Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Chương trình Tiên tiến – Chất lượng cao – POHE
Bài thuyết trình bộ môn Văn hóa kinh doanh
Lớp Ngân hàng CLC – Nhóm 4
Văn hóa doanh nghiệp tập đoàn Bảo Việt
Dàn bài:
Phần I. Giới thiệu chung về tập đoàn Bảo Việt
Phần II. Các cấp độ và biểu hiện trong Văn hóa doanh nghiệp tập đoàn Bảo Việt
Phần III. Tác động của văn hóa doanh nghiệp tới hoạt động kinh doanh của tập
đoàn Bảo Việt
Phần IV. Nguyên nhân và một số sáng kiến nhằm hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp
của tập đoàn Bảo Việt
Bài làm
Phần I. Giới thiệu chung về tập đoàn Bảo Việt
1. Lịch sử phát triển
Tiền thân của Bảo Việt là công ty Bảo hiểm Việt Nam, chính thức đi vào hoạt
động vào ngày 15/1/1965 chỉ với 16 nhân viên. Những ngày đầu hoạt động, Bảo Việt chỉ
có Trụ sở chính tại Hà Nội và một chi nhánh tại Hải Phòng. Hoạt động kinh doanh của
Công ty chỉ trong lĩnh vực bảo hiểm hàng hóa xuất - nhập khẩu, bảo hiểm tàu biển.
Doanh thu của Công ty tại thời điểm này chỉ đạt 800 nghìn đồng Việt Nam với tổng tài
sản là 900 nghìn đồng.
- Năm 1989, công ty đã phát triển thành Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam.
- Năm 1995, phương châm “phục vụ khách hàng tốt nhất để phát triển” được khởi xướng
và đưa vào áp dụng trên toàn bộ tổng công ty.
- Năm 1996, công ty lần đầu tiên cung cấp sản phẩm bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam.
- Năm 2011, Bảo Việt hoàn tất việc tăng vốn điều lệ lên 6.800 tỷ đồng thông qua phát
hành cổ phiếu cho các cổ đông.
Trải qua một thời gian dài hoạt động và phát triển với chủ trương mở rộng mạng
lưới, đa dạng hoá hoạt động kinh doanh, tạo ra sự phát triển vượt bậc về qui mô kinh
doanh, thì hiện nay tập đoàn Bảo Việt đã phát triển thành tập đoàn tài chính bảo hiểm
kinh doanh đa ngành ,với ngành nghề chính là kinh doanh bảo hiểm, Bảo Việt hiện được
tổ chức theo mô hình công ty mẹ - công ty con, 4 trong số 9 đơn vị thành viên: Tổng
Công ty Bảo hiểm Bảo Việt, Tổng Công ty Bảo Việt Nhân thọ, Ngân hàng Thương mại
Cổ phần Bảo Việt , Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt. Và ngoài ra còn có 16 công
ty liên kết do BV đầu tư vốn.
Hiện nay, Tập đoàn Bảo Việt có mạng lưới rộng khắp 64 tỉnh thành với hơn 150
chi nhánh, hơn 5800 nhân viên và 42000 tư vấn viên. Tổng doanh thu hợp nhất năm 2012
là 16000 tỷ đồng.
2. Các sản phẩm, dịch vụ chính
Tập đoàn hoạt động trên các lĩnh vực: Các dịch vụ bảo hiểm nhân thọ và phi nhân
thọ, Tái bảo hiểm, Đầu tư tài chính, Quản lý quỹ, Chứng khoán, Ngân hàng, Dịch vụ bất
động sản.
3. Giải thưởng, danh hiệu
Bảo Việt đã được vinh dự nhận nhiều danh hiệu cao quý, nhiều cup, bằng khen,
giấy chứng nhận… do Đảng, Nhà nước, các tổ chức kinh tế - xã hội có uy tín trao tặng.
Điển hình trong đó là giải thưởng “10 thương hiệu nổi tiếng nhất ở Việt Nam 2008”,
“Thương hiệu chứng khoán uy tín 2009”, “Thương hiệu uy tín-sản phẩm và dịch vụ chất
lượng vàng năm 2010”,…
Phần II. Các cấp độ và biểu hiện trong Văn hóa doanh nghiệp tập đoàn Bảo
Việt
A. Cấp độ
Cấp độ 1: Các quá trình và cấu trúc hữu hình của doanh nghiệp
1.Logo
- Màu xanh mang ý nghĩa biểu đạt sự bình yên và hy vọng vào tương lai.
- Màu vàng trong logo mới của Bảo Việt đã được chỉnh thành màu vàng ánh kim để biểu
thị cho sự phồn vinh và thịnh vượng.
- Màu trắng thể hiện tính chuyên nghiệp và liêm khiết của Bảo Việt khi phục vụ khách
hàng.
- Thêm vào đó, logo có thêm điểm nhấn hình tam giác trên đầu chữ V, kết hợp với quả
cầu ba chiều với các đường kết nối trên bề mặt thể hiện năng lực vươn xa và tầm nhìn
chiến lược của Bảo Việt trong việc mở rộng phạm vi hoạt động ra khu vực và thế giới,
xứng đáng với tầm vóc của một Tập đoàn tài chính – bảo hiểm hàng đầu Việt Nam.
2. Khẩu hiệu
Cùng với logo mới, câu khẩu hiệu mới “Niềm tin vững chắc, cam kết vững bền”,
không chỉ là thông điệp truyền thông của Bảo Việt tới cộng đồng mà cũng chính là tiêu
chí hoạt động của Tập đoàn. Tập đoàn Bảo Việt và các công ty thành viên cam kết cùng
đồng lòng triển khai cung cấp một cách tốt nhất các dịch vụ tài chính - bảo hiểm, ngân
hàng, đầu tư,… đạt chuẩn mực quốc tế cho khách hàng; xây dựng mối quan hệ với khách
hàng; chú trọng công tác đào tạo và phát triển nhằm phục vụ khách hàng một cách tốt
nhất; đổi mới các hoạt động và xây dựng các chuẩn mực để đảm bảo cung cấp dịch vụ
hoàn hảo tới khách hàng. Bộ nhận diện thương hiệu mới của Bảo Việt thừa kế những giá
trị cũ càng khẳng định vị thế của thương hiệu và tạo niềm tin cho khách hàng trong giai
đoạn phát triển mới.
Với kiến trúc logo và chiến lược quản lí thương hiệu mới, chúng tôi tin rằng
thương hiệu Bảo Việt sẽ tiếp tục phát triển, nâng cao chất lượng sống của khách hàng
bằng những dịch vụ hoàn hảo và giá trị lâu bền. Bộ nhận diện thương hiện sẽ được quản
lý và giữ gìn cần thận để xây dựng thương hiệu Bảo Việt nhất quán và nổi bật trên thị
trường.
3. Nghi lễ, lễ hội, các sự kiện
Hàng năm theo định kì công ty tổ chức các lễ hội khá lớn để chào mừng các sự
kiện ví dụ như ngày thành lập công ty, đại hội cổ đông… Vào những dịp như vậy công ty
thường tổng kết các thành tích kinh doanh, khen thưởng cá nhân hay tập thể xuẫt sắc có
nhiểu thành tích đóng góp cho công ty. Công ty thường xuyên tổ chức các chương trình,
các hoạt động cho tập thể nhân viên nhằm khen thưởng động viên cán bộ công nhân viên.
Hoạt động thể thao, văn nghệ không chỉ thể hiện nét đẹp thể chất, tinh thần của
cán bộ, nhân viên, mà còn thể hiện nét đẹp văn hóa doanh nghiệp của Bảo Việt. Nét đẹp
này sẽ lan tỏa trong toàn hệ thống, tạo không khí vui tươi, thi đua góp phần hoàn thành
nhiệm vụ kinh doanh năm 2010. Không những thế, đây còn là cơ hội giao lưu, học hỏi,
phát hiện những nhân tố mới để tiếp tục duy trì, phát triển phong trào văn hóa, thể thao ở
cơ sở, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của cán bộ, nhân viên Bảo Việt.
Cấp độ 2: Các giá trị được chia sẻ,chấp nhận và tuyên bố.
1. Sứ mệnh và tầm nhìn chiến lược
Sứ mệnh của Bảo Việt là bảo đảm sự bình an, thịnh vượng và lợi ích lâu dài cho
khách hàng, nhà đầu tư, người lao động và cộng đồng.
Tầm nhìn đến 2015 của Bảo Việt là trở thành Tập đoàn Tài chính – Bảo hiểm
hàng đầu Việt Nam, có tiềm lực tài chính vững mạnh, từng bước hội nhập vào thị trường
khu vực và thế giới dựa trên ba trụ cột: bảo hiểm, ngân hàng và đầu tư.
2. Triết lý KD
2.1. Khách hàng là trung tâm
Bảo Việt thấu hiểu sâu sắc, luôn chia sẻ, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của
khách hàng. Với tôn chỉ “Phục vụ khách hàng tốt nhất để phát triển”, Bảo Việt không
ngừng nỗ lực cung cấp các sản phẩm đa năng, tiện ích thông qua các siêu thị tài chính
nhằm đem lại lợi ích cao nhất cho khách hàng.
2.2. Nhân lực là tài sản quý giá
Bảo Việt cam kết tạo môi trường lao động lý tưởng, chú trọng công tác tuyển
dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; thực hiện cơ chế lương thưởng dựa trên đánh
giá hiệu quả công việc theo chuẩn mực quốc tế.
2.3. Trách nhiệm với cộng đồng
Bảo Việt đã và đang nỗ lực góp phần mang lại sự bình an, thịnh vượng và lợi ích
lâu dài cho cộng đồng. Tiếp nối truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc, sự phát triển
của Bảo Việt luôn gắn liền với các hoạt động từ thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống của
cộng đồng.
2.4. Tăng trưởng bền vững
Bảo Việt liên tục phát triển các lĩnh vực kinh doanh, chuẩn mực hóa và minh bạch
hóa thông tin, đem lại lợi suất đầu tư cao nhất cho cổ đông.
Cấp độ 3 : Các quan niệm chung.
Thương hiệu là một trong những tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp. Thương
hiệu có thể được hiểu là những giá trị của doanh nghiệp mà xã hội, khách hàng nhận thức
được. Thương hiệu của doanh nghiệp không chỉ được thể hiện ở các hình ảnh nhãn hiệu
mà còn thể hiện ở triết lý kinh doanh, các đặc trưng văn hoá, tinh thần thái độ của cán bộ
trong phục vụ khách hàng, trong đổi mới và phát triển nội bộ doanh nghiệp.
Thông điệp của Bảo Việt : "Bảo Việt Phục vụ Khách hàng tốt nhất để phát
triển": Đây là thông điệp cô đọng nhất mà Bảo Việt muốn gửi tới Quí Khách hàng nhằm
thể hiện rõ sứ mệnh của Bảo Việt là phục vụ khách hàng bằng các dịch vụ bảo hiểm, tài
chính tốt nhất, đồng thời cũng khẳng định rõ đây cũng là con đường duy nhất để phát
triển Bảo Việt lên những tầm cao mới. Thông điệp này được giáo dục cho tất cả các thành
viên của Bảo Việt thấu hiểu và thống nhất thực hiện.
B. Biểu hiện
1. Hình ảnh tổ chức:
Thành lập ngày 15/1/1965, đến nay Bảo Việt đã trở thành Tập đoàn Tài chính -
Bảo hiểm hàng đầu Việt Nam. Không chỉ có mạng lưới rộng khắp trên toàn quốc, Bảo
Việt còn được biết đến là thương hiệu mạnh, uy tín số 1 trong lĩnh vực bảo hiểm. Với khả
năng tài chính mạnh, sự thông hiểu thị trường trong nước, Bảo Việt là doanh nghiệp duy
nhất tại Việt Nam kinh doanh cả 2 loại hình bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ. Bảo Việt
đã được công nhận là một trong số 25 doanh nghiệp lớn nhất của Việt Nam; là doanh
nghiệp bảo hiểm lâu đời, được tin cậy đối với đông đảo các tầng lớp dân cư, cá nhân, tổ
chức, doanh nghiệp.
2. Chính sách nội bộ
2.1. Chính sách tuyển dụng:
Bảo việt tin rằng đội ngũ nhân sự chính là tài sản quý giá nhất và là chiếc chìa
khóa dẫn đến thành công của Công ty. Chính vì vậy, Công ty luôn quan tâm đến chính
sách tuyển dụng, thu hút và lựa chọn nhân tài. Chính sách tuyển dụng được Bảo Việt thực
hiện hàng năm thông qua các đợt thi tuyển công khai và công bằng đối với tất cả các ứng
viên.
2.2 Chính sách đào tạo:
Đào tạo là nhiệm vụ trọng tâm trong chính sách phát triển nguồn nhân lực của
Bảo Việt. Tại Bảo Việt, triển khai các kế hoạch đào tạo hàng năm bao gồm đào tạo
nghiệp vụ và đào tạo kỹ năng. Chính sách đào tạo được thực hiện nhất quán từ cấp độ cơ
bản đến chuyên sâu thông qua các chương trình đào tạo nội bộ và qua các đơn vị tư vấn
đào tạo chuyên nghiệp. Hiện Bảo Việt hợp tác với nhiều tổ chức tư vấn đào tạo chuyên
nghiệp và có uy tín như Dale Canergie Việt Nam, VCCI, Trường Doanh nhân PTI, Trung
tâm đào tạo Bảo Việt
2.3 Chính sách đãi ngộ
Bảo Việt xây dựng chiến lược đãi ngộ tổng thể bao gồm đãi ngộ tài chính và phi
tài chính. Hệ thống lương thưởng được thiết kế khoa học, có tính động, định hướng theo
hiệu quả làm việc, đảm bảo công bằng nội bộ và có tính cạnh tranh cao. Tại Bảo Việt
cam kết đảm bảo môi trường làm việc công bằng, cởi mở, khuyến khích sự sáng tạo của
từng thành viên
3. Các hoạt động xã hội:
3.1. Cam kết công đồng: Bốn lĩnh vực trọng tâm trong hoạt động cộng đồng của
Bảo Việt bao gồm:
3.1.1. Đền ơn đáp nghĩa:
Được sống trong môi trường hòa bình, nền chính trị ổn định như hiện nay, chúng
tôi luôn nhớ đến những người anh hùng, các chiến sĩ đã hi sinh vì độc lập, tự do của tổ
quốc. Chính vì vậy Bảo Việt luôn có các hoạt động nhằm tri ân gia đình các liệt sỹ có
công với cách mạng: như thăm hỏi các mẹ Việt Nam anh hùng, tặng quà các thương bệnh
binh; đóng góp xây dựng nghĩa trang liệt sỹ; đến thăm các cơ sở nhân đạo hiện đang nuôi
dưỡng các nạn nhân chất độc màu da cam…
3.1.2. Khắc phục hậu quả thiên tai:
Là cửa ngõ của Đông Nam Á với đường bờ biển kéo dài, cùng với sự biến đổi của
khí hậu, Việt Nam thường xuyên hứng chịu các đợt thiên tai gây thiệt hại về người và
của. Cùng với Nhà nước, Bảo Việt thường xuyên tổ chức các hoạt động nhằm hỗ trợ về
vật chất và tinh thần đối với các đồng bào chịu ảnh hưởng từ các đợt hạn hán, lũ lụt, bao
gồm: Quyên góp tiền mặt, quần áo, sách vở, lương thực thực phẩm…
3.1.3 Đầu tư cho thế hệ trẻ và giáo dục:
Hướng đến một nền kinh tế tri thức, đưa Việt Nam sánh ngang tầm các nước
trong khu vực thì giáo dục luôn là yếu tố then chốt nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực, xây dựng lợi thế cạnh tranh của quốc gia, đóng góp các điều kiện vật chất giúp học
sinh vượt qua khó khăn để học tập thông qua các chương trình trao học bổng “An sinh
Giáo dục” cho học sinh nghèo , duy trì dự án “Thư viện lưu động” dành cho các em hiếu
học
3.1.4. Xóa đói giảm nghèo:
Thực hiện chủ trương của Chính phủ trong công tác xóa đói giảm nghèo đồng thời
nhằm trực tiếp hỗ trợ đồng bào tại một số khu vực đặc biệt khó khăn của Việt Nam, tập
trung tại các tỉnh vùng sâu, vùng xa phía Bắc và miền Trung.
3.2. Hoạt động qua các năm:
Năm 2011, Bảo Việt đã đầu tư hơn 25 tỷ đồng cho các hoạt động cộng đồng và an
sinh xã hội. Trong năm 2011 Bảo Việt tiếp tục duy trì cam kết xóa đói giảm nghèo theo
chương trình 30A của Chính phủ, tập trung hỗ trợ các huyện nghèo Pác Nậm (Bắc Kạn),
Quế Phong (Nghệ An) thông qua việc gỡ bỏ nhà dột nát, đầu tư xây dựng trạm y tế và
xây dựng nhà bán trú dân nuôi cho các em học sinh…;. Các cán bộ Bảo Việt đến thăm và
chia sẻ với học sinh và thầy cô giáo tại tỉnh Bắc Kạn, Lào Cai trong chương trình “Khăn
áo ấm mùa đông”.
3.3. Chương trình lá lành đùm lá rách:
Bảo Việt đã hỗ trợ xóa đói giảm nghèo cho 62 huyện, đặc biệt là ở Pắc Nậm (tỉnh
Bắc Kạn) và Quế Phong (tỉnh Nghệ An) theo chính sách của nhà nước được nêu trong
Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP vào ngày 27/12/2008.
Phần III. Tác động của văn hóa doanh nghiệp tới hoạt động kinh doanh của tập
đoàn Bảo Việt
A. Tác động tích cực
1. Phong cách và bản sắc
- Khi nói đến Bảo Việt, khách hàng luôn hình dung ra một đội ngũ nhân viên, tư vấn viên
năng động, nhiệt tình, tận tâm phục vụ , hết mình vi công việc. Với Phong cách Bảo
Việt, mọi nhu cầu của khách hàng đều được phục vụ tận tình và chu đáo, mọi khúc mắc
đều được giải quyết một cách nhanh chóng, kịp thời. Bảo Việt đã tạo ra sự chuyên
nghiệp, thân thiện, một hình ảnh đẹp trong con mắt khách hàng, từ đó tạo ra niềm tin
vững chắc từ phía khách hàng, hình ảnh thương hiệu của công ty sẽ được biết đến rộng
rãi, nhờ đó doanh số bán hàng và cung cấp dịch vụ ngày một tăng, ảnh hưởng tích cực tới
hoạt động kinh doanh của công ty.
- Trên nền tảng triết lý kính doanh "Phục vụ khách hàng tốt nhất để phát triển” cùng với
phương châm: "Niềm tin vững chắc, cam kết vững bền"Bảo Việt luôn coi khách hàng là
trong tâm, hỗ trợ khách hàng một cách tốt nhất vì thế Bảo Việt luôn là chỗ dựa của khách
hàng, là người bạn đồng hành của khách hàng do vậy Bảo Việt luôn tạo được sự tin
tưởng trong con mắt của khách hàng.
- Có thể nói, bản sắc văn hoá doanh nghiệp với tiêu chuẩn giá trị “Hướng tới khách hàng”
được Bảo Việt Nhân thọ thể hiện ở cấp độ hữu hình là tên gọi, logo, phương châm kinh
doanh “Bảo đảm lợi ích Việt”, hệ thống sản phẩm nhân thọ và phi nhân thọ đa dạng,
phong phú…, thể hiện ở cấp độ vô hình là dịch vụ khách hàng tận tình chu đáo, giải
quyết quyền lợi bảo hiểm nhanh chóng, chính xác, uy tín của một tập đoàn tài chính bảo
hiểm, kinh nghiệm lâu năm, khả năng tài chính lớn… Nhờ có nhận thức đúng đắn, định
hướng chính xác, đi kèm với hành động hiệu quả, Bảo Việt đã sở hữu cho riêng mình một
bản sắc văn hoá doanh nghiệp riêng, độc đáo với tiêu chuẩn giá trị đã lựa chọn đó là
“Hướng tới khách hàng” và cái bản sắc này sẽ luôn được duy trì qua mỗi thế hệ thành
viên, tạo khả năng phát triển bền vững cho công ty.
2. Môi trường làm việc
Đối với Bảo Việt, thành công của công ty phải luôn gắn liền với thành công của
từng cán bộ nhân viên chính vì thế BV luôn quan tâm đến việc quản lý, hỗ trợ, chú trọng
đến công tác đào tạo con người bởi chỉ với những con người tốt, Bảo Việt mới có thể
đem đến cho khách hàng những dịch vụ hoàn hảo. Không chỉ vậy, BV đã và đang tạo
được sự khác biệt trong việc mang lại một môi trường năng động, chuyên nghiệp, thực
hiện đổi mới quản lý để xây dựng, duy trì và phát triển lực lượng cán bộ công nhân viên,
tư vấn viên năng động, nhiệt tình, có chuyên môn cao.
Chính vì vậy mà hiệu quả của công việc, động lực và tinh thần làm việc của nhân
viên BV đã được cải thiện một cách đáng kể, tạo được sự gắn kết giữa những thành viên,
hướng tới một mục tiêu chung đó là sự phát triển bền vững và không ngừng của công
ty. Nhờ thế mà Bảo Việt Nhân Thọ đã trở thành nhà cung cấp các sản phẩm bảo hiểm
nhân thọ hàng đầu tại Việt Nam, nắm giữ 34% thị phần theo doanh thu phí bảo hiểm và
có những phát triển vượt bậc, vững chắc với trên 5.000 cán bộ và 40.000 tư vấn viên tại
60 công ty thành viên, phục vụ khách hàng trên khắp toàn quốc.
3. Khả năng cạnh tranh của DN
Năm 1995, bắt đầu có sự cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm VN với sự ra đời
của một số công ty bảo hiểm trong nước. Bảo Việt nhận thấy rõ yêu cầu kinh doanh mới
trong nền kinh tế thị trường là phải cạnh tranh và phát triển dựa trên cơ sở chất lượng
dịch vụ tối ưu. Bởi vậy phương châm “Phục vụ khách hàng tốt nhất để phát triển” đã
được khởi sướng và từ đó đến nay nó đã trở thành khẩu hiệu của công ty, thể hiện quan
điểm coi khách hàng là trung tâm của mọi hoạt động. Phương châm này đã giúp BẢO
VIỆT định vị thương hiệu độc đáo của mình và là sức mạnh giúp công ty có lợi thế cạnh
tranh với các doanh nghiệp khác trên thị trường.
B. Một số hạn chế
1, Triết lý kinh doanh:
Triết lý kinh doanh’Phục vụ Khách hàng tốt nhất để phát triển’ đã giúp cho tập
đoàn phát triển rất nhanh và bền vững song gần đây đã có một số vụ việc thể hiện sự thực
hiện triết lý kinh doanh này chưa nghiêm túc.
Mới đây nhất là trên báo dân trí đã đăng bài’ Đề nghị Bảo Việt TP.HCM trả lời
khiếu nại của doanh nghiệp’. Bài báo viết về sự việc Bảo Việt TP.HCM đã không thực
hiện đúng nội dung chứng thư bảo lãnh hoàn trả tiền tạm ứng đối với hợp đồng thầu phụ -
phần móng và phần kết cấu (giai đoạn 1A) của Khu chung cư Phát triển (Riviera Point)
tại Quận 7, TP.HCM do Công ty Vihacon đảm trách, vì Vihacon không thực hiện nghĩa
vụ theo hợp đồng. Từ tháng 10/2012 cho đến nay, Công ty Ssangyong đã gửi đi nhiều
văn bản yêu cầu chi trả hơn 15 tỷ đồng theo chứng thư bảo lãnh hoàn trả tiền tạm ứng số
HCM3.D08.APBO.12.HD2 (0044) do Bảo Việt TP.HCM phát hành ngày 20/3/2012,
nhưng đề nghị hợp pháp của Ssangyong lại bị “đánh võng” trách nhiệm khiến Công ty
đối mặt khó khăn. Nội dung của chưng thư bảo lãnh là Bảo Việt TP.HCM sẽ bảo lãnh
viêc thưc hiện hợp đồng phụ thầu giữa Công ty Ssangyong và Công ty TNHH xây dựng
Vihacon. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện gói thầu phụ, Vihacon đã không thực hiện
đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng.Để đảm bảo quyền lợi, ngày 30/10/2012, Ssangyong ký
văn bản gửi Bảo Việt TP.HCM thông báo việc chi trả khoản tiền bảo lãnh tạm ứng thực
hiện hợp đồng do Bảo Việt TP.HCM phát hành. Nhưng cho tới nay Công ty Ssangyong
vẫn chưa nhận được bất kì môt khoản tiền nào từ Bảo Việt. Để giải thích cho việc không
trả tiền bảo lanh Bảo Việt đã đưa ra lý do là Công ty TNHH xây dựng Vihacon đã đề
nghị chấm dứt các bảo lãnh vì cho rằng Ssangyong gây bất lợi cho Vihacon khi triển khai
thi công dự án. Đây là một lý do không thực sự thuyết phục. Mặc dù Công ty Ssangyong
đã có những kiến nghị lên tổng công ty Bảo Việt nhưng vẫn chưa có câu trả lời. Sự việc
này ảnh hưởng nghiêm trọng tới hình ảnh Bảo Việt trong lòng khách hàng. Nó khiến cho
niềm tin của khách hàng vào triết lý kinh doanh, vào những giá trị cốt lõi của công ty bị
giảm sút. Đây là một điều hết sức tội tệ vì niềm tin của khách hàng dễ bị mất đi nhưng để
gây dựng lại là rất khó.
2, Tính chuyên nghiệp của các Tư vấn viên:
Cụ thể là khi tư vấn cho khách hàng thì các tư vấn viên thường chỉ tập trung vào
những sản phẩm bán chạy nhất mà không thức sự tư vấn sát với nhu cầu của khách hàng
và ít để ý tới những sản phẩm khó tiêu thụ. Các tư vân viên không chú ý tới việc tìm hiểu
nơi khách hàng vì sao các sản phẩm đó lại khó tiêu thụ để giúp cho công ty có hướng
khắc phục đáp ứng nhu cầu của khách hàng tốt hơn. Rất nhiều Tư vấn viên đã quên hoặc
nhầm lẫn mốt số khái niệm, các quy định liên quan, giải quyết quyền lợi bảo hiểm và các
dịch vụ chăm sóc khách hàng khác. Tư vấn viên không những cần nắm chắc nghiệp vụ
nghiệp vụ bảo hiểm của công ty mình mà còn tìm hiểu thêm một số nghiệp vụ bảo hiểm
của công ty bạn nhằm xử lý các tình huống như khách hàng tham gia bảo hiểm tại các
công ty bảo hiểm khác. Điều này chưa được các tư vấn viên trú trọng
Ngày nay, nhiều doanh nghiệp trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau đang dần thể
hiện được những nét riêng biệt và xây dựng thượng hiệu cho chính mình. Đối với Bảo
Việt cũng không ngoại lệ, để có thể phát triển bền vững thì công ty cũng cần phải có
thương hiệu và những nét riêng biệt để phân biệt với các đối thủ cạnh tranh. Mà cái dễ
nhận biết nhất đối với khách hàng đó chính là tác phong của đội ngũ tư vấn viên làm sao
để khi khách hàng đến công ty họ nhận ra ngay đó là tư vấn viên Bảo Việt. Những quy
định của công ty về tác phong có tính cụ thể và bắt buộc cao nhưng việc giám sát thực
hiện các quy định này không thực sự nghiêm tú dẫn đến tác phong của tư vấn viên chưa
thực sự thống nhất và chuyên nghiệp cao.
3, Ý kiến của cán bộ công nhân viên: chưa thường xuyên lấy ý kiến đóng góp của
công nhân viên cũng như nguyện vọng của họ
Việc trả lương thưởng xứng đáng cùng với chế độ đãi ngộ hợp lý không phải là
toàn bộ những gì nhân viên muốn có mà thêm vào đó họ cũng cần được chia sẻ cần được
lắng nghe những ý kiến tâm tư nguyện vọng. Những ý kiến đóng góp của cán bộ công
nhân viên là thực sự hữu ích bởi vì trực tiếp tham vào từng công việc của công ty nên họ
hiểu rất rõ những công việc đó có ưu nhược điểm gì và khắc phục nó ra sao để có thể đưa
hiệu quả công việc lên cao nhất. Đôi lúc những quyết định của nhà quản lý cấp cao có thể
không sát với thực tiễn bởi không tham gia trực tiếp làm việc nên việc hiểu sâu sát vấn đề
là rất khó. Bởi vậy mà họ cần có những ý kiến đóng góp của người trong cuộc là cán bộ
công nhân viên dưới quyền để có thể đưa ra những quyết định hợp lý hơn. Thêm vào đó
những nguyện vọng của công nhân viên phải được đáp ứng kịp thời. Chỉ có như vậy thì
họ mới hăng say trong công việc và phát huy được hết những điểm mạnh của họ đưa hiệu
quả công việc lên cao nhất
Phần IV. Nguyên nhân và một số sáng kiến nhằm hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp
của tập đoàn Bảo Việt
A. Nguyên nhân
1. Sự lỏng lẻo của các nhà lãnh đạo trong quản lý nhân viên thực hiện các triết lý kinh
doanh của tập đoàn. Các nhà lãnh đạo chưa thực sự chú ý tới việc thực hiện các triết lý
kinh doanh của nhân viên trong tập đoàn, nhân viên chưa nhận thức rõ được tầm quan
trọng của triết lý kinh doanh, lợi ích cũng như tầm ảnh hưởng của nó dẫn đến sự thiếu tôn
trọng, không thực hiện triết lý kinh doanh của tập đoàn 1 cách nghiêm túc.
2. Các nhà lãnh đạo tập đoàn chưa thực sự quan tâm, chưa nắm bắt rõ được tâm tư,
nguyện vọng của nhân viên, thực trạng công việc trong tập đoàn cũng không được chú ý
chi tiết tỉ mỉ nên dẫn đến những thiếu sót trong quản lý hoạt động.
3. Những hiểu biết về triết lý kinh doanh của nhân viên trong tập đoàn chưa thực sự cao.
Họ chưa được nhận thức được tầm quan trọng, những cái hay trong triết lý kinh doanh.
Nghiệp vụ chưa thực sự cao, tính chuyên nghiệp trong phong cách làm việc của nhân
viên chưa được cải thiện.
B. Giải pháp
1. Duy trì và phát triển văn hóa doanh nghiệp:
- Tập đoàn BV cần duy trì và phát huy những điểm mạnh vốn có của mình như bản sắc
riêng, phong cách làm việc, môi trường làm việc tốt, nâng cao khả năng cạnh tranh của
công ty vs những đối thủ cạnh tranh khác
- Gắn kết giá trị văn hóa của mình vào sản phẩm và xây dựng mối quan hệ nhân sự bền
vững trong doanh nghiệp
- Tiến hành đánh giá về sự thay đổi cần thiết của văn hóa doanh nghiệp cho phù hợp
2. Nâng cao nhận thức về văn hóa doanh nghiệp:
- Tổ chức các lớp tập huấn và đào tạo về nghiệp vụ chuyên nghiệp cho nhân viên các cấp,
tổ chức các buổi họp mặt, trao đổi kinh nghiệp làm việc giữa các nhân viên trong tập
đoàn BV giúp nâng cao nghiệp vụ, kinh nghiệm làm việc, tác phong, cách hành xử của
nhân viên trong tập đoàn
- Tổ chức các chương trình giao lưu với nhiều trò chơi, hoạt động tập thể nhằm gắn kết
các thành viên trong tập đoàn, qua đó giúp nhân viên hiểu biết rõ hơn về văn hóa doanh
nghiệp cũng như có được sự chia sẻ, gắn bó hơn với đồng nghiệp như baoviet got talen
hay baoviet idol
3. Tạo ra một môi trường làm việc lành mạnh cởi mở và sáng tạo
Một môi trương làm việc cởi mở, nơi mà nhân viên có thể chia sẻ thông tin, ý
kiến 1 cách tự do thoải mái sẽ tạo điều kiện tốt cho 1 công ty đạt được mục tiêu của
mình.Do đó, tạo ra một môi trường làm việc lành mạnh, cời mở, sáng tạo cho nhân viên
là điều vô cùng quan trọng , là vấn đề bức thiết đối vs các nhà lãnh đạo của BV:
- Lãnh đạo công ty thường xuyên giao tiếp vs nhân viên của mình, để tìm hiểu nguyện
vọng ý kiến của nhân viên, nhằm hoàn thiện và phát triển công ty 1 cách vững mạnh,
tránh trường hợp lãnh đạo mù mờ thông tin về nhân viên, thực trạng công việc sẽ gây ảnh
hưởng xấu và để lại hậu quả về sau
- Các nhà lãnh đạo công ty cần phải tự hoàn thiện mình, xây dựng 1 hình mãu lý tưởng
cho nhân viên cấp dưới của mình học tập và noi theo
- Thúc đẩy sự sáng tạo của nhân viên, tạo điều kiện cho nhân viên sáng tạo từ đó sẽ công
ty sẽ k ngừng đổi mới, phát triên 1 cách hoàn thiện hơn