Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Câu hỏi ôn thi có đáp án môn lịch sử đảng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.87 KB, 16 trang )

Câu Hỏi: Dựa vào ba sự kiện quan trọng sau đây: Chiến thắng Việt Bắc(1947),
chiến thắng Biên giới(1950) và chiến thắng Điện Biên Phủ(1954), hãy làm sáng
tỏ các bước phát triển của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân
dân ta
Chiến thắng Việt Bắc (1947)
Chiến lược chiến tranh của Pháp là "đánh nhanh thắng nhanh", nhưng sau khi
quân ta rút khỏi các đô thị, Pháp tuy có chiếm thêm được một số thành phố, thị
trấn và kiểm soát được một số đường giao thông quan trọng, chúng vẫn không
thực hiện được âm mưu đánh nhanh thắng nhanh và cũng không sao giải quyết
được mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán lực lượng (càng mở rộng địa bàn
chiếm đóng thì lực lượng còn bị dàn mỏng, dễ bị ta tiêu diệt; nhưng nếu tập trung
quân để tránh bị ta tiêu diệt thì không thể mở rộng được địa bàn chiếm đóng).
Trong khi đó, nước Pháp đang gặp nhiều khó khăn về mọi mặt
Để giải quyết tình trạng trên, Pháp đã liều lĩnh mở cuộc tấn công quy mô lớn lên
căn cứ địa Việt Bắc nhằm phá tan cơ quan đầu não kháng chiến, tiêu diệt phần lớn
bộ đội chủ lực của ta, rồi dùng thắng lợi quân sự để thúc đẩy việc thành lập chính
quyền bù nhìn toàn quốc (chính quyền Bảo Đại) và nhanh chóng kết thúc chiến
tranh. Nhưng cuộc tấn công đó đã bị ta đánh bại.
* Với chiến thắng Việt Bắc, quân dân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu hơn 6.000 tên
địch, 16 máy bay bị hạ, 11 tàu chiến, cano bị đánh chìm; tinh thần binh lính Pháp
hoang mang, dư luận Pháp phẫn nộ; căn cứ Việt Bắc được giữ vững, các cơ quan
đầu não của Đảng và Nhà nước an toàn, bộ đội ta trưởng thành, ảnh hưởng của
chính phủ kháng chiến lên cao. Đồng thời, ta đã đánh bại hoàn toàn chiến lược
"đánh nhanh thắng nhanh" của địch, buộc chúng phải chuyển sang đánh lâu dài
với ta. Đồng thời lực lượng so sánh giữa ta và địch bắt đầu thay đổi theo chiều
hướng có lợi cho ta.
* Chiến thắng Biên giới (1950):
Sau chiến thắng Việt Bắc (thu đông 1947), tình hình thế giới đã diễn ra theo chiều
hướng có lợi cho ta: Cách mạng Trung Quốc thành công, nước Cộng hòa nhân dân
Trung Hoa ra đời (1.10.1949); từ tháng 1.1950, các nước xã hội chủ nghĩa lần lượt
công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với ta, cuộc kháng chiến của nhân dân Lào và


Campuchia đã phát triển và giành được nhiều thắng lợi mới; phong trào nhân dân
Pháp và nhân dân thế giới phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông
Dương ngày càng dâng cao.
Trước tình thế ngày càng khó khăn, được sự giúp đỡ của Mỹ, Pháp thông qua kế
hoạch Revers: "khóa chặt biên giới Việt - Trung" bằng cách lập hệ thống phòng
ngự trên đường số 4; đồng thời thiết lập "hành lang Đông Tây" (Hải Phòng - Hà
Nội - Hòa Bình - Sơn La) để cắt liên lạc giữa Việt Bắc với Liên khu III, IV; với
hai hệ thống phòng ngự ấy, Pháp chuẩn bị tấn công lên Việt Bắc lần thứ hai để
nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
Biết rõ âm mưu của địch, đồng thời để tranh thủ những điều kiện thuận lợi, khắc
phục tình trạng bị bao vây từ bên trong, đẩy mạnh cuộc kháng chiến phát triển
sang một giai đọan mới, ta chủ động mở chiến dịch biên giới nhằm 3 mục đích:
tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch; khai thông biên giới Việt - Trung
để mở rộng đường liên lạc giữa ta với các nước xã hội chủ nghĩa; củng cố và mở
rộng căn cứ địa Việt Bắc.
Sau hơn một tháng tiến công (từ 16.9.1950 - 17.10.1950), chiến dịch Biên giới
thắng lợi. Ta tiêu diệt và bắt sống 8.300 tên địch, thu trên 3.000 tấn vũ khí và
phương tiện chiến tranh; giải phóng dải biên giới Việt - Trung dài 750km (từ Cao
Bằng đến Đình Lập), cùng với 35 vạn dân, mở rộng đường liên lạc quốc tế; chọc
thủng "hành lang Đông - Tây", nối liền Việt Bắc với các địa phương khác.
Với chiến thắng Biên giới, ta đã giành được quyền chủ động về chiến lược trên
chiến trường chính (Bắc bộ), quân đội ta thêm trưởng thành để từ đó ta liên tiếp
mở thêm những chiến dịch tiến công, đánh tiêu diệt địch với quy mô ngày càng
lớn. Ngược lại, đây là thất bại lớn của Pháp về cả quân sự lẫn chính trị, địch bị đẩy
vào thế phòng ngự bị động, càng thêm lúng túng về nhiều mặt.
* Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954):
Với chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954, ta đã chủ động tiến công vào những
hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu nhằm tiêu diệt một bộ
phận quan trọng sinh lực địch, giải phóng đất đai; đồng thời buộc chúng phải bị
động phân tán lực lượng đối phó với ta trên những địa điểm xung yếu mà chúng

không thể bỏ, để tiêu diệt thêm từng bộ phận sinh lực của chúng. Cuộc tiến công
của ta đã buộc địch phải phân tán lực lượng ở nhiều nơi (đồng bằng Bắc bộ, Điện
Biên Phủ, Sênô, Pleiku - Nam Tây Nguyên, Luông Phabang) khiến cho bước đầu
kế hoạch Navarre bị phá sản. Thắng lợi này tạo điều kiện, thời cơ thuận lợi để ta
tiến lên giành thắng lợi quyết định ở Điện Biên Phủ.
Trong tình thế bước đầu kế hoạch Navarre bị phá sản, Pháp tập trung xây dựng
Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương (biến thành
trung tâm điểm của kế hoạch Navarre) nhằm thu hút lực lượng của ta vào đây để
tiêu diệt. Ta cũng chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược với Pháp;
toàn quân toàn dân ta gấp rút chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ theo tinh
thần: "Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng".
Sau ba đợt tấn công (từ 13-3 - 7-5-1954), chiến dịch Điện Biên Phủ đã toàn thắng.
Ta diệt và bắt sống toàn bộ quân địch ở Điện Biên Phủ: 16.200 tên; hạ 62 máy
bay, thu toàn bộ vũ khí và cơ sở vật chất kỹ thuật của địch; đập tan kế hoạch
Navarre và mọi mưu đồ chiến lược của Pháp Mỹ.
Như vậy, với ba chiến thắng quan trọng: Chiến thắng Việt Bắc (1947), Chiến
thắng Biên giới (1950) và Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954); cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp của nhân dân ta đã từng bước phát triển vững chắc, bẻ gãy
âm mưu "đánh nhanh thắng nhanh" của địch, tiến lên giành quyền chủ động chiến
lược trên chiến trường chính Bắc bộ, cuối cùng đánh bại địch hoàn toàn trong
chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử, buộc chúng phải ngồi vào bàn đàm phán và ký
Hiệp định Geneve, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
Câu Hỏi: Phân tích quá trình chuyển hướng và hoàn chỉnh từ chuyển hướng
chiến lược cách mạng của Đảng từ HộI Nghị TW 6 (11-1939) đến HộI nghị TW
8(5 – 1941)
a. Tình hình thế giới và trong nước
Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ:
Ngày 1-9-1939, chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ, trong đó Pháp là nước tham
chiến. Chính phủ Pháp thi hành một loạt các biện pháp đàn áp lực lượng dân chủ ở
trong nước và phong trào cách mạng thuộc địa.

Tháng 6-1940, Đức tấn công Pháp và Chính phủ Pháp đã đầu hàng. Ngày 22-6-
1941, quân phát xít Đức tấn công Liên Xô. Từ khi phát xít Đức tấn công Liên Xô,
tính chất chiến tranh đế quốc chuyển thành cuộc chiến tranh giữa các lực lượng
dân chủ do Liên Xô làm trụ cột với các lực lượng phát xít do Đức cầm đầu.
Tình hình trong nước:
Ở Đông Dương, thực dân Pháp thi hành chính sách thời chiến rất phản động:
thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng của nhân dân ta, tập trung lực lượng đánh
vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Thực hiện chính sách “kinh tế chỉ huy” tăng
cường vơ vét sức người, sức của phục vụ chiến tranh, bắt lính sang Pháp làm bia
đỡ đạn.
Lợi dụng sự thất thủ của Pháp ở Đông Dương, tháng 9-1940 Nhật Bản cho quân
xâm lược Đông Dương, Pháp nhanh chóng đầu hàng và dâng Đông Dương cho
Nhật. Chịu cảnh “một cổ hai tròng” đời sống của nhân dân Việt Nam lâm vào
cảnh ngột ngạt về chính trị, bần cùng về kinh tế. Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam
với Pháp, Nhật và tay sai phản động ngày càng trở nên gay gắt hơn bao giờ hết.
b) Nội dung chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược
Ngày 1/9/1939, ctranh thế giới thứ hai bùng nổ.3/9/1939, bọn thực dân pháp chính
thức tham chiến. Sự kiện lực sử đó đã làm thay đổi chính sách mà chính quyền thực dân
pháp đối với giai cấp côgn nhân, quần chúng lđộng pháp và hệ thống
các nc thuộc địa của pháp.
Ở đông dương, đế quốc pháp điên cuồng tấn công vào ĐCS và các đoàn thể quần
chúng, các tổ chức do ĐCS lđạo. chúng thực hiện chính sách ktế thời chiến. Đó là chính
sách ktế chỉ huy phục vụ cho ctranh.
*)Nội dung: Qtrình điều chỉnh chủ trương of đảng đc thể hiện thông qua 3 hội nghị TW:
Hội nghị Tháng 11/1939:
Từ ngày 6-8/11/1939, hội nghị TW đã họp tại Bà Điểm, hóc môn, gia định. hội nghị
đã chỉ rõ đặc điểm cơ bản of tình hình đông dương. Các chính sách of pháp trong tình hình
mới sẽ đẩy mâuthuẫn vốn có of XH thuộc địa nửa pkiến tới tuột cùng đòi hỏi phải giải
quyết mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn dân tộc.
Từ sự ptích đó hội nghị đặt nvụ chống đế quốc, gphóng dtộc lên trên hết. hội nghị

quyết định thành lập mặt trận dtộc thống nhất phản dế đông dương thay cho mặt trận dân
chủ đông dương. Để đkết, tập hợp mọi llượng vào mặt trận, hội nghị chủ trương tạm gác
khẩu hiệu cm ruộng đất và đề ra khẩu hiệu tịch thu ruộng đất of đế quốc & địa chủ phản
bội quyền lợi dtộc, chống tô cao, lãi nặng, chủ trương thay khẩu hiệu lập chính quyền xô
viết công nông bằng khẩu hiệu lập chính quyền dân chủ cộng hoà.
Những ndung của hội nghị đã chứng tỏ sự sắc sảo, nhạy bén sự sángtạo of đảng ta
trong công tác lđạo cm, đã góp phần làm phong phú kho tàng lý luận về cm dtộc dân chủ
ndân
Sau sự điều chỉnh bước đầu này dảng ta tiếp tục có những thay đổi phù hợp với
nhưĩng diễn biến mới của đk lsử đặt ra.
Hội nghị tháng 11/1940:
Bước sang năm 1940, tình hình qtế và trong nc có những chuyển biến mau lẹ hơn.
Ctranh t/giới thứ 2 bước vào gđoạn quyết liệt, nc pháp thất bại nhanh chóng. ở đông
dương thực dân pháp một mặt đẩy mạnh chính sách thời chiến, trắng trợn đàn áp phong
trào cm của ndân ta. mặt khác we thoả hiệp với nhật nhưng những thoả hiệp đó khong làm
dịu di tham vọng xâm chiếm đông dương của phát xít nhật.
Từ 6-9/11/1940 hội nghị TW đảng đã họp tại đình bảng bắc ninh. hội nghị khẳng định
sự đúng đắn chủ trương cmạng của đảng vạch ra tại hội nghị tW tháng 11/1939 và hoàn
chỉnh thêm 1 bước sự điều chỉnh chủ trương cm của đảng.
Từ sự phân tích đặc điểm kt xh việt nam, hội nghị chỉ rõ tính chất của cm đông dương
vẫn là cm tsản dân quyền.cm phản đế và cm thổ địa là hai bộ phận khăng khít, phải đồng
thời tiến hành không thể cái làm trc cái làm sau.
Hội nghị đã quyết định hai vấn đề quan trọng về việc duy trì đội du kích bắc sơn và
hoãn cuộc khởi nghĩa nam kỳ.
Hội nghị là sự tiếp tục cho sự điều chỉnh chủ trương cm of đảng, từng bước đặt cuộc
vận động gphóng dtộc & giai đoạn trực tiếp .
Hội nghị tháng 5/1941:
Bước sang năm 1941 tình hình cách mạng trong nc có nhiều biấn đổi quan trọng. ngày
28/1/1941 lãnh tụ NAQ trở về nc sau 30 năm hoạt động ở nc ngoài. Người tích cực xúc
tiến việc chuẩn bị tổ chức hội nghị ban chấp hành tW đảng.

Họp từ ngày 10-19/5/1941 tại pắc bó (cao bằng)do đồng chí NAQ chủ trì. Trên csở phân
tích tình hình t/giới và tình hình đông dương về mọi mặt ktế, ctrị , chính sách của nhật,
ptrào cm đông dương hội nghị đã có những nhập định và quyết định quan trọng, xác định
giải quyết dtộc trong phạm vi từng nc đông dương giúp đỡ việc thành lập mặt trận ở các
nc Ai Lao và Cao miên,. hội nghị xác định hình thức of khởi nghĩa nc ta là đi từ khởi
nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa, chuẩn bị khởi nghĩa là nvụ trung tâm of toàn
đảng, toàn dân ngoài ra hội nghị còn quyết định vấn đề về xây dượng llượng ctrị, lực
lượng vũ trang và căn cứ địa cách mạng chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa khi thời cơ đến.
Với những ndung trên hội nghị là bước ptriển và hoàn thiện căn bản sự điều chỉnh
chủ trương cm of đảng ta trong tình hình mới. hội nghị là sự trở lại đầy đủ tinh thần chiến
lược cm of hội nghị hợp nhất của đảng(2/1930) nhưng ở mức độ cụ thể hơn, hoàn chỉnh
hơn.
Qua các hội nghị TW tháng11/1939 và 11/1940 đặc biệt là hội nghị 5/1941(hội nghị
TW 8) Trên cơ sở nhận định khả năng diễn biến của Chiến tranh thế giới lần thứ
hai và căn cứ vào tình hình cụ thể ở trong nước, BCH Trung ương đã quyết định
chuyển hướng chỉ đạo chiến lược như sau:
Một là, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu
Tạm gác khẩu hiểu “đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày” thay bằng
khẩu hiều “tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo”
chia lại ruộng đất cho công bằng, giảm tô, giảm tức.
Hai là, giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương
Ở Việt Nam, Trung ương Đảng quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập
đồng minh (Việt Minh) thu hút mọi người dân yêu nước không phân biệt thành
phần, lứa tuổi, đoàn kết bên nhau đặng cứu Tổ quốc, cứu giống nòi.
Ba là, quyết định phải xúc tiến ngay công tác khởi nghĩa vũ trang, coi đây là
nhiệm vụ trọng tâm của Đảng trong giai đoạn hiện tại. Để khởi nghĩa vũ trang đi
đến thắng lợi cần phải phát triển lực lượng cách mạng, tiến hành xây dựng căn cứ
địa cách mạng.
Hội nghị cũng chú trọng công tác đào tạo cán bộ, nâng cao năng lực tổ chức và
lãnh đạo của Đảng, đẩy mạnh công tác vận động quần chúng.

* ý nghĩa của chủ trương chuyển hướng chỉ đạo clược của đảng trong năm 39-41:
Có ý nghĩa quyết định đvới sự ptriển của phong trào cm đi tới thắng lợi của cm tháng 8/45
CHủ trương là sự hoà ưuyện giữa trí tuệ toàn đảng với tư tưởng NAQ với đường lối
cm dtộc dân chủ VN, góp phần bổ sung, ptriển làm phong phú thêm kho tàng lý luận mác-
lênin về cm giải phóng dân tộc
Câu Hỏi: TạI sao HộI Nghị TW lần 8 của Đảng Cộng Sản Đông Dương lạI đặc
nhiệm vụ giảI phóng lên hàng đầu và chủ trương thành lập mật trận Việt
Minh.
Đầu năm 1941, Nguyễn Ái Quốc về Pác Bó (Cao Bằng) xây dựng thí điểm các
đoàn thể cứu quốc để tiến tới thành lập Mặt trận Việt Minh. Hội nghị cán bộ tỉnh
Cao Bằng của Đảng Cộng sản Đông Dương, họp vào cuối tháng 4 năm 1941, dưới
sự chủ tọa của Hoàng Văn Thụ và Vũ Anh, đã khẳng định công tác xây dựng thí
điểm các đoàn thể cứu quốc đạt kết quả tốt, chứng tỏ chủ trương thành lập Mặt
trận Việt Minh của Nguyễn Ái Quốc là hoàn toàn đúng đắn.
Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, họp từ ngày 10
đến ngày 19 tháng 5 năm 1941 trong rừng Khuổi Nậm, thuộc Pác Bó, huyện Hà
Quảng, tỉnh Cao Bằng, dưới sự chủ tọa của Nguyễn Ái Quốc, đã quyết định thành
lập Việt Nam Độc lập Đồng minh, gọi tắt là Việt Minh. Các tổ chức quần chúng
trong Việt Minh đều lấy tên là Hội cứu quốc (như Hội công nhân cứu quốc, Hội
nông dân cứu quốc, Hội phụ nữ cứu quốc, Hội quân nhân cứu quốc ).
Nội dung của HộI nghị lần VIII có chủ trương như sau:
- Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu bởi : Mâu thuẫn chủ yếu của
dân tộc ta lúc này là mâu thuẫn giữa dân tộc với phát xít Pháp - Nhật. Ban chấp
hành trung ương quyết định tạm gác khẩu hiệu “Đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất
cho cho dân cày” thay bằng khẩu hiệu “Tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc và
Việt gian cho dân cày nghèo”.
- Xây dựng lực lượng cách mạng: thành lập mặt trận Việt Minh thay cho Mặt
trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương, nhằm đoàn kết, tập hợp mọi lực
lượng tham gia giải phóng dân tộc. Trực thuộc Mặt trận Việt Minh có Hội công
nhân cứu quốc, Hội Phụ nữ cứu quốc, Thanh niên cứu quốc…

Mặt trận Việt Minh được hình thành với một số đặc điểm: Chỉ hoạt động
trong phạm vi dân tộc Việt Nam , có cương lĩnh hành động rõ ràng, có cờ đỏ sao
vàng, tổ chức hoạt động một cách chặt chẽ.
- xúc tiến chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm của đảng và
nhân dân ta trong giai đoạn hiên tại , pt llcm bao gồm chính trị quân sự thành lập
các khu căn cứ , chú trọng công tác xd đảng, đào tạo cán bộ và đẩy mạnh công tác
vận động quần chúng
Phương châm hình thái khởi nghĩa ở nước ta: Nắm vững và dự báo được thời
cơ cách mạng. chuẩn bị sẵn sàng ll nhằm lợi dụng cơ hội thuận tiện hơn cả đánh
lại quân thù
Câu Hòi: Những thành tựu và hạn chế trong bước đầu thực hiện đường lốI đổI
mớI của Đảng và nhà nước ta (1986 đến nay)
Quá trình đất nước thực hiện đường lối đổi mới (1986 - 2000)
Kế hoạch 5 năm 1986 – 1990: bước đầu công cuộc đổi mới
1.1. Nhiệm vụ, mục tiêu của Đại hội VI
Đại hội VI đã thay đổi nhận thức về CNXH khoa học, xác định lại thời kì quá độ
lên CNXH ở nước ta là cả một thời kì lịch sử lâu dài, khó khăn và trải qua nhiều
chặng.
Đại hội VI đã đề ra “nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng quát” của chặng đường đầu
tiên là “ổn định mọi mặt tình hình kinh tế – xã hội, tiếp tục xây dựng những tiền
đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong chặng đường
tiếp theo”.
Trước mắt, trong 5 năm 1986 – 1990, tập trung sức người, sức của, thực hiện
những mục tiêu của ba chương trình kinh tế: lương thực – thực phẩm, hàng tiêu
dùng và hàng xuất khẩu. Nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp là mặt trận hàng
đầu.
1.2. Thành tựu và hạn chế bước đầu của công cuộc đổi mới (1986 - 1990)
* Thành tựu
Đường lối đổi mới của Đảng nhanh chóng được sự hưởng ứng rộng rãi của quần
chúng nhân dân, huy động được sức mạnh của toàn xã hội vào công cuộc xây

dựng và phát triển kinh tế – xã hội;
Đặc biệt là chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành
theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước đã thực sự phát huy quyền làm
chủ kinh tế của nhân dân, khơi dậy tiềm năng và sức sáng tạo của quần chúng để
phát triển sản xuất, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, tăng sản phẩm
cho xã hội:
+ Về lương thực thực phẩm, từ chỗ thiếu ăn triền miên, năm 1988 còn phải nhập
45 vạn tấn gạo, đến năm 1990 chúng ta đã đáp ứng được nhu cầu trong nước, có
dự trữ và xuất khẩu, góp phần quan trọng ổn định đời sống nhân dân.
+ Về hàng hóa trên thị trường, đặc biệt là hàng tiêu dùng dồi dào, đa dạng, mẫu
mã – chất lượng tiến bộ hơn trước, lưu thông tương đối thuận lợi.
+ Về kinh tế đối ngoại, phát triển mạnh và mở rộng hơn trước: từ năm 1986 đến
1990, hàng xuất khẩu tăng gấp 3 lần, hàng nhập khẩu giảm đáng kể.
+ Kiềm chế được một bước đà lạm phát, đời sống nhân dân giảm bớt khó khăn.
+ Bước đầu hình thành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ
chế thị trường có sự quản lí của nhà nước.
Những thành tựu trong bước đầu thực hiện đường lối đổi mới đã chứng tỏ đường
lối đổi mới của Đảng là đúng đắn, bước đi của công cuộc đổi mới là phù hợp.
* Hạn chế
Đất nước vẫn chưa ra khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội; nền kinh tế còn mất cân
đối lớn, lạm phát tuy có giảm, nhưng vẫn còn ở mức cao, thất nghiệp gia tăng.
Chế độ tiền lương còn bất hợp lí, mức sống của những người sống chủ yếu bằng
lương và của một bộ phận nông dân bị giảm sút.
Sự nghiệp văn hóa có những mặt tiếp tục xuống cấp, hiện tượng tham nhũng, hối
lộ, bất công xã hội, vi phạm pháp luật, kỉ luật, kỉ cương… vẫn còn khá nặng nề và
phổ biến.
2. Kế hoạch 5 năm 1991 – 1995: Tiếp tục sự nghiệp đổi mới
2.1. Nhiệm vụ, mục tiêu của Đại hội VII
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (6/1991) đã tổng kết, đánh giá
việc thực hiện đường lối đổi mới của Đại hội VI và tiếp tục điều chỉnh, bổ sung,

phát triển đường lối đổi mới để tiếp tục đưa sự nghiệp đổi mới đất nước tiến lên.
Đại hội VII thông qua “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ
nghĩa xã hội” và “Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế, xã hội đến năm 2000”.
Nhiệm vụ, mục tiêu kinh tế xã hội của kế hoạch 5 năm 1991 – 1995 là: “đẩy lùi và
kiểm soát được lạm phát. Ổn định, phát triển và nâng cao hiệu quả nền sản xuất xã
hội. Ổn định và từng bước cải thiện đời sống nhân dân. Bắt đầu có tích lũy từ nội
bộ nền kinh tế”.
Để thực hiện mục tiêu trên, cần phải phát huy sức mạnh của các thành phần kinh
tế, từng bước xây dựng cơ cấu kinh tế theo yêu cầu công nghiệp hóa.
2.2. Thành tựu và hạn chế của sự nghiệp đổi mới (1991 - 1995)
* Thành tựu
Thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu của kế hoạch nhà nước 5 năm (1991 – 1995), trên
các lĩnh vực của sự nghiệp đổi mới, nhân dân ta đạt được những thành tựu và tiến
bộ to lớn:
- Nhịp độ phát triển kinh tế được đẩy mạnh, nhiều mục tiêu chủ yếu của kế hoạch
5 năm (1991 - 1995) đã hoàn thành vượt mức:
Kinh tế tăng trưởng đạt trung bình 8,2%/ năm. Lạm phát được đẩy lùi, tỉ lệ thiếu
hụt ngân sách được kiềm chế.
Các ngành dịch vụ năm 1995 tăng 80% so với 1990, vận tải hàng hóa tăng 62%.
- Kinh tế đối ngoại phát triển, thị trường xuất nhập khẩu được mở rộng, nguồn vốn
đầu tư nước ngoài tăng nhanh: Trong 5 năm, xuất khẩu đạt 17 tỉ USD, nhập khẩu
trên 21 tỉ USD. Vốn đầu tư tăng trung bình 50%.
- Khoa học và công nghệ có bước phát triển mới, văn hóa – xã hội có những
chuyển biến tích cực.
- Ổn định tình hình chính trị - xã hội, quốc phòng an ninh được củng cố.
- Mở rộng quan hệ đối ngoại, phá thế bao vây, tham gia tích cực vào các hoạt động
của cộng đồng quốc tế.
* Hạn chế
Nước ta vẫn còn là một trong những nước nghèo trên thế giới, trình độ khoa học kĩ
thuật và công nghệ còn thấp.

Tình trạng tham nhũng, lãnh phí, buôn lậu, làm ăn phi pháp cũng như hiện tượng
tiêu cực trong bộ máy nhà nước chưa được ngăn chặn triệt để.
Sự phân hóa giàu nghèo, đời sống của một bộ phận nhân dân còn nhiều khó khăn.
3. Kế hoạch 5 năm 1996 – 2000: Đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa
3.1. Nhiệm vụ mục tiêu của Đại hội VII
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (7/1996) đã kiểm điểm, đánh giá
việc thực hiện nghị quyết Đại hội VII và đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ, mục
tiêu của kế hoạch 5 năm 1996 – 2000 là:
Đẩy mạnh công cuộc đổi mới một cách toàn diện và đồng bộ, tiếp tục phát triển
nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Phấn đấu đạt và vượt mục tiêu tăng trưởng
kinh tế nhanh, hiệu quả cao và bền vững đi đôi với giải quyết những vấn đề bức
xúc về xã hội. Cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao tích lũy từ nội bộ nền kinh
tế.
3.2. Thành tựu và hạn chế của công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện
đại hóa (1996 - 2000)
* Thành tựu
Nền kinh tế vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế có sự chuyển
dịch tích cực:
Tổng sản phẩm trong nước tăng bình quân 7%. Công nghiệp tăng bình quân
13,5%, nông nghiệp tăng 5,7%
Cơ cấu các ngành kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa.
Kinh tế đối ngoại tiếp tục phát triển: xuất khẩu đạt 51,6 tỉ USD, nhập khẩu đạt 61
tỉ USD, vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt khoảng 10 tỉ USD (tăng 1,5 lần
so với 5 năm trước). Đặc biệt, đến năm 2000, Việt Nam đã có 40 dự án đầu tư ra
nước ngoài.
Khoa học và công nghệ có bước chuyển biến tích cực. Giáo dục và đào tạo có
bước phát triển mới cả về quy mô, chất lượng, hình thức đào tạo và cơ sở vật chất.
Các lĩnh vực văn hóa – xã hội phát triển đáng kể.
Tình hình chính trị - xã hội cơ bản ổn định, quốc phòng an ninh được tăng cường,

quan hệ đối ngoại không ngừng được mở rộng.
Những thành tựu và ưu điểm trong 5 năm (1996 - 2000) nói riêng và 15 năm đổi
mới nói chung đã làm thay đổi bộ mặt của đất nước và cuộc sống của nhân dân,
củng cố vững chắc độc lập dân tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa, nâng cao vị thế và
uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
* Hạn chế
Nền kinh tế phát triển chưa vững chắc, năng suất lao động, sức cạnh tranh thấp.
Một số vấn đề văn hóa – xã hội bức xúc và gay gắt chậm được giải quyết, tình
trạng thất nghiệp còn cao, khoa học và công nghệ còn lạc hậu, chưa đáp ứng tốt
yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tình trạng tham nhũng chưa khắc phục triệt để.
Câu3: bối cảnh lịch sử, nội dung, ý nghĩa của chủ trương chuyển hướng chỉ
đạo chiến lược của đảng trong năm 1939-1941
Trả lời: *)Bối cảnh lịch sử:
Ngày 1/9/1939, ctranh thế giới thứ hai bùng nổ.3/9/1939, bọn thực dân pháp chính
thức tham chiến. Sự kiện lực sử đó đã làm thay đổi chính sách mà chính quyền thực dân
pháp đối với giai cấp côgn nhân, quần chúng lđộng pháp và hệ thống
các nc thuộc địa của pháp.
Ở đông dương, đế quốc pháp điên cuồng tấn công vào ĐCS và các đoàn thể quần
chúng, các tổ chức do ĐCS lđạo. chúng thực hiện chính sách ktế thời chiến. Đó là chính
sách ktế chỉ huy phục vụ cho ctranh.
*)Nội dung: Qtrình điều chỉnh chủ trương of đảng đc thể hiện thông qua 3 hội nghị TW:
Hội nghị Tháng 11/1939:
Từ ngày 6-8/11/1939, hội nghị TW đã họp tại Bà Điểm, hóc môn, gia định. hội nghị
đã chỉ rõ đặc điểm cơ bản of tình hình đông dương. Các chính sách of pháp trong tình hình
mới sẽ đẩy mâuthuẫn vốn có of XH thuộc địa nửa pkiến tới tuột cùng đòi hỏi phải giải
quyết mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn dân tộc.
Từ sự ptích đó hội nghị đặt nvụ chống đế quốc, gphóng dtộc lên trên hết. hội nghị
quyết định thành lập mặt trận dtộc thống nhất phản dế đông dương thay cho mặt trận dân
chủ đông dương. Để đkết, tập hợp mọi llượng vào mặt trận, hội nghị chủ trương tạm gác

khẩu hiệu cm ruộng đất và đề ra khẩu hiệu tịch thu ruộng đất of đế quốc & địa chủ phản
bội quyền lợi dtộc, chống tô cao, lãi nặng, chủ trương thay khẩu hiệu lập chính quyền xô
viết công nông bằng khẩu hiệu lập chính quyền dân chủ cộng hoà.
Những ndung của hội nghị đã chứng tỏ sự sắc sảo, nhạy bén sự sángtạo of đảng ta
trong công tác lđạo cm, đã góp phần làm phong phú kho tàng lý luận về cm dtộc dân chủ
ndân
Sau sự điều chỉnh bước đầu này dảng ta tiếp tục có những thay đổi phù hợp với
nhưĩng diễn biến mới của đk lsử đặt ra.
Hội nghị tháng 11/1940:
Bước sang năm 1940, tình hình qtế và trong nc có những chuyển biến mau lẹ hơn.
Ctranh t/giới thứ 2 bước vào gđoạn quyết liệt, nc pháp thất bại nhanh chóng. ở đông
dương thực dân pháp một mặt đẩy mạnh chính sách thời chiến, trắng trợn đàn áp phong
trào cm của ndân ta. mặt khác we thoả hiệp với nhật nhưng những thoả hiệp đó khong làm
dịu di tham vọng xâm chiếm đông dương của phát xít nhật.
Từ 6-9/11/1940 hội nghị TW đảng đã họp tại đình bảng bắc ninh. hội nghị khẳng định
sự đúng đắn chủ trương cmạng của đảng vạch ra tại hội nghị tW tháng 11/1939 và hoàn
chỉnh thêm 1 bước sự điều chỉnh chủ trương cm của đảng.
Từ sự phân tích đặc điểm kt xh việt nam, hội nghị chỉ rõ tính chất của cm đông dương
vẫn là cm tsản dân quyền.cm phản đế và cm thổ địa là hai bộ phận khăng khít, phải đồng
thời tiến hành không thể cái làm trc cái làm sau.
Hội nghị đã quyết định hai vấn đề quan trọng về việc duy trì đội du kích bắc sơn và
hoãn cuộc khởi nghĩa nam kỳ.
Hội nghị là sự tiếp tục cho sự điều chỉnh chủ trương cm of đảng, từng bước đặt cuộc
vận động gphóng dtộc & giai đoạn trực tiếp .
Hội nghị tháng 5/1941:
Bước sang năm 1941 tình hình cách mạng trong nc có nhiều biấn đổi quan trọng. ngày
28/1/1941 lãnh tụ NAQ trở về nc sau 30 năm hoạt động ở nc ngoài. Người tích cực xúc
tiến việc chuẩn bị tổ chức hội nghị ban chấp hành tW đảng.
Họp từ ngày 10-19/5/1941 tại pắc bó (cao bằng)do đồng chí NAQ chủ trì. Trên csở phân
tích tình hình t/giới và tình hình đông dương về mọi mặt ktế, ctrị , chính sách của nhật,

ptrào cm đông dương hội nghị đã có những nhập định và quyết định quan trọng, xác định
giải quyết dtộc trong phạm vi từng nc đông dương giúp đỡ việc thành lập mặt trận ở các
nc Ai Lao và Cao miên,. hội nghị xác định hình thức of khởi nghĩa nc ta là đi từ khởi
nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa, chuẩn bị khởi nghĩa là nvụ trung tâm of toàn
đảng, toàn dân ngoài ra hội nghị còn quyết định vấn đề về xây dượng llượng ctrị, lực
lượng vũ trang và căn cứ địa cách mạng chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa khi thời cơ đến.
Với những ndung trên hội nghị là bước ptriển và hoàn thiện căn bản sự điều chỉnh
chủ trương cm of đảng ta trong tình hình mới. hội nghị là sự trở lại đầy đủ tinh thần chiến
lược cm of hội nghị hợp nhất của đảng(2/1930) nhưng ở mức độ cụ thể hơn, hoàn chỉnh
hơn.
Qua các hội nghị TW tháng11/1939 và 11/1940 đặc biệt là hội nghị 5/1941(hội nghị
TW 8)cũng như các hội nghị và chỉ thị của đảmg ở giai đoạn sau là sự chỉ đạo có ý nghĩa
định hướng mang tính quyết địng cho thắng lợi of cuộc vận động gphóng dtộc of các địa
phương trong toàn quốc
*) ý nghĩa của chủ trương chuyển hướng chỉ đạo clược của đảng trong năm 39-41:
Có ý nghĩa quyết định đvới sự ptriển của phong trào cm đi tới thắng lợi của cm tháng 8/45
CHủ trương là sự hoà ưuyện giữa trí tuệ toàn đảng với tư tưởng NAQ với đường lối
cm dtộc dân chủ VN, góp phần bổ sung, ptriển làm phong phú thêm kho tàng lý luận mác-
lênin về cm giải phóng dân tộc
Nội dung chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược
Nội dung được thể hiện trong 3 nghị 
quyết của Hội nghị Ban Chấp hành TƯ Đảng: Hội nghị lần 6 (11-1939), HN lần 7(
11-1940), HN lần 8 (5-1941). Nội dung chủ trương như sau:
- Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu bởi : Mâu thuẫn chủ yếu của
dân tộc ta lúc này là mâu thuẫn giữa dân tộc với phát xít Pháp - Nhật. Ban chấp
hành trung ương quyết định tạm gác khẩu hiệu “Đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất
cho cho dân cày” thay bằng khẩu hiệu “Tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc và
Việt gian cho dân cày nghèo”.
- Xây dựng lực lượng cách mạng: thành lập mặt trận Việt Minh thay cho Mặt
trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương, nhằm đoàn kết, tập hợp mọi lực

lượng tham gia giải phóng dân tộc. Trực thuộc Mặt trận Việt Minh có Hội công
nhân cứu quốc, Hội Phụ nữ cứu quốc, Thanh niên cứu quốc…
Mặt trận Việt Minh được hình thành với một số đặc điểm: Chỉ hoạt động
trong phạm vi dân tộc Việt Nam , có cương lĩnh hành động rõ ràng, có cờ đỏ sao
vàng, tổ chức hoạt động một cách chặt chẽ.
- xúc tiến chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm của đảng và
nhân dân ta trong giai đoạn hiên tại , pt llcm bao gồm chính trị quân sự thành lập
các khu căn cứ , chú trọng công tác xd đảng, đào tạo cán bộ và đẩy mạnh công tác
vận động quần chúng
Phương châm hình thái khởi nghĩa ở nước ta: Nắm vững và dự báo được thời
cơ cách mạng. chuẩn bị sẵn sàng ll nhằm lợi dụng cơ hội thuận tiện hơn cả đánh
lại quân thù

×