì khái về KTTT như sau:
Lênin đã phân biệt KTTT “ Người chủ trang trại bán ra thị trường hầu
hết các sản phẩm làm ra, còn người tiểu nông thì dùng đại bộ phận sản phẩm
sản xuất được, mua bán càng ít càng tốt”.
10
Mác khẳng định, điểm cơ bản của trang trại gia đình là sản xuất hàng
hóa, khác với kinh tế tiểu nông là sản xuất tự cấp tự túc, nhưng có điểm
giống nhau là lấy gia đình làm cơ sở, làm nồng cốt.
Ở các nước tư bản phát triển như Mỹ, Anh và một số vùng lãnh thổ ở

Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và một số nơi khác trong khu
vực, họ quan niệm “ Trang trại là loại hình sản xuất nông – lâm – ngư
nghiệp của hộ gia đình nông dân sau khi phá vỡ vỏ bọc sản xuất tự cấp, tự
túc khép kín của hộ tiểu nông, vươn lên sản xuất nhiều nông sản, hàng hóa,
tiếp cận với thị trường, từng bước thích nghi với nền kinh tế cạnh tranh”
Quan điểm trên đã nêu được bản chất của KTTT là hộ nông dân, nhưng
chưa đề cập đến vị trí của chủ trang trại trong toàn bộ quá trình tái sản xuất
sản phẩm của trang trại.
Trên đây là một số quan điểm của các nhà khoa học thế giới, còn các
nhà khoa học trong nước nhận xét về KTTT như thế nào ? Sau đây là các
quan điểm của một số nhà khoa học trong nước đã đưa ra:
Quan điểm thứ nhất, “ KTTT (hay kinh tế nông trại, lâm trại, ngư
trại…) là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nền sản xuất xã hội, dựa trên
cơ sở hợp tác và phân công lao động xã hội, bao gồm một số người lao động
nhất định được chủ trang bị những tư liệu sản xuất nhất định để tiến hành
hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với nền kinh tế thị trường và được
nhà nước bảo hộ”
Quan điểm trên đã khẳng định KTTT là một đơn vị sản xuất hàng hóa,
cơ sở cho nền kinh tế thị trường và vai trò của người chủ trang trại trong quá
trình sản xuất kinh doanh nhưng chưa thấy được vai trò của hộ gia đình
trong các hoạt động kinh tế và sự phân biệt giữa người chủ với người lao
động khác.
Quan điểm thứ hai, “ Kinh tế trang trại là kinh tế hộ nông dân sản xuất
hàng hóa ở mức độ cao”
Quan điểm trên cho thấy cơ bản quyết định của KTTT là hình thức tổ
chức sản xuất hàng hóa lớn trong nông – lâm – ngư nghiệp của các thành
phần kinh tế khác ở nông thôn, có sức đầu tư lớn, có năng lực quản lí trực
tiếp quá trình phát triển sản xuất kinh doanh, có phương pháp tạo ra tỷ suất
sinh lợi cao hơn bình thường trên đồng vốn bỏ ra, có trình độ đưa thành tựu
khoa học công nghệ mới kết tinh trong hàng hóa tạo ra sức cạnh tranh cao

trên thị trường, mang lại hiệu quả KT-XH cao”
Quan điểm trên đã khẳng định kinh tế thị trường là tiền đề chủ yếu
cho việc hình thành và phát triển KTTT. Đồng thời khẳng định vai trò vị trí
của chủ trang trại trong quá trình quản lý trực tiếp quá trình sản xuất kinh
doanh của trang trại.
11
Từ các quan điểm trên, có thể rút ra khái niệm chung về KTTT như
sau: “ KTTT là hình thức tổ chức sản xuất trong nông –lâm – ngư nghiệp,
có mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hóa, tư liệu sản xuất được tiến hành
trên quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất được tập trung đủ lớn với
cách thức tổ chức quản lý tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao hoạt động tự chủ
và luôn gắn với thị trường”.
1.1.2. Đặc trưng của kinh tế trang trại
Mục đích của KTTT là sản xuất hàng hóa nông, lâm, ngư nghiệp đáp
ứng nhu cầu thị trường.
Hình thành trên cơ sở kinh tế hộ nhưng mang tính chất sản xuất hàng
hóa rõ rệt, tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn, có lợi nhuận cao.
Kinh tế trang trại mang bản chất hai mặt của kinh tế hộ nông dân, vừa là
đơn vị sản xuất mang tính chất gia đình, vừa mang dáng dấp của một loại
hình doanh nghiệp tư nhân một chủ.
Lao động chính trong các trang trại là chủ trang trại và những người
trong gia đình, ngoài ra có thuê mướn lao động theo hình thức công nhật hay
thời vụ.
Tư liệu sản xuất của trang trại thuộc quyền sở hữu hay sử dụng lâu dài
của chủ trang trại. Trang trại hoàn toàn có quyền tự chủ trong tổ chức hoạt
động sản xuất kinh doanh.
Các yếu tố sản xuất của các trang trại, trước hết là đất đai và tiền vốn
được tập trung với quy mô nhất định theo yêu cầu của sản xuất hàng hóa.
Các trang trại có cách tổ chức và quản lí tiến bộ dựa trên cơ sở chuyên
môn hóa sản xuất, thâm canh, ứng dụng tiến bộ khoa học kỷ thuật, thực hiện

hạch toán, điều hành sản xuất hợp lý và thường xuyên tiếp cạnh thị trường.
Chủ trang trại là những người có ý chí làm giàu, có vốn, có năng lực tổ
chức quản lí và kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp.
1.1.3. Tiêu chí để xác định kinh tế trang trại
Theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT ngày
13/4/2011 của Bộ NN - PTNT quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy
chứng nhận kinh tế trang trại thì:
Cá nhân, hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ
sản đạt tiêu chuẩn kinh tế trang trại phải thỏa mãn điều kiện sau:
1. Đối với cơ trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất tổng hợp phải đạt:
- Có diện tích trên mức hạn điền, tối thiểu:
+ 3,1 ha đối với vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.
+ 2,1 ha đối với các tỉnh còn lại.
12
- Giá trị sản lượng hàng hóa đạt 700 triệu đồng/năm.
2. Đối với cơ sở chăn nuôi phải đạt giá trị sản lượng hàng hóa từ 1.000
triệu đồng/năm trở lên.
3. Đối với cơ sở sản xuất lâm nghiệp phải có diện tích tối thiểu 31 ha và
giá trị sản lượng hàng hóa bình quân đạt 500 triệu đồng/năm trở lên.
1.1.4. Ý nghĩa của việc phát triển kinh tế trang trại
Việc phát triển kinh tế trang trại có ý nghĩa rất quan trọng, được thể hiện
ở ba khía cạnh sau :
Về mặt kinh tế, phát triển KTTT góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng,
vật nuôi có giá trị hàng hóa cao, tạo bước chuyển biến cơ bản về giá trị sản
phẩm hàng hóa, hình thành nên những vùng chuyên môn hóa cao và tập
trung. Mặt khác, kinh tế trang trại còn thúc đẩy công nghiệp phát triển, đặc
biệt là công nghiệp chế biến và dịch vụ sản xuất ở nông thôn. Phát triển kinh
tế trang trại đi đôi với việc khai thác, sử dụng có hiệu quả và đầy đủ các
nguồn lực trong nông nghiệp, ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất mang
lại năng suất cao.

Về mặt xã hội, phát triển kinh tế trang trại góp phần giải quyết lực lượng
lao động dư thừa ở nông thôn, thu hút họ vào tham gia sản xuất làm tăng thu
nhập, của cải vật chất và tăng số hộ giàu ở nông thôn, thúc đẩy phát triển kết
cấu hạ tầng đồng thời giảm được sức ép của quá trình đô thị hóa tự phát.
Về môi trường, phát triển kinh tế trang trại góp phần khai thác và sử
dụng các nguồn tài nguyên đất, nước, rừng có hiệu quả. Trang trại còn góp
phần tăng nhanh diện tích rừng che phủ, đa dạng hóa sinh học thông qua
trồng và bảo vệ rừng. Mặt khác, với quy mô lớn trang trại có lợi thế trong
việc ứng dụng nhanh các công nghệ sinh học, vừa nâng cao năng suất cây
trồng vật nuôi ngay trên một đơn vị diện tích vừa gắn với sử dụng hợp lý
các lọai hóa chất (phân hóa học, thuốc trừ sâu dịch bệnh) mà không ảnh
hưởng đến suy thoái tài nguyên đất và môi trường nước ở vùng nông thôn,
góp phần phát triển nền nông nghiệp bền vững.
1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trang trại
a. Vị trí địa lí
Vị trí địa lí có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển KTTT. Trước hết
được thể hiện ở việc hình thành cơ sở hạ tầng, giao thông đi lại phục vụ cho
việc vận chuyển hàng hóa nông sản của các trang trại. Vị trí địa lí còn là lợi
thế so sánh để thu hút vốn đầu tư cũng như điều kiện để đa dạng hóa các
hoạt động sản xuất của trang trại. Ta có thể dễ dàng nhận thấy được khi một
13
trang trại ra đời, ngoài các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội… thì điều mà
một trang trại cũng cần quan tâm đến là vị trí địa lí, nơi có thể phát triển các
loại hình trang trại nào ? và phát triển ở mức độ như thế nào ?
b. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Đất đai, khí hậu, nguồn nước, địa hình… với tư cách là tài nguyên nông
nghiệp sẽ quyết định các loại hình trang trại phù hợp với từng khu vực, từng
vùng cụ thể và khả năng áp dụng các quy trình kỹ thuật để sản xuất ra nông
phẩm đồng thời cũng quyết định hiệu quả sản xuất của các trang trại.
• Đất đai

Đất đai có ảnh hưởng nhiều đến sự hình thành và phát triển của các trang
trại.
Quy mô đất đai lớn là điều kiện để hình thành cũng như mở rộng các
trang trại với quy mô lớn. Ngược lại, quy mô đất đai nhỏ thì quy mô các
trang trại cũng bị hạn chế, thường thích hợp cho hình thức kinh tế hộ gia
đình.
Các đặc tính lí hóa, độ phì của đất có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển
và phân bố của cây trồng. Mỗi loài cây trồng thích hợp với một loại đất nhất
định. Những khu vực đất đai có đặc tính giống nhau sẽ có nhiều cây trồng
vật nuôi giống nhau tạo điều kiện cho các trang trại sản xuất nông nghiệp
chuyên môn hóa hình thành các vùng chuyên canh.
Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, không có đất đai thì không thể sản
xuất nông nghiệp. Vì vậy, số lượng và chất lượng đất đai quy định lợi thế so
sánh của mỗi vùng cũng như cơ cấu sản xuất của từng trang trại.
• Địa hình
Địa hình cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển và
phân bố của các trang trại.
Địa hình dốc, việc làm đất, thủy lợi, giao thông đều gặp khó khăn. Địa
hình còn ảnh hưởng đến việc lựa chọn cũng như phát triển các loại hình
trang trại và cơ cấu cây trồng vật nuôi. Ở nhiều vùng đồi núi, cao nguyên
dân cư thưa thớt, có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các trang trại quy
mô lớn như trang trại trồng cây lâu năm, trang trại lâm nghiệp…
• Khí hậu
Đặc điểm của ngành nông nghiệp là phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự
nhiên. Kinh tế trang trại cũng không ngoại lệ.
Khí hậu là một yếu tố tự nhiên quan trọng có ảnh hưởng lớn đến hoạt
động sản xuất kinh doanh của các trang trại. Mỗi loại cây trồng, vật nuôi chỉ
thích hợp với một khoảng nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm nhất định. Trong
khoảng thời gian đó, cây trồng, vật nuôi có thể sinh trưởng và phát triển
bình thường, ngược lại, sẽ khó phát triển từ đó sẽ ảnh hưởng đến kết quả thu

14
hoạch và hiệu quả sản xuất của các trang trại. Do vậy mà khí hậu có ảnh
hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và phát triển KTTT.
• Nguồn nước
Nước có vai trò rất lớn trong quá trình phát triển KTTT, bởi vì đối tượng
sản xuất của các trang trại là các cơ thể sống nên nguồn nước là yếu tố cần
thiết cho sự tồn tại và phát triển của các trang trại.
Những khu vực có nguồn nước phong phú còn là điều kiện thuận lợi để
hình thành và phát triển trang trại nuôi trồng thủy sản, đảm bảo tốt công tác
thủy lợi, tưới tiêu cho cây trồng. Trong khi đó những vùng hạn chế về nguồn
nước sẽ gây khó khăn về thủy lợi, năng suất của cây trồng, vật nuôi
• Sinh vật
Đối tượng sản xuất của các trang trại là cây trồng và vật nuôi. Bất kỳ
một hình thức sản xuất nông nghiệp nào cũng đều phải dựa vào hệ thống cây
con. Vì vậy, sự đa dạng của cây trồng vật nuôi tạo nên sự phong phú và đa
dạng trong từng loại hình trang trại.
Việc sử dụng, khai thác hợp lí các điều kiện tự nhiên vốn có vào phát
triển KTTT sẽ đưa lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Trồng cây gì ? Nuôi con
gì ? Và nuôi trồng như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất trên khu vực
đó ? Đó là vấn đề mà các trang trại cần hướng đến.
c. Điều kiện kinh tế-xã hội
• Dân cư và nguồn lao động
Dân cư và nguồn lao động ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất và tiêu thụ
nông sản của các trang trại.
Chất lượng của lao động được coi là nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực
tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các trang trại. Sự tập trung, phân
bố của dân cư có ảnh hưởng tới việc tiêu thụ các sản phẩm nông sản của
trang trại và quá trình vận chuyển nông phẩm.
Các phẩm chất, truyền thống sản xuất, tiêu dùng và truyền thống văn hóa
của dân cư cũng ảnh hưởng tới cơ cấu sản xuất của các trang trại.

• Cuộc cách mạng KHKT trong nông nghiệp
Dưới tác động của cuộc cách mạng KHKT, nền nông nghiệp trải qua một
bước ngoặt lịch sử, đã và đang trở thành một ngành sản xuất tiên tiến, một
dạng sản xuất kiểu công nghiệp. Kinh tế trang trại – một lĩnh vực sản xuất
trong nông nghiệp cũng đang có những tác động tương tự.
KHKT có ảnh hưởng trực tiếp và có tính quyết định đến quá trình sản
xuất của các trang trại trước hết là thời gian, năng suất và chất lượng nông
sản. KHKT đang trở thành một lực lượng sản xuất trực tiếp quan trọng trong
các trang trại nói riêng và trong nông nghiệp nói chung.
• Thị trường
15
Thị trường là yếu tố rất quan trọng, có tác động lớn đối với sự hình thành
và phát triển của các trang trại.
Thông qua nhu cầu tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, giá cả nông sản của
thị trường trong nước và ngoài nước sẽ có tác dụng điều tiết đối với sự hình
thành và phát triển của các trang trại mà trước hết là hướng sản xuất của các
trang trại, sao cho đáp ứng được nhu cầu của thị trường tiêu thụ.
Yếu tố thị trường còn ảnh hưởng đến việc hình thành và chuyển dịch cơ
cấu cây trồng vật nuôi cũng như cơ cấu các loại hình trang trại bởi vì bản
chất của kinh tế trang trại là sản xuất hàng hóa, hướng ra thị trường.
• Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật
CSHT gồm giao thông, thông tin liên lạc, hệ thống điện nước ảnh hưởng
đến việc hình thành và phát triển nông nghiệp nói chung và KTTT nói riêng.
Để có thể phát triển KTTT theo hướng sản xuất hàng hóa thì một trong
những điều kiện quan trọng đầu tiên là CSHT. Thực tiễn cho thấy, những
vùng có CSHT tốt là điều kiện thuận lợi cho việc hình thành và phát triển
KTTT, những vùng CSHT kém hầu như phổ biến kinh tế tự cấp tự túc,
không có sự trao đổi hàng hóa, thường thấy ở kinh tế hộ gia đình.
CSVCKT là nền tảng cho việc phát triển KTTT sản xuất hàng hóa. Nơi
nào có CSVCKT tốt như thủy lợi, giống, thú y, các xí nghiệp chế biến… thì

ở đó phát triển KTTT sẽ mang lại hiệu quả cao. Ngược lại sẽ khó khăn trong
việc hình thành và phát triển KTTT mà chưa tính đến hiệu quả sản xuất của
trang trại.
d. Môi trường pháp lí
• Đường lối, chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn
Đường lối, chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn có tác động rất
lớn tới sự phát triển nông nghiệp nói chung và phát triển KTTT nói riêng,
nhất là trong xu thế phát triển nông nghiệp dựa trên nền tảng của kinh tế
trang trại.
Hệ thống các chính sách như chính sách đất đai, thuế, vốn, công nghệ,
môi trường…. tác động trực tiếp vào quá trình hình thành và phát triển của
các trang trại. Đồng thời các chính sách quản lí, điều hành của Nhà nước
cũng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của các trang trại hoặc là kìm hãm
hoặc là thúc đẩy. Chẳng hạn như Chính sách Khoán 10 năm 1988 đã chủ
trương giao đất lâu dài và ổn định cho các hộ nông dân, coi kinh tế hộ nông
dân là đơn vị kinh tế tự chủ. Hoặc trong kỳ họp lần thứ 4 Quốc hội khóa X
(1998) đã xác định “khuyến khích hình thức trang trại gia đình”, Nghị quyết
Trung Ương 4 khóa VIII (1997) cấp quyền sử dụng đất đai cho các trang trại
vùng đồi núi và đã chủ trương “ Kinh tế trang trại với các hình thức sở hữu
khác nhau (Nhà nước, tập thể, tư nhân) được phát triển chủ yếu để trồng
16
cây dài ngày, chăn nuôi đại gia súc ở nhiều nơi có nhiều đất, khuyến khích
việc khai hoang đất hoang hóa vào sử dụng”. Đó là động lực cho sự phát
triển KTTT thập kỉ 90 của TK XX.
• Vốn đầu tư
Nguồn vốn có vai trò to lớn đối với quá trình phát triển và phân bố của
các trang trại. Nguồn vốn tăng nhanh, được phân bố và sử dụng có hiệu quả
sẽ có tác dụng đối với việc tăng trưởng và mở rộng sản xuất của các trang
trại.
Việc đầu tư và áp dụng mạnh mẽ KHKT, công nghệ vào sản xuất sẽ thúc

đẩy kinh tế trang trại phát triển.
Tuy nhiên do mang các đặc điểm của nông nghiệp: phụ thuộc nhiều vào
điều kiện tự nhiên, thường mang tính chất bấp bênh,… nên việc thu hút vốn
đầu tư đối với các trang trại đang còn là một vấn đề hết sức khó khăn.
Tóm lại, KTTT chịu sự tác động của rất nhiều nhân tố, trong các nhóm
nhân tố trên thì nhóm nhân tố KT-XH đóng vai trò quyết định đến sự phát
triển KTTT, còn nhóm nhân tố tự nhiên là cơ sở tiền đề quan trọng để phát
triển KTTT.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Kinh tế trang trại của một số nước trên thế giới
Trên thế giới kinh tế trang trại đã xuất hiện từ cuối thế kỉ XVII đầu thế kỉ
XVIII, tuy nhiên bắt đầu phát triển mạnh khi chế độ tư bản chủ nghĩa ra đời.
Qua quá trình tồn tại và phát triển, kinh tế trang trại được khẳng định là
phù hợp và đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp ở mỗi
quốc gia. Tuy nhiên tùy vào điều kiện cụ thể mà việc hình thành và phát
triển kinh tế trang trại có sự khác nhau ở mỗi nước, có thể biểu hiện ở những
mức độ khác nhau, song có thể nói đến một số điểm chính sau:
Trang trại gia đình đang là mô hình sản xuất phổ biến nhất trong nền
nông nghiệp thế giới.
Châu Âu là cái nôi của cuộc cách mạng công nghiệp lần một đã xuất
hiện hình thức tổ chức trạng trại nông nghiệp sản xuất hàng hóa thay thế cho
các hình thức sản xuất tiểu nông và hình thức điền trang của các thế lực
phong kiến quý tộc.
Ở Anh, đầu thế kỉ XVII, sự tập trung ruộng đất đã hình thành những xí
nghiệp công nghiệp tư bản tập trung trên quy mô rộng lớn với việc sử dụng
lao động làm thuê. Đến đầu thế kỉ XX, lao động nông nghiệp bắt đầu giảm,
nhiều trang trại đã bắt đầu giảm lao động làm thuê, khi đó 70-80% trang trại
gia đình không thuê lao động.
Sau nước Anh, các nước như Pháp, Ý, Hà Lan, Đan Mạch, Thụy Điển…
cũng phát triển mạnh trang trại gia đình.

17
Ở vùng Bắc Mỹ, sự có mặt của kinh tế trang trại gắn liền với dòng người
di cư từ châu Âu sang với quy mô lớn.
Ở các nước châu Á, đến cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX, sự xâm nhập
của tư bản phương Tây cùng việc du nhập phương thức kinh doanh tư bản
chủ nghĩa đã làm nảy sinh hình thức kinh tế trang trại trong nông nghiệp.
Trong quá trình phát triển kinh tế trang trại ở các nước trên thế giới đã
có sự biến động lớn về quy mô, số lượng và cơ cấu trang trại. Quá trình phát
triển của công nghiệp làm số lượng các trang trại giảm, nhưng quy mô về
diện tích và quy mô về doanh thu lại tăng lên.
Theo số liệu đến năm 2009, Mỹ có 2,2 triệu trang trại, sản xuất mỗi năm
50% sản lượng đậu tương và ngô trên thế giới, tạo ra một khối lượng nông
sản hàng hoá vào loại lớn nhất thế giới về dự trữ lương thực, thực phẩm,
trước hết là hạt cốc với trữ lượng lớn. Riêng ngô hạt, dự trữ của Mỹ là 128
triệu tấn chiếm 87% khối lượng ngô dự trữ của thế giới.
Các trang trại gia đình ngày càng ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học kĩ
thuật và công nghệ, nhất là các trang trại lớn và giàu có sức cạnh tranh mạnh
trên thị trường. Những trang trại vừa và nhỏ không đủ điều kiện cạnh tranh
thì phá sản và sa thải khỏi ngành nông nghiệp Mỹ.
Ở Malaysia, các trang trại sản xuất 4 triệu tấn cọ dầu (75% sản lượng
quốc gia). Ở Pháp có 0,98 triệu trang trại, sản xuất một lượng nông sản gấp
2,2 lần nhu cầu trong nước; 1.500 trang trại của Hà Lan mỗi năm sản xuất 7
tỷ bông hoa, 600 triệu chậu hoa; ở Nhật Bản với 4 triệu lao động trong các
trang trại (chiếm 3,7% dân số cả nước) bảo đảm lương thực, thực phẩm cho
hơn 125 triệu người.
Như vậy, ở Pháp và Mỹ, số lượng các trang trại đều có xu hướng giảm
còn quy mô của trang trại có xu hướng tăng lên.
Ở các nước châu Á kinh tế trang trại chịu sự chi phối của điều kiện tự
nhiên, dân số nên có những điểm khác so với trang trại ở các nước châu Âu
về quy mô và số lượng trang trại. Ở các nước có nền kinh tế phát triển như

Nhật Bản, Đài loan, Hàn Quốc, kinh tế trang trại phát triển theo hướng số
lượng giảm, quy mô tăng.
• Ở Nhật Bản, số lượng trang trại có xu hướng tăng nhưng không nhiều, năm
2000 có 3.987.000 trang trại, đến 2007 số trang trại là 4.571.000 trang trại,
tăng 584 trang trại. Trong những năm gần đây số lượng trang trại thuần
nông giảm, đến nay chỉ chiếm còn 15% tổng số trang trại, số lượng trang
trại giảm bình quân hàng năm là 1,2 %. Diện tích bình quân năm 2000 là
0,7ha, năm 2007 tăng lên 1,26 ha.
Nhật Bản hiện có khoảng 4 triệu lao động ở trang trại, bình quân một
trang trại có 3 lao động, trong đó chỉ có 1,3 lao động làm nông nghiệp. Thu
18
nhập từ các trang trại phi nông nghiệp chiếm khoảng 65% tổng thu nhập của
trang trại.
• Ở Trung Quốc, kinh tế trang trại phát triển mạnh từ sau cải cách kinh tế
1978. Số lượng trang trại ngày càng tăng lên, từ năm 1978 là 21 triệu trang
trại, đến năm 1994 tăng lên 24,9 triệu trang trại, năm 2001 là 33,1 triệu
trang trại và 42,5 triệu trang trại năm 2005.
• Ở Hàn Quốc và Đài Loan trang trại cũng phát triển theo xu hướng chung:
khi bước vào công nghiệp hóa thì trang trại phát triển nhanh, khi công
nghiệp đã phát triển thì trang trại giảm về số lượng, tăng về quy mô.
Nhờ việc quan tâm và chú trọng phát triển trang trại, Hàn Quốc đã tự túc
được vấn đề lương thực. Bình quân một trang trại ở Hàn Quốc có khoảng
3,5 lao động, thu nhập bình quân một trang trại từ 173-296 triệu đồng
(2004). Các trang trại ở Đài Loan cũng đạt được những kết quả tương tự,
không những đáp ứng đủ nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu. Đến năm
2005, có 1.627.000 trang trại lớn nhỏ, bình quân một trang trại năm 2005 có
4,7 lao động.
Bảng 1.1: Sự phát triển trang trại ở Đài loan
Chỉ tiêu ĐVT Năm
1994 2000 2002 2005

Số lượng trang trại Nghìn TT 1.937 1.876 1.813 1.627
Diện tích bình quân Ha/TT 1,23 0,93 0,90 1,30
Nguồn: [2]và[23]
1.2.2. Quá trình hình thành và phát triển trang trại ở Việt Nam
Các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả đều khẳng định trang trại ở
nước ta xuất hiện từ thời nhà Trần với tên gọi chung là các “thái ấp”.
Cách đây hàng ngàn năm, có những trang trại với quy mô về diện tích
hàng trăm ha được cấp cho các quan chức của các triều đại phong kiến như
Lí, Trần, Lê, Nguyễn…cho đến thời Pháp thuộc các điền trang này chủ yếu
là để sản xuất lúa gạo ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long,
trồng cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả ở các vùng Trung du Bắc Bộ
và Đông Nam Bộ, sau đó cùng với phong trào hợp tác hóa thì các trang trại
đã hình thành từng bước được tập thể hóa. Đến năm 1980, những thay đổi
trong sản xuất nông nghiệp cũng như trong cách thức tổ chức quản lí các
hình thức nông, lâm trường quốc doanh đã có tác động tích cực đến sự hoạt
động của các trang trại song hiệu quả sản xuất vẫn còn thấp.
Trước sự yếu kém của sản xuất nông nghiệp, Đảng và Nhà nước đã ban
hành nhiều chủ trương, chính sách quan trọng có tác động mạnh mẽ đến sự
phát triển nông nghiệp nước nhà. Chỉ thị 100 của Ban bí thư Trung Ương
(khóa IV, ngày 31/10/1981) về khoán sản phẩm đến nhóm và người lao
động đã mở đầu cho quá trình đổi mới trong nông nghiệp. Cho phép gia
19
đình chủ động sử dụng một phần lao động và thu nhập song vẫn chưa có
thay đổi gì về quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất, vẫn giữ chế độ phân phối
theo ngày công. Tiếp theo là Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (khóa IV, ngày
05/04/1988) đã chủ trương giao đất lâu dài và ổn định cho các hộ nông dân,
coi kinh tế hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ.
Ngoài ra, Nhà nước còn ban hành các chính sách, các chương trình dự án
nhằm hỗ trợ vốn cho các hộ nông dân làm giàu và phát triển như: Chỉ thị số
202 về cho vay vốn sản xuất nông – lâm nghiệp đến hộ sản xuất, Nghị quyết

Trung Ương 5 khóa VII (tháng 06/1993) về các chính sách hạn điền, cấp
quyền sử dụng đất lâu dài cho các hộ nông dân, Nghị quyết Trung Ương 4
khóa VIII (tháng 12/1997) cấp quyền sử dụng đất đai cho các trang trại vùng
đồi núi và đã chủ trương “ Kinh tế trang trại với các hình thức sở hữu khác
nhau ( Nhà nước, tập thể, tư nhân) được phát triển chủ yếu để trồng cây dài
ngày, chăn nuôi đại gia súc ở nhiều nơi có nhiều đất, khuyến khích việc khai
hoang đất hoang hóa vào sử dụng”.
Ngày 02/12/1998 kỳ họp lần thứ 4 Quốc hội khóa X đã xác định
“khuyến khích hình thức trang trại gia đình”, trang trại quy mô lớn để khai
thác có hiệu quả đất trống đồi núi trọc, đất hoang hóa.
Đến nay, trang trại đã được hình thành và phát triển trên khắp các vùng
cả nước, đặc biệt phát triển mạnh ở miền Nam, vùng trung du và miền núi,
vùng ven biển với các loại hình trang trại khác nhau như trang trại nông
nghiệp, trang trại lâm nghiệp, trang trại nuôi trồng thủy sản, trang trại kinh
doanh tổng hợp…
Bảng 1.2. Số lượng và cơ cấu trang trại phân theo vùng giai đoạn
2001-2006
Số lượng (TT) Cơ cấu (%)
2001 2006 2001 2006
20
Cả nước
ĐBSH
Đông Bắc
Tây Bắc
BTB
DHNTB
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
ĐBSCL
61017

1834
3201
135
3013
4778
6035
10831
31190
113699
13844
4707
521
6756
10622
8730
14077
54442
100,0
3,0
5,2
0,2
4,9
7,8
9,9
17,8
51,1
100,0
12,2
4,1
0,5

5,9
9,3
7,7
12,4
47,9
Nguồn: [4]
Trong vòng 5 năm số lượng trang trại tăng 52.682 TT, chiếm 86,3%. Tây
Nguyên, ĐNB và ĐBSCL là các vùng tập trung nhiều trang trại do có nhiều
thuận lợi về đất đai, mặt nước để mở rộng quy mô trồng trọt, chăn nuôi và
nuôi trồng thủy sản, chỉ riêng 3 khu vực này đã chiếm đến 68% trang trại cả
nước, trong đó ĐBSCL chiếm gần 50%.
Một điều dễ nhận thấy là ở các tỉnh phía Bắc nơi có phong trào hợp tác
hóa mạnh trước đây và nay tập trung nhiều hợp tác xã nông nghiệp thì
KTTT chậm phát triển hơn các tỉnh phía Nam.
Bảng 1.3. Số lượng và cơ cấu loại hình trang trại năm 2006
Loại hình Số lượng (TT) Cơ cấu (%)
Tổng số 113699 100,0
TT trồng cây hàng năm 38879 34,2
TT trồng cây lâu năm 33141 29,1
TT chăn nuôi 16708 14,7
TT lâm nghiệp 15657 13,8
TT NTTS 33711 29,6
TTKDTH 9471 8,2
Nguồn: [4]
Trong cơ cấu loại hình trang trại năm 2006, TT nông nghiệp chiếm tỉ
trọng lớn nhất trong cơ cấu loại hình trang trại chiếm 53,3%, tiếp đến là TT
NTTS 29,6%, TT chăn nuôi 14,7%, TT lâm nghiệp 13,8%. TT kinh doanh
tổng hợp chỉ chiếm 8,2%. Đến năm 2009 cơ cấu trang trại có sự thay đổi, có
47,2% TT nông nghiệp, 26,1% TT nuôi trồng thủy sản, 13,3% TT chăn
nuôi, 0,7% TT lâm nghiệp và 9,7% TT sản xuất kinh doanh nông nghiệp.

Về quy mô sản xuất của trang trại, các trang trại nước ta phần lớn có quy
mô từ 5-10 ha, chiếm hơn 40%, từ 20 – 50 ha và > 50 ha vẫn còn ít, cụ thể
như sau:
Bảng 1.4. Quy mô trang trại năm 2006
Quy mô (ha) Số lượng (TT) Tỉ trọng (%)
21
Tổng 113669 100,0
<1 16.467 14,6
1-5 29.253 25,7
5-10 48.142 42,4
10-20 17.025 15,0
20-50 2.434 2,1
>50 248 0,2
Nguồn: [4]
Về nguồn lao động của trang trại, năm 2007 có 488.277 lao động, đầu
2009 là trên 510.000 lao động. Lao động của chủ trang trại chiếm khoảng
40%, còn lại là lao động thuê ngoài, bình quân từ 2-5 lao động/ trang trại.
Về thu nhập của trang trại, tổng thu nhập bình quân chung của một TT là
107, 053 triệu đồng/năm. Tỉnh có thu nhập bình quân cao nhất là Đồng Nai
với 241 triệu đồng/năm, tỉnh có thu nhập bình quân thấp nhất là Quảng Ninh
24,7 triệu đồng/năm (2007).
Có thể nói KTTT ở nước ta còn là hình thức tổ chức mới mẽ và đang còn
nhiều lúng túng. Song các trang trại đã tạo được một khối lượng nông - lâm
- thủy sản hàng hóa lớn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trong
nước và phục vụ xuất khẩu. Phát triển KTTT đã góp phần tích cực trong quá
trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp nông thôn và góp phần đưa nông nghiệp nước ta đi nhanh vào
công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
CHƯƠNG 2
TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TỈNH QUẢNG TRỊ

GIAI ĐOẠN 2000-2010
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế trang trại của tỉnh
Quảng Trị
2.1.1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
Quảng Trị là một tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, nằm trên tọa độ địa lý
từ 16
0
18 đến 17
0
10 Bắc, 106
0
32 đến 107
0
34 Đông. Phía Bắc giáp huyện Lệ
Thủy tỉnh Quảng Bình, phía Nam giáp huyện Phong Điền và A Lưới tỉnh
Thừa Thiên Huế, phía Tây giáp tỉnh Savanakhet và Salavan, nước
CHDCND Lào, phía Đông giáp biển Đông.
22
Bảng 2.1. Dân số, diện tích các huyện, thị năm 2010
TP, TX, Huyện Dân số (người) Diện tích (km
2
)
Tổng số 601.672 4747
TP Đông Hà 78.338 72,95
TX Quảng Trị 24.074 74,16
Vĩnh Linh 89.765 643,75
Gio Linh 68.841 502,98
Cam Lộ 41.700 400,01
Triệu Phong 102.556 388,57
Đảo Cồn Cỏ 497 2,35

Hải Lăng 95.743 53,79
Hướng Hoá 70.508 1271,87
Đakrông 29.600 1336,57
Nguồn: [17]
Nằm ở trung điểm đất nước, ở vào vị trí quan trọng – là điểm đầu trên
tuyến đường huyết mạch chính của hành lang kinh tế Đông - Tây nối với
Lào - Thái Lan - Mianmar qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo đến các cảng biển
Miền Trung như: Cửa Việt, Chân Mây, Đà Nẵng, Vũng Áng với các tuyến
đường giao thông huyết mạch đi qua Quốc lộ 1A, Quốc lộ 9, đường Hồ Chí
Minh, đường sắt, đường biển. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển
kinh tế nói chung cũng như nông nghiệp và phát triển kinh tế trang trại nói
riêng.
2.1.2. Điều kiện tự nhiên
a. Địa hình
Quảng Trị nằm phía Đông dãy Trường Sơn, địa hình thấp dần từ Tây
sang Đông, Đông Nam. Địa hình đồi núi chiếm 80% diện tích tự nhiên,
đồng bằng nhỏ, hẹp, bị chia cắt bởi các dãy núi, sông suối. Có 4 dạng địa
hình chính sau:
• Địa hình núi cao
Phân bố ở phía Tây từ dãy Trường Sơn đến miền đồi bát úp, chiếm diện
tích lớn nhất, có độ cao từ 250-2000m, độ dốc 20-30
0
. Địa hình phân cắt
mạnh, độ dốc lớn, quá trình xâm thực và rửa trôi mạnh nên đi lại khó khăn,
23
làm hạn chế trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, mạng lưới
điện cũng như tổ chức đời sống xã hội và sản xuất. Tuy nhiên, vùng lại có
tiềm năng phát triển trồng rừng, trồng cây lâu năm và chăn nuôi đại gia súc.
• Địa hình gò đồi, núi thấp
Là phần chuyển tiếp từ địa hình núi cao đến địa hình đồng bằng, chạy

dài dọc theo tỉnh. Có độ cao từ 50-250m, một vài nơi có độ cao trên 500m.
Địa hình gò đồi, núi thấp (vùng trung du) tạo nên các dải thoải, lượn sóng,
độ phân cắt từ sâu đến trung bình. Địa hình này thích hợp để phát triển các
trang trại trồng cây lâu năm như cao su, hồ tiêu, cây ăn quả lâu năm; trang
trại chăn nuôi.
• Địa hình đồng bằng
Là những vùng đất được bồi đắp phù sa từ hệ thống các sông, địa hình
tương đối bằng phẳng, có độ cao tuyệt đối từ 25-30m. Bao gồm đồng bằng
Triệu Phong, đồng bằng Hải Lăng, đồng bằng sông Bến Hải tương đối phì
nhiêu. Đây là vùng dân cư đông đúc, sản xuất chủ yếu là lúa và các loại
lương thực như lạc, khoai lang, sắn, ngô…, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Đó
là điều kiện tốt để hình thành các trang trại trồng trọt kết hợp chăn nuôi.
• Địa hình ven biển
Chủ yếu là các cồn cát, đụn cát phân bố dọc ven biển. Địa hình tương đối
bằng phẳng thuận lợi cho việc phân bố dân cư, những bãi cát rộng còn là
điều kiện để phát triển nuôi trồng thủy sản. Một số khu vực có địa hình phân
hóa thành các bồn trũng cục bộ dễ bị ngập úng khi có mưa lớn hoặc một số
khu vực chỉ là các cồn cát khô hạn, sản xuất chưa thuận lợi, làm cho đời
sống dân cư thiếu ổn định.
b. Khí hậu
24
0
1
0
0
2
0
0
3
0

0
4
0
0
5
0
0
6
0
0
7
0
0
1
0
2
0
3
0
0
mm

0
C
1 2 3 4 5 6 7 8 9
10 11 12
Lượng mưa
Nhiệt độ

Biểu đồ 2.1. Nhiệt độ và lượng mưa tỉnh

Quảng Trị
Quảng Trị nằm trong khu
vực khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam với đặc trưng khí hậu
nhiệt đới điển hình của miền Nam và một mùa đông lạnh của miền Bắc. Với
vị trí đặc biệt đó đã làm cho khí hậu của tỉnh trở nên khắc nghiệt hơn so với
các tỉnh khác trong vùng. Nhiệt độ trung bình năm từ 24- 25
0
C ở vùng đồng
bằng, 22 -23
0
C ở độ cao trên 500m. Độ ẩm tương đối, trung bình năm
khoảng 83-88%.
Chế độ mưa ở Quảng Trị biến động rất mạnh theo các mùa và cả các
năm. Lượng mưa trung bình năm khoảng 2.200-2.500mm, số ngày mưa
trong năm dao động từ 154-190 ngày. Trên 70% lượng mưa tập trung vào
các tháng 9, 10, 11, mưa thường kèm theo bão. Tính biến động của chế độ
mưa ảnh hưởng lớn tới các hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
Trong năm tỉnh chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính là gió mùa Tây
Nam thổi từ tháng V đến tháng VIII và gió mùa Đông Bắc thổi từ tháng IX
đến tháng II năm sau, đặc biệt gió Tây Nam khô nóng là hiện tượng rất điển
hình, được đánh giá là dữ dội nhất ở nước ta, trung bình mỗi năm có khoảng
45 ngày. Trong các đợt gió Tây Nam khô nóng, nhiệt độ có thể lên tới 40
0
-
42
0
C. Gió mùa Đông Bắc thường kèm theo mưa nên gây lụt lội.
Quảng Trị có số giờ nắng khá cao, tổng số giờ nắng trung bình năm dao
động từ 1700-1800 giờ, số giờ nắng nhất vào tháng 7 (240-250 giờ). Các
tháng có số giờ nắng cao thường vào tháng 5, 6, 7, 8, đạt trên 200 giờ. Nắng

25

×