Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Thi kể chuyện Bác Hồ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.05 KB, 4 trang )

Đề cơng
câu chuyện bác hồ về thăm văn phú một ngày đầu xuân
I - Bối cảnh ra đời của câu chuyện:
Bác Hồ - vị Lãnh tụ vĩ đại, Ngời cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam. Cả cuộc đời,
Ngời đã cống hiến và hi sinh vì độc lập tự do của dân tộc, vì ấm no hạnh phúc của nhân
dân. Ngời là hiện thân của đạo lý, là tinh hoa và khí phách, là tấm gơng sáng ngàn đời của
ngời dân đất Việt.
Mỗi khi Tết đến, xuân về, không ngời dân Việt Nam nào lại không nhớ đến Bác. Vào
những ngày Tết dân tộc, Bác vẫn dành trọn các ngày nghỉ của mình để đi thăm và chúc Tết
đồng bào, chiến sỹ. Đối với Bác, hạnh phúc lớn nhất trong những ngày Tết là đợc chứng
kiến không khí mọi ngời, mọi nhà đoàn tụ và tận hởng niềm vui sau một năm làm việc vất
vả. Ngời cho rằng, đây là cơ hội tốt để hiểu đợc đầy đủ đời sống của ngời lao động, đợc
tiếp xúc và nghe họ nói về mơ ớc, khát vọng và niềm tin của mình về một năm mới đang
gõ cửa từng nhà.
Vì quan niệm về hạnh phúc đơn giản nhng sâu sắc ấy mà kể từ ngày Bác đọc Tuyên
ngôn độc lập (trừ những ngày ở chiến khu Việt Bắc) đến khi đi vào cõi vĩnh hằng, hầu nh
năm nào Bác cũng đi thăm và chúc Tết đồng bào, chiến sĩ. Có lẽ, niềm khát khao cháy
bỏng nhất đối với mỗi ngời dân Việt Nam chúng ta là có đợc một lần gặp Bác. Thế rồi ớc
mơ ấy đã trở thành hiện thực đối với ngời dân thôn Văn Phú, xã Văn Khê, thị xã Hà Đông
vào một ngày xuân Bính Ngọ, năm 1966. Câu chuyện đợc ghi theo lời kể của cụ Đỗ Văn
Thi - 91 tuổi, nguyên là Chủ tịch xã Văn Khê thời bấy giờ. Câu chuyện có nhan đề: "Bác
Hồ về thăm Văn Phú một ngày đầu xuân(Trích trong cuốn: Bác Hồ với Hà Tây
của Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ Hà Tây, xuất bản năm 2006).
II. Nội dung câu chuyện:
Chuyện kể rằng : Hôm ấy vào khoảng 7h sáng ngày mồng 1 Tết, trời rét ngọt, ma
xuân lất phất bay. Nhân dân Văn Phú đang đón một cái Tết trong chiến tranh tuy giản
dị, tiết kiệm nhng ấm áp tình ngời. Tin vui đến thật bất ngờ. Bác chủ tịch xã Đỗ Văn Thi
xúc động báo với bà con: Bác Hồ về thăm và chúc Tết thôn ta bà con ơi! . Mọi ng ời
truyền tin nhau trong niềm xúc động khó tả. Rất nhanh, nhân dân trong thôn đổ xô ra
đầu làng đón Bác. Đoàn xe chầm chậm tiến vào, mọi ngời nín thở, cố trấn tĩnh để chờ
đón giây phút thiêng liêng đợc nhìn thấy Bác. Từ trên xe bớc xuống, Bác thật giản dị


trong bộ quần áo ka-ki bạc màu, tơi cời vẫy chào mọi ngời. Tất cả lặng đi vì xúc động
rồi bỗng nhiên oà vỡ trong muôn vàn tiếng gọi: Bác, Bác Hồ, Bác Hồ muôn năm! . Mọi
ngời ai nấy đều hân hoan, miệng cời mà nớc mắt lng tròng bởi sung sớng đợc nhìn thấy
Bác, điều mà trớc đó chỉ là mơ. Bác Hồ cời rất tơi, Ngời giơ cao tay vẫy chào với ánh
mắt hiền từ và yêu thơng. Bác tách ra khỏi dòng ngời rẽ vào nhà ông Đĩnh. Sau khi chúc
gia đình ăn Tết vui vẻ, sản xuất giỏi, tích cực tham gia công tác xã hội, Bác hỏi : Nhà
chú có hũ gạo tiết kiệm không?
ông Đĩnh phấn khởi tha với Bác:
1
- Tha Bác, cháu và bà con trong thôn đều có hũ gạo tiết kiệm ạ!
Bác khen: Thế thì tốt.
Bác xem hũ gạo tiết kiệm rồi nhắc: Gạo trong hũ tốt, nh ng chú cần kiểm tra thờng
xuyên để tránh ẩm mốc .
Rời nhà ông Đĩnh, Bác nhanh nhẹn đi về phía đình làng, nơi bà con tập trung chờ
gặp Bác. Bác giơ tay vẫy chào mọi ngời rồi đi về phía có lọ hoa tơi để chúc Tết bà con.
Bác quay sang hỏi đồng chí Chủ tịch xã: Bàn ghế và lọ hoa chú lấy ở đâu? Chắc
lại mợn của dân chứ gì? Ngày Tết trong nhà phải có lọ hoa tơi, chú lại mợn của ngời ta.
Bác không cần cầu kỳ thế đâu Đồng chí Chủ tịch xã lúng túng chỉ còn biết hứa với Bác
là sẽ trả ngay. Bác vui vẻ chúc Tết bà con và hỏi: Đồng bào có đủ ăn không ? ở đây có
lớp mẫu giáo không? Những tiếng đồng thanh vang lên: Th a Bác có ạ đã khiến
khuôn mặt Bác rạng ngời. Rồi Bác tự tay chia kẹo cho các cháu. Đến lợt cu Tí, sau khi
đã nhận phần quà Bác cho, Tí ngập ngừng muốn xin thêm suất nữa. Bác cúi thấp xuống
hỏi cu Tí : Cháu lấy phần cho ai ? Cu Tí nhanh nhảu : Th a Bác, cháu lấy phần cho
bố cháu ạ . Bác hỏi: Thế bố cháu đâu? Tí trả lời với vẻ trịnh trọng: Th a Bác, hôm
qua bố cháu bị ốm nên sáng nay không biết Bác về. Cháu muốn về gọi bố cháu nhng
không dám đi vì sợ mất chỗ, không đợc nghe Bác nói chuyện và nhận quà của Bác . Mọi
ngời cời vang. Bác chia thêm cho chú bé một phần quà rồi xoa đầu chú bé: Cháu của
Bác ngoan lắm! . Bác quay sang hỏi ông già đứng bên cạnh, đó là ông Hợp, đã ngoài 60
tuổi: Chú có biết chữ không? Ông Hợp lúng túng ngập ngừng th a với Bác: Cháu mắt
kém, nhà lại nghèo nên không dám đi học . Bác c ời hiền từ rồi nói: Năm nay Bác đã 76

tuổi rồi nhng vẫn đang học. Chú cố gắng học chữ rồi viết th cho Bác . Ông Hợp xúc
động, 2 mắt đỏ hoe, chớp chớp liên tục cố kìm dòng nớc mắt, hứa với Bác: Cháu xin
hứa với Bác, ăn Tết xong cháu sẽ quyết tâm học chữ rồi viết th báo cáo kết quả với
Bác . Sau đó, đ ợc sự giúp đỡ của các cô giáo tiểu học, ông Hợp đã cố gắng học chữ. Chỉ
sau một thời gian ngắn, ông Hợp đã đọc thông viết thạo. Ông tự tay viết th gửi Bác Hồ.
Sau này Bác đi xa, nhân dân xã Văn Khê đã xin lại bức th đó. Và hiện nay, bức th đó
đang đợc lu giữ tại nhà lu niệm thôn Văn Phú .
Bác chúc nhân dân Văn Phú một năm mới nhiều tiến bộ, sản xuất giỏi, tích cực xây
dựng lực lợng quân du kích, sẵn sàng chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của giặc
Mỹ. Giọng nói của Ngời bỗng trở nên vui vẻ, hồ hởi, phá tan không khí yên lặng đầy
quyến luyến của dân làng: Bà con có biết thôn mình có một cái tên rất là ý nghĩa
không? Văn là văn hoá, Phú là giầu có. Một làng văn hoá và giầu có. Vậy bà con hãy
làm sao cho xứng đáng với ý nghĩa của tên làng. Trong giây phút trang trọng ấy, đồng
chí Chủ tịch xã thay mặt bà con kính chúc Bác mạnh khoẻ, sống lâu và hứa với Bác:
Chúng cháu sẽ làm tốt lời Bác dạy .
Thế rồi, ngày vui ngắn chẳng tày gang, phút chia tay đầy xúc động đã đến, Bác
chào bà con thôn Văn Phú lên xe về Hà Nội. Cả không gian nh vỡ oà ra trong tiếng nấc
nghẹn ngào. Đoàn xe của Bác đã ra đến Bông Đỏ mà ánh mắt mọi ngời vẫn lu luyến
không nguôi. Cứ nh thế, mọi ngời đứng yên lặng, không ai muốn về nhà, trong lòng trào
2
dâng nỗi nhớ Bác. Cuộc gặp gỡ tuy ngắn ngủi nhng đã để lại trong trái tim ngời dân Văn
Phú bao cảm xúc về ngời cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam.
Nhớ lời Bác dạy, nhân dân Văn Phú đã phấn đấu xây dựng để quê hơng ngày càng
đổi mới, giàu đẹp và văn minh nh Bác từng mong muốn, xứng đáng với cái tên đầy ý
nghĩa của làng: Văn Phú.
III. ý nghĩa bài học đạo đức rút ra từ câu chuyện:
Câu chuyện Bác Hồ về thăm Văn Phú một ngày đầu xuân đã để lại trong tôi sự xúc
động mạnh mẽ, lòng kính trọng sâu sắc trớc những tình cảm của Bác dành cho mọi ngời và
sự thấm thía đến ngỡ ngàng về những t tởng của Bác trong giáo dục con ngời và cảm hoá
con ngời. Hình ảnh Bác Hồ luôn toả sáng và có sức chinh phục kỳ diệu. Chỉ từ một lời

động viên tích cực, bằng chính việc học của bản thân, Bác đã khích lệ ông Hợp vợt lên
chính mình. Từ một ngời cam chịu mù chữ vì nhà nghèo, mắt kém, tuổi cao, ông Hợp đã
quyết tâm học chữ, đọc thông viết thạo và trở thành tấm gơng sáng cho con cháu và mọi
ngời trong thôn noi theo.
Mỗi khi nghĩ về Bác, chúng ta đều cảm nhận đợc tình yêu bao la của Bác, một con ng-
ời vĩ đại nhng rất giản dị, đời thờng. Là một vị Chủ tịch nớc với bộn bề những lo toan,
công việc nhng đối với nhân dân Ngời vẫn quan tâm săn sóc tới những điều tởng nh nhỏ
nhặt nhất: từ lọ hoa cắm ngày Tết cho đến hũ gạo tiết kiệm.
Tấm gơng đạo đức trong sáng của Bác đã khắc sâu trong trái tim của mỗi chúng ta.
Học tập Bác Hồ, chúng ta không cần hớng vọng tới những điều cao xa mà có thể học tập ở
Ngời những điều bình thờng, giản dị nhất trong lối sống, suy nghĩ, cách c xử và sự quan
tâm đối với những ngời xung quanh. Chính những điều tởng nh đơn giản, nhỏ bé ấy đã làm
nên một nhân cách lớn - nhân cách Hồ Chí Minh.
IV. Liên hệ:
Khi đọc câu chuyện này, tôi nh lặng đi, một cái gì đó lan toả trong lòng, thật ấm áp
thân thơng và cũng rất đỗi tình ngời, một điều gì nh thôi thúc tôi hãy sống, sống cho ra
sống, sống sao cho có ý nghĩa, sống sao cho xứng đáng với những lời dạy bảo ân cần của
Bác.
Thực hiện Chỉ thị 06- CT/TW của Bộ chính trị và Kế hoạch của Tỉnh uỷ Hải Dơng,
Huyện uỷ Bình Giang về cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gơng đạo đức Hồ Chí
Minh và cuộc vận động Hai không với 4 nội dung trong ngành giáo dục. Tập thể s
phạm trờng THPT Kẻ Sặt nơi tôi công tác đã cùng với Đảng bộ và nhân dân huyện Bình
Giang tích cực học tập và làm theo tấm gơng đạo đức Hồ Chí Minh từ những việc làm rất
cụ thể. Mỗi thầy, cô giáo luôn nhắc nhở nhau phải tự tu dỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống
để thực sự là một tấm gơng sáng cho học sinh học tập và noi theo, bởi một tấm gơng
sống có giá trị thuyết phục gấp vạn lần những khẩu hiệu, lời kêu gọi suông. Chính vì vậy
trong những năm qua, Chi bộ trờng luôn đạt Trong sạch vững mạnh, trờng liên tục đạt
danh hiệu tiên tiến; chất lợng đội ngũ cán bộ, giáo viên và học sinh không ngừng đợc nâng
cao, góp phần vào thành công bớc đầu trong việc thực hiện Cuộc vận động Học tập và
làm theo tấm gơng đạo đức Hồ Chí Minh của Đảng bộ và nhân dân trong huyện.

3
Là một giáo viên giảng dạy môn Lịch sử THPT, sau mỗi giờ lên lớp, thành công thì
có nhiều nhng tôi vẫn không sao khỏi băn khoăn vì còn một số học sinh cha thật hứng thú
với môn Lịch sử. Nhớ lời Bác dạy: Dân ta phải biết sử ta..., tôi nhận thức rằng cũng nh
bao đồng nghiệp khác, mình đang mang một trọng trách lớn là làm cho thế hệ trẻ yêu
thích, say sa với môn Lịch sử nhất là lịch sử truyền thống dân tộc Việt Nam, lịch sử địa ph-
ơng. Vì vậy tôi luôn tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; giữ gìn đạo
đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của nhà giáo; thực hiện tốt quy chế
chuyên môn. Trong từng tiết học tôi luôn chú ý tạo sự hứng thú, hớng dẫn phơng pháp học
bộ môn Lịch sử cho các em học sinh, lựa chọn những câu chuyện, mẩu chuyện về truyền
thống lịch sử của dân tộc đặc biệt là những câu chuyện về tấm gơng đạo đức của Bác để
liên hệ, giáo dục cho học sinh; khuyến khích, động viên sự sáng tạo của học sinh trong học
tập; quan tâm, gần gũi những học sinh cha ham học môn Lịch sử, những học sinh có hoàn
cảnh khó khăn, học sinh cá biệt để động viên các em vợt khó trong học tập và vơn lên
trong cuộc sống...Và kết quả là: 100% học sinh của trờng tôi đều yêu thích môn Lịch sử;
nhiều năm liền tôi đợc công nhận là giáo viên giỏi, đợc đồng nghiệp tín nhiệm và học sinh
quý mến. Bên cạnh đó tôi còn tích cực tham gia cuộc thi tìm hiểu 75 năm lịch sử vẻ vang
của Đảng Cộng Sản Việt Nam và đạt giải nhì cấp Huyện, giải khuyến khích cấp Tỉnh;
tham dự vòng chung khảo cấp Trung ơng cuộc thi 75 năm lịch sử vẻ vang của Đoàn
thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh. Đó là những đóng góp nhỏ bé của cá nhân tôi vào sự
nghiệp đổi mới và chấn hng giáo dục nớc nhà.
Bác của chúng ta đã đi xa, nhng t tởng và tấm gơng đạo đức của Ngời vẫn sống mãi
trong triệu trái tim nhân loại. Có lời nào diễn tả đợc hết tình cảm kính yêu, lòng biết ơn và
nỗi thơng nhớ của nhân dân ta đối với Bác. Mỗi khi nhớ về Bác, ngoài sự tởng niệm thành
kính và muôn đời về công ơn của Ngời đối với đất nớc, chúng ta còn luôn luôn thấy hiển
hiện trớc mắt mình một tấm gơng mẫu mực về nhân cách con ngời. Bác đã đi xa, Bác đã để
lại cho chúng ta tất cả, và cái gia tài lớn nhất mà Bác đã để lại cho muôn đời con cháu mai
sau là:
Bác để tình thơng cho chúng con
Một đời thanh bạch chẳng vàng son

Mong manh áo vải hồn muôn trợng
Hơn tợng đồng phơi những lối mòn.
Câu chuyện Bác Hồ về thăm Văn Phú một ngày đầu xuân mà tôi vừa kể đã khép
lại. Xin chân thành cảm ơn các đồng chí!
4

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×