Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Đề tài Hiện trạng và giải pháp phát triển nghề nuôi tôm thẻ chân trắng penaeus vannamei boone,1931 trên địa bàn tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.01 MB, 95 trang )


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, các số liệu thu được trong quá trình điều tra là hoàn
toàn đúng với thực tế và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn là trung
thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng,
mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này là đã được cảm ơn và các thông
tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn này trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn đến
Ban giám hiệu, Phòng đào tạo và Khoa Nuôi trồng thuỷ sản trường Đại học Nha
Trang luôn tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành tốt khoá học này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGSTS. Lại Văn Hùng thầy đã
định hướng và tận tâm hướng dẫn để tôi hoàn thành tốt đề tài này.
Tôi xin chân thành những thành cảm ơn Dự án SUDA tại Việt Nam, Sở
Nông nghiệp&PTNT, Chi cục nuôi trồng thuỷ sản, Cục thống kê Nghệ An, các
phòng Nông nghiệp huyện, thành, thị đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình
làm đề tài.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến gia đình, bạn bè và
đồng nghiệp, những người đã luôn động viên, giúp đỡ và cổ vũ tôi rất nhiều
trong suốt quá trình học tập.


Nha trang, ngày tháng 9 năm 2010.
Học viên




Đinh Thị Hằng


iii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Từ gốc
BMP
Better Management Practices
Quy tắc thực hành quản lý nuôi tốt hơn
Bộ NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
BTC Hình thức nuôi bán thâm canh
CoC
Quy Tắc Ứng Xử nghề cá có trách nhiệm (Code of Conduct
for Responsible Aquaculture)
FAO Tổ chức nông lương Liên hợp quốc
FCR Hệ số chuyển đổi thức ăn
GAP Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt
GAqP Quy tắc thực hành nuôi thủy sản tốt
NTTS Nuôi trồng thủy sản
QCCT Hình thức nuôi quảng canh cải tiến
SP Sản phẩm
TC Hình thức nuôi thâm canh
Tr.đ Đơn vị tính triệu đồng
UBND Uỷ ban nhân dân








iv

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT iii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ vii
DANH MỤC BẢNG viii
DANH MỤC BẢNG viii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 3
1.1. Một số đặc điểm sinh học của tôm thẻ chân trắng 3
1.1.1 Đặc điểm phân loại 3
1.1.2. Đặc điểm sinh học của tôm thẻ chân trắng 3
1.1.2.1. Đặc điểm phân bố 3
1.2.2.2. Đặc điêm hình thái 3
1.1.2.3 Đặc điểm dinh dưỡng 4
1.1.2.4. Đặc điểm sinh trưởng 4
1.1.2.5. Môi trường sống 4
1.1.2.6. Khả năng thích nghi với môi trường sống 5
1.1.2.7. Đặc điểm sinh sản 5
1.2. Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên thế giới và Việt Nam 6
1.2.1 Trên thế giới 6

1.2.2 Ở Việt Nam 7
1.2.2.1 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng 7
1.2.2.2 Tình hình dịch bệnh ở tôm thẻ chân trắng. 11
1.2.2.3 Quản lý việc nuôi tôm thẻ chân trắng 13
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 15
2.2. Đối tượng điều tra 15
2.3. Phương pháp nghiên cứu. 15
2.4. Điều tra thu thập số liệu. 16

v

2.4.1 Số liệu thứ cấp 16
2.4.2 Thu thập số liệu sơ cấp 16
2.5. Xử lý và phân tích số liệu hiện trạng và hiệu quả kinh tế 17
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 19
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An. 19
3.1.1. Điều kiện tự nhiên 19
3.1.1.1. Vị trí địa lý 19
3.1.1.2. Địa hình, sông ngòi, mặt nước 19
3.1.1.3. Khí hậu-thuỷ văn 20
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 20
3.1.2.1. Cơ sở hạ tầng 20
3.1.2.2. Dân số-lao động 21
3.1.3. Đánh giá chung về tiềm năng phát triển nuôi trồng thuỷ sản. 21
3.2. Hiện trạng nghề nuôi tôm thẻ chân trắng tỉnh Nghệ An 22
3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất. 22
3.2.2. Sự phát triển nghề nuôi tôm thẻ chân trắng. 22
3.2.3. Hiện trạng các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng. 24
3.2.3.1 Tuổi của chủ hộ. 24

3.2.3.2 Giới tính của chủ hộ nuôi tôm. 25
3.2.3.3 Trình độ học vấn của người nuôi tôm. 25
3.2.3.4. Trình độ chuyên môn của các hộ nuôi tôm 26
3.2.3.5. Số năm nuôi tôm của các chủ hộ. 26
3.2.4. Hiện trạng kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng 27
3.2.4.1 Hình thức nuôi 27
3.2.4.2. Đặc điểm ao nuôi 28
3.2.4.3 Chuẩn bị ao nuôi tôm 31
3.2.4.4. Thả giống 34
3.2.4.5. Mùa vụ và thời gian nuôi tôm 35
3.2.4.6. Thức ăn và hệ số chuyển đổi thức ăn 37
3.2.4.7. Trang thiết bị sử dụng trong nuôi tôm 38
3.2.4.8 Quản lý môi trường 39
3.2.4.9. Các bệnh thường gặp. 41

vi

3.2.4.10. Tỷ lệ sống và năng suất. 42
3.2.4.11. Kích cở và giá bán tôm thương phẩm 43
3.2. 5. Đánh giá hiệu quả nghề nuôi tôm thẻ chân trắng 43
3.2.5.1 Đánh giá hiệu quả kinh tế. 43
3.2.5.2 Hiệu quả xã hội. 46
3.3. Hiện trạng công tác quản lý các cơ quan chuyên ngành. 46
3.3.1 Quản lý vùng nuôi 46
3.3.2. Quản lý con giống 47
3.3.3. Quản lý thức ăn, môi trường 48
3.4. Những khó khăn trong nghề nuôi tôm thẻ chân trắng 48
3.5. Cơ hội và thách thức đối với nghề nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn hiện nay. . 49
3.5.1 Cơ hội. 49
3.5.2 Thách thức 50

3.6. Định hướng phát triển 50
3.7.Các giải pháp phát triển. 50
3.7.1. Giải pháp kỹ thuật 50
3.7.2 Giải pháp về quy hoạch 52
3.7.3. Giải pháp về quản lý. 53
3.7.4 Giải pháp về nguồn nhân lực 54
3.7.6 giải pháp về cơ chế chính sách. 54
3.7.6.1. Chính sách đầu tư và thu hút đầu tư 54
3.7.6.2. Chính sách đất đai 55
3.7.6.3. Chính sách tín dụng 55
3.7.6.4. Chính sách hỗ trợ phát triển 55
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 56
I. Kết luận 56
II. Kiến nghị 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 60
II. TÀI LIỆU TIẾNG ANH 63
PHỤ LỤC


vii

DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ

Trang
Hình 1.1. Hình thái tôm thẻ chân trắng. 3
Hình 1.2. Vòng đời tôm thẻ chân trắng 5

Đồ thị 1.1: Biểu diễn diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng từ năm 2003 – 2009. 11
Đồ thị 3.2: Diện tích, tôm thẻ chân trắng năm 2007 -2008 23

Đồ thị 3.3: Tỷ lệ giới tính tham gia nuôi trồng thủy sản. 25
Đồ thị 3.4: Trình độ văn hoá của các hộ nuôi tôm toàn tỉnh 25
Đồ thị 3.5: Tỷ lệ số năm nuôi tôm của các hộ nuôi 27
Đồ thị 3.6: Biểu diễn tỷ lệ chất đáy ao nuôi tôm 31
Đồ thị 3.7: Biểu diễn số lần cho ăn trong ngày 37
Đồ thị 3.8: Biểu thị tỷ lệ sống của các hình thức nuôi 42


viii

DANH MỤC BẢNG
Trang

Bảng 1.1 . Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng giai đoạn 2003 - 2006 9
Bảng 1.2: Diện tích, sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng 2008 – 2009
10
Bảng 1.3: Tình hình diễn biến bệnh trên tôm thẻ chân trắng năm 2009 12
Bảng 2.4: Vùng nghiên cứu và số phiếu điều tra 16
Bảng 3.5. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp Nghệ An năm 2009. 22
Bảng 3.6: Diện tích và sản lượng tôm thẻ chân trắng năm 2007 -2009 23
Bảng 3.7: Kết quả điều tra độ tuổi của người nuôi tôm tỉnh Nghệ An. 24
Bảng 3.8: Tỷ lệ trình độ học vấn hộ nuôi các huyện tính theo các cấp 26
Bảng 3.9: Hình thức nuôi phân theo các huyện 27
Bảng 3.10: Đặc điểm diện tích và độ sâu ao nuôi tôm. 28
Bảng 3.11: Tỷ lệ số hộ có ao chứa tính theo hình thức nuôi của các huyện 29
Bảng 3.12: Tỷ lệ các hộ nuôi có hệ thống cấp thoát nước chung. 30
Bảng 3.13: Kỹ thuật cải tạo ao nuôi 32
Bảng 3.14: Chất lượng giống nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm 34
Bảng 3.15: Mật độ thả giống theo hình thức giữa các huyện 35
Bảng 3.16: Thời gian nuôi theo các hình thức 36

Bảng 3.17: Hệ số thức ăn của các hình thức nuôi 38
Bảng 3.18: Các bệnh tôm thường gặp trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng 41
Bảng 3.19: Tỷ lệ sống, năng suất theo các huyện 42
Bảng 3.20: Mức độ đầu tư và hiệu quả kinh tế trung bình cho 1 ha nuôi tôm 44
Bảng 3.21: Mức độ đầu tư và hiệu quả kinh tế trung bình 1 ha theo hình thức nuôi bán
thâm canh của các huyện 45
Bảng 3.22: Mức độ đầu tư và hiệu quả kinh tế trung bình 1ha theo hình thức nuôi thâm
canh các huyện 45



1

MỞ ĐẦU

Trong những năm của thập kỷ 90, nghề nuôi tôm biển đặc biệt là tôm sú thật sự
đã trở thành ngành sản xuất hàng hoá có hiệu quả cao, động lực chủ yếu thúc đẩy sản
xuất kinh doanh nuôi trồng thuỷ sản, góp phần quan trọng trong chiến lược phát triển
kinh tế của đất nước.
Cùng với hiệu quả của nghề nuôi tôm sú, sự tiến bộ về khoa học - kỹ thuật đã đẩy
nhanh công nghệ nuôi theo hướng thâm canh. Tuy nhiên, bên cạnh những hiệu quả kinh
tế mang lại như tăng thu nhập, tạo việc làm, tận dụng mặt nước hoang hoá thì việc nuôi
tôm sú ở nước ta nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng hiện nay đang gặp không ít khó
khăn về môi trường nuôi, sự suy giảm chất lượng nước, về chất lượng con giống do vậy
nhiều vùng nuôi thường xảy ra dịch bệnh.
Một giải pháp được nhiều quốc gia sử dụng hiện nay là đa dạng hoá loài nuôi, đi
kèm với việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các khâu trong quá trình sản
xuất nhằm tạo ra các đàn giống sạch bệnh và nâng cao chất lượng di truyền. Trong đó
tôm thẻ chân trắng là 1 trong những đối tượng được chọn đa dạng hoá loài nuôi trong
nuôi trồng thuỷ sản.

Tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone,1931 hoặc Penaeus vannami
Boone,1931) hiện nay đang nuôi ở nước ta nói chung và Nghệ An nói riêng là đối tượng
nhập nội, có nguồn gốc từ Châu Mỹ; tôm phát triển tốt cho năng suất cao, góp phần đa
dạng hoá đối tượng nuôi và sản phẩm xuất khẩu. Tuy nhiên, tôm thẻ chân trắng có
những nhược điểm cơ bản như thường mắc những bệnh của tôm sú, mang hội chứng
Taura gây nên dịch bệnh lớn ở Nam Mỹ và các bệnh khác có thể nhiễm sang các đối
tượng tôm bản địa, làm mất an ninh sinh thái và ảnh hưởng đến đa dạng sinh học, có thể
gây thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất thủy sản và môi trường tự nhiên.
Hiện nay, nghề nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn tỉnh Nghệ An vẫn đang còn
mới, chưa có vùng quy hoạch nuôi cụ thể, người dân chưa nắm rõ quy trình kỹ thuật vì
vậy ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất.
Xuất phát từ thực tiễn và được sự đồng ý của Trường Đại học Nha Trang, khoa
nuôi trồng thuỷ sản, Hội đồng xét duyệt đề cương cao học và thầy giáo hướng dẫn, tôi


2

thực hiện đề tài "Hiện trạng và giải pháp phát triển nghề nuôi tôm thẻ chân trắng
Penaeus vannamei Boone,1931 trên địa bàn tỉnh Nghệ An".
Mục tiêu đề tài: Đánh giá hiện trạng kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của các hình
thức nuôi tôm thẻ chân trắng tại địa phương. Trên cơ sở đó lựa chọn các biện pháp kỹ
thuật, biện pháp quản lý phù hợp đảm bảo nâng cao năng suất và ổn định cho nghề nuôi
tôm phát triển theo hướng bền vững.
Ý nghĩa của đề tài:
- Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học để định hướng
phát triển nghề nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
- Ý nghĩa thực tiễn: Tận dụng tiềm năng hiện tại của địa phương để phát triển nghề
nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng bền vững và nâng cao trình độ kỹ thuật cho người nuôi,
góp phần nâng cao đời sống và hiệu quả kinh tế cho người nuôi.
Nội dung đề tài:

- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến nghề nuôi tôm thẻ
chân trắng.
- Điều tra hiện trạng kỹ thuật nuôi tôm thương phẩm qua các chỉ tiêu chủ yếu sau:
Hình thức nuôi, Hệ thống công trình nuôi, mùa vụ nuôi, Kỹ thuật thả giống, Chăm sóc,
quản lý và thu hoạch.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình nuôi tôm thương phẩm: bán thâm
canh và thâm canh thông qua các chỉ tiêu: năng suất, sản lượng, tổng chi phí, tổng thu
nhập, lợi nhuận.
- Đề xuất một số giải pháp: Trên cơ sở kết quả điều tra để đề xuất một số giải
pháp sau:
+ Về kỹ thuật: Chọn hình thức nuôi, Hệ thống công trình nuôi, mùa vụ nuôi, Kỹ
thuật thả giống, Chăm sóc, quản lý và thu hoạch đem lại hiệu quả tốt nhất.
+ Về quản lý: Kiểm dịch con giống, mùa vụ nuôi, quan trắc cảnh báo môi trường,
tập huấn, chính sách (hỗ trợ dịch bệnh, vay vốn, sử dụng đất…), quy hoạch vùng nuôi…






3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA TÔM THẺ CHÂN TRẮNG.
1.1.1 Đặc điểm phân loại:
Ngành: Arthopoda
Lớp: Crustacea
Bộ: Decapoda
Họ: Penaeidea
Giống: Penaeus/Litopenaeus

Loài : P. vannamei Boone,1931
L. vannamei Boone, 1931 [23]
Tên thường gọi:
- Tôm bạc Thái Bình Dương.
- Camaron blanco, Whiteleg shrimp
- Tên của FAO: Camaron patiblanco
- Tên Việt Nam: Tôm chân trắng, tôm thẻ chân trắng, tôm he chân trắng.
1.1.2. Đặc điểm sinh học của tôm thẻ chân trắng
1.1.2.1 Đặc điểm phân bố
Pennaeus vannamei không phải là loài tôm bản địa ở châu Á. Tôm thẻ chân trắng
có nguồn gốc từ vùng biển xích đạo đông Thái Bình Dương kéo dài từ phía nam Peru
đến phía bắc Mehico, nhiều nhất ở gần Equado [23].
1.1.2.2 Đặc điêm hình thái


Hình 1.1. Hình thái tôm thẻ chân trắng.


4

Nhìn bên ngoài tôm thẻ chân trắng giống với tôm thẻ Trung Quốc (Pennaeus
chinensis), và tôm bạc (Penaeus merguiensis). Tôm có màu trắng đục, trên thân không
có đốm vằn, chân bò có màu trắng ngà nên gọi là tôm thẻ chân trắng, chân bơi có màu
vàng, các vành chân đuôi có màu đỏ nhạt và xanh. Râu tôm có màu đỏ gạch và dài gấp
rưỡi lần chiều dài thân, chủy tôm có 8 - 9 răng cưa ở gờ phía trên, có 2 – 4 (đôi khi có 5
- 6) răng cưa ở phía bụng. Vỏ giáp có những gai gân và gai râu rất rõ, không có gai mắt
và gai đuôi, không có rãnh sau mắt, đường gờ sau chủy khá dài. Có 6 đốt bụng, 3 đốt
mang trứng, rãnh bụng rất hẹp, gai đuôi không phân nhánh [36].
1.1.2.3 Đặc điểm dinh dưỡng
Tôm thẻ chân trắng là loài ăn tạp, giống như các loài tôm khác, thành phần dinh

dưỡng trong thức ăn của chúng cũng cần một tỷ lệ thích hợp các chất như: Protit, gluxit,
lipit, vitamin, khoáng chất. Thành phần dinh dưỡng thiếu hoặc không đủ các chất sẽ ảnh
hưởng đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm. Khả năng chuyển hóa thức ăn của
tôm thẻ chân trắng rất cao, không đòi hỏi thức ăn có hàm lượng protein cao, 35% protein
được coi là thích hợp hơn cả (Tôm sú 40% protein, tôm thẻ Nhật Bản là 60% protein
trong thức ăn ) [36].
Trong ao nuôi, tôm có thể ăn những thức ăn hữu cơ nên trong ruột luôn có thức
ăn. Chúng bắt mồi linh hoạt, khả năng bắt mồi tương đương nhau nên ít bị phân đàn.
1.1.2.4. Đặc điểm sinh trưởng
Tôm thẻ chân trắng là loài có tốc độ tăng trưởng nhanh, đặc biệt là tháng nuôi đầu
tiên, mỗi tuần có thể tăng 3g với mật độ 100/m
2
, tới cỡ 30g tôm lớn chậm dần 1g/tuần.
Do đó trong quá trình nuôi giai đoạn đầu cần chú ý tăng lượng thức ăn và đảm bảo thành
phần dinh dưỡng đầy đủ nhằm tận dụng hết khả năng lớn của tôm, rút ngắn thời gian
nuôi.
Theo Viện Hải Dương Học Hawaii (1992), trong điều kiện nuôi thương phẩm mật
độ 100con/m
2
sau 60 ngày nuôi có thể đạt 23g/con, tuổi thọ của tôm thẻ chân trắng ít
nhất là 32 tháng [36].
1.1.2.5. Môi trường sống
Trong tự nhiên tôm sống nơi đáy cát, độ sâu 0 - 72m, nhiệt độ nước 25 - 32
0
C, độ
mặn 28 - 34‰, pH từ 7.7 - 8.3. Tôm trưởng thành tích sống ở vùng ven biển, tôm con ưa


5


sống ở vùng cửa sông nơi có nguồn dinh dưỡng dồi dào. Ban ngày tôm vùi mình trong
bùn, ban đêm đi kiếm ăn, tôm lột xác vào ban đêm.
Trong môi trường thí nghiệm thì ít thấy tôm ăn thịt lẫn nhau, nhờ tập tính này mà
tỉ lệ hao hụt thấp hơn tôm Sú rất nhiều [36].
1.1.2.6. Khả năng thích nghi với môi trường sống
- Độ mặn: Tôm thẻ chân trắng thích nghi với biên độ rộng muối từ 0 - 50‰,
chúng có thể sinh trưởng được trong cả nước ngọt, nước lợ và nước mặn. Khoảng độ
mặn cho tôm phát triển là 10 - 30‰ [36].
- Nhiệt độ: Tôm sống trong phạm vi từ 9 - 41
0
C, tuy nhiên nhiệt độ tốt cho tôm
phát triển là 25 - 32
0
C, song chúng vẫn thích nghi được khi nhiệt độ thay đổi lớn. Theo
J. Wyban và ctv (1995), đối với cỡ tôm <10g nhiệt độ thích hợp tốt nhất cho sự phát
triển là ≤ 30
0
C, trong khi đó cỡ tôm ≥15g thì không có sự khác biệt về tốc độ tăng
trưởng ở nhiệt độ 27
0
C và 30
0
C. Do đó nên chọn mùa vụ nuôi lúc tôm nhỏ vào những
tháng có nhiệt độ cao và tôm lớn vào những tháng có nhiệt độ thấp hơn .
- Oxy hòa tan: Ngưỡng oxy thấp nhất là 1,2 mg/l, tôm càng lớn thì ngưỡng oxy
càng cao ( với cỡ tôm 2 - 4cm là 2mg/l, cỡ tôm dưới 2cm là 1,05mg/l ) [36].
1.1.2.7. Đặc điểm sinh sản
Trong tự nhiên, tôm trưởng thành, giao hợp, đẻ ở những vùng biển có độ sâu 70
m với nhiệt độ 26 – 28
o

C, độ mặn khá cao (35 ‰). Trứng sau khi nở ra ấu trùng vẫn
loanh quanh ở khu vực này, tới giai đoạn Postlarvae chúng bơi vào gần bờ và sinh sống
ở đáy những vùng cửa sông cạn. Nơi đây điều kiện môi trường rất khác biệt: Thức ăn
nhiều hơn, độ mặn thấp hơn, nhiệt độ cao hơn. . . Sau một vài tháng tôm con trưởng
thành, chúng bơi ngược ra biển và thực hiện cuộc sống, giao vĩ, sinh sản và hoàn thành
vòng đời.

Hình 1.2. Vòng đời tôm thẻ chân trắng


6

- Mùa vụ sinh sản: Khu vực có tôm phân bố tự nhiên quanh năm đều bắt được
tôm cái mang trứng. Mùa vụ sinh sản của tôm thẻ chân trắng có thể chênh lệch theo từng
vùng từng vĩ độ. Ven biển phía bắc Equado tôm đẻ từ tháng 3 đến tháng 8 nhưng đẻ rộ
vào tháng 4 – 5. Ở biển Peru mùa tôm đẻ từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau [36].
- Giao vĩ: Tôm thẻ chân trắng có túi tinh hở. Tôm đực và tôm cái thường tìm
nhau giao vĩ sau khi hoàng hôn, tôm đực phóng các chùm tinh từ cơ quan giao cấu cho
dính vào đôi chân bò thứ 3 đến thứ 5 của con cái, con cái sẽ đẻ sau vài giờ, trong điều
kiện nuôi tỷ lệ giao vĩ có kết quả rất thấp [36].
- Sức sinh sản: Tôm cái có khối lương 30 – 45g là có thể tham gia sinh sản. Sức
sinh sản tuyệt đối của tôm thẻ chân trắng là 10 - 25 vạn trứng/tôm mẹ. Trứng có đường
kính trung bình 0,22mm. Sau khi trứng thụ tinh 14 – 16 giờ thì trứng nở ra ấu trùng
Nauplius. Quá trình biến thái của ấu trùng trải qua 6 giai đoạn Nauplius, 3 giai đoạn
Zoea, 3 giai đoạn Mysis, rồi đến Potslarve.
1.2. Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên thế giới và Việt Nam.
1.2.1 Trên thế giới.
Tôm thẻ chân trắng là loài tôm được nuôi phổ biến nhất ở Tây bán cầu, chiếm
hơn 70% các loài tôm thẻ Nam Mỹ. Sản lượng tôm thẻ chân trắng chỉ đứng sau tổng sản
lượng tôm Sú nuôi trên thế giới. Các quốc gia Châu Mỹ như Ecudo, Mehico,

Panama…là những nước có nghề nuôi tôm thẻ chân trắng phát triển từ đầu năm 90.
Trong đó Ecuado là quốc gia đứng đầu về sản lượng, riêng năm 1998 đạt 131.000 tấn.
Tổng sản lượng của tôm thẻ chân trắng ở các nước Châu Mỹ vào khoảng 200.000 tấn,
đạt giá trị 1,2 tỷ USD vào năm 2002 [38].
Các nước Châu Á: Tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) được đưa vào nuôi
thử nghiệm tại Châu Á từ năm 1978-1979. Tuy nhiên chỉ từ năm 1996, loài tôm này mới
được đưa vào kinh doanh tại Trung Quốc đại lục và Đài Loan, sau đó là tại một số nước
ven biển Châu Á khác trong năm 2000-2001. Đầu năm 1996, Penaeus vannamei được
đưa tới Châu Á để nuôi thương phẩm, bắt đầu là tại Trung Quốc đại lục, Đài Loan và sau
đó được mở rộng tới Phi-lip-pin, Indonesia, Việt Nam, Thái Lan, Malaysia và Ấn Độ.
Trung Quốc ngày nay đã có ngành công nghiệp nuôi tôm thẻ chân trắng mở rộng và phát
triển. Trong năm 2002, Trung Quốc đại lục đã sản xuất hơn 270.000 tấn, trong năm 2003


7

là 300.000 tấn (chiếm 71% tổng sản lượng tôm của cả nước), cao hơn sản lượng hiện
nay của khu vực Châu Mỹ [38].
Các quốc gia Châu Á khác hiện đang phát triển nuôi loài tôm này là Thái Lan
(sản lượng trong năm 2003 là 120.000 tấn), Việt Nam và Inđônêsia (trong năm 2003,
mỗi nước đạt 30.000 tấn), Đài Loan, Phi-lip-pin, Malaysia và Ấn Độ sản xuất khoảng
vài nghìn tấn.
Tổng sản lượng tôm thẻ chân trắng ở châu Á năm 2002 là 316.000 tấn, đến năm
2003 là 500.000 tấn, với tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 4 tỷ USD (FAO,
2003). Tuy nhiên, không phải tất cả sản phẩm đều dành cho xuất khẩu vì tại một số nước
Châu Á, nhu cầu tiêu dùng trong nước là rất lớn [38].
Riêng ở Thái Lan, nước có nghề nuôi tôm công nghiệp phát triển hàng đầu thế
giới, trước đây nuôi tôm sú (Penaeus vannamei) là chủ yếu thì nay đã chuyển mạnh sang
nuôi tôm thẻ chân trắng. Sản lượng tôm thẻ chân trắng của Thái Lan năm 2006 đạt
500.000 tấn, chiếm 95% sản lượng tôm nuôi của nước này, của Trung Quốc là 600.000

tấn chiếm 62% tổng sản lượng tôm nuôi [38].
Theo tổ chức thế giới (FAO) sản lượng của tôm thẻ chân trắng năm 2007 chiếm
80% tổng sản lượng tôm nuôi, trong đó 85% sản lượng tập trung ở các nước Đông Nam
Á. Các nước nuôi nhiều tôm thẻ chân trắng là: Trung Quốc, Thái Lan, Indonexia,
Malayxia, Philipin, Ecuador, Mehico, Panama, Hundurat, Brazin, Mỹ [38].
Theo báo cáo tại hội nghị Goal (Globle Outlook For Aquaculture Leadership
2007) diễn ra tại Madrid (Tây Ban Nha) của TS James Anderson cho thấy tốc độ tăng
trưởng tôm nuôi thế giới đang phụ thuộc vào tôm thẻ chân trắng. Đặc biệt việc phát triển
loài tôm này ở Châu Á là nhân tố quyết định. Giai đoạn từ năm 2001 đến 2006, trong khi
tôm sú chỉ duy trì ở một sản lượng nhất định thì ở Châu Á tôm thẻ chân trắng đã nhảy
vọt lên 1,5 – 1,6 triệu tấn (năm 2006) và ước đạt 1,8 triệu tấn (năm 2009) [38].
Như vậy xu hướng chung của thế giới là chuyển mạnh từ nuôi các loài tôm khác
sang tôm thẻ chân trắng.
1.2.2 Ở Việt Nam
1.2.2.1 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng
Tôm thẻ chân trắng P. vannamei lần đầu tiên được nhập từ Đài Loan vào nuôi thử
ở Bạc Liêu từ tháng 1 năm 2001, sau đó tôm bố mẹ và tôm giống được nhập từ Đài


8

Loan, Hawaii và Trung Quốc. Đây là loài tôm thẻ ngoại lai duy nhất được nhập vào Việt
Nam. Tôm được nuôi ở một số địa phương, có nơi dân nuôi tự phát, có nơi tỉnh cho công
ty TNHH thuê đất để sản xuất giống để nuôi tôm thịt. Do đây là một đối tượng mới nhập
vào Việt Nam nên Bộ Thuỷ sản yêu cầu các cơ sở nuôi tôm thẻ chân trắng phải thực hiện
nuôi khảo nghiệm.
Năm 2004 tổng sản lượng Tôm thẻ chân trắng đạt khoảng 5.000 tấn; diện tích
nuôi 1.600 ha; tổng diện tích có tôm bị bệnh là trên 110 ha.
Một số địa phương nuôi đạt kết quả tốt kể cả về năng suất và sản lượng. Tại tỉnh
Quảng Ninh, tổng số tôm giống đã thả nuôi là 376 triệu con, nhiều cơ sở nuôi tôm đạt

năng suất và sản lượng cao, có đơn vị đạt tới năng suất 18 tấn/ha/vụ (Trung tâm khoa
học và sản xuất giống thuỷ sản Quảng Ninh). Tỉnh Quãng Ngãi nuôi tôm trên cát ở cả 2
vụ, đạt hiệu quả kinh tế cao, góp phần giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo cho nhân
dân vùng bãi ngang ven biển. Có 340 hộ nuôi trên tổng diện tích 85 ha, sản lượng đạt
800 tấn, cỡ tôm khi thu hoạch 60-70 con/kg, năng suất bình quân 9,4 tấn/ha; Đồng Nai
có 17 hộ nuôi bằng con giống nhập từ Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 3, được
kiểm dịch, nuôi với mật độ 40 - 50 con/m
2
thời gian nuôi trung bình 80-90 ngày, không
phát hiện thấy bệnh, năng suất bình quân 5 tấn/ha, cỡ tôm thu hoạch: 50-60 con/kg, lãi
trên 100 triệu đồng/ha Một số cơ sở nuôi đạt kết quả tốt: Công ty xuất khẩu thuỷ sản II
Quảng Ninh nuôi 18 ha đạt sản lượng 176 tấn, năng suất bình quân gần 10 tấn/ha, cỡ
tôm thu hoạch 50 -70 con/kg; Công ty Công nghệ Việt Mỹ có nhiều cơ sở nuôi tôm thẻ
chân trắng (Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Hà Tĩnh và Quảng Trị). Công ty nuôi 2
vụ trên diện tích 346 ha, tổng lượng giống thả nuôi là 271 triệu con mật độ trung bình 80
con/m
2,
tôm phát triển nhanh, tỷ lệ sống cao, năng suất đạt 7 tấn/ha, sản lượng 2.422
tấn Công ty Đầu tư phát triển Hạ Long nuôi năng suất 11 tấn/ha/vụ; Trên địa bàn tỉnh
Phú Yên có 30 ha của Công ty Asia Hawaii và 4,2 thuộc dự án của KHCN nuôi trên
vùng đất cát ven biển, đạt năng suất bình quân 6 tấn/ha/vụ và trong quá trình nuôi không
xảy ra dịch bệnh. Đây được xem là mô hình nuôi đạt năng suất và hiệu quả cao ở tỉnh
này [24].
Năm 2003 tổng diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng của cả nước là 691ha, sau 03
năm nuôi diện tích tăng lên gấp gần 08 lần năm 2006 (5.446ha), trong đó tập trụng ở hai
khu vực miền Bắc và miền Trung. Kể từ khi du nhập tôm thẻ chân trắng vào nuôi thương


9


phẩm tại Việt nam cho tới năm 2006 thì diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng tại các tỉnh
ven biển khu vực miền Bắc vẫn chiếm ưu thế với 3.336 ha còn ở miền Trung đạt ở mức
2.110 ha.
Bảng 1.1. Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng giai đoạn 2003 - 2006
ĐVT: ha
TT Địa phương Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
1.

Miền Bắc
444

1.109

1.100

3.336

2.

Miền Trung
247

491

498

2.110

3.


Miền Nam
0

0

0

0

Cả nước
691

1.600

1.598

5.446

(Nguồn: Báo cáo cục nuôi ngày 25 tháng 3 năm 2009)
Đến cuối năm 2007, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng trên cả nước là 6.100 ha.
Nhìn chung, Trong giai đoạn từ 2007 – 2009, phong trào nuôi tôm thẻ chân trắng
phát triển nhanh trên cả nước. Diện tích thả nuôi tôm thẻ chân trắng tập trung nhiều ở
các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận khoảng 13.127 ha, chiếm 81% tổng
diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng của cả nước. Các tỉnh ven biển Nam Bộ do mới phát
triển nuôi thí điểm nên diện tích nuôi mới chỉ đạt 3.484 ha, chiếm 19% tổng diện tích
nuôi tôm chân trắng của cả nước. Quảng Ninh là địa phương có diện tích thả nuôi tôm
chân trắng nhiều nhất cả nước với 4.050 ha, chiếm 24,4% diện tích tôm chân trắng cả
nước. Đứng thứ hai là tỉnh Phú Yên (1.596 ha, chiếm 9,6% diện tích nuôi của cả nước),
tiếp đến là các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận, Long An, Quảng Ngãi, Quảng Bình và
Quảng Nam (Báo cáo tôm chân trắng 2009 - Cục nuôi trồng thuỷ sản).












10

Bảng 1.2: Diện tích, sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng 2008 – 2009.
Năm 2008 Năm 2009
STT


Địa phương
Diện tích thả
nuôi (ha)
Sản lượng
thu (tấn)
Diện tích
thả nuôi (ha)

Sản lượng
thu (tấn)
1 Quảng Ninh 7.913


2.200

4.050

2.640

Hải Phòng 58

610

57

520

3 Thái Bình 5

20

55

16

4 Nam Định 267

1.350

35

800


5 Ninh Bình 5

18

3

15

6 Thanh Hoá 80

280

7

380

7 Nghệ An 130

425

250

1.236

8 Hà Tĩnh 400

320

100


240

9 Quảng Bình 125

1.200

589

2.300

10 Quảng Trị 170

580

230

1.280

11 TT Huế 69

206

230

1.502

12 Đà Nẵng 25

90


352

755

13 Quảng Nam 700

3.448

534

3.047

14 Quảng Ngãi 503

5.355

592

4.124

15 Bình Định 223

1.704

157

1.276

16 Phú Yên 671


2.224

1.596

6.196

17 Khánh Hoà 900

3.060

37

210

18 Ninh Thuận 700

5.003

612

4.774

19 Bình Thuận 662

4.732

674

6.590


20 Bà Rịa VT 35

256

530

3.231

21 T.p HoChiMinh 119

240



424

22 Long An 120

240

616

1.053

23 Tiền Giang 368

1.987

253


1.128

24 Bến Tre 176

752

57

240

25 Trà vinh 29

-

47

371

26 Sóc Trăng 145

488

32

256

27 Bạc Liêu 84

510


158

934

28 Cà Mau 13

117

30

270

29 Kiên Giang 200

4.380

260

2.565

Tổng Cộng 14.895

73.590

16.611

48.373

(Nguồn: Báo cáo nuôi tôm thẻ chân trắng - cục NTTS 2009)



11

1598
6100
16611
14895
5446
1600
0
2000
4000
6000
8000
10000
12000
14000
16000
18000
Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Năm

2009
ha

Đồ thị 1.1: Biểu diễn diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng từ năm 2003 – 2009.
1.2.2.2 Tình hình dịch bệnh ở tôm thẻ chân trắng.
Năm 2004 dịch bệnh trên tôm thẻ chân trắng đã xảy ra ở một số nơi như: Quảng
Nam (20ha, có khả năng là bệnh Taura: thân tôm có màu hồng, riêng đốt bụng thứ 5 có
màu trắng); Bình Định (20 ha nuôi 2 vụ chưa xác định rõ bệnh và nguyên nhân gây
bệnh); Ninh Bình (bị bệnh đốm trắng). Tại Quãng Ngãi, sau khi nuôi thắng lợi ở vụ 1 và
2, một số nuôi vụ 3 và đã để tôm bị bệnh, gây chết hàng loạt trên 80% diện tích nuôi (20
ha) với những triệu chứng như mềm vỏ, thân. Tôm nuôi ở một số nơi có hiện tượng bị
bệnh đen mang. chìm xuống đáy, toàn thân có màu đỏ hoặc hồng, tỷ lệ chết cao trong
vòng 2-3 ngày nhưng không xảy ra trên diện rộng (Bình Định, Bà Rịa Vũng Tàu). Một
số nơi nuôi 2- 3 vụ, vụ đầu đạt kết quả tốt nhưng vụ sau dễ bị bệnh (như ở Bình Định: 30
ha nuôi vụ 1 đạt kết quả tốt, 20 ha nuôi vụ 2 bị bệnh 100%; ở Quảng Ngãi khoảng 20 ha
tôm nuôi vụ 3 bị bệnh) [9] [10]. [11].
Người nuôi tôm ở một vài địa phương cho rằng đối với vùng đã có một thời nuôi
tôm sú đạt kết quả tốt, nay môi trường bị suy thoái hoặc do dịch bệnh, không còn phù
hợp cho việc nuôi tôm sú nữa, có thể chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng để đạt hiệu
quả kinh tế cao. Song thực tế đã cho thấy tôm thẻ chân trắng cũng có thể bị nhiễm những
bệnh thường gặp ở tôm bản địa, chủ yếu là tôm sú. Về bệnh Taura, Viện nghiên cứu nuôi
trồng thuỷ sản II đã phát hiện 1 mẫu tôm bị bệnh. Tại Đầm Hà Quảng Ninh đề tài nghiên
cứu do Viện Công nghệ sinh học chủ trì cũng đã phát hiện bệnh này [20].


12

Theo Cục Nuôi trồng thuỷ sản, năm 2009 diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng bị
thiệt hại do bệnh là: 2.196 ha/ 16.611ha thả nuôi, chiếm 13,2% cao hơn 9,5% so với
cùng kỳ năm 2008 (470/12.411 ha, chiếm 3,7%). Thiệt hại khoảng 243 triệu con giống,

giá trị khoảng 7 tỷ đồng.
Bảng 1.3: Tình hình diễn biến bệnh trên tôm thẻ chân trắng năm 2009
STT Địa phương Diện tích tôm bị bệnh (ha)
1 Quảng Ninh 232
2 Thái Bình
3 Nam Định 29
4 Nghệ An 20
5 Hà Tĩnh 29
6 Quảng Nam 61
7 Bình Định 26
8 Phú Yên 78
9 Khánh Hoà 1.500
10 Ninh Thuận 68
11 Bình Thuận 31
12 Long An 10
13 Tiền Giang 22
24 Bến Tre 65
15 Trà vinh 3
16 Sóc Trăng 5
17 Bạc Liêu 19
Tổng cộng 2.198
(Nguồn: báo cáo tôm thẻ chân trắng - Cục NTTS 2009)
Nhìn vào bảng 1.3 ta thấy tỉnh bị thiệt hại nhiều nhất là Khánh Hòa: 1.500 ha và
Quảng Ninh: 232 ha, diện tích bị bệnh của 02 tỉnh này chiếm 83,4 % tổng diện tích nuôi
tôm thẻ chân trắng bị bệnh trên cả nước.


13

1.2.2.3 Quản lý việc nuôi tôm thẻ chân trắng:

Để định hướng phát triển và quản lý tôm thẻ chân trắng, Bộ Thủy sản trước đây
đã ban hành Chỉ thị số 01/2004/CT-BTS, ngày 16/1/2004 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản về
việc tăng cường quản lý tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam, trong đó nói rõ: “Không tiến
hành sản xuất tôm thẻ chân trắng tại các trại sản xuất tôm sú và giống tôm khác; chỉ
được phép nuôi tôm thẻ chân trắng tại các khu vực ao, đầm nuôi có sự tách biệt nhằm
đảm bảo không lây lan dịch bệnh cho các đối tương nuôi khác…”; Thông báo ý kiến kết
luận của Thứ trưởng Nguyễn Việt Thắng ngày `15/3/2005 về hội thảo tôm thẻ chân trắng
ở Việt Nam ngày 4 và 5 tháng 4 năm 2005 nêu rõ: “…phát triển tôm thẻ chân trắng phải
theo quy hoạch, phải có biện pháp dảm bảo an toan sinh học”; Công văn số 475/TS-
NTTS ngày 6/3/2006 của Bộ Thủy sản về việc phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng: “Bộ
chủ trương trước mắt các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu; thành
phố Hồ Chí Minh không được sản xuất giống và nuôi tôm thẻ chân trắng”; Công văn số
2446/.BTS-CL, ATVSTS ngày 23 tháng 10 năm 2006 “Về việc tăng cường quản lý tôm
thẻ chân trắng ở Việt Nam”. Đi đôi với định hướng phát triển và chỉ đạo quản lý sản
xuất, Bộ Thủy sản đã ban hành Quyết định số 176/QĐ-BTS ngày 1/3/2006 “Về việc ban
hành một số quy định tạm thời đối với tôm thẻ chân trắng” [8].
Qua 4 năm chỉ đạo thực hiện việc nuôi tôm thẻ chân trắng ở nước ta và Viện
Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản III đã nghiên cứu sản xuất giống và nuôi khảo nghiệm,
nhìn chung quản lý và phát triển đúng hướng; cơ bản đảm bảo an toàn sinh học, trình độ
kỹ thuật nhiều nơi được cải thiện. Đảm bảo vùng nuôi tôm sú trọng điểm của cả nước ở
đồng bằng sông Cửu Long đã phát triển tương đối ổn định, đảm bảo được mục tiêu
chương trình phát triển thủy sản đặt ra. Tôm thẻ chân trắng đã và đang nuôi phát triển
theo chiều hướng tốt trên vùng đất thịt, đất cát từ Quảng Ninh đến Bình Thuận, sản
lượng tôm thẻ chân trắng chiếm 5-7% sản lượng tôm nuôi trên phạm vi cả nước, nhiều
cơ sở nuôi đạt năng suất cao từ 12-24 tấn/ha, hiệu quả kinh tế khá, thị trường thế giới có
nhu cầu lớn, góp phần an sinh xã hội và ngày càng có nhiều nhà đầu tư muốn nuôi tôm
thẻ chân trắng. Tuy nhiên, ở một số địa phương nhiều hộ nuôi tôm thẻ chân trắng vẫn bị
thua lỗ là do việc phát triển nuôi không theo quy hoạch, việc chấp hành quy định tạm
thời về nuôi tôm thẻ chân trắng ở nhiều hộ nuôi không nghiêm chỉnh, đặc biệt khâu sử



14

dụng giống tuỳ tiện chất lượng kém, thiếu nước ngọt, nước ngầm dẫn đến nuôi tôm
không hiệu quả, đồng thời một số địa phương quản lý không chặt chẽ [8].
Định hướng phát triển nuôi tôm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
trong những năm tới tôm sú vẫn là đối tượng nuôi chủ lực tại đồng bằng Nam Bộ. Tuy
nhiên, để đa dạng hoá đối tượng nuôi và sản phẩm xuất khẩu trong thời kỳ hội nhập, tận
dụng tiềm năng diện tích đủ điều kiện phát triển tôm thẻ chân trắng, Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn ra Chỉ thị: Số: 228/CT-BNN-NTTS ngày 25 tháng 01 năm 2008 về
việc phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng:
- Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển (gọi chung là các tỉnh): Đối
với các tỉnh Nam Bộ (đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long) được nuôi tôm thẻ
chân trắng theo hình thức thâm canh tại các cơ sở đủ điều kiện theo tiêu chuẩn: “28 TCN
191: 2004 Vùng nuôi tôm - Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm” (gọi tắt 28
TCN 191: 2004), ban hành kèm theo Quyết định số 02/2004/QĐ-BTS, ngày 14/1/2004
của Bộ Thủy sản. Các tỉnh từ Quảng Ninh đến Bình Thuận được nuôi tôm thẻ chân trắng
theo nhu cầu của các nhà đầu tư và nằm trong vùng quy hoạch nuôi tôm của địa phương.
- Các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long trại sản xuất tôm giống phải nằm
trong vùng sản xuất giống tập trung đã được Bộ quy hoạch, kiểm soát chặt chẽ quá trình
sản xuất, công suất 500 triệu tôm PL15/năm trở lên; đối với các tỉnh ven biển từ Quảng
Ninh đến Bình Thuận trại sản xuất tôm giống phải nằm trong vùng đã được Bộ và địa
phương quy hoạch, kiểm soát chặt chẽ qúa trình sản xuất, công suất 250 triệu tôm
PL15/năm trở lên.
- Yêu cầu Uỷ ban nhân dân các tỉnh chỉ đạo Sở Thủy sản và Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn phối hợp với các sở, ban, Ngành, huyện thị ở địa phương quản lý,
chỉ đạo, hướng dẫn phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng theo kế hoạch, quy hoạch; kiểm
tra và xử lý nghiêm những trường hợp nuôi tôm thẻ chân trắng không đúng quy định tại
tiêu chuẩn “28 TCN 191:2004”; sản xuất, lưu hành tôm giống không đạt tiêu chuẩn chất
lượng; để tôm thẻ chân trắng thoát ra các vùng nước xung quanh; gây ô nhiễm môi

trường, gây nguy cơ lây lan dịch bệnh vùng nuôi và các quy định khác của ngành; mọi vi
phạm phải kiên quyết huỷ và xử phạt nghiêm [8].




15

CHƯƠNG 2.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2. 1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.
- Thời gian: từ 1/1/2010 đến 6/2010.
- Địa điểm: Huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, Thị xã Cửa Lò Tp.Vinh
tỉnh Nghệ An.
2.2. Đối tượng điều tra: Các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng 5 huyện và các thành
phần khác có liên quan.
2.3. Phương pháp nghiên cứu.









SƠ ĐỒ KHỐI NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp

nghề nuôi tôm thẻ chân trắng Penaeus
vannamei trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Hoạt động điều tra
Điều kiện tự
nhiên, tiềm
năng
Điều kiện
kinh tế
xã hội
Hiện trạng kỹ thuật
nghề nuôi tôm thẻ
chân trắng thương
phẩm

Hiệu quả kinh tế
nuôi tôm thẻ chân
trắng thương
phẩm

Đánh giá hiện trạng phát triển nghề nuôi tôm thẻ chân trắng và
những thuận lợi, khó khăn
Kiến nghị, đề xuất giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý phù hợp


16

2.4. Điều tra thu thập số liệu.
2.4.1 Số liệu thứ cấp:
Các số liệu đã được công bố của Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục NTTS, Cục
thống kê Nghệ An, UBND 5 huyện ven biển, UBND các xã có nuôi trồng thuỷ sản số

liệu thống kê và các danh sách, báo cáo có liên quan.
Số liệu thu thập:
- Số liệu về điều kiện tự nhiên của địa phương: Vị trí địa lý, tiềm năng diện tích
mặt nước, diện tích bãi cát, khí hậu, sông ngòi, chế độ thuỷ văn, hiện trạng sử dụng đất,
quỹ đất của địa phương.
- Số liệu về điều kiện kinh tế xã hội của địa phương: Dân số, lao đông, trình độ
học vấn, lực lao động, số hộ số và số lao động tham gia nuôi nuôi tôm thẻ chân trắng.
- Định hướng phát triển, quy hoạch, Đề án- Dự án, các thể chế quản lý, chính
sách.
2.4.2 Thu thập số liệu sơ cấp:
- Tiến hành thu thập số liệu theo mẫu phiếu điều tra về hiện trạng nghề nuôi tôm,
Hình thức nuôi, hệ thống công trình nuôi, mùa vụ nuôi, chuẩn bị ao nuôi (cải tạo, diệt
tạp, bón phân gây màu nước), thả giống (chất lượng, mật độ, phương pháp), chăm sóc và
quản lý (cho ăn, quản lý môi trường ao nuôi, các bệnh thường gặp và biện pháp phòng
trị…) và hiệu quả kinh tế (năng suất, sản lượng, tổng chi phí, tổng thu nhập, lợi nhuận).
Bảng 2.4: Vùng nghiên cứu và số phiếu điều tra

Huyện Số hộ nuôi Số hộ điều tra Tỷ lệ %
Quỳnh Lưu 350 54 15,4
Diễn Châu 220 24 11
Nghi Lộc 200 20 10
Tp.Vinh 154 20 12,9
Cửa Lò 2 2 100
Tổng
925 120 13

Số mẫu được điều tra ngẫu nhiên trong các huyện, thành, thị trên địa bàn tỉnh.
Mặc dù tỷ lệ phần trăm số hộ điều tra còn thấp nhưng số mẫu điều tra đã thõa mãn yêu



17

cầu số mẫu của cuộc điều tra thống kê và kết quả mà chúng tôi thu được đã thể hiện khá
rõ hiện trạng kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của các nông hộ nuôi tôm thẻ chân trắng trên
địa bàn tỉnh Nghệ An.
- Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA) để thu thập các
số liệu. Trao đổi, phỏng vấn trực tiếp các hộ nuôi tôm, cán bộ kỹ thuật về các
vấn đề liên quan.
2.5. Xử lý và phân tích số liệu hiện trạng và hiệu quả kinh tế:
*Xử lý và phân tích số liệu.
Các số liệu thu được được mã hoá và xử lý theo từng chuyên đề riêng biệt dựa
theo bộ câu hỏi:
* Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của các hình thức nuôi.
Các chỉ tiêu xác định kết quả sản xuất:
+ Giá trị sản xuất (GO)




n
i
ii
PQGO
1

Trong đó: GO là giá trị sản xuất
Qi là khối lượng sản phẩm thứ i
Pi là giá trị của sản phẩm i tương ứng.
+ Năng suất:


Sản lượng tôm thu hoạch
Năng suất=
Diện tích mặt nước nuôi tôm
+ Tổng chi phí sản xuất.
Lợi nhuận = Giá trị sản xuất – Tổng chi phí
* Phương tiện xử lý và phân tích số liệu:
- Xử lý số liệu: sử dụng phần mềm exel và các phương pháp thống kê kinh tế
khác.
- Sử dụng công cụ SWOT (Strengths, Weaknesses, Opportunities and Threats):
Phân tích các vấn đề: điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong nuôi tôm tại
Nghệ An.

×