Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

Nghiên cứu tỉ lệ, một số yếu tố liên quan và kết quả xử trí thai dị tật bẩm sinh tại bệnh viện phụ sản thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (18.24 MB, 154 trang )

NGUYỄN VIỆT KỊCH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

NGUYỄN VIỆT KỊCH

NGHIÊN CỨU TỈ LỆ, MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
VÀ KẾT QUẢ XỬ TRÍ THAI DỊ TẬT BẨM SINH
TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

CẦN THƠ - 2021

Cần Thơ - 2021

NGUYỄN VIỆT KỊCH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II



NGUYỄN VIỆT KỊCH

NGHIÊN CỨU TỈ LỆ, MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
VÀ KẾT QUẢ XỬ TRÍ THAI DỊ TẬT BẨM SINH
TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

CẦN THƠ - 2021

Cần Thơ - 2021

NGUYỄN VIỆT KỊCH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

NGUYỄN VIỆT KỊCH

NGHIÊN CỨU TỈ LỆ, MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
VÀ KẾT QUẢ XỬ TRÍ THAI DỊ TẬT BẨM SINH
TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II


CẦN THƠ - 2021

Cần Thơ - 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

NGUYỄN VIỆT KỊCH

NGHIÊN CỨU TỈ LỆ, MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
VÀ KẾT QUẢ XỬ TRÍ THAI DỊ TẬT BẨM SINH
TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Chuyên ngành : SẢN PHỤ KHOA
Mã số : 8720105.CK
LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP 2

Người hướng dẫn khoa học: BS.CKII.DƯƠNG MỸ LINH

Cần Thơ – Năm 2022


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu

và kết quả nêu ra trong luận văn này đều là trung thực và chưa từng được cơng
bố trong bất cứ cơng trình nghiên cứu nào trước đây.
Cần Thơ, ngày 10 tháng 01 năm 2022
Người thực hiện

NGUYỄN VIỆT KỊCH


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành chương trình học tập, nghiên cứu và luận văn này, tôi xin
chân thành và trân trọng bày tỏ lòng biết ơn:
Ban Giám hiệu Trường, Phòng Đào tạo Sau Đại học, Ban Chủ nhiệm
Khoa Y, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
Ban Giám đốc Bệnh viện, các Khoa lâm sàng: Khoa Sinh, Khoa Gây mê
Hồi sức, Khoa Nhi sơ sinh, Bệnh viện Phụ Sản Thành Phố Cần Thơ.
Bs.CKII.DƯƠNG MỸ LINH - người đã trực tiếp hướng dẫn cho tơi
trong q trình học tập, rèn luyện chun môn, kỹ năng tay nghề và thực hiện
luận văn.
Quý Thầy Cô của Bộ môn Phụ Sản, đã tạo điều kiện và giúp đỡ cho tôi
trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn.
Chân thành cám ơn các phụ nữ đã nhiệt tình tham gia và hợp tác để tơi
hồn thành luận văn này.
Các anh chị cùng khố học sau đại học đã động viên, chia sẽ cùng tôi
những bài học, kinh nghiệm quý giá trong giảng đường và thực hành tại các
Bệnh viện, đây là hành trang cùng tơi chăm sóc sức khoẻ nhân dân sau này.
Cha Mẹ, vợ và các con; Anh, Chị, các em và người thân đã động viên,
chia sẽ cùng tơi trong q trình học tập, hoàn thành luận văn.
Trân trọng cảm ơn

NGUYỄN VIỆT KỊCH



MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chương 1 .......................................................................................................... 3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................... 3
1.1. Dị tật bẩm sinh ...................................................................................... 3
1.2. Sàng lọc, chẩn đoán trước sinh ........................................................... 13
1.3. Xử trí dị tật bẩm sinh .......................................................................... 20
1.4. Tình hình nghiên cứu dị tật bẩm sinh ................................................... 22
Chương 2 ........................................................................................................ 24
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................ 24
2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 24
2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 24
2.3. Y đức trong nghiên cứu ........................................................................ 39
Chương 3 ........................................................................................................ 40
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................... 40
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu .......................................... 40
3.2. Tỉ lệ các loại dị tật bẩm sinh................................................................. 43
3.3. Một số yếu tố liên quan đến dị tật bẩm sinh thai ................................. 49
3.4. Kết quả xử trí thai dị tật bẩm sinh ........................................................ 55


Chương 4 ........................................................................................................ 59
BÀN LUẬN .................................................................................................... 59
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu .......................................... 59

4.2. Tỉ lệ và các loại dị tật bẩm sinh ............................................................ 61
4.3. Một số yếu tố liên quan đến dị tật bẩm sinh thai ................................. 68
4.4. Kết quả xử trí thai dị tật bẩm sinh. ....................................................... 73
KẾT LUẬN .................................................................................................... 76
KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết
tắt
AFP
β hCG

Tiếng Anh
Alpha Fetoprotein
Beta-human chorionic
gonadoropin

DTBS
FISH
MoM

Dị tật bẩm sinh
Fuorescene in situ
hybridization
Multiple of the Median


NICE
PAPP-A

Kỹ thuật lai huỳnh quang tại
chỗ
Bội số của trung vị
Nhiễm sắc thể

NST
NIPT

Tiếng Việt

Sàng lọc trước sinh không xâm
lấn
National Institute for Health Viện Chăm sóc sức khoẻ quốc
and Care Excellence
gia của Anh
Pregnancy Associated Plasma Protein huyết tương liên quan
Non-Invasive Prenatal
Testing

Protein - A

đến thai nghén A
Thành phố Cần Thơ

uE3

Unconjugated Estriol


Estriol không liên hợp

WHO

World Health Organization

Tổ chức Y tế thế giới

TPCT


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Phân bố tuổi thai phụ ...................................................................... 40
Bảng 3.2. Phân bố theo dân tộc của thai phụ .................................................. 40
Bảng 3.3. Phân bố nghề nghiệp của thai phụ .................................................. 41
Bảng 3.4. Phân bố theo học vấn của thai phụ ................................................. 42
Bảng 3.5. Phân bố theo số lần sinh con .......................................................... 42
Bảng 3.6. Phân bố theo nhóm tuổi thai ........................................................... 42
Bảng 3.7. Kết quả xét nghiệm Combined test trong sàng lọc các bất thường
nhiễm sắc thể thai nhi ...................................................................................... 43
Bảng 3.8. Kết quả xét nghiệm Triple test trong sàng lọc các bất thường nhiễm
sắc thể thai nhi ................................................................................................. 43
Bảng 3.9. Kết quả xét nghiệm NIPT trong sàng lọc các bất thường .............. 44
nhiễm sắc thể thai nhi ...................................................................................... 44
Bảng 3.10. Kết quả xét nghiệm QF-PCR dịch ối trong chẩn đoán các bất thường
nhiễm sắc thể thai nhi ...................................................................................... 44
Bảng 3.11. Dị tật bẩm sinh bất thường nhiễm sắc thể .................................... 45
Bảng 3.12. Tỉ lệ dị tật bẩm sinh phát hiện trên siêu âm.................................. 45

Bảng 3.13. Tỉ lệ dị tật bẩm sinh hệ đầu mặt cổ ............................................... 45
Bảng 3.14. Tỉ lệ dị tật bẩm sinh của hệ cơ xương .......................................... 46
Bảng 3.15. Tỉ lệ các dạng dị tật bẩm sinh theo siêu âm hình thái .................. 46
Bảng 3.16. Dị tật bẩm sinh sứt mơi, hở vịm miệng phát hiện trên siêu âm ... 46
Bảng 3.17. Tỉ lệ các loại dị tật bẩm sinh khác được phát hiện trên siêu âm... 47
Bảng 3.18. Kết quả phát hiện các loại dị tật bẩm sinh bằng siêu âm ............. 47
Bảng 3.20. Liên quan giữa tuổi thai phụ và DTBS thai nhi............................ 49
Bảng 3.21. Liên quan giữa nghề nghiệp và dị tật bẩm sinh thai nhi............... 49
Bảng 3.22. Liên quan giữa học vấn và dị tật bẩm sinh thai nhi ...................... 50
Bảng 3.23. Liên quan giữa dân tộc và dị tật bẩm sinh thai nhi....................... 50


Bảng 3.24. Liên quan giữa nơi cư trú và dị tật bẩm sinh thai ......................... 51
Bảng 3.25. Liên quan của hóa chất, phân bón, thuốc trừ sâu và dị tật bẩm sinh
......................................................................................................................... 51
Bảng 3.26. Liên quan của tiếp xúc tác nhân vật lý và dị tật bẩm sinh............ 52
Bảng 3.27. Liên quan của sử dụng rượu, bia và dị tật bẩm sinh thai.............. 52
Bảng 3.28. Liên quan giữa tiếp xúc hút thuốc lá và dị tật bẩm sinh thai........ 53
Bảng 3.29. Liên quan giữa dị tật bẩm sinh và lần sinh con ............................ 53
Bảng 3.30. Liên quan của tiền sử sẩy thai và dị tật bẩm sinh thai nhi ............ 53
Bảng 3.31. Phân tích đa biến một số yếu tố liên quan dị tật bẩm sinh ........... 54
Bảng 3.32. Phương pháp chấm dứt thai kỳ ..................................................... 55
Bảng 3.33. Hiệu quả chấm dứt thai kỳ ............................................................ 55
Bảng 3.34. Thời gian từ khi chấm dứt thai kỳ đến khi thai được tống xuất ra
theo phương pháp chấm dứt thai kỳ ................................................................ 56
Bảng 3.35. Thời gian thai được tống xuất ra khỏi buồng tử cung .................. 56
Bảng 3.36. Đau theo thang điễm VAS ............................................................ 57
Bảng 3.37. Tác dụng phụ khi chấm dứt thai dị tật bẩm sinh .......................... 57
Bảng 3.38. Biến chứng trong và sau quá trình chấm dứt thai kỳ.................... 57
Bảng 4.1. Tỉ lệ DTBS thai nhi của các nghiên cứu trong nước ...................... 63

Bảng 4.2. Tỉ lệ DTBS thai nhi của các nghiên cứu nước ngoài...................... 64
Bảng 4.3. Tỉ lệ dị tật bẩm sinh theo hệ cơ quan .............................................. 66


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Hình 2.1. Một số thiết bị sử dụng trong nghiên cứ ......................................... 35
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ nghiên cứu ........................................................................... 38
Biểu đồ 3.1. Phân bố thai phụ theo nơi cư trú................................................. 41
Biểu đồ 3.2. Tỉ lệ dị tật bẩm sinh thai ............................................................. 48


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Phụ nữ mang thai ai cũng mong ước con mình được khỏe mạnh hồn
tồn cả về thể chất và tinh thần. Tuy nhiên, theo thống kê, hàng năm vẫn có 2
- 3% [4] trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh. Dị tật bẩm sinh là những bất thường của
thai nhi xuất hiện ngay từ trong bào thai. Thai dị tật bẩm sinh có thể chết trong
tử cung và khoảng 12,8% chết trong thời kỳ sơ sinh[46]. Những trẻ mang dị tật
bẩm sinh sống được thì thiểu năng trí tuệ hoặc kém phát triển về thể lực, khó
hịa nhập cuộc sống, là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Do đó, để góp phần
nâng cao chất lượng giống nòi, đảm bảo cho sự phát triển của đất nước trong
tương lai thì phịng ngừa, phát hiện và điều trị sớm dị tật bẩm sinh là nhiệm vụ
hàng đầu của các nhà sản khoa.
Hiện nay, nhờ sự tiến bộ của y học mà dị tật bẩm sinh có thể được chẩn
đoán trước sinh bằng nhiều phương pháp khác nhau. Ngay từ những năm 1970,
nhiều nơi trên thế giới đã xét nghiệm nồng độ Alpha fetoprotein trong máu mẹ
để phát hiện dị tật của ống thần kinh. Đến những năm 1980, các nhà khoa học
nhận thấy Alpha Fetoprotein thấp ở những trẻ bị hội chứng Down. Những năm

1990, xét nghiệm sinh hóa định lượng Beta hCG, protein huyết tương A (PAPPA), Estriol không liên hợp và Alpha Fetoprotein trong máu mẹ được sử dụng
để sàng lọc bất thường nhiễm sắc thể 13, 18, 21, dị tật ống thần kinh. Bước
sang thế kỉ XXI, sự phối hợp xét nghiệm sinh hóa, siêu âm, xét nghiệm di truyền
để sàng lọc, chẩn đoán các dị tật bẩm sinh thai được áp dụng ngày càng phổ
biến và đạt hiệu quả cao [65]. Ở Việt Nam, ngay từ năm 1998, Bệnh viện Từ
Dũ thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị đầu tiên thực hiện sàng lọc, chẩn đoán
trước sinh một số bất thường nhiễm sắc thể. Ngày nay, sàng lọc phối hợp và
chẩn đoán di truyền đang áp dụng rộng rãi ở nước ta giúp phát hiện sớm các dị
tật bẩm sinh thai nhi.


2

Kinh tế người dân ngày càng nâng cao thì nhu cầu chăm sóc sức khỏe,
đặc biệt là chăm sóc sức khỏe trước sinh ngày càng được chú trọng. Thực hiện
mục tiêu nâng cao chất lượng dân số, giảm tử vong sơ sinh, từ năm 1998 đến
nay, các Trung tâm chẩn đoán trước sinh ở Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Phụ
sản Trung ương, trường Đại học Y Dược Huế và Bệnh viện Phụ sản thành phố
Cần Thơ lần lượt ra đời nhằm sàng lọc, chẩn đoán sớm các dị tật bẩm sinh thai.
Tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương và trường Đại học Y Dược Huế, hoạt động
sàng lọc, chẩn đoán trước sinh đạt hiệu quả cao với tỉ lệ thai dị tật bẩm sinh
phát hiện qua siêu âm là 4,5% và 4,3% [2], [16]. Nghiên cứu ở Bệnh viện Từ
Dũ cho thấy tỉ lệ dị tật bẩm sinh do bất thường nhiễm sắc thể chiếm 6,88% [12].
Nghiên cứu ở bệnh viện Phụ Sản thành phố Cần Thơ cho thấy tỉ lệ dị tật bẩm
sinh thai phụ có yếu tố nguy cơ chiếm 6,19% [1]. Do đó cần tìm hiểu thêm một
số yếu tố liên quan để phòng tránh và phát hiện kịp thời dị tật bẩm sinh để có
thái độ xử trí thích hợp hiệu quả an tồn cho thai phụ. Vì vậy để góp phần vào
nghiên cứu chung dị tật bẩm sinh chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu tỉ lệ,
một số yếu tố liên quan và kết quả xử trí thai dị tật bẩm sinh tại Bệnh viện
Phụ sản thành phố Cần Thơ” nhằm mục tiêu:

1. Xác định tỉ lệ các loại dị tật bẩm sinh của thai nhi ở thai phụ đến khám
thai tại Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ năm 2020-2021.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến dị tật bẩm sinh tại Bệnh viện
Phụ sản thành phố Cần Thơ năm 2020-2021.
3. Kết quả xử trí thai dị tật bẩm sinh tại Bệnh viện Phụ sản thành phố
Cần Thơ năm 2020-2021.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Dị tật bẩm sinh
1.1.1. Khái niệm về dị tật bẩm sinh
Tổ chức Y tế Thế giới đã định nghĩa dị tật bẩm sinh (DTBS) là những
bất thường về hình thái, chức năng hoặc chuyển hóa có từ thời kỳ bào thai.
DTBS có thể phát hiện được ngay sau sinh hoặc muộn hơn. DTBS nặng sẽ gây
thai chết trong tử cung hoặc tử vong sau sinh. Trẻ mang DTBS khó hịa nhập
cuộc sống nếu khơng được phát hiện và điều trị kịp thời [4].
1.1.2. Những thời điểm gây dị tật bẩm sinh
Trong thai kỳ có 4 thời điểm có thể gây DTBS [4]:
1.1.2.1. Thời kỳ tạo giao tử
Tinh trùng bất thường ở người có thể tạo giao tử bất thường gây DTBS.
Tỉ lệ tinh trùng bất thường ở người có thể lên đến 70% nhưng DTBS do giao
tử bất thường tỉ lệ khơng cao vì các giao tử này ít có khả năng tham gia thụ tinh
tự nhiên, nếu thụ tinh tạo các hợp tử không phát triển hoặc sẩy thai sớm.
1.1.2.2. Thời kỳ tiền phôi
- Giai đoạn tạo hợp tử: Giai đoạn này rất ngắn nên các đột biến ít xuất
hiện. Tuy nhiên, nếu đột biến xảy ra, hợp tử không phân chia sẽ tạo thành thể
tứ bội 4n, xảy ra ở lần phân bào thứ hai, thứ ba thì tạo thể khảm, đa bội hoặc

lệch bội. Các hợp tử bất thường thường chết sớm, gây triệu chứng ra huyết ở
người phụ nữ sau chậm kinh vài ngày.
- Giai đoạn phân chia: Các tác nhân độc hại tác động theo 3 cách:
+ Gây chết phôi hay sẩy thai
+ Khơng có dị tật xảy ra phơi phát triển bình thường
+ Tạo ra thể khảm do các phôi bào bị tác động nhẹ vẫn phát triển cùng
với những phơi bào bình thường khác.


4

1.1.2.3. Thời kỳ phôi
Các mầm cơ quan của cơ thể bắt đầu biệt hóa trong giai đoạn này nên
đây là thời kỳ chủ yếu xuất hiện các DTBS. Tùy theo tác nhân gây hại và cơ
quan bị ảnh hưởng sẽ xuất hiện các loại dị tật khác nhau. Thời kỳ này bắt đầu
từ tuần thứ 3 đến tuần thứ 8 của thai kỳ.
1.1.2.4. Thời kỳ thai
Bắt đầu từ tuần thứ 9 đến trước sinh. Thời kỳ này, các cơ quan phần lớn
đã hồn chỉnh về hình thái và đang hồn thiện về chức năng. Do đó, nếu bị yếu
tố gây hại tác động thì chỉ gây ảnh hưởng chức năng của các cơ quan, gây thai
lưu. Tuy nhiên, một số cơ quan như vỏ não, tiểu não, hệ sinh dục… cịn đang
trong q trình biệt hóa thì các cơ quan này vẫn bị yếu tố gây hại ảnh hưởng cả
về hình thái và chức năng.
1.1.3. Nguyên nhân của dị tật bẩm sinh
Chia làm 5 nhóm chính:
1.1.3.1. Ngun nhân do di truyền
DTBS do di truyền chiếm 14 - 20% [4], chia làm 2 loại: DTBS do bất
thường nhiễm sắc thể (NST) và DTBS do bất thường đơn gen.
Bất thường nhiễm sắc thể: Ở Việt Nam, tại Bệnh viện Từ Dũ, tỉ lệ DTBS
do bất thường NST chiếm 6,88% [12].

- Bất thường về số lượng NST: Người bình thường có 46 NST. Bất thường về
số lượng NST khi số lượng NST nhiều hơn hay ít hơn 46.
+ DTBS do bất thường nguyên bội:
• Đơn bội thể (1n = 23 NST): Khơng gặp.
• Tam bội thể (3n = 69 NST): Do một noãn thụ tinh với hai tinh trùng hoặc
với một tinh trùng hai đầu. Đa số các trường hợp này bị sẩy thai tự nhiên hoặc
trẻ chết ngay sau sinh.


5

• Tứ bội thể (4n = 96): Hay gặp túi thai trống, sẩy thai rất sớm nên khơng
có mơ tả lâm sàng.
+ DTBS do bất thường lệch bội:
• Hội chứng Down: Theo thống kê ở một số nước trên thế giới, hội chứng
Down (thể ba nhiễm sắc thể 21) là rối loạn di truyền nhiễm sắc thể thường gặp
nhất xảy ra với tỉ lệ 1/700 đến 1/1000 trẻ sinh sống [4]. Người mắc bệnh Down
bị chậm phát triển tâm thần ở những mức độ khác nhau và có thể kèm theo các
dị tật của tim, ruột, bất thường khả năng nghe, nhìn... [52], [71].
• Hội chứng Edwards (thể ba nhiễm sắc thể 18): Gặp ở nữ nhiều hơn ở
nam, xảy ra với tỉ lệ 1/3000 trẻ sơ sinh. Thai nhi mắc hội chứng này thường có
những khuyết tật nghiêm trọng, đa số đều chết trước, trong hoặc ngay sau khi
sinh. Chỉ có khoảng một nửa trẻ mắc hội chứng Edwards sống được tới một
tháng và khoảng 10% trẻ sống được tới hơn một năm [4]. Những trẻ này đều
cần tới sự chăm sóc đặc biệt do chậm phát triển tâm thần và dị dạng tim, thận,
chi... [4], [71].
• Hội chứng Patau (thể ba nhiễm sắc thể 13): Hiếm gặp, trung bình trong
khoảng 25.000 trẻ sơ sinh sẽ có một trẻ mắc hội chứng này. Trẻ bệnh này bị
chậm phát triển tâm thần và mắc nhiều dị dạng như đầu nhỏ, thừa ngón tay
chân, sứt mơi, khe hở vịm miệng, bất thường của tim, thành bụng... đa số thai

nhi bị hội chứng Patau đều chết trước, trong hoặc vài ngày sau sinh [4], [71].
• Hội chứng Klinefelter: Là dạng lệch bội ở NST giới tính, có kiểu gen 47
XXY hoặc 48 XXXY, tần suất 1,8/1000 trẻ sơ sinh nam. Đặc điểm là vơ sinh
nam, teo tinh hồn, thối hóa ống sinh tinh, vú to [4].
• Hội chứng Turner: Là dạng lệch bội thể NST X đơn thuần, có kiểu gen
45 XO, gặp ở 0,4/1000 trẻ sinh sống. 95% các trường hợp bị hội chứng Turner
chết trong tử cung. Biểu hiện lâm sàng ở trẻ cịn sống là trí tuệ có thể thiểu năng


6

hay bình thường, thiểu sản buồng trứng, dị tật xương, phù chi, cổ ngắn, tóc mọc
thấp xuống gáy [4], [44], [71].
• Hội chứng 3 NST X: Gặp ở 0,8/1000 trẻ em gái với biểu hiện kinh nguyệt
ít, mãn kinh sớm, thiểu năng trí tuệ [4].
- Bất thường cấu trúc NST:
+ Đứt đoạn NST số 5 gây hội chứng mèo kêu. Trẻ bị tật này có đầu nhỏ,
thiểu năng trí tuệ, tiếng kêu như mèo [4].
+ NST vòng: Khi một NST bị mất đoạn ở hai đầu, hai đầu còn lại dính vào
nhau tạo thành vịng, gặp ở hội chứng Turner, 3 NST 18…
+ Thừa đoạn NST
+ Chuyển đoạn NST: Đoạn NST bị đứt ra rồi nối vào một NST khác. Hay
gặp trong hội chứng Down.
+ Đảo đoạn NST: Một đoạn NST bị đảo ngược thứ tự. Đảo đoạn quanh
tâm gặp trong hội chứng Down.
- Bất thường khảm: là trường hợp một người có 2 kiểu NST. Thường gặp khảm
trong hội chứng Down, hội chứng Turner, hội chứng Klinefelter [4]…
- Bất thường đơn gen: Đột biến đơn gen gây DTBS di truyền theo định luật
Menden với 3 kiểu: di truyền trội NST thường, di truyền lặn NST thường và di
truyền liên kết NST giới tính X. Tần suất DTBS bất thường đơn gen chiếm 1%.

1.1.3.2. Nguyên nhân do yếu tố môi trường
- Tác nhân vật lý:
+ Chất phóng xạ:
Nhiều nghiên cứu cho thấy chất phóng xạ có thể gây chết tế bào, gây
ung thư và gây bất thường NST ở người. Liều lượng nào của chất phóng xạ
cũng gây đột biến. Theo Paz-Zulueta, những phụ nữ có thai sống sót sau vụ nổ
bom nguyên tử ở Nhật Bản có 28% bị sẩy thai, 25% con sinh ra bị chết trong
năm đầu và trẻ được sinh ra bị dị tật nặng nề của hệ thần kinh chiếm 25% [66].


7

+ Tia Rơnghen, tia tử ngoại, tia gamma:
Tia Rơnghen sử dụng trong chụp chiếu X quang, tia tử ngoại, tia gamma
đều có thể gây nên rối loạn sự phát triển hình thái các cơ quan của bào thai, gây
DTBS thai [4], [49].
- Các chất hóa học:
+ Hóa chất sử dụng trong chiến tranh, trong sản xuất:
Các chất diệt cỏ, làm trụi lá, hóa chất bảo vệ thực vật… đều có thể gây
nên các DTBS cho thai. Trong chiến tranh Việt Nam, chất Dioxin mà Mỹ rải
xuống để lại nhiều hậu quả cho thế hệ sau. Các nghiên cứu ở Thụy Điển, Mỹ
và ở Việt Nam cho thấy Dioxin có thể gây quái thai, sẩy thai, thai chết lưu và
tỉ lệ gây DTBS do Dioxin cao gấp 2 lần so với các tác nhân khác [4].
+ Các kim loại nặng:
• Thủy ngân: Gây quái thai, gây ra teo tiểu não, co cứng, co giật và
thiểu năng tinh thần [4], [42], [51].
• Chì: Cha mẹ bị nhiễm chì có thể sinh con bị DTBS về tim mạch, khe
hở miệng và bất thường cơ xương.
+ Các dược phẩm: DTBS do thuốc chiếm 1%. Cơ quan quản lý thực phẩm
và thuốc ở Mỹ (FDA) chia các loại thuốc thành 5 nhóm A, B, C, D, X và các

thuốc thuộc nhóm D, X có khả năng gây quái thai. Theo WHO, có 25 loại thuốc
được xác nhận là nguyên nhân gây DTBS [32], [57], [71] bao gồm:
• Các thuốc nội tiết:
Người mẹ dùng thuốc nội tiết Androgen, Progesteron và Estrogen tổng
hợp liều cao và kéo dài trong 3 tháng đầu thai kỳ sẽ gây các bất thường ở cơ
quan sinh dục như lỗ tiểu đóng thấp ở bé trai; nam hóa, phì đại âm vật, vách
ngăn âm đạo… ở bé gái [32], [57], [71].
• Các thuốc an thần và chống co giật:
▪ Thalidomide: Năm 1961, Thalidomide bị thu hồi sau hơn 10 năm


8

sử dụng do gây ra dị tật ở chi: Không có chi, chi ngắn… ở con của bà mẹ có
dùng thuốc trong nửa đầu của thai kỳ. Ngoài ra, Thalidomide còn gây các dị tật
của tim, bất thường ống tiêu hóa, thận, tai , trẻ chậm phát triển tinh thần, tự kỷ.
Nguy cơ dị tật cao nhất tới 20 % khi dùng thuốc trong khoảng thời gian từ ngày
34 tới ngày 50 của thai kỳ [33], [40], [58].
▪ Lithium: Là thuốc dùng điều trị bệnh tâm thần, có thể gây ra các dị
tật hệ tim mạch, đặc biệt là hội chứng Ebstein. Nguy cơ gây dị tật của thuốc
cao gấp 10 - 20 lần so với người không dùng thuốc [32], [71].
▪ Diazepam, Benzodiazepines: Dùng trong 3 tháng đầu của thai kỳ,
từ ngày 15 đến ngày 60 có thể gây tật sứt mơi, chẻ vịm [32], [71].
▪ Các thuốc chống động kinh:
Dùng trong 3 tháng đầu của thai kỳ gây DTBS cao, chủ yếu là dị tật của
ống thần kinh. Một nghiên cứu ở Na Uy cho thấy trẻ sơ sinh tiếp xúc với
Topiramate có nguy cơ sinh con bị tật đầu nhỏ chiếm 11,4%. Carbamazepine,
lamotrigine, levetiracetam, oxcarbazepine, gabapentin, pregabalin cũng gây
DTBS khi sử dụng trong thai kỳ [32], [39], [60].
▪ Các loại thuốc an thần khác như phenobarbital, trimetadion,

paramethadion, dùng riêng rẽ hoặc phối hợp nhau có thể gây DTBS ở con, chủ
yếu là dị tật tim, dị tật mặt, não nhỏ [4], [32], [60].
• Các thuốc chống sốt rét như Quinin có thể gây sẩy thai, điếc bẩm sinh
cho đứa trẻ.
• Các thuốc kháng sinh:
Các thuốc thuộc nhóm Aminoglycoside gây điếc cho thai nhi.
Tetracyclin là thuốc chống chỉ định dùng trong quý 2 và quý 3 của thai kỳ vì
gây ra ức chế phát triển xương (40% các trường hợp), đặc biệt là xương mác
và gây vàng răng [32], [38].
• Hóa chất trị liệu, các thuốc chống ung thư:


9

Các thuốc Aminopterin, Cyclophosphamide, Methotrexate có khả
năng gây DTBS cao ở vùng sọ, mặt khi sử dụng trong 3 tháng đầu thai kỳ do
tác dụng ức chế sự phân bào [32], [35], [61].
• Retinoid và Vitamin A:
Thuốc gây sẩy thai và dị tật ống thần kinh, chậm phát triển tinh thần,
dị tật tim. Ngồi ra, thuốc cịn tích trữ trong cơ thể tới 2 năm sau khi ngừng
thuốc, do đó cần có thời gian chờ đợi trước khi có thai [32], [37].
• Một số dược phẩm khác:
Thuốc kháng giáp Propyl - thyouracil gây quái thai.
Kali iodur gây bướu cổ và chậm phát triển trí tuệ.
Các thuốc chống đơng máu như couramin, dicoumarol... dùng trong 3
tháng đầu gây dị tật hệ thần kinh, thiểu sản mũi, loạn sản xương.
- Các tác nhân sinh vật học:
+ Virus:
• Rubella: Rubella gây sẩy thai, sanh non, thai chết lưu và các DTBS
như: Đục thủy tinh thể bẩm sinh, điếc, dị tật tim, tật của não, tật của mạch máu,

dị tật của răng, tật chậm lớn… Tần suất con bị DTBS khác nhau tùy theo thời
điểm mắc bệnh, chủ yếu xảy ra ở 3 tháng đầu thai kỳ [19], [20], [21].
• Cytomegalovirus:
Gây ra DTBS như tật não nhỏ, vơi hóa não, gan lách to, mù do viêm
võng mạc. Khi phơi thai mắc bệnh này thì thường dẫn đến tử vong, 5% thai bị
nhiễm virus từ mẹ sang bị chết trước khi sinh hoặc sớm hơn [4]...
• Các virus khác:
Herpes simplex, HIV, parvovirus B19, thủy đậu, sởi, cúm… đều có thể
gây DTBS ở hệ thần kinh, tim mạch, điếc, chậm phát triển trí tuệ [4],…
+ Mẹ bị nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng:
• Xoắn khuẩn giang mai gây nên nhiều DTBS như sứt môi - chẻ vòm,


10

chậm phát triển trí tuệ, điếc, xơ hóa các cơ quan gan, thận [4].
• Ký sinh trùng, Toxoplasma gondi gây sinh ra những thai bị tật não
nhỏ, viêm võng mạc và những dị tật khác của mắt [4].
1.1.3.3. Do các nguyên nhân khác ở cha, mẹ
- Tuổi cha, mẹ:
Một số nghiên cứu khác cho thấy tuổi mẹ quá trẻ cũng tăng nguy cơ sinh con
DTBS do cơ quan sinh dục của các bà mẹ trẻ phát triển chưa hoàn thiện, nồng
độ hormone chưa ổn định gây ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của
thai. Ngược lại, tuổi mẹ cao cũng tăng nguy cơ sinh con DTBS [12], [16], [21].
Một số nghiên cứu đề cập đến tuổi của cha quá cao cũng là yếu tố làm
tăng nguy cơ DTBS [12], [16], [21].
- Các bất thường của cơ thể mẹ khi mang thai:
+ Mẹ có u xơ tử cung, tử cung dị dạng có thể gây biến dạng thai.
+ Dải màng ối quấn vào thai gây nên cụt chi thai nhi.
+ Thiểu ối cũng gây nên DTBS (các dị hình).

+ Đa thai có thể gây biến dạng cho thai do hai thai chèn nhau.
+ Sang chấn, chèn ép thai từ ngoài buồng tử cung cũng ảnh hưởng thai.
- Thành phần xã hội:
Người ta thấy tỉ lệ thai và trẻ sơ sinh chết cao hơn ở người lao động
nghèo và dị tật thai vô sọ xảy ra cao gấp 4 lần ở những công nhân [4].
- Thứ tự lần sinh của trẻ:
Theo một số thống kê trên thế giới, trẻ em là con đầu lịng hay gặp tật
hẹp mơn vị, lỗ tiểu đóng thấp, thai vơ sọ.
- Yếu tố tâm lý, tinh thần:
Mẹ bị rối loạn tâm thần có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai do
tăng tiết cortison, thyroxin do đó dễ gây DTBS.
- Chế độ dinh dưỡng của người mẹ:


11

Trong thời kỳ thai nghén, thiếu các chất phospho, magne và các yếu tố
vi lượng khác có thể dẫn đến biến dạng bộ xương, còi xương bẩm sinh. [4].
- Các bệnh chuyển hoá của mẹ trong khi mang thai [12]:
+ Tiểu đường phụ thuộc insulin có thể sinh con DTBS tăng 2 lần so
người bình thường, chủ yếu dị tật tim mạch, hệ thần kinh trung ương.
+ Bệnh phenylxeton niệu (PKU), 25% con chết lúc mới sinh, tần số
DTBS rất cao, 10% dị tật tim, 90% chậm phát triển trí tuệ.
+ Mẹ nghiện rượu, nghiện thuốc lá, nghiện ma tuý làm tăng nguy cơ
DTBS.
+ Bất đồng yếu tố Rh mẹ và con là nguyên nhân gây sẩy thai, phù thai
toàn thân, thai chết lưu.
1.1.3.4. Nguyên nhân phối hợp của di truyền và môi trường
Các DTBS do nguyên nhân di truyền phối hợp với môi trường thường là
DTBS của hệ tim mạch, dị tật ống thần kinh, khe hở môi và khe hở vịm miệng,

hẹp mơn vị, bàn chân vẹo, trật khớp háng bẩm sinh [4].
- Các dị tật bẩm sinh của ống thần kinh:
DTBS của ống thần kinh do không đóng kín lỗ thần kinh trước và lỗ thần
kinh sau vào các ngày 26 - 28 của sự phát triển phôi thai. Hậu quả gây ra các
dị tật nứt đốt sống kín hoặc hở, thai vơ sọ [4].
- Các dị tật bẩm sinh của hệ tim - mạch:
Tỉ lệ DTBS của hệ tim mạch là 0,5 - 1%. Các DTBS thường gặp là thông
liên thất, thông liên nhĩ, tứ chứng Fallot, hẹp động mạch chủ, hẹp động mạch
phổi, động mạch chủ cưỡi ngựa [4].
- Các dị tật bẩm sinh của hệ xương:
Bàn chân khoèo có tỉ lệ 1/1.000 do bất thường tử cung nhiều hơn là do di
truyền. Trật khớp háng bẩm sinh thường gặp ở nữ hơn nam [4].
- Các dị tật bẩm sinh khác:


12

Sứt mơi và khe hở vịm miệng là một trong các DTBS thường gặp nhất, tỉ
lệ là 1,3/1.000. Nếu bố hoặc mẹ bị sứt môi, tỉ lệ bị sứt môi ở người con thứ nhất
là 4%. Nguy cơ bị sứt mơi ở người con thứ ba có anh, chị sứt mơi là 10% [4].
1.1.3.5. Khơng biết ngun nhân
Có khoảng 50% các DTBS không biết rõ nguyên nhân [4].
1.1.4. Phân loại dị tật bẩm sinh
1.1.4.1. Phân loại theo hình thái lâm sàng [4]:
- Theo mức độ trầm trọng của dị dạng

+ Dị dạng gây chết: Thai vô sọ, não trước không phân chia...
+ Dị dạng nặng: Tứ chứng Fallot, thoát vị cơ hồnh..
+ Dị dạng nhẹ: Thừa ngón, nụ thịt thừa ở tai…
- Theo sự biểu hiện ở các cơ quan:


+ Đơn dị dạng: Biểu hiện ở 1 cơ quan như tật dính ngón, sứt mơi...
+ Đa dị dạng: Có từ hai cơ quan trở lên bị dị dạng. Khi có nhiều tật cùng
xuất hiện tạo nên hội chứng: Hội chứng Down, hội chứng Edwards...
- Theo mối liên quan giữa các cơ thể: trường hợp đa thai, gồm 2 loại:

+ Dị tật đơn thân: Dị dạng biểu hiện ở một cơ thể riêng biệt.
+ Dị tật dính thân: Hai cơ thể dính nhau ở một phần nào đó.
1.1.4.2. Phân loại theo thời kỳ phát triển phôi
- Bệnh hợp tử : Dị tật xảy ra ngay từ thời kỳ tiền phôi
- Bệnh phôi: Dị tật xảy ra ở trong 8 tuần đầu
- Bệnh thai: Dị tật trong giai đoạn thai [4]

1.1.4.3. Phân loại dị tật bẩm sinh theo sinh bệnh học
- Do các yếu tố di truyền:

+ Di truyền từ bố mẹ: Có thể di truyền trội, di truyền lặn trên NST thường
hay NST giới tính [4].
+ Do đột biến mới của gen trong quá trình tạo giao tử ở bố mẹ.


13

- Do sai sót trong q trình phát triển phơi thai:

Hợp tử hình thành từ các giao tử bình thường, gồm 4 dạng: Dị dạng,
đoạn sản, biến dạng và loạn sản [4], [25].
1.1.4.4. Phân loại dị tật bẩm sinh theo hệ thống cơ quan
Năm 1992, WHO đã đưa ra hệ thống phân loại các DTBS đạt được sự
thống nhất mang tính chất quốc tế và được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới

[28], bao gồm:
- Dị tật của hệ thần kinh

- Dị tật hệ sinh dục

- Dị tật tai, mắt, mặt, cổ

- Dị tật hệ tiết niệu

- Dị tật hệ tuần hoàn

- Dị tật hệ cơ - xương

- Dị tật hệ hô hấp

- Những dị tật khác

- Sứt môi, hở vòm miệng

- Rối loạn nhiễm sắc thể

- Dị tật hệ tiêu hoá

1.2.Sàng lọc, chẩn đoán trước sinh
1.2.1. Sàng lọc trước sinh
1.2.1.1. Định nghĩa
Sàng lọc trước sinh là việc sử dụng các biện pháp thăm dò đơn giản, dễ
áp dụng, có độ chính xác tương đối cao để phát hiện các thai phụ có nguy cơ
hoặc sẽ mắc một bệnh lý nào đó. Sàng lọc trước sinh được tiến hành trong thời
gian mang thai [5], [6].

Sàng lọc trước sinh thường tập trung tầm soát các dị tật ống thần kinh,
hội chứng Down, hội chứng Edwards, hội chứng Patau.
Theo hướng dẫn của Châu Âu về tầm soát dị tật thai nhi: Các xét nghiệm
sàng lọc trước sinh (Combine test, triple test..) cần có sự phối hợp với siêu âm
để đánh giá nguy cơ DTBS [75].
1.1.1.2. Các phương pháp sàng lọc trước sinh
- Xét nghiệm sinh hóa:


14

+ Xét nghiệm Combine test: này được thực hiện trong tam cá nguyệt 1 từ
tuần 11-13 tuần 6 ngày của thai kỳ [5], [6], [22], định lượng nồng độ của 2
chất:


PAPP-A (Pregnancy Associated Plasma Protein A):

Người ta nhận thấy nồng độ PAPP-A giảm trong 3 tháng đầu thai kỳ có
liên quan tới hội chứng Down và một số bất thường nhiễm sắc thể khác của
thai nhi [48], [71], [79].


Beta hCG tự do (free beta human Chorionic Gonadotropin):

Beta hCG (β hCG) là một glucoprotein do tế bào Langhans của màng
nuôi tiết ra. Các tác giả đều thống nhất rằng β hCG tăng cao > 1,7 MoM trong
máu mẹ ở các trường hợp thai nhi bị hội chứng Down, thấp < 0,7 MoM trong
hội chứng Edwards [48], [53], [71].
+ Xét nghiệm triple test:

Xét nghiệm trong tam cá nguyệt 2 từ tuần 15 - 21 của thai kỳ [5], [6]
định lượng nồng độ của 3 chất:


Alpha feto protein (AFP):

AFP do túi nỗn hồng và gan của thai nhi bài tiết ra, được Berg Stranol
và Cazar tìm ra năm 1956. Nồng độ AFP xuất hiện trong máu thai nhi từ tuần
lễ thứ 6 (60 - 70µg/ml) và tiếp tục tăng đến tuần 12, đạt cực đại ở khoảng 3 4mg/ml, duy trì nồng độ này đến tuần 30, sau 30 tuần bắt đầu giảm. AFP cũng
có trong tuần hồn người mẹ do được khuếch tán qua nhau thai. Nồng độ AFP
trong máu mẹ chỉ bằng 1/50 000 nồng độ AFP trong máu thai nhi và bằng 1/150
trong nước ối [48], [53], [71].


Beta hCG tự do: Liteanu nghiên cứu vai trò của xét nghiệm triple

test trong sàng lọc quý 2 thai kỳ nhận thấy beta HCG tự do tăng trong hội chứng
Down và sẽ giảm nồng độ trong hội chứng Edwards [48], [53], [71].
Estriol không liên hợp uE3 (unconjugated estriol):


15

uE3 do hoàng thể thai kỳ tiết ra và từ tháng thứ 4 trở đi thì do hợp bào
của gai nhau tiết ra. Nồng độ uE3 tăng dần trong máu mẹ cao nhất vào tháng
thứ 9 và giảm xuống khi gần đến chuyển dạ. Nồng độ uE3 giảm trong hội chứng
Down và hội chứng Edwards [32], [53], [73].
- Siêu âm sàng lọc:

Người ta dùng siêu âm để đo độ dày da gáy ở tuổi thai từ 11 -13 tuần 6

ngày, khi chiều dài đầu mông của thai ở khoảng 45 - 84mm [48], [53]. Năm
2013, Lê Kim Tuyến nhận thấy độ mờ da gáy tăng còn làm tăng nguy cơ tim
bẩm sinh [29]. Kết hợp siêu âm đo độ mờ da gáy với xét nghiệm double test
có thể phát hiện 82 - 87% và kết hợp siêu âm với xét nghiệm triple test phát
hiện 66,7 - 72,2% các trường hợp bị hội chứng Down [34], [36], [74].
- Tuổi mẹ:
Người mẹ mang thai khi ≥ 35 tuổi sẽ tăng nguy cơ sinh con DTBS,
tăng nguy cơ con bị hội chứng Down [53]. Để tăng tỷ lệ phát hiện, người ta kết
hợp tuổi mẹ với các test sàng lọc khác [11], [12], [14].
- Sàng lọc trước sinh bằng phương pháp không xâm lấn NIPT (noninvasive prenatal testing):
Năm 1997, các nhà khoa học đã khẳng định trong quá trình mang thai,
một lượng nhỏ DNA tự do của thai nhi đi vào máu người mẹ. Dựa trên cơ
sở khoa học này, phương pháp NIPT là một xét nghiệm sàng lọc trước sinh
không xâm lấn dùng để phát hiện các bất thường số lượng nhiễm sắc thể phổ
biến của thai nhi bao gồm: Trisomy 21, Trisomy 18, Trisomy 13, hội chứng
Turner và đa bội thể 3n. NIPT sử dụng mẫu máu người mẹ ở thai kỳ từ tuần
thứ 9 trở đi. Tuy nhiên, NIPT không thể tiến hành trong một số trường hợp sau:
Đa thai, trường hợp mang thai hộ, trường hợp người mẹ trước khi mang thai
được cấy ghép tủy [44], [50], [79].


×