1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
TỪ THỊ THÙY LINH
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
QUẢN LÝ TRƯỜNG MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGHỆ AN - Năm 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
TỪ THỊ THÙY LINH
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
QUẢN LÝ TRƯỜNG MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60.14.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS NGUYỄN THỊ MỸ TRINH
NGHỆ AN - Năm 2012
3
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Giáo dục là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển xã hội. Trong
những năm qua, sự nghiệp giáo dục đã có những bước phát triển mới, đạt được
nhiều kết quả đáng khích lệ trong việc mở rộng quy mô, tăng cơ hội tiếp cận giáo
dục cho mọi người và chuẩn bị nguồn nhân lực cho cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước.
Để đáp ứng yêu cầu về con người và nguồn nhân lực với tư cách là nhân
tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa,
cần tạo chuyển biến cơ bản tồn diện về GD&ĐT. Trong đó phát triển đội ngũ
nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là một yêu cầu cấp bách của việc tiếp tục
triển khai, điều chỉnh và nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay.
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên
có nhiệm vụ chăm sóc và giáo dục trẻ từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi. Giáo dục mầm
non đặt nền móng đầu tiên cho việc hình thành và phát triển nhân cách, chuẩn bị
những tiền đề cần thiết cho trẻ bước vào các bậc học phổ thông. Do đó, phát
triển giáo dục mầm non một cách vững chắc là nền tảng cho sự phát triển nguồn
lực con người, phục vụ cho phát triển giáo dục phổ thông.
Giáo dục mầm non hiện nay được Nhà nước và xã hội quan tâm đặc biệt.
Quyết định số 149/2006/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án “Phát triển giáo dục
mầm non giai đoạn 2006-2015” có nêu nhiệm vụ “xây dựng nâng cao chất lượng
đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm non”.
4
Trường mầm non khác với các nhà trường phổ thông ở chỗ: trường mầm
non phải thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ: chăm sóc, ni dưỡng và giáo dục
trẻ. Nhiệm vụ của giáo viên trường mầm non rất nặng nề. Trong đó vai trị của
người hiệu trưởng là hết sức quan trọng đối với việc phát triển nhà trường. Là
người chịu toàn bộ các hoạt động trong nhà trường. Thực tế cho thấy hiệu trưởng
trường mầm non đều được đề bạt từ giáo viên. Nghiệp vụ sư phạm về chuyên
môn thì được rèn luyện trong mơi trường sư phạm, cịn cơng việc của một nhà
quản lý thì hầu như chưa được huấn luyện một cách bài bản, hệ thống.
Hiện nay trên địa bàn thành phố Vinh các trường mầm non được đầu tư về
chất lượng chăm sóc-giáo dục và cơ sở vật chất, nhiều trường mầm non được cải
tạo, nâng cấp và xây dựng mới hệ thống trường lớp, sân chơi phù hợp với điều
kiện vui chơi, học tập của trẻ trên địa bàn thành phố. Hiện thành phố có 41
trường mầm non với đội ngũ giáo viên được trẻ hóa, có trình độ đạt chuẩn và
trên chuẩn. Đội ngũ cán bộ quản lý có nhiều kinh nghiệm chủ yếu từ phong trào
thực tiễn nhưng còn mất cân đối về cơ cấu, chất lượng quản lý chưa đáp ứng yêu
cầu. Điều này bắt nguồn từ đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non trên địa bàn
thành phố Vinh hầu hết ở độ tuổi cao trên 40 tuổi, xuất phát điểm còn thấp chủ
yếu là được đào tạo từ sơ cấp, nên khó đổi mơi về tư duy và phương thức quản
lý. Các khâu tạo nguồn, quy hoạch, tuyển chọn, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng,
chính sách đãi ngộ sử dụng,... đối với cán bộ quản lý các trường mầm non chưa
được nghiên cứu và phát triển một cách khoa học với tầm nhìn dài hạn. Vì vậy,
chúng tơi chọn đề tài nghiên cứu “Một số giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ
quản lý trường mầm non trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An”
5
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đề xuất một số giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm
non nhằm đảm bảo số lượng, cân đối về cơ cấu và nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ quản lý, từ đó góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc-giáo dục trẻ ở các
trường mầm non trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
3. KHÁCH THỂ, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Khách thể nghiên cứu:
Công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non.
3.2. Đối tượng nghiên cứu:
Giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non trên địa bàn
thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
3.3. Phạm vi nghiên cứu:
Do điều kiện thời gian có hạn, đề tài chỉ nghiên cứu đội ngũ CBQL gồm
Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng của 27 trường mầm non công lập trên địa bàn
thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu đề xuất và thực hiện được các giải pháp dựa trên cơ sở khoa học, phù
hợp với thực tiễn, có tính khả thi thì có thể phát triển đội ngũ cán bộ quản lý
trường mầm non trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An trong thời gian tới.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài.
6
5.2. Nghiên cứu thực trạng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm
non trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
5.3. Đề xuất và khảo nghiệm một số giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ
quản lý trường mầm non trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp phân tích-tổng hợp tài liệu; phân loại- hệ thống hóa và cụ
thể hóa các tài liệu lý luận có liên quan.
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục.
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động.
6.3. Phương pháp thống kê tốn học
7. NHỮNG ĐĨNG GĨP CỦA LUẬN VĂN
7.1. Về lý luận: Góp phần hệ thống hóa các vấn đề lý luận về phát triển
đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non.
7.2. Về thực tiễn: Đề xuất được các giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ
quản lý trường mầm non trên địa bàn thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ An hiện nay và
những năm sắp tới.
7
8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài.
Chương 2: Thực trạng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non
trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
Chương 3: Một số giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường
mầm non trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
8
Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CBQL
TRƯỜNG MẦM NON
1.1. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội
phải có con người xã hội chủ nghĩa”, cán bộ cách mạng phải là người “vừa hồng,
vừa chun”, đó chính là mối quan hệ giữa tài và đức trong nhân cách người cán
bộ quản lý, trong đó đức là gốc, cịn tài có được phần lớn là do q trình cơng
tác, rèn luyện mà nên.
Ngày nay trong sự nghiệp đổi mới đất nước, quản lý nói chung, quản lý
giáo dục nói riêng là vấn đề luôn được sự thu hút, quan tâm của các nhà lãnh
đạo, các nhà khoa học và các nhà quản lý.
Vấn đề quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục là vấn
đề có ý nghĩa trong việc "Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân
tài", đặc biệt có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo
của nhà trường.
Trên thế giới có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về quản lý giáo dục của
các tác giả như: "Những vấn đề về quản lý trường học" (P.V Zimin, M.I
Kônđakốp), "Quản lý vấn đề quốc dân trên địa bàn huyện", (M.I Kônđakốp).
Nhà giáo dục học Xô-viết V.A Xukhomlinxki khi tổng kết những kinh nghiệm
quản lý chuyên môn trong vai trò là Hiệu trưởng nhà trường cho rằng "Kết quả
hoạt động của nhà trường phụ thuộc rất nhiều vào công việc tổ chức đúng đắn
các hoạt động dạy học". Cùng với nhiều tác giả khác ông đã nhấn mạnh đến sự
9
phân công, sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất quản lý giữa Hiệu trưởng và Phó
hiệu trưởng để đạt được mục tiêu đề ra.
Ở Việt Nam, từ những năm đầu của thập kỷ 90 thế kỷ trước cho đến nay
đã xuất hiện nhiều cơng trình nghiên cứu về quản lý giáo dục có giá trị đó là:
"Giáo trình khoa học quản lý" của tác giả Phạm Trọng Mạnh (NXB ĐHQG Hà
Nội năm 2011); "Khoa học tổ chức và quản lý một số vấn đề lý luận và thực
tiễn" của Trung tâm nghiên cứu khoa học tổ chức quản lý (NXB thống kê Hà
Nội 1999); "Tâm lý xã hội trong quản lý" của Ngơ Cơng Hồn (NXB ĐHQG Hà
Nội năm 2002); "Tập bài giảng lý luận đại cương về quản lý" của tác giả Nguyễn
Quốc Chí và tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc (Hà Nội 1998)...Bên cạnh đó cịn một
số bài viết đề cập đến quản lý giáo dục như: "Vấn đề kinh tế thị trường, quản lý
nhà nước và quyền tự chủ các trường học" của tác giả Trần Thị Bích Liễu - Viện
KHGD đăng trên tạp chí giáo dục số 43 tháng 11 năm 2002.
Đối với cấp độ luận văn thạc sỹ, trong những năm gần đây cũng đã có
nhiều cơng trình đi sâu nghiên cứu về cơng tác xây dựng, quy hoạch và phát triển
đội ngũ CBQL giáo dục chủ yếu là ở các cấp học như tiểu học, trung học phổ
thơng. Tuy nhiên, cơng trình nghiên cứu việc phát triển đội ngũ CBQL trường
mầm non còn khá ít ỏi. Có thể kể đến:
Nguyễn Thị Thường: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ quản lý các trường Mầm non huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa”. Luận văn
thạc sỹ khoa học giáo dục năm 2010.
Hà Thị Hoa: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản
lý các trường Mầm non huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa”. Luận văn thạc sỹ
khoa học giáo dục năm 2011.
10
Đặc biệt, chưa có cơng trình nghiên cứu chun sâu và hệ thống về các
giải pháp phát triển đội ngũ CBQL trường mầm non, để đáp ứng được yêu cầu
thực hiện chương trình giáo dục mầm non và nâng cao chất lượng giáo dục mầm
non phù hợp với điều kiện thực tiễn của thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài:
1.2.1. Khái niệm quản lý, quản lý giáo dục
1.2.1.1. Quản lý
Có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý:
- Quản lý là một hoạt động thiết yếu, đảm bảo phối hợp nỗ lực hoạt động
của cá nhân nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức. Trong mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội con người muốn tồn tại và phát triển đều phải dựa vào nỗ lực của
mỗi cá nhân, mỗi tổ chức. Các Mác viết: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp
hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng
cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện những
chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất khác với
sự vận động của những khí quan độc lập của nó. Một người độc tấu vĩ cầm tự
mình điều khiển lấy mình, cịn một dàn nhạc thì cần phải có một nhạc trưởng”.
Theo quan điểm này thì trong quá trình lao động con người phải có sự phân
cơng, hợp tác với nhau, sự tổ chức phân cơng lao động đó chính là một chức
năng quản lý, như vậy quản lý là một chức năng xã hội, xuất hiện và phát triển
cùng với xã hội.
- Theo Bách khoa toàn thư (Liên Xô cũ): “Quản lý là chức năng của
những hệ thống có tổ chức với những bản chất khác nhau, nó bảo tồn cấu trúc
xác định của chúng, duy trì chế độ hoạt động. Quản lý bao gồm những công việc
11
chỉ huy và tạo điều kiện cho những người khác thực hiện cơng việc và đạt được
mục đích”.
- Theo Từ điển Tiếng Việt 1998: “Quản lý là trông coi và giữ gìn theo
những yêu cầu nhất định”.
- Henri Fayol (người Pháp), người đặt nền móng cho lý luận tổ chức cổ
điển: “Quản lý tức là lập kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm tra”.
- Theo Taylor F.W (người Mỹ), “Quản lý là biết được chính xác điều bạn
muốn người khác làm và sau đó thấy được rằng họ đã hồn thành cơng việc một
cách tốt và rẻ nhất”.
Theo nghĩa rộng thì quản lý là hoạt động có mục đích của con người, nếu
xét quản lý với tư cách là một hành động, các tác giả Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc
Hải và Đặng Quốc Bảo định nghĩa: “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng
đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra”.
Quản lý là sự tác động có định hướng của chủ thể quản lý đến khách thể
quản lý trong mỗi tổ chức nhằm làm cho tổ chức hoạt động và đạt được mục tiêu
đặt ra. Quản lý cịn là một q trình tác động có mục đích vào hệ thống nhằm
làm thay đổi hệ thống, thông qua các chức năng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và
kiểm tra để thực hiện hoạt động quản lý.
Trong các định nghĩa trên, tuy cách diễn đạt khác nhau nhưng đều chứa
đựng những dấu hiệu chung:
Quản lý là thuộc tính bất biến nội tại của mọi q trình, mọi hoạt động xã
hội loài người. Lao động quản lý là điều kiện quan trọng để làm cho xã hội loài
người tồn tại và phát triển.
12
Hoạt động quản lý được tiến hành trong một tổ chức hay một nhóm xã hội.
Hoạt động quản lý thể hiện mối quan hệ giữa hai bộ phận gắn bó chặt chẽ
với nhau: Chủ thể quản lý và đối tượng quản lý.
Yếu tố con người (người quản lý và người bị quản lý) giữ vai trò trung
tâm trong hoạt động quản lý.
Xét dưới góc độ hoạt động thì quản lý có 4 chức năng cơ bản:
- Chức năng lập kế hoạch:
Là chức năng cơ bản nhất trong các chức năng của nhà quản lý, là công việc
làm cho tập thể phát triển theo kế hoạch. Trong quản lý, đây là căn cứ mang tính pháp
lý quy định hành động của cả tập thể nhằm đạt mục tiêu, trên cơ sở, nguồn lực hiện có.
- Chức năng tổ chức:
Là sự phân công, phối hợp giữa các bộ phận trong hệ thống để thực hiện
các mục tiêu đặt ra. Do có chức năng này mà chủ thể quản lý có thể phối hợp,
phân phối tốt nhất các nguồn lực hiện có. Hiệu quả đạt được nhiều hay ít, thành
cơng hay thất bại của công tác quản lý phụ thuộc nhiều vào việc sử dụng, huy
động các nguồn lực cũng như tạo động lực và khơi dậy tiềm năng của mỗi cá
nhân trong tổ chức.
- Chức năng chỉ đạo:
Là sự chỉ huy, hướng dẫn, tác động để bộ máy hoạt động thông qua việc
phối hợp, gắn kết giữa các thành viên lại với nhau, có hình thức, phương pháp
động viên khích lệ, điều chỉnh và thúc đẩy để họ hoàn thành những nhiệm vụ,
đạt được mục tiêu của tổ chức.
13
- Chức năng kiểm tra:
Quản lý, lãnh đạo mà không kiểm tra thì coi như khơng lãnh đạo. Kiểm tra
nhằm nắm tình hình hoạt động của bộ máy, từ đó điều chỉnh hoạt động của bộ
máy theo mong muốn của nhà lãnh đạo để đạt được mục tiêu của tổ chức.
Mỗi chức năng quản lý có tính độc lập tương đối nhưng chúng được liên
kết hữu cơ trong một hệ thống nhất quán.
1.2.1.2. Quản lý giáo dục
Theo M.I.Kônđacốp: "Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có kế
hoạch, có ý thức và hướng đích của của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến
tất cả các mắt xích của hệ thống (từ Bộ đến Trường) nhằm mục đích đảm bảo
việc hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những
quy luật của quá trình giáo dục, của sự phát triển thể lực và tâm lý của trẻ em".
[15].
Theo Phạm Minh Hạc: "Quản lý nhà trường, quản lý giáo dục nói chung là
thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức
là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo
dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục và thế hệ trẻ và đối với từng học
sinh" [11].
Theo Nguyễn Ngọc Quang: "Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động
có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ
vận hành theo đường lối, nguyên lý của Đảng, thực hiện được các tính chất của
nhà trường Xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học,
giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ thống giáo dục đến mục tiêu dự kiến tiến lên trạng
thái về chất". [22].
14
Nguyễn Gia Quý khái quát: "Quản lý giáo dục là sự tác động có ý thức của
chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đưa hoạt động giáo dục tới mục tiêu
đã định, trên cơ sở nhận thức và vận dụng đúng những quy luật khách quan của
hệ thống giáo dục quốc dân". [21].
Về quản lý giáo dục có rất nhiều định nghĩa khác nhau, nhưng thống nhất
ở một số điểm cơ bản. Đó là:
- Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quát là hoạt động điều hành, phối hợp
các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu
phát triển của xã hội.
Quản lý giáo dục bao gồm: Chủ thể quản lý, khách thể quản lý và quan hệ
quản lý.
Chủ thể quản lý: Bộ máy quản lý giáo dục các cấp.
Khách thể quản lý: Hệ thống giáo dục quốc dân, các trường học.
Quan hệ quản lý: Đó là những mối quan hệ giữa người học và người dạy;
quan hệ giữa người quản lý với người dạy, người học; quan hệ người dạy - người
học... Các mối quan hệ đó có ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, chất lượng hoạt
động của nhà trường, của toàn bộ hệ thống giáo dục.
Nội dung quản lý giáo dục bao gồm một số vấn đề cơ bản: Xây dựng và
chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo
dục; ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục,
tiêu chuẩn nhà giáo, tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học; tổ chức bộ
máy quản lý giáo dục; tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý,
giáo viên; huy động, quản lý sử dụng các nguồn lực...
15
1.2.2. Cán bộ quản lý
Theo từ điển Tiếng Việt: “Cán bộ là người phụ trách một cơng tác của
chính quyền hay của một đoàn thể, phân biệt với dân thường”. Từ cán bộ cịn để
chỉ “Người làm cơng tác có chức vụ trong một cơ quan, một tổ chức”.
CBQL là những người được giao chức trách tổ chức điều hành hoạt động
của một đơn vị, một cơ quan, một tổ chức. CBQLGD trước hết phải là những
người đã có nhiều kinh nghiệm thực tiễn hoặc được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của từng đơn vị, được phân công một hay
nhiều lĩnh vực trong công tác giáo dục của một tổ chức trong hệ thống giáo dục,
cơ sở giáo dục, tổ chức điều hành hoạt động giáo dục của đơn vị. CBQLGD phải là
một nhà giáo đã có nhiều kinh nghiệm thực tiễn hoặc được bồi dưỡng nghiệp vụ
trong các trường QLGD của ngành.
1.2.3. Đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non
Theo Từ điển Tiếng Việt: Đội ngũ là tập hợp gồm số đông người cùng
chức năng, nhiệm vụ, nghề nghiệp hợp thành lực lượng hoạt động trong hệ thống
(tổ chức) và cùng chung một mục đích nhất định. [28]
Có thể hiểu đội ngũ là một tập thể gắn kết với nhau, cùng chung lý tưởng,
mục đích, ràng buộc nhau về vật chất, tinh thần và hoạt động theo một nguyên
tắc. Khi xem xét đội ngũ người ta thường chú ý tới ba yếu tố tạo thành đó là: Số
lượng, cơ cấu đội ngũ; trình độ, phẩm chất, năng lực đội ngũ.
Đội ngũ CBQL trường MN được hiểu là tập hợp những người làm công
tác quản lý ở các trường MN đây là những chủ thể quản lý bên trong nhà trường.
16
Đội ngũ CBQL trường MN bao gồm hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng,
là lực lượng cốt cán của đội ngũ cán bộ giáo viên trong nhà trường.
1.2.4. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý
Phát triển đội ngũ CBQL thực chất là quá trình xây dựng đội ngũ, đảm bảo
tích lũy dần tiến tới đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu và đảm bảo tăng lên về chất
lượng đội ngũ đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ được giao.
Nội dung phát triển đội ngũ CBQL bao gồm:
- Phát triển đội ngũ CBQL bắt đầu từ việc thực hiện công tác quy hoạch,
tuyển chọn, bổ nhiệm, sủ dụng hợp lý, khoa học cho đội ngũ này.
- Thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm phát triển nhận thức, trình
độ, năng lực quản lý, phẩm chất chính trị cho đội ngũ đáp ứng yêu cầu thực hiện
nhiệm vụ mới.
- Thực hiện cơng tác đánh giá có thể xếp loại được đội ngũ CBQL một
cách khách quan và chính xác. Kết quả của q trình đánh giá sẽ giúp phân loại,
sàng lọc đối tượng và từ đó có những chiến lược phù hợp với từng loại đối
tượng, giúp đối tượng tiến bộ không ngừng.
- Tạo động lực và môi trường cho sự phát triển là tạo điều kiện cho đội
ngũ CBQLGD phát huy vai trò của họ như thực hiện tốt các chính sách đãi ngộ,
chế độ khen thưởng, kỷ luật, xây dựng điển hình tiên tiến... Tạo cơ hội cho cá
nhân có sự thăng tiến, tạo cơ hội cho CBQL có điều kiện học tập, bồi dưỡng,
giao lưu, trao đổi kinh nghiệm.
Như vậy: Phát triển đội ngũ CBQL trường mầm non thực chất là thực hiện
công tác quy hoạch, tuyển chọn, bổ nhiệm, bố trí sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng,
17
đánh giá, sàng lọc cũng như tạo môi trường và động lực cho đội ngũ này phát
triển. Để thực hiện tốt việc này chúng ta cần nghiên cứu đặc điểm của từng địa
phương, vùng miền, số lượng và đặc trưng của các trường MN, bối cảnh về
chính trị, kinh tế - xã hội hiện tại, yêu cầu chuẩn đối với cán bộ quản lý cùng
những đặc điểm tâm lý của người CBQL để đề ra nội dung, giải pháp cho phù
hợp.
1.3. Những yêu cầu cơ bản đối với đội ngũ CBQL trường mầm non
1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ của CBQL trường mầm non
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của đội ngũ CBQL trường MN được
quy định cụ thể trong Luật giáo dục và Điều lệ trường MN.
1.3.1.1 Chức năng của CBQL trường mầm non
CBQL thực hiện chức năng cơ bản của quản lý trường MN theo một chu
trình quản lý, đó là:
- Xây dựng kế hoạch thực hiện các hoạt động của trường MN.
- Tổ chức thực hiện các kế hoạch trong quản lý giáo dục.
- Chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch.
- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch.
1.3.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của CBQL trường mầm non
Theo điều 16, Điều lệ trường mầm non (Ban hành kèm theo Quyết định số
14 /2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo) [5] quy định:
18
Hiệu trưởng nhà trường MN, nhà trẻ là người chịu trách nhiệm tổ chức,
quản lý các hoạt động và chất lượng ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của
nhà trường, nhà trẻ.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng.
- Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực
hiện kế hoạch giáo dục từng năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước
Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;
- Thành lập các tổ chun mơn, tổ văn phịng và các hội đồng tư vấn trong
nhà trường, nhà trẻ; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó. Đề xuất các thành viên của Hội
đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định;
- Phân công, quản lý, đánh giá, xếp loại; tham gia quá trình tuyển dụng,
thuyên chuyển; khen thưởng, thi hành kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên theo
quy định;
- Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhà
trường, nhà trẻ;
- Tiếp nhận trẻ em, quản lý trẻ em và các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc,
giáo dục trẻ em của nhà trường, nhà trẻ; quyết định khen thưởng, phê duyệt kết quả
đánh giá trẻ theo các nội dung ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em do Bộ Giáo
dục và Đào tạo quy định;
- Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chun mơn, nghiệp vụ quản lý; tham
gia các hoạt động giáo dục 2 giờ trong một tuần; được hưởng chế độ phụ cấp và
các chính sách ưu đãi theo quy định;
19
- Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chức
chính trị - xã hội trong nhà trường, nhà trẻ hoạt động nhằm nâng cao chất lượng
chăm sóc, giáo dục trẻ;
- Thực hiện xã hội hố giáo dục, phát huy vai trị của nhà trường đối với
cộng đồng.
Theo điều 17, Điều lệ trường mầm non (Ban hành kèm theo Quyết định số
14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo) [5] quy định:
Phó hiệu trưởng là người giúp việc cho Hiệu trưởng và chịu trách nhiệm
trước Hiệu trưởng, do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện bổ nhiệm đối với nhà
trường, nhà trẻ công lập; công nhận đối với nhà trường, nhà trẻ dân lập, tư thục theo
đề nghị của Trưởng phòng giáo dục và đào tạo.
Nhiệm vụ và quyền hạn của phó hiệu trưởng:
- Chịu trách nhiệm điều hành công việc do hiệu trưởng phân công;
- Điều hành hoạt động của nhà trường, nhà trẻ khi được hiệu trưởng uỷ quyền;
- Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chun mơn, nghiệp vụ quản lý; tham
gia các hoạt động giáo dục 4 giờ trong một tuần; được hưởng chế độ phụ cấp và
các chính sách ưu đãi theo quy định.
1.3.2. Yêu cầu cơ bản về số lượng, cơ cấu đội ngũ CBQL trường mầm
non
- Về quy mô (số lượng): đảm bảo đủ số lượng CBQL theo quy định. Căn
cứ vào việc phân hạng trường để bổ nhiệm đội ngũ CBQL đủ về số lượng: Ở mỗi
trường MN cần phải có ít nhất 1 Hiệu trưởng và có ít nhất từ 1 đến 2 phó hiệu
20
trưởng đảm nhận các nhiệm vụ khác nhau trong trường MN về cơng tác chăm
sóc, ni dưỡng và giáo dục trẻ từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi do Hiệu trưởng phân
cơng. Đối với trường hạng 1 có 1 Hiệu trưởng và 2 phó hiệu trưởng. Được bố trí
thêm một phó hiệu trưởng nếu có từ 5 điểm trường hoặc có từ 20 trẻ em khuyết
tật hịa nhập trở lên; đối với trường hạng 2 được bố trí 1 hiệu trưởng và 1 phó
hiệu trưởng.
- Về cơ cấu: thể hiện ở sự cân đối về độ tuổi, giới tính, thành phần dân tộc,
chuyên môn, thâm niên QL, vùng miền,… Mục tiêu của phát triển cơ cấu đội
ngũ là tạo ra sự hợp lý, đồng bộ của đội ngũ. Khác với các bậc học khác, bậc học
MN có đặc thù riêng là vừa chăm sóc, ni dưỡng vừa giáo dục trẻ cho nên đội
ngũ CBQL trường MN hầu hết là cán bộ nữ.
1.3.3. Những yêu cầu về chất lượng CBQL trường mầm non
1.3.3.1. Phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp của các thành viên trong đội
ngũ.
a) Phẩm chất chính trị:
- Yêu Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, vì lợi ích dân tộc, vì hạnh phúc
nhân dân, trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam;
- Chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của
Nhà nước; điều lệ, quy chế, quy định của ngành, của địa phương và của nhà
trường;
- Tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội; thực hiện đầy đủ
nghĩa vụ công dân;