Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

Giá trị phim ct scan trên bệnh nhân viêm xoang bướm tại bệnh viện đại học y dược tp hồ chí minh năm 2022 2023

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (929.15 KB, 40 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH
-----------------

ĐỀ CƯƠNG ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP
TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

GIÁ TRỊ PHIM CT SCAN TRÊN BỆNH NHÂN VIÊM XOANG BƯỚM TẠI
BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH
NĂM 2022 - 2023

-

Họ tên học viên: NGUYỄN VĂN ĐANG

-

Ngành/Chuyên ngành: Tai Mũi Họng

-

Mã số: 8720155

-

Người hướng dẫn: PGS. TS VÕ HIẾU BÌNH

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2022




2

MỤC LỤC
Trang

MỤC LỤC..................................................................................................i
BẢNG ĐỐI CHIẾU ANH VIỆT..............................................................iv
DANH MỤC CÁC HÌNH..........................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT...............................................................vii
ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU......................................................................3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU....................................................4
1.1 Tóm tắt về giải phẫu mũi xoang..............................................................4
1.1.1 Giải phẫu mũi xoang...................................................................................
1.1.2 Cấu tạo xoang bướm...................................................................................
1.2 Chụp cắt lớp điện toán...........................................................................12
1.2.1 Lịch sử chụp cắt lớp điện toán..................................................................
1.2.2 Nguyên lý của máy CT-Scan....................................................................
1.3 Viêm xoang bướm.................................................................................14
1.3.1 Nguyên nhân và sinh lý bệnh viêm xoang bướm......................................
1.3.2 Những yếu tố nguy cơ gây viêm xoang bướm..........................................
1.3.3 Triệu chứng lâm sàng................................................................................
1.4 Phẫu thuật tiếp cận xoang bướm...........................................................17
1.4.1 Các đường vào xoang bướm.....................................................................


3


1.4.2 Sơ lượt về biến chứng trong phẫu thuật nội soi xoang bướm...................
1.5 Tình hình nghiên cứu............................................................................18
1.5.1 Trên thế giới..............................................................................................
1.5.2 Tại Việt Nam.............................................................................................
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......20
2.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu.........................................................20
2.2 Đối tượng nghiên cứu............................................................................20
2.2.1 Tiêu chuẩn chọn bệnh...............................................................................
2.2.2 Tiêu chuẩn loại trừ....................................................................................
2.3 Phương pháp nghiên cứu.......................................................................20
2.4 Phương tiện nghiên cứu.........................................................................20
2.5 Thời gian nghiên cứu............................................................................20
2.6 Tiến hành nghiên cứu............................................................................20
2.7 Thu thập số liệu.....................................................................................22
2.8 Phân tích và xử lý số liệu......................................................................23
2.9 Khía cạnh đạo đức của đề án.................................................................23
CHƯƠNG 3. DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................25
3.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu.....................................................................25
3.1.1 Đặc điểm về giới.......................................................................................
3.1.2 Đặc điểm về tuổi.......................................................................................
3.2 Bất thường xoang bướm........................................................................25
3.2.1 Tỉ lệ viêm xoang bướm.............................................................................
3.3 chỉ định phẫu thuật nội soi mũi xoang..................................................28


4

CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN.......................................................................29
KẾT LUẬN..............................................................................................29

KIẾN NGHỊ.............................................................................................29


5

BẢNG ĐỐI CHIẾU ANH VIỆT

CT-Scan

CT

Computed Tomography

Chụp cắt lớp vi tính

Scan

Chụp cắp lớp điện tốn

Computed Tomography

Chụp cắt lớp vi tính
Chụp cắp lớp điện toán


6

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1. 1 Cấu tạo mũi ngồi ( nguồn: Frank H. Netter, 2013).........................4

Hình 1. 2: Sự phát triển của xoang bướm từ lúc mới sinh đến lúc trưởng thành
...........................................................................................................................7
Hình 1. 3: Ba loại thơng bào xoang bướm: A: nhỏ, B: trung bình, C: lớn .......8
Hình 1. 4: Sơ đồ thơng khí - dẫn lưu - tự làm sạch của các xoang.................10
Hình 1. 5: Liên quan động mạch cảnh trong với thành ngồi xoang bướm....11
Hình 1. 6: Vách liên xoang bướm chính và vách liên xoang bướm phụ trên
mặt phẳng cắt ngang đính vào động mạch cảnh trong(CA) ...........................12
Hình 1. 7: Nguyên lý của máy CT – Scan.......................................................14
Hình 2. 1: Lồi động mạch cảnh trong(ICA) vào long xoang bướm trên mặt
phẳng ngang ở CT scan mũi xoang ................................................................21


7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Các biến số nghiên cứu..................................................................22
Bảng 3.1: Phân bố đặc điểm về tuổi...............................................................25
Bảng 3.2: Bảng tỉ lệ viêm xoang bướm..........................................................25
Bảng 3.3: Đặc điểm động mạch cảnh trong đoạn lên ( xương đá).................25
Bảng 3.4: Đặc điểm động mạch cảnh trong đoạn xoang hang.......................26
Bảng 3.5: Số lượng vách liên xoang bướm....................................................26
Bảng 3.6: Số lượng vách có chân bám vào thành ống động mạch cảnh trong
trong xoang bướm...........................................................................................27
Bảng 3.7: Số trường hợp loại vách bám trên ống động mạch cảnh trong trong
xoang bướm.....................................................................................................27
Bảng 3.8: Đặc điểm vị trí dây thần kinh thị với xoang bướm........................27
Bảng 3.9: Các chỉ định phẫu thuật nội soi mũi xoang....................................28



8

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TMH

Tai mũi họng

CVLT

Cắt lớp vi tính

DHYD

Đại học Y Dược


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sự phát triển của CT là một cuộc “cách mạng” trong hình ảnh học. CT đã được ứng
dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực y học trong đó có chuyên ngành Tai Mũi Họng,
giúp cho các bác sĩ lâm sàng hiểu rõ hơn về giải phẫu và bệnh lý của tai mũi họng.
CT đã trở thành một phương thức chẩn đốn hữu ích trong việc đánh giá, chẩn đốn
và khơng thể thiếu trong kế hoạch phẫu thuật các bệnh lý mũi xoang. Hình ảnh CT
mũi xoang trước mổ cũng được sử dụng như một “bản đồ trong phẫu thuật nội soi
mũi xoang”. Việc sử dụng CT kết hợp với phẫu thuật nội soi xoang đã giúp các bác

sĩ phẫu thuật hiệu quả hơn cho bệnh nhân, giải quyết chính xác bệnh lý về mũi
xoang cũng như giảm các biến chứng đáng kể trong phẫu thuật nội soi như: tổn
thương thần kinh thị, chảy dịch não tủy …
Để việc chẩn đoán và điều trị tốt bệnh lý mũi xoang thì bác sĩ tai mũi họng phải có
khả năng đọc và diễn giải các hình ảnh CT. Sự thơng thạo về giải phẫu mũi xoang
và các đặc điểm biến thể của nó trên hình ảnh là cơ sở để giải thích các đặc điểm
lâm sàng và ngược lại. Chính sự hiểu rõ các mốc giải phẫu trên hình ảnh CT cùng
với mối tương quan thực tế lâm sàng có thể nâng cao khả năng chẩn đoán và điều trị
hiệu quả bệnh lý mũi xoang của các bác sĩ tai mũi họng.
Kết quả CT phản ánh tương quan chính xác với thực tế cấu trúc giải phẫu và bệnh
lý Tai Mũi Họng của một bệnh nhân cụ thể. Do đó, bác sĩ tai mũi họng cần tiếp cận
CT mũi xoang một cách có hệ thống để có thể xác định bệnh lý và đánh giá khu vực
tiềm ẩn và các biến thể của giải phẫu mũi xoang. Từ đó, lập kế hoạch điều trị thích
hợp cho bệnh nhân một cách cụ thể 1
Xoang bướm nằm sau cùng trong tất cả các xoang cạnh mũi. Nó nằm ở nền sọ ở
phần nối giữa hố sọ trước và hố sọ giữa, nằm ở trong thân xương bướm. Xoang có
hình dạng và kích cỡ rất khác nhau tùy từng người, thể tích từ 0,5 ml đến 3 ml. Có
thể khơng có xoang bướm gặp ở 3 đến 5% số ca.


2

Viêm xoang bướm là tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng niêm mạc xoang bướm.
Viêm xoang bướm biểu hiện rất đa dạng và thường mượn triệu chứng của các cơ
quan khác, có thể khơng có triệu chứng ở mũi xoang. Aubry đã từng gọi “viêm
xoang khơng có viêm xoang” để ám chỉ viêm xoang bướm
Trong nghiên cứu của Võ Tấn và Cộng Sự viêm xoang bướm rất thường gặp, chiếm
36% trong tổng số bệnh nhân đến khám bệnh tai mũi họng 2
Chụp phim CT mũi xoang là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đốn viêm xoang nói
chung và viêm xoang bướm nói riêng. Điều trị bao gồm liệu pháp kháng sinh và

phẫu thuật dẫn lưu. Việc dẫn lưu này hiện được thực hiện thông qua phương pháp
nội soi 3
Với mong muốn cho các bệnh nhân viêm xoang bướm được phát hiện sớm để điều
trị kịp thời tránh các tai biến có thể xảy ra như mù mắt do tổn thương thần kinh thị,
biến chứng nội sọ, cũng như tránh các biến chứng trong lúc phẫu thuật như tổn
thương động mạch cảnh trong, thần kinh thị…Vì vậy nên chúng tơi tiến hành
nghiên cứu đề án
Giá trị phim CT scan trên bệnh nhân viêm xoang bướm tại bệnh viện Đại học
Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh năm 2022 – 2023


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng quát
Vai trò phim CT scan mũi xoang trên bệnh nhân viêm xoang bướm tại bệnh viện
ĐHYD TPHCM
Mục tiêu cụ thể
- Khảo sát tỉ lệ bệnh nhân viêm xoang bướm trên phim chụp CT scan mũi xoang
tại bệnh viện ĐHYD TPHCM
- Khảo sát độ lồi động mạch cảnh trong đoạn liên quan với thành xoang bướm
- Khảo sát mối liên quan giữa động mạch cảnh và vách phân chia xoang bướm
- Khảo sát vị trí thần kinh thị liên quan với xoang bướm


4

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Tóm tắt về giải phẫu mũi xoang
1.1.1 Giải phẫu mũi xoang

1.1.1.1 Tháp mũi
Nằm giữa mặt là phần nhô cao ở mặt bên dễ bị chấn thương. Bên trong là
khung sương sụn được lót bởi niêm mạc, bên ngoài phủ bởi cơ và da. Gốc mũi nằm
phía trên, giữa hai mắt, liên tục với đỉnh mũi ở dưới qua sống mũi. Phía dưới đỉnh
mũi là hai lỗ mũi trước ngăn cách nhau bởi phần di động của vách mũi. Bên ngoài
hai lỗ mũi là hai cánh mũi tạo với má một rãnh gọi là rãnh mũi má.
Khung xương sụn của mũi: gồm có hai xương mũi là chủ yếu, ngồi ra cịn
có mỏm trán và gai mũi trước của xương hàm trên.
Các sụn mũi: gồm có năm sụn mũi chính

Hình 1. 1 Cấu tạo mũi ngoài ( nguồn: Frank H. Netter, 2013)


5

Phía trên là hai sụn mũi bên. Phía dưới là hai sụn cánh mũi lớn và các sụn cánh mũi
nhỏ. ở giữa có một sụn đơn là sụn vách mũi. Ngồi ra cịn có các sụn phụ và sụn lá
mía mũi.
Sụn mũi bên: hình tam giác, phẳng. Mỗi sụn có hai mặt nơng và sâu, có ba
bờ: bờ trong tiếp giáp với 2/3 trên của bờ trước sụn vách mũi. Bờ trên ngoài khớp
với xương mũi và mỏm trán xương hàm trên. Bờ dưới khớp với sụn cánh mũi lớn.
Sụn cánh mũi lớn: nằm hai bên đỉnh mũi, cong hình chữ U. có hai trụ: trụ
trong tiếp giáp sụn vách mũi và trụ trong bên đối diện tạo nên phần dưới của vách
mũi di động. Trụ ngoài lớn và dài hơn tạo nên cánh mũi phía ngồi.
Sụn cánh mũi nhỏ: nằm trong khoảg trung gian giữa sụn cánh mũi lớn và sụn
mũi bên.
Phần sụn của vách mũi: tạo nên bởi sụn vách mũi, sụn lá mía mũi và trong
của sụn cánh mũi lớn. sụn vách mũi hình tứ giác nằm trên đường giữa trong khoảng
trung gian hình tam giác của phần vách mũi xương. Có hai mặt, ba bờ. bờ trước trên
tương ứng với sống mũi, bờ trước dưới đi từ góc trước đến gia mũi trước. bờ sau

trên khớp với mảnh thẳng đứng của xương sàng, bờ sau dưới khớp với bờ trước của
xương lá mía và phần trước của mào mũi xương hàm trên.
Sụn lá mía mũi là hai mảnh sụn dài nhỏ nằm dọc theo bờ sau dưới của sụn
vách mũi.
Các cơ của mũi ngoài: là các cơ bám da tuỳ theo chức năng được chia làm
nhóm cơ nở mũi hay xẹp mũi.
Da mũi: mỏng, di động dễ dàng trừ ở đỉnh mũi và các sụn thì da dày, dính,
có nhiều tuyến bã và liên tục với da ở tiền đình mũi.
Mạch máu: động mạch là do động mạch mặt, mắt, dưới ổ mắt cung cấp. tĩnh
mạch chảy về tĩnh mạch mặt và tĩnh mạch mắt.
Thần kinh: vận động là thần kinh mặt. cảm giác: có nhánh trán và mũi mi của
dây mắt và nhánh dưới ổ mắt, đều thuộc dây thần kinh sinh ba.


6

1.1.1.2 Hốc mũi
Giới hạn từ van mũi trong đến lỗ mũi sau. Hốc mũi có liên quan kế cận với
hốc mắt, hộp sọ, họng mũi và miệng. hốc mũi gồm có các thành trong (vách ngăn
mũi), thành ngồi, thành dưới (sàn hốc mũi) và trần hốc mũi. Bản lưới của xương
sàng tạo thành trần hay mái của hốc mũi.
Sàn hay đáy của hốc mũi ở phía trước được tạo thành do các mỏm xương hàm
trên , còn phần sau do mảnh ngang xương khẩu cái. Thành trong của hốc mũi chính
là vách ngăn mũi.
Thành ngồi của hốc mũi là thành có cấu tạo phức tạp và rất quan trọng. Nó
được cấu tạo bởi xương mũi, mỏm trán và mặt mũi của xương hàm trên, xương lệ,
xương sàng, xương khẩu cái và mỏm cánh của xương bướm. thành này có một số
cấu trúc quan trọng về chức năng như: các xoăn mũi, các khe mũi, lỗ thông với các
xoan cạnh mũi (ngoại trừ xoang bướm), lỗ mở của ống lệ mũi..
1.1.1.3 Các xoang cạnh mũi

Các xoang cạnh mũi được hình thành là do sự kéo dài của hốc mũi vào
xương kế cận của xương sọ. các xoang này thông vào hốc mũi là liên quan kế cận
với mắt, răng, hố sọ não..các xoang này được chia làm hai nhóm là nhóm xoang
trước gồm có xoang hàm, xoang trán, nhóm tế bào sàng trước và nhóm xoang sau
gồm các tế bào sàng sau, xoang bướm.
Xoang hàm còn được gọi là hang Highmore, phát triển bên trong thân của
xương hàm trên. Đây là xoang có kích thước lớn nhất và là xoang duy nhất hoàn
chỉnh lúc trẻ chào đời. về cấu trúc xoang hàm làm một hốc lớn hình tháp ba mặt có
đỉnh hướng ra ngồi được tạo bởi mỏm gị má, đáy ở trong được tạo bởi thành ngoài
hốc mũi (vách mũi – xoang). Ba mặt (thành) của xoang hàm tương đối mỏng và
tương ứng với mặt ổ mắt (thành trên) mặt trước (thành trước) và mặt gò má (thành
sau) . Mỗi xoang có bốn bờ: trên, dưới, trước, sau, và năm ngách: ngách dưới ổ mắt,
ngách gò má, ngách huyệt răng, ngách khẩu cái trên, ngách khẩu cái dưới


7

Xoang trán có một vách xương ngăn cách giữa hai xoang trán phải và trái.
ống mũi trán đi theo một đường cong xuống hốc mũi ngay dưới đầu của xương
xoăn mũi giữa trong hình phễu cảu khe bán nguyệt.
Xoang sàng được tạo nên bởi các hốc xương nhỏ gọi là tế bào sàng nằm
trong hai khối bên của xương sàng. Xoang sàng gồm các nhóm tế bào sàng trước
thơng vào khe mũi giữa, các tế bào sàng sau thông vào khe mũi trên.
Xoang bướm nằm sau cùng trong tất cả các xoang cạnh mũi. Nó nằm ở nền
sọ ở phần nối giữa hố sọ trước và hố sọ giữa, nằm trong thân xương bướm, thường
không đối xứng với nhau và cách nhau bởi vách xoang bướm. Lỗ mở của xoang
bướm nằm ở thành trước của thân xương bướm trong ngách khe bướm – sàng, ở sau
và hơi cao hơn xoăn mũi trên
1.1.2 Cấu tạo xoang bướm
1.1.2.1 Phôi thai học

Xoang bướm xuất hiện rất sớm, ở bào thai 17 tuần rưỡi có thể thấy được xoang
bướm. Ngay sau khi sinh, xoang bướm vẫn còn rất nhỏ nằm ở chổ khuyết của ngách
sàng – bướm. Sau đó xoang bướm tiếp tục phát triển lấn vào thân xương bướm, đến
7 tuổi xoang đã lan ra đến hố yên, sau 10 tuổi xoang bướm thơng bào ra phía sau hố
n.

Hình 1. 2: Sự phát triển của xoang bướm từ lúc mới sinh đến lúc trưởng thành 4


8

1.1.2.2 Đặc điểm giải phẫu
Xoang bướm nằm trong thân của xoang bướm, có hai xoang ở hai bên thường
khơng cân xứng. Chúng được phân cách bởi vách ngăn liên xoang ở giữa. Vách
ngăn này thường lệch về một bên và có khi gắng vào lồi xương của động mạch cảnh
hoặc ống thần kinh thị giác.
Mức độ thông bào của xoang bướm thay đổi đáng kể, có loại thơng bào nhỏ, có loại
trung bình, có loại lớn. Loại thơng bào nhỏ như kén hơi nằm trong môi xương xốp
của thân xương bướm ở trước hố n. Loại trung bình thơng bào chiếm phân nữa
trước thân xương bướm. Loại lớn, thông bào có thể lan ra phía trên – ngồi đến
cánh nhỏ xương bướm và phần trước của mấu n; phía ngồi đến cánh lớn của
xương bướm; phía dưới ngồi đến mấu chân bướm; và ở phía trước dưới vào phần
sau vào phần sau vách ngăn mũi 5,6

Hình 1. 3: Ba loại thơng bào xoang bướm: A: nhỏ, B: trung bình, C: lớn 7


9

1.1.2.3 Các thành của xoang bướm

Xoang bướm có 6 thành: thành trước, thành dưới, thành sau, thành trên và hai thành
bên:
-Thành trước: hay thành mũi, là thành tiếp cận nội soi và phẫu thuật, ranh giới mặt
trước hai xoang là vách ngăn mũi. Thành trước tạo nên phần sau của vịm họng một
hành lang rộng 5-6cm. Thành trước có lỗ thông xoang bướm.
-Thành sau: thành sau tương ứng với tầng sau của đáy sọ qua đó liên quan với
xoang tĩnh mạch chẩm ngang, các cơ quan dưới nhện.
-Thành dưới: thành dưới là trần của vịm họng, ở đây có dây thần kinh Vidien nằm
sát vào xương ở sùi vòm (V.A) nếu là trẻ con, loa vòi nhĩ ở hai bên. Mặt này hướng
xuống thanh quản và miệng thực quản.
-Thành trên: thành trên tương ứng với tầng giữa và tầng trước của đáy sọ. Thành
trên tiếp xúc với tuyết yên và vùng dưới đồi thị, ở phía trước tuyến n có giao thoa
thị giác.
-Thành bên hay thành ngoài: thành ngoài liên quan từ trước ra sau với:
+ Phần sau của thành sau hốc mắt
+ Cực trong của khe bướm, ở phía dưới ống thị
+ Ống thị với thần kinh thị giác và động mạch mắt
+ Hai thành ngoài bên phải và bên trái, liên qua với xoang tĩnh mạch hang,
trong xoang tĩnh mạch hang có động mạch cảnh trong cùng với bao giao cảm
của nó, xung quanh có các dây thần kinh sọ số III, V1, V2 và VI. 2,5


10

Hình 1. 4: Sơ đồ thơng khí - dẫn lưu - tự làm sạch của các xoang
( Theo Stammberger, F.E.S.S, Endo-press,tuttlingen 2001)
1.1.3 Động mạch cảnh trong
Động mạch cảnh trong đoạn liên quan xoang bướm
động mạch cảnh chung tách ra thành hai động mạch: Động mạch cảnh trong và
động mạch cảnh ngoài ở ngang mức bờ trên sụn giáp. Đoạn cuối động mạch cảnh

chung ở chỗ chia đôi và đoạn đầu động mạch cảnh trong phình ra gọi là hành cảnh.
Dựa vào đường đi, động mạch cảnh trong chia làm 4 đoạn: đoạn cổ, đoạn trong
xương thái dương, đoạn trong xoang tĩnh mạch hang và đoạn trên xoang tĩnh mạch
hang.
Sau khi đi ở đoạn cổ, động mạch chui qua lỗ động mạch cảnh ở mặt dưới xương đá,
rồi qua ống động mạch cảnh trong xương đá và thoát ra khỏi ống ở đỉnh xương
đá.Tiếp đó, động mạch cảnh trong đi vào xoang hang. Trong xoang hang. Trong
xoang hang động mạch cảnh trong chạy dọc mặt ngồi của thân xương bướm, sau
đó quặt ngược ra trước và đi bên ngoài yên bướm dọc theo thành bên của xương
bướm; sau đó quặt ngược ra sau đi dưới chân mỏm yên bướm. Động mạch cảnh


11

trong liên quan xoang bướm ở đoạn xoang tĩnh mạch hang và đẩy lồi vào trong lòng
bướm với nhiều mức độ khác nhau. Sau khi ra khỏi xoang hang nó xiêng vào màng
cứng phía trong mỏm yên trước và đi dưới thần kinh thị, tiếp đó nó đi trong khoang
dưới nhện. Cánh nhỏ xương bướm tạo nên mấu yên trước và là mốc giải phẫu quan
trọng để xác định động mạch cảnh trong.
Đoạn trong sọ, động mạch cảnh trong cho bốn nhánh tận để cấp máu cho não, góp
phần tạo nên vòng đa giác willis.
Lồi động mạch cảnh trong hiện diện ở thành bên xoang bướm, chạy chếch từ dưới
lên trên. Trong một số hiếm trường hợp, có thể lồii động mạch cảnh trong 2 bên có
thể chạm vào nhau và nằm hồn tồn trong lịng xoang. Vì những biến thể khác
nhau của động mạch cảnh trong, việc xác định vị trí, đặc điểm, mối liên quan với
liên xoang bướm rất quan trọng. Các phẫu thuật viên cần lưu ý những điều này để
tránh làm tổn thương động mạch trong phẫu thuật xoang bướm
Theo một số nghiên cứu về đặc điểm của động mạch cảnh trong: tỷ lệ lồi động
mạch cảnh trong vào lòng xoang bướm từ 5 đến 50% tùy từng nghiên cứu, trong đó
trường hợp động mạch cảnh trong khơng có lớp vỏ xương bảo vệ chiếm khoảng 5

đến 20%. 8,9,10

Hình 1. 5: Liên quan động mạch cảnh trong với thành ngoài xoang bướm


12

1.1.4 Vách liên xoang bướm
Xoang bướm gồm xoang phải và trái, được ngăn cách nhau bởi vách liên xoang
bướm. Hình thái hay gặp nhất là một vách ngăn lớn lệch về một phía được xem là
vách liên xoang chính. Vị trí của vách liên xoang bướm khơng cố định, có thể thay
đổi nhiều vị trí khác nhau, khơng nhất định phải nằm chính giữa và đi thẳng từ
trước ra sau, nó có thể lệch một bên, chia xoang bướm thành hai phần không bằng
nhau. Số lượng vách liên xoang bướm cũng thay đổi, có thể có hơn một vách liên
xoang, đi dọc theo vách liên xoang chính đi từ trước ra sau. Thậm chí có trường hợp
xoang bướm khơng có vách liên xoang hoặc chỉ có một vách liên xoang khơng hồn
tồn 11,12

Hình 1. 6: Vách liên xoang bướm chính và vách liên xoang bướm phụ trên mặt
phẳng cắt ngang đính vào động mạch cảnh trong(CA) 13
1.2 Chụp cắt lớp điện toán
1.2.1 Lịch sử chụp cắt lớp điện toán
Năm 1921 Bocage người pháp được cấp bằng phát minh chính phủ pháp lần
đầu tiên công bố nguyên lý chụp cắt lớp điện toán.
Năm 1946 – 1954 De Abred nghiên cứu chụp cắt lớp đồng thời một lần.



×