21. UNESCO công nhận Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh là Danh nhân văn
hóa thế giới vào dịp nào?
Trả lời: Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh năm 1890, mất năm 1969. Năm 1990, nhân kỉ niệm
100 năm ngày sinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được tổ chức UNESCO tôn vinh là Danh
nhân văn hóa thế giới.
43. Người thân của Bác Hồ gồm những ai?
Trả lời: Cha của Bác là cụ ông Nguyễn Sinh Sắc (1862 – 1929), mẹ của Bác là cụ bà
Hoàng Thị Loan (1868 – 1901). Bác có một người chị (bà Nguyễn Thị Thanh), một
người anh (ông Nguyễn Sinh Khiêm) và một người em trai (Nguyễn Sinh Xin).
44. Bác Hồ sinh ngày tháng năm nào? Tại đâu? Tên khai sinh của Bác?
Trả lời: Bác Hồ sinh ngày 19/5/1890 tại làng Hoàng Trù (còn gọi là làng Chùa), xã Kim
Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Tên khai sinh của Bác là Nguyễn Sinh Cung.
45. Bác Hồ mang tên Nguyễn Tất Thành từ lúc nào?
Trả lời: Năm 1901, cụ Nguyễn Sinh Sắc đậu Phó bảng (Khoa thi Hội năm Tân Sửu).
Theo phong tục, nhân dân làng Sen (quê nội của Bác) đã xây dựng căn nhà cho tân Phó
bảng Nguyễn Sinh Sắc. Nhân dịp này, cụ Nguyễn Sinh Sắc đã làm lễ “vào làng” cho hai
con trai, Nguyễn Sinh Khiêm được đổi tên là Nguyễn Tất Đạt, Nguyễn Sinh Cung được
đổi tên là Nguyễn Tất Thành với ước nguyện sự thành đạt sau này của con mình.
46. Bác Hồ đi tìm đường cứu nước vào ngày tháng năm nào? Tại đâu?
Trả lời: Ngày 5/6/1911, Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước từ Bến cảng Nhà Rồng. Người
lấy tên là Văn Ba, làm phụ bếp cho tàu La-tu-sơ Tơ-rê-vin.
47. Bác Hồ lấy tên là Nguyễn Ái Quốc từ bao giờ?
Trả lời: Ngày 18/6/1919, lần đầu tiên Bác Hồ sử dụng tên gọi Nguyễn Ái Quốc khi kí tên
thay mặt “Hội những người Việt Nam yêu nước” tại Pháp gửi đến hội nghị Véc-xai bản
“Yêu sách 8 điểm của nhân dân An Nam” đòi chính phủ Pháp phải thừa nhận các quyền
tự do, dân chủ và quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam.
48. Trong quá trình hoạt động cách mạng, Bác Hồ từng làm những nghề nào?
Trả lời: Trong quá trình hoạt động cách mạng, Bác Hồ từng làm các công việc như: dạy
học, phụ bếp, cào tuyết, đốt lò, rửa bát, sơn vẽ giả đồ cổ Trung Quốc, rửa và phóng ảnh,
viết báo, viết kịch, đóng kịch, bán báo, bán thuốc lá,…
49. Bác Hồ biết những ngoại ngữ nào?
Trả lời: Bác Hồ thông thạo 4 ngoại ngữ: Trung Quốc, Pháp, Anh, Nga. Ngoài ra, Người
còn biết thêm các ngoại ngữ khác như Tây Ban Nha, Đức, Ý, Thái Lan,…
50. Bác Hồ lấy tên là Hồ Chí Minh từ lúc nào?
Trả lời: Ngày 13/8/1942, Bác Hồ lấy tên mới là Hồ Chí Minh khi lên đường đi Trung
Quốc để bắt liên lạc với các lực lượng cách mạng của người Việt Nam và lực lượng đồng
minh chống phát xít.
51. Bác Hồ viết Tuyên ngôn độc lập ở đâu?
Trả lời: Bác Hồ viết Tuyên ngôn độc lập tại số 48, phố Hàng Ngang, Hà Nội.
52. Từ khi ra đi tìm đường cứu nước, Bác Hồ đã trở lại thăm quê mấy lần?
Trả lời: Hai lần. Lần thứ nhất là ngày 14/6/1957 và lần thứ hai từ ngày 8 đến ngày
10/12/1961.
53. Từ khi ra đi tìm đường cứu nước, Bác Hồ đã trở lại thăm miền Nam mấy lần?
Trả lời: Chưa lần nào.
54. Bác Hồ đến thăm Đền Hùng mấy lần? Xuất xứ của câu nói “Ngày xưa các vua
Hùng đã có công dựng nước, ngày nay Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy
nước…”?
Trả lời: Bác Hồ đã từng đến thăm Đền Hùng 2 lần vào các năm 1954 và 1962. Trong
buổi nói chuyện với chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên phong trên đường về tiếp quản Thủ đô
tại Đền Hùng, Phú Thọ ngày 19/9/1954, Bác hồ đã nói câu nói trên.
55. Bác Hồ viết Di chúc trong khoảng thời gian nào?
Trả lời: Bác Hồ viết di chúc trong khoảng thời gian từ ngày 10/5/1965 đến ngày
10/5/1969.
56. Bác Hồ có bao nhiêu tên gọi, bút danh, bí danh?
Trả lời: Bác Hồ có 152 tên gọi, bút danh, bí danh. Một số tên của Bác như: Nguyễn Sinh
Cung, Nguyễn Tất Thành, Văn Ba, Vương, Lý Thụy, Lin, Thầu Chín, Tống Văn Sơ, Hồ
Quang, Già Thu, Nguyễn Ái Quốc, XYZ, Nguyễn, T.L., Trần Lực, Wang, N.A.Q.,
Lincôpxki,…
57. Bác Hồ là người khởi xướng 2 tục lệ trong dịp Tết Nguyên Đán của người Việt.
Đó là những tục lệ nào?
Trả lời: Đó là tục “Đọc thư chúc Tết” và tục “Tết trồng cây”.
15. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết Tuyên ngôn độc lập vào thời gian nào? Ở đâu?
Trả lời: Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Tuyên ngôn độc lập vào cuối tháng 8/1945 tại
ngôi nhà số 48 Hàng Ngang, Hà Nội. Sáng ngày 26/8/1945, tại ngôi nhà số 48 Hàng
Ngang, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã triệu tập và chủ trì cuộc họp của Thường vụ
Trung ương Đảng. Trong cuộc họp này, Thường vụ quyết định một số chủ trương đối nội
và đối ngoại trong tình hình mới, về việc sớm công bố danh sách thành viên Chính phủ
lâm thời. Theo đề nghị của Hồ Chủ tịch, Thường vụ nhất trí mở rộng hơn nữa thành phần
Chính phủ lâm thời, chuẩn bị Tuyên ngôn độc lập và tổ chức mít tinh lớn ở Hà Nội để
Chính phủ ra mắt nhân dân, cũng là ngày nước Việt Nam chính thức công bố quyền độc
lập và thiết lập chính thể dân chủ cộng hòa. Ngày 30/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh mời
một số đồng chí đến trao đổi, góp ý kiến cho bản Tuyên ngôn độc lập do Người soạn
thảo. Ngày 31/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh bổ sung một số điểm vào dự thảo Tuyên
ngôn độc lập. Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập trong
cuộc mít tinh trước hàng chục vạn đồng bào Thủ đô, tại vườn hoa Ba Đình, khai sinh
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Câu hỏi 1: Vì sao Bộ Chính trị phát động cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh”?
Trả lời:
- Tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh là sự kết tinh những truyền thống tốt đẹp của dân tộc
ta và tinh hoa văn hóa nhân loại, là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và nhân dân ta; là
tấm gương sáng để mọi người dân noi theo.
- Ngày 27-3-2003, Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa IX đã ban hành Chỉ thị số 23-CT/TW
về việc toàn Đảng, toàn dân tổ chức đợt học tập tư tưởng Hồ Chí Minh để quán triệt, vận
dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng của Người trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc. Đợt học tập đã thu được nhiều kết quả tốt.
- Trước yêu cầu tăng cường công tác tư tưởng trong tình hình mới, Hội nghị lần thứ 12
Ban chấp hành Trung ương khóa IX đã quyết định triển khai chỉ đạo điểm cuộc vận động
“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong cán bộ, đảng viên và nhân
dân, đúc rút kinh nghiệm để tiến hành cuộc vận động lớn trong toàn Đảng về vấn đề này
sau Đại Hội X của Đảng. Đây là một chủ trương lớn, vừa mang tính cấp bách trong bối
cảnh tình hình hiện nay, vừa có ý nghĩa lâu dài với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
Quốc.
- Trên cơ sở những kinh nghiệm thu được qua đợt làm điểm ở một số cơ quan Trung
ương và địa phương, cùng với việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại Hội X của Đảng,
Bộ Chính trị quyết định tổ chức cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh” trong toàn Đảng, toàn dân từ ngày kỷ niệm 77 năm ngày thành lập Đảng
(03-02-2007) tới hết nhiệm kỳ Đại hội X của Đảng.
Câu hỏi 2: Hãy cho biết mục đích của Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh”?
Trả lời:Ngày 7 tháng 11 năm 2006 Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 06-CT/TW về tổ
chức Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” nhằm:
Làm cho toàn Đảng, toàn dân nhận thức sâu sắc về những nội dung cơ bản và giá trị to
lớn của tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tạo sự chuyển biến mạnh
mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh sâu rộng
trong toàn xã hội, đặc biệt trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên,
thanh niên, học sinh nâng cao đạo đức cách mạng, cần kiệm, liêm, chính, chí công vô
tư; đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và các tệ nạn xã hội, góp
phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X của Đảng.
Câu hỏi 3: Những nội dung cơ bản của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh về “Cần,
Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư”?
Trả lời:
+ Cần là lao động cần cù, siêng năng; lao động có kế hoạch, sáng tạo, có năng suất cao;
lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỷ lại, không dựa dẫm.
Phải thấy rõ "lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của mỗi
chúng ta".
+ Kiệm là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của dân, của nước, của
bản thân mình, tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ; "không xa xỉ, không hoang phí, không bừa
bãi, không phô trương, hình thức ".
Cần, kiệm là phẩm chất của mọi người lao động trong đời sống, trong công tác.
+Liêm là trong sạch, là "luôn tôn trọng, giữ gìn của công và của dân", "không xâm phạm
một đồng xu, hạt thóc của Nhà nước, của nhân dân", "không tham địa vị, không tham tiền
tài , không tham tâng bốc mình ".
+ Chính là ngay thẳng, không tà, là đúng đắn, chính trực. Đối với mình không tự cao, tự
đại; đối với người không nịnh trên, khinh dưới, không dối trá, lừa lọc, luôn giữ thái độ
chân thành, khiêm tốn, đoàn kết. Đối với việc thì để việc công lên trên, lên trước việc tư,
việc nhà. Được giao nhiệm vụ gì quyết làm cho kỳ được, "việc thiện dù nhỏ mấy cũng
làm; việc ác thì dù nhỏ mấy cũng tránh".
Liêm, chính là phẩm chất của người cán bộ khi thi hành công vụ.
- Chí công là rất mực công bằng, công tâm; vô tư là không được có lòng riêng, thiên tư,
thiên vị "tư ân, tư huệ, hoặc tư thù, tư oán", đem lòng chí công, vô tư đối với người, với
việc. "Khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên
đi sau". "lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ". Muốn "chí công, vô tư" phải chiến thắng
được chủ nghĩa cá nhân.
- Cần, kiệm, liêm, chính có quan hệ chặt chẽ với nhau và với chí công, vô tư. Cần, kiệm,
liêm, chính sẽ dẫn đến chí công, vô tư. Ngược lại, đã chí công vô tư, một lòng vì nước, vì
dân, vì Đảng thì nhất định sẽ thực hiện được cần, kiệm, liêm, chính.