1/ Advances to employees : Tạm ứng
2/ Accelerated depreciation : Khấu hao gia tốc
3/ Accounts Payable : Tài khoản phải trả
4/ Accounts receivable : Tài khoản phải thu
5/ Actual Cost : Chi phí (Giá thành) thực tế
6/ Adjusting entry : Bút toán điều chỉnh
Bút toán điều chỉnh là loại bút toán đặc biệt (bút toán thuộc về chỉnh sửa không giống như
các bút toán đươc ghi nhận khi 1 nghiệp vụ phát sinh) thường được thực hiện tại thời điểm
khoá sổ kế toán giúp cho số dư tài khoản được phản ánh đúng.
7/ Asset : Vốn, tài sản
8/ Average Cost : Chi phí (giá thành) bình quân
9/ Advanced payments to suppliers : Trả trước người bán
10/ Accrued expenses : Chi phí trích trước, chi phí phải trả
VD: lương nhân viên đã ghi vào chi phí tháng trước nhưng thực tế vẫn chưa trả. Đến tháng
sau khoản này sẽ được chuyển thành Accrual Expense. Nếu sau này trả khoản lương này
cho nhân viên thì ghi "có" ở tài khoản này và "nợ" ở tiền mặt
11/ Activity-based costing : Giá thành đảm phí (Kế toán tính giá thành dựa vào phương thức
hoạt động, nghĩa là các nhà quản trị chỉ chú ý đến nguồn gốc phát sinh chi phí ( những
nhân tố ảnh hưởng đến CP sp ))
12/ Additional costs : Chi phí phụ trội
13/ Absorption costing:
Một phương pháp định chi phí đầy đủ (Full Costing), gán cả biến phí lẫn định phí sản xuất
cho hàng hóa đã sản xuất trên cơ sở theo tỷ lệ, bất chấp hàng hóa bán được trong kỳ hiện
hành. So sánh với Contribution costing (định chi phí biến hay tham phần) chỉ gán mọi định
phí sản xuất cho hàng hóa đã bán trong kỳ hiện hành
Phương pháp này tính vào giá thành SP những khoản mục
1. CP nguyên liệu trực tiếp
2. CP nhân công trực tiếp
3. CP SX chung
Cả 3 mục này được xem là CP SPhẩm (Product costs)
Ngoài ra các CP bán hàng, quản lý chung được xem là CP thời kỳ (Period costs)
Ngược lại với Absorption costing là Direct costing: Tính vào giá thành SP những khoản mục
1. CP nguyên liệu trực tiếp
2. CP nhân công trực tiếp
3. CP SX chung phần khả biến (V)
Cả 3 mục này được xem là CP SPhẩm (Product costs)
Ngoài ra các CP bán hàng, quản lý chung và CP SX chung phần bất biến (F) được xem là CP
thời kỳ (Period costs)
14/ Accrued Liability : Nợ phải trả trích trước
15/ Asset Reversion : Tài sản được thu hồi
16/ Accounting Conventions & Principles : Quy ước và nguyên lý kế toán
17/ Accounting Period : Kỳ kế toán. Có thể là tháng, quý, năm tùy thuộc yêu cầu báo cáo
18/ Accounting estimate : Ước tình kế toán. Là một giá trị chỉ gần đúng của 1 chỉ tiêu liên
quan đến báo cáo tài chính được ước tính trong trường hợp thực tế đã phát sinh nhưng
chưa có số liệu chính xác hoặc chưa có phương pháp tính toán chính xác hơn, hoặc một chỉ
tiêu thực tế chưa phát sinh nhưng đã được ước tính để lập báo cáo tài chính, ví dụ:
* Ước tính chỉ tiêu đã phát sinh:
- Dự phòng nợ phải thu khó đòi;
- Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn;
- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho;
- Trích khấu hao tài sản cố định;
- Chi phí trả trước;
- Giá trị sản phẩm dở dang;
- Doanh thu ghi nhận trước;
- Doanh thu hợp đồng xây dựng dở dang.
* Ước tính chỉ tiêu chưa phát sinh:
- Dự phòng chi phí bảo hành;
- Chi phí trích trước.
19/ Accounting Equation : Phương trình kế toán
Phương trình kế toán là một biểu thức toán học được sử dụng để mô tả mối quan hệ giữa
tài sản, các khoản nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của một tổ chức kinh doanh. Phương trình
kế toán căn bản cho thấy Tài sản luôn bằng các khoản nợ phải trả và vốn chủ sở hữu,
nhưng có thể thay đổi hai vế của phương trình trong mỗi tình huống cụ thể VD : Tài sản
trừ đi các khoản nợ phải trả luôn bằng vốn chủ sở hữu
20/ Accrued Interest : Thường được dịch là lãi dự thu / hoặc lãi dự chi (tuỳ nghĩa). Có nơi
gọi cái này là lãi treo (informal).
handung107
02-10-06, 05:24 PM
21/ ACCOUNTING STANDARDS BOARD (ASB) :
UỶ BAN CHUẨN MỰC KẾ TOÁN chịu trách nhiệm soạn thảo, cải tiến, sửa đổi và thu hồi các
chuẩn mực kế toán. Nhiều Uỷ ban Chuẩn mực kế toán chuyên về nhiều lĩnh vực khác nhau
hoặc các vấn đề kế toán khác nhau.
22/ ACCOUNTING EVENT :
NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN phát sinh khi tài sản hoặc nợ của một doanh nghiệp tăng/giảm hoặc
khi tài sản vốn thực có của chủ sở hữu có thay đổi.
23/ ACCOUNTING :
Tính toán, hạch toán, kế toán, công việc kế toán, nghiệp vụ kế toán
Về cơ bản, KẾ TOÁN là một hệ thống đo lường và lập báo cáo về các sự kiện kinh tế dựa
vào phương trình kế toán để phục vụ quá trình ra quyết định của nhà quản lý. Nhìn chung,
khi nói đến "kế toán" người ta thường ám chỉ phòng kế toán, hoạt động kế toán hoặc các cá
nhân tham gia vào việc vận dụng phương trình kế toán.
24/ AGENCY COSTS
CHI PHÍ ĐẠI LÝ là các chi phí phát sinh từ việc thuê một đại lý thực hiện việc ra quyết định
thay cho bên uỷ thác
25/ AGENCY
Quan hệ đại lý là quan hệ giữa bên uỷ thác và bên đại lý trong đó bên đại lý được uỷ quyền
đại diện bên uỷ thác trong một số giao dịch.
26/ AFFILIATE
Quan hệ liên kết là quan hệ giữa hai công ty khi một công ty sở hữu số vốn góp đáng kể,
nhưng dưới mức đa số cổ phần có quyền biểu quyết của công ty kia, hoặc khi cả hai đều là
công ty phụ thuộc (công ty con) của công ty thứ ba
27/ ACCRUAL
KẾ TOÁN PHÁT SINH: một chế độ kế toán ghi nhận các khoản thu hay các khoản chi khi
chúng phát sinh chứ không phải khi chúng đã được thực thu hay thực chi.
28/ ACCRUAL BASIS OF ACCOUNTING : Kế toán trên cơ sở phát sinh
Kế toán trên cơ sở phát sinh là một phương pháp kế toán ghi chép thu nhập và chi phí trong
một thời kỳ trên cơ sở tất cả các khoản thu và chi phát sinh trong kỳ đó không phân biệt đã
thực thu, thực chi hay chưa. Nhìn chung, cơ sở kế toán này thường bắt buộc áp dụng khi lập
báo cáo tài chính cho người ngoài doanh nghiệp để phù hợp với các nguyên tắc kế toán
được chấp nhận chung (GAAPP).
29/ ACCRUAL CONCEPT see ACCRUAL BASIS OF ACCOUNTING.
KHÁI NIỆM PHÁT SINH xem KẾ TOÁN TRÊN CƠ SỞ PHÁT SINH
30/ AUDIT RISK : Rủi ro kiểm toán
Rủi ro kiểm toán là rủi ro do kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa ý kiến nhận xét không
thích hợp khi báo cáo tài chính đã được kiểm toán còn có những sai sót trọng yếu.
Rủi ro kiểm toán gồm:
- Rủi ro tiềm tàng:là rủi ro tiềm ẩn, vốn có trong từng nghiệp vụ, từng khoản mục trên báo
cáo tài chính chứa đựng sai sót trọng yếu khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp, mặc dù có hay
không có hệ thống kiểm soát nội bộ.
- Rủi ro kiểm soát: là rủi ro xảy ra sai sót trong từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong báo
cáo tài chính khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mà hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội
bộ không ngăn ngừa hế, không phát hiện và không được sửa chữa kịp thời.
- Rủi ro phát hiện: là rủi ro xảy ra sai sót trọng yéu trong từng nghiệp vụ, từng khoản mục
trong báo cáo tài chính khi được tính riêng rẽ hoặc tính gộp mà trong quá trình kiểm toán,
kiểm toán viên không phát hiện được.
31/ ALLOWANCE FOR BAD DEBTS
Dự phòng nợ phải thu khó đòi là tài khoản dùng để ghi nhận khoản nợ phải thu khó đòi nằm
trong tổng công nợ phải thu.
32/ ALLOCATION : Sự Phân Phối, phân bổ
33/ AGGREGATE : Tính Gộp Hoặc Tính Tổng
34/ APPORTION : Chia ra từng phần
35/ AVERAGE COST METHOD
Phương pháp này gọi là phương pháp tính phí theo bình quân gia quyền
36/ AUDIT REPORT
Audit report (nó còn tương đương với thuật ngữ auditor's report): Báo cáo của kiểm toán
viên
Báo cáo của kiểm toán viên là một văn bản do kiểm toán viên lập trình bày về mục tiêu,
phạm vi và kết quả của cuộc kiểm toán. Kết quả của cuộc kiểm toán bao gồm các phát hiện,
kết luận (ý kiến) và các ý kiến tư vấn.
37/ ACCOUNTING RATIO : Chỉ số kế tóan
Chỉ số kế toán là kết quả của việc chia hai chỉ tiêu báo cáo tài chính (Chỉ tiêu kế toán) cho
nhau. Các chỉ số kế toán giúp các nhà phân tích hiểu các báo cáo tài chính qua việc tập
trung vào các mối quan hệ cụ thể.
38/ APIC (viết tắt của Additional Paid-In-Capital): Vốn góp bổ sung
Paid-in capital: vốn đã góp, vốn đóng đủ, vốn cơ bản nội bộ
39/ AICPA : là từ viết tắt của Hiệp hội kế toán viên công chứng của Mỹ. Đây là một tổ chức
hiệp hội nghề nghiệp rất có danh tiếng ở Mỹ. Các tổ chức tương tự như ở Anh: ACCA,
ICAEW, CPA hoặc ở Úc CPA Australia.
40/ ASB see ACCOUNTING STANDARDS BOARD
ASB xem ACCOUNTING STANDARDS BOARD (Uỷ Ban Chuẩn mực Kế toán).
handung107
02-10-06, 05:56 PM
41/ ASEAN (Association of Southeast Asian Nations)
là khối thương mại các nước ở khu vực Đông Nam Á, với mục tiêu chính là xây dựng một
hiệp định thương mại tự do giữa các nước thành viên
là một tổ chức chính trị, kinh tế và văn hoá của các nước trong khu vực Đông Nam Á. Thành
lập năm 1967, mục đích của tổ chức này là thúc đẩy hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau giữa các
nước thành viên. Cuộc họp thượng đỉnh của các nước thành viên thường diễn ra vào tháng
Mười một hàng năm.
42/ ASSUMPTION
1. Theo nghĩa thông thường, là một hoặc một số điều tin tưởng hoặc sự việc chưa được
chứng thực có đóng góp vào một kết luận nào đó.
2. Theo nghĩa kỹ thuật, là hành động nhận trách nhiệm hoặc nhận nợ thay một bên khác.
43/ ADF
Sau khi Khấu trừ Cước phí (chuyên chở) (thuật ngữ sử dụng trong lập hoá đơn)
44/ ACH
Phòng Thanh toán Bù trừ Tự động
Hệ thống Thanh toán Tự động
45/ ADI
Sau Ngày Lập Hoá đơn (thuật ngữ sử dụng trong lập hoá đơn).
46/ A&M (Additions and Maintenance) :Thêm vào và Bảo trì
47/ A&G (Adminstrative & General) : Quản trị và Tổng quát
48/ A&E (Appropriation & Expense or Analysis & Evaluation) : Sự riêng biệt và chi phí hoặc
Sự phân tích và ước lượng
49/ A&P (Administrative and Personnel) : Quản trị và Cá nhân
50/ ABATEMENT : Sự hạ giá hoặc giảm giá
51/ ACB : Điều chỉnh chi phí cơ bản
52/ ACCELERATED DEPRECIATION :