Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Chi tiết trong tác phẩm báo chí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (681.44 KB, 27 trang )

iBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN






TRẦN QUANG HẢI







chi tiÕt trong t¸c phÈm b¸o chÝ



Chuyên ngành: Báo chí học
Mã số : 62 32 01 01



TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG









HÀ NỘI - 2008

CÔNG TRÌNH NÀY ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN




Người hướng dẫn khoa học:
GS,TS. Vũ Văn Hiền



Phản biện 1: PGS, TS. Tạ Ngọc Tấn




Phản biện 2: PGS, TS. Dương Xuân Sơn



Phản biện 3: PGS, TS. Lê Thanh Bình




Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước theo
Quyết định số: 5550 /QĐ - BGDĐT ngày 25 /08/2008.

Họp tại Phòng bảo vệ luận án - Học viện Báo chí và Tuyên truyền vào
hồi 8 giờ ngày 19 tháng 10 năm 2008.



Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia
- Thư viện H
ọc viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh
- Trung tâm Thông tin thư viện Học viện Báo chí và Tuyên truyền

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1. Trần Quang Hải (2004), “Nhà báo với việc sử dụng tình tiết cho
tác phẩm báo chí”, Tạp chí Người làm báo, (4), tr. 20-21.
2. Trần Quang Hải (2006), “Về chi tiết trong tác phẩm báo chí”, Tạp chí
Báo chí và Tuyên truyền, (5), tr. 51-52.
3. Trần Quang Hải (2006), “Vai trò của yếu tố chi tiết và các tiêu chí
lựa chọn, sử dụng cho tác phẩm báo chí”, Tạp chí Báo chí và
Tuyên truyền, (8), tr. 50-52.
4. Trần Quang Hải (2006), “Chi tiết - hồn cốt và sức mạnh của tác phẩm
báo chí”, Tạp chí Ngườ
i làm báo, (8), tr. 18-19.

5. Trần Quang Hải (2006), “Quan điểm của Hồ Chí Minh về nội dung và
hình thức của tác phẩm báo chí”, Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền,
(9), tr. 22-24.
6. Trần Quang Hải (2007), “Chi tiết trong phóng sự báo chí qua một số
tác phẩm được giải năm 2004”, Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông,
(3), tr. 29-31.
7.
Trần Quang Hải (2007), “Thể loại báo chí và chi tiết trong một số thể loại
báo chí ở Việt Nam”, Tạp chí Lý luận chính trị và Truyề
n thông,
(8), tr. 19 - 21.
8. Trần Quang Hải (2008), “ Nhà báo - từ năng lực đến vận dụng sáng tạo
trong lựa chọn, sử dụng chi tiết cho tác phẩm báo chí”, Tạp chí Lý luận
chính trị và Truyền thông, (3), tr. 28 -30.
9. Trần Quang Hải (2008), “ Những yêu cầu đặt ra khi sử dụng chi tiết trong
tác phẩm báo chí”, Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông, (6), tr. 42 - 44.

1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Theo cách nhìn thông thường, chi tiết trong tác phẩm báo chí chỉ tựa
như một con ốc, một cái đinh vít trong một cỗ máy và không mấy quan
trọng. Nhưng trên thực tế, những yếu tố nhỏ ấy nếu được quan tâm thích
đáng và biết cách sử dụng, có thể tạo nên những công năng rất lớn, mang
những sức mạnh không ngờ và một sứ
c hấp dẫn bí ẩn. Vai trò của chi tiết
trong các tác phẩm báo chí là không thể phủ nhận.
Từ lý do trên, tác giả luận án quyết định chọn đề tài: “Chi tiết trong
tác phẩm báo chí” làm đối tượng nghiên cứu. Hy vọng công trình sẽ bước

đầu góp phần lý giải sâu sắc hơn về chi tiết cả trên phương diện lý luận
cũng như thực tiễn. Từ đó đề xuất những phương hướng và giải pháp tích
cực nhằm phát huy sức mạnh của chi tiết, cũng là góp phần nâng cao chất
lượng và hiệu quả của tác phẩm báo chí trong xu thế đổi mới và hội nhập
của báo chí đất nước.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Dù đang thiếu những công trình chuyên biệt nghiên cứu về chi tiết
như đã nói, nhưng trong mấy năm gần đây, vấn đề trên cũng ít nhiều đã
được một số tác giả trong và ngoài n
ước quan tâm cả trên bình diện lý thuyết
và thực tiễn.
Ở bình diện lý thuyết, nhìn một cách khái lược, có thể tạm chia thành
các xu hướng sau đây:
Hướng thứ nhất, tiếp cận chi tiết ở bình diện khái niệm.
Hướng tiếp cận này tập trung làm sáng tỏ nội hàm của khái niệm,
cung cấp cho người đọc một số nhận thức cơ bản về thuật ngữ chi tiết mà
đại diện là nhà nghiên c
ứu Tạ Ngọc Tấn với cuốn Từ lý luận đến thực tiễn
báo chí.
Hướng thứ hai, tiếp cận chi tiết ở bình diện đặc trưng, tính chất.

2
Hướng tiếp cận này được các nhà nghiên cứu ở Học viện Báo chí và
Tuyên truyền như Nguyễn Thị Thoa, Đức Dũng cùng nhiều thành viên
khác quan tâm và có những đóng góp nhất định trong việc làm rõ các nét
đặc trưng cơ bản nhất của đối tượng.
Hướng thứ ba, tiếp cận chi tiết ở bình diện vai trò, tầm quan trọng và chức năng.
Tác giả nhận thấy, nhiều nhà nghiên cứu báo chí trong và ngoài nước
đều có chung một thái
độ trong việc đề cao vai trò và tầm quan trọng của

chi tiết trong tác phẩm báo chí. Có thể tìm thấy quan điểm nói trên trong
nhiều công trình và bài báo. Chẳng hạn, tác giả Đức Dũng với cuốn Viết
báo như thế nào?, tác giả Hữu Thọ với cuốn Công việc của người viết báo,
nhà nghiên cứu báo chí người Nga A.A. Chertưchơnưi với cuốn Các thể loại
báo chí, cùng nhiều nhà nghiên cứu báo chí khác như E.P. Prôkhôrốp, Karen
Storơkan v.v…
Ở bình diện thực tiễn, qua khảo sát ở các cơ sở đào tạo báo chí trên
toàn quốc, tác giả thấy: vấn đề chi tiết vẫn chưa trở thành một đối tượng
được quan tâm nghiên cứu tương xứng với vai trò của nó. Hiện ở thư viện
của Học viện Báo chí và Tuyên truyền mới chỉ có hai công trình nghiên
cứu dưới dạng luận văn về chi tiết với tư cách là
đối tượng khảo sát
chuyên biệt, tuy nhiên cũng chỉ mới dừng lại ở bước khám phá ban đầu.
Cụ thể là: luận văn tốt nghiệp cử nhân Báo chí “Chi tiết trong tác phẩm
phóng sự báo chí”(năm 1995), của Vũ Thu Thuỷ và luận văn Thạc sĩ báo
chí của chính tác giả luận án với nhan đề:“Chi tiết trong phóng sự báo
chí” (năm 2000).
Từ các ý kiến, quan điểm của các tác giả qua nhữ
ng tác phẩm và công
trình trên, tác giả luận án bước đầu có một số nhận xét như sau:
Thứ nhất, trong các giáo trình về báo chí ở nước ta, số trang dành cho

3
việc nghiên cứu về chi tiết còn chưa nhiều. Cho đến nay, cả ở trong và
ngoài nước chưa có một công trình nào nghiên cứu chi tiết với tư cách là một
đối tượng độc lập và chuyên biệt.
Thứ hai, các công trình khoa học có đề cập đến chi tiết hiện mới chỉ
dừng lại ở những đánh giá khái quát. Nhiều vấn đề về chi tiết trên cả hai bình
diện lý thuyết và thực tiễn - theo tác giả -
đang cần được trực tiếp tìm hiểu và

đào sâu hơn.
Vì vậy, trên cơ sở kế thừa những thành quả khoa học của các nhà
nghiên cứu, thiết nghĩ cần có một công trình nghiên cứu chuyên biệt về chi
tiết trong tác phẩm báo chí, nhằm tiếp cận nó trên những góc độ mới, cả về
chiều rộng lẫn bề sâu, với hy vọng có một cái nhìn toàn diện, sâu sắc hơn.
3. Mục đích và nhiệm v
ụ của luận án
3.1. Mục đích của luận án
Từ thao tác khảo sát thực tiễn sử dụng chi tiết của các nhà báo qua các
tác phẩm đoạt giải báo chí toàn quốc (BCTQ) giai đoạn 1991 - 2005, luận án
cung cấp một cái nhìn tương đối có hệ thống về vấn đề chi tiết trong tác
phẩm báo chí đồng thời đưa ra những khuyến nghị để có thể tìm tòi, chọn
lựa và sử dụng chi tiết có chấ
t lượng và hiệu quả hơn.
3.2. Nhiệm vụ của luận án
Để đạt được mục đích trên, luận án thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
- Xác lập cơ sở lý thuyết về đối tượng nghiên cứu
- Tìm hiểu thực tiễn việc sử dụng chi tiết của các tác giả qua một số
tác phẩm đoạt giải BCTQ (báo in) trong một giai đoạn cụ thể (1991- 2005)
thuộ
c các thể loại tin, bình luận, phóng sự; rút ra những nhận xét về thành
công, hạn chế và nguyên nhân thực trạng của việc sử dụng chi tiết.
- Nêu lên những yêu cầu và đề xuất một số giải pháp chủ yếu để nâng cao

4
chất lượng và hiệu quả của việc sử dụng chi tiết trong tác phẩm báo chí.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các tư liệu, tài liệu liên quan
đến chi tiết trong tác phẩm báo chí nói chung; trong các thể loại tin, bình
luận, phóng sự thuộc loại hình báo in nói riêng.

Phạm vi khảo sát là các tác phẩm (báo in) đặc sắc, tiêu biểu đoạt Giải
BCTQ giai đoạn từ 1991 đến 2005; trên các tiêu chí: tiêu biểu về
thời kỳ,
tiêu biểu về chủ đề và nội dung phản ánh; tiêu biểu về thể loại và nhất là
về loại chi tiết được sử dụng trong tác phẩm.
5. Giả thuyết khoa học
Công trình nhằm hướng tới một số mục tiêu khoa học nhất định.
Về mặt lý thuyết, cung cấp một cái nhìn tương đối toàn diện, sâu hơn
về khái niệm, đặc trưng, tính chất, vai trò và tầ
m quan trọng của chi tiết
trong tác phẩm báo chí. Từ đó, gợi mở hướng nghiên cứu về một số yếu tố
quan trọng khác của tác phẩm như: đề tài, chủ đề, sự kiện, cảm hứng,
giọng điệu, ngôn ngữ
Về mặt thực tiễn, qua việc khảo sát tình hình sử dụng chi tiết qua các
tác phẩm báo chí đoạt giải giai đoạn nói trên, không chỉ cho thấy ý th
ức và
hiện trạng sử dụng chi tiết của các nhà báo mà còn giúp chúng ta phần nào
nhận rõ diện mạo của báo chí Việt Nam đương đại.
6. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận án được triển khai dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê
nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về báo chí cách
mạng. Phương pháp luận bộ môn của luận án sẽ dựa trên nề
n tảng của hệ
thống lý luận về báo chí học. Luận án cũng đồng thời sử dụng các phương
pháp cụ thể như: so sánh và đối chiếu; phân tích và tổng hợp; thống kê,

5
phân loại và khái quát hóa; phỏng vấn sâu để phân tích, đánh giá về chi
tiết trên phương diện lý thuyết cũng như thực tiễn một cách khách quan,
khoa học.

7. Đóng góp mới của luận án
Luận án nhấn mạnh một số phương diện mới về lý luận như:
- Làm rõ nội hàm khái niệm chi tiết; bước đầu phân loại, nhận diện
các tính chất cơ bản, các yếu tố
chi phối chi tiết; phân tích vai trò, tầm
quan trọng của chi tiết trong tác phẩm báo chí.
- Khảo sát phương pháp tiếp cận và nghệ thuật sử dụng chi tiết trong
các tác phẩm báo chí đoạt giải BCTQ giai đoạn 1991 - 2005 để nhận diện
những đóng góp cơ bản về nội dung tư tưởng cũng như năng lực sáng tạo
của các tác giả đồng thời rút ra những kinh nghiệm quí báu về cách thức và
nghệ thu
ật khai thác, chọn lựa, sử dụng chi tiết trong tác phẩm báo chí.
- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể là một tài liệu tham khảo
cần thiết cho việc giảng dạy, nghiên cứu và hoạt động sáng tạo báo chí
trước yêu cầu đổi mới và hội nhập báo chí hiện nay.
8. Kết cấu của luận án
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình nghiên cứu
của tác giả liên quan đến đề tài, danh mụ
c tài liệu tham khảo và phụ lục,
phần chính văn của luận án bao gồm 3 chương, 6 tiết, 176 trang.

6
Chương 1
TÁC PHẨM BÁO CHÍ
VÀ CHI TIẾT TRONG TÁC PHẨM BÁO CHÍ
Nội dung khoa học của chương này chủ yếu là xác lập cơ sở lý thuyết
về đối tượng, tạo tiền đề cho việc khảo sát và nghiên cứu về thực tiễn sử
dụng chi tiết trong tác phẩm báo chí đoạt giải BCTQ giai đoạn 1991-2005.
1.1. TÁC PHẨM BÁO CHÍ
1.1.1. Khái niệm tác phẩm báo chí

Dựa trên định nghĩa về tác phẩm báo chí của nhà nghiên cứu Tạ
Ngọc
Tấn trong cuốn sách Từ lý luận đến thực tiễn báo chí, tác giả có bàn thêm
và mở rộng giới hạn của thuật ngữ nhằm làm rõ hơn một số điểm mà do lối
viết cô đọng của mình, nhà nghiên cứu chưa có điều kiện thể hiện.
1.1.2. Các đặc điểm của tác phẩm báo chí
Việc tìm hiểu một số đặc điểm cơ
bản của tác phẩm báo chí - với chúng
tôi - có ý nghĩa như tạo một tiền đề để nghiên cứu về yếu tố chi tiết được
thuận lợi hơn.
1.1.3. Những tương đồng và khác biệt giữa tác phẩm báo chí và
tác phẩm văn học
So sánh những tương đồng và khác biệt giữa tác phẩm báo chí và tác
phẩm văn học - theo tác giả luận án là cần thiết - vì đây là cơ sở để nhìn nh
ận
rõ hơn sự khác biệt của chi tiết trong tác phẩm thuộc hai loại hình vốn rất gần
nhau ở Việt Nam.
1.2. CHI TIẾT TRONG TÁC PHẨM BÁO CHÍ
1.2.1. Khái niệm chi tiết trong tác phẩm báo chí
Trong cái nhìn mang tính đối chiếu, có thể thấy, nếu sự kiện là một
biến cố, một trạng thái đặc biệt, nổi bật của hiện thực; vấn đề là sản phẩm
của những xung đột, mâu thu
ẫn giữa các sự kiện trong quá trình vận động;
đề tài là một phạm vi hiện thực hàm chứa các sự kiện, vấn đề; chính kiến
là sự thể hiện thái độ, quan điểm của nhà báo thì chi tiết là “vật liệu” cần
thiết và cơ bản được sử dụng để tạo nên tác phẩm báo chí.

7
1.2.2. Bước đầu phân loại chi tiết trong tác phẩm báo chí
Vấn đề phân loại chi tiết trong các tác phẩm báo chí, cho đến nay,

giới nghiên cứu truyền thông đều thừa nhận là khá phức tạp. Để có một cái
nhìn giản dị về vấn đề, tác giả tạm dựa vào đối tượng phản ánh làm tiêu
chí phân loại. Đối tượng phản ánh của báo chí vốn rất đa dạng nhưng tựu
trung lại, có ba nhóm chính: nhóm nhân vật, nhóm sự kiệ
n, nhóm sự việc.
Theo đó, tác giả luận án tạm phân loại chi tiết theo một hệ thống như sau:
1. Hệ chi tiết về con người
Con người trong tư cách là đối tượng phản ánh thường hiện diện ở ba
loại phẩm chất: loại phẩm chất về ngoại hình diện mạo sẽ quy định kiểu
chi tiết miêu tả diện mạo ngoại hình; loại phẩm chất về hành vi ngôn ngữ

sẽ quy định kiểu chi tiết miêu tả ngôn ngữ hành vi; loại phẩm chất về nội
tâm, tính cách sẽ quy định kiểu chi tiết miêu tả tính cách và nội tâm.
2. Hệ chi tiết về sự kiện
Sự kiện là linh hồn của tác phẩm báo chí, là yếu tố quan trọng không
thể thiếu được, là khối nam châm thu hút mối quan tâm của công chúng và
chỉ thực sự nổi bật, toát ra sức hấp dẫn qua hệ thống các chi tiết miêu t
ả về
nó. Theo đó, tạm có thể chia các loại chi tiết về sự kiện như sau: sự kiện
lớn và sự kiện nhỏ, sự kiện nóng và sự kiện lạnh, sự kiện chìm và sự kiện
nổi, sự kiện gây sốc, bức xúc và sự kiện mang tính suy ngẫm Khi đối
tượng miêu tả là sự kiện, hệ thống chi tiết về sự kiện sẽ chịu một sự
chi
phối khá sâu sắc từ bản chất của sự kiện.ắChngr hạn: muốn diễn tả một sự
kiện nóng, người làm báo thường phải sử dụng một hệ thống chi tiết mang
tính chất “tăng nhiệt” và ngược lại.
3. Hệ chi tiết về sự việc
Về nội hàm, sự việc và sự kiện là hai khái niệm có những nét tương
đồng giao thoa về ngữ nghĩ
a. Tuy nhiên, nét khác biệt là ở chỗ: nếu sự

kiện thu hút công chúng quan tâm về tầm vóc, quy mô, tính chất của một
biến cố, hiện tượng, vấn đề nào đó, thì sự việc hướng người ta quan tâm tới
bản chất của biến cố, hiện tượng, vấn đề bằng cách miêu tả, phân tích, diễn

8
giải. Một sự kiện thu hút về nó các kiểu chi tiết mang tính thông báo và
tường thuật, còn sự việc lại thu hút trong nó các kiểu chi tiết mang tính
chất cụ thể và thực chứng.
1.2.3. Các tính chất cơ bản của chi tiết trong tác phẩm báo chí
Hiện tại, giới nghiên cứu và những người quan tâm đến chi tiết trong
tác phẩm báo chí vẫn còn những vấn đề chưa thống nhất trong quan niệm
và cách nhìn về các tính chất của chi tiết, mặ
c dù về nguyên tắc, các ý kiến
đều thừa nhận rằng: với tư cách là một bộ phận của tác phẩm báo chí, chi
tiết phải có những tính chất, đặc điểm riêng.
Trên tinh thần đó, luận án bước đầu đề xuất một số tính chất cơ bản của
chi tiết trong tác phẩm báo chí gồm: tính trực tiếp, thời sự, thời điểm; tính
xác thực, chân thật, cụ
thể; tính hệ thống; tính khách quan; tính đặc thù và
tính đa dạng.
1.2.4. Các yếu tố chi phối chi tiết trong tác phẩm báo chí
Tác giả luận án cho rằng, dù chỉ là một yếu tố rất nhỏ nhưng chi tiết
có mối quan hệ thật phong phú và đa dạng với nhiều yếu khác. Đây là lý
do khiến tác giả muốn đề cập tới vấn đề sự chi phối đối với chi tiết của
nhiều yếu tố liên quan.
1.2.4.1. Những yếu tố bên ngoài chi phối chi tiết
Với mối quan hệ từ bên ngoài, chúng tôi xem xét chi tiết trên các
bình diện như: Thời đại với chi tiết; bối cảnh lịch sử - xã hội với chi tiết;
đời sống tư tưởng - văn hóa với chi tiết; khuynh hướng, tôn chỉ, mục đích
và bản sắc của tờ báo với chi tiết

1.2.4.2. Những yếu tố
bên trong chi phối chi tiết
Hệ thống các yếu tố bên trong chi phối chi tiết bao gồm: Đề tài với
chi tiết; chủ đề với chi tiết; thể loại tác phẩm với chi tiết; sự kiện với chi tiết;
chi tiết với chi tiết; tình tiết với chi tiết, ngôn ngữ, bút pháp, giọng điệu của
tác giả với chi tiết…

9
1.2.4.3. Những yếu tố từ chủ thể sáng tạo chi phối chi tiết
Nhìn từ góc độ nhà báo trong tư cách là chủ thể sáng tạo với chi
tiết, có các yếu tố cơ bản sau đây chi phối chi tiết trong tác phẩm báo chí:
Quan niệm của nhà báo với chi tiết; cảm hứng sáng tạo của nhà báo với chi
tiết; góc nhìn, chính kiến - thái độ của nhà báo với chi tiết; phong cách nhà
báo với chi tiết.
1.2.5. Vai trò, tầm quan tr
ọng của chi tiết trong tác phẩm báo chí
Nếu như trong văn học, hình tượng đóng vai trò là linh hồn của tác
phẩm, thì trong báo chí, chi tiết cũng có một ý nghĩa tương tự.
1.2.5.1. Chi tiết với tư cách là vật liệu cơ bản của tác phẩm báo chí
Nhà văn Nguyễn Công Hoan phát biểu: “… dù nằm ở vị trí nào
trong tác phẩm, chi tiết đều đóng vai trò là những vật liệu cơ bản, cùng với
các yếu tố khác làm nên hình hài, diện mạ
o của tác phẩm, chi tiết là những
hòn gạch xây nên bức tường ”.
Không có các chi tiết, nhà báo mới chỉ làm được phận sự là đưa người
đọc tiếp cận với đời sống mà chưa có thể giúp họ quan sát và nhận thức
một cách đầy đủ về nội dung, bản chất sâu xa của đời sống hiện thực đó.
1.2.5.2. Chi tiết với chức năng tác động vào mỹ cảm của công chúng
Nhà truyệ
n ngắn thiên tài người Nga Antôn Tsê-khốp nói: “Sự thật

nằm trong chi tiết”. Điều này còn có thể hiểu, đối với tác phẩm báo chí, sự
thật hay chi tiết là giá trị cơ bản và đặc sắc nhất lôi cuốn, hấp dẫn người
đọc. Từ đó có thể nói, chi tiết trong tác phẩm báo chí mang chức năng tác
động vào mỹ cảm của công chúng. Tuy nhiên, con đường tác động này của
tác phẩm báo chí khác với những sản phẩm thuộc loạ
i hình khác.
1.2.5.3. Chi tiết với vai trò cung cấp thông tin - tác động
vào tư tưởng, thái độ, hành động của công chúng
Chi tiết trong tác phẩm báo chí hiện diện không đơn thuần chỉ để
cung cấp thông tin, chúng còn có khả năng tác động mạnh mẽ vào tư
tưởng, thái độ và hành động của người đọc qua sự đánh thức cảm xúc,
rung động về thực tại của họ.

10
Tiểu kết chương 1
Trong chương 1, luận án đã trình bày một cách khái quát cách hiểu
của mình về chi tiết trong tác phẩm báo chí. Cùng với làm rõ một số khái
niệm liên quan: tác phẩm báo chí, các đặc điểm cơ bản về nội dung và hình
thức của tác phẩm báo chí; sự tương đồng và khác biệt giữa tác phẩm báo
chí và tác phẩm văn học luận án cũng dành nhiều trang cho những vấn
đề quan trọng khác như: bước đầu phân loại các d
ạng chi tiết; các tính chất
cơ bản của chi tiết trong tác phẩm báo chí; các yếu tố bên trong và bên
ngoài, nội dung và hình thức của tác phẩm báo chí chi phối chi tiết; vai trò,
tầm quan trọng của chi tiết trong việc tạo ra sức mạnh và sức hấp dẫn của
một tác phẩm báo chí.
Trên lý thuyết cũng như trong thực tiễn, việc các nhà nghiên cứu báo
chí, nhất là các nhà báo đang ngày càng quan tâm và ý thức rõ hơn về chi
tiết trong tác phẩm báo chí thuộc các thể loạ
i khác nhau là bằng chứng

thuyết phục về những gì chúng tôi bước đầu trình bày, phân tích.
***
Chương 2
CHI TIẾT TRONG CÁC TÁC PHẨM TIN, BÌNH LUẬN, PHÓNG SỰ
ĐOẠT GIẢI BÁO CHÍ TOÀN QUỐC
GIAI ĐOẠN 1991 - 2005
Trên cơ sở những gì quan sát được về bức tranh kinh tế - xã hội Việt
Nam giai đoạn 1991-2005; từ việc nhận diện một số đặc điểm cơ bản về
đời sống báo chí và Giải BCTQ giai đo
ạn 1991-2005, luận án tìm hiểu
thực tiễn sử dụng chi tiết trong các tác phẩm (báo in) đoạt giải BCTQ
thuộc các thể loại: tin, bình luận, phóng sự.
2.1. ĐỜI SỐNG KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ DIỆN MẠO BÁO CHÍ
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1991 - 2005
2.1.1. Đời sống kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 1991 - 2005
Tiếp nối chặng đầu của công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng
với nh
ững thành tựu đáng tự hào, bức tranh kinh tế - xã hội của đất nước

11
trong chặng đường tiếp theo tiếp tục hiện lên những gam màu tươi mới và
cũng hết sức sinh động. Nhìn một cách phổ quát, bức tranh đó được tạo
nên qua những nét chủ yếu, đó là:
2.1.1.1. Tiếp tục chuyển đổi về cơ cấu kinh tế
Biểu hiện sinh động của nỗ lực này là sự kiên quyết rà soát lại khu
vực kinh tế quốc doanh, đẩy mạnh cổ phần hóa, khuy
ến khích sự phát triển
của kinh tế tư nhân, tạo điều kiện và cơ hội cho sự ra đời và phát triển của
các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hình thức “khoán 10” được nhân rộng ở khu
vực kinh tế nông thôn là một giải pháp đem lại những thành quả rực rỡ: lần

đầu tiên nước ta thoát ra khỏi tình trạng thiếu đói triền miên, bắt đầu có tích
lũy và xuất khẩu. Chỉ mấy nă
m sau đổi mới, Việt Nam trở thành quốc gia
đứng thứ hai về xuất khẩu gạo.
Tất cả những thành tựu nhìn ở bình diện tổng quan nói trên khiến định
hướng tiếp tục chuyển đổi về cơ cấu kinh tế trở thành định hướng chính
của thập niên 90 trở về sau ở nước ta.
2.1.1.2. Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Chủ trương xây dựng nhà nướ
c pháp quyền xã hội chủ nghĩa là một
giải pháp đúng đắn nhằm hậu thuẫn tích cực cho sự phát triển kinh tế và
các phương diện khác trên toàn xã hội. Một nhà nước được điều hành bằng
luật pháp, trong đó tạo lập ý thức cho mọi tầng lớp công dân tinh thần
thượng tôn pháp luật chắc chắn sẽ làm giảm đi những ma sát, hạn chế, rủi
ro của quá trình phát triển. Tất cả
tạo thành một hợp lực, thúc đẩy sự phát
triển xã hội theo hướng tích cực trên cả hai phương diện vật chất và tinh thần.
2.1.1.3. Vấn đề tăng trưởng và phát triển bền vững
Liên tục trong nhiều năm, chỉ số tăng trưởng kinh tế của nước ta
luôn luôn giữ ở mức trên 7,5%. Từ năm 2000 trở đi chạm tới mức 8,0.
Những năm gần đây, khi mọ
i nội lực kinh tế được khơi dậy, cùng với
nhiều tập đoàn kinh tế lớn thế giới chọn Việt Nam làm địa chỉ của đầu tư,
nhiều chuyên gia kinh tế của Việt Nam và quốc tế đã nghĩ tới một con số
tăng trưởng lớn hơn.

12
Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế cũng đã cảnh báo về những mặt trái
của tăng trưởng, khiến các nhà hoạch định kinh tế Việt Nam phải nghĩ tới
vấn đề phát triển bền vững; trong đó không thể không đặt vấn đề ưu tiên

cho việc phát huy nội lực và coi đây là nền tảng; lấy sự vận động làm nội
lực; lấy sự phát triển làm mục tiêu…
2.1.1.4. Vấn đề
độc lập và hội nhập
Chủ trương độc lập và hội nhập phải được thấm vào tất cả các lĩnh
vực của đời sống, bao gồm:
- Độc lập và hội nhập về kinh tế
- Độc lập và hội nhập về chính trị
- Độc lập và hội nhập về tư tưởng và văn hóa
2.1.2. Diện mạo đời sống báo chí Việt Nam giai đo
ạn 1991 - 2005
Đời sống báo chí Việt Nam trong giai đoạn chúng tôi khảo sát (1991 -
2005) có thể tóm tắt trong mấy đặc điểm sau đây:
a/ Có bối cảnh hết sức sôi động.
b/ Có sự phát triển vượt bậc về đội ngũ những người làm báo cũng
như số lượng các tờ báo.
c/ Đời sống báo chí phát triển phong phú và đa dạng, có sự lớn mạnh,
trưởng thành về loại hình đồng thời xuất hi
ện nhiều thể loại mới.
Nhìn một cách khái quát, đời sống báo chí giai đoạn này nổi lên ở ba
đặc điểm lớn, được biểu hiện cụ thể trên ba xu hướng đó là: một, xu hướng
toàn cầu hóa; hai, xu hướng dân chủ hóa và ba, xu hướng thương mại hóa.
2.1.3. Giải báo chí toàn quốc giai đoạn 1991 - 2005
Giải báo chí mang tầm vóc quốc gia này, một mặt phản ánh sự
trưởng thành về mọ
i mặt và khẳng định vai trò to lớn của báo chí Việt
Nam trong sự nghiệp đổi mới đất nước, thể hiện sinh động ý thức chính trị
- xã hội, trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của đội ngũ những người
làm báo trước Đảng, đất nước và nhân dân; mặt khác, thể hiện vai trò lãnh
đạo và sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước ta đối với nền báo chí nước

nhà.

13
2.2. VIỆC SỬ DỤNG CHI TIẾT TRONG TIN, BÌNH LUẬN,
PHÓNG SỰ QUA CÁC TÁC PHẨM ĐOẠT GIẢI BÁO CHÍ
TOÀN QUỐC GIAI ĐOẠN 1991 - 2005
Từ những cảm nhận về bối cảnh đời sống xã hội và bức tranh báo chí
Việt Nam giai đoạn 1991 - 2005, nhiệm vụ trọng tâm tiếp theo của luận án
là, cùng với việc điểm qua những đặc trưng cơ bản từng thể loại, tiến hành
khả
o sát thực tiễn sử dụng chi tiết trong các tác phẩm báo chí đoạt giải
BCTQ trong ba thể loại tin, bình luận và phóng sự giai đoạn 1991 - 2005.
2.2.1. Chi tiết trong thể loại tin
2.2.1.1. Về thể loại tin
Về đặc điểm, tin phản ánh một cách nhanh nhất, kịp thời nhất về
những sự kiện, sự việc và con người mang tính thời sự. Với tính chất thông
báo là chủ yếu, sức mạnh của th
ể loại tin là tính chính xác, ngắn gọn và
trình bày rõ ràng.
2.2.1.2. Thực tiễn sử dụng chi tiết trong thể loại tin
Theo thống kê của tác giả luận án, trong 9 tuyển tập các tác phẩm
đoạt giải BCTQ giai đoạn 1991 - 2005, thể loại tin chỉ có 11 tác phẩm của
một tác giả và 10 nhóm tác giả .
Qua tìm hiểu, bước đầu có thể đưa ra một số nhận xét:
Thứ nhất, Ban giám khảo đã đứng trên một tinh thần khách quan và
công tâm. Bởi vì trong hàng ngàn tác phẩm thuộc thể loại tin được tung ra
hàng ngày trên mặt báo trong suốt 15 năm nhưng chỉ có thể chọn được
chừng ấy tác phẩm đưa vào giải.
Thứ hai, trong tư cách người làm báo, tác giả thấy rằng: để tạo ra một
tác phẩm tin không khó nhưng tạo được một tác phẩm tin đặc sắc thực sự

có giá trị quả thực không dễ. Điều này nằm trong bản chất c
ủa thể loại. Tin
tức dù thuộc phạm trù chính trị quốc tế như chiến tranh khu vực, xung đột
toàn cầu hay thuộc lĩnh vực đời thường như chuyện “scandal” của giới
nghệ sĩ thì khách quan mà nói, có thể nóng lên rất nhanh nhưng đồng thời
cũng “tỏa nhiệt” nhanh không kém. Một tác phẩm tin đọng lại lâu dài trong

14
dư luận đương nhiên phải mang những giá trị tự thân của nó. Theo khảo
sát của tác giả, những tác phẩm tin được đưa vào giải đều có một đặc điểm
chung: về sự kiện thường là những vấn đề được dư luận trong nước và
quốc tế quan tâm; về kết cấu thường mạch lạc và giản dị; về giọng điệu
thường sắ
c sảo và khách quan nhưng điều quan trọng hơn cả, trong những
tác phẩm này đều có những chi tiết đắt giá, tạo được hiệu ứng nhiều chiều
và sâu sắc đối với công chúng.
2.2.2. Chi tiết trong thể loại bình luận
2.2.2.1. Về thể loại bình luận
Ý nghĩa của tên gọi thể loại (bình luận) có thể hiểu: “bình” là luận
bàn, còn “luận” là những lý lẽ, những luận thuyết để làm rõ các luận
điểm về
các sự kiện, sự việc hay vấn đề được đề cập. Tác phẩm bình luận bộc lộ năng
lực thông tin lý lẽ và nghệ thuật lập luận bằng cách kết hợp giữa các bằng
chứng, luận cứ, luận điểm, bám sát những sự việc, sự kiện, tình huống,
hoàn cảnh tiêu biểu để thuyết phục công chúng. Đối tượng phản ánh củ
a
bình luận có thể là các sự kiện, hoàn cảnh, vấn đề, hiện trạng tiêu biểu của
đời sống nhưng trên hết, là các sự kiện và các vấn đề mang tính thời sự
đang được dư luận quan tâm, cần được làm sáng tỏ, cần sự thể hiện chính
kiến của tác giả.

2.2.2.2. Thực tiễn sử dụng chi tiết trong thể loại bình luận
Theo thống kê của chúng tôi, trong 9 tuyển tập các tác phẩm
đoạt
giải BCTQ giai đoạn 1991 - 2005, thể loại bình luận có 30 tác phẩm (báo
in) của 26 tác giả và 4 nhóm tác giả được trao giải.
Qua khảo sát, tìm hiểu cách sử dụng chi tiết của các tác giả, chúng tôi
bước đầu nhận thấy:
Thứ nhất, các tác phẩm đoạt giải nằm trong diện khảo sát đã phần nào
đáp ứng được những yêu cầu khá cao của thể loại, dù chưa phải đã là hoàn hả
o.
Thứ hai, bằng vốn sống, sự từng trải, khả năng phát hiện, năng lực
khái quát, đào sâu, sự năng động trong việc sử dụng ngôn ngữ, các tác giả
đã thể hiện sự tinh nhạy, sắc bén của mình không chỉ trong việc phát hiện

15
mà còn giải quyết thấu đáo vấn đề trước đòi hỏi của công luận. Trong đó,
sự dụng công của các tác giả trong việc sử dụng chi tiết để làm rõ bản chất
của từng sự kiện, tạo sức thuyết phục với người đọc và góp phần tạo nên
dấu ấn phong cách của tác giả là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, do
những yêu cầu rấ
t cao của thể loại, quan sát “mặt bằng” cũng như “đỉnh”
qua các tác phẩm đoạt giải có thể thấy: đội ngũ nhà báo của chúng ta còn
phải nỗ lực rất nhiều mới có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao và
khắt khe của công chúng hiện đại trong bối cảnh toàn cầu hóa.
2.2.3. Chi tiết trong thể loại phóng sự
2.2.3.1. Về thể loại phóng sự
Là thể loại giao thoa giữa văn h
ọc và báo chí, phóng sự có thể kết
hợp hài hoà những phẩm chất của báo chí và văn học một cách sáng tạo và
hiệu quả, tiếp cận một hiện thực mang tính thời sự, xác thực đang được

công luận quan tâm. Phóng sự vì thế còn được coi là thể loại có tính chiến
đấu mạnh mẽ đồng thời có sức hấp dẫn đặc biệt đối với công chúng.
2.2.3.2. Thực tiễn sử dụng chi tiế
t trong thể loại phóng sự
Theo thống kê của tác giả, trong 9 tuyển tập các tác phẩm đoạt giải
BCTQ giai đoạn 1991 - 2005, có 76 tác phẩm phóng sự của 42 tác giả và
34 nhóm tác giả được trao giải.
Qua khảo sát, tác giả nhận thấy:
Thứ nhất, đối chiếu với chính thể loại từ trước 1991, phóng sự giai
đoạn này (1991 - 2005) cơ bản đã chạm tới muôn mặt của đời sống hiện
thực vốn phong phú, đa dạng, phức tạp; từ chính trị, kinh tế đến văn hóa,
xã hội
Thứ hai, dường như tất cả các tác phẩm đoạt giải đều chạm tới những
vấn đề nóng, những vấn đề bức xúc của đời sống cộng đồng.
Thứ ba, các tác phẩm được Hội đồng giải thưởng đánh giá cao đều là
những tác phẩ
m chinh phục người đọc bằng nhiều chi tiết sống động, chân
thực, có những đột phá về hình thức tổ chức tác phẩm rất đáng ghi nhận.

16
Tuy nhiên, cũng cần phải khách quan để nhận định rằng, dựa trên
những tiêu chí nghiêm ngặt của thể loại, thì những tác phẩm phóng sự đoạt
giải, kể cả những tác phẩm đoạt giải cao trong giai đoạn nói trên vẫn chưa
thực sự làm những ai quan tâm đến phóng sự hài lòng.

Tiểu kết chương 2
Qua khảo sát hệ thống chi tiết được sử dụng trong các tác phẩm báo
chí
đoạt giải thuộc các thể loại tin, bình luận, phóng sự giai đoạn từ 1991
đến 2005 cùng với việc phân tích những thành công và hạn chế của việc sử

dụng chi tiết của các tác giả có thể thấy:
- Đội ngũ những người làm báo đã có một sự quan tâm nhất định
trong việc sử dụng chi tiết, coi đó là một yếu tố quan trọng trong việc tạo
ra sức hấp dẫ
n của tác phẩm báo chí. Khác với các giai đoạn trước, các tác
phẩm đoạt giải ở giai đoạn này phần lớn đều tạo lập được một hệ chi tiết
đa dạng, phong phú, hấp dẫn hơn; vừa mang hàm lượng thông tin cao, vừa
tạo hiệu ứng xã hội tích cực.
- Tuy nhiên, mỗi thể loại dường như đều tạo ra một thứ “quyền năng”
riêng, yêu cầu phải có m
ột hệ chi tiết tương thích với nó. Do đó trên thực tế,
chi tiết chỉ có thể phát huy hết công năng, tự phát sáng về sức mạnh và vẻ đẹp
của nó khi được nhà báo sử dụng phù hợp với yêu cầu của đặc trưng thể loại.
***
Chương 3
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC
SỬ DỤNG CHI TIẾT TRONG TÁC PHẨM BÁO CHÍ
Ở chương này, nhiệm vụ trọng tâm củ
a luận án là nêu lên những cảm
nhận, rút ra những nhận xét, đánh giá bước đầu về nghệ thuật sử dụng chi
tiết của các tác giả qua các tác phẩm đoạt giải thuộc giai đoạn chọn khảo
sát. Trên cơ sở đó, xác định những yêu cầu đặt ra khi sử dụng chi tiết đồng
thời đề xuất những giải pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng và hiệu qu

của việc sử dụng chi tiết trong tác phẩm báo chí.

17
3.1. NGHỆ THUẬT SỬ DỤNG CHI TIẾT QUA CÁC TÁC PHẨM
ĐOẠT GIẢI BÁO CHÍ TOÀN QUỐC GIAI ĐOẠN 1991 - 2005
Trong quá trình khảo sát, phân tích các tác phẩm tiêu biểu (ở chương

2) đã lộ diện một quy luật mà tác giả luận án thấy khá phù hợp với yêu cầu
thực tế của thể loại. Đó là ở thể loại tin, dạng chi tiết về sự kiện, sự việc
thường chiếm một t
ỷ lệ lớn; ở thể loại bình luận, dạng chi tiết về vấn đề
được sử dụng với một tần số cao; còn ở thể loại phóng sự, dạng chi tiết về
sự kiện, sự việc, vấn đề, nhân vật, bối cảnh v.v… được bố trí dàn đều trong
một tương quan khá cân đối.
Nhìn chung, chi tiết trong tác phẩm báo chí đã được người làm báo
chú ý một cách tương đố
i toàn diện và sâu sắc hơn, đây cũng là một trong
những yếu tố quan trọng tạo nên sự khởi sắc về chất lượng của tác phẩm.
3.1.1. Những khởi sắc cần được khẳng định
Nhìn một cách tổng thể, báo chí trong và sau đổi mới có những
đóng góp lớn trên nhiều phương diện như.
Thứ nhất, đẩy mạnh dân chủ hóa.
Thứ hai, phát huy các yếu tố nhân vă
n hóa.
Thứ ba, tăng cường chuyên nghiệp hóa.
Qua các tác phẩm đoạt giải, chỉ xét trên bình diện chi tiết của tác
phẩm, có thể thấy một hiện tượng đáng mừng. Đó là sự giảm thiểu những
chi tiết rườm rà, vụn vặt, giật gân và sự tăng cường tối đa cho những chi tiết
có hàm lượng thông tin cao, gây hiệu ứng tích cực về mặt tình cảm, gợi suy
ngẫm sâu v
ề mặt tư tưởng.
Chỉ quan sát ở bình diện xu hướng vận động trong quan niệm của nhà
báo về chi tiết, có thể thấy đã xuất hiện những biểu hiện đáng mừng: Một
là, chi tiết trong tác phẩm ngày càng có xu hướng đa dạng, phong phú
hơn; hai là, chi tiết ngày càng mới lạ, đặc sắc, trí tuệ hơn, ba là, chi tiết
ngày càng chính xác, khách quan, có hàm lượng thông tin cao và sát với đời
sống hơ

n; bốn là, chi tiết ngày càng thể hiện rõ hơn chính kiến và phong cách
tác giả hơn và năm là, về mặt hình thức, chi tiết ngày càng được diễn đạt bởi
những hình thức ngôn ngữ hấp dẫn, sinh động hơn.

18
3.1.2. Một số hạn chế cần khắc phục
Bên cạnh những thành công cơ bản nói trên, cũng qua các tác phẩm
đoạt giải, có thể thấy: vì những lý do khác nhau, các tác giả vẫn còn những
hạn chế trong việc sử dụng chi tiết, tựu trung lại đã bộc lộ trên các mặt sau
đây: một là, ý thức về chi tiết còn mơ hồ, thiếu chiều sâu; hai là, ý thức về
chi tiết còn thiế
u toàn diện và ba là, ý thức về chi tiết thiếu tính quốc tế và
tinh thần hiện đại. Từ đó, chúng tôi lưu ý về một số nhược điểm chính cần
được khắc phục. Chẳng hạn đó là những hạn chế về “phông” văn hóa của
những người làm báo và cách đưa thông tin còn mang tính một chiều, thiếu
khách quan, thiếu tầm nhìn hiện đại và quốc tế…
3.1.3. Nguyên nhân của thự
c trạng
Những ưu điểm và hạn chế nói trên, là kết quả của rất nhiều “hệ lụy”
khác nhau. Trong tầm nhìn của chúng tôi, thực trạng ấy có mối liên quan
sâu sắc đến ba yếu tố cơ bản gồm: cơ sở kinh tế - xã hội; nhu cầu của công
chúng; trình độ, năng lực của người làm báo.
Hiện trạng nói trên nếu kéo dài và chậm được khắc phục sẽ nảy sinh
các h
ệ quả sau đây:
Một là, cơ sở kinh tế hạn chế sẽ tạo điều kiện cho một sự cạnh tranh
thiếu lành mạnh, mạnh ai nấy làm, mạnh ai nấy được.
Hai là, chính các cơ quan truyền thông buộc phải phát triển một cách
thiên lệch và không phát huy hết các thế mạnh của thông tin.
Ba là, sẽ khó đặt ra vấn đề tính chuyên nghiệp của báo chí nếu như

chúng ta chưa giải quyế
t những vấn đề từ nền móng. Chỉ khi nào báo chí
vận hành và phát triển theo những “khế ước” của thời hiện đại, khi ấy
chúng ta mới có quyền hy vọng về tính năng sản của nền truyền thông hiện đại.

19
3.2. NHỮNG YÊU CẦU ĐẶT RA VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CỦA CHI TIẾT TRONG
TÁC PHẨM BÁO CHÍ
3.2.1. Những yêu cầu đặt ra đối với việc sử dụng chi tiết trong
tác phẩm báo chí.
3.2.1.1. Cần một ý thức mới trong sử dụng chi tiết
Một ý thức được coi là mới về chi tiết, theo chúng tôi, cần hội đủ các
bình diện sau đây: Một là, phải mang m
ột tinh thần mới của thời đại trong
cái nhìn về chi tiết; hai là, bên cạnh sự táo bạo và bản lĩnh, người làm báo
phải rèn cho mình một nhãn quan sắc bén để có thể phát hiện ra những giá
trị tiềm ẩn của chi tiết mà người khác không nhìn thấy, và ba là, một ý thức
mới về chi tiết phải luôn luôn được duy trì thường trực và phải được chi phối
bởi hai thứ ánh sáng: cái tài và cái tâm của người làm báo.
3.2.1.2. Cần có một tầm nhìn mới về chi tiết
Tầm nhìn mới về chi tiết được bộc lộ ở khả năng nhìn thấy, phát
hiện và khám phá vai trò và các công năng thực sự của chi tiết. Tầm nhìn
đó phụ thuộc vào vốn văn hóa, sự từng trải, chiều sâu nhân văn, bên cạnh
một ý thức công dân tích cực của người làm báo.
Tầm nhìn đó còn đòi hỏi phải được nâng lên mang tầm phổ quát c
ủa
nhân loại. Một tầm nhìn mới về chi tiết bao giờ cũng đem đến cho tác
phẩm báo chí một giá trị mới.
3.2.1.3. Cần có một phương pháp tiếp cận mới về chi tiết

Về mặt lý thuyết, để các nguyên tắc vừa nêu trên phát huy hiệu quả
trong thực tế, theo chúng tôi, trong quá trình sáng tạo tác phẩm, riêng trong
phương pháp tiếp cận chi tiết, người làm báo cần hướng tới các tiêu chí cơ
bản sau đây: mộ
t là, chi tiết phải mới lạ và có ý nghĩa; hai là, chi tiết phải
chân thực, chính xác, khách quan ; ba là, chi tiết phải tiêu biểu, đặc sắc,
phù hợp với hoàn cảnh, sự kiện, sự việc.

20
3.2.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả của chi tiết
trong tác phẩm báo chí
Yêu cầu phải thay đổi tư duy cho phù hợp với môi trường truyền
thông hiện đại đang là một vấn đề được các cơ quan quản lý truyền thông đặt
lên hàng đầu.
Xuất phát từ ý tưởng này và soi rọi vào vấn đề đang nghiên cứu,
chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp cơ bản như sau:
3.2.2.1. Gi
ải pháp về khai thác chi tiết
Việc tìm kiếm, phát hiện các chi tiết là một công đoạn rất quan
trọng trong tác nghiệp của nhà báo, quyết định mức độ thành công của tác
phẩm báo chí. Bảng điều tra xã hội học với 80 nhà báo tại các tỉnh phía
Nam cho thấy: có đến 66,25% số người được hỏi cho rằng, trong bốn công
đoạn cơ bản để sáng tạo một tác phẩm báo chí, công đoạn phát hiện chi tiết là
quan tr
ọng nhất.
Theo chúng tôi, để có thể khai thác chi tiết bảo đảm các yêu cầu cơ
bản là trúng, đúng và sâu cho một tác phẩm báo chí, cần hội đủ các tiêu chí
sau đây: Một là, chi tiết phải mang tính thời sự; hai là, chi tiết phải mang
tầm cao văn hóa; ba là, chi tiết phải mang chiều sâu tâm linh và bốn là, chi
tiết phải có giá trị triết học.

3.2.2.2. Giải pháp về chọn lựa chi tiết
Đây là khâu quan trọng tiếp theo ngay sau việc khai thác chi ti
ết,
công việc này gần như thể một sự “tự biên tập” của nhà báo đối với tác
phẩm của mình ở cấp độ chi tiết.
Theo chúng tôi, trong lựa chọn chi tiết, người làm báo cần tuân thủ một
số nguyên tắc sau: Một là, phải chọn lựa chi tiết theo tinh thần thời đại; hai
là, phải chọn lựa chi tiết theo bản sắc dân tộc; ba là, phải chọn lự
a chi tiết
theo yêu cầu chủ đề và đề tài; bốn là, phải chọn lựa chi tiết theo yêu cầu
của thể loại; năm là, phải chọn lựa chi tiết theo nguyên tắc “quý hồ tinh bất
quý hồ đa”.

21
3.2.2.3. Giải pháp về sử dụng chi tiết
Tác giả luận án cho rằng, sử dụng chi tiết là một vấn đề thuộc các
phạm trù bao gồm: kỹ năng, tài nghệ, tư tưởng - đạo đức, cùng với phong
cách ngôn ngữ của cá nhân người làm báo. Từ đó, tác giả mạnh dạn đề
xuất một số yêu cầu cơ bản: một là, sử dụng chi tiết phải có kỹ năng;
hai
là, sử dụng chi tiết phải có tài nghệ; ba là, sử dụng chi tiết phải thể hiện tư
tưởng, đạo đức của người làm báo; bốn là, sử dụng chi tiết phải có một
phong cách ngôn ngữ phù hợp.

Tiểu kết chương 3
Toàn bộ chương 3 là tập hợp một số vấn đề quan trọng và phức tạp
thuộc phạm trù lý luận nghề nghiệp mà tác giả luận án cho rằng cần phải
được đề cập; cho dù nhiều lúc, có không ít vấn đề vượt quá khả năng giải
quyết của người thực hiện.
Trên cơ sở của những dẫn liệu đã khảo sát và những suy ng

ẫm về vấn
đề nghiên cứu, chúng tôi muốn đề xuất một số giải pháp cơ bản, bao gồm
các giải pháp: khai thác, lựa chọn và sử dụng chi tiết nhằm phát huy vai
trò, tầm quan trọng của nó trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả của
tác phẩm báo chí trước yêu cầu đổi mới và hội nhập của nền báo chí Việt Nam.

***
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Qua ba chươ
ng của luận án, người viết đã thực hiện một quá trình tìm
hiểu, khám phá, khảo sát, nhận định về những gì liên quan tới đối tượng
nghiên cứu là chi tiết trong tác phẩm báo chí. Trên cơ sở đó tác giả luận án
xin nhấn mạnh một số phương diện sau:
1. Chi tiết trong tác phẩm báo chí là một trong những thành tố cơ bản
không chỉ góp phần tạo nên cấu trúc của tác phẩm, tăng hiệu quả thông tin,
tác
động mạnh mẽ và sâu sắc đến nhận thức của người đọc mà còn có sức

22
tương tác với các yếu tố khác để tạo nên hiệu ứng thẩm mỹ và nhân văn, làm
tăng sức hấp dẫn và lôi cuốn của tác phẩm báo chí đối với công chúng.
2. Khảo sát quá trình sử dụng chi tiết và hiệu quả của nó trong ba thể
loại tin, bình luận, phóng sự qua các tác phẩm đoạt giải BCTQ giai đoạn
1991 - 2005, quả nhiên những nhận định vừa nêu trong luận án đã được
chứng minh và sáng tỏ. Khó có th
ể “đong đếm” thật chính xác cũng như
không thể tách bạch thật rạch ròi các dạng, kiểu sử dụng chi tiết được sử
dụng, tuy nhiên trong quá trình khảo sát các tác phẩm tiêu biểu cũng đã lộ
diện một quy luật khá phù hợp với yêu cầu thực tế của thể loại. Đó là ở thể

loại tin, dạng chi tiết về sự kiện, sự việc thường chiếm mộ
t tỷ lệ lớn; ở thể
loại bình luận, dạng chi tiết về vấn đề được sử dụng với một tần số cao; ở
thể loại phóng sự, dạng chi tiết về sự kiện, sự việc, vấn đề, nhân vật, bối
cảnh v.v… được bố trí dàn đều trong một tương quan khá cân đối.
Hiện tượng nói trên cho phép ta nghĩ rằng: đặc trưng thể lo
ại đã chi
phối khá triệt để đối với việc sử dụng chi tiết của các nhà báo. Đây là điều
đáng mừng. Bởi vì, sự tuân thủ các nguyên tắc của thể loại trong việc sử
dụng chi tiết là việc cần thiết để các nhà báo có thể khai thác tối đa các
tiềm năng vốn có của thể loại. Điều này cũng cho thấy một sự trưởng
thành nhấ
t định của đời sống báo chí - xét ở yêu cầu chuyên nghiệp hóa.
3. Thực ra, nền báo chí Việt Nam hình thành và phát triển trong một bối
cảnh đặc biệt, trong đó, sự can thiệp vào quá trình vận động của báo chí từ
phía lịch sử, xã hội và quốc tế là không nhỏ. Bởi thế, luận án cũng đã bước
đầu đưa ra một cái nhìn khái lược về quá trình vận động của quan niệm và
tư duy về chi tiết qua một giai
đoạn phát triển cụ thể, với mong muốn có
thể nhìn vấn đề đang nghiên cứu rõ ràng, xác đáng hơn.
4. Quan sát vấn đề trên một giai đoạn lịch sử cụ thể đã cho phép tác giả
mạnh dạn hơn trong việc đặt ra những yêu cầu trong quan niệm về chi tiết,

×