Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Hãy trình bày tóm tắt phương pháp 5s (khái niệm, lợi ích khi áp dụng, quy trình triển khai áp dụng, …) điều kiện để áp dụng thành công 5s là g

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (346.97 KB, 20 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH


Quản trị chất lượng
ĐỀ TÀI:

Hãy trình bày tóm tắt phương pháp 5S (khái niệm, lợi ích khi áp dụng, quy
trình triển khai áp dụng, …). Điều kiện để áp dụng thành cơng 5S là gì? Tại
sao? Đề xuất kế hoạch chi tiết triển khai áp dụng 5S tại một doanh nghiệp.

Giảng viên bộ môn :
Sinh viên thực hiện :
Mã số sinh viên
:
Lớp – Hệ - Khóa
: AD – ĐHCQ – K

Tháng 06/2021



i

TỔNG QUAN
Lý do chọn đề tài
Hiện nay, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nền kinh tế cả thế giới đang trên đà
suy giảm trên phạm vi toàn thế giới. Việt Nam đã và đang từng bước hội nhập vào nền kinh
tế toàn cầu một cách toàn diện, nên Việt Nam cũng chịu khơng ích khó khăn thử thách đặc
biệt vấn đề về tập trung xây dựng một nền kinh tế mở và đẩy mạnh các hoạt động sản xuất
và xuất khẩu. Chính vì vậy mà các vấn đề về gia tăng năng suất, tiết kiệm chi phí, đảm bảo


chất lượng,... đã trở nên vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp thời điểm này. Trong
thời điểm căng thẳng hiện nay thì yêu cầu của khách hàng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ
cũng tăng lên cao. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam cũng như các doanh nghiệp
khác ở các nước trên thế giới vẫn còn quan điểm chỉ quan tâm đến cải thiện năng suất, tiết
kiệm chi phí mà cho rằng việc giữ gìn mơi trường quanh nơi làm việc tại phân xưởng, tại các
phòng làm việc ngăn nắp, sạch sẽ, gọn gàng là điều không cần thiết. Từ đó mà phương pháp
5S ra đời với những lợi ích to lớn về mặt nâng cao năng suất, cũng như chất lượng sản phẩm.
Phương pháp 5S có nguồn gốc từ nước Nhật, người Nhật được biết đến là những
con người chăm chỉ làm việc, tinh thần trách nhiệm, ý thức kỷ luật cao trải qua thời gian
những đức tính ấy được họ đút kết và vận dụng tạo thành phương pháp 5S. Nó là phương
pháp giúp cho doanh nghiệp khi thực hiện thành công sẽ tạo nên một môi trường làm việc
lành mạnh, sạch sẽ, tiện lợi hơn. Khi doanh nghiệp đã đảm bảo yếu tố môi trường sẽ tạo tinh
thần nhân viên thoải mái hơn từ đó nâng cao năng suất lao động và hệ thống quả lý chất
lượng hiệu quả hơn. Với những lợi ích như vậy nên ngày càng nhiều doanh nghiệp thực hiện
việc quản lý và duy trì quản lý nhà xưởng theo 5S. 5S đại diện cho những khái niệm quản lý
công việc tốt và được coi là cơ sở để cải tiến chất lượng liên tục và nâng cao năng suất lao
động.
Chính vì những lợi ích to lớn mà phương pháp 5S mang lại nên đó là lý do mà em
chọn đề tài này để phân tích, với kiến thức và thời gian hạn hẹp của bản thân nên trong quá
trình làm đề tài khơng tránh được những sai sót, em rất mong nhận được sự góp ý và đánh
giá của các thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn.


ii
Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Phương Pháp 5S.
Phạm vi nghiên cứu: Khái niệm, lợi ích, quy trình triển khai áp dụng và điều kiện để áp dụng
thành công phương pháp 5S. Đề xuất kế hoạch chi tiết triển khai áp dụng 5S tại bệnh viên đa
khoa Sóc Trăng.
Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập: thu thập thông tin thứ cấp từ các trang web, sách quản trị chất lượng
về khái niệm, lợi ích và quy trình triển khai áp dụng cũng như thơng tin về doanh nghiệp cần
lên kế hoạch áp dụng 5S.
Phương pháp quan sát, phân tích: thơng qua quan sát, phân tích và tổng hợp các thơng tin đã
có được để phân tích phương pháp 5S và đề xuất giải pháp triển khai tại bệnh viện đa khoa
Sóc Trăng.
Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu này được thực hiện với mục đích sau:
Tìm hiểu khái niệm, lợi ích, quy trình triển khai áp dụng và điều kiện để áp dụng thành công
phương pháp 5S
Đề xuất kế hoạch chi tiết triển khai áp dụng 5S cho bệnh viện đa khoa Sóc Trăng
Nội dung báo cáo
Gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về 5S
Chương 2: Kế hoạch chi tiết triển khai áp dụng tại bệnh viện đa khoa Sóc Trăng
Chương 3: Kết luận


iii
MỤC LỤC
TỔNG QUAN..............................................................................................................................i
Lý do chọn đề tài.........................................................................................................................i
Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu............................................................................ii
Phương pháp nghiên cứu............................................................................................................ii
Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................................................ii
Nội dung báo cáo........................................................................................................................ii
MỤC LỤC.................................................................................................................................iii
DANH SÁCH BẢNG BIỂU.....................................................................................................iii
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP 5S..............................................................1
1.Tổng quan về 5S......................................................................................................................1

1.1.Khái niệm 5S.........................................................................................................................1
1.1.2.Seiton (Sắp xếp).................................................................................................................2
1.1.3.Seiso (sạch sẽ)....................................................................................................................2
1.1.4.Seiketsu (Săn sóc)..............................................................................................................3
1.1.5.Shitsuke (Sẵn sàng)............................................................................................................3
1.3. Trình tự áp dụng chương trình 5S........................................................................................5
1.4. Các nhân tố quyết định thành công trong việc áp dụng triển khai 5S.................................7
CHƯƠNG 2: ĐỂ XUẤT KẾ HOẠCH CHI TIẾT TRIỂN KHAI ÁP DỤNG 5S TẠI BỆNH
VIỆN ĐA KHOA SÓC TRĂNG................................................................................................8
2.1. Sự cần thiết để triển khai 5S vào bệnh viện đa khoa Sóc Trăng..........................................8
2.2. Kế hoạch chi tiết triển khai áp dụng 5S...............................................................................9
2.2.1.Chuẩn bị, xem xét thực trạng.............................................................................................9
2.2.2.Bệnh viên có thơng báo chính thức và phát động phong trào 5S.......................................9
2.2.3.Mọi người tiến hành tổng vệ sinh......................................................................................9
2.2.4.Bắt đầu bằng Seiri............................................................................................................10
2.2.5.Thực hiện Seiri, Seiton và Seisio mỗi ngày.....................................................................10
2.2.6.Đánh giá định kỳ..............................................................................................................11
2.3.Những khó khăn và thuận lợi và đề nghị khi triển khai tại bệnh viện................................12
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN........................................................................................................13
3.1. Tóm tắt nội dung bài tiểu luận...........................................................................................13
3.2. Kết quả đạt được................................................................................................................13
3.3. Hạn chế còn tồn tại............................................................................................................13
Danh mục tài liệu tham khảo....................................................................................................14


iv
DANH SÁCH HÌNH
Hình 1.1 Tóm tắt nội dung chính 5S.................................................................................4
DANH SÁCH BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Thời gian cụ thể triển khai 5S ra bệnh viện.................................................13



1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP 5S
1. Tổng quan về 5S
1.1. Khái niệm 5S
5S là viết tắt của 5 từ tiếng Nhật bắt đầu bằng chữ “S”: Seiri, Seiton, Seiso, Seiketsu
và Shitsuke. 5S được dịch thành nhiều ngôn ngữ khác nhau song nghĩa thì khơng thay đổi.
“Trong tiếng Việt, 5S bao gồm: Sàng lọc, Sắp xếp, Sạch sẽ, Săn sóc và Sẵn sàng.”1
1.1.1. Seiri (Sàng lọc)
“Seiri được dịch với nghĩa sàng lọc, phân loại. Đây là việc đầu tiên doanh nghiệp cần
làm trong triển khai phương pháp 5S. Nội dung chính của seiri là giúp doanh nghiệp phân loại
được những đồ vật không dùng đến (công cụ, dụng cụ, máy móc thiết bị, ngun vật liệu).”2
“Trong mơi trường làm việc (nhà máy, phòng làm việc) các vật dụng thường được
đặt không đúng nơi quy định hay vứt lung tung, những vật dụng không dùng đến vẫn được
giữ lại. Do đó cơng việc của seiri là phân loại những vật dụng được sử dụng và những vật
dụng không sử dụng, thông thường doanh nghiệp sẽ làm việc này bằng cách đánh dấu “thẻ
đỏ” vào những vật khơng cịn sử dụng nữa. Ở cuối quá trình nhân viên trực tiếp sẽ xem xét lại
các vật dụng bị đánh thẻ đỏ coi cịn sử dụng lại được khơng từ đó có quyết định giữ lại hay
loại bỏ.”3
“Khi đã thực hiện thành công việc sàng lọc, các vật dụng, máy móc,... sẽ được phân
loại một cách rõ ràng, khoa học giúp cho nhân viên dễ dàng tìm kiếm được vật dùng mà mình
cần tìm, từ đó giảm thiểu thời gian di chuyển, tìm kiếm. Ngồi ra việc sàng lọc cịn được áp
dụng đối với con người, tình trạng dư thừa nhân viên nhưng lại thiếu nhân viên có trình độ ở
cơng việc mà cơng ty muốn tuyển thì việc sàng lọc sẽ giúp công ty giải quyết vấn đề này bằng
cách sàng lọc lựa chọn được người có năng lực, kỹ năng phù hợp, những người khơng phù
hợp sẽ được xem xét có hướng giải quyết giữ lại đào tạo thêm hoặc sa thải, việc này giúp
cơng ty duy trì được nguồn lao động giỏi, tăng lợi thế kinh doanh hơn.”4


1

Wikipedia định nghĩa 5S
Wikipedia định nghĩa 5S
3
Wikipedia định nghĩa 5S
4
Wikipedia định nghĩa 5S
2


2
1.1.2. Seiton (Sắp xếp)
“Trong tiếng Nhật, Seiton có nghĩa là sắp xếp mọi thứ gọn gàng và có trật tự. Vì vậy,
khi ở Việt Nam, Seiton cũng được gọi là Sắp xếp. Đây là công việc sau khi đã loại bỏ các vật
dụng khơng cần dùng thì thực hiện việc sắp xếp các vật dụng còn lại một cách ngăn nắp có
trật tự để đảm bảo thuận tiện cho người làm việc theo tiêu chí dễ dàng lấy khi cần.”5
“Doanh nghiệp bắt đầu công việc này bằng việc xem xét công dụng và tần suất sử
dụng của các vật dụng cịn lại để có quyết định sắp xếp vào từng vị trí như thế nào (có để
chúng gần nhau hay không, để gần hay xa nơi làm việc,...) bên cạnh đó, cơng việc này cũng
phải thực hiện dựa trên việc phân tích trình tự sao cho giảm thiểu thời gian di chuyển giữa các
quá trình trong hệ thống, họ sẽ sắp xếp theo nguyên tắc như là (cất giữ theo chức năng và tiết
kiệm thời gian tìm kiếm) sao cho thuận tiện nhất khi sử dụng . Cần chú ý khi thực hiện Seiton
là các vật dụng nên được đánh số hoặc dán nhãn tên giúp mọi người trong công ty có thể dễ
dàng nhận biết và tìm kiếm.”6
“Việc thực hiên tốt bước sắp xếp sẽ tạo nên môi trường làm việc khoa học học nâng
cao năng suất lao động nhân viên bởi vì mọi thứ đã trở nên gọn gàng thì tiết kiệm được thời
gian và các chi phí cơ hội khác, ngồi ra nó cịn giúp nhân viên cảm thấy thoải mái, nâng cao
tinh thần làm việc.”7
1.1.3. Seiso (sạch sẽ)

“Seiso có ý nghĩa là làm vệ sinh giữ gìn nơi làm việc sạch sẽ. Nội dung chính trong
phần này là giữ gìn sạch sẽ trong tồn doanh nghiệp. Mọi người phải thể hiện ý thức trách
nhiệm của mình bằng các việc làm cụ thể như đảm bảo sự ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ.”8
“Việc giữ gìn sạch sẽ được thực hiện thông qua việc tổ chức vệ sinh các vật như:
máy móc thiết bị, dụng cụ,... tất cả đồ dùng bên ngoài hay bên trong doanh nghiệp, nhân viên
sẽ lau chùi loại bỏ các vết bẩn, dầu mỡ ở máy móc việc làm này thường kèm theo sắp xếp đồ
dùng được lao chùi cho ngăn nắp. Seiso hướng tới việc cải thiện môi trường làm việc đồng
thời nâng cao năng suất máy móc thiết bị (do ảnh hưởng bụi bẩn). Phát triển chương trình 5
phút dọn dẹp cuối ngày để duy trì sự sạch sẽ thường xuyên giúp mọi người quen dần với tư
tưởng seiso.”9
5

Wikipedia định nghĩa 5S
Wikipedia định nghĩa 5S
7
Wikipedia định nghĩa 5S
8
Wikipedia định nghĩa 5S
9
Wikipedia định nghĩa 5S
6


3
“Việc làm vệ sinh khơng chỉ là để giữ gìn vệ sinh trong cơng ty mà cịn có thể kiểm
tra máy móc, thiết bị từ đó phát hiện ra các vấn đề như bụi bẩn trong máy móc, các chỗ lỏng
ốc, vỡ ốc… Nhờ đó, chúng ta nhanh chóng tìm ra các giải pháp cho các vấn đề , góp phần gia
tăng tuổi thọ máy móc giảm thiểu chi phí khấu hao sửa chữa và đảm bảo an toàn trong lao
động. Mỗi nhân viên đều phải ý thức được việc làm này và phải làm thật tốt vì khi mơi trường
sạch sẽ ngồi năng suất gia tăng thì nó cũng giúp bảo đảm cho sức khỏe của họ.”10

1.1.4. Seiketsu (Săn sóc)
“Seiketsu được dịch sang tiếng Việt là Săn sóc với mục đích duy trì kết quả và các
hoạt động trong 3S đầu tiên.
Mục tiêu của Seiketsu là duy trì các hoạt động 3S lâu dài, chứ không phải là phong
trào nhất thời. Do vậy, xác định các quá trình cần thiết để đảm bảo tính chính xác là vơ cùng
cần thiết để duy trì thành quả của các hoạt động trước đó. Bên cạnh đó, các tổ chức, doanh
nghiệp nên đưa ra những quy định, nội quy, kế hoạch… để có thể kiểm sốt và phát triển việc
thực hiện 5S. Một điểm quan trọng nữa trong nội dung Seiketsu là các hoạt động kiểm tra,
đánh giá các hoạt động mà doanh nghiệp đã thực hiện được, đồng thời tổ chức thi đua cũng
giúp nâng cao ý thức của mọi người trong việc thực hành 5S.
Nếu thực hiện tốt công việc săn sóc thì các hoạt động sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ được
cải tiến và ngày càng hoàn hiện. Điều đó, góp phần mang tới thành cơng 5S cho doanh
nghiệp.”11
1.1.5. Shitsuke (Sẵn sàng)
“Shitsuke hay Sẵn sàng là hoạt động cuối cùng của 5S. Hoạt động chủ yếu là rèn
luyện tạo nên một thói quen tự giác làm việc theo phương pháp đúng 5S xuất phát từ nhu cầu
đảm bảo sức khỏe, tăng sự tiện lợi, nâng cao năng suất cho tất cả mọi người.
Khi đã thực hiện thành công các bước trên doanh nghiệp được coi là đã thực hiện tốt
5S tuy nhiên cũng giống như mọi phương pháp khác nếu khơng có sự duy trì mà đổi mới liên
tục thì phương pháp 5S trong hệ thống sẽ đi xuống. Như vậy, việc sẵn sàng là duy trì được
những thứ làm được giúp mọi người tuân thủ nguyên tắc đã đặt ra, theo thói quen làm việc
tốt. Để mọi người có thể sẵn sàng thực hiện 5S, doanh nghiệp cần xây dựng các chương trình
đào tạo và thực hành thường xuyên cho nhân viên. Bên cạnh đó, các vị lãnh đạo, quản lý
trong doanh nghiệp cần là tấm gương cho mọi người làm theo trong việc học tập và thực hành
10
11

Wikipedia định nghĩa 5S
Wikipedia định nghĩa 5S



4
5S. Nên khuyến khích người thực hiện bằng cách hình thức khen thưởng, bên cạnh đó nếu
khơng làm tốt thì cũng sẽ bị trách, phạt rõ ràng.
Như vậy, trong nội dung Shitsuke, việc đào tạo về Shitsuke là điểm quan trọng nhất,
giúp các hoạt động 5S được duy trì và phát triển đến mức cao nhất, từ đó góp phần nâng cao
năng suất và chất lượng sản phẩm.”12
Hình 1.1 Tóm tắt nội dung chính 5S

1.2. Lợi ích của việc ứng dụng triển khai 5S

Mang đến cho doanh nghiệp một phương pháp giúp xây dựng môi trường làm việc
thân thiện, sạch sẽ, mọi thứ được sắp xếp khoa học. Từ đó nâng cao năng suất, chất lượng sản
phẩm và giảm các chi phí tiềm ẩn, giúp các doanh nghiệp áp dụng nó hoạt động hiệu quả hơn.
Sự thay đổi lớn trong doanh nghiệp sẽ được diễn ra. Các doanh nghiệp sẽ nhận ra
rằng mình đã loại bỏ được các vật dụng khơng dùng đến, để từ đó giảm thiểu chi phí tồn kho.
Các vật dụng cịn sử dụng thì cũng được sắp xếp, gọn gàng thuận tiện cho việc sử dụng và
máy móc thiết bị, mơi trường làm việc cũng trở nên sạch sẽ, chuyên nghiệp hơn.
Doanh nghiệp khi áp dụng thành công 5S sẽ tiết kiệm được thời gian và không gian
nhờ hoạt động sàng lọc và sắp xếp. Nơi làm việc sẽ trở nên sạch sẽ và ngăn nắp hơn góp phần
loại bỏ những khó khăn mệt mỏi, nhân viên làm việc sẽ cảm thấy thoải mái điều này thuận lợi
cho việc tăng cường phát huy ý kiến sáng tạo. Ngoài ra khi đã thực hiện 5S mọi người trong
12

Wikipedia định nghĩa 5S


5
doanh nghiệp sẽ làm việc có tính kỷ luật hơn. Mọi nhân viên đều thân thiết dễ dàng cho việc
hỗ trợ trong công việc tạo nên sự tự hào về môi trường làm việc ở doanh nghiệp. Giúp doanh

nghiệp phát triển, ổn định, vững mạnh.
“Tổng kết lại nhờ thực hành 5S mà doanh nghiệp xây dựng môi trường làm việc sạch
sẽ, ngăn nắp, đảm bảo an tồn trong cơng việc, khuyến khích phát huy sáng tạo trong nhân
viên và phát triển kỷ luật và văn hóa doanh nghiệp. Ðối với các doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh thì lợi ích này cịn có thể được nhận biết thơng qua mơ hình PQCDSM:

-

Nâng cao năng suất (P - Productivity).

-

Cải tiến chất lượng sản phẩm (Q - Quality).

-

Cắt giảm chi phí (C - Cost).

-

Giao hàng đúng hẹn (D - Delivery).

-

Đảm bảo an toàn trong công việc (S - Safety).

-

Nâng cao ý thức, kỷ luật cho nhân viên (M - Morale).”13


1.3. Trình tự áp dụng chương trình 5S
“Bước 1. Chuẩn bị
Đây là bước rất quan trọng bởi vì nếu ngay từ lúc đầu doanh nghiệp khơng chuẩn bị
cẩn thận thì sẽ đối mặt với nhiều khó khăn thậm chí là thất bại. Q trình chuẩn bị gồm các
nội dung như ban lãnh đạo tìm hiểu về nội dung, cách thức, lợi ích của phương pháp 5S, có
thể tham khảo từ các doanh nghiệp đã áp dụng thành cơng cả trong nước và ngồi nước. Thiết
lập ban chỉ đạo 5S, chỉ định cán bộ chịu trách nhiệm chính về hoạt động, tổ chức đào tạo và
xây dựng kế hoạch. Một yếu tố quan trọng khác là sự cam kết của lãnh đạo. Khi có sự cam kết
mọi nhân viên sẽ thấy có động lực thực hiện hơn, đảm bảo nguồn lực trong suốt quá trình
thực hiện. Nội dung cuối của bước chuẩn bị là xây dựng kế hoạch chi tiết dự tính thời gian cụ
thể của việc triển khai 5S, tùy vào hoàn cảnh và điều kiện khác nhau mà thời gian này có thể
là dài hay ngắn thông thường từ 1-2 năm.
Bước 2. Phát động phong trào 5S ra tồn cơng ty
Đây là bước mà ban lãnh đạo sẽ đưa ra thơng báo chính thức về việc thực hiện
phương pháp 5S. Nội dung về 5S sẽ được in thành văn bản, trong đó chỉ rõ cách thực hiện,
trách nhiệm các nhân viên và phương pháp đánh giá của ban quản lý. Việc này được thực hiện
13

/>

6
bằng cách như gửi mail, dán thông báo, tờ rơi... Đồng thời, ban điều hành lập chương trình
đào tạo nội bộ và gửi cán bộ đi học tập.đào tạo về các kiến thức cơ bản của phương pháp 5S.
Bước 3. Thực hiện Seiri
Doanh nghiệp bắt đầu sàng lọc phân loại giữa vật dụng cịn sử dụng và vật dụng
khơng sử dụng được nữa. Đánh giá lại những vật dụng không dùng nữa nhưng vẫn còn giá trị.
Những vật dụng này nên được dán thẻ đỏ để dễ phân biệt và theo dõi. Thực hiện công tác
sàng lọc cùng với phong trào tổng vệ sinh 2 lần trong năm nhằm loại bỏ triệt để các vật dụng
không cần thiết, tránh lãng phí trong cơng việc. Đồng thời, việc tìm ra các nguyên nhân dẫn
đến sự xuất hiện của các vật dụng dư thừa là rất cần thiết giúp doanh nghiệp ngăn ngừa sự tái

diễn và có thể đưa ra kế hoạch thích hợp nhằm ngăn ngừa sự tái xuất hiện của các vật dụng
không cần thiết trong môi trường làm việc, giảm bớt công việc sàng lọc.
Bước 4. Thực hiện Seiri, Seiton và Seiso hàng ngày
Thực hiện Seiri hàng ngày
Sau khi thực hiện sàng lọc ban đầu, các doanh nghiệp cần tiếp tục các hoạt động này
để tận dụng được chỗ làm việc hiệu quả hơn. Đồng thời ban chỉ đạo 5S và lãnh đạo nên vận
động, triển khai cải tiến địa điểm và phương pháp lưu giữ để giảm thiểu thời gian tìm kiếm,
tạo nên mơi trường làm việc
Thực hiện Seiton
Doanh nghiệp sắp xếp các vật dụng hợp lý, sao cho phù hợp với tần suất sử dụng để
tiết kiệm thời gian di chuyển, lấy trả. Các vật dụng thường xuyên sử dụng nên để gần nơi làm
việc nhất, các vật ít dùng tới thì có thể để xa hơn và những thứ không cần dùng tới nhưng phải
lưu giữ thì cất vào kho riêng và có dấu hiệu nhận biết.
Tiến hành Seiso
Ban chỉ đạo sẽ phân công trách nhiệm ai làm gì và ở khu vực nào dựa vào vị trí làm
việc của mỗi người, bộ phận, thiết lập bản đồ khu vực và bảng kiểm tra 5S để kiểm soát việc
dọn vệ sinh thuận tiện. Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ vệ sinh và tiến hành thực hiện vệ sinh. Trước
khi làm vệ sinh, doanh nghiệp cần xác định phương hướng làm vệ sinh nhằm tiết kiệm thời
gian và nâng cao hiệu quả của hoạt động này. Khi thực hiện vệ sinh, chúng ta nên nhớ nguyên
tắc: Vệ sinh là Kiểm tra. Luôn chú ý cải tiến sẽ giúp chúng ta giảm thời gian vệ sinh, dễ dàng
vệ sinh những vị trí khó làm vệ sinh, ngăn ngừa tối đa các nguồn bẩn. Đề ra các quy định,


7
khẩu hiệu trong việc giữ gìn vệ sinh. Một khẩu hiệu phổ biến trong các doanh nghiệp là 5
phút làm 5S mỗi ngày.
Thực hiện Seiketsu
Ban lãnh đạo đánh giá về các hoạt động 5S. Khi thực hiện, ban lãnh đạo cần phải
cam kết và đánh giá thường xuyên các hoạt động 5S. Cũng giống như các hệ thống quản lý
khác, 5S cần có hệ thống quy định, tài liệu liên quan để có thể đánh giá chuẩn xác hoạt động

5S. Hệ thống tài liệu dùng cho việc đánh giá gồm: Chính sách, mục tiêu và kế hoạch thực hiện
5S, sơ đồ tổ chức 5S, các quy định về 3S, tư liệu đào tạo, cơ chế khen thưởng cho việc thực
hành 5S, quy định về đánh giá việc thực hiện 5S,... thực hiện tổ chức thi đua giữa các phòng
ban trong công ty hay tạo ra phong trào thi đua giữa các doanh nghiệp về 5S.
Thực hiện Shitsuke
Tiến hành Shitsuke chính là tạo ra thói quen, nâng cao ý thức tự giác của công nhân
viên trong việc thực hiện các bước trên. Khi thực hiện sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ thường
xun, nó dần trở thành một phần khơng thể thiếu trong công việc hàng ngày của nhân viên.
Đây là bước đưa triết lý 5S vào trong văn hóa doanh nghiệp, từ đó nâng cao hình ảnh của
cơng ty trong các nhà cung cấp, khách hàng và đối tác.
Bước 5. Đánh giá định kỳ 5S
Đây là công việc mà doanh nghiệp phải làm để xem xét việc thực hiện phương pháp
5S ở doanh nghiệp, thường sẽ do bộ phân thực hiện 5S chịu trách nhiệm. Trong mọi quá trình
đánh giá, việc xây dựng bản đánh giá là vấn đề cần chú ý hàng đầu bởi vì tùy thuộc vào từng
doanh nghiệp khác nhau mà sẽ có tiêu chí đánh giá phương pháp 5S sao cho phù hợp.”14
 1.4. Các nhân tố quyết định thành công trong việc áp dụng triển khai 5S
Vai trị của lãnh đạo: trong mọi cơng việc lãnh đạo luôn là yếu tố quan trọng nhất để
thành công. Khi đề xuất ra phương án thực hiện thì chính lãnh đạo phải hiểu biết cụ thể về các
lợi ích, khó khăn của phương án thực hiện mà mình đã đề ra. Lãnh đạo phải ln quan tâm
đến chương trình, cam kết sẽ thực hiện nghiêm túc và hỗ trợ khi nhân viên cần. Ngoài ra lãnh
đạo cũng là người đánh giá về mặt những gì đã làm được, những gì còn tồn tại để nhân viên
định hướng và biết được mình phải làm gì. Sự cam kết và làm gương của lãnh đạo là điều
kiện để quyết định thành công.

14

/>

8
Tăng cường công tác đào tạo và huấn luyện nhân viên: mọi người khi thực hiện cần

phải hiểu được mình đang làm gì, mục tiêu, kế hoạch thực hiện ra sao. Việc đào tạo và huấn
luyện còn giúp nhân viên nâng cao trình độ hiểu biết để đảm bảo thực hiện tốt và ứng phó linh
hoạt trước những tình huống khó khăn bất ngờ.
Sự tự giác tham gia của mọi người. Bộ phận lãnh đạo phải thông tin để mọi người
biết được những lợi ích to lớn mà 5S mang lại. Khuyến khích và hướng dẫn mọi người tham
gia vào các hoạt động đề ra. Có chính sách khen thưởng rõ ràng. Khi đó mọi người nhận thức
“5S là cho mình” và tự thực hiện một cách tự nguyện mà khi đã tự nguyện thì mọi chuyện sẽ
dễ dàng hơn mọi người cùng giúp đỡ nhau thực hiện, nâng cao tinh thần lao động.
Ban 5S duy trì kiểm tra và cải tiến: ban quản lý quan tâm kiểm tra các phịng, khoa
và tìm ra những điểm khơng thuận tiện để cải tiến. Hỗ trợ kịp thời hay cải tiến sẽ thực hiện
thay đổi khơng ngừng nhằm bảo đảm duy trì công tác quản lý.
CHƯƠNG 2: ĐỂ XUẤT KẾ HOẠCH CHI TIẾT TRIỂN KHAI ÁP DỤNG 5S TẠI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA SÓC TRĂNG
2.1. Sự cần thiết để triển khai 5S vào bệnh viện đa khoa Sóc Trăng
Nhắc đến các bệnh viện nổi tiếng thì chắc hẳn mọi người đều nghĩ nó nằm ở các
thành phố lớn nơi đó có cơ sở, thiết bị tối tân nhất, ngược lại thì ở các vùng q như miền tây
thì vẫn cịn rất thiếu thốn, các tình trạng bệnh nhân phải chuyển lên các bệnh tuyến trên sẽ dẫn
đến tốn thời gian, chi phí,... chính vì vậy mà bệnh viện đa khoa Sóc Trăng ra đời. Năm 2009
bệnh viên được xây mới và đưa vào sử dụng năm 2016. Đến nay mặc dù đã được 5 năm tuy
đã được xây dựng theo phong cách hiện đại, trang bị cơ sở thiết bị điều trị tối tân. Tuy nhiên
các vấn đề về đảm bảo vệ sinh, sự ngăn nắp gọn gàng vẫn còn chưa được thực hiện tốt thế nên
việc đưa phương pháp 5S vào triển khai là điều tất yếu, nó khơng chỉ giúp cho bệnh viện trở
nên sạch sẽ, ngăn nắp hơn mà còn góp phần giúp các bệnh nhân thấy được thoải mái và được
chữa trị tốt nhất.
2.2. Kế hoạch chi tiết triển khai áp dụng 5S
2.2.1. Chuẩn bị, xem xét thực trạng
Tình trạng của bệnh viện hiện tại là chưa áp dụng phương pháp 5S. Kế hoạch triển
khai 5S sẽ được thực hiên trên toàn bệnh viện và mọi người cả lãnh đạo trong bệnh viện và
các nhân viên chủ chốt phải cam kết thực hiện 5S trong tổ chức. Tuy nhiên việc bệnh viện có



9
khá nhiều khoa và bộ phận khác nhau cộng với đặt tính là nó được hoạt động liên tục nên thời
gian thực hiện cho 5S địi hỏi phải thật chính xác để không ảnh hưởng đến thời gian chữa
bệnh của đội ngũ y bác sĩ. Thế nên, bệnh viện sẽ chọn ra một thí điểm khu vực để triển khai
5S trước.
Ban lãnh đạo bệnh viện cần tìm hiểu rõ về phương pháp 5S( triết lý, lợi ích, việc thực
hành) và cách thức, kinh nghiệp áp dụng 5S thành công tại các bệnh viện khác trong nước và
ngồi nước.
Phân cơng chỉ định cán bộ chịu trách nhiệm chính về hoạt động, tổ chức đào tạo
những người đã được chọn thành phòng ban 5S trong bệnh viện. Tổng hợp, đóng góp ý kiến
dựa vào các phương pháp thực hiện 5S, lập đề xuất các vật tư cần dùng.
2.2.2. Bệnh viên có thơng báo chính thức và phát động phong trào 5S
Sau khi đã có nhừng thống nhất về phương án cụ thể thông báo về việc áp dụng 5S sẽ
được phát động trên tồn bệnh viện từ gửi mail thơng báo nhân viên đến việc in thành văn bản
để dán trên các biển báo về thực hiện 5S. Kêu gọi tất cả cá nhân viên trong bệnh viện đều phải
tham gia thực hiện nghiêm túc. Đại diện từng nhóm giới thiệu về 5S và các quy định của khu
vực mình trong giao ban khoa. Phổ biến cách thực hiện và hình thức đánh giá 5S trong giao
ban khoa. Ban điều hành chương trình 5S tại các ban khoa nên cung cấp cho mọi người một
cuốn sổ tay để tiện cho việc ghi chép, làm cho họ hiểu những lợi ích mà mình đang triển khai
để từ đó mọi người sẽ thực hiện năng động và sáng tạo hơn.
2.2.3. Mọi người tiến hành tổng vệ sinh
Vì đặt tính phải làm việc xun suốt nên bệnh viện sẽ chọn ra khoa thí điểm để thực
hiện tổng vệ sinh, cần xem xét thời gian sao cho lúc các nhân viên thực hiện công việc này thì
khơng ảnh hưởng đến cơng tác chữa trị của bệnh nhân. Phân chia thành các nhóm nhỏ làm vệ
sinh tại các khu vực được xác định làm như vậy góp phần dễ đo lường, thiết lập một kế hoạch
chụp ảnh hiện trường trước và sau khi đã thực hiện để thấy sự khác biệt và tạo động lực cho
nhân viên. Ngồi ra nếu q trình này có sự tham gia của bộ phận lãnh đạo bệnh viện cũng sẽ
góp phần tạo nên sự thân thiện giữa các thành viên trong bệnh viện, mọi người sẽ cảm thấy
thoải mái và gần gũi nhau hơn. Việc vệ sinh này cũng nên được thực hiện hàng ngày sao cho

nó thành văn hóa của bệnh viện. Một khi bệnh viên làm tốt công việc này thì ngồi các lợi ích
nói trên đối tác hay các bệnh nhân cũng sẽ yên tâm và tin tưởng hơn khi mình đang được chữa
trị tại một nơi sạch sẽ, khoa học.


10
2.2.4. Bắt đầu bằng Seiri
Mỗi khoa hay phòng ban sẽ dựa trên những tiêu chuẩn đã đặt ra để loại bỏ những thứ
không cần thiết. Tại các kho chứa thuốc, dụng cụ y tế loại bỏ những thứ đã hết hạn hoặc gần
hết hạn và mà bệnh viện ít khi dùng đến, các dụng cụ y tế lạc hậu hay hư hỏng thì xem xét lại
cịn dùng được khơng, có biện pháp thanh lý hoặc bỏ đi thích hợp.
Nếu những đồ vật cịn giữ lại có ích và được sử dụng thì sẽ được phân loại và giữ lại.
Việc xem xét có nên giữ hay bỏ sẽ được giao cho các cá nhân có đủ trình độ về y học để xem
xét.
2.2.5. Thực hiện Seiri, Seiton và Seisio mỗi ngày
Bệnh viên sẽ phát động mọi nhân viên tuân thủ thực hiện sàng lọc, sắp xếp và giữ gìn
vệ sinh mỗi ngày.
Đối với các phòng khám hay lối đường đi,... cần trang bị thùng rác đựng, các thiết bị
y tế hay quầy đựng thuốc phải ln được kiểm tra và có cách thức để sắp xếp bố trí gọn gàng,
thuận tiện.
Sổ sách, hồ sơ bệnh án,... thì phải được sắp xếp theo các khoa và có tiêu chí riêng
biệt. Ngồi ra những sổ sách hồ sơ thường được sử dụng thì để ở vị trí dễ lấy dễ tìm hơn cịn
những sổ sách hồ sơ ít sử dụng thì sẽ để ở những nơi xa hơn.
Đối với các phòng cấp cứu thì thống kê các máy móc nào cần dùng quan trọng thì sẽ
được để đầu tiên ngồi ra cách bố trí sắp xếp cũng được lưu ý sao cho việc di chuyển khơng
gặp trở ngại, thuận tiện, nhanh nhất có thể.
Đảm bảo khơng có bụi bẩn trên sàn, máy móc thiết bị, hộp đựng thuốc,.. các nhân
viên phải lau chùi thường xuyên ngoài ra nếu phát hiện hư hỏng máy móc thiết bị thì cần báo
ngay để có cách sửa chữa và thay thế kịp lúc.
2.2.6. Đánh giá định kỳ

Ban lãnh đạo bệnh viện đưa ra các kế hoạch đánh giá phương pháp và tiêu chí cụ thể.
Đánh giá được những ưa điểm đã làm được và những khuyết điểm còn tồn động. Đề ra kế
hoạch mới và cách thức cải tiến sao cho hiệu quả nhất.
Để cho việc thực hiện 5S được tốt nên có các phần thưởng khuyến khích hoặc giấy
khen, chứng nhận đối với cá nhân đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.


11
Phải đảm bảo ln có sự quan tâm của lãnh đạo, họ phải tham gia thực hiện để khích
lệ nhân viên bệnh viên mà còn tạo cơ hội học tập kinh nghiệm lẫn nhau.
Bảng 1.1 Thời gian cụ thể triển khai 5S ra bệnh viện


12

STT Nội dung - Tháng /2021
1

5

6

7

8

9

10


11

12

1

2

3

4

5

6

7

8

Huấn luyện cho toàn thể nhân
viên khoa

2

Phân cơng khu vực và nhóm
người phụ trách khu vực thực
hiện 5S

3


Hướng dẫn từng nhóm lên kế
hoạch và xây dựng 5S

4

Tổng hợp, đóng góp ý kiến dựa
vào các phương pháp thực hiện
5S

5

Lập đề xuất vật tư cần thiết

6

Chọn thí điểm một khu vực để
triển khai

7

Đánh giá, cải tiến 5S cho phù
hợp với tình hình thực tế của
bệnh viện

STT

Nội dung
Tháng /2021


8

Đại diện từng nhóm giới thiệu
về 5S và các quy định của khu
vực mình trong giao ban khoa

9

Phổ biến cách thực hiện và
hình thức đánh giá 5S trong
giao ban khoa

10

Báo cáo trong giao ban bệnh
viện

11

Triển khai sàng lọc, don dẹp,
vệ sinh trong bệnh viện

12

Đánh giá 5S khi thực hiện toàn
bệnh viện và tiếp tục cải tiến


13
2.3.Những khó khăn và thuận lợi và đề nghị khi triển khai tại bệnh viện



Khó khăn
Khó khăn trong vấn đề xây dựng ý thức cho từng nhân viên hiểu được ý nghĩa của 5S

bởi vì đa số ý thức nhân viên bệnh viện còn rất hạn chế về các lý thuyết, kiến thức, kỹ năng vì
thế sẽ mất nhiều thời gian, công sức.


Thuận lợi
Thuận lợi trong việc sự tham gia ủng hộ của ban quản lý bệnh viện, sự quyết tâm của

tập thể khoa và sự phối hợp nhiệt tình giữa các phòng ban.


Đề nghị
Đảm bảo tất cả nhân viên phải được huấn luyện trước khi phổ biến 5S, phân cơng

làm việc theo nhóm. Chọn khu vực để thí điểm thực hiện 5S sau đó thực hiện rộng rãi sau đó
thành lập đội kiểm tra, thi đua để duy trì 5S. Liên tục duy trì và cải tiến 5S khơng ngừng.
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN
3.1. Tóm tắt nội dung bài tiểu luận
Bài tiểu luận đã trình bày được khái niệm về phương pháp 5S giải thích thế nào là 5S
cụ thể từng chữ S ý nghĩa gì, những lợi ích có được khi doanh nghiệp thực hiện thành công
phương pháp 5S và các quy trình để triển khai áp dụng phương pháp 5S bên cạnh đó là các
điều kiện doanh nghiệp cần cân nhắc để áp dụng thành cơng 5S.
Ngồi ra bài viết còn đề xuất kế hoạch chi tiết triển khai thực hiện 5S tại bệnh viện
đa khoa Sóc Trăng, để từ đó ứng dụng 5S thành cơng vào cuộc sống.
3.2. Kết quả đạt được
Về mặt nội dung: Đảm bảo về nội dung giúp người đọc hiểu rõ về khái niệm và cách

thức quy trình thực hiện phương pháp 5S, thể hiện được những lợi ích khi doanh nghiệp áp
dụng thành công, nêu lên những điều kiện cân nhắc doanh nghiệp phải chú ý khi áp dụng
ngoài ra đề xuất về mặt triển khai bệnh viện chi tiết cụ thể và có thời gian thực hiện rõ ràng,
mang tính khoa học.
Về mặt hình thức: Bài viết đảm bảo được những yêu cầu đề ra, trình bày rõ ràng, cụ
thể.


14
3.3. Hạn chế cịn tồn tại
Vì tình hình dịch Covid 19 nên tài liệu tham khảo còn hạn chế, chỉ lấy nội dung thứ
cấp từ việc tìm kiếm trên mạng và sử dụng sách khá ít.
Về kế hoạch triển khai tại bệnh viện chỉ là dùng các kiến thức trên sách vỡ dựa trên
khái niệm để thực hiện chứ chưa được chi tiết hóa và đúng với tình hình thật sự của bệnh
viện. Cách trình bày cịn chưa chun nghiệp. Ít bảng biểu và các sơ đồ.

Danh mục tài liệu tham khảo
1. Slide bài giảng của
2. Sách quản trị chất lượng - Trường Đại học Kinh Tế TP HCM
3. Trang web chính thức của bệnh viện sóc trăng < />4. Trang web zingnews, đưa bệnh viện sóc trăng vào hoạt động < />5. Thư viện điện tử, chương trình triển khai 5S < />


×