Tải bản đầy đủ (.doc) (121 trang)

Tăng cường thu hút FDI vào các Khu công nghiệp ở Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (529.82 KB, 121 trang )

Nguyễn Nghiêm Hoài Nam Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
______________________________________________________________
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I......................................................................................10
LÝ LUẬN CHUNG VỀ THU HÚT FDI VÀO KHU CÔNG
NGHIỆP............................................................................................10
1.1. TỔNG QUAN VỀ FDI.......................................................................11
1.1.1. Khái niệm về FDI.........................................................................11
1.1.2. Phân loại FDI .......................................................................13
1.1.2.1. Theo hình thức thâm nhập.................................................13
1.1.2.1.1. Đầu tư mới................................................................13
1.1.2.1.2. Mua lại và sáp nhập qua biên giới..........................13
1.1.2.2. Theo qui định của pháp luật Việt Nam..............................14
1.1.2.2.1. Hợp đồng hợp tác kinh doanh................................14
1.1.2.2.2. Doanh nghiệp liên doanh.........................................14
1.1.2.2.3. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài......................14
1.1.2.2.4. Các hình thức BOT, BTO, BT.................................14
1.1.2. Tác động của FDI tới nền kinh tế của nước đi đầu tư và nước
nhận đầu tư...............................................................................................15
1.1.2.1. Tác động tích cực của FDI.................................................15
1.1.2.1.1. Đối với nước đầu tư.................................................15
1.1.2.1.2. Đối với nước nhận đầu tư........................................16
1.1.2.2. Tác động tiêu cực của FDI.................................................20
1.1.2.2.1. Đối với nước đầu tư................................................20
1.1.2.2.2. Đối với nước nhận đầu tư........................................20
1.2 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THU HÚT FDI..............................23
1.2.1. Khái niệm thu hút FDI và bản chất của việc thu hút FDI........23
1.2.2. Nội dung thu hút FDI..................................................................23


1.2.2.1. Xác định mục tiêu thu hút FDI..........................................24
____________________________________________________________
Quản trị kinh doanh quốc tế 47 B Đại học Kinh tế Quốc Dân
1
Nguyễn Nghiêm Hoài Nam Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
______________________________________________________________
1.2.2.2. Xây dựng và hoàn thiện môi trường đầu tư......................25
1.2.2.3. Xác định các nhà đầu tư mục tiêu cho các lĩnh vực/sản
phẩm.......................................................................................................26
1.2.2.4. Xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu
tư. ...........................................................................................................26
1.2.2.5. Thẩm tra, xét duyệt và cấp giấy chứng nhận đầu tư cho
các nhà đầu tư........................................................................................27
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI..................................27
1.2.3.1. Các nhân tố luên quan đến môi trường quốc tế................28
1.2.3.1.1. Môi trường kinh tế thế giới ....................................28
1.2.3.1.2. Hướng chuyển dịch của dòng FDI quốc tế..............28
1.2.3.2. Các nhân tố liên quan đến nước tiếp nhận đầu tư............29
1.2.3.4.1. Chiến lược thu hút vốn phục vụ phát triển kinh tế.. 29
1.2.3.4.2. Mức độ hội nhập kinh tế quốc tế của quốc gia tiếp
nhận....................................................................................................30
1.2.3.4.3. Sự ổn định về chính trị, kinh tế và xã hội................31
1.2.3.4.4. Các nhân tố thuộc môi trường đầu tư quốc gia.......31
1.3 THU HÚT FDI VÀO KCN.................................................................35
1.3.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của KCN....................................35
1.3.1.1. Khái niệm KCN................................................................35
1.3.1.2. Đặc điểm KCN....................................................................36
1.3.1.3. Vai trò của KCN.................................................................37
1.3.2. Đặc điểm của việc thu hút FDI vào KCN...................................38
1.3.3. Nội dung của việc thu hút FDI vào KCN...................................39

1.3.3.1. Xây dựng và hoàn thiện môi trường đầu tư trong KCN...39
1.3.3.1.1. Xây dựng chiến lược, qui hoạch phát triển KCN.. .40
1.3.3.1.2. Xây dựng cơ sở hạ tầng KCN......................................41
1.3.3.1.3. Xây dựng hệ thống biện pháp ưu đãi về kinh tế.........42
1.3.3.1.4. Xây dựng cơ chế đầu tư và tổ chức quản lý KCN....42
1.3.3.1.5. Xây dựng chính sách pháp luật đối với KCN............44
1.3.3.2. Xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu
tư vào KCN...........................................................................................44
1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI vào KCN..................45
1.3.5. Các chỉ tiêu đo lường hoạt động thu hút FDI vào KCN...........47
CHƯƠNG II....................................................................................49
THỰC TRẠNG THU HÚT FDI VÀO CÁC KCN Ở VÙNG
KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ..............................................49
____________________________________________________________
Quản trị kinh doanh quốc tế 47 B Đại học Kinh tế Quốc Dân
2
Nguyễn Nghiêm Hoài Nam Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
______________________________________________________________
2.1. GIỚI THIỆU VỀ VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ .....50
2.1.1. Quá trình hình thành vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ............50
2.1.2. Thế mạnh và lợi thế so sánh của vùng.......................................52
2.2. TỔNG QUAN VỀ CÁC KCN Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM
BẮC BỘ......................................................................................................54
2.3. THỰC TRẠNG THU HÚT FDI VÀO CÁC KCN Ở VÙNG KINH
TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ....................................................................55
2.3.1. Xác định mục tiêu thu hút FDI vào KCN...................................55
2.3.2. Xây dựng và hoàn thiện môi trường đầu tư trong các KCN.....56
2.3.2.1. Xây dựng chiến lược, qui hoạch phát triển các KCN.......56
Tên khu công nghiệp......................................................................57
2.3.2.2. Xây dựng cơ sở hạ tầng KCN...........................................58

2.3.2.2.1.Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào....58
2.3.2.2.2. Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào.. .60
2.3.2.3.Xây dựng hệ thống biện pháp ưu đãi về kinh tế. .............61
2.3.2.3.1 Chính sách ưu đãi về thuế.........................................61
2.3.2.4. Xây dựng cơ chế đầu tư và tổ chức quản lý KCN. ..........69
2.3.2.5. Xây dựng chính sách, pháp luật dối với KCN.....................71
2.3.3. Xác định nhà đầu tư mục tiêu cho từng lĩnh vực/sản phẩm
trong KCN..................................................................................................75
2.3.4. Xúc tiến đầu tư vào các KCN..................................................75
2.3.5. Thẩm tra, xét duyệt và cấp giấy chứng nhận đầu tư vào KCN
cho các nhà đầu tư.................................................................................78
2.4. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU THU HÚT FDI VÀO
CÁC KCN Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ....................78
2.5. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THU HÚT FDI VÀO CÁC KCN Ở
VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ. ........................................85
2.5.1. Những ưu điểm trong thu hút FDI vào các KCN ở vùng Kinh tế
trọng điểm Bắc Bộ.....................................................................................85
2.5.2. Những tồn tại và hạn chế trong thu hút FDI vào các KCN ở
vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ...............................................................88
2.5.3. Nguyên nhân của các tồn tại và hạn chế trên............................91
CHƯƠNG III..................................................................................96
____________________________________________________________
Quản trị kinh doanh quốc tế 47 B Đại học Kinh tế Quốc Dân
3
Nguyễn Nghiêm Hoài Nam Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
______________________________________________________________
ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU
HÚT FDI VÀO CÁC KCN Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM
BẮC BỘ............................................................................................96
3.1. BỐI CẢNH THU HÚT FDI VÀO CÁC KCN Ở VÙNG KINH TẾ

TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ ĐẾN NĂM 2015.............................................96
3.1.1. Các nhân tố quốc tế và khu vực..................................................96
3.1.2. Các nhân tố trong nước.............................................................102
3.2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC KCN Ở VÙNG KINH TẾ
TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ........................................................................106
3.2.1. Mục tiêu phát triển KCN ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến
năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020....................................................106
3.2.2. Định hướng phát triển các KCN ở Vùng kinh tế trọng điểm Bắc
Bộ.............................................................................................................108
3.3. ĐỊNH HƯỚNG THU HÚT FDI VÀO CÁC KCN Ở VÙNG KINH
TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ..................................................................109
3.4. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI VÀO
CÁC KCN Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ..................110
3.4.1. Nhóm giải pháp về quy hoạch...................................................110
3.4.2. Nhóm giải pháp về luật pháp, chính sách................................112
3.4.3. Nhóm giải pháp về xúc tiến đầu tư...........................................113
3.4.4.Nhóm giải pháp về cải thiện cơ sở hạ tầng...............................114
3.4.5. Nhóm giải pháp về lao động, tiền lương..................................115
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
____________________________________________________________
Quản trị kinh doanh quốc tế 47 B Đại học Kinh tế Quốc Dân
4
Nguyễn Nghiêm Hoài Nam Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
______________________________________________________________
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1. FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài
2. KCN : Khu công nghiệp
3. KCX : Khu chế xuất
4. KCNC : Khu công nghệ cao

5. KKT : Khu kinh tế
6. NĐT : Nhà đầu tư
7. NN : Nước ngoài
8. ĐTNN : Đầu tư nước ngoài.
9. UBND : Ủy Ban Nhân Dân.
____________________________________________________________
Quản trị kinh doanh quốc tế 47 B Đại học Kinh tế Quốc Dân
5
Nguyễn Nghiêm Hoài Nam Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
______________________________________________________________
DANH MỤC BẢNG BIỂU
TT Bảng số Tên bảng
Trang
1 Bảng 2.1 Số tỉnh được xếp vào vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ theo
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ năm 1997.
55
2 Bảng 2.2 Số tỉnh được xếp vào vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ cho
đến năm 2009
56
3 Bảng 2.3 DANH MỤC CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở VÙNG KINH
TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ DỰ KIẾN ƯU TIÊN THÀNH
LẬP MỚI ĐẾN NĂM 2015.
61
4 Bảng 2.4 Top 10 Quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào các KCN ở
Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ tính đến hết năm 2008
85
5 Bảng 2.5 Top 10 Quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào các KCN ở
Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ tính đến hết năm 2008
86
6 Bảng 2.6 Cơ cấu FDI vào các KCN ở Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

theo ngành tính đến hết năm 2008 (Chỉ tính các dự án còn
hiệu lực).
88
7 Bảng 2.7 Cơ cấu FDI vào KCN theo địa phương của vùng kinh
tế trọng điểm Bắc Bộ tính đến hết năm 2008 (Chỉ tính các dự
90
____________________________________________________________
Quản trị kinh doanh quốc tế 47 B Đại học Kinh tế Quốc Dân
6
Nguyễn Nghiêm Hoài Nam Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
______________________________________________________________
TT Hình số Tên hình
Trang
1 Hình 2.1 Vốn FDI bình quân một dự án ở các KCN ở Vùng
kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
84
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Sau hơn 18 năm triển khai xây dựng các khu công nghiệp (KCN), trong
cả nước đã hình thành một mạng lưới các KCN, và đã có những đóng góp
quan trọng vào sự phát triển kinh tế của các địa phương, vùng và cả nước, thể
hiện vai trò đi đầu trong tiếp nhận chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản
lý, nâng cao năng lực cạnh tranh và thúc đẩy sự phát triển của ngành công
nghiệp phụ trợ Việt Nam.
Các KCN tập trung phần lớn ở 3 Vùng kinh tế trọng điểm với 96 KCN,
chiếm gần 74% số KCN. Trong đó Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (KCN
phía Bắc) có 22 KCN.
Hiện nay, các KCN và KCX trên địa bàn vùng kinh tế trọng điểm Bắc
bộ chiếm 13,3% diện tích KCN cả nước và 15,5% diện tích KCN của các
vùng kinh tế trọng điểm, nhưng số dự án thu hút vào chỉ chiếm 7,6% cả nước

và 8,4% của KCN 3 vùng kinh tế trọng điểm. Số vốn đầu tư cũng đứng vào
hàng thấp nhất trong 3 vùng kinh tế trọng điểm, chiếm 6,4%.
____________________________________________________________
Quản trị kinh doanh quốc tế 47 B Đại học Kinh tế Quốc Dân
7
Nguyễn Nghiêm Hoài Nam Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
______________________________________________________________
Các KCN còn có sự mất cân đối cơ cấu ngành và hiệu quả sử dụng đất
công nghiệp. Hầu hết mới chú trọng vào các ngành lắp ráp điện, điện tử, trong
khi các ngành chế tạo, công nghiệp nặng như: sắt thép, hoá chất, cơ khí... còn
khiêm tốn. Bên cạnh đó, hiệu quả sử dụng đất công nghiệp mới đạt 2,7 triệu
USD/ha trong khi tỷ lệ này ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là 3,5 triệu
USD/ha.
Một loạt các KCN khác đã được hoàn thiện hạ tầng, nhưng hiệu quả thu
hút đầu tư vẫn còn rất thấp. Trong số đó có những KCN lớn như: Nội Bài -
Hà Nội thành lập 1994 nhưng mới lấp đầy khoảng 20%, Đình Vũ - Hải Phòng
thành lập 1997 và mới chỉ lấp đầy 15,4%. Theo Bộ Kế hoạch - Đầu tư, tỷ lệ
lấp đầy của các KCN trên địa bàn các tỉnh trọng điểm kinh tế phía Bắc chỉ đạt
27,1%, rất thấp so với mức trung bình cả nước là 43,1%
Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ được coi là đầu tàu của kinh tế phía
Bắc cùng với các vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ và Nam Bộ là 3 đầu tàu
của kinh tế cả nước.Tuy nhiên với thực trang trên, các KCN trên địa bàn vùng
kinh tế trọng điểm Bắc bộ được Bộ Kế hoạch Đầu tư đánh giá hoạt động kém
hiệu quả nhất cả nước.
Như vậy, thực tiễn cho thấy cần phải có các giải pháp để tăng cường hơn nữa nguồn
vốn đầu tư vào các khu công nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Chính từ thực tế cho thấy và kết hợp với chuyên ngành học của em là
Quản trị kinh doanh quốc tế nên em đã chọn đề tài nghiên cứu đó là: “Tăng
cường thu hút FDI vào các Khu công nghiệp ở Vùng Kinh tế trọng điểm
Bắc Bộ”.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài.
2.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài.
____________________________________________________________
Quản trị kinh doanh quốc tế 47 B Đại học Kinh tế Quốc Dân
8
Nguyễn Nghiêm Hoài Nam Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
______________________________________________________________
Là đánh giá thực trạng hoạt động thu hút FDI vào các KCN trong vùng
Kinh tế trọng đỉểm Bắc Bộ, từ đó đưa ra phương hướng và đề xuất các giải
pháp nhằm tăng cường thu hút FDI vào các KCN trong vùng Kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ đến năm 2015.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
Nhiệm vụ nghiên cứu chính của đề tài là:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về FDI, thu hút FDI, Khu công
nghiệp và Thu hút FDI vào KCN. Làm rõ nội dung, các nhân tố ảnh hưởng và
các chỉ tiêu đánh giá của hoạt động thu hút FDI nói chung và thu hút FDI vào
KCN nói riêng.
- Giới thiệu tổng quan về Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và các KCN
ở Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Nêu lên thực trạng, tình hình thực hiện
các chỉ tiêu thu hút FDI vào các KCN ở vùng Kinh tế Bắc Bộ, các nhân tố
chính ảnh hương tới hoạt động thu hút FDI vào các KCN tại đây trong giai
đoạn 2005 – 2008. Qua đó phân tích và đánh giá thực trạng thu hút FDI vào
các KCN trong vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ để tìm ra những ưu điểm,
hạn chế và nguyên nhân của nó.
- Trên cơ sở lý luận và thực tiễn cũng như dự báo về bối cảnh thu hút
FDI trong thời gian tới, chuyên đề đưa ra một số phương hướng và các giải
pháp tăng cường thu hút FDI vào các KCN trong vùng Kinh tế trọng điểm
Bắc Bộ đến năm 2015.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Thu hút FDI vào các KCN

3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
- Về không gian: Các KCN thuộc Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
____________________________________________________________
Quản trị kinh doanh quốc tế 47 B Đại học Kinh tế Quốc Dân
9
Nguyễn Nghiêm Hoài Nam Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
______________________________________________________________
- Về thời gian: Các số liệu phân tích được lấy từ trước cho đến hết năm
2008. Phương hướng và giải pháp đề xuất đến hết năm 2015.
4. Kết cấu của đề tài.
Kết cấu của đè tài này gồm có 3 chương như sau:
Chương I: Lý luận chung về thu hút FDI vào KCN.
Chương II: Thực trạng thu hút FDI vào các KCN ở vùng Kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ giai đoạn 2005 – 2008.
Chương III: Định hướng và các giải pháp tăng cường thu hút FDI vào
các KCN ở vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2015.
CHƯƠNG I.
LÝ LUẬN CHUNG VỀ THU HÚT FDI VÀO KHU CÔNG NGHIỆP
Trong chương này sẽ hệ thống hóa cơ sở lý luận về thu hút FDI vào KCN
trên cơ sở tiếp cận các vấn đề từ tổng quát và đi vào chi tiết. Chương này
trình bày các vấn đề lý luận về FDI, thu hút FDI,KCN và thu hút FDI vào
KCN, làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thu hút FDI, nội dung của
hoạt động thu hút FDI. Trình bày về KCN, các đặc điểm và vai trò của KCN.
Qua đó. Xây dựng khung lý thuyết về nội dung thu hút FDI vào KCN và các
nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thu hút FDI vào KCN.
Nội dung của chương I bao gồm: (1.1) Tổng quan về FDI; (1.2) Những
vấn đề chung về thu hút FDI; (1.3) Thu hút FDI vào KCN. Sau đây là nội dung
chi tiết:
____________________________________________________________
Quản trị kinh doanh quốc tế 47 B Đại học Kinh tế Quốc Dân

10
Nguyễn Nghiêm Hoài Nam Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
______________________________________________________________
1.1. TỔNG QUAN VỀ FDI.
1.1.1. Khái niệm về FDI.
Vốn đầu tư là yếu tố vật chất quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế của
một quốc gia. Nguồn vốn trong nước không thể đảm bảo cho nhu cầu về vốn
trong quá trình phát triển kinh tế đặc biệt là đối với các quốc gia đang phát
triển. Chính vì vậy, mỗi quốc gia đều phải bổ sung nguồn vồn cho mình bằng
cách thu hút vốn từ bên ngoài. FDI là một trong những kênh thu hút nguồn
vốn đầu tư nước ngoài. Hiện nay, có nhiều quan niệm về FDI:
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đưa ra định nghĩa như sau về
FDI:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một
nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút
đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân
biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà
đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh.
Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay đựoc gọi là "công ty mẹ"
và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty."
(1)
Quan điểm của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đưa ra năm 1997:
“Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Invesment) là vốn đầu tư
thực hiện để thu được lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động ở một
nền kinh tế khác với nền kinh tế của nhà đầu tư. Mục đích của nhà đầu tư là
dành được tiếng nói có hiệu quả trong việc quản lý doanh nghiệp đó.”
(2)
IMF nhấn mạnh đến 3 yếu tố của FDI đó là: tính lâu dài của hoạt động
đầu tư, chủ thể đầu tư là nước ngoài và mục đích đầu tư là dành quyền kiểm
(

1)
Tài liệu về FDI của WTO
(
2)
Tài liệu về FDI của IMF
____________________________________________________________
Quản trị kinh doanh quốc tế 47 B Đại học Kinh tế Quốc Dân
11
Nguyễn Nghiêm Hoài Nam Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
______________________________________________________________
soát trực tiếp hoạt động quản lý doanh nghiệp.
Theo Luật Đầu tư 2005 của Việt Nam:
“FDI là việc nhà ĐTNN đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài
sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo qui định của Luật này”.
(3)
Khái niệm này nhấn mạnh chủ đầu tư là người nước ngoài nhằm xác
định được tư bản được chuyển dịch trong FDI nhất thiết phải vượt ra khỏi
phạm vi một quốc gia
Tóm lại, tuy còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau, nhưng nhìn chung,
các định nghĩa trên đã nhận dạng FDI trên các khía cạnh:
• Đây là loại hình đầu tư dài hạn bởi hoạt động đầu tư này gắn liền với
việc xây dựng các cơ sở, chi nhánh sản xuất, kinh doanh tại nước tiếp
nhận đầu tư. Vốn FDI có bản chất là dòng chu chuyển vốn có thời hạn
tương đối dài. Vốn FDI đi liền với công trình, dự án đầu tư ở một địa
điểm cụ thể nên nó có tính ổn định tương đối cao, dễ theo dõi, dễ kiểm
soát, không biến động quá bất thường như các dòng tiền ngắn hạn hoặc
các khoản đầu tư gián tiếp.
• Nhà đầu tư nước ngoài là đồng thời là người trực tiếp quản lý, điều
hành việc sử dụng vốn, chịu trách nhiệm và hưởng lợi ích từ kết quả
sản xuất, kinh doanh căn cứ vào mức độ góp vốn. Nhà đầu tư nước

ngoài cần phải góp một số vốn tối thiểu vào vốn của dự án FDI để được
tham gia vào ban điều hành, tuỳ theo luật đầu tư của mỗi nước quy
định. Luật Đầu tư Việt Nam năm 2005, số vốn tối thiểu của nước ngoài
phải chiếm ít nhất 30% tổng số vốn pháp định của dự án, trừ những
trường hợp do Chính phủ quy định
(
3)
Luật Đầu Tư (2005)
____________________________________________________________
Quản trị kinh doanh quốc tế 47 B Đại học Kinh tế Quốc Dân
12
Nguyễn Nghiêm Hoài Nam Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
______________________________________________________________
1.1.2. Phân loại FDI
Có nhiều cách phân loại FDI khác nhau tùy vào từng giác độ tiếp cận.
Dưới đây là một số cách phân loại FDI:
1.1.2.1. Theo hình thức thâm nhập.
1.1.2.1.1. Đầu tư mới.
Đầu tư mới là hoạt động đầu tư trực tiếp vào các cơ sở sản xuất kinh
doanh hoàn toàn mới ở nước ngoài, hoặc mở rộng một cơ sở sản xuất kinh
doanh đã tồn tại.
1.1.2.1.2. Mua lại và sáp nhập qua biên giới.
Mua lại và sáp nhập qua biên giới là một hình thức FDI liên quan đến
việc mua lại hoặc hợp nhất với một doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động.
Các hình thức của sáp nhập bao gồm:
- Sáp nhập theo chiều ngang: là hình thức sáp nhập diễn ra giữa các
công ty trong cùng một ngành kinh doanh (hay có thể nói là giữa các đối thủ
cạnh tranh)
- Sáp nhập theo chiều dọc: là hình thức sáp nhập của các công ty khác
nhau trong cùng một dây chuyền sản xuất ra sản phẩm cuối cùng. Có 2 dạng

sáp nhập theo chiều dọc là: Liên kết giữa nhà cung cấp và công ty sản xuất,
sáp nhập theo chiều ngang là: Liên kết giữa công ty sản xuất và nhà phân
phối. Sáp nhập theo chiều dọc diễn ra nhiều trong lĩnh vực dầu mỏ.
- Sáp nhập hỗn hợp: là hình thức sáp nhập giữa các công ty kinh doanh
trong các lĩnh vực khác nhau. Mục tiêu của những vụ sáp nhập như vậy là đa
dạng hóa, và chúng thường thu hút sự chú ý của những công ty có lượng tiền
mặt lớn.
____________________________________________________________
Quản trị kinh doanh quốc tế 47 B Đại học Kinh tế Quốc Dân
13
Nguyễn Nghiêm Hoài Nam Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
______________________________________________________________
Hình thức đầu tư mới phổ biến hơn ở các nước đang phát triển và được
các nước nhận đầu tư ưa chuộng hơn , trong khi M&A xuất hiện nhiều hơn ở
các nước phát triển và được các chủ đầu tư ưu tiên hơn (M&A chiếm 77% FDI
ở nước phát triển và 33% FDI ở các nước đang phát triển, chiếm trên 50%
FDI toàn thế giới năm 2004).
1.1.2.2. Theo qui định của pháp luật Việt Nam.
1.1.2.2.1. Hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi tắt là hợp đồng BCC) là
hình thức đầu tư được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân
chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập pháp nhân.
1.1.2.2.2. Doanh nghiệp liên doanh.
"Doanh nghiệp liên doanh" là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên
hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định
ký giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ
nước ngoài hoặc là doanh nghiệp do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam hoặc do doanh nghiệp liên doanh hợp tác
với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh.
1.1.2.2.3. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp do nhà đầu
tư nước ngoài đầu tư 100% vốn tại Việt Nam.
1.1.2.2.4. Các hình thức BOT, BTO, BT
• Hình thức BOT
Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (sau đây gọi tắt là hợp
đồng BOT) là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm
quyền và nhà đầu tư để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong
____________________________________________________________
Quản trị kinh doanh quốc tế 47 B Đại học Kinh tế Quốc Dân
14
Nguyễn Nghiêm Hoài Nam Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
______________________________________________________________
một thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn
công trình đó cho Nhà nước Việt Nam.
• Hình thức BTO
Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (sau đây gọi tắt là hợp
đồng BTO) là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm
quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng
xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam; Chính
phủ dành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn
nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận.
• Hình thức BT
Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (sau đây gọi tắt là hợp đồng BT) là
hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư
để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư
chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam; Chính phủ tạo điều kiện
cho nhà đầu tư thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc
thanh toán cho nhà đầu tư theo thoả thuận trong hợp đồng BT.
1.1.2. Tác động của FDI tới nền kinh tế của nước đi đầu tư và nước
nhận đầu tư.

1.1.2.1. Tác động tích cực của FDI.
1.1.2.1.1. Đối với nước đầu tư.
Khi đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, nước đầu tư sẽ thu những lợi ích:
Thứ nhất, các nước đầu tư sẽ khai thác được những lợi thế so sánh của
nước tiếp nhận đầu tư, giúp giảm giá thành sản phẩm (nhờ giảm giá nhân
công, vận chuyển, chi phí sản xuất khác và thuế...), nâng cao sức cạnh tranh
quốc tế, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng như lợi nhuận của vốn đầu tư,
____________________________________________________________
Quản trị kinh doanh quốc tế 47 B Đại học Kinh tế Quốc Dân
15
Nguyễn Nghiêm Hoài Nam Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
______________________________________________________________
đồng thời giảm bớt rủi ro đầu tư so với nếu chỉ tập trung vào thị trường trong
nước.
Thứ hai, các nước đầu tư sẽ kéo dài được chu trình sống của sản
phẩm . Những nước này sẽ di chuyển một bộ phận sản xuất công nghiệp phần
lớn máy móc ở giai đoạn lão hoá hoặc có nguy cơ bị hao mòn vô hình nhanh
sang các nước kém phát triển hơn để tiếp tục sử dụng, kéo dài thêm chu kỳ
sống của sản phẩm, hoặc để mau khấu hao, cũng như để tăng sản xuất tiêu
thụ, giúp thu hồi vốn và tăng lợi nhuận.
Thứ ba, các nước đầu tư có thể tiếp cận được với thị trường cung cấp
nguyên liệu ổn định với giá phải chăng. Nhiều nước nhận đầu tư có tài
nguyên dồi dào, nhưng do hạn chế về tiền vốn, kỹ thuật, công nghệ cho nên
những tài nguyên đó chưa được khai thác, và sử dụng một cách có hiệu quả.
Thông qua việc đầu tư khai thác tài nguyên (nhất là dầu thô), các nước đầu tư
ổn định được những nguồn nguyên liệu nhập khẩu phục vụ cho ngành sản
xuất ở nước mình.
Thứ tư, thông qua FDI giúp các nước đầu tư tăng thêm sức mạnh về
kinh tế và nâng cao uy tín chính trị trên trường quốc tế. Bằng việc xây dựng
nhà máy sản xuất và thị trường tiêu thụ ở nước ngoài (nhất là các địa bàn có

giá trị "đầu cầu" để thâm nhập, mở rộng thị trường có triển vọng), các nước
chủ đầu tư mở rộng được thị trường tiêu thụ, tránh được hàng rào bảo hộ mậu
dịch ở các nước, cũng như có thể thông qua ảnh hưởng về kinh tế để tác động
chi phối đời sống chính trị nước chủ nhà, có lợi cho nước đầu tư. Như vậy,
FDI tạo khả năng cho các nước đầu tư kiểm soát và thâm nhập vững chắc thị
trường của nước nhận đầu tư hoặc từ đó mở rộng thị trường cho họ sang nước
thứ ba, toàn vùng hoặc khu vực.
1.1.2.1.2. Đối với nước nhận đầu tư.
____________________________________________________________
Quản trị kinh doanh quốc tế 47 B Đại học Kinh tế Quốc Dân
16
Nguyễn Nghiêm Hoài Nam Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
______________________________________________________________
Thứ nhất, FDI bổ sung nguồn vốn cho nhu cầu phát triển kinh tế của
nước sở tại.
Vào thời kì đầu của quá trình phát triển kinh tế, các nước đang phát
triển đều bị thiếu vốn đầu tư do tích luỹ nội bộ thấp hoặc không có tích luỹ
nên rất cần nguồn vốn từ bên ngoài bổ sung cho vốn đầu tư phát triển. Vốn
FDI không quy định mức vốn đầu tư tối đa mà chỉ quy định mức tối thiểu, do
đó cho phép các nước sở tại khai thác được nguồn vốn bên ngoài, làm tăng
thêm nguồn lực để tăng trưởng và phát triển kinh tế. Nguồn vốn FDI có thể
hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế-xã hội và
thường là vốn đầu tư dài hạn, do các nhà ĐTNN trực tiếp quản lý và điều
hành kinh doanh nên có hiệu quả để tăng trưởng kinh tế bền vững.
Thứ hai, Vốn FDI là yếu tố góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và
chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Đối với các nước đang phát triển, FDI đóng vai trò quan trọng, là một
trong các đầu tàu góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Thông qua việc
chuyển giao những công nghệ và lĩnh vực sản xuất đã mất sức cạnh tranh ở
chính quốc, nhưng còn là mới và khá hiện đại đối với nước tiếp nhận đầu tư,

FDI góp phần cải thiện cơ cấu kinh tế nước tiếp nhận đầu tư theo hướng công
nghiệp hoá, hiện đại hoá và quốc tế hoá. Tuy tỷ trọng của FDI trong tổng vốn
đầu tư ở một số nước có thể không cao, nhưng nó thường chiếm tỷ trọng lớn
trong đầu tư tài sản cố định trong một số ngành của nền kinh tế. Đối với
những nền kinh tế mới công nghiệp hoá, đầu tư của TNCs tập trung chủ yếu
vào lĩnh vực chế tạo. Ví dụ ở Thái Lan năm 1988 FDI vào nông nghiệp, khai
thác mỏ, thăm dò dầu khí chiếm 12,2% còn gần 90% tập trung vào công
nghiệp. Đây cũng chính là nguyên nhân giải thích tại sao FDI đã đóng góp vai
____________________________________________________________
Quản trị kinh doanh quốc tế 47 B Đại học Kinh tế Quốc Dân
17
Nguyễn Nghiêm Hoài Nam Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
______________________________________________________________
trò tích cực trong việc thúc đẩy quá trình sản xuất xuất khẩu sản phẩm công
nghiệp ở Thái Lan
Thứ ba, FDI giúp thúc đẩy xuất nhập khẩu và cải thiện cán cân thanh
toán trong ngắn hạn.
Ưu điểm của FDI so với các nguồn vốn nước ngoài khác như tín dụng
quốc tế, chứng khoán quốc tế, ODA... thì FDI cho phép các nước đang phát
triển tránh được gánh nợ nần, ít mạo hiểm, tăng cường được năng lực xuất
khẩu thu ngoại tệ của mình và do đó có ảnh hưởng tích cực đến cán cân thanh
toán trong thời gian trước mắt. Xét về dài hạn, muốn xem xét sự của FDI tới
cán cân thanh toán như thế nào, thì cần phải xem xét trong một thời kỳ nhất
định với các thông số kiểm soát được. Tuy nhiên, dù xem xét dưới góc độ
nào, các chuyên gia kinh tế đều có một kết luận là sự gia tăng dòng FDI góp
phần cải thiện rõ rệt cán cân thanh toán của các nước đang phát triển, và điều
quan trọng hơn nữa là FDI có hiệu ứng tích cực đối với toàn bộ hệ thống tài
chính nước nhận đầu tư.
Thứ tư, FDI thúc đẩy chuyển giao công nghệ và học tập kinh nghiệm
quản lý kinh doanh của nước ngoài.

Để thực hiện một dự án FDI vào một quốc gia, các NĐT NN không chỉ
chuyển vào nước đó vốn bằng tiền, mà còn chuyển cả vốn hiện vật như máy
móc, thiết bị, nguyên vật liệu (còn gọi là công nghệ cứng) và vốn vô hình như
công nghệ, tri thức khoa học, bí quyết quản lý, kỹ năng tiếp cận thị trường...
(còn gọi là công nghệ mềm) cũng như đưa chuyên gia nước ngoài vào hoặc
đào tạo các chuyên gia bản xứ về các lĩnh vực cần thiết phục vụ hoạt động
của dự án. Chính điều này cho phép các nước nhận đầu tư không chỉ nhập
khẩu công nghệ đơn thuần, mà còn nắm vững cả kỹ năng nguyên lý vận hành,
____________________________________________________________
Quản trị kinh doanh quốc tế 47 B Đại học Kinh tế Quốc Dân
18
Nguyễn Nghiêm Hoài Nam Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
______________________________________________________________
sửa chữa, mô phỏng và phát triển nó, nhanh chóng tiếp cận được công nghệ
hiện đại ngay cả khi nền tảng công nghệ quốc gia chưa được tạo lập đầy đủ.
FDI được coi là một phương tiện hữu hiệu cho các nước đang phát triển
có trình độ công nghệ lạc hậu nhập khẩu các công nghệ có trình độ cao hơn từ
bên ngoài. Đối với các nước phát triển thì FDI góp phần bổ sung và hoàn
thiện công nghệ của mình.
Thứ năm, FDI góp phần phát triển phân công lao động trong nước và
quốc tế, nâng cao hiệu quả kinh tế và mở rộng thị trường cho nước tiếp nhận
đầu tư.
Việc thu hút và quản lý FDI thích hợp sẽ cho phép nước chủ nhà:
- Sử dụng tối ưu hơn các yếu tố sản xuất nhờ chuyên môn hoá và hợp
tác hoá quốc tế.
- Huy động nhiều hơn các nguồn tài nguyên (vật chất và nhân lực) nhàn
rỗi.
- Nâng cấp các nguồn lực của nước chủ nhà.
Việc thu hút FDI cho phép nước tiếp nhận đầu tư tham gia rộng và sâu
hơn vào phân công lao động quốc tế - nhất là khi doanh nghiệp có vốn ĐTNN

là chi nhánh của công ty xuyên quốc gia lớn trên thế giới, và trong nước -
thông qua việc phát triển các doanh nghiệp vệ tinh của các doanh nghiệp có
vốn ĐTNN. Hơn nữa, bằng kinh nghiệm, công nghệ và vốn từ FDI, sẽ cho
phép các nước tiếp nhận FDI tận dụng và phát huy được các lợi thế về tài
nguyên, vị trí địa lý và nguồn lao động... của mình. Đặc biệt nhờ kênh tiêu thụ
có sẵn của của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN, nhờ sự cải thiện chất lượng
và danh mục hàng hoá xuất khẩu sản xuất trong nước với sự giúp sức và xúc
____________________________________________________________
Quản trị kinh doanh quốc tế 47 B Đại học Kinh tế Quốc Dân
19
Nguyễn Nghiêm Hoài Nam Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
______________________________________________________________
tiến của FDI... nước tiếp nhận FDI có điều kiện tiếp cận, mở mang thị trường
quốc tế, cũng như mở rộng ngay thị trường nội địa.
1.1.2.2. Tác động tiêu cực của FDI.
1.1.2.2.1. Đối với nước đầu tư.
Việc đầu tư ra nước ngoài có thể dẫn đến việc chuyển sản xuất từ trong
nước ra nước ngoài. Do đó, làm giảm số lượng việc làm ở trong nước, gây
ảnh hưởng đến tình trạng thất nghiệp
Đầu tư ra nước ngoài cũng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực lên cán cân
thanh toán do lượng vốn chuyển ra nước ngoài được thể hiện là tài sản nợ
trong tài khoản vãng lai.
Việc đầu tư để tiến hành sản xuất ở quốc gia khác có thể dẫn đến việc
nhập khẩu trở lại chính các sản phẩm mà trước đây được sản xuất trong nước.
Việc này có thể ảnh hưởng đến cán cân xuất nhập khẩu cũng như tỷ giá của
đồng nội tệ.
1.1.2.2.2. Đối với nước nhận đầu tư.
Bên cạnh lợi ích mà FDI mang lại cho nước nhận đầu tư, cũng có nhiều
tổn thất do những tác động bất lợi đối với nền kinh tế. Những tác động này
được thể hiện ở các khía cạnh sau đây :

• Công nghệ lạc hậu hoặc không phù hợp
Các công ty đa quốc gia khi quyết định sử dụng vốn và công nghệ
thường ít quan tâm đến tình trạng dư thừa lao động, đặc biệt là lao động phổ
thông ở các quốc gia đang phát triển, vì thế cho nên FDI thường dẫn đến tình
trạng nhập khẩu vốn theo chiều sâu và công nghệ tiên tiến. Điều này gây ra
những bất lợi cho các nước đang phát triển khi tiếp nhận đầu tư, bởi vì lực
lượng lao động ở các nước này vốn dĩ rất dư thừa, thiếu kỹ năng và trình độ
____________________________________________________________
Quản trị kinh doanh quốc tế 47 B Đại học Kinh tế Quốc Dân
20
Nguyễn Nghiêm Hoài Nam Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
______________________________________________________________
văn hóa thấp. Và như vậy, trong một chừng mực nhất định, lợi ích về khả
năng tạo ra nhiều việc làm của dòng vốn FDI đã bị hạn chế.
Một khả năng khác nữa là với mục đích tận dụng các máy móc thiết bị
đã quá cũ hoặc lạc hậu, các MNCs lại có xu hướng chuyển giao vào nước
nhận đầu tư những công nghệ đã lỗi thời, nguy cơ này cũng làm giảm lợi ích
của FDI vì khả năng gây tổn hại lớn cho nền kinh tế của các nước nhận đầu tư
do sử dụng công nghệ quá lạc hậu.
• Sự tham gia của các MNCs vào việc ‘chuyển giá’
Giao dịch ngoại thương của các công ty do nước ngoài kiểm soát có thể
ít chịu trách nhiệm hơn đối với những thay đổi trong cán cân thanh toán tương
đối giữa nước nhận đầu tư với các nước có quan hệ thương mại, vì hầu hết
những giao dịch này là giao dịch trong nội bộ công ty. Và cũng xuất phát từ
đặc điểm này, các giao dịch trong nội bộ các công ty Đa quốc gia đã tạo điều
kiện cho họ có thể định giá quá thấp hoặc quá cao sản lượng sản phẩm do
mình sản xuất ra hoặc các nguồn đầu vào để trốn thuế hoặc né tránh sự kiểm
soát ngoại hối của chính phủ nước sở tại. Vì thế các công ty được tạo nên từ
FDI cũng thường bị cho là tham gia vào việc ‘ chuyển giao giá cả’, dẫn đến
thất thu cho chính phủ và gây khó khăn cho việc kiểm soát ngoại hối, làm

giảm lợi ích của FDI đối với nước nhận đầu tư.
• Tác động tiêu cực lên cán cân thanh toán
Tác động bất lợi của FDI lên cán cân thanh toán của nước nhận đầu tư
có thể dẫn đến từ hai khía cạnh. Khía cạnh thứ nhất là việc chuyển lợi nhuân
ra nước ngoài, hoạt động này sẽ được thể hiện là tài sản nợ trong tài khoản
vãng lai. Khía cạnh thứ hai là việc nhập khẩu nguyên phụ liệu, máy móc thiết
bị và hàng trung gian từ nước ngoài của các MNCs cũng tạo ra nợ trong tài
____________________________________________________________
Quản trị kinh doanh quốc tế 47 B Đại học Kinh tế Quốc Dân
21
Nguyễn Nghiêm Hoài Nam Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
______________________________________________________________
khoản vãng lai. Và những hoạt động này sẽ làm giảm những tác động tích cực
của FDI lên cán cân thanh toán của nước chủ nhà.
• Tác động lên hoạt động kinh doanh của các công ty nội địa
Bên cạnh việc khuyến khích cạnh tranh , FDI cũng có thể có những tác
động ngược lên cạnh tranh bởi vì các MNCs thường có tiềm lực kinh tế rất
lớn, kỹ năng quản lý cao và kinh nghiệm dồi dào hơn so với các công ty bản
địa. Sự hùng mạnh của các công ty nước ngoài có thể dẫn đến sự triệt tiêu
khỏi thị trường của các công ty đầu tư trong nước không đủ khả năng cạnh
tranh và không đủ sức để tồn tại trong một thời gian dài để rồi bị thôn tính.
Ngoài ra, còn cần phải xem xét đến mục đích thôn tính các công ty của các
đối tác đầu tư bản địa của các MNCs để có thể giành được vị thế độc quyền,
hoặc gần như độc quyền. Điều này sẽ làm giảm lợi ích của FDI, đặc biệt ở các
quốc gia còn theo đuổi chính sách bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ, bởi
vì nếu các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào những ngành công nghiệp
được xem là có tiềm năng nhưng còn non trẻ này, các công ty bản địa sẽ khó
có cơ hội phát triển.
• Ảnh hưởng của FDI đối với vấn đề chủ quyền quốc gia và tự trị.
Nhiều nước đang theo đuổi chính sách thu hút đầu tư nước ngoài có thẻ

lo ngại rằng FDI sẽ dẫn đến sự phụ thuộc về kinh tế. Lo ngại từ những nhận
định rằng nếu các nhà đầu tư nước ngoài sử dụng quá nhiều tài sản của nước
nhận đầu tư, họ sẽ có xu hướng khống chế và mua chuộc kinh tế. Tuy nhiên,
nhiều nhà kinh tế cho rằng những mối quan tâm như vậy không còn phù hợp
nữa, trong xu thế toàn cầu hóa, sự phụ thuộc lẫn nhau của các nền kinh tế là
tất yếu, cho nên không thê có sự khống chế mua hoặc mua chuộc khi mà các
côgn ty từ các quốc gia muôn tăng đầu tư lẫn nhau để cùng phát triển.
• Ảnh hưởng đến môi trường thiên nhiên
____________________________________________________________
Quản trị kinh doanh quốc tế 47 B Đại học Kinh tế Quốc Dân
22
Nguyễn Nghiêm Hoài Nam Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
______________________________________________________________
Lợi dụng vấn đề môi trường thường chưa được quan tâm đúng mức ở
các nước đang phát triển muốn thu hút đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài kinh
doanh sản xuất trong lĩnh vực gây nhiều độc hại cho môi trường thường muốn
né tránh sự kiểm soát chặt chẽ của chính phủ mình bằng cách chuyển nhà máy
sản xuất sang những quốc gia đang thu hút đầu tư, họ sẽ tiết kiệm được chi
phí sản xuất và những chi phi vốn dĩ rất tốn kém cho vấn đề vệ sinh môi
trường...Và như thế, nếu các chính phủ các quốc gia đang thu hút đầu tư
không kiểm soát được những dự án đầu tư này, đất nước họ sẽ phải gánh chịu
những thiệt hại nặng nề trong viẹc giữ gìn và bảo vệ môi trường sinh thái.
1.2 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THU HÚT FDI.
1.2.1. Khái niệm thu hút FDI và bản chất của việc thu hút FDI.
Thu hút FDI là hoạt động nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài
vào một quốc gia. Hoạt động FDI được thực hiện thông qua các dự án FDI mà
người ra quyết định đầu tư chính là các nhà đầu tư nước ngoài. Như vậy, bản
chất của hoạt động thu hút FDI là hoạt động thu hút các nhà đầu tư nước
ngoài đầu tư vào quốc gia mình.
1.2.2. Nội dung thu hút FDI.

Để đưa ra quyết định đầu tư ra nước ngoài, bất kì nhà đầu tư nào cũng
quan tâm đến những ưu đãi, lợi ích mà họ được hưởng trong quá trính đầu tư,
các vấn đề liên quan đến việc thành lập, triển khai và vận hành dự án. Trong
quá trình thành lập dự án, nhà đầu tư sẽ quan tâm tới thủ tục, hồ sơ xin cấp
giấy phép đầu tư, thời gian trung bình để được cấp giấy phép đầu tư, sự hỗ trợ
của Chính phủ, chính quyền địa phương cũng như các tổ chức môi
giới...Trong việc triển khai dự án, nhà đầu tư sẽ quan tâm đến các vấn đề
như : sự thuận lợi trong công tác giải phóng mặt bằng, các chính sách về đất
đai, các thủ tục trong quá trình tiến hành xây dựng nhà xưởng, nhập khẩu thiết
____________________________________________________________
Quản trị kinh doanh quốc tế 47 B Đại học Kinh tế Quốc Dân
23
Nguyễn Nghiêm Hoài Nam Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
______________________________________________________________
bị máy móc, chính sách lao động trong việc tuyển dụng công nhân cũng như
chuyên gia nước ngoài...Các vấn đề liên quan đến khuyến khích đầu tư
khác...Dựa trên những khía cạnh và nội dụng mà các nhà đầu tư nước ngoài
quan tâm khi ra quyết định đầu tư, nội dung của hoạt động thu hút FDI bao
gồm 5 nội dung sau :
• Xác định mục tiêu thu hút FDI
• Xây dựng và hoàn thiện môi trường đầu tư.
• Xác định các nhà đầu tư mục tiêu cho các lĩnh vực/sản phẩm
• Xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư.
• Xét duyệt và cấp giấy chứng nhận đầu tư cho các nhà đầu tư
Trong các nội dung trên, nội dung xây dựng hoàn thiện môi trường đầu
tư và nội dung xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư là
những nội dung quan trọng nhất.
1.2.2.1. Xác định mục tiêu thu hút FDI.
Đối với bất kì quốc gia nào, mục tiêu thu hút FDI cũng là tận dụng
nguồn vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý của nước ngoài để phục vụ cho

việc phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia mình.Tuy nhiên, các mục tiêu trên
ở từng quốc gia, ở từng giai đoạn phát triển của quốc gia đó lại có thự tự ưu
tiên khác nhau.VD : Trong thời kì đầu thu hút FDI ở VIệt Nam, Nhu cầu về
vốn để phát triển kinh tế là rất lớn nên yếu tố nguồn vốn được ưu tiên hàng
đầu, yếu tố công nghệ chưa thực sự được coi trọng dẫn đến việc nhập khẩu
tràn lan các công nghệ lạc hậu.Trong giai đoạn sau, khi mà việc rút ngắn
khoảng cách về công nghệ với các quốc gia trên thế giới là yêu cầu bức thiết
thì yếu tố công nghệ lại được ưu tiên.Mặc dù vậy, dù trong giai đoạn nào thì
luôn cần phải có sự hài hòa giữu các mục tiêu.
____________________________________________________________
Quản trị kinh doanh quốc tế 47 B Đại học Kinh tế Quốc Dân
24
Nguyễn Nghiêm Hoài Nam Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
______________________________________________________________
Như vây, công việc đầu tiên trong hoạt động thu hút FDI của mỗi quốc
là phải xác định rõ mục tiêu thu hút FDI : bao gồm những mực tiêu nào, mức
độ ưu tiên giữa các mục tiêu, đâu là mục tiêu chính, đâu là mục tiêu thứ
yếu.Việc xác định mục tiêu thu hút FDI là công việc mang tính định hướng
cho công tác thu hút FDI, là căn cứ để xét duyệt các dự án FDI, tránh tình
trạng thu hút FDI một cách tràn lan.
1.2.2.2. Xây dựng và hoàn thiện môi trường đầu tư.
Môi trường đầu tư là các điều kiện, các yếu tố về kinh tế, xã hội, pháp
lý, tài chính, hạ tầng cơ sở và các yếu tố liên quan khác mà trong đó các quá
trình hoạt động đầu tư được tiến hành. Có nhiều cách phân loại môi trường
đầu tư, môi trường đầu tư có thể được chia ra thành môi trường cứng và môi
trường mềm. Môi trường cứng liên quan đến các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng kĩ
thuật phục vụ cho việc phát triển kinh tế bao gồm: cơ sở hạ tầng giao thông
(đường xá, sân bay, cảng biển…), cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, năng
lượng…Môi trường mềm bao gồm các yếu tố liên quan đến: thủ tục hành
chính, pháp lý liên quan đến hoạt động đầu tư, hệ thống dịch vụ tài chính –

ngân hàng, lao động, các yếu tố của nền kinh tế, văn hóa – xã hội…
Môi trường đầu tư là nhân tố tác động trực tiếp đến mọi hoạt động đầu
tư của nhà đầu tư. Mọi hoạt động đầu tư suy cho cùng là để thu lợi nhuận.Vì
vậy, môi trường đầu tư hấp dẫn là môi trường có hiệu quả đầu tư cao, mức độ
rủi ro thấp. Điều này lại chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như: chính sách,
cơ chế ưu đãi đầu tư của nước chủ nhà, điều kiện phát triển về cơ sở hạ tầng
kinh tế, mức độ hoàn thiện về thể chế hành chính và pháp lý, khả năng ổn
định về mặt chính trị - xã hội, độ mở của nền kinh tế, sự phát triển của thị
trường…Các nhân tố trên có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau và có ảnh
hưởng lớn đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư. Chính vì vây, công việc
____________________________________________________________
Quản trị kinh doanh quốc tế 47 B Đại học Kinh tế Quốc Dân
25

×