Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Luận văn ứng dụng mô hình nuôi giun đỏ (trùn quế) xử lý rác thải hữu cơ quy mô hộ gia đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 41 trang )

LỜI CẢM ƠN
Chúng em gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu Nhà trường
Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Ban Chủ nhiệm Khoa Tài nguyên và
Môi trường, cùng toàn thể các thầy cô đã truyền đạt cho chúng em những kiến
thức quý báu trong thời gian học tập và rèn luyện tại trường. Chúng em đặc
biệt gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Thế Hùng đã
hướng dẫn chúng em tận tình trong thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu này.
Chúng em xin chân thành cảm ơn toàn thể cán bộ Trung tâm Dê Thỏ
Sơn Tây - Thị xã Sơn Tây - thành phố Hà Nội đã truyền đạt những kinh
nghiệm quý báu về nuôi và nhân giống giun quế.
Cuối cùng, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, người
thân, bạn bè cùng tập thể lớp 40-MT đã giúp đỡ, động viên chúng em trong
suốt quá trình học tập cũng như quá trình thực hiện đề tài. Vì thời gian có hạn
nên bản báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học của chúng em còn nhiều thiếu
sót, chúng em mong các thầy cô trong khoa và bạn bè đóng góp ý kiến để bản
báo cáo của chúng em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, tháng 2 năm 2012
Chủ nhiệm Đề tài
Bùi Minh Tuấn
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.3: Lượng chất thải hữu cơ được xử lý với lượng giun khác nhau 29
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1: Giun đỏ 21
MỤC LỤC
Trang
Phần 1
MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1


1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài 2
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 3
Quá trình sản xuất phân từ rác thải tận dụng được tất cả các sản phẩm của quá
trình, hoàn trả vật chất lại cho tự nhiên. Đây là công nghệ sạch, thân
thiện môi trường 20
Chương 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 21
3.2. Đối tượng nghiên cứu 21
3.3. Phạm vi nghiên cứu 21
3.4. Nội dung nghiên cứu 22
3.5. Phương pháp thí nghiệm 22
3.5.1. Bố trí thí nghiệm 22
3.5.2. Phương pháp theo dõi thí nghiệm 24
3.5.3. Phương pháp thu thập tài liệu 25
3.5.4. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu 25
Phần 4
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 26
4.1. Đánh giá hiệu quả xử lý các loại rác thải hữu cơ khác nhau của giun đỏ 26
Rác thải sinh hoạt hữu cơ có nhiều thành phần khác nhau như tinh bột; 26
Cellulozo; thức ăn có chứa đạm, dầu mỡ; Giun là 1 loài có khả năng phân hủy
các hợp chất hữu cơ, tạo mùn và các hợp chất dinh dưỡng cho đất. Các
hợp chất hữu cơ là nguồn thức ăn phong phú cho giun đất. Tuy vậy,
không phải loại hợp chất hữu cơ nào cũng là thức ăn ưa thích của giun
đỏ. Hiệu quả xử lý các loại rác thải sinh hoạt hữu cơ khác nhau của giun
đỏ được thể hiện qua bảng 4.1 26

Bảng 4.1: Hiệu quả xử lý các loại rác thải sinh hoạt hữu cơ khác nhau của giun
đỏ qua thời gian 26
Tiếp theo là công thức 1 (rác thải có thành phần tinh bột) thì sau 20 ngày theo
dõi khối lượng giun đạt 297g tăng lên so vơi khối lượng ban đầu thí
nghiệm là 97g. Cuối cùng là công thức 3 và công thức 4 với khối lượng
tăng tương ứng là 353g và 240g tăng hơn so với ban đầu là 53g và 40g.
Điều đó chứng tỏ rằng, giun sinh trưởng và phát triển tốt nhất trong môi
trường rác thải có chứa nhiều Cenlulozo, khối lượng giun trong môi
trường này đạt lớn nhất. Chính vì vậy, thời gian xử lý rác thải chứa
Cenllulozo là nhanh hơn các loại rác thái khác 29
4.4 Đánh giá ưu, nhược điểm của mô hình nuôi giun đỏ xử lý rác quy mô hộ gia
đình 30
Mô hình nuôi giun đỏ xử lý rác thải sinh hoạt hữu cơ quy mô hộ gia đình đang
được phổ biến ở khá nhiều nơi ở nước ta vì hiệu quả của nó 30
Ưu điểm : 30
Xử lý rác thải hữu cơ đơn giản, dễ làm, dễ thực hiện. Chỉ cần 1 lượng sinh khối
giun vừa đủ và 1 thùng chứa chúng, giun sẽ phân hủy hầu như tất cả
những loại rác thải hữu cơ mà gia đình ta thải ra 30
Giảm đáng kể lượng chất thải hữu cơ thải ra môi trường 30
Giun đỏ không chỉ xử lý rác thải hữu cơ mà nó còn mang lại lợi ích về kinh tế.
Giun đỏ có thể làm thức ăn cho chăn nuôi gia cầm, gia súc. Nó còn là vị
thuốc Đông y cực kì hữu hiệu. Phân giun là 1 loại phân xanh sạch, giàu
chất dinh dưỡng thân thiện với môi trường rất thích hợp trồng cây cảnh,
cây ngắn ngày 30
Nhược điểm : 31
- Do quá trình phân hủy hiếu khí chất thải sinh hoạt hữu cơ nên trong quá trình
giun xử lý rác sẽ có mùi. Tùy vào lượng và thành phần chất thải hữu cơ
giun xử lý mà gây ra những mùi khác nhau. Việc xử lý mùi có thể được
giải quyết bằng phương pháp dùng một ống thông mùi có sử dụng than
hoạt tính 31

- Giun là loài động vật rất nhạy cảm với môi trường sống. Chúng phải được
sống trong điều kiện sống thích hợp về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, độ
pH, Nếu điều kiện sống thay đổi không thích hợp giun có thế bỏ đi hoặc
chết 31
Phần 5
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 32
5.1. Kết luận 32
- Giun đỏ có khả năng xử lý tất cả các hợp chất hữu cơ có chứa tinh bột, hợp
chất hữu cơ có chứa Cellulozo, các loại thực phẩm có chứa đạm và hỗn
hợp các loại chất hữu cơ 32
- Các loại rác thải hữu cơ có thành phần Cenllulozo là loại rác thải dễ được xử
lý nhất và có hiệu suất xử lý cao nhất 32
- Các loại rác thải hữu cơ có thành phần chứa đạm, dầu mỡ là loại rác thải
được xử lý chậm và có hiệu suất thấp 32
- Hiệu quả xử lý rác hữu cơ của giun đỏ đối với những lượng giun khác nhau là
khác nhau.Cụ thể, Số lượng giun càng lớn thời gian xử lý rác thải hữu cơ
càng ngắn, nhanh 32
5.2. Kiến nghị 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO 33

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Rác là hiểm họa của môi trường, nhưng rác cũng là vàng nếu chúng ta
biết tận dụng, khai thác và tái sử dụng. Khoảng 1/3 tổng lượng chất thải sinh
hoạt là chất thải hữu cơ có thể tái chế một cách dễ dàng. Chất thải hữu cơ là
một loại nguyên liệu thô có giá trị có thể được chế biến thành phân ủ có chất
lượng tốt nhất , đưa chất hữu cơ thiết yếu vào đất trồng.
Phân ủ đem lại sự phì nhiêu cho đất ,cải tạo cấu trúc của đất , giúp giữ
nước đồng thời còn làm cho đất tiêu úng tốt . Nếu như loại chất thải này bị

chon lấp thì tiềm năng của chúng bị mất đi và các chất gây ô nhiễm này sẽ
phát tán vào không khí, nguồn nước gây ô nhiễm môi trường .Dùng giun để ủ
phân là một phương pháp ủ có thể dễ dàng được sử dụng ngay tại nhà .Bên
cạnh đó, giun đỏ cũng là thức ăn ưa thích để nuôi gia cầm, cá,…
Ở Việt Nam cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu vể khả năng phân
hủy chất hữu cơ của Giun đỏ, và cũng đã đạt được một số thành tựu nhất định,
bài báo cáo này giúp tìm hiểu rõ hơn về công nghệ này. Rác thải hữu cơ có
thời gian phân hủy nhanh, công nghệ này có thể làm giảm thời gian thu gom,
hạn chế sự phát tán ô nhiễm vào không khí, và tiết kiệm chi phí thu gom,
phân loại rác.
Xử lý rác thải bằng cách nuôi giun là một công nghệ đơn giản, không đòi
hỏi trình độ vận hành hay quản lý, trình độ kĩ thuật cao như những phương pháp
xử lý khác. Vì vậy, được sự nhất trí của ban giám hiệu nhà trường ban chủ
nhiệm khoa Tài Nguyên và Môi Trường - Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của PGS.TS. Nguyễn Thế Hùng, nhóm
sinh viên chúng em tiến hành nghiên cứu đề tài khoa học: “Ứng dụng mô hình
nuôi giun đỏ để xử lý rác thải hữu cơ quy mô hô gia đình”
1
1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Xử lý rác thải sinh hoạt mà chủ yếu là rác thải hữu cơ bằng biện pháp
đơn giản, dễ làm, dễ thực hiện.
- Giảm thể tích rác thải cần phải phân loại và xử lý.
- Tạo nguồn phân bón giàu chất dinh dưỡng cho thực vật như rau, cây
cảnh,…
- Nhân rộng mô hình nuôi giun đỏ để xử lý rác thải hữu cơ cho từng hộ
gia đình.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
- Tìm hiểu cách nuôi, điều kiện sống của giun đỏ.
- Xử lý nguồn rác thải hữu cơ hộ gia đình bằng biện pháp sinh học
không gây độc hại.

- Tạo nguồn phân bón cho cây trồng như rau sạch, cây cảnh…
- Tận dụng sinh khối giun làm thức ăn cho gia cầm, gia súc, cá.
2
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1 Cơ sở lý luận
Rác xuất hiện ở khắp mọi nơi, chỗ nào cũng có thể thấy rác, từ quán ăn,
chợ, trên đường, tại các trường học, ký túc xá, bệnh viện đến các sông hồ
Rác thải sinh hoạt đang trở thành mối quan tâm lớn của xã hội.Cùng với sự
phát triển của xã hội , rác thải đang đem lại những mối nguy hại lớn cho xã
hội như mầm bệnh,….Vì vậy những phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt với
biện pháp sinh học không ảnh hưởng đến môi trường đang nhận được rất
nhiều sự quan tâm của xã hội.
2.1.2 Cơ sở thực tiễn
Hiện nay đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến giun đỏ xử lý
thành phần hữu cơ trong rác thải sinh hoạt được nghiên cứu trên thế giới cũng
như ở nước ta.
*Trên thế giới
Việc nuôi giun để xử lý rác sinh hoạt đang được áp dụng phổ biến tại
các gia đình ở nhiều nước trên thế giới như Canada, Nhật Bản và Trung
Quốc.Cuốn sách ''Giun ăn rác của chúng ta'' do Mary Appelhof xuất bản năm
1982 đã trình bày một hệ thống sản xuất phân bón từ giun và kỹ thuật này
được nhân rộng trong nhiều năm. Sử dụng giun để làm phân bón phổ biến tại
Vancouver (Canada), tới mức thành phố này đã thiết lập một đường dây điện
thoại nóng cho loại hình này.(Báo khoa học 2011)[1]
*Việt Nam
Nghiên cứu cơ bản về giun đất ở Việt Nam đã triển khai từ trước năm
1979: Thái Trần Bái và các cộng sự ở Đại học Sư phạm I Hà Nội. Nghiên cứu
sử dụng giun làm dược liệu: có giáo sư Đỗ Tất Lợi đã sưu tầm những bài

thuốc có sử dụng giun. Trước năm 1975, có dược sĩ Hồ Thị Thu đã nghiên
cứu sản xuất những dược phẩm từ giun. Năm 1987 trường Đại học Y dược TP
Hồ Chí Minh nghiên cứu những hoạt chất chủ yếu, thành phần đạm, các acid
amin, khoáng vi lượng trong thịt giun.
3
Nghiên cứu nuôi giun: năm 1983 tiến sĩ nông hóa Nguyễn Văn Chuyển,
một Việt kiều ở Nhật đã giới thiệu trên đài truyền hình TP Hồ Chí Minh kỹ
thuật nuôi giun đất để lấy đạm động vật. Năm 1986, nghiên cứu nuôi giun
sớm nhất ở Viêt Nam là phòng sinh học thực nghiệm, Đại học Sư phạm I Hà
Nội, nghiên cứu thành công việc thuần hóa giun quế, Perionyx excavatus, có
trong tự nhiên ở Việt Nam, thành vật nuôi. Tiến sĩ Nguyễn Văn Bảy, trường
Cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn TP Hồ Chí Minh đã nhập
giun quế về Việt Nam để nghiên cứu nhân giống từ năm 1995. Một nhóm tác
giả khoa sinh, Đại học Khoa học tự nhiên TP Hồ Chí Minh đã thí nghiệm
nuôi giun bằng chất thải từ nghề trồng nấm.Đến nay việc nuôi giun đất đã
được triển khai tại nhiều tỉnh, TP – từ năm 1990 các tỉnh Cao Bằng, Hà
Giang, Bắc Thái; 1996 ở Bảo Lộc – Lâm Đồng, TP Hồ Chí Minh, Long An,
các tỉnh miền Tây Nam bộ.
Đề tài : “ Nuôi giun xử lý rác thải” TS.Huỳnh Thị Kim Hối (Viện Sinh
thái và Tài nguyên sinh vật) với công bố : “Chỉ cần từ 1 đến 2 lạng giun là có
thể xử lý được không dưới 300 kilogam rác thải hữu cơ, với hiệu suất xử lý
đạt 100%” (Báo khoa học , 2010)[1]
Hiện nay nhiều đề tài nghiên cứu của học sinh sinh viên trên toàn quốc về
giun đỏ xử lý rác thải hữu cơ như :
- Trần Kim Thanh Vũ và Đinh Thị Thu Hà là hai học sinh lớp 11
Trường THPT Đạ Tẻh, huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng. Đề tài của hai bạn là
“Xử lý rác thải hữu cơ bằng phương pháp lên men kết hợp nuôi Giun đỏ”.
- “Phương pháp xử lý rác thải bằng giun quế” của nhóm sinh viên
trường đại học nông lâm Hồ Chí Minh dưới sự hướng dẫn của TS.Lê Quốc
Tuấn.

2.2 Tổng quan về giun đỏ (Trùn quế)
2.2.1 Hiểu biết cơ bản về giun đỏ (Trùn quế)
Giun đỏ có tên khoa học là Perionyx excavatus, chi Pheretima, họ
Megascocidae (họ cự dẫn), ngành ruột khoan. Chúng thuộc nhóm giun ăn
phân, thường sống trong môi trường có nhiều chất hữu cơ đang phân hủy,
trong tự nhiên ít tồn tại với phần thể lớn và không có khả năng cải tạo đất trực
tiếp như một số loài giun địa phương sống trong đất.(Nguyễn Lân
4
Hùng,2009)[7]
Giun đỏ là một trong những giống giun đã được thuần háo, nhập nội và
đưa vào nuôi công nghiệp với các quy mô vừa và nhỏ. Đây là loài giun mắn
đẻ, xuất hiện rải rác ở vùng nhiệt đới, dễ bắt bằng tay, vì vậy rất dễ thu hoạch.
Chúng được sử dụng rộng rãi trong việc chuyển hóa chất thảm ở Philippines,
Australia và một số nước khác (Gurrero, 1983; Edwards, 1995).Kích thước
giun đỏ trưởng thành từ 10 – 15 cm, nước chiếm khoảng 80 – 85%, chất khô
khoảng 15 – 20%. Hàm lượng các chất (tính trên trọng lượng chất khô) như
sau: Protein: 68 –70%, Lipid: 7 – 8%, chất đường: 12 –14 %, tro 11 –
12%.Do có hàm lượng Protein cao nên giun đỏ được xem là nguồn dinh
dưỡng bổ sung quý giá cho các loại gia súc, gia cầm, thủy hải sản… Ngoài ra,
giun đỏ còn được trong y học, công nghệ chế biến thức ăn gia súc… Phân
giun là loại phân hữu cơ sinh học có hàm lượng dinh dưỡng cao, thích hợp
cho nhiều loại cây trồng, không gây ra tình trạng “sốc” phân, yêu cầu trữ dễ
dàng, đặc biệt thích hợp cho các loại hoa kiểng, làm giá thể vườn ươm và là
nguồn phân thích hợp cho việc sản xuất rau sạch.(Nguyễn Lân Hùng, 2009)
[7]
2.2.2 Đặc tính sinh học của giun đỏ (Trùn quế)
Giun đỏ có kích thước tương đối nhỏ, độ dài vào khoảng 10 –15 cm,
thân hơi dẹt, bề ngang của con trưởng thành có thể đạt 0,1 – 0,2 cm, có màu
từ đỏ đến màu mận chín (tùy theo tuổi), màu nhạt dần về phía bụng, hai đầu
hơi nhọn. Cơ thể giun có hình thon dài nối với nhau bởi nhiều đốt, trên mỗi

đốt có một vành tơ. Khi di chuyển, các đốt co duỗi kết hợp các lông tơ phía
bên dưới các đốt bám vào cơ chất đẩy cơ thể di chuyển một cách dễ dàng.
Giun đỏ hô hấp qua da, chúng có khả năng hấp thu Oxy và thải CO2
trong môi trường nước, điều này giúp cho chúng có khả năng sống trong nước
nhiều lần, thậm chí trong nhiều tháng. Hệ thống bài tiết bao gồm một cặp thận
ở mỗi đốt. các cơ quan này bảo đảm cho việc bài tiết các chất thải chứa đạm
dưới dạng Amoniac và Urer. Giun đỏ nuốt thức ăn bằng môi ở lỗ miệng,
lượng thức ăn mỗi ngày được nhiều nhà khoa học ghi nhận là tương đương
với trọng lượng cơ thể của nó. Sau khi qua hệ thống tiêu hóa với nhiều vi sinh
vật cộng sinh, chúng thải ra phân (Vermicas) ra ngoài rất giàu dinh dưỡng (hệ
5
số chuyển hóa ở đây vào khoảng 0.7), những vi sinh vật cộng sinh có ích
trong hệ thống tiêu hóa này theo phân ra khỏi cơ thể giun nhưng vẫn còn hoạt
động ở “màng dinh dưỡng” trong một thời gian dài. Đây là một trong những
nguyên nhân làm cho phân giun có hàm lượng dinh dưỡng cao và có hiệu quả
cải tạo đất tốt hơn dạng phân hữu cơ phân hủy bình thường trong tự nhiên. (
Nguyễn Lân Hùng & CS, 1986)[8]
2.2.3 Đặc tính sinh lý của giun đỏ (Trùn quế)
Giun đỏ rất nhạy cảm, chúng phản ứng mạnh với ánh sáng, nhiệt độ và
biên độ nhiệt cao, độ mặn và điều kiện khô hạn. Nhiệt độ thích hợp nhất với
Giun đỏ nằm trong khoảng từ 20 – 30
0
C, ở nhiệt độ khoảng 30
0
C và độ ẩm
thích hợp, chúng sinh trưởng và sinh sản rất nhanh. Ở nhiệt độ quá thấp,
chúng sẽ ngừng hoạt động và có thể chết; hoặc khi nhiệt độ của luống nuôi
lên quá cao cũng bỏ đi hoặc chết. Chúng có thể chết khi điều kiện khô và
nhiều ánh sáng nhưng chúng lại có thể tồn tại trong môi trường nước có thổi
Oxy.Giun đỏ rất thích sống trong môi trường ẩm ướt và có độ pH ổn định.

Qua các thí nghiệm thực hiện, chúng tôi nhận thấy chúng thích hợp nhất vào
khoảng 7.0 – 7.5, nhưng chúng có khả năng chịu đựng được phổ pH khá rộng,
từ 4 – 9, nếu pH quá thấp, chúng sẽ bỏ đi. Giun đỏ thích nghi với phổ thức ăn
khá rộng, chúng ăn bất kỳ chất thải hữu cơ nào có thể phân hủy trong tự nhiên
(rác đang phân hủy, phân gia súc, gia cầm…). Tuy nhiên, những thức ăn có
hàm lượng dinh dưỡng cao sẽ hấp dẫn chúng hơn, giúp cho chúng sinh trưởng
và sinh sản tốt hơn.Trong tự nhiên, giun đỏ thích sống nơi ẩm thấp, gần cống
rãnh, hoặc nơi có nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy và thốI rữa như trong các
đống phân động vật, các đống rác hoai mục. chúng rất ít hiện diện trên các
đồng ruộng canh tác dù nơi đây có nhiều chất thải hữu cơ, có lẽ vì tỷ lệ C/N
của những chất thải này thường cao, không hấp dẫn và không đảm bảo đềiu
kiệm ẩm độ thường xuyên. (Trại giun quế PHT, 2009)[13]
Giun không có phổi. Nó hô hấp qua da. Nếu da bị khô là giun chết. Vì
vậy, giun luôn luôn sống ở những nơi ẩm ướt. Nếu phải đi lại trên mặt đất thì
chúng cũng phải chờ quá nửa đêm – khi sương xuống mới dám bò lên. Vào
những hôm mưa rào, ta cũng thấy giun ngoi lên mặt đất. Vì sao vậy? Chắc
rằng, bùn nhão đã bám chặt quanh cơ thể của chúng, cản trở sự hô hấp nên nó
6
phải tháo chạy. Đây đã thành một bản năng. Vì vậy, khi nuôi giun phải tránh
để mưa xối vào luống nuôi. (Nguyễn Lân Hùng & CS, 1986)[8]
Hệ thần kinh của giun chưa phát triển nhiều. Tuy nhiên, các tế bào thụ
cảm cũng giúp chúng nhận biết ánh sáng, nhiệt độ, áp suất khí quyển và
những dấu hiệu của thời tiết. Nó không có mắt, mũi, tai nên ta các tế bào thụ
cảm nằm rải rác trên cơ thể phải làm thay. Chúng “đoán” thời tiết rất giỏi. Hễ
sắp có giông bão, là họ nhà giun ngoi lên mặt đất và bỏ chạy tán loạn. Người
nuôi giun phải dè chừng trường hợp này để chủ động ngăn chặn.Khả năng
“ngửi” của giun kém. Tuy nhiên, chúng cũng phân biệt được các loại thức ăn
khác nhau. Trong một luống nuôi, giun cũng có thể tìm tới những chỗ thức ăn
ngon hơn. Chúng tôi đã
tiến hành nhiều thí nghiệm và nhận ra rằng, chỉ cần 4 tiếng đồng hồ (trong

điều kiện tối và ẩm) giun sẽ tập kết đến những chỗ có thức ăn mà chúng cho
là ngon nhất. (Nguyễn Lân Hùng & CS, 1986)[8]
2.2.4 Sự sinh sản và phát triển
Giun quế sinh sản rất nhanh trong điều kiện khí hậu nhiệt đới tương đối
ổn định và có độ ẩm cao như điều kiện của khu vực phía Nam. Theo nhiều tài
liệu, từ một cặp ban đầu trong điều kiện sống thích hợp có thể tạo ra từ 1.000
–1.500 cá thể trong một năm.
Giun quế là sinh vật lưỡng tính, chúng có đai và các lỗ sinh dục nằm ở
phía đầu của cơ thể, có thể giao phối chéo với nhau để hình thành kén ở mỗi
con, kén được hình thành ở đai sinh dục, trong mỗi kén mang từ 1 – 20 trứng,
kén giun di chuyển dần về phía đầu và hơi ra đất. Kén áo hình dạng thon dài,
hai đẩu túm nhọn lại gần giống như hạt bông cỏ, ban đầu có màu trắng đục,
sau chuyển sanh xanh nhạt rồi vàng nhạt. Mỗi kén có thể nở từ 2 – 10 con.Khi
mới nở, con nhỏ như đầu kim có màu trắng, dài khoảng 2 – 3mm, sau 5 – 7
ngày cơ thể chúng sẽ chuyển dần sang màu đỏ và bắt đầu xuất hiện một vằn
đỏ thẫm trên lưng. Khoảng từ 15 –30 ngày sau, chúng trưởng thành và bắt đầu
xuất hiện đai sinh dục (theo Arellano, 1997); từ lúc này chúng bắt đầu có khả
năng bắt cặp và sinh sản. Con trưởng thành khỏe mạnh có màu mận chín và
có sắc ánh kim trên cơ thể.
Giun đẻ rất khỏe. Thông thường, mỗi tuần đẻ một lần và 3 tuần sau kén
7
nở, 3 tháng sau thành giun trưởng thành. Giun mẹ sống tới 12 năm và vẫn đẻ.
Vì vậy, tất cả các thế hệ từ cụ, kỵ, ông, cha, cháu, chắt, chút, chit,… đều đẻ.
Chúng tăng đàn theo cấp số nhân! Khi nuôi, ta ngạc nhiên vì tốc độ tăng đàn
phi thường này. Đây cũng là tính ưu việt của giun quế. Rõ ràng từ đặc điểm
này mà từ phân trâu, bò, phân gia súc ta có thể tạo ra vô vàn giun quế - nguồn
đạm động vật quý giá để cung cấp cho các loài vật nuôi trong gia đình. Đây là
điều mà nông dân nào cũng cần lưu tâm.
2.2.5 Các mô hình nuôi Giun đỏ
Hiện nay, tên thế giới có nhiều mô hình nuôi Giun đỏ: từ đơn giản như

nuôi trong khay, chậu trên một diện tích nhỏ, đến nuôi trên đồng ruộng (có
hoặc không có mái che), hay nuôi trong những nhà nuôi kiên cố… nhưng
nhìn chung, các mô hình này đều phải đảm bảo được những yêu cầu kỹ thuật
phù hợp với đặc điểm sinh lý của con Giun. Ở đây, chúng tôi xin đề xuất một
mô hình nuôi thích hợp với quy mô nhỏ trong từng hộ gia đình, quy mô bán
công nghiệp và giới thiệu một số nét về quy mô nuôi công nghiệp hiện đại.
Yêu cầu của một chỗ nuôi giun cần đảm bảo 2 điều kiện:
Một là, có một nền cứng hoặc một nền ngăn cách với mặt đất.
Hai là, có mái che.
Hai điều kiện này cần được vận dụng linh hoạt tùy từng nơi
Nuôi trong khay chậu:
Áp dụng cho những hộ gia đình không có đất sản xuất hoặc muốn tận
dụng tối đa các diện tích trống có thể sử dụng được, mô hình này có thể sử
dụng các dụng cụ đơn giản và rẻ tiền như các thùng gỗ, thau chậu, thùng xô…
Các thùng gỗ chỉ nên có kích thước vừa phải (vào khoảng 0,2 – 0,4 m2 với
chiều cao khoảng 0,3m). Các dụng cụ này nên được đặt trên những cái khung
nhiều tầng để dễ chăm sóc và tận dụng được không gian.Các dụng cụ nuôi
nên được che mưa gió, đặt nơi có ánh sáng hạn chế càng tốt. Chúng phải được
lỗ thoát nước, những lỗ này cần được chặn lại bằng bông gòn, lưới… để
không bị thất thoát nước con giống. Do tính ưu tối nên trên mặt của dụng cụ
cần được kiểm tra thường xuyên.Mô hình nuôi này có ưu điểm là dễ thực
hiện, có thể sử dụng lao động phụ trong gia đình hoặc tận dụng thời gian rãnh
rỗi. Công tác chăm sóc cũng thuận tiện vì dễ quan sát và gọn nhẹ. Tuy nhiên,
8
nó có nhược điểm là tốn nhiều thời gian hơn các mô hình khác, số lượng sản
phẩm có giới hạn, việc chăm sóc cho Giun phải được chú ý cẩn thận hơn.
Nuôi trên đồng ruộng có mái che:
Thích hợp cho quy mô gia đình vừa phải hoặc mở rộng, thích hợp cho
những vườn cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm có bóng râm vừa phải.
Các luống nuôi có thể đạt độ ẩm trong đất hoặc làm bằng các vật liệu nhẹ như

bạt không thấm nước, gỗ…, có bề ngang từ 1 – 2m, độ sâu (hoặc cao) khoảng
30 – 40 cm, bảo đảm thoát nước được nước và thông thoáng. Mái che nên làm
ở dạng cơ động để dễ di chuyển, thay đổi trong những thời tiết khác nhau. Độ
dày chất nền ban đầu và thức ăn nên được bổ sung hàng tuần. Luống nuôi cần
được che phủ để giữ ẩm, kích thích hoạt động của Giun và chóng các thiên
địch.
Nuôi trên đồng ruộng không có mái che:
Đây là phương pháp nuôi truyền thống ở các nước đã phát triển công
nghệ nuôi Giun như Mỹ, Úc và có thể thực hiện ở quy mô lớn. Luống nuôi
có thể nổi hoặc âm trong mặt đất, bề ngang khoảng 1 – 2m, chiều dài thường
không giới hạn mà tùy theo diện tích nuôi. Với phương pháp này, người nuôi
không phải làm lán trại, có thể sử dụng các trang thiết bị cơ giới để chăm sóc
và thu hoạch sản phẩm. Nếu cho lượng thức ăn ban đầu ít và bổ sung hàng
tuần thì việc thu hoạch cũng khá dễ dàng. Tuy nhiên, phương pháp nuôi này
bị tác động mạnh bởi các yếu tố thời tiết, có thể gây tổn hại đến Giun và cần
một diện tích tương đối lớn.
Nuôi trong nhà với quy mô công nghiệp và bán công nghiệp
Là dạng cải tiến và mở rộng của luống nuôi có mái che trên đồng ruộng
và nuôi trong thau chậu. Các khung (bồn) nuôi có thể được xây dựng kiên cố
trên mặt đất có kích thước rộng hơn hoặc được sắp thành nhiều tầng. Việc
chăm sóc có thể thực hiện bằng tay hoặc các hệ thống tự động tùy theo quy
mô. Phương pháp này có nhiều ưu điểm là chủ động được điều kiện nuôi.
Chăm sóc tốt, nuôi theo quy mô lớn nhưng chi phí xây dựng cơ bản và trang
thiết bị cao. Hiện nay, quy mô nuôi công nghiệp vớI những trang thiết bị hiện
đại được áp dụng khá phổ biến ở các nước phát triển như Mỹ, Úc, Canada.
(Trại giun quế PHT, 2009)[14]
9
2.2.6 Ch m sóc, ch h i, thu ho chă đị ạ ạ
• Ch m sócă
Sau khi th gi ng, 2 – 3 ngày sau m i ki m tra. Lúc ó d hé t mả ố để ớ ể đ ỡ ấ

ph lên.N u th y có giun bò lên m t là t t. Nh v y là nó ã thích ng v iủ ế ấ ặ ố ư ậ đ ứ ớ
ch m i và b t u i tìm “b n i” qu n nhau.ỗ ở ớ ắ đầ đ ạ đờ để ấ
Công vi c hàng ngày c a chúng ta là ki m tra ch nuôi, phòng d ch h iệ ủ ể ỗ đề ị ạ
(cóc, nhái, ngóe,chu t trù, chim…) và gi m cho lu ng. Không bao gi ộ ữ ẩ ố ờ để
phân b khô. T m ph c ng ph i luôn luôn m. Vì v y, th y t m ph s p khôị ấ ủ ũ ả ẩ ậ ấ ấ ủ ắ
ph i t i m ngay. Giun n phân gia súc và ùn phân c a nó lên b m t. Phânả ướ ẩ ă đ ủ ề ặ
giun t i nh mùn c a, màu en. Khi nào giun n h t th c n ph i b sungơ ư ư đ ă ế ứ ă ả ổ
ngay th c n vào. Vào mùa ông, c 7 – 10ngày l i cho thêm m t l p phân tứ ă đ ứ ạ ộ ớ ừ
3 – 5cm. Còn mùa hè, ôi khi ch 3 – 5 ngày là giun ã n h t và ph i chođ ỉ đ ă ế ả
ti p.ế
• ch h i Đị ạ (Nguy n Lân Hùng, 2009)[7]ễ
Tr c h t, ph i k t i các l ng c : cóc, nhái, ngóe, nh ng, ch uướ ể ả ể ớ ưỡ ư ễ ươ ẫ
chàng. Cóc th ng chui ngay vào trong lu ng n m l n trong phân.Da cóc cóườ ố ằ ẫ
kh n ng bi n i cho thích ng v i môi tr ng. Vì v y, có khi ta m t m phả ă ế đổ ứ ớ ườ ậ ở ấ ủ
ra n u nhìn không k s không phát hi n c nh ng chú cóc n m im trongế ỹ ẽ ệ đượ ữ ằ
lu ng. Chúng b t m i b ng l i, l i c a chúng dính v i hàm trên. Khi th yố ắ ồ ằ ưỡ ưỡ ủ ớ ấ
giun ngoi lên, chúng phóng l i ra, kéo con m i g n gh vào trong m m vàưỡ ồ ọ ẽ ồ
nu t ch ng. Nó n m im m t ch n no giun. Ta c n ph i h t s c c n th nố ử ằ ộ ỗ đểă ầ ả ế ứ ẩ ậ
lo i tr cóc. nh k m toàn b t m ph ra ki m tra lu ng nuôi. Ph iđể ạ ừ Đị ỳ ở ộ ấ ủ để ể ố ả
quan sát k các k h gi a các viên g ch dùng quây thành lu ng. Phát hi nỹ ẽ ở ữ ạ để ố ệ
th y cóc là ph i di t ngay. Các loài khác nh nhái, ngóe, ch ng, ch uấ ả ệ ư ế ươ ẫ
chàng … th ng không n m trong lu ng. Chúng th ng t p kích lu ng giunườ ằ ố ườ ậ ố
vào ban êm. Ban ngày, chúng lu n ra xung quanh, n m n đ ồ ằ ẩ khu t trongấ
các b iụ cây, hang h c c nh ó. N u không ý s không th y. Vì v y, ch tố ạ đ ế để ẽ ấ ậ ỗ đặ
lu ng giun c n cân nh c k , ph i phòng. C ng có n i ã dùng nilon quâyố ầ ắ ỹ ả đề ũ ơ đ
xung quanh ch nuôi giun, gi ng nh ki u ch ng chu t cho ru ng lúa. Tuyỗ ố ư ể ố ộ ộ
nhiên t m nilon ây ph i cao t 1m tr lên. Chu t trù c ng là k thù c aấ ở đ ả ừ ở ộ ũ ẻ ủ
giun. Các loài chu t khác n ng c c. Riêng chu t trù n sâu b . Chúng n cộ ă ũ ố ộ ă ọ ă ả
giun. Nh c i m là d b phát hi n. Chúng có mùi hôi n ng n c và luônượ đ ể ễ ị ệ ồ ặ
10

g i nhau chít chít. Ban ngày chúng r t lo ng cho ng, d b t ho c ánhọ ấ ạ ạ ễ ắ ặ đ
ch t chúng. Chúng l i không có kh n ng leo trèo. Vì v y, n u ta ng n c aế ạ ả ă ậ ế ă ử
ho c ng n quanh lu ng nuôi b ng m t vách ng n cao kho ng 40cm là chúngặ ă ố ằ ộ ă ả
ch u ch t, không vào c.Gà, v t, chim chóc c ng là k thù c a giun. Ta nuôiị ế đượ ị ũ ẻ ủ
giun cho gà, v t n nh ng n u chúng vào lu ng thì chúng s b i tung lênị ă ư ế để ố ẽ ớ
và n s ch c gi ng. Vì v y, ph i quây l i ho c an t m phên ph lên lu ngă ạ ả ố ậ ả ướ ặ đ ấ ủ ố
giun ng n b n này phá ho i. Nhi u ng i nuôi giun ng i nh t là vi c ch ngđể ă ọ ạ ề ườ ạ ấ ệ ố
ki n. Th c t , vi c ch ng ki n l i r t n gi n.Bình th ng, ki n không chiuế ự ế ệ ố ế ạ ấ đơ ả ườ ế
rúc vào ch m t nh các lu ng giun. Chúng ng i n c. Tuy nhiên khiỗ ẩ ướ ư ố ạ ướ
lu ng giun có giun ch t là chúng lao vào.ố ế
• Thu hoạch (Nguyễn Lân Hùng, 2009)[7]
Có nhi u cách thu ho ch giun. Tùy yêu c u mà ch n cách phù h p. ề để ạ ầ ọ ợ
a. Thu ho ch nhanh b ng tayạ ằ
b. Thu ho ch b ng ph ng pháp nh m i.ạ ằ ươ ử ồ
c. Ph ng pháp thu ho ch b ng e d aươ ạ ằ đ ọ
2.3. Tổng quan về rác thải sinh hoạt
2.3.1. Một số khái niệm liên quan
• Khái niệm chất thải
Tại khoản 10 Điều 3 của Luật bảo vệ môi trường 2005 [12]
“Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác".
Như vậy, rác thải là tất cả những thứ vật chất từ đồ ăn, đồ dùng, chất phế thải
sản xuất, dịch vụ, y tế, mà mọi người không dùng nữa và thải bỏ đi.
• Định nghĩa rác thải sinh hoạt :[ ]
“Rác thải sinh hoạt ( chất thải rắn sinh hoạt) sinh ra từ mọi người và mọi
nơi: Gia đình, trường học, chợ, nơi mua bán, nơi công cộng, nơi vui chơi giải
trí, cơ sở y tế, cơ sở sản xuất kinh doanh, bến xe, bến đò, ” (Kỷ yếu Hội
Thảo Quản lý Chất Thải Rắn Tp. Hồ Chí Minh, 2002) [3]
Rác thải sinh hoạt là những chất thải có liên quan đến các hoạt động của con
người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học,

các trung tâm dịch vụ, thương mại. Rác thải sinh hoạt có thành phần bao gồm
kim loại, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm
11
dư thừa hoặc quá hạn sử dụng, xương động vật, tre, gỗ, lông gà lông vịt, vải,
giấy, rơm, rạ, xác động vật, vỏ rau quả v.v…
Hiện nay, ô nhiễm môi trường đang là vấn đề cấp bách trên mỗi quốc
gia, và cả thế giới và có rất nhiều phương án để khắc phục, giảm thiểu hậu
quả quả của ô nhiễm môi trường gây ra. Trong đó việc xử lý và thu gom rác
thải sinh họat gặp nhiều khó khăn cả về phương tiện và phương pháp, hiện
nay phổ biến là việc thực hiện 3R (Reduce: giảm thiểu, Reuse: sử dụng lại,
Recycle: tái chế) đang được áp dụng tại một số thành phố lớn trên thế giới
trong đó có thủ đô Hà Nội (Việt Nam) vài năm gần đây.
Nhưng vẫn có nhiều vấn đề phải nhắc đến, ở Việt Nam cách thức áp
dụng hình thức 3R là mỗi công nhân vệ sinh môi trường đến từng hộ gia đình
phát 3 túi nilon đựng rác hữc cơ, vô cơ; do đó việc áp dụng vẫn chưa đại trà,
tốn nhiều công sức công nhân, việc phát túi nilon tới hộ gia đình khi túi nilon
hỏng bản thân nó lại là rác thải cho môi trường. Trong khi đó, công việc bảo
vệ môi trường là trách nhiệm tới từng người dân trong xã hội ngày nay, do
vậy tiến trình giảm thiểu giảm thải ô nhiễm môi trường chưa rộng khắp.
2.3.2. Tình hình rác thải sinh hoạt tại Việt Nam hiện nay
Rác thải đang là vấn đề bức xúc ở nước ta hiện nay. Mỗi năm có
khoảng hơn 15 triệu tấn chất thải rắn phát sinh trên cả nước và theo dự báo thì
tổng lượng chất thải rắn (CTR) phát sinh vẫn tiếp tục tăng lên nhanh chóng
trong những thập kỷ tới đây, đặc biệt ở các đô thị lớn, khu du lịch. Chất thải
rắn được phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau.Trong số hơn 15 triệu tấn CTR
có: - 12,8 triệu tấn (khoảng 80% tổng lượng chất thải) phát sinh từ các hộ gia
đình, nhà hàng, chợ, khu kinh doanh.
- 2,6 triệu tấn (chiếm 17%) từ các cơ sở công nghiệp và
- Khoảng 160.000 tấn (chiếm 1%) là chất thải nguy hại, gồm chất thải y tế
nguy hại, các chất dễ cháy, chất độc hại từ công nghiệp, các loại thuốc trừ

sâu, thùng chứa thuốc, vỏ, bao bì. (bảng 1)
Bảng 2.1. Hiện trạng phát sinh, thu gom và xử lý chất thải rắn ở Việt Nam
12
Loại chất thải rắn Toàn quốc Đô thị Nông thôn
Tổng lượng chất thải rắn sinh họat
(tấn/năm)
+ Các vùng đô thị
+ Các vùng nông thôn


12.800.000



6.400.000
6.400.000


6.400.000
Chất thải rắn nguy hại từ công nghiệp
(tấn/năm
128.400 125.000 3.400
Chất thải rắn không nguy hại từ công
nghiệp (tấn/năm
2.510.000 1.740.000 770.000
Chất thải nguy hại phát sinh từ nông
nghiệp (tấn/năm
8.600 - -
Lượng hóa chất tồn lưu (tấn) 37.000
Chất thải y tế lây nhiễm (tấn/năm) 21.000

Tỷ lệ thu gom trung bình (%) 71 20
Tỷ lệ phát sinh chất thải theo người
(kg/người)
0,4 0,8 0,3
Số lượng các cơ sở tiêu huỷ chất thải
rắn
- Bãi rác và bãi chôn lấp không hợp vệ
sinh
- Bãi chôn lấp hợp vệ sinh

74
17

(Số liệu tổng hợp từ Báo cáo diễn biến Môi trường Việt Nam 2006)[16]
Lượng chất thải sinh hoạt tại các đô thị ở nước ta đang có xu thế phát sinh
ngày càng tăng, tính trung bình mỗi năm tăng khoảng 10%. Tỷ lệ tăng cao tập
trung ở các đô thị đang có xu hướng mở rộng, phát triển mạnh cả về quy mô
lẫn dân số và các khu công nghiệp, như các đô thị tỉnh Phú Thọ (19,9%),
thành phố Phủ Lý (17,3%), Hưng Yên (12,3%), Rạch Giá (12,7%), Cao Lãnh
(12,5%) Ví dụ tại Hà Nội, khối lượng rác thải sinh hoạt tăng trung bình
15%/năm, vởi tổng lượng ước tính 5.000 tấn/ngày đêm, và dự đoán chỉ sang
năm (2012) có thể không còn chỗ để đổ rác. Thành phố Hồ Chí Minh mỗi
ngày có trên 7.000 tấn rác thải sinh hoạt, mỗi năm cần 235 tỷ đồng để xử lý
(Vietnamnet,2011)[15]
13
Lượng chất thải rắn sinh hoạt tại các đô thị ở nước ta phát sinh ngày
càng tăng, tính trung bình mỗi năm tăng khoảng 10-15% .Tỷ lệ tăng cao tập
trung ở các đô thị đang mở rộng, phát triển mạnh cả về quy mô lẫn dân số và
các khu công nghiệp, như các đô thị tỉnh Phú Thọ (19,9%), thành phố Phủ Lý
(17,3%), Hưng Yên (12,3%), Rạch Giá (12,7%), Cao Lãnh (12,5%) Các đô

thị khu vực Tây Nguyên có tỷ lệ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tăng đồng
đều hàng năm và với tỷ lệ tăng ít hơn (5,0%). Theo thống kê năm 2002, lượng
CTR sinh hoạt trung bình từ 0,6-0,9 kg/người/ngày ở các đô thị lớn và 0,4-0,5
kg/người/ngày ở các đô thị nhỏ, thị trấn thị tứ. Đến năm 2008 và đầu 2009, tỷ
lệ này ở các đô thị lớn đã tăng lên tương ứng là 0,9-1,3 kg/người/ngày ( bảng
2). Kết quả điều tra tổng thể năm 2006 - 2007 cho thấy, đô thị có lượng chất
thải rắn sinh hoạt phát sinh lớn nhất là TP. Hồ Chí Minh (5.500 tấn/ngày), Hà
Nội (2.500 tấn/ngày); đô thị có lượng chất thải rắn phát sinh ít nhất là Bắc
Kạn - 12,3 tấn/ngày; Thị xã Gia Nghĩa 12,6 tấn/ngày, Cao Bằng 20 tấn/ngày;
TP. Đồng Hới 32,0 tấn/ngày; TP Yên Bái 33,4 tấn/ngày và thị xã Hà Giang
37,1 tấn/ngày.Như vậy,lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh chủ yếu
tập trung ở 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Tuy chỉ có 2 đô
thị nhưng tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tới 8.000 tấn/ngày
(2.920.000 tấn/năm) chiếm 45,24% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát
sinh từ tất cả các đô thị Lê Văn Khoa (2010)[10]( hình 4).
Bảng 2.2. Phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
Khu vực Lượng phát thải
theo đầu người
(kg/người/ngày)
%
So với
tổng lượng chất
thải
%
thành phần
hữu cơ
Đô thị ( toàn quốc ) 0,7 50 55
- Tp. Hồ Chí Minh 1,3 9
- Hà Nội 1,0 6
- Đà Nẵng 0,9 2

Nông thôn ( toàn quốc ) 0,3 50 60 - 65
14
Nguồn : Tổng cục BVMT,2009 [17]


Hình 2.1. Số lượng CTR sinh hoạt phát sinh ở các loại đô thị khác nhau (báo
cáo diễn biến môi trường 2009)[17]
Hình 2.2. Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh ở các đô thị Việt
Nam đầu năm 2007(Tổng cục môi trường,2007)[18]
Tính theo vùng địa lý (hay vùng phát triển kinh tế - xã hội) thì các đô
thị vùng Đông Nam Bộ có lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh lớn nhất tới
6.713 tấn/ngày hay 2.450.245 tấn/năm (chiếm 37,94% tổng lượng phát sinh
15
chất thải rắn sinh hoạt các đô thị loại III trở lên của cả nước), tiếp đến là các
đô thị vùng Đồng bằng sông Hồng có lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
đô thị là 4.441 tấn/ngày hay 1.622.060 tấn/năm (chiếm 25,12%). Các đô thị
khu vực miền núi Tây Bắc Bộ có lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt đô thị
thấp nhất chỉ có 69.350 tấn/năm (chiếm 1,07% ), tiếp đến là các đô thị thuộc
các tỉnh vùng Tây Nguyên, tổng lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt đô thị
là 237.350 tấn/năm (chiếm 3,68%) (Lê Văn Khoa, 2010) [10](bảng 2.3).
Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong quá trình hoạt động, sinh sống
của con người. Hiện nay đời sống của người dân đã được nâng cao, đặc biệt là
người dân đô thị.Quá trình hiện đại hóa công nghiệp hóa các ngành dịch vụ,
mua sắm, ăn uống,… đã tạo ra một lượng rác thải sinh hoạt khổng lồ.Đó là
một thách thức không nhỏ đối với nước ta trong quá trình phát triển.
Bảng 2.3. Lượng CTRSH đô thị theo vùng địa lý ở Việt Nam đầu năm 2007
STT Đơn vị hành chính
Lượng CTRSH bình
quân đầu người
(kg/người/ngày)

Tổng lượng
CTRSH đô thị
phát sinh
(tấn/ngày)
1 Đồng bằng sông Hồng 0,81 4.441
2 Đông Bắc 0,76 1.164
3 Tây Bắc 0,75 190
4 Bắc Trung Bộ 0,66 755
555 Duyên hải Nam Trung
Bộ
0,85 1.640
6 Tây Nguyên 0,59 650
7 Đông Nam Bộ 0,79 6.713
8 Đồng bằng sông Cửu
Long
0,61 2.136
Tổng cộng 0,73 17.692
(Tổng cục môi trường, 2007)[18]
Với kết quả điều tra thống kê như trên cho thấy, tổng lượng phát sinh rác
thải sinh hoạt tại các đô thị ở nước ta ngày càng gia tăng với tỷ lệ tương đối
16
cao (10%/năm) so với các nước phát triển trên thế giới. Để quản lý tốt nguồn
chất thải này, đòi hỏi các cơ quan cần đặc biệt quan tâm hơn nữa đến các khâu
giảm thiểu tại nguồn, tăng cường tái chế, tái sử dụng, đầu tư công nghệ xử lý,
tiêu hủy thích hợp góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường do rác thải sinh
hoạt gây ra.
2.3.3. Tình hình rác thải sinh hoạt trên thế giới hiện nay
Nạn ô nhiễm môi trường có thể thấy ở mọi nơi trên thế giới, từ Mexico,
Nga, Mỹ cho tới Trung Quốc, Ấn Độ… Tình trạng ô nhiễm ở một vài thành
phố tại những quốc gia này xuất phát từ nhiều lý do khác nhau. Trong đó ý

thức con người giữ một vai trò khá quan trọng, Mumbai một trong những
thành phố đông đúc nhất và bẩn thỉu nhất trên trái đất. Mỗi ngày, người dân ở
nơi đây quẳng ra hàng tấn rác. Bắc Kinh có dân số 17,6 triệu người, thải ra
khoảng 18.400 tấn rác mỗi ngày, khoảng 90% rác thải được đổ tại 13 bãi rác
đặt rải rác quanh thành phố. Còn người dân Hoa Kỳ đã loại bỏ mỗi năm
16.000.000.000 tã, 1.600.000.000 bút, 2.000.000.000 lưỡi dao cạo,
220.000.000 lốp xe (Kỷ yếu Hội thảo quản lý Chất thải rắn TPHCM,2002)[3].
Với một lượng rác thải như thế thì không lâu trái đất của chúng ta sẽ chìm
trong biển rác, chính vì thế những công nghệ xử lý rác hiện đại nhất thế giới
đã ra đời. Hiện tại Mỹ đã có những công nghệ tái chế và tái sử dụng khá hiện
đại như: công nghệ tái chế tivi analog, công nghệ CDW, công nghệ tái chế vải
bông…
2.4. Phân loại rác thải và sản xuất phân hữu cơ từ rác với sự tham gia
của giun quế
2.4.1. Thành phần rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình
Bất kì một hoạt động sống nào của con người tại nhà, công sở, trên
đường đi, tại nơi công cộng…đều sinh một lượng rác đáng kề. Thành phần
chủ yếu là chất hữu cơ, dễ phân hủy. Cho nên chất thải sinh hoạt có thể định
nghĩa là thành phần tàn tích hữu cơ phục vụ cho hoạt động sống của con
người, chúng không còn được sử dụng và vứt trả lại môi trường. Thống kê
của Ngân hàng Thế giới và Bộ TN&MT năm 2003 cho thấy, nước ta phát sinh
hơn 15 triệu tấn rác thải từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó 80% là rác thải
sinh hoạt, bao gồm: Rác thải từ hộ gia đình, nhà hàng, chợ và các cơ sở kinh
doanh, khu công nghiệp…. Đến năm 2010, con số này tăng lên hơn gấp 2 lần.
17
Bảng 2.4. Thành phần rác thải sinh hoạt
Thành phần chất thải % khối lượng
Rau, thực phẩm thừa, chất hữu
cơ dễ phân hủy
64.7

Cây gỗ 6.6
Giấy, bao bì 2.1
Plastic khó tái chế 9.1
Cao su, đế giày dép 6.3
Vải sợi, vật liệu sợi 4.2
Đất đá, bê tông 1.6
Thành phần khác 5.4
(Howadico, 2002)[]
Phân loại rác sinh hoạt tại nhà (Kỷ yếu Hội Thảo Quản lý Chất Thải Rắn
Tp. Hồ Chí Minh, 2002)[3]
Ngày nay, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật trong từng lĩnh vực thực tế
đã góp phần giảm thiểu chi phí cho các công đoạn thừa trong các quá trình xử
lý. Việc phân chia rác thải rắn theo công nghệ quản lý xử lý là một bước tiến
quan trọng, giúp hiệu quả của quy trình xử lý tăng lên, giảm thiểu lượng ô
nhiễm.
 Mục tiêu
Tách rác ra làm hai thành phần riêng biệt nhằm nâng cao hiệu quả của
các hoạt động xử lý tiếp theo.
 Phân loại rác
o Rác chia làm hai loại chính: chất hữu cơ dễ phân hủy và các chất còn
lại tạm gọi là rác tái sinh.
o Rác hữu cơ dễ phân hủy là các loại rác hữu cơ dễ bị thối rữa trong
điều kiện tự nhiên sinh ra mùi hôi thối như: các loại thức ăn thừa, thức ăn hư
hỏng, vỏ trái cây, các chất thải tách ra do làm bếp…
o Rác tái sinh: là các loại rác có thể sử dụng lại nhiều lần trực tiếp hoặc
chế biến lại như: giấy, cacton, vỏ đồ hộp, thủy tinh, các loại nhựa, quần áo cũ,
bàn ghế cũ…
18

×