Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Nghiên cứu tác dụng dược lý của hợp chất chiết xuất từ dược liệu nam sâm đứng trên thực nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (524.27 KB, 29 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯƠNG MẪN NHI

NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG DƯỢC LÝ CỦA HỢP CHẤT
CHIẾT XUẤT TỪ DƯỢC LIỆU NAM SÂM ĐỨNG TRÊN
THỰC NGHIỆM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ Y HỌC CỔ TRUYỀN
MÃ SỐ : 7720115

Thành Phố Hồ Chí Minh – Năm 2022


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯƠNG MẪN NHI

NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG DƯỢC LÝ CỦA HỢP CHẤT
CHIẾT XUẤT TỪ DƯỢC LIỆU NAM SÂM ĐỨNG TRÊN
THỰC NGHIỆM



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ Y HỌC CỔ TRUYỀN
MÃ SỐ : 7720115

Thầy hướng dẫn: TS. Ds Nguyễn Ngọc Chương
Th.S Bs Cao Thị Thuý Hà

Thành Phố Hồ Chí Minh – Năm 2022


3

MỤC LỤC
CHỮ VIẾT TẮT..............................................................................................................
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU..........................................................................
1.1 TỔNG QUAN CÂY NAM SÂM ĐỨNG..............................................................
1.1.1 Danh pháp......................................................................................................
1.1.2 Mô tả..............................................................................................................
1.1.3 Sinh thái.........................................................................................................
1.1.4 Phân bố..........................................................................................................
1.1.5 Thành phần hố học.......................................................................................
1.1.6 Cơng dụng theo y học cổ truyền..................................................................
1.1.7 Những tác dụng của Boerhacvia erecta đã được phát hiện qua các cơng
trình nghiên cứu thế giới.........................................................................................
1.2 TỔNG QUAN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG..................................................................
1.2.1 Định nghĩa.....................................................................................................
1.2.2 Tình hình dịch tễ............................................................................................
1.2.3 Phân loại......................................................................................................
1.2.4 Triệu chứng lâm sàng..................................................................................

1.2.5 Chẩn đốn....................................................................................................
1.2.6 Các nhóm thuốc điều trị đái tháo đường ngoại trừ Insulin..........................
1.3 TỔNG QUAN ENZYME α-GLUCOSIDASE....................................................
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................
2.1. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ THIẾT BỊ................................................................
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................
2.1.2. Chuẩn bị mẫu nghiên cứu.............................................................................
2.2 PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU.........................................................................
2.2.1 Hoá chất và thuốc thử..................................................................................
2.2.2 Thiết bị và dụng cụ......................................................................................
2.3
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU...........................................................................
2.3.1 Phương pháp và nội dung nghiên cứu.........................................................
2.3.2 Phương pháp xử lí số liệu............................................................................
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN............................................................................................
KẾT QUẢ DỰ KIẾN.....................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................


4

CHỮ VIẾT TẮT
ATP
: Adenosine Triphosphate
BN
: Bệnh nhân
DDT
: DL-Dithiothreitol, thuốc thử Cleland
DMSO
: Dimethyl sulfoxide

DNA
: Acid Deoxyribonucleic
DPP-4
: Dipeptidyl peptidase-4
ĐTĐ
: Đái tháo đường
ĐVTN
: Động vật thí nghiệm
EC50
: Nồng độ hiệu quả trên 50% đối tượng thử nghiệm
EDTA
: Ethylenediaminetetraacetic acid
GHS
:Globally Harmonized System of Classification and Labelling of
Chemicals
(Hệ thống hài hịa tồn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất)
GLP-1: Glucagon-like peptide-1
(Peptide giống Glucagon-1)
GLP-1RA : GLP-1 Receptor Agonist
(Đồng vận thụ thể GLP-1)
GLUT1
: Glucose transporter 1
(Chất chuyên chở glucose loại 1)
GLUT2
: Glucose transporter 2
(Chất chuyên chở glucose loại 2)
GLUT4
: Glucose transporter 4
(Chất chuyên chở glucose loại 4)
HbA1c

: Hemoglobin A1c
(Hemoglobin liên kết với glucose)
HEPES
: (4-(2-hydroxyethyl)-1-piperazineethanesulfonic acid)
(chất đệm acid sulfonic zwitterionic)
HIV/AIDS :
Human
immunodeficiency
virus
infection/Acquired
immunodeficiency
syndrome
(Hội chứng nhiễm virus làm suy giảm miễn dịch ở người)
IC50
: Nồng độ ức chế 50% đối tượng thử nghiệm
IDF
: International Diabetes Federation
(Liên đoàn đái tháo đường Quốc tế)
KATP : Kênh kali phụ thuộc ATP
LD50
: Liều gây chết 50% đối tượng thử nghiệm
NAD
: Nicotinamid Adenin Dinucleotid
NADH
: dạng khử của Nicotinamid Adenin Dinucleotid
OD
: Mật độ quang
OECD
: Organisation for Economic Co-operation and Development



5

(Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế)
p-NP
: p-nitrophenol
p-NPB
: p-nitrophenyl butyrate
pNPG
: p-nitrophenyl-α-D-glucopyranoside
PPARγ

: Peroxisome proliferator-activated receptor
(Thụ thể hoạt hoá tăng sinh peroxisome)
SGLT2
: Sodium Glucose Transporter 2
(Kênh đồng vận chuyển Natri-glucose 2)
STEPwise : Điều tra quốc gia yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm
STZ
: Streptozocin
TZD
: Thiazolidinedione


6

ĐẶT VẤN ĐỀ
Năm 2019, trên tồn thế giới có 463 triệu người độ tuổi từ 20 đến 79 tương đương
1 trong 11 người trưởng thành đang sống với bệnh đái tháo đường. Dự đoán vào
năm 2045, con số này sẽ tăng tới khoảng 700 triệu người, hay nói cách khác trung

bình cứ mười người trưởng thành sẽ có một người mắc bệnh ĐTĐ. Ở Việt Nam,
năm 1990 của thế kỷ trước, tỷ lệ bệnh ĐTĐ chỉ là 1,1% (ở thành phố Hà Nội),
2,52% (ở thành phố Hồ Chí Minh), 0,96% (ở thành phố Huế), thì nghiên cứu năm
2012 của Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho thấy: tỷ lệ hiện mắc đái tháo đường
trên toàn quốc ở người trưởng thành là 5,42%, tỷ lệ đái tháo đường chưa được
chẩn đoán trong cộng đồng là 63,6%. Tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose là 7,3%, rối
loạn glucose huyết lúc đói 1,9% (toàn quốc năm 2003). Theo kết quả điều tra
STEPwise về các yếu tố nguy cơ của bệnh không lây nhiễm do Bộ Y tế thực hiện
năm 2015, ở nhóm tuổi từ 18-69, cho thấy tỷ lệ ĐTĐ toàn quốc là 4,1%, tiền
ĐTĐ là 3,6%, trong đó tỷ lệ ĐTĐ được chẩn đoán là 31,1%, tỷ lệ ĐTĐ chưa được
chẩn đoán là 69,9%. Trong số những người được chẩn đoán, tỷ lệ ĐTĐ được
quản lý tại cơ sở y tế: 28,9%, tỷ lệ ĐTĐ chưa được quản lý: 71,1%. Dữ liệu cập
nhật của Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế (IDF) cho thấy năm 2019 Việt Nam
có tỷ lệ 6% người trưởng thành mắc ĐTĐ [2] [3].
Cây Nam Sâm đứng (Boerhavia Erecta) phân bố rộng khắp nước ta, nhất là khu
vực Bình Thuận, Ninh Thuận, Ninh Hồ, Phú n,….Cây có đặc tính chịu hạn,
chịu nắng gió tốt, có thể sinh trưởng ở những vùng đất cát, đất trống, đất bỏ
hoang. Bên cạnh lợi thế về trồng trọt, lồi cây này cịn có nhiều tác dụng chữa
bệnh đã được ứng dụng trong y học cổ truyền và một số đang được nghiên cứu
trong y học hiện đại. Trong y học cổ truyền, rễ cây có thể được sử dụng nhằm lợi
tiểu, tẩy giun sán, hạ sốt, bảo vệ gan, nhuận tràng,...; toàn cây được sử dụng điều
trị nhiễm nấm da đầu, thấp khớp, ghẻ. Những tác dụng của cây Nam Sâm đứng
cũng đang được nghiên cứu trên thế giới như tác dụng hạ đường huyết, chống oxy
hoá, kháng viêm. Trên cơ sở khoa học đó, có nhiều khả năng trong thành phành
phần hóa học của cây sẽ có tác dụng sinh học và có thể dduojc ứng dụng trong
YHCT trong tương lai. Vì vậy việc phân lập hợp chất tinh khiết trong dược liệu
này sẽ đóng góp một phần quan trọng trong việc đánh giá tác dụng sinh học, đặc
biệt là định hướng khả năng ức chế enzyme alpha glucosidase. Do đó, đề tài:
“NGHIÊN CỨUTÁC DỤNG DƯỢC LÝ CỦA HỢP CHẤT CHIẾT XUẤT
TỪ DƯỢC LIỆU NAM SÂM ĐỨNG TRÊN THỰC NGHIỆM” được thực

hiện với ba mục tiêu:
1. Chiết xuất cao ethanol 96% toàn phần, cao phân đoạn Hexan, Hexan:ethyl acetat
và ethyl acetat từ dược liệu Nam sâm đứng.
2. Phân lập 1-2 hợp chất tinh khiết từ phân đoạn ethyl acetat.
3. Đánh giá khả năng ức chế enzyme alpha glucosidase của chất phân lập được.


7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 TỔNG QUAN CÂY NAM SÂM ĐỨNG

Hình 1.1

Hình 1.2

Hình 1.3
Hình 1, 2, 3: Cây Nam Sâm đứng (Boerhavia Erecta) [8]
Ảnh chụp bởi: J.M.Garg
Creative Commons Attribution 3.0
Cây Nam Sâm đứng (Boerhavia Erecta) phân bố rộng khắp nước ta, nhất là khu vực
Bình Thuận, Ninh Thuận, Ninh Hồ, Phú n,….Cây có đặc tính chịu hạn, chịu
nắng gió tốt, có thể sinh trưởng ở những vùng đất cát, đất trống, đất bỏ hoang. Bên
cạnh lợi thế về trồng trọt, cây cịn có nhiều tác dụng chữa bệnh đã được ứng dụng
trong y học cổ truyền và một số đang được nghiên cứu trong y học hiện đại. Trong y
học cổ truyền, rễ cây có thể được sử dụng nhằm lợi tiểu, tẩy giun sán, hạ sốt, bảo vệ


8


gan, nhuận tràng,...; toàn cây được sử dụng điều trị nhiễm nấm da đầu, thấp khớp,
ghẻ;… Những tác dụng của cây Nam Sâm đứng cũng đang được nghiên cứu trên
thế giới như tác dụng hạ đường huyết, chống oxy hoá, kháng viêm,….  

1.1.1 Danh pháp
Cây Nam Sâm đứng có tên khoa học là Boerhavia Erecta L., thuộc chi Boerhavia,
họ Bông phấn (Nyctaginaceae), bộ Cẩm Chướng (Caryophyllales), lớp Ngọc Lan
(Magnoliopsida), ngành Thực vật có mạch (Tracheophyta), giới Thực vật (Plantae)
[7]

1.1.2 Mơ tả
Cây cỏ mảnh, có lơng mịn ở chót, cao từ 40cm đến 80cm. Phiến lá xoan tròn dài
đến thon, đáy lá trịn hay cắt ngang, kích thước 2-3.5cm x 1-2.5cm. Mặt dưới phiến
lá trắng như có bột và có tuyến, mặt trên xanh và cuống lá dài từ 1cm đến 4cm.
Chùm-tụ tán dài, nhánh chót mang tụ tán 3 hoa, cọng hoa dài từ 15 đến 20mm. Bao
hoa có màu trắng, hường hay đỏ; có khoảng 1-2 tiểu nhuỵ, thị. Quả hình chuỳ lật
ngược, cao khoảng 4mm, có 5 cạnh to, nhiều hạt. [2]

1.1.3 Sinh thái
Cây sinh trưởng ở vùng đất cát, đất đá ở các bãi đất trống, đất bỏ hoang, đất canh
tác, ven đường; vùng đồng bằng phù sa; ở độ cao từ mực nước biển đến 2.500 mét

1.1.4 Phân bố
Cây có thể được tìm thấy ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới, nơi có lượng mưa
theo mùa và nhiều nắng [8]. Ở Việt Nam, cây Nam Sâm đứng phân bố chủ yếu ở
các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận, Ninh Hồ, Phú n,… [2]

1.1.5 Thành phần hố học
Cấu trúc hố học của các hợp chất được tìm thấy trong cây Nam Sâm đứng
(Boerhavia Erecta)



9


10

(7)
[52] 

3-methoxybenzoic

acid

(8) 3-methoxyacetophenone 4-O-b-glucopyranoside [13]
(9) Isorhamnetin-3-O-rutinoside-7-O-b-glucopyranoside [10] 
(10) Quercetin-3-O-rutinoside [11]
(11) Quercetin-3-O-b-glucopyranoside [11]
(12) Kaemferol-3-O-rutinoside [15]
(13) Isorhamnetin-3-O-rutinoside [11]

4-O-bglucoside


11

(14) 2,3-dihydroxypropylbenzoate 3-O-b-[400-methoxy] glucuronide [11] 
(15) 10-demethylboeravinone J (Boeravinone L) [18]
(16) Boeravinone J [12]
(17)

10-demethyl-6a,12a-dihydroboerhavinone
J
3-O-β-d-glucopyranoside
(Boeravinone O) [18]
(18) 8-methoxy-10-demethoxycoccineone E (Boeravinone K) [18] 
(19) Boeravinone C [16]
(20) 10-demethylboeravinone C [13]
(21) 10-demethylboeravinone C 11-O-β-dglucopyranoside (Boeravinone N) [18]
(22) Cucumegastigmane [17]
Hợp chất 6 thể hiện hoạt tính ức chế mạnh nhất đối với a-glucosidase với giá trị
IC50 là 4,74 mM. Hoạt động ức chế a-glucosidase trong ống nghiệm của 1-6 đã
được đánh giá. Tất cả các hợp chất ngoại trừ 3 và 5 hiển thị hoạt tính ức chế aglucosidase đáng kể, với giá trị IC50 trong khoảng 4,74–172 mM, cao hơn
Acarbose. [36]

1.1.6 Công dụng theo y học cổ truyền
Các bộ phận của cây Nam Sâm đứng được sử dụng trong y học cổ truyền nhằm điều
trị rất nhiều bệnh. Rễ cây có tác dụng lợi tiểu, tẩy giun sán, bổ tim, long đờm, hạ
sốt, bảo vệ gan, nhuận tràng,.. và ở liều cao gây nôn, tẩy xổ; vỏ rễ dùng bôi lên vết
áp xe, vết loét. Nước sắc của toàn cây được sử dụng điều trị các vấn đề về dạ dàyruột, gan, vô sinh và co giật ở trẻ em. Tro của toàn cây được sử dụng trên da đầu
điều trị nấm, trộn với dầu điều trị thấp khớp và ghẻ. Lá được nghiền nát trong nước
và chiết xuất để điều trị tiêu chảy. Nhựa cây từ lá nhỏ vào mắt chữa viêm kết mạc.
[8]
Ở Burkina Faso, phần trên mặt đất được sử dụng từ lâu đời nhằm điều trị sốt rét ở
trẻ sơ sinh, co giật ở trẻ em, phù, khó thở, khó sinh, tiểu máu, chống co giật, lợi tiểu
và giảm co thắt. [19]

1.1.7 Những tác dụng của Boerhacvia erecta đã được phát hiện qua các
cơng trình nghiên cứu thế giới
Đào Thị Bích Ngọc và cộng sự trong nghiên cứu năm 2021 về Berecton A và B:
Hai rotenoids mới từ bộ phận trên mặt đất của cây Boerhavia erecta đã trình bày tác

dụng ức chế alpha glucosidase của cây [20].
Compaore Moussa và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu năm 2018 nằm khảo sát tác
dụng kháng viêm và chống oxy hóa của các cao phân đoạn Boerhavia erecta
(Nyctaginaceae) [21].
Các nghiên cứu về chiết xuất từ lá cho thấy tác dụng chống vi khuẩn (Perumal
Samy và cộng sự, 1999) [22], chống sốt rét (Hilouset và cộng sự; 2004; Stintzing và
cộng sự, 2004)[19][23] và chống oxy hóa (Petrus và cộng sự, 2012) [24].


12

1.2 TỔNG QUAN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
1.2.1 Định nghĩa
Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh rối loạn chuyển hóa, có đặc điểm tăng glucose
huyết mạn tính do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin hoặc cả hai.
Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa
carbohydrate, protide, lipide, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở
tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh. [3]

1.2.2 Tình hình dịch tễ
Theo Liên đoàn ĐTĐ Quốc tế (IDF), năm 2019 toàn thế giới có 463 triệu người
(trong độ tuổi 20-79) bị ĐTĐ, dự kiến sẽ đạt 578 triệu người vào năm 2030 và 700
triệu người vào năm 2045. Ước tính hơn 4 triệu người trong độ tuổi từ 20-79 đã tử
vong vì các nguyên nhân liên quan đến ĐTĐ trong năm 2019. Bên cạnh đó, cùng
với việc tăng sử dụng thực phẩm khơng thích hợp, ít hoặc khơng hoạt động thể lực
ở trẻ em, bệnh ĐTĐ type 2 đang có xu hướng tăng ở cả trẻ em, trở thành vấn đề sức
khỏe cộng đồng nghiêm trọng. Bệnh ĐTĐ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, là
nguyên nhân hàng đầu của bệnh tim mạch, mù lòa, suy thận và cắt cụt chi. Đáng lưu
ý, có tới 70% trường hợp ĐTĐ type 2 có thể dự phòng hoặc làm chậm xuất hiện
bệnh bằng tuân thủ lối sống lành mạnh (dinh dưỡng hợp lý, luyện tập thể dục…).

Ở Việt Nam, năm 1990 của thế kỷ trước, tỷ lệ bệnh ĐTĐ chỉ là 1,1% (ở thành phố
Hà Nội), 2,52% (ở thành phố Hồ Chí Minh), 0,96% (ở thành phố Huế), thì nghiên
cứu năm 2012 của Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho thấy: tỷ lệ hiện mắc ĐTĐ
trên toàn quốc ở người trưởng thành là 5,42%, tỷ lệ ĐTĐ chưa được chẩn đoán
trong cộng đồng là 63,6%. Tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose là 7,3%, rối loạn glucose
huyết lúc đói 1,9% (tồn quốc năm 2003). Theo kết quả điều tra STEPwise về các
yếu tố nguy cơ của bệnh không lây nhiễm do Bộ Y tế thực hiện năm 2015, ở nhóm
tuổi từ 18-69, cho thấy tỷ lệ ĐTĐ toàn quốc là 4,1%, tiền ĐTĐ là 3,6%, trong đó tỷ
lệ ĐTĐ được chẩn đốn là 31,1%, tỷ lệ ĐTĐ chưa được chẩn đoán là 69,9%. Trong
số những người được chẩn đoán, tỷ lệ ĐTĐ được quản lý tại cơ sở y tế: 28,9%, tỷ lệ
ĐTĐ chưa được quản lý: 71,1%. Dữ liệu cập nhật của Liên đoàn ĐTĐ Quốc tế
(IDF) cho thấy năm 2019 Việt Nam có tỷ lệ 6% người trưởng thành mắc ĐTĐ. [3]

1.2.3 Phân loại

Bệnh ĐTĐ được phân thành 4 loại chính:
a) ĐTĐ type 1 (do phá hủy tế bào β tụy, dẫn đến thiếu insulin tuyệt đối).
b) ĐTĐ type 2 (do giảm chức năng của tế bào β tụy tiến triển trên nền tảng đề
kháng insulin).
c) ĐTĐ thai kỳ (là ĐTĐ được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của
thai kỳ và khơng có bằng chứng về ĐTĐ type 1, type 2 trước đó).


13

d) Các loại ĐTĐ đặc biệt do các nguyên nhân khác, như ĐTĐ sơ sinh hoặc ĐTĐ do
sử dụng thuốc và hoá chất như sử dụng glucocorticoid, điều trị HIV/AIDS hoặc sau
cấy ghép mô…

1.2.3.1 Đái tháo đường type 1


ĐTĐ type 1 do tế bào β bị phá hủy nên BN khơng cịn hoặc cịn rất ít insulin, 95%
do cơ chế tự miễn (type 1A), 5% vô căn (type 1B). Bệnh nhân (BN) bị thiếu hụt
insulin, tăng glucagon trong máu và nếu khơng điều trị sẽ có nguy cơ nhiễm toan
ceton. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu ở trẻ em và thanh thiếu
niên. BN cần insulin để ổn định glucose huyết. Người lớn tuổi có thể bị ĐTĐ tự
miễn diễn tiến chậm còn gọi là Latent Autoimmune Diabetes of Adulthood, lúc đầu
BN còn đủ insulin nên khơng bị nhiễm toan ceton và có thể điều trị bằng thuốc viên
nhưng tình trạng thiếu insulin sẽ năng dần với thời gian.

1.2.3.2 Đái tháo đường type 2

ĐTĐ type 2 trước kia được gọi là ĐTĐ của người lớn tuổi hay ĐTĐ không phụ
thuộc insulin, chiếm 90-95% các trường hợp. Thể bệnh này bao gồm những người
có thiếu insulin tương đối cùng với đề kháng insulin. Ít nhất ở giai đoạn đầu hoặc có
khi suốt cuộc sống BN ĐTĐ type 2 khơng cần insulin để sống sót.
Có nhiều ngun nhân của ĐTĐ type 2 nhưng khơng có một ngun nhân chun
biệt nào. BN khơng có sự phá hủy tế bào beta do tự miễn, khơng có kháng thể tự
miễn trong máu. Đa số BN có béo phì hoặc thừa cân và/hoặc béo phì vùng bụng với
vịng eo to. Béo phì nhất là béo phì vùng bụng có liên quan với tăng acid béo trong
máu, mô mỡ cũng tiết ra một số hormon làm giảm tác dụng của insulin ở các cơ
quan đích như gan, tế bào mỡ, tế bào cơ (đề kháng insulin tại các cơ quan đích). Do
tình trạng đề kháng insulin, ở giai đoạn đầu tế bào β bù trừ và tăng tiết insulin trong
máu, nếu tình trạng đề kháng insulin kéo dài hoặc nặng dần, tế bào β sẽ không tiết
đủ insulin và ĐTĐ type 2 lâm sàng sẽ xuất hiện. Tình trạng đề kháng insulin có thể
cải thiện khi giảm cân, hoặc dùng một số thuốc nhưng khơng bao giờ hồn tồn trở
lại bình thường.

1.2.3.3 Đái tháo đường thai kì


ĐTĐ thai kỳ là ĐTĐ được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai
kỳ và khơng có bằng chứng về ĐTĐ type 1, type 2 trước đó. Nếu phụ nữ có thai 3
tháng đầu được phát hiện tăng glucose huyết thì chẩn đoán là ĐTĐ chưa được chẩn
đoán hoặc chưa được phát hiện và dùng tiêu chí chẩn đốn như ở người khơng có
thai. [3] Sau khi sinh 6 tuần bệnh nhân được đánh giá lại để xếp vào các nhóm đái
thái đường, hoặc rối loạn đường huyết lúc đói, hoặc rối loạn dung nạp glucose, hoặc
bình thường. Trong đa số trường hợp, thai phụ sẽ trở về bình thường sau sinh, tuy
nhiên một số bệnh nhân có thể rối loạn dung nạp ở lần sinh sau, 30 – 50% bệnh
nhân sau này sẽ có ĐTĐ thực sự hoặc type 1, hoặc type 2. ĐTĐ thai kì chiếm từ 3 –
5% số thai nghén. Chẩn đốn ĐTĐ thai kì quan trọng vì có thể làm giảm tỷ lệ tử


14

vong và bệnh lý chu sinh. Thai phụ bị ĐTĐ trong thai kì cũng tăng khả năng phải
mổ đẻ và bị cao huyết áp. [4]

1.2.3.4

Đái tháo đường thứ phát và thể bệnh chuyên biệt của đái tháo đường

a) Khiếm khuyết trên nhiễm sắc thể thường, di truyền theo gen trội tại tế bào

beta.
ĐTĐ đơn gen thể MODY (Maturity Onset Diabetes of the Young)
Insulin hoặc proinsulin đột biến (Protein đột biến preproinsulin-gen INS)
Đột biến kênh KATP (Protein đột biến: kênh chỉnh lưu Kali 6,2-gen KCNJ11;
Protein đột biến: Thụ thể sulfonylurea 1-gen ABBC8).
b) Khiếm khuyết trên nhiễm sắc thể thường, di truyền theo gen lặn tại tế bào
β:

Hội chứng Mitchell-Riley, Hội chứng Wolcott-Rallison, Hội chứng Wolfram, Hội
chứng thiếu máu hồng cầu to đáp ứng với thiamine, ĐTĐ do đột biến DNA ty thể.
Các thể bệnh này hiếm gặp, thường gây ĐTĐ sơ sinh hoặc ĐTĐ ở trẻ em.
c) Khiếm khuyết gen liên quan đến hoạt tính insulin
d) Các hội chứng bất thường nhiễm sắc thể khác (Hội chứng Down,
Klinefelter, Turner..) đôi khi cũng kết hợp với ĐTĐ.
e) Bệnh lý tụy: viêm tụy, chấn thương, u, cắt tụy, xơ sỏi tụy, nhiễm sắc tố
sắt…
f) ĐTĐ do bệnh lý nội tiết: to đầu chi, hội chứng Cushing, u tủy thượng thận,
cường giáp, u tiết glucagon.
g) ĐTĐ do thuốc, hóa chất: interferon alpha, corticoid, thiazide, hormon
giáp, thuốc chống trầm cảm, antiretroviral protease inhibitors. [3]

1.2.4 Triệu chứng lâm sàng
BN ĐTĐ type 1 hay type 2 có thể gặp các triệu chứng như: ăn nhiều, uống nhiều,
tiểu nhiều và sụt cân. Ngồi ra BN cịn có thể bị khơ miệng, khơ da, mệt mỏi, nhức
đầu, chóng mặt, mất ngủ, rụng tóc và rối loạn kinh nguyệt (ở phụ nữ), vết thương
lâu lành, có cảm giác kiến bị ở đầu chi,… Các triệu chứng này xuất hiện với tần
suất và cường độ khác nhau trên các BN ĐTĐ. [7]

1.2.5 Chẩn đoán
Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ dựa vào 1 trong 4 tiêu chí sau đây:
a) Glucose huyết tương lúc đói ≥ 126 mg/dL (hay 7 mmol/L) hoặc:
b) Glucose huyết tương ở thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp với
75g glucose bằng đường uống ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L)
c) HbA1c ≥ 6,5% (48 mmol/mol). Xét nghiệm HbA1c phải được thực hiện
bằng phương pháp đã chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế.


15


d) BN có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết hoặc của cơn tăng
glucose huyết cấp kèm mức glucose huyết tương bất kỳ ≥ 200 mg/dL (hay 11,1
mmol/L).
Chẩn đoán xác định nếu có 2 kết quả trên ngưỡng chẩn đoán trong cùng 1 mẫu máu
xét nghiệm hoặc ở 2 thời điểm khác nhau đối với tiêu chí a, b, hoặc c; riêng tiêu chí
d: chỉ cần một lần xét nghiệm duy nhất.
Lưu ý:
Glucose huyết đói được đo khi BN nhịn ăn (khơng uống nước ngọt, có thể uống
nước lọc, nước đun sơi để nguội) ít nhất 8 giờ (thường phải nhịn đói qua đêm từ 8 14 giờ).
Nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống phải được thực hiện theo hướng
dẫn của Tổ chức Y tế thế giới: BN nhịn đói từ nửa đêm trước khi làm nghiệm pháp,
dùng một lượng 75g glucose, hòa trong 250-300 mL nước, uống trong 5 phút; trong
3 ngày trước đó BN ăn khẩu phần có khoảng 150-200 gam carbohydrat mỗi ngày,
khơng mắc các bệnh lý cấp tính và khơng sử dụng các thuốc làm tăng glucose
huyết. Định lượng glucose huyết tương tĩnh mạch. [3]


16

Hình 1.4: Sơ đồ chẩn đốn đái tháo đường
Nguồn: Bộ y tế

1.2.6 Các nhóm thuốc điều trị đái tháo đường ngoại trừ Insulin
 Ức chế enzyme α-glucosidase
Cơ chế tác dụng: thuốc cạnh tranh và ức chế tác dụng của enzyme thủy phân đường
phức thành đường đơn, do đó làm chậm hấp thu carbohydrat từ ruột.
Thuốc trong nhóm: Acarbose
 Sulfonylurea
Đường sử dụng: đường uống

Cơ chế tác dụng: Nhóm sulfonylurea có chứa nhân sulfonic acid urea, khi thay đổi
cấu trúc hóa học sẽ cho ra các loại chế phẩm khác nhau về hoạt tính. Thuốc kích
thích tế bào beta tụy tiết insulin. Thuốc gắn vào kênh kali phụ thuộc ATP (KATP)
nằm trên màng tế bào beta tụy làm đóng kênh này, do đó làm phân cực màng tế bào.


17

Khi màng tế bào beta phân cực, kênh calci phụ thuộc điện thế sẽ mở ra, calci sẽ đi
vào trong tế bào làm phóng thích insulin từ các hạt dự trữ. Thuốc làm giảm HbA1c
từ 1 – 1,5%.
Các thuốc trong nhóm: Glyburide/glibenclamide, Glimepiride, Gliclazide, Glipizide
 Metformin
Đường sử dụng: đường uống.
Cơ chế tác dụng: giảm sản xuất glucose ở gan. Có tác dụng yếu trên tăng hiệu ứng
incretin. Thuốc làm giảm HbA1c khoảng 1 – 1,5%. Liều thường dùng 500-2000
mg/ngày. Ít khi cần dùng đến liều 2500mg/ngày, ở liều này tác dụng giảm glucose
huyết không tăng nhiều nhưng tác dụng phụ sẽ nhiều hơn.
 Glinides
Hiện có tại Việt Nam: Repaglinide.
Cơ chế tác dụng tương tự như sulfonylurea.
 Thiazolidinedione (TZD hay glitazone)
Cơ chế tác dụng: Hoạt hóa thụ thể PPARγ, tăng biểu lộ chất chuyên chở glucose
loại 1-4 (GLUT1 và GLUT4) giảm nồng độ acid béo trong máu, giảm sản suất
glucose tại gan, tăng adiponectin và giảm sự phóng thích resistin từ tế bào mỡ, tăng
chuyển hóa tế bào mỡ kém biệt hóa (preadipocytes) thành tế bào mỡ trưởng thành.
Tóm lại thuốc làm tăng nhạy cảm với insulin ở tế bào cơ, mỡ và gan.
Thuốc trong nhóm: pioglitazone
 Thuốc có tác dụng Incretin
Cơ chế tác dụng: ức chế enzyme DDP- 4, một enzyme thối giáng GLP-1, do đó

làm tăng nồng độ GLP-1 (glucagon-like peptide) có hoạt tính.
Thuốc trong nhóm: Sitagliptin, Saxagliptin, Vildagliptin, Linagliptin
 Thuốc đồng vận thụ thể GLP-1 (GLP-1RA: GLP-1 Receptor Agonist)
Thuốc đồng vận thụ thể GLP-1 hoạt động thông qua tương tác đặc hiệu với các thụ
thể GLP-1 trên tế bào beta tụy, kích thích sự tiết insulin và làm giảm sự tiết
glucagon khơng thích hợp theo cách phụ thuộc glucose. GLP-1 RA làm chậm sự
làm rỗng dạ dày, làm giảm cân nặng và khối lượng chất béo trong cơ thể qua cơ chế
bao gồm làm giảm cảm giác đói và giảm năng lượng nạp vào. Ngoài ra, thụ thể
GLP-1 cũng có mặt tại một số vị trí cụ thể ở tim, hệ thống mạch máu, hệ thống
miễn dịch và thận, ngăn ngừa tiến triển và giảm viêm mảng xơ vữa động mạch chủ.
Thuốc trong nhóm: Liraglutide.


18

 Thuốc ức chế kênh đồng vận chuyển Natri-glucose SGLT2 (Sodium Glucose
Transporter 2)
Cơ chế tác dụng: Glucose được lọc qua cầu thận sau đó được tái hấp thu chủ yếu ở
ống thận gần dưới tác dụng của kênh đồng vận chuyển Natri-glucose (Sodium
Glucose CoTransporters (SGlT). SGLT2 giúp tái hấp thu khoảng 90% glucose lọc
qua cầu thận, do đó ức chế tác dụng kênh này ở BN ĐTĐ type 2 sẽ làm tăng thải
glucose qua đường tiểu và giúp giảm glucose huyết.
Thuốc trong nhóm: Canagliflozin, Dapagliflozin và Empagliflozin. [3]

Hình 5: Hướng dẫn điều trị đái tháo đường
Nguồn: Bộ y tế

1.3 TỔNG QUAN ENZYME α-GLUCOSIDASE

Enzym α-glucosidase nằm ở viền bàn chải của niêm mạc ruột và có tác dụng chuyển

hóa oligo-, tri- và disaccharide (ví dụ như sucrose) thành các monosaccharide nhỏ
hơn ví dụ như glucose, fructose) giúp dễ hấp thu hơn [33].
Enzym tuyến tuỵ α-amylase là một enzym quan trọng giúp phá vỡ các carbohydrate
trong chế độ ăn như tinh bột thành các monosaccharide đơn giản trong hệ tiêu hóa.
Những chất này tiếp tục bị phân giải bởi các α-glucosidase thành glucose, khi được
hấp thu, sẽ đi vào máu. Do đó, việc ức chế enzym α-glucosidase có thể làm chậm
q trình hấp thu glucose và do đó làm giảm lượng glucose trong máu [34].
Với cơ chế hoạt động như trên, nhóm thuốc này không gây hạ glucose huyết khi sử
dụng đơn độc nhưng nguy cơ hạ đường huyết gia tăng khi sử dụng kết hợp các
thuốc điều trị ĐTĐ khác như sulfonylure, insulin,.. [9]. Tác dụng không mong
muốn chủ yếu trên đường tiêu hóa do tăng lượng carbohydrat khơng được hấp thu ở
ruột non đến đại tràng, dẫn đến sình bụng, đầy hơi, đi ngoài phân lỏng [3].


19

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
2.1. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ THIẾT BỊ
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Cây Nam Sâm đứng sản xuất tại công ty TNHH SX-TM HỒNG ĐÀI VIỆT- Trung
tâm Nghiên cứu & Sản xuất Dược liệu Miền Trung, Khu cơng nghiệp Hồ Hiệp
Nam, TX. Đơng Hồ, Phú Yên. Lô sản xuất: SĐ 010922, ngày sản xuất:
12/09/2022, đạt tiêu chuẩn cơ sở.
2.1.2. Chuẩn bị mẫu nghiên cứu
Toàn cây nam sâm đứng nghiền thành bột (4kg) được ngấm kiệt trong methanol
99%. Dịch methanol 99% được cô quay dưới áp suất thấp để thu được cao methanol
thô. Từ cao chiết methanol 99%, tiến hành phân bố lại trong các dung môi nhexane, n-hexane: ethyl acetate (1:1, v/v), và ethyl acetate.

2.2 PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU

2.2.1 Hoá chất và thuốc thử
Hoá chất: methanol 99%, n-hexane, cloroform, ethyl acetate, silica gel pha thường
và pha đảo (Silica gel pha thường có cỡ hạt là 0,040-0,063 mm (240–430 mesh).
Silica gel pha đảo là ODS), dung dịch α-glucosidase 0.5UI, dung dịch Na2CO3 0,2
M, Streptozocin, đệm citrate 0,1M lạnh (pH 4,5), dung dịch glucose 5%, Dimethyl
sulfoxide (DMSO).
Thuốc thử: dung dịch H2SO4 10%, dung dịch p-nitrophenyl-α-D-glucopyranoside
(pNPG) 3 mM

2.2.2 Thiết bị và dụng cụ
Thiết bị: bình ngấm kiệt hình nón, máy cơ quay Buchi, đèn tử ngoại, máy HPLC
Perkin Elmer Serie 2000, máy Kofler micro-hotstage, máy Kruss A.Kruss GmbH
P8000 optronic polarimeter, máy PerkinElmer Lambda 25 UV-VIS spectrometer,
máy Shimadzu FTIR-8200 infrared spectrophotometer, máy HR-ESI-MS (Bruker
MicroOTOF–Q 10187), máy cộng hưởng từ hạt nhân (BRUKER AVANCE) (tần số
500 MHz đối với phổ 1H-NMR) và 125 MHz (đối với phổ 13C-NMR), máy đo
đường huyết 3 trong 1 Benecheck Plus (xuất xứ Đài Loan), .
Dụng cụ: bình ngấm kiệt, bản mỏng tráng sẵn DC-Alufolien 60 F 254 (Merck
1,05715), bản mỏng pha đảo RP18 F254s (Merck), bản mỏng tráng sẵn silica gel 60G
F254 (Merck, ký hiệu 105875), cột thủy tinh, que thử glucose huyết


20

2.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.3.1 Phương pháp và nội dung nghiên cứu
2.3.1.1. Phương pháp điều chế cao thô và cao phân đoạn
Các dung môi sử dụng đạt tiêu chuẩn dược dụng và tiêu chuẩn phân tích. Hóa chất
thử nghiệm được cung cấp bởi Sigma. Thiết bị bình ngấm kiệt, máy cơ quay Buchi
tại bộ mơn Bào chế và phịng thí nghiệm trung tâm- khoa Y học cổ truyền.

Sử dụng các phương pháp, quy trình thường quy trong lĩnh vực hóa học hợp chất
thiên nhiên để điều chế cao thô, cao phân đoạn cũng như phân lập các hợp chất.
Cách tiến hành
Bột cây khô (4 kg) được làm ẩm với một lượng vừa đủ ethanol 96%. Sau đó cho tất
cả bột dược liệu vào bình ngấm kiệt hình nón cụt nhằm thu dịch chiết dược liệu. Sử
dụng phương pháp ngấm kiệt chiết xuất ngược dòng nhằm thu được dịch chiết đậm
đặc và dược liệu được chiết kiệt.
Dịch ethanol 96% được cô quay để thu được cao ethanol thô.
Từ cao chiết ethanol 96%, tiến hành phân bố lại trong các dung môi n-hexane,
cloroform và ethyl acetate. Quá trình cụ thể được trình bày như sau:
Cao ethanol 96% thô được phân tán vào nước rồi thực hiện chiết lỏng-lỏng lần lượt
với n-hexane. Quá trình lặp lại 3 lần, thu phần dung dịch phía trên, cô quay đuổi
dung môi để thu được cao n-hexane. Phần dung dịch phía dưới được tiếp tục thực
hiện chiết lỏng-lỏng với cloroform để thu được cao cloroform. Tiếp tục thực hiện
việc chiết lỏng-lỏng với dung môi ethyl acetate để thu được cao ethyl acetate. Phần
dung dịch cịn lại cơ quay đuổi dung mơi thu được cao nước.
Tiêu chí đánh giá cao chiết: theo Dược điển Việt Nam V, mức đánh giá độ ẩm cho
cao đặc là không quá 20% (Theo PL 1.1, trang PL-9 của DĐVN V).
2.3.1.2. Phương pháp ly trích các hợp chất từ phân đoạn
Sử dụng phương pháp cô lập các hợp chất theo định hướng dựa trên kết quả thử
nghiệm hoạt tính sinh học invitro của các cao phân đoạn của loài Boerhavia Erecta,
cao phân đoạn có hoạt tính sinh học cao nhất sẽ được sử dụng để cô lập chất. Sử
dụng phương pháp sắc ký cột để chia cao có hoạt tính thành nhiều phân đoạn khác
nhau, và từ các phân đoạn này tiến hành cô lập các hợp chất tinh khiết bằng cách sử
dụng các phương pháp sắc ký cột pha thường, cột pha đảo RP18, sắc ký bản mỏng
điều chế hoặc HPLC kết hợp với sắc ký lớp mỏng.
Tất cả các thí nghiệm được thực hiện ở Phịng thí nghiệm Khoa Y học Cổ Truyền,
Đại học Y Dược TP.HCM.
Sắc ký lớp mỏng (TLC): Sắc ký lớp mỏng được thực hiện trên bản mỏng tráng sẵn
DC-Alufolien 60 F254 (Merck 1,05715), bản mỏng pha đảo RP18 F254s (Merck). Các

cấu tử hữu cơ được phát hiện bằng đèn tử ngoại ở hai bước sóng 254 nm và 365 nm,
hoặc phun đều dung dịch H2SO4 10% lên bản mỏng, sấy khơ rồi hơ nóng từ từ trên
bếp điện cho đến khi hiện màu.



×