Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

Tác động của quá trình đô thị hóa đến chất lượng cuộc sống dân cư quận Liên Chiểu thành phố Đà Nẵng năm 2023

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 80 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quá trình đô thị hóa trên cơ sở công nghiệp hóa đã làm cho quá trình đô thị hóa trở
thành một xu hướng nổi bật của các nước đang phát triển. Là một nước đang phát triển,
Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Qúa trình đô thị hóa diễn ra sôi động trên
khắp cả nước, đặc biệt là thành phố Đà Nẵng, nơi được coi là có nền kinh tế phát triển
năng động nhất miền Trung, nơi quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Trước đây nền kinh tế của quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng phát triển tương đối
chậm, lại gặp nhiều khó khăn, nhu cầu của nhân dân hầu như không đáp ứng được.
Nhưng hiện nay cùng với quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ thì chất lượng cuộc sống
ngày càng được nâng cao, bộ mặt quận ngày càng thay đổi. Tuy nhiên bên cạnh những
mặt tích cực mà quá trình đô thị hóa đem lại thì vẫn còn nhiều vấn đề tiêu cực tác động
đến chất lượng cuộc sống dân cư. Và đây cũng chính là những tồn tại mà chính quyền và
nhân dân quận, thành phố đang từng bước tháo gỡ giải quyết.
Với mong muốn được góp phần vào xây dựng quận Liên Chiểu nói riêng và thành
phố Đà Nẵng nói chung ngày càng giàu đẹp tương xứng với tiềm năng vốn có và theo sự
phát triển đi lên của nền kinh tế xã hội đất nước. Vì vậy chúng tôi đã chọn đề tài : “ Tác
động của quá trình đô thị hóa đến chất lượng cuộc sống dân cư quận Liên Chiểu
thành phố Đà Nẵng ” cho đề tài nghiên cứu khoa học của nhóm.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ đề tài
2.1. Mục tiêu
- Phân tích và đánh giá sơ bộ của quá trình đô thị hóa ở quận Liên Chiểu - Đà Nẵng
đối với một số tiêu chí cơ bản của chất lượng cuộc sống ở đây.
- Trên cơ sở đó, đề tài sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm pháy huy những mặt tích
cực đồng thời khắc phục những mặt tiêu cực của quá trình đô thị hóa ở đị bàn.
2.2. Nhiệm vụ
- Thu thập, phân tích và tổng hợp số liệu.
- Khái quát về đặc diểm tự nhiên, văn hóa, kinh tế - xã hội của quận Liên Chiểu –
Đà Nẵng.
1
- Phân tích đặc điểm của quá trình đô thị hóa ở quận Liên Chiểu – Đà Nãng.


- Điều tra xã hội học về chất lượng cuộc sống của cư dân
3. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Có nhiều công trình nghiên cứu về đô thị, đô thị hóa trên thế giới, Việt Nam và
Tp.Hồ Chí Minh. Một số đề tài tiêu biểu như: “Đô thị Việt Nam” của Đàm Trung Phường;
“Đô thị học” của GS.TSKH. Nguyễn Thế Bá; “Quản lí đô thị” của TS. Nguyễn Ngọc
Châu; “Quản lí đô thị” của Phạm Trọng Mạnh; “Kinh tế đô thị và vùng” của Trần Văn
Tấn; “Phân tích dưới góc độ địa lí kinh tế – xã hội sự chuyển hóa nông thôn thành đô thị
ở Hà Nội trong quá trình đô thị hóa” của TS. Đỗ Thị Minh Đức…
Các đề tài nghiên cứu về chất lượng cuộc sống người dân trong quá trình đô thị hóa,
có thể kể đến những nghiên cứu như: “Nghiên cứu đo đạc một số chỉ tiêu chất lượng cuộc
sống năm 2002 của Tp. Hồ Chí Minh” của TS. Hồ Thiệu Hùng; “Cộng đồng dân cư ngoại
thành Tp. Hồ Chí Minh trong quá trình đô thị hóa” của TS. Văn Thị Ngọc Lan; “Nghiên
cứu hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tại 5 Quận mới, các vấn đề đang đặt ra, các
chính sách và biện pháp quản lí, sử dụng đất phù hợp với quá trình đô thị hóa, công
nghiệp hóa theo mục tiêu qui hoạch” của KS. Nguyễn Thị Tuất…Đây là những nguồn tư
liệu quí giá về quá trình đô thị hóa giúp tác giả tham khảo, nghiên cứu đô thị một cách sâu
sắc hơn.
Riêng với vấn đề đô thị hóa tại Đà Nẵng thì có đề tài luận văn : “ Các vấn đề môi
trường trong quá trình đô thị hóa – công nghiệp hóa ở thành phố Đà Nẵng ’’ của Nguyễn
Thế Tiến, Phùng Chí Sỹ, Huỳnh Thị Minh Hằng, được nghiên cứu dưới góc độ môi
trường.
4. Giới hạn đề tài
4.1. Giới hạn về nội dung
- Các khía cạnh của đô thị hóa tác động đến chất lượng cuộc sống được nghiên cứu
gồm: đời sống kinh tế; giáo dục; đời sống văn hóa-tinh thần hóa; y tế và chăm sóc sức
khỏe; nhà ở, đi lại và môi trường.
- Các số liệu nghiên cứu được giới hạn trong gian đoạn từ tháng 01/1997 đến nay
2
4.2. Giới hạn về không gian
Địa bàn quận Liên Chiểu với diện tích tự nhiên là: 79,13km

2
, gồm 5 phường.
5. Quan điểm nghiên cứu
- Quan điểm hệ thống.
CLCS của dân cư ở từng tỉnh, thành phố trong mỗi quốc gia cần phải được đặt trong
mối quan hệ cụ thể với toàn bộ hệ thống lãnh thổ quốc gia. Đó là cơ sở đầu tiên giúp cho
việc tiếp cận và phân tích vấn đề một cách có hệ thống. Vì vậy, việc nghiên cứu chất
lượng cuộc sống của dân cư quận Liên Chiểu – TP.Đà nẵng phải được đặt trong mối liên
hệ với toàn bộ thành phố, vùng Duyên hải miền Trung và cả nước. Bản thân CLCS của
dân cư quận Liên Chiểu cũng là một hệ thống bao gồm nhiều yếu tố có mối quan hệ qua
lại.
- Quan điểm lịch sử.
Quan điểm này chú ý tới khía cạnh địa lý lịch sử. Các sự vật, hiện tượng địa lý
không chỉ biến đổi trong không gian mà biến đổi cả theo thời gian. Do đó, việc nghiên
cứu tác động của quá trình đô thị hóa tới chất lượng cuộc sống dân cư quận Liên Chiểu –
TP.Đà Nẵng trong mối liên hệ quá khứ - hiện tại – tương lai sẽ làm rõ bản chất của vấn đề
theo một chuỗi thời gian, đảm bảo được tính logic, khoa học và chính xác khi nghiên cứu.
- Quan điểm sinh thái - phát triển bền vững
Môi trường sống và CLCS của dân cư có mối quan hệ mật thiết và hữu cơ với nhau.
Môi trường sống có ảnh hưởng trực tiếp đến CLCS của dân cư, đặc biệt là sức khỏe và
tuổi thọ của người dân. Vì vậy, khi nghiên cứu chúng ta cần xem môi trường như là một
bộ phận của CLCS dân cư.
Sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người phải đảm bảo sự phát triển bền vững
của môi trường sinh thái. Việc nghiên cứu và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao CLCS
phải dựa trên quan điểm phát triển bền vững mới đảm bảo tính ổn định lâu dài. Vì vậy,
mối quan hệ giữa tự nhiên và sự phát triển xã hội là vấn đề cần giải quyết của bất kì một
đề tài nghiên cứu nào.
3
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích số liệu

Đây là phương pháp quan trọng, xuyên suốt cả quá trình nghiên cứu đề tài, phương
pháp được sử dụng để hệ thống lại các tri thức về bức tranh chung của đối tượng và khách
thể nghiên cứu. Quá trình làm đề tài cần tiến hành thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu,
số liệu thống kê của các cơ quan, qua sách, báo, tạp chí, các nghiên cứu đã được công bố
của các cơ quan, ban ngành của quận, thành phố.
- Phương pháp bản đồ, biểu đồ
Nhằm chứng minh, làm sáng tỏ sự biến đổi của các hiện tượng kinh tế - xã hội,
sự tác động của các yếu tố với nhau, ngoài việc dùng số liệu tương đối và tuyệt đối để
chứng minh, chúng ta còn cụ thể hóa bằng các biểu đồ, bản đồ thích hợp.
Bản đồ - biểu đồ là phương pháp đặc trưng của khoa học Địa lý. Việc sử dụng
phương pháp này giúp cho các vấn đề nghiên cứu được cụ thể, trực quan và toàn diện
hơn.
- Phương pháp thống kê
Các tài liệu thống kê được thu thập và triệt để khai thác bởi vì đây là các tài liệu có
giá trị pháp lý”. Các tài liệu được thu thập ở UBND quận Liên Chiểu và các website có
liên quan…để so sánh, tìm ra các ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa tới chất lượng cuộc
sống dân cư quận Liên Chiểu.
7. Bố cục đề tài
Đề tài gồm có 3 nội dung chính:
+ Chương 1: Cơ sở lý luận
+ Chương 2: Khái quát về đặc điểm tự nhiên, xã hội và quá trình đô thị hóa quận
Liên Chiểu
4
+ Chương 3: Tác động của quá trình đô thị hóa đến chất lượng cuộc sống ở quận
Liên Chiểu- Đà Nẵng.
NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Các khái niệm.
1.1.1 Đô thị hóa và quá trình đô thị hóa
ĐTH là một phạm trù KT - XH, là quá trình chuyển hóa và vận động phức tạp mang

tính quy luật, là quá trình phổ biến diễn ra trên quy mô toàn cầu, mang tính chất đặc trưng
5
nhất của sự phát triển KT - XH trong thời hiện đại. Quá trình này bao gồm sự thay đổi
trong nhiều lĩnh vực như cơ cấu kinh tế, cơ sở hạ tầng, phân bố lực lượng sản xuất, phân
bố dân cư, dân số, kết cấu nghề nghiệp, lối sống văn hóa,…
ĐTH diễn ra rất sớm từ thế kỉ thứ IV trước Công nguyên. Nhưng thuật ngữ này chỉ
mới phổ biến vào những năm đầu thế kỉ XX khi quá trình ĐTH phát triển trên quy mô
toàn cầu. Và cho đến nay đã có nhiều khái niệm khác nhau về ĐTH. ĐTH theo nghĩa
tiếng Anh là Uzbanization, tiếng Pháp là Urbanisation đều bắt nguồn từ tiếng Latinh là
Urbanus “thuộc về đô thị”, Urbas “thành phố”: Là quá tình tập trung dân số vào các đô
thị, là sự hình thành nhanh chóng các điểm quần cư đô thị trên cơ sở phát triển sản xuất và
đời sống.
Từ điển Bách khoa Larousse cho rằng “Đô thị hóa là hiện tượng dân số tập trung
ngày càng dày đặc tại những điểm có tính chất đô thị” Theo khái niệm này, ĐTH được
xác định bằng sự kiện tăng dân số và sự phát triển không gian của thành phố.
Trong Từ điển Tiếng Việt cũng có khái niệm tương tự nhưng nhấn mạnh hơn vai trò
của đô thị đối với phát triển xã hội: “Đô thị hóa là quá trình tập trung dân cư ngày càng
đông vào các đô thị và làm nâng cao vai trò của thành thị đối với sự phát triển của xã hội”.
Dù không đi sâu vào bản chất và hiện tượng của chuyển động ĐTH, nhưng hai khái
niệm trên cũng đã cũng đã nói lên hai tính chất chung của ĐTH là sự tập trung dân số và
vai trò phát triển của thành phố.
Theo các nhà địa lý, ĐTH đồng nghĩa với sự gia tăng không gian, mật độ dân cư,
thương mại, dịch vụ hoặc các hoạt động khác mang tính chất phi nông nghiệp trong một
khu vực theo thời gian.
Nhà đô thị học lão thành của nước ta - Giáo sư Đàm Trung Phường thì cho rằng:
“Đô thị hóa là một quá trình diễn thế về kinh tế - xã hội - văn hóa - không gian gắn liền
với những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong đó diễn ra sự phát triển nghề nghiệp mới, sự
chuyển dịch cơ cấu lao động, sự phát triển đời sống văn hóa, sự chuyển đổi lối sống và sự
mở rộng phát triển không gian thành hệ thống đô thị, song song với tổ chức bộ máy hành
chính, quân sự”.

Theo khái niệm này thì đô thị hóa là quá trình chuyển đổi trên tất cả các lĩnh vực, từ
kinh tế, xã hội, văn hóa đến khoa học kỹ thuật và cả không gian cư trú của con người.
6
Một khái niệm khác của GS.TS. Nguyễn Thế Bá, tác giả cho rằng: “Đô thị hóa là
quá trình tập trung dân số vào các đô thị, là sự hình thành nhanh chóng các điểm dân cư
đô thị trên cơ sở phát triển sản xuất và đời sống…Quá trình đô thị hóa cũng là quá trình
biến đổi sâu sắc về cơ cấu sản xuất, cơ cấu nghề nghiệp, cơ cấu tổ chức sinh hoạt xã hội,
cơ cấu tổ chức không gian kiến trúc xây dựng từ dạng nông thôn sang thành thị”.
Những khái niệm về ĐTH được nhận định khác nhau là do các tác giả nhìn nhận ở
ĐTH những khía cạnh khác nhau. Xét trên phương diện cách sống, ĐTH là một sự thay
đổi lối sống và đồng thời thay đổi khung cảnh sống. Xét trên quan điểm sinh thái nhân
văn thì ĐTH là quá trình chuyển động làm thay đổi lối sống và cảnh quan của một hệ
thống quần cư từ hệ sinh thái KT - XH nông thôn sang hệ sinh thái KT - XH đô thị. Xét
trên phương diện kinh tế thì ĐTH là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang
phi nông nghiệp.
Mặc dù còn nhiều cách nhìn khác nhau về ĐTH nhưng nhìn chung các nhà nghiên
cứu đều thống nhất với nhau rằng ĐTH là một vấn đề mang tính tất yếu khách quan và có
tính phổ quát. Đó là sự chuyển đổi mạnh mẽ, sâu sắc và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực
từ kinh tế, xã hội đến văn hóa,…là sự chuyển đổi từ nông thôn sang thành thị, từ nền sản
xuất nông nghiệp sang sản xuất phi nông nghiệp với sự tập trung dân cư ngày càng cao.
1.1.2 Chất lượng cuộc sống
Chất lượng cuộc sống (Quality of life) là một khái niệm rộng, đã từng được hiểu
theo nhiều nghĩa khác nhau và được đo bằng nhiều tiêu chí khác nhau. Chất lượng cuộc
sống thường được lưu ý phân biệt với mức sống. Mức sống là thước đo về phúc lợi vật
chất còn chất lượng cuộc sống là thước đo cả về phúc lợi vật chất và giá trị tinh thần.
Trong các tác phẩm của C.Mác hay của các nhà kinh tế chính trị cổ điển khác như
A.Smith, D.Ricardo, R.Malthus, J.S.Mill đã có tư tưởng mở rộng và đề cao các giá trị
về CLCS của con người. CLCS như là mục đích trong việc tạo điều kiện thuận lợi giúp
con người có một cuộc sống vật chất và tinh thần phong phú.
Theo R.C.Sharma thì CLCS là một khái niệm phức tạp, nó đòi hỏi sự thỏa mãn cộng

đồng chung xã hội, cũng như những khả năng đáp ứng được nhu cầu cơ bản của chính
bản thân xã hội. Trong tác phẩm nổi tiếng “Dân số, tài nguyên, môi trường và chất lượng
cuộc sống”, ông đã định nghĩa: “Chất lượng cuộc sống là sự cảm giác được hài lòng
(hạnh phúc hoặc thỏa mãn) với những nhân tố của cuộc sống, mà những nhân tố đó được
7
coi là quan trọng nhất đối với bản thân một con người. Thêm vào đó, chất lượng là sự
cảm giác được hài lòng với những gì mà con người có được. Nó như là cảm giác của sự
đầy đủ hay là sự trọn vẹn của cuộc sống” . Theo R.C.Sharma thì mức sống của mỗi cá
nhân, gia đình và cộng đồng xã hội được coi là yếu tố quan trọng để tạo ra CLCS.
Trong xã hội hiện đại, khái niệm chất lượng cuộc sống thường được đồng nhất với
khái niệm thoải mái tối ưu. Trong đó, mối quan tâm chính của việc nâng cao chất lượng
cuộc sống là tạo ra một trạng thái thoải mái về vật chất và tinh thần, là tăng cường thời
gian nghỉ ngơi. Sự tối ưu hóa mức độ thoải mái được thể hiện trong sự đa dạng hóa các
sản phẩm tiêu dùng mà mỗi cộng đồng xã hội, mỗi gia đình hay mỗi cá nhân có được.
Nội dung khái niệm CLCS đã được Wiliam Bell mở rộng toàn diện hơn. Theo ông,
CLCS thể hiện ở 12 đặc trưng:
(1) An toàn thể chất cá nhân
(2) Sung túc về kinh tế
(3) Công bằng trong khuôn khổ pháp luật
(4) An ninh quốc gia được đảm bảo
(5) Bảo hiểm lúc già yếu và ốm đau
(6) Hạnh phúc về mặt tinh thần
(7) Sự tham gia của mỗi cá nhân vào đời sống xã hội
(8) Bình đẳng về giáo dục, y tế
(9) Chất lượng đời sống văn hóa
(10) Quyền tự do công dân
(11) Chất lượng môi trường kỹ thuật
(12) Chất lượng môi trường sống và khả năng chống ô nhiễm
Trong đó, ông nhấn mạnh nội dung “An toàn” và đã khẳng định CLCS được đặc
trưng bằng sự an toàn trong một môi trường tự nhiên trong lành và môi trường xã hội lành

mạnh.
Để định lượng khái niệm CLCS, ở Thái Lan đã xây dựng 37 chỉ tiêu phản ánh các
nội dung cốt lõi của CLCS là ăn, mặc, nhà ở và môi trường, sức khỏe, giáo dục và thông
8
tin, an toàn, việc làm. Từ đó, đưa ra tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cuộc sống theo 3 mức:
yếu kém (1 sao), trung bình (2 sao) và khá (3 sao).
Như vậy, có thể hiểu chất lượng cuộc sống là sự phản ánh, sự đáp ứng những nhu
cầu của xã hội, trước hết là nhu cầu về vật chất cơ bản tối thiểu của con người. Mức đáp
ứng đó càng cao thì CLCS càng cao. Bên cạnh đó, CLCS còn được gắn liền với môi
trường và sự an toàn của môi trường. Một cuộc sống sung túc là một cuộc sống được đảm
bảo bởi những nguồn lực cần thiết như cơ sở hạ tầng hiện đại, các điều kiện vật chất và
tinh thần đầy đủ. Đồng thời, con người phải được sống trong một môi trường tự nhiên
trong lành, bền vững, không bị ô nhiễm; một môi trường xã hội lành mạnh và bình đẳng,
không bị ảnh hưởng bởi các vấn nạn xã hội.
Từ những phân tích trên, có thể thấy rằng quan niệm về chất lượng cuộc sống như
sau: CLCS là một chỉ số tổng hợp thể hiện về trí tuệ, tinh thần và vật chất của con người,
là mục tiêu phấn đấu nhằm đáp ứng sự phát triển bền vững của mọi quốc gia. CLCS càng
cao thì con người càng có nhiều khả năng lựa chọn trong việc phát triển cá nhân và trong
hưởng thụ các giá trị vật chất và tinh thần mà xã hội đã tạo ra.
1.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cuộc sống
1.2.1. Chỉ số GDP
* GDP và GDP bình quân đầu người
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là tổng sản lượng hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng
cuối cùng mà một nền kinh tế tạo ra bởi cả dân sự và phi dân sự, không phân biệt do
người trong nước hay người nước ngoài tạo ra. GDP không bao gồm phần khấu trừ đối
với khoản khấu hao vốn vật chất hay sự suy giảm và xuống cấp của tài nguyên thiên nhiên.
GDP bình quân đầu người được tính bằng USD/người, ở Việt Nam được tính bằng
USD/người hoặc bằng Việt Nam đồng/người. Thông qua tiêu chí này chúng ta có thể
đánh giá được trình độ kinh tế, mức sống của mỗi người dân trong từng nước hoặc so
sánh giữa các địa phương.

* Thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình
Thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình là toàn bộ tiền và hiện vật mà hộ và
thành viên của hộ nhận được trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm),
bao gồm:
9
- Thu từ tiền công, tiền lương.
- Thu từ sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản.
- Thu từ sản xuất ngành nghề.
- Thu khác.
* Chỉ số nghèo đói
Nghèo là tình trạng thiếu thốn ở nhiều phương diện, thiếu thốn về thu nhập, về cơ
hội, về tài sản vật chất, thể chất cũng như tinh thần gây cản trở cho sự phát triển một
cách đầy đủ mọi tiềm năng của con người.
Nghèo đói là một khái niệm đã được sử dụng từ rất lâu trên thế giới để chỉ mức sống
của một nhóm dân cư, một cộng đồng, một nhóm quốc gia so với mức sống của cộng
đồng hay các quốc gia khác.
Nghèo đói là không có khả năng đảm bảo được sức khỏe và cuộc sống, không có
khả năng có thể tiếp cận đến các nguồn tri thức, thu nhập thấp không được đảm bảo các
nhu cầu tối thiểu của cuộc sống như sử dụng nước sạch, không được tiếp cận dịch vụ
khám chữa bệnh, không được đảm bảo mức dinh dưỡng. Theo quan niệm trên, để đo
lường một cách tổng hợp tình trạng đói nghèo hiện nay người ta sử dụng chỉ số nghèo đói
tổng hợp HPI (Human Poverty Index). Chỉ số HPI được phân thành hai loại: HPI-2 dùng
cho các nước công nghiệp hóa và HPI-1 dùng cho các nước đang phát triển. Chỉ số HPI-1
được tính dựa vào ba thước đo cơ bản là:
- Tính dễ tổn thương dẫn đến cái chết ở độ tuổi tương đối trẻ được đo bằng xác suất
không thọ quá 40 tuổi (P
1
).
- Sự bị loại trừ ra khỏi thế giới của những người biết chữ và có khả năng giao tiếp,
được đo bằng tỉ lệ người lớn mù chữ (P

2
).
- Sự thiếu khả năng tiếp cận với những thành quả kinh tế chung (P
3
) được đo lường
bằng ba biến số: tỉ lệ người dân không có khả năng tiếp cận với nguồn nước sạch (P
31
), tỉ
số người dân không có khả năng tiếp cận với các dịch vụ y tế (P
32
) và tỉ lệ trẻ em dưới 5
tuổi thiếu cân và suy dinh dưỡng (P
33
).
Giá trị biến P
3
được tính là:
3
333231
3
PPP
P
++
=
10
Chỉ số nghèo đói HPI-1 được tính theo công thức:
( )









++
=−
3
1
3
1
3
3
3
2
3
1
PPP
HPI
Về cơ bản, đói nghèo được xác định trong mối tương quan xã hội. Có hai dạng đói
nghèo: nghèo về thu nhập (nghèo tuyệt đối) và nghèo về con người (nghèo tương đối).
Nghèo về con người được xác định bằng mức thu nhập để chi hàng hóa, dịch vụ theo mức
nghèo lương thực, thực phẩm và cả những chi tiêu cho các nhu cầu thiết yếu ngoài lương
thực, thực phẩm.
Chuẩn nghèo tương đối đề cập đến sự thiếu hụt của cá nhân (hộ gia đình) so với mức
sống trung bình đạt được. Chuẩn này cũng không có sự thống nhất giữa các quốc gia. Nhìn
chung trên thế giới các nước phát triển xác định chuẩn nghèo dựa trên 1/2 thu nhập bình
quân còn các nước đang phát triển là 1/3 thu nhập bình quân.
Chuẩn nghèo tuyệt đối tức là chuẩn nghèo 1-2 USD/ngày/người. Chuẩn nghèo quốc
tế do Liên hiệp quốc công bố và quy định 2 USD/ngày/người cho các nước phát triển, 1

USD/ngày/người cho các nước đang phát triển. Tuy nhiên, hiện nay nhiều nước đang phát
triển cũng đang nâng dần lên 2USD/ngày/người.
Việc tồn tại đồng thời hai chuẩn nghèo với phương pháp tiếp cận và nội dung tính
toán khác nhau dẫn đến có sự khác biệt lớn về tỉ lệ đói nghèo trong một quốc gia. Vì vậy,
việc xây dựng chuẩn nghèo mới là có tính cấp thiết cần được thực hiện. Bộ LĐ-TB-XH,
Tổng cục thông kê và các cơ quan liên quan đã nghiên cứu đưa ra chuẩn nghèo thống nhất
cho cả nước. Ngày 8/7/2005 Chính phủ đã kí quyết định 170/2005/QĐ-TTg ban hành
chuẩn nghèo mới giai đoạn 2006-2010 như sau:
Nông thôn 200 ngàn đồng/người/tháng, thành thị 260 ngàn đồng/người/tháng.
Những hộ có mức thu nhập bình quân đầu người thấp hơn hoặc bằng chuẩn nghèo
được xác định là hộ nghèo.
1.2.2. Chỉ số về giáo dục
Chỉ số về giáo dục được dùng làm thước đo trình độ dân trí làm nên CLCS của dân
cư bao gồm các chỉ tiêu về tỷ lệ người lớn biết chữ, trình độ văn hóa và tay nghề, số năm
đến trường, tỷ lệ người mù chữ
11
* Tỷ lệ người lớn biết chữ
Tỷ lệ người lớn biết chữ là tỷ lệ những người từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết
viết thông thạo một đoạn văn đơn giản bằng tiếng quốc ngữ.
Tỷ lệ người lớn biết chữ có liên quan nhiều đến các chỉ số thu nhập và mức sống của
từng cộng đồng và từng quốc gia.
* Trình độ văn hóa và tay nghề
Trình độ văn hóa hay trình độ học vấn nói lên khả năng tích lũy kiến thức của khối
dân cư và được thể hiện qua các chỉ tiêu như tỷ lệ người lớn biết chữ, số người tốt nghiệp
các cấp học từ thấp đến cao. Trình độ tay nghề là trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực
lượng lao động chính trong khối dân cư được thể hiện qua các chỉ tiêu như tỷ lệ lực lượng
lao động có trình độ chuyên môn (sơ cấp, công nhân kỹ thuật, trung học chuyên nghiệp,
cao đẳng, cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ) trong tổng số lao động đang hoạt động trong các ngành
kinh tế của đất nước.
Trình độ văn hóa và trình độ tay nghề luôn có mối quan hệ khăng khít với nhau

đồng thời có liên quan nhiều đến chỉ số thu nhập của từng quốc gia. Các nước có nền kinh
tế phát triển thì các chỉ số phản ánh về trình độ văn hóa và trình độ tay nghề trong khối
dân cư thường rất cao, ngược lại ở các nước chậm phát triển thì các chỉ số này thường rất
thấp.
Hiện nay, trình độ văn hóa và tay nghề của lực lượng lao động đang có sự chuyển
biến theo hướng tích cực, chất lượng cuộc sống của dân cư ngày càng được cải thiện, tỷ lệ
người biết chữ và tốt nghiệp các cấp học theo hướng tăng dần các cấp học ngày càng cao.
Về trình độ chuyên môn kỹ thuật, số lao động có tay nghề ngày càng tăng và họ đang là
những lực lượng lao động mang lại chất lượng hiệu quả cao trong các ngành kinh tế. Tuy
nhiên, ở các nước có nền kinh tế đang phát triển việc sử dụng lao động không có tay nghề
trong các ngành kinh tế vẫn còn chiếm tỷ lệ cao.
* Số năm đến trường
Cùng với chỉ số tỷ lệ người lớn biết chữ thì số năm đến trường cũng là một chỉ số
quan trọng để đánh giá chất lượng học vấn của dân cư ở mỗi quốc gia. Số năm đến trường
là số năm bình quân đã được học ở trường của những người từ 15 tuổi trở lên.
12
Tiêu chí số năm đến trường có liên quan nhiều đến chỉ số thu nhập ở mỗi quốc gia.
Các nước có thu nhập thấp thường có số năm đi học thấp (trung bình 3-4 năm, thậm chí ở
Châu Phi có một số nước chỉ có số năm đi học trung bình là 1,6 năm). Các nước có thu
nhập trung bình có số năm đi học trung bình thường là 5,3 năm. Các nước có thu nhập
cao chỉ số này rất cao, thường là 10,6 năm (Bắc Mỹ: 12,4 năm, Châu Âu: 11,1 năm ).
Nhìn chung, ở hầu hết các nước đều có số năm đi học của nam giới thường cao hơn nữ
giới. Chỉ số số năm đến trường là một trong các chỉ số phản ánh trung thực CLCS của
từng nước.
1.2.3. Chỉ số tuổi thọ
Sức khỏe là vốn quý và là một yếu tố quan trọng đảm bảo hạnh phúc cho mỗi con
người. Sức khỏe toàn dân là điều kiện cần thiết để thực hiện các mục tiêu phát triển của
mỗi quốc gia, là tương lai của dân tộc. Sức khỏe là yếu tố cơ bản của chất lượng cuộc
sống dân cư. Sức khỏe vừa là mục đích, vừa là điều kiện của sự phát triển. Việc chăm sóc
tốt sức khỏe sẽ làm tăng nguồn nhân lực về mặt số lượng nhờ kéo dài tuổi thọ. Các quốc

gia trên toàn thế giới không chỉ quan tâm về mặt số lượng mà còn chú ý đến chất lượng
dân số, chất lượng nòi giống, trong đó có mục tiêu nâng cao thể lực cho con người.
Để đánh giá trạng thái sức khỏe và mức độ bảo đảm y tế cho dân cư của một quốc gia,
người ta thường sử dụng các tiêu chí như tỉ lệ người chết, tuổi thọ bình quân, tình trạng dinh
dưỡng, tỉ lệ người có bệnh, số bác sĩ, y tá - y sĩ trên 1 vạn dân, số giường bệnh trên 1 vạn dân,
ngân sách đầu tư cho y tế (% GDP và bình quân đầu người)
Tuổi thọ bình quân là số năm trung bình của một người có khả năng sống được. Chỉ
số tuổi thọ bình quân có liên quan chặt chẽ với tỉ lệ tử vong, đặc biệt là tử vong ở trẻ em.
Các phương pháp tính tuổi thọ trung bình:
- Phương pháp lập bảng sống và tính tuổi thọ trung bình dựa trên số liệu về người
chết và dân số chia theo độ tuổi (tỉ suất chết đặc trưng theo độ tuổi).
- Phương pháp hệ số sống giữa hai cuộc điều tra (sử dụng dân số chia theo độ tuổi
của hai cuộc Tổng điều tra dân số).
- Phương pháp ước lượng qua số liệu về tỉ suất chết của trẻ sơ sinh và bảng
13
sống mẫu. Mức độ chính xác của tuổi thọ tính theo phương pháp này phụ thuộc vào
mức độ chính xác của tỉ suất chết của trẻ sơ sinh và phải chọn được bảng sống mẫu phù
hợp. Tuy nhiên, do số trẻ chết dưới 1 tuổi và số trẻ sinh trong năm thường dễ thu thập nên
tỉ suất chết của trẻ sơ sinh có thể xác định tương đối chính xác. Vì vậy, phương pháp này
được các nước đang phát triển có trình độ thống kê yếu sử dụng một cách phổ biến.
Nhìn chung, khi thu nhập bình quân theo đầu người càng cao thì tuổi thọ trung bình
càng tăng. Trong những năm gần đây tuổi thọ đã tăng cao ở một số nước, nhưng đặc biệt
lại giảm mạnh ở một số nước mà nguyên nhân không chỉ do mức thu nhập thấp mà còn
do ảnh hưởng nặng nề bởi các bệnh tật gây tử vong, trong đó nơi ảnh hưởng nặng nề nhất
vẫn là các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là các quốc gia ở châu Phi.
1.2.4. Chỉ số phát triển con người HDI
Chỉ số phát triển con người là một số đo tóm lược sự phát triển của con người. Nó
đo thành tựu trung bình ở một nước theo 3 độ đo cơ bản của phát triển con người:
- Một cuộc đời khoẻ mạnh và lâu dài, đo bằng tuổi thọ.
- Kiến thức, đo bằng tỉ lệ biết chữ ở người lớn(trọng số 2/3) và tỉ số kết hợp tổng

lượng học sinh đi học tiểu học, trung học và đại học (trọng số 1/3).
- Mức sống hợp lý, đo bằng GDP/đầu người theo. Cân bằng sức mua PPP tính
theo USD.
Chỉ số phát triển con người (Viết tắt theo tiếng Anh là HDI - Human development
index) là thước đo tổng hợp về sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia hay vùng
lãnh thổ trên các phương diện thu nhập (thể hiện qua GDP bình quân đầu người); tri thức
(thể hiện qua chỉ số học vấn) và sức khoẻ (thể hiện qua tuổi thọ bình quân tính từ lúc
sinh) của con người. HDI được tính theo công thức:
Thước đo Cuộc sống dài
lâu, khỏe mạnh
Kiến thức Mức sống dư
dật
14
Chỉ tiêu Tuổi thọ trung
bình từ lúc sinh
Số năm
đến
trường
( )
Kì vọng số
năm đến
trường ( )
GNI thực tế bình
quân đầu người
(PPP.USD)
Chỉ số tuổi thọ
( )
Chỉ số giáo dục (
)
Chỉ số GDP

( )
Chỉ số phát triển con
người (HDI)
Tính chỉ số giáo dục tổng hợp
Tính chỉ số thu nhập
=
Tính chỉ số HDI
HDI =
Tất cả các chỉ số thành phần được tính theo công thức
Chỉ số thước đo thành phần =
Các giá trị quốc tế để tính HDI
Chỉ tiêu Max Min
Tuổi thọ (năm ) (I
1
) 83,2 20
Số năm đến trường (năm) (I
21
) 13,2 0
15
Kì vọng số năm đến trường (năm ) (I
22
) 20,6 0
Chỉ số giáo dục tổng hợp (I
2
) 0,951 0
GNI thực tế trên người (PPP.USD) (I
3
) 108.211 163
Từ cách trình bày trên dễ dàng nhận thấy rằng, chỉ số phát triển con người thực
chất là chỉ số bình quân số học của 3 chỉ số thành phần: chỉ số GDP bình quân đầu

người; chỉ số tuổi thọ và chỉ số tri thức với giả thiết chúng có vai trò đóng góp vào
đại lượng bình quân hoá như nhau. HDI dùng để đánh giá trình độ phát triển kinh tế
xã hội của các quốc gia và vùng lãnh thổ. Từ đó sắp xếp các quốc gia và vùng lãnh
thổ vào các mức: phát triển; phát triển trung bình hay kém phát triển.
1.2.5. Các chỉ tiêu khác
* Về y tế và chăm sóc sức khỏe
Sức khỏe là vốn quý, là yếu tố để đảm bảo hạnh phúc cho mỗi con người. Sức khỏe
của toàn dân là diều kiện quan trọng để thực hiện mục tiêu phát triển quốc gia, là một yếu
tố cơ bản của chất lượng cuộc sống. Sức khỏe vừa là mục đích vừa là điều kiện của sự
phát triển. Được chăm sóc tốt sứckhỏe sẽ làm tăng nguồn nhân lực về mặt số lượng nhờ
kéo dài tuổi lao động.
Các quốc gia trên thế giới không chỉ quan tâm về số lượng,mà còn chú ý đến chất
lượng dân số, chất lượng giống nòi, trong đó có mục tiêu nâng cao thể lực cho con người.
Những chỉ tiêu thường được dùng để đánh giá tình trạng sức khỏe là tỉ lệ người chết, tuổi
thọ bình quân, tình trạng dinh dưỡng, số y-bác sĩ, y tá và số giường bệnh/1 vạn dan,ngân
sách đầu tư cho y tế và GDP/người
* Tiêu chí số calo bình quân đầu người:
Trong quá trình sống và lao động, cơ thể con người phải thường xuyên tiêu hao năng
lượng. Năng lượng tiêu hao của con người do thức ăn cung cấp nhằm tái sản xuất sức lao
động, người ta quy ước dùng đơn vị calo để đo nhu cầu năng lượng cơ thể. Số calo tiêu
dùng hằng ngày cho một người được coi là chỉ số tốt nhất về trình độ cung ứng các nhu
cầu thiết yếu. Để có được số calo bình quân đầu người, FAO dựa vào tình hình sản xuất
lương thực và thực phẩm. Nhu cầu năng lượng thay đổi phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính,
mức độ tính chất lao động và thể trạng cơ thể.
* Điều kiện sử dụng điện sinh hoạt:
16
Vấn đề sử dụng điện trong sinh hoạt cũng là yếu tố quan trọng phản ánh CLCS của
dân cư. Điều kiện sử dụng điện được phản ánh qua các tiêu chí: tỉ lệ số hộ dùng điện, số
KWh tiêu thụ tính bình quân đầu người/tháng.
* Sử dụng nước sạch:

Sử dụng nước sạch luôn là nhu cầu cơ bản và cấp thiết của con người. Đây là yếu tố
quan trọng để xem xét CLCS của dân cư.
Tiêu chuẩn để xem xét điều kiện sử dụng nước sạch của dân cư là tỉ lệ người dân
được sử dụng nguồn nước sạch (nước máy, nước ngầm, nước khai thác từ nguồn lộ
thiên đã qua xử lí )
* Điều kiện nhà ở:
Có hai tiêu chí để đánh giá điều kiện nhà ở là diện tích nhà ở và chất lượng nhà ở. Diện
tích nhà ở thường được diễn đạt bằng chỉ số m
2
/người. Chất lượng nhà ở thường chia làm ba
loại: nhà kiên cố, nhà bán kiên cố, nhà tạm.
Nhà ở-khả năng sử dụng điện- nước sinh hoạt phản ánh trình độ phát triển kinh tế- xã
hội, mức sống của một quốc gia.
Nếu nhà ở chật chội , ẩm thấp, tỉ lệ hộ sử dụng điện chưa cao, nguồn nước sạch thiếu
cộng thêm với vấn đề ô nhiễm môi trường (do dân số tăng nhanh) sẽ ảnh hưởng lớn đến dời
sống, sức khỏe, dân trí và đe dọa đến sự phát triển bền vững của một quốc gia.
Chương 2: KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI VÀ
QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở QUẬN LIÊN CHIỂU-ĐÀ NẴNG
2.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội quân Liên Chiểu
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lí
Quận Liên Chiểu là một quận thuộc thành phố Đà Nẵng, được thành lập ngày 23
tháng 01 năm 1997 theo Nghị định số 07/CP của Chính phủ, trên cơ sở 3 xã Hòa Hiệp,
Hòa Khánh, Hòa Minh của huyện Hòa Vang.
17
Quận Liên Chiểu nằm ở phía Tây Bắc thành phố Đà Nẵng. Phía Đông giáp với vịnh
Đà Nẵng, phía Nam giáp với quận Cẩm Lệ, Thanh Khê, phía Tây giáp với huyện Hòa
Vang, phía Bắc giáp với tỉnh Thừa Thiên – Huế qua đèo Hải Vân - nơi được mệnh danh
là "Thiên hạ Đệ nhất hùng quan"
Là một quận công nghiệp trẻ, phân bố dọc theo quốc lộ 1A và có đường sắt Bắc

Nam đi qua, Liên Chiểu có ưu thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, thuận lợi phát triển
giao thông vận tải, du lịch và là nơi tập trung 2 khu công nghiệp lớn của thành phố Đà
Nẵng. Vị trí địa lý trên là điều kiện đặc biệt thuận lợi cho việc giao lưu với các tỉnh và
khu vực xung quanh, trong nước và quốc tế.
2.1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên
Quận Liên Chiểu có bờ biển dài 26 km, với nhiều bãi tắm tự nhiên đẹp như Nam Ô,
Xuân Thiều, Bắc Ninh, bờ biển uốn lượn chạy vòng cung ôm dọc theo tuyến đường
Nguyễn Tất Thành - một trong những con đường đẹp nhất của thành phố, thuận lợi cho
khai thác và phát triển du lịch. Ngoài ra còn có tiềm năng phát triển ngành nuôi trồng và
đánh bắt thủy hải sản.
Quận còn có lợi thế về tài nguyên rừng, trong đó rừng đặc dụng Hải Vân, diện tích
3418,7 ha. Nơi có đường hầm đèo Hải Vân, một trong những đường hầm dài nhất Đông
Nam Á xuyên qua lòng núi. Rừng ở đây phong phú các loại tài nguyên động thực vật, là
tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng lý tưởng được hình thành bởi quần
thể sinh thái như sông Cu - Đê, Làng Vân, đường hầm đèo Hải Vân và thắng cảnh thiên
nhiên Nam Ô.
18
Hình 2.1: Bản đồ hành chính thành phố Đà Nẵng
2.1.1.3. Khí hậu
Khí hậu quận Liên Chiểu tương đồng như khi hậu của thành phố Đà Nẵng. Đà
Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động.
Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu cận nhiệt đới ở miền Bắc và
nhiệt đới xavan miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới ở phía Nam. Mỗi năm có 2
mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7,
thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài.
Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,9 °C; cao nhất vào các tháng 6, 7, 8, trung
bình 28-30 °C; thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2, trung bình 18-23 °C. Riêng vùng rừng
núi Bà Nà ở độ cao gần 1.500 m, nhiệt độ trung bình khoảng 20 °C.
19
Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.504,57 mm; lượng mưa cao nhất vào các

tháng 10, 11, trung bình 550-1.000 mm/tháng; thấp nhất vào các tháng 1, 2, 3, 4, trung
bình 23–40 mm/tháng.
Do lượng mưa phân bố không đều trong năm nên ở quận Liên Chiểu thường xảy ra
hiện tượng ngập úng vào mùa mưa, vào mùa mưa các con đường trong địa bàn phường
Hòa Khánh Nam thường xuyên bị ngập, tiêu biểu như đường Phạm Như Xương. Điều đó
đã gây nên trở ngại không nhỏ đối với đời sống sinh hoạt cũng như hoạt động kinh tế của
địa phương. Ngoài ra hiện tượng khô hạn vào mùa khô làm thiếu nước gây nên cháy rừng
nghiêm trọng như hiện tượng cháy rừng tại rừng đặc dụng Hải Vân thời gian qua.
Độ ẩm không khí trung bình là 83,4%; cao nhất vào các tháng 10, 11, trung bình
85,67-87,67%; thấp nhất vào các tháng 6, 7, trung bình 76,67-77,33%.
Số giờ nắng bình quân trong năm là 2.260,8 giờ; nhiều nhất là vào tháng 5, 6,7 trung
bình từ 234 đến 283 giờ/tháng; ít nhất là vào tháng 11, 12, trung bình từ 69 đến 110,4
giờ/tháng.
Với điều kiện khí hậu tương đối ổn định thì quận Liên Chiểu có đủ khả năng để phát
triển một nền nông nghiệp đa dạng cũng như cho phép khai thác tối đa nguồn lợi của tự
nhiên để phát triển kinh tế, phục vụ nhu cầu và cuộc sống của người dân.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội
Vào những năm đầu thành lập, Liên Chiểu vẫn còn đó những khó khăn của một
vùng nông thôn ngoại ô thành phố. Nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, người dân
nơi đây chỉ biết bám vào cây lúa, bám biển bám rừng để tính kế mưu sinh. Nguồn nhân
lực đa phần chưa qua đào tạo, số lao động chưa có việc làm hoặc có việc làm không ổn
định là rất cao. Điện, đường, trường, trạm, đời sống nhân dân nhìn đâu cũng thấy khó
khăn. Thực tế đó đặt ra bao trăn trở cho những người làm công tác lãnh đạo, điều hành.
20
Hình 2.2: Bản đồ hành chính quận Liên Chiểu
21
Với vị trí địa lí thuận lợi và sự định hướng phát triển rõ ràng trong tương lai, kinh tế
– xã hội quận Liên Chiểu đang có sự chuyển biến rõ nét. Nền kinh tế của quận có nhiều
bước tiến vượt bậc. Từ một nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, đến nay Công
nghiệp đã trở thành mũi nhọn và nền kinh tế Liên Chiểu phát triển mạnh mẽ theo cơ cấu

Công nghiệp – Dịch vụ - Nông nghiệp. Bên cạnh đó, tổng giá trị sản xuất của các ngành
kinh tế cũng tăng nhanh, tỉ trọng tổng giá trị sản xuất trong tổng GDP thành phố cũng
tăng mạnh.
Cùng với sự phát triển kinh tế, tình hình xã hội của quận Liên Chiểu cũng đang có
nhiều chuyển biến: chất lượng cuộc sống của người dân được cải thiện, thu nhập bình
quân đầu người tăng, chi tiêu của các hộ gia đình cũng nâng lên. Giáo dục cũng phát triển
qua sự gia tăng số trường, lớp, số học sinh. Tỉ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông tăng,
trình độ học vấn của người dân dần được nâng cao. Tình hình y tế cũng được cải thiện khi
số trạm xá, số bác sĩ, nhân viên trong ngành y tế, số lượt người khám chữa bệnh tại các
bệnh viện, phòng khám trong toàn Quận… đều có xu hướng tăng lên.
2.2. Quá trình đô thị hóa ở quận Liên Chiểu – TP Đà Nẵng
2.2.1. Thực trạng quá trình đô thị hóa
2.2.1.1. Gia tăng dân số
Sau một thời gian dài thực hiện quá trình Đô thị hóa, dân số Quận Liên Chiểu đã
tăng lên nhanh chóng. Năm 1997, dân số Quận Liên Chiểu là 56.995 người. Năm 2010,
dân số đạt 136.737 người. Như vậy, trong 13 năm, dân số của Quận Liên Chiểu đã tăng
lên hơn 79.742 người, tăng hơn 230%. Dân số tăng nhanh nhất trong giai đoạn1998 -
2005, tốc độ tăng trung bình hơn 20.000 người/năm. Tuy nhiên, trong giai đoạn từ 2005 –
2007, tốc độ tăng dân số có xu hướng giảm lại, còn khoảng hơn 10.000 người/năm do quá
trình giải tỏa để xây dựng các khu dân cư mới cũng như các công trình phục vụ công cộng
bắt đầu triển khai thực hiện.
22
Bảng 2.1. Dân số Quận Liên Chiểu
1997 2000 2002 2005 2007 2010
Dân số(người) 56.625 73.120 95.092 106.767 120.124 136.737
Tốc độ tăng dân số(%)
100 128.29% 166.84% 187.32% 210.76%
239.91
%
Hình 2.3: Biểu đồ dân số và tốc độ gia tăng dân số quận Liên Chiểu

giai đoạn 1997 - 2010
Dựa vào biểu đồ ta thấy từ năm 1997 đến năm 2010, Quận Liên Chiểu có tốc độ gia
tăng khá nhanh và liên tục. Sự gia tăng dân số Quận Liên Chiểu là do :
- Các khu công nghiệp được hình thành kéo theo sức hút lao động từ các nơi
khác đổ về.
- Giá đất tại Quận vùng ven này còn thấp cũng là yếu tố thu hút dân nội thành và
các nơi khác chuyển về.
- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật của quận được đầu tư phát triển và cải
thiện như hệ thống cầu đường, điện nước được hoàn thiện, nhiều trường học, bệnh viện,
được xây dựng
23
(Nguồn: Phòng Thống kê Quận Liên Chiểu)
Người
%
- Các dự án tái định cư, khu dân cư mới với qui mô lớn được triển khai nhằm
giãn dân đô thị và phát triển thành phố một cách đồng bộ.
2.2.1.2. Dân cư tập trung đông
Do dân số tăng chậm và thấp hơn so với các quận khác, mật độ dân số của quận
Liên Chiểu năm 2010 là 1728 người/km
2
, cao hơn so với mật độ dân số trung bình của
thành phố nhưng lại thấp hơn các quận(huyện) khác (mật độ dân số của thành phố năm
2010 là 721 người/km
2
).
So với các quận được thành lập cùng thời điểm năm 1997, mật độ dân số trung bình
của quận Liên Chiểu thấp hơn: quận Thanh Khê có mật độ dân số trung bình cao nhất với
19.064,85 người/km2, tiếp đến là quận Hải Châu với 9.184,92 người/km
2
, quận Cẩm Lệ

với 2.749,53 người/km
2
, quận Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn lần lượt là 2.241,13 và 1.769,11
người/km
2
. Mật độ dân số quận Liên Chiểu chỉ cao hơn so với huyện Hòa Vang (huyện
có mật độ dân số trung bình thấp nhất, đạt 209 người/km
2
).
Mật độ dân số quận Liên Chiểu tuy còn thấp, nhưng tăng nhanh và liên tục từ năm
1997 đến năm 2010. Năm 1997, mật độ dân số đạt 719,3 người/km
2
, đến năm 2010 là
1728 người/km
2
, tăng 240,2 %. Đô thị hóa tạo sức hút dân cư từ các nơi khác đổ về, làm
dân số quận Liên Chiểu tăng lên, kéo theo mức độ tập trung dân cư cao hơn. Đây là điều
kiện thuận lợi cho việc cung cấp nguồn nhân lực để phát triển kinh tế của quận Liên
Chiểu
Đơn vị: người/km
2
Diện tích (km
2
) 2007 2010
Tổng cộng 79,13 1518 1728
Hòa Minh 7.92 3279 4898
Hòa Khánh Bắc 9.97 3000 4262
Hòa Khánh Nam 9.77 1572 2598
Hòa Hiệp Nam 7.88 2055 2030
Hòa Hiệp Bắc 43.59 299 323

(Nguồn: Phòng Thống kê Quận Liên Chiểu
Bảng 2.2 Mật độ dân số các phường của quận Liên Chiểu
24
Mật độ dân số của các phường trong quận cũng có sự chênh lệch rất lớn: Năm 2010,
mật độ dân số thấp nhất thuộc phường Hòa Hiệp Bắc với 323 người/km
2
, thấp hơn 5,3 lần
so với trung bình quận Liên Chiểu với 1728 người/km
2
. Ngược lại, phường Hòa Minh có
mật độ dân số cao nhất với 4898 người/km
2
, gấp 2,8 lần so với trung bình quận Liên
Chiểu và gấp 15 lần so với phường Hòa Hiệp Bắc.
Nguyên nhân của sự chênh lệch này là do: những phường đã và đang thực hiện qui
hoạch đất đai, chuyển đất nông nghiệp sang đất đô thị thường có mật độ dân số cao.
Ngược lại, những phường còn hoạt động sản xuất nông nghiệp thì mật độ dân số thấp
hơn. Bên cạnh đó, có thể thấy rất rõ những phường gần với các quận nội thành như
phường Hòa Minh, Hòa Khánh Nam (2598 người/km
2
), Hòa Khánh Bắc(4262 người/km
2
)
thường có mật độ dân cư cao hơn. Điều đó cho thấy rất rõ sức hút đô thị hóa của các quận
nội thành đối với vùng ven.
2.2.1.3. Tăng sức hút nhập cư
Dân số Quận Liên Chiểu có 2 đặc điểm: dân nhập cư chiếm 1/3 dân số Năm 1997,
dân tạm trú là 23.134 người trên tổng số 53.625 người của Quận. Trong đó, phường Hòa
25
Người/km

2
Hình 24 : Biểu đồ mật độ dân số các phường của quận Liên Chiểu

×