Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Tuân thủ điều trị và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện trưng vương năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 116 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA Y TẾ CƠNG CỘNG
----------

LÂM TẤN HIỂN

TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH
NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2
ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH
VIỆN TRƯNG VƯƠNG NĂM 2019

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ Y HỌC DỰ PHỊNG

TP. Hồ Chí Minh, năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA Y TẾ CƠNG CỘNG
----------

LÂM TẤN HIỂN

TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH
NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2
ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH


VIỆN TRƯNG VƯƠNG NĂM 2019

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ Y HỌC DỰ PHÒNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: Nguyễn Thanh Xuân

TP. Hồ Chí Minh, năm 2019


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BMI

Body Mass Index: (chỉ số khối cơ thể)

BHYT

Bảo hiểm y tế

ĐTĐ

Đái Tháo Đường

HĐTL

Hoạt động thể lực

HHĐTĐHK

Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ


KTĐH & KSKĐK

Kiểm tra đường huyết & Khám sức khỏe định kỳ

LDĐTĐQT

Liên đoàn đái tháo đường quốc tế

IPAQ

International physical Activity questionnaire:
bộ câu hỏi hoạt động thể chất

MCQ

Medication Compliance Questionnaire: (thang đo tuân thủ
dùng thuốc )

MET

Metabolic equivalent Task: đơn vị chuyển hóa tương đương

MMAS

Morisky Medication Adherence Scale: (thang đo tuân thủ
dùng thuốc Morisky )

SCSDA

The Summary of Diabetes Self-care Activity: (thang đo

hoạt động tự quản lý đái tháo đường )

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TTYTTG

Tổ chức y tế thế giới


Lời cam đoan
“Tôi xin cam đoan số liệu trong luận văn này là được ghi nhận, nhập liệu và phân tích
một cách trung thực. Luận văn này khơng có bất kì số liệu, văn bản, tài liệu đã được
Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh hay trường đại học khác chấp nhận để cấp
văn bằng đại học, sau đại học. Luận văn cũng khơng có số liệu, văn bản, tài liệu đã
được công bố trừ khi đã được công khai thừa nhận.
Đề cương nghiên cứu đã được chấp thuận về mặt y đức trong nghiên cứu từ Hội đồng
Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học số 17 QĐ/ - BVTV kí ngày 20/02/2019”

Sinh viên

Lâm Tấn Hiển


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG ...............................................................................................................

TÓM TẮT.....................................................................................................................
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU.......................................................................................... 3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 3
DÀN Ý NGHIÊN CỨU.............................................................................................. 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN Y VĂN ........................................................................ 5
1.1 Các khái niệm .............................................................................................................. 5
1.2 Điều trị đái tháo thường type 2. ................................................................................... 7
1.3 Các thang đo đánh giá tuân thủ điều trị đái tháo đường. ........................................... 13
1.4 Một số nghiên cứu về tuân thủ điều trị đái tháo đường. ............................................ 16

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 23
2.1 Thiết kế nghiên cứu ................................................................................................... 23
2.2 Đối tượng nghiên cứu: ............................................................................................... 23
2.3 Liệt kê và định nghĩa biến số ..................................................................................... 26
2.4 Thu thập dữ kiện ........................................................................................................ 35
2.6 Nghiên cứu thử .......................................................................................................... 37
2.7 Y đức .......................................................................................................................... 38

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ ......................................................................................... 39
3.1 Các đặc tính nền của mẫu nghiên cứu ....................................................................... 39
3.2 Tuân thủ dùng thuốc .................................................................................................. 43
3.3 Tuân thủ hoạt động thể lực ........................................................................................ 45
3.4 Tuân thủ dinh dưỡng .................................................................................................. 46
3.5 Tuân thủ kiểm tra đường huyết và khám sức khỏe định kỳ ....................................... 47
3.6 Mối liên quan giữa tuân thủ dùng thuốc với đặc điểm của mẫu nghiên cứu ............. 49
3.7 Mối liên quan giữa tuân thủ HĐTL với đặc điểm của mẫu nghiên cứu .................... 54
3.8 Mối liên quan giữa tuân thủ dinh dưỡng với đặc điểm của mẫu nghiên cứu............. 59
3.9 Mối liên quan giữa tuân thủ KTĐH&KSKĐK với đặc điểm mẫu nghiên cứu .............. 64


CHƯƠNG 4 : BÀN LUẬN ...................................................................................... 70

4.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu ......................................................................................... 70
4.2 Tuân thủ điều trị đái tháo đường ................................................................................ 73
4.3 Mối liên quan giữa tuân thủ điều trị với đặc điểm của mẫu nghiên cứu.................... 80
4.4 Điểm mạnh và điểm hạn chế của nghiên cứu ............................................................ 88
4.5 Điểm mới và tính ứng dụng của nghiên cứu .............................................................. 88

KẾT LUẬN .............................................................................................................. 90
KIẾN NGHỊ .............................................................................................................. 92


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. 1Các chỉ số cần kiểm soát trong đái tháo đường type 2 ............................... 8
Bảng 1. 2 Khuyến cáo chung cho việc tập luyện thể lực đối với bệnh nhân đái tháo
đường type 2 [31] ................................................................................................... 10
Bảng 3. 1 Các đặc điểm dân số của mẫu nghiên cứu (n=257) ................................. 39
Bảng 3. 2 Đặc điểm kinh tế - xã hội của mẫu nghiên cứu (n=257) .......................... 40
Bảng 3. 3 Đặc điểm thời gian bệnh lý (n=257) ........................................................ 41
Bảng 3. 4 Các bệnh mãn tính đi kèm của bệnh nhân (n=257) ................................. 42
Bảng 3. 5 Đặc điểm dùng thuốc của mẫu nghiên cứu (n=257) ................................ 43
Bảng 3. 6 Mô tả tuân thủ dùng thuốc theo thang đô MCQ ...................................... 44
Bảng 3. 7 Đặc điểm tuân thủ hoạt động thể lực của mẫu nghiên cứu ( n=257) ....... 45
Bảng 3. 8 Mô tả tuân thủ hoạt động thể lực của mẫu nghiên cứu (n=257) .............. 46
Bảng 3. 9 Đặc điểm tuân thủ dinh dưỡng của mẫu nghiên cứu (n=257) ................. 46
Bảng 3. 10 Mô tả tuân thủ dinh dưỡng theo thang đo SDSCA ................................ 47
Bảng 3. 11 Đặc điểm tuân thủ kiểm tra đường huyết và khám sức khỏe định kỳ.... 47
Bảng 3. 12 Mô tả tuân thủ kiểm tra đường huyết và khám sức khỏe định kỳ (n=257)
.................................................................................................................................. 48
Bảng 3. 13 Mối liên quan giữa tuân thủ dùng thuốc với đặc điểm dân số (n=257) . 49
Bảng 3. 14 Mối liên quan giữa tuân thủ dùng thuốc với đặc điểm kinh tế xã hội
(n=257) ..................................................................................................................... 50

Bảng 3. 15 Mối liên quan giữa tuân thủ dùng thuốc với thời gian bệnh lý (n=257) 52
Bảng 3. 16 Mối liên quan tuân thủ dùng thuốc với bệnh lý đi kèm (n=257) ........... 52
Bảng 3. 17 Mối liên quan giữa tuân thủ hoạt động thể lực với đặc điểm dân số (n=257)
.................................................................................................................................. 54
Bảng 3. 18 Mối liên quan giữa tuân thủ hoạt động thể lực với đặc điểm kinh tế xã hội
(n=257) ..................................................................................................................... 55
Bảng 3. 19 Mối liên quan giữa tuân thủ hoạt động thể lực với thời gian bệnh lý
(n=257) ..................................................................................................................... 56
Bảng 3. 20 Mối liên quan giữa tuân thủ hoạt động thể lực với bệnh lý đi kèm (n=257)
.................................................................................................................................. 57
Bảng 3. 21 Mối liên quan giữa tuân thủ dinh dưỡng với đặc điểm dân số (n=257) 59
Bảng 3. 22 Mối liên quan giữa tuân thủ dinh dưỡng với đặc điểm kinh tế xã hội
(n=257) ..................................................................................................................... 60


Bảng 3. 23 Mối liên quan giữa tuân thủ dinh dưỡng với thời gian bệnh lý (n=257) 62
Bảng 3. 24 Mối liên quan giữa tuân thủ dinh dưỡng với bệnh lý đi kèm (n=257) .. 63
Bảng 3. 25 Mối liên quan giữa tuân thủ kiểm tra đường huyết và khám sức khỏe định
kỳ với đặc điểm dân số (n=257) ............................................................................... 64
Bảng 3. 26 Mối liên quan giữa tuân thủ kiểm tra đường huyết và khám sức khỏe định
kỳ với đặc điểm kinh tế xã hội (n=257) .................................................................. 65
Bảng 3. 27 Mối liên quan giữa tuân thủ kiểm tra đường huyết và khám sức khỏe định
kỳ với đặc điểm bệnh lý ........................................................................................... 67
Bảng 3. 28 Mối liên quan giữa tuân thủ kiểm tra đường huyết và khám sức khỏe định
kỳ với bệnh lý đi kèm (n=257) ................................................................................. 68


TÓM TẮT
Tên đề tài: tuân thủ điều trị và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường type
2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện trưng vương năm 2019

Chủ nhiệm đề tài: Lâm Tấn Hiển
Tóm tắt nội dung đề tài:
Thời gian thực hiện: 11/2018 đến 20/6/2019
Tổng kinh phí:
Loại hình đề tài: khóa luận tốt nghiệp đại học
Sản phẩm nghiên cứu: khóa luận tốt nghiệp
Dự kiến cơ quan ứng dụng kết quả nghiên cứu: BV Cấp Cứu Trưng Vương TPHCM

Tóm tắt:
Hiện nay, Trưng Vương là bệnh viện có chuyên khoa nội tiết lớn tại TP Hồ Chí Minh,
tỷ lệ người bệnh đến khám và điều trị ngày một gia tăng một phần do lối sống, chế
độ dinh dưỡng cũng như dùng thuốc chưa được hợp lý. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ tuân
thủ điều trị và các yếu tố liên quan đến việc tuân thủ điều trị ở bệnh nhân đái tháo
đường type 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viên Trưng Vương. Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 257 bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị ngoại
trú tại bệnh viện Trưng Vương năm 2019. Kết quả: Tỷ lệ tuân thủ dùng thuốc 77,4%,
tỷ lệ tuân thủ hoạt động thể lực là 59,5%, tỷ lệ tuân thủ dinh dưỡng là 30,0%, tỷ lệ
tuân thủ kiểm soát đường huyết và khám sức khỏe định kỳ là 71,2%. Có mối liên
quan có ý nghĩa thống kê giữa tuân thủ dùng thuốc với giới tính , nghề nghiệp, trình
độ học vấn, tình trạng hơn nhân , tình trạng kinh tế, những bệnh nhân mắc bệnh tim
mạch kèm theo (p<0,05). Có mối liên quan giữa tuân thủ hoạt động thể lực với nhóm
tuổi, nghề nghiệp, thời gian phát hiện và điều trị bệnh, những bệnh nhân có bệnh lý
kèm theo, bệnh tăng huyết áp , tim mạch, bệnh khớp (p<0,05). Có mối liên quan giữa
tuân thủ dinh dưỡng với nhóm tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn, tình trạng kinh
tế, thời gian phát hiện và điều trị bệnh (p<0,05). Có mối liên quan giữa tuân thủ kiểm
tra đường huyết và khám sức khỏe định kỳ với giới tính, nhóm tuổi, nơi sống, nghề
nghiệp, trình độ học vấn, thời gian phát hiện và điều trị bệnh, bệnh nhân mắc các
bệnh lý kèm theo, bệnh tăng huyết áp, bệnh khớp (p<0,05). Kết luận: Cần tăng cường
hơn nữa việc tuân thủ điều trị ở bệnh nhân đái tháo đường, đặc biệt là các biện pháp
thay đổi lối sống như chế độ dinh dưỡng, hoạt động thể lực và thường xuyên kiểm tra

đường huyết hơn.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường là nhóm các bệnh chuyển hóa địi hỏi có chế độ chăm sóc y tế đặc
biệt, được đặc trưng bởi sự tăng đường huyết cùng với rối loạn chuyển hóa đường,
đạm, mỡ với số người mắc ngày một gia tăng, gây ra nhiều gánh nặng cho toàn xã
hội [93], [32], [45]. Năm 2016, bệnh tiểu đường là nguyên nhân trực tiếp của 1,6 triệu
ca tử vong [96], [88]. Có hơn 3.535.700 trường hợp mắc bệnh tiểu đường ở Việt Nam
trong năm 2017 và đến năm 2045, con số này sẽ tăng lên tới 183 triệu [57].
Đối với bệnh ĐTĐ thì việc tuân thủ điều trị là một hành động vô cùng quan trong
nhưng theo TCYTTG cho thấy, việc tuân thủ điều trị trong một thời gian dài ở các
nước phát triển chỉ được tầm khoảng 50%, điều này có ảnh hưởng rất lớn đến q
trình điều trị lâu dài đối với bệnh ĐTĐ. Theo đó, dùng đúng, đủ liều và tích cực thay
đổi lối sống cũng như thực hiện chế độ ăn hợp lí kết hợp luyện tập phù hợp đảm bảo
đủ dinh dưỡng và các yếu tố vi lượng, giảm cân nếu thừa cân, thay đổi các thói quen
hút thuốc lá, hạn chế rượu bia và theo dõi đường huyết thường xuyên sẽ tạo điều kiện
cho bệnh nhân kiểm soát đường huyết tốt hơn. Theo HHĐTĐHK, thay đổi lối sống
và dùng thuốc là hai yếu tố chính quyết định đến việc kiểm sốt bệnh ĐTĐ type 2.
Tại Việt Nam, chế độ dinh dưỡng, vận động của bệnh nhân ĐTĐ type 2 là do
bệnh nhân tự xây dựng khẩu phần ăn dựa trên tư vấn của các chuyên gia dinh dưỡng
và các bác sĩ chuyên khoa đái tháo đường. Tuy nhiên phần lớn bệnh nhân khơng có
chế độ ăn hợp lí cũng như chế độ vận động phù hợp. Theo như báo cáo chung về tổng
quan ngành y tế năm 2015 thì các yếu tố hành vi nguy cơ hút thuốc lá, sử dụng rượu
bia, chế độ dinh dưỡng khơng hợp lí, và lối sống ít vận động thể lực là 1 trong những
nguyên nhân gây nên tăng gánh nặng bệnh tật của các bệnh khơng lây, trong đó có
đái tháo đườg. Theo như một nghiên cứu vừa kết hợp định lượng và định tính tại bệnh
viện Bãi Cháy, Quảng Ninh năm 2015 được thực hiện trên 286 người bệnh đến khám

cho thấy chỉ có khoảng 13,4% người bệnh tuân thủ cả 4 chế độ điều trị. Hiện nay Việt
Nam các thói quen ăn uống không lành mạnh, lối sống tĩnh tại không hoạt động thể
lực vẫn còn rất phổ biến. Với những nạn nhân đang trong tình trạng mạn tính của
ĐTĐ thì việc tn thủ điều trị thường sẽ thấp hơn những nạn nhân đang trong tình
trạng cấp tính . Thơng qua một số nghiên cứu cho thấy , tỉ lệ tuân thủ điều trị của


2

người bệnh tại Việt Nam chưa cao. Theo tác giả , Hồng Thị Thu chỉ có 36% người
bệnh tn thủ đầy đủ và toàn diện theo hướng dẫn của bác sĩ, 34% chỉ dùng thuốc mà
không thay đổi lối sống của mình, đặc biệt có đến 18% uống thuốc bừa bãi và 3% bỏ
thuốc hoặc chuyển sang điều trị theo Đơng Y TP Hồ Chí Minh là một trong những
thành phố phát triển về kinh tế xã hội lớn nhất cả nước, nghiên cứu của Nguyễn Thị
Thu Vân đã xác định tỉ lệ bệnh nhân ĐTĐ đến khám tại bệnh viện Trưng Vương ở
TPHCM năm 2013, thực hiện một nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 205 bệnh nhân
điều trị tại khoa Khám bệnh Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương .Thực hiện nghiên cứu
về việc tuân thủ điều trị gồm vận động thể lực, chế độ ăn uống và dùng thuốc. Kết
quả tỉ lệ bệnh nhân 100% bệnh nhân dùng thuốc kiểm tra đường huyết cả đường uống
và đường chích. Bệnh viện Trưng Vương là bệnh viện có chuyên khoa nội tiết lớn tại
TP Hồ Chí Minh, tỉ lệ người bệnh đến khám và điều trị ngày một gia tăng một phần
do lối sống, chế độ dinh dưỡng cũng như dùng thuốc chưa được hợp lý. Tuy nhiên lại
ít có nghiên cứu nào đánh giá tình trạng tuân thủ điều trị cũng như các yếu tố ảnh
hưởng đến tuân thủ điều trị ở bệnh nhân. Vì vậy đề tài “ Tuân thủ điều trị và các yếu
tố liên quan ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện Trưng Vương
năm 2019” xác định tỉ lệ tuân thủ điều trị của bệnh ĐTĐ type 2 về việc sử dụng thuốc,
tiết chế về dinh dưỡng, chế độ vận động phù hợp là cần thiết. Để từ đó tìm ra các mối
liên quan đến tuân thủ điều trị của người bệnh, đưa ra các kế hoạch, chính sách để
nâng cao chất lượng điều trị, nâng cao tỉ lệ tuân thủ của người bệnh để công tác điều
trị ngày càng tốt hơn, tránh những hậu quả xấu nhằm xác định tỉ lệ tuân thủ điều trị

và các yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị của người bệnh, giúp cán bộ y tế có cái
nhìn tổng qt về thực trạng tuân thủ điều trị của bệnh nhân, để từ đó đề ra các biện
pháp giáo dục sức khỏe, tập huấn cho nhân viên y tế, giúp bệnh nhân tuân thủ điều
trị tốt hơn, đạt mục tiêu kiểm tra đường huyết do Bộ y tế đề ra.


3

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1. Tỉ lệ tuân thủ điều trị ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện
Trưng Vương TP Hồ Chí Minh là bao nhiêu ?
2. Có hay khơng mối liên quan giữa các điều kiện kinh tế xã hội , đặc điểm dân
số và bệnh lý với tuân thủ điều trị ở bệnh nhân Đái tháo đường type 2 điều trị ngoại
trú tại bệnh viện Trưng Vương TP Hồ Chí Minh ?

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng quát:
Xác định tỉ lệ tuân thủ điều trị và các yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị ở bệnh
nhân ĐTĐ type 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện Trưng Vương TP Hồ Chí Minh.
Mục tiêu cụ thể:
1. Xác định tỉ lệ tuân thủ điều trị ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 điều trị ngoại trú tại
bệnh viện Trưng Vương TP Hồ Chí Minh :
Tỉ lệ tuân thủ dùng thuốc
Tỉ lệ tuân thủ kiểm tra đường huyết và khám sức khỏe định kỳ.
Tỉ lệ tuân thủ dinh dưỡng
Tỉ lệ tuân thủ hoạt động thể lực
2. Xác định mối liên quan giữa tuân thủ điều trị dùng thuốc, tuân thủ dinh dưỡng,
tuân thủ hoạt động thể lực, tuân thủ kiểm tra đường huyết và khám sức khỏe định kỳ
ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện Trưng Vương TP Hồ Chí
Minh với các yếu tố:

 Các đặc điểm dân số - kinh tế xã hội: tuổi, giới, dân tộc, tôn giáo, nơi ở
hiện tại, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hơn nhân, tình trạng chung
sống, tình trạng kinh tế, tham gia bảo hiểm y tế.
 Các đặc điểm bệnh lý: thời gian phát hiện bệnh, thời gian điều trị bệnh,
các bệnh kèm theo (tăng huyết áp, tim mạch, thận, khớp và bệnh khác).


4

DÀN Ý NGHIÊN CỨU

ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ
KINH TẾ XÃ HỘI
(tuổi, giới, dân tộc, tơn giáo, nơi ở
hiện tại, trình độ học vấn, nghề
nghiệp, tình trạng hơn nhân, tình
trạng chung sống, tình trạng kinh
tế, tham gia bảo hiểm y tế)

TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ
(tuân thủ dùng thuốc, tuân thủ dinh
dưỡng, tuân thủ HĐTL,
tuân thủ KSĐH&KSKĐK)

ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ
(thời gian phát hiện bệnh, thời
gian điều trị bệnh, các bệnh
kèm theo (tăng huyết áp, tim
mạch, thận, khớp và bệnh
khác)



5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN Y VĂN
1.1 Các khái niệm
1.1.1 Đái tháo đường
Theo tổ chức y tế thế giới (TCYTTG), ĐTĐ là một hội chứng có biểu hiện bằng
tăng glucose máu do hậu quả của việc thiếu hoặc mất hoàn toàn insulin hoặc có liên
quan đến sự suy yếu trong bài tiết và hoạt động của insulin gây rối loạn và suy chức
năng cho nhiều cơ quan khác như tim, mạch máu, mắt, thận và dây thần kinh .[95]
1.1.2 Tuân thủ điều trị đái tháo đường
Theo các nhà nghiên cứu trên thế giới có nhiều khái niệm về tuân thủ điều trị và
khơng có một khái niệm chuẩn nào đầy đủ về tình trạng tuân thủ điều trị của người
bệnh ĐTĐ. Tuy nhiên khái niệm của TCYTTG thường được các nhà nghiên cứu hay
áp dụng đó là: “ Tuân thủ điều trị của người bệnh ĐTĐ là sự kết hợp của 4 biện pháp:
chế độ dinh dưỡng, chế độ hoạt động thể lực, chế độ dùng thuốc, chế độ kiểm tra
đường huyết và khám sức khỏe định kỳ” [93].
1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị của bệnh nhân
Tổ chức y tế thế giới (TCYTTG) và Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ
(HHĐTĐHK) đã đề cập một số yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị của bệnh nhân
[45],[48],[93]
Thuốc điều trị : Người bệnh phải uống quá nhiều thuốc một ngày , đối với những
bệnh nhân áp dụng điều trị bằng uống thuốc kết hợp với tiêm thuốc và phải sử dụng
ít nhất 2 loại thuốc trở lên thì với số lượng thuốc và thời gian dùng thuốc kéo dài suốt
đời, kèm theo tâm lý sợ đau khi tiêm là những rào cản lớn tác động đến sự tuân thủ
Những hạn chế về chế độ ăn liên quan đến sử dụng thuốc : thời điểm sử dụng
thuốc có liên quan mật thiết đến bữa ăn hằng ngày của người bệnh , có thuốc dùng
trước bữa ăn có thuốc dùng sau bữa ăn khá xa và người bệnh cần phải kiêng cử các
loại rượu bia . Điều này cũng chính là vấn đề gây khó khăn nhất định cho người bệnh

Thiếu sự hỗ trợ : người nhà trong gia đình sẽ nhắc nhở người bệnh dùng thuốc
đùng giờ giấc, đủ liều và có thể đo đường huyết thường xuyên, do vậy đây cũng là
yếu tố khá quan trọng . Trên thực tế, nhiều người bệnh không thể tự đo đường huyết
tại nhà và thường không tuần thủ việc dùng thuốc.
Yếu tố tuổi : người bệnh ở tuổi càng cao, khả năng đề kháng insulin càng nhiều,


6

càng có nhiều biến chứng xảy ra, gây càn trở trong việc tuân thủ điều trị ở người
bệnh [14].
Gánh nặng về tài chính : Q trình mắc bệnh kéo dài, phải chi trả chi phí điều trị,
trong khi người bệnh khơng có thu nhập (ở những người cao tuổi) sẽ là gánh nặng tài
chính cho cả bệnh nhân và gia đình. Khó khăn và thiếu thốn sẽ khơng đảm bảo sức
khỏe thể chất và tinh thần dẫn đến chán nản và tuyệt vọng.
Thời gian điều trị bệnh : TCYTTG đã chỉ ra rằng tuân thủ điều trị dài hạn đối với
các bệnh mạn tính ở các nước phát triển trung bình chỉ khoảng 50% [41]. Tỉ lệ tuân
thủ thường giảm đối với bệnh nhân mắc bệnh mãn tính so với những người có tình
trạng cấp tính, giảm tn thủ nhanh nhất sau 6 tháng điều trị [72]
1.1.4 Hậu quả của việc khơng tn thủ điều trị:
Theo hướng dẫn chẩn đốn và điều trị đái tháo đường của Bộ y tế, khơng tn thủ
điều trị có thể dẫn đến các hậu quả sau : [14]
Khơng kiểm sốt được đường huyết
Khơng ngăn ngăn ngừa được các biến chứng cấp tính
Hạ glucose máu: là biến chứng thường do quá liều insulin, có thể do bệnh nhân
nhịn đói hay do uống nhiều rượu, có thể dẫn đến hơn mê thậm chí tử vong
Hơn mê nhiễm toan ceton: là một biến chứng nguy hiểm tức thời đến tính mạng
người bệnh, do thiếu insulin đã gây ra những rối loạn chuyển hóa protein, lipit,
carbohydrat. Đây là một cấp cứu nội khoa cần phải được theo dõi, điều trị tích cực.
Khơng ngăn ngừa được các biến chứng mạn tính : [14]

Biến chứng tim mạch: ĐTĐ làm tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tai biến
mạch máu não và mạch máu ngoại biên đưa đến đoạn chi.
Biến chứng tại thận: là biến chứng mãn tính thường gặp của ĐTĐ, bệnh thận giai
đoạn cuối, suy thận. Cần chạy thận nhân tạo hay thẩm phân phúc mạc
Biến chứng bàn chân: Loét bàn chân, cắt cụt chi dưới, hoại thư.
Biến chứng tại mắt: nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa, giảm thị lực.
Biến chứng thần kinh: biến chứng thần kinh ngoại biên do ĐTĐ gây mất cảm giác
ở chân, tay hay dị cảm, tê, gây đau nhức, nhiễm trùng chân đưa đến đoạn chi.


7

1.2 Điều trị đái tháo thường type 2.
Theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ĐTĐ type 2 của Bộ Y tế, nguyên tắc điều
trị ĐTĐ gồm : [14]
Nguyên tắc chung:
 Duy trì lượng glucose máu khi đói, glucose sau ăn gần như mức độ sinh
lý, đạt được mức HbA1C lý tưởng, nhằm giảm các biến chứng có liên quan,
giảm tỉ lệ tử vong do đái tháo đường.
 Giảm cân nặng (với người béo) hoặc không tăng cân (với người không
béo)
 Nguyên tắc cụ thể:
 Thuốc phải kết hợp với chế độ ăn uống và luyện tập. Đây là bộ ba
phương pháp điều trị đái tháo đường.
 Phải phối hợp điều trị hạ glucose máu, điều chỉnh các rối loạn lipit, duy
trì số đo huyết áp hợp lý, phịng chống các rối loạn đông máu.
 Khi cần phải dùng insulin (ví dụ trong các đợt cấp của bệnh mạn tính,
bệnh nhiễm trùng, nhồi máu cơ tim, ung thư, phẫu thuật…)



8

1.2.1 Mục tiêu điều trị đái tháo đường type 2.
Bảng 1. 1Các chỉ số cần kiểm soát trong đái tháo đường type 2
Chỉ số

Đơn vị

Tốt

Chấp nhận

Kém

mmlol/l

4,4 – 6,1

6,2 – 7,0

> 7,0

7,8 ≤ 10,0

> 10,0

Glucose máu
Lúc đói
Sau ăn


4,4 – 7,8

HbA1c

%

≤ 6,5

Huyết áp

mmHg

≤ 130/80*

BMI

kg/(m)2

18,5 – 23

18,5 – 23

≥ 23

mmol/l

< 4,5

4,5 – ≤ 5,2


≥ 5,3

HDL-c

mmol/l

> 1,1

≥ 0,9

< 0,9

Triglycerid

mmol/l

1,5

1,5 – ≤ 2,2

> 2,2

LDL-c

mmol/l

< 2,5**

2,5 – 3,4


≥ 3,4

Cholesterol TP

> 6,5 đến ≤ 7,5
130/80 – 140/90

> 7,5
> 140/90

HbA1C: mức kiểm soát đường huyết trong 3 tháng
* Người có biến chứng thận – từ mức có microalbumin niệu HA ≤ 125/75.
** Người có tổn thương tim mạch LDL-c nên dưới 1,7 mmol/l (dưới 70mg/dl))
Để đạt mục đích này cần dựa vào bốn loại hình quản lý đái tháo đường [14]:
 Quản lý dinh dưỡng bằng chế độ ăn hợp lý.
 Tăng cường hoạt động thể lực thích hợp.
 Điều trị bằng thuốc khi cần thiết theo chỉ dẫn của bác sỹ.
 Người bệnh tự theo dõi đường huyết và đi khám định kỳ
1.2.2 Các biện pháp điều trị ĐTĐ type 2.
1.2.2.1 Chế độ dùng thuốc
Nguyên tắc dùng thuốc [14] :
 Trường hợp bệnh mới được chẩn đoán, mức glucose máu thấp, chưa có
biến chứng nên điều chỉnh bằng chế độ ăn, luyện tập, theo dõi sát trong 3-6
tháng; nếu không đạt mục tiêu điều trị phải xem xét sử dụng thuốc.
 Dùng thuốc phải kết hợp với chế độ ăn và vận động thể lực.


9

 Bên cạnh việc điều chỉnh lượng glucose máu phải đồng thời lưu ý cân

bằng các thành phần lipit máu, các thơng số về đơng máu, duy trì số đo huyết
áp.
Mục đích điều trị dùng thuốc [14] :
Duy trì được lượng glucose máu khi đói, glucose máu sau ăn gần như mức
độ sinh lý, đạt được mức HbA1c lý tưởng, nhằm giảm các biến chứng có
liên quan, giảm tỉ lệ tử vong do đái tháo đường.
Giảm cân nặng (với người thừa cân, béo phì) hoặc duy trì cân nặng hợp lý.
1.2.2.2 Chế độ hoạt động thể lực
Hoạt động thể lực là một biện pháp điều trị quan trọng không thể thiếu, nhưng
phải có được sự hướng dẫn rõ ràng và kĩ càng từ nhân viên tư vấn , phải phù hợp với
tuổi, tình trạng sức khỏe cũng như bệnh lý của mỗi cá nhân. Theo TCYTTG mục đích
của hoạt động thể lực ở bệnh nhân ĐTĐ type 2: tác dụng điều chỉnh glucose máu
thơng qua việc làm giảm tình trạng kháng insulin, giảm mức huyết áp và cholesterol,
làm giảm nguy cơ tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, kiểm soát cân nặng, giảm
nguy cơ mắc các biến chứng. Vì vậy để đạt được mục đích này, TCYTTG và
HHĐTĐHK khuyến cáo người bệnh ĐTĐ nên hoạt động thể lực thích hợp khi ít nhất
30 phút mỗi ngày, 150 phút mỗi tuần với cường độ trung bình hoặc 75 phút mỗi tuần
với cường độ mạnh tương đường với giảm 7% trọng lượng cơ thể người bệnh , và
tương đương với 600 MET phút/tuần. Tất cả các cá nhân bao gồm cả những người
mắc bệnh ĐTĐ nên khuyến khích giảm khoảng thời gian ngồi như làm việc văn
phòng, làm việc máy tính bằng cách chia nhỏ các đợt ngừng hoạt động khoảng 30
phút với đứng, đi bộ hoặc thực hiện các hoạt động ngoài trời [33, 93]


10

Bảng 1. 2 Khuyến cáo chung cho việc tập luyện thể lực đối với bệnh nhân đái tháo
đường type 2 [31]
Các bài tập
Hình


thức

Tần

suất Cường độ luyện tập Thời gian

luyện tập

luyện tập
Hoạt

động Đi bộ, leo cầu thang, Hằng ngày

cơ bản

Vẫn có thể nói > 30 phút.

làm vườn. Có thể tăng

chuyện được

thời gian đứng hoặc đi

30 – 50 % lượng

bộ lúc làm việc và ở

oxy hấp thụ tối đa ;


nhà

Mức 12 – 13 theo
thang điểm Borg

Thể
thẩm mỹ

dục Đi bộ với gậy, chạy 3-5 lần/ tuần Cho đến khi khó 20 – 60 phút
bộ, đạp xe, bơi lội,

thở

trượt tuyết, lớp thể dục

Bắt đầu chậm và

thẩm mỹ / khiêu vũ,

tăng dần từ 40 – 70

bơi thuyền , các môn

% lượng oxy hấp

thể thao với bóng

thụ tối đa;
Mức 13 - 16 theo
thang điểm Borg*


Các bài tập Chuyển động sử dụng 2-3 lần / tuần Cho tới khi hoặc 8 – 10 bài tập,
sức bền

cơ thể làm đối kháng ,

gần như kiệt sức đối mỗi bài lặp lại

dụng cụ đối kháng

với mỗi bài tập **

8 – 12 lần

hoặc đẩy tạ
* Cần phải giảm cường độ luyện tập trong trường hợp có biến chứng về tim mạch,
thận và mắt cũng như rối loạn chức năng thần kinh thực vật.
** Thay thế bằng các bài tập dễ dàng hơn trong trường hợp có biến chứng về tim
mạch, thận và mắt.
Tuy nhiên, khi luyện tập người bệnh chỉ nên luyện tập với cường độ tương đối ở
mức trung bình hoặc tập luyện theo chỉ định của bác sĩ.


11

1.2.2.3 Điều trị bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý :
Chế độ ăn là vấn đề quan trọng nhất trong điều trị ĐTĐ với mục đích nhằm đảm
bảo cung cấp đủ, cân bằng cả về số lượng và chất lượng các thành phần dinh dưỡng
để có thể điều chỉnh tốt đường huyết, duy trì cân nặng theo mong muốn đảm bảo cho
người bệnh có đủ sức khỏe hoạt động và công tác phù hợp với từng cá nhân [14].

 Carbohydrat (chất bột đường) lượng từ rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, đậu,
sữa… lượng carbohydrat nên chiếm từ 50-60% năng lượng và tối thiểu phải cung cấp
được 130g/ngày.
 Protein (chất đạm): chiếm khoảng 15-20% nhu cầu năng lượng, với những
bệnh nhân mắc đái tháo đường và bệnh thận lượng protein khuyến nghị là 0,8
g/kg/ngày
 Lipit (chất béo): nên chiếm <30% nhu cầu năng lượng trong đó chất béo bão
hịa nên chiếm <7% năng lượng. Hạn chế cholesterol <200mg/ngày.
 Chất xơ: khuyến khích lựa chọn các loại thực phẩm nhiều chất xơ như các loại
đậu, ngũ cốc (≥50% phải là ngũ cốc nguyên hạt),trái cây. Hàm lượng chất xơ nên đạt
14g/1000 Kcal/ngày, nam nên đạt 38g/ngày và nữ là 25g/ngày.
 Muối: đối với bệnh nhân đái tháo đường nên hạn chế lượng Natri ăn vào < 2,3
g/ngày.
 Rượu: người trưởng thành mắc bệnh tiểu đường nên uống một lượng với mức
độ vừa phải (không nhiều hơn một đơn vị rượu đối với nữ và không quá hai đơn vị
rượu đối với nam). Rủi ro liên quan đến tiêu thụ rượu như hạ đường huyết, tăng cân.
Để bệnh nhân đái tháo đường dễ dàng trong việc lựa chọn thực phẩm, người ta
chia thức ăn thành từng loại có hàm lượng chất bột đường khác nhau:
1. Loại có hàm lượng chất bột đường bằng hoặc dưới 5%: Người bệnh có thể sử dụng
hàng ngày, gồm các loại thịt, cá, đậu phụ (với số lượng vừa phải), hầu hết các loại
rau xanh còn tươi và một số trái cây ít ngọt như: dưa bở, mận, nho ta, nhót chín…(có
thể sử dụng khơng hạn chế)
2. Loại có hàm lượng chất bột đường từ 10% - 20%: Nên ăn hạn chế (mỗi tuần
3-4 lần với số lượng vừa phải) gồm một số hoa quả tương đối ngọt như : quýt, táo, vú
sữa, na, hồng xiêm, xoài chín, sữa đậu nành, các loại đậu quả (đậu vàng, đậu hà lan…).


12

3. Loại có hàm lượng chất bột đường trên 20%: Cần kiêng hay rất hạn chế sử

dụng vì khi ăn vào làm tăng nhanh đường huyết, gồm các loại bánh, mứt, kẹo, nước
ngọt và các loại trái cây ngọt nhiều (mít khơ, vải khơ, nhãn khơ...). Riêng gạo là lương
thực quen ăn hàng ngày thì cần khống chế số lượng từng bữa (khơng q 70g/bữa
chính.
Vitamin và các yếu tố vi lượng: Cần đảm bảo đủ các vitamin và yếu tố vi lượng (sắt,
iốt…). Các thành phần này thường có trong rau quả tươi.
Chất xơ: Nên ăn những thức ăn có nhiều chất xơ (xenluloza), nhất là chất xơ hòa tan.
Chất xơ có nhiều trong gạo giã chưa kỹ, rau,củ, quả (làm rau), khoai củ có tác dụng
chống táo bón, giảm tăng đường huyết và cholesterol sau bữa ăn. (Theo viện dinh
dưỡng việt nam khuyến cáo)[18].
1.2.2.4 Lịch theo dõi và các chỉ tiêu cần đánh giá của người bệnh ĐTĐ type 2 [14]


Đường huyết đói: bệnh nhân nên theo dõi đường huyết ít nhất 2

lần/tuần.


HbA1C: là chỉ số đánh giá đường huyết trung bình trong 3 tháng, kiểm

tra 3 tháng/lần


Các chỉ số khác như lipit máu, chức năng gan, chức năng thận,

microalbumin niệu: 3-6 tháng/lần


Tầm soát biến chứng ĐTĐ
 Khám bàn chân: tình trạng mạch máu bằng siêu âm Doppler màu, thần


kinh vận động, cảm giác , lần khám đầu tiên sau đó 3-6 tháng/lần
 Tim mạch: điện tim, siêu âm tim: 3-6 tháng/lần, theo dõi huyết áp
thường xuyên.
 Khám đáy mắt: Khám lâm sàng 6 tháng/lần với bệnh nhân đái tháo
đường <5 năm và 3 tháng/lần với bệnh nhân đái tháo đường >5 năm. Chụp
đáy mắt 6 tháng/lần tùy theo mức độ tổn thương lâm sàng


13

1.3 Các thang đo đánh giá tuân thủ điều trị đái tháo đường.
Theo định nghĩa của HHĐTĐHK : “ Tuân thủ điều trị của người bệnh đái tháo
đường là sự kết hợp của 4 biện pháp: chế độ dinh dưỡng, chế độ hoạt động thể lực,
chế độ dùng thuốc, chế độ kiểm tra đường huyết và khám sức khỏe định kỳ” [93]
1.3.1 Thang đo đánh giá tuân thủ dùng thuốc
Có rất nhiều phương pháp đánh giá tuân thủ dùng thuốc được áp dụng rộng rãi ở
nhiều quốc gia như thang đo tóm tắt các hoạt động tự chăm sóc bệnh đái tháo đường
SDSCA (The Summary of Diabetes Self-care Activities) đo lường sự tuân thủ dùng
thuốc hoặc insulin ở bệnh nhân bằng ba câu hỏi liên quan đến dùng thuốc [42]. Thang
đo Morisky (MMAS: Morisky Medication Adherence Scale) gồm hai phiên bản
MMAS-4 và MMAS-8 được nhiều tác giả áp dụng nhằm đánh giá tuân thủ dùng thuốc
ở bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính như THA, ĐTĐ, lỗng xương, động kinh với các
mức độ thấp, trung bình, cao [30], [79], [76]. Bảng câu hỏi đã được kiểm chứng MCQ
(Medication Compliance Questionnaire) được phát triển bằng cách sử dụng thang đo
của Morisky (MMAS: Morisky Medication Adherence Scale) Thang đo MCQ có sự
thay đổi nhỏ trong từ vựng để người dân có thể hiểu rõ hơn tuy nhiên bản chất của
mỗi câu hỏi trong bảng câu hỏi ban đầu vẫn được duy trì [27], đây là bộ câu hỏi có
độ tin cậy chấp nhận được với sự thống nhất nội bộ được đánh giá bằng hệ số
Cronbach α. Theo Ahmad nghiên cứu sự tuân thủ dùng thuốc ở bệnh nhân ĐTĐ type

2 tại trung tâm chăm sóc sức khỏe ban đầu ở Malaysia, giá trị độ tin cậy chấp nhận
được là 0,782 [27]. Thang đo ARMS (The Adherence to Refills and Medication
Scale) cũng là một công cụ đáng tin cậy để đánh giá sự tuân thủ dùng thuốc ở các
bệnh mãn tính [42]. Độ tin cậy đã được chứng minh qua giá trị Cohen’ Kappa =0,796
cho thấy sự tin cậy cực kỳ cao [31]. Đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới sử dụng
thang đo MCQ để đánh giá tuân thủ dùng thuốc ở bệnh nhân đái thái đường như
Malaisia, Mỹ, Ấn Độ [27], [36], [84]. Tơi đã tiến hành tính tốn lại hệ số Cronbach’s
alpha để chứng minh cho tính tin cậy của bộ câu hỏi. Kết quả phân tích cho thấy hệ
số Cronbach’s alpha đạt 0,80 , vì vậy thang đo MCQ mà tơi sử dụng cho nghiên cứu
có độ tin cậy cao


14

Thang đo gồm 7 câu hỏi và câu trả lời theo thang đo Likert để qui điểm tương ứng:
 “không bao giờ” : 4 điểm
 “thỉnh thoảng :1-4 lần/tháng”: 3 điểm
 “thường xuyên: ≥5 lần/tháng”: 2 điểm
 “luôn luôn: hàng ngày”: 1 điểm.
Tổng số điểm trên MCQ dao động từ 7 điểm đến 28 điểm. Dựa trên hệ thống tính
điểm được sử dụng trong thang đo Morisky tổng số điểm từ 27 trở lên được coi là
tuân thủ [27]. Các biến số của thang đo: quên dùng thuốc, bỏ thuốc , tự ý ngưng thuốc
vì cảm thấy tốt hơn, tự ý dùng ít thuốc hơn, ngưng thuốc vì thấy sức khỏe xấu đi hoặc
tốt lên khi dùng thuốc, quên mang thuốc khi đi du lịch xa nhà, ngưng thuốc vì ở nhà
hết thuốc.
1.3.2 Thang đo đánh giá tuân thủ dinh dưỡng.
Thang đo tóm tắt các hoạt động tự chăm sóc bệnh đái tháo đường SDSCA (The
Summary of Diabetes Self-care Activity) đã được dịch ra nhiều ngôn ngữ khác nhau
như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha , Đức và được nhiều tác giả sử dụng tuân thủ về chế
độ ăn uống ở bệnh nhân đái tháo đường (SDSCA-diet) [80], [60], [26], [87]. Thang

đo đã được thử nghiệm độ tin cậy thống nhất nội bộ bởi Kow và cộng sự tại trung
tâm tiểu đường của bệnh viện đại học Sain Malaysia với chỉ số Cronbach α là 0,76
[63] . Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Trần Ngọc Đăng Thanh và cộng sự ở những
bệnh nhân ĐTĐ type 2 tại đến khám tại phòng khám ngoại trú bệnh viện nhân dân
115, đã đề nghị hệ số Cronbach α là 0,7 [60].
Người bệnh sẽ được yêu câu trả lời 7 câu hỏi về số ngày trong tuần vừa qua họ đã
thực hành chế độ ăn uống “không ngày nào”: 0 điểm đến 7 “hàng ngày”: 7 điểm,
ngọai trừ mục 4 (ăn những thực phẩm có hàm lượng chất béo cao) có điểm đảo ngược,
“không ngày nào”: 7 điểm đến 7 “hàng ngày”: 0 điểm, được xem là tuân thủ tốt khi
≥5 ngày mỗi tuần (≥5 điểm) và tuân thủ thấp khi <5 ngày mỗi tuần (<5 điểm) [87]
Các biến số của thang đo: ăn nhiều thức ăn giàu chất xơ, giảm lượng thức ăn để
giảm cân, trong vòng một tháng qua thực hiện theo đúng chế độ ăn bệnh lý , thực hiện
được theo đúng chế độ ăn của mình, ăn ít nhất 5 bữa phụ trái cây và rau quả, ăn các
thực phẩm giàu chất béo, ăn ít đồ ngọt, [87]


15

1.3.3 Thang đo đánh giá mức độ hoạt động thể lực.
Bảng câu hỏi hoạt động thể chất IPAQ (International physical Activity
questionnaire) được phát triển như một công cụ chuẩn để theo dõi hoạt động thể chất
và được sử dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới, thu thập thông tin về hoạt động thể
chất trong 7 ngày trước liên quan đến các hoạt động thể chất mạnh, hoạt động trung
bình, đi bộ và ngồi [69], [73], [86]. Thang đo IPAQ (International Physical Activity
questionnaire) dựa trên các biện pháp quốc tế về hoạt động thể chất bắt đầu ở Geneva
năm 1998 và được kiểm tra độ tin cậy và tính hợp lệ thực hiện tại 14 trung tâm trên
12 quốc gia trong năm 2000 [38],[47]. IPAQ-short form là phiên bản ngắn hơn để
đánh giá về mức độ hoạt động thể lực nặng, vừa phải và đi bộ.
MET (đơn vị chuyển hóa tương đương): Ước tính năng lượng tiêu hao cho các
hoạt động khác nhau [86]. 1 MET = năng lượng tiêu thụ hoặc lượng oxy sử dụng khi

nghỉ ngơi/đứng (nghỉ ngơi/đứng yên ≈ 1kcal/kg/tim ≈ tiêu thụ oxy 3,5ml/kg/phút).
Lượng vận động càng cao - tiêu thụ oxy càng nhiều - MET càng cao [86]. Các biến
số của thang đo: hoạt động thể lực mạnh, hoạt động thể lực trung bình, đi bộ, ngồi.
Đơn vị được dùng là MET- phút/ tuần. Điểm MET của một hoạt động được tính
theo số phút thực hiện hoạt động, điểm số MET-phút tương đương với kilocalories
cho một người khoảng 60kg
Cách chuyển đối thời gian hoạt động sang MET-phút
Đi bộ (MET-phút/tuần) = 3,3 * số phút đi bộ * ngày đi bộ
Trung bình (MET-phút/tuần) = 4.0 * số phút hoạt động cường độ vừa phải
* số ngày hoạt động trung bình
Nặng (MET-phút/tuần)= 8,0 * số phút hoạt động cường độ mạnh mẽ * số ngày
hoạt động cường độ mạnh
Tổng số hoạt động thể chất (MET-phút/tuần) = hoạt động đi bộ + hoạt động trung
bình + hoạt động nặng
Phân loại mức độ hoạt động thể lực
Hoạt động nhẹ: là mức hoạt động thể chất thấp nhất, gồm những bệnh nhân không
thuộc hoạt động nặng hoặc vừa phải


16

Hoạt động vừa phải: Hoạt động từ 3 ngày trở lên với cường độ mạnh và ít nhất 20
phút mỗi ngày hoặc hoạt động từ 3 ngày trở lên với cường độ vừa phải và/hoặc đi bộ
ít nhất 30 phút mỗi ngày hoặc. Hoạt động từ 5 ngày trở lên bất kì sự kết hợp nào giữa
đi bộ, hoạt động vừa phải hoặc nặng. Tổng số hoạt động thể chất tối thiểu là 600
MET-phút/tuần
Hoạt động nặng: Hoạt động từ 3 ngày trở lên với cường độ mạnh, tổng hoạt động
thể chất tối thiểu là 1500 MET-phút/tuần hoặc Hoạt động từ 7 ngày trở lên bất kì sự
kết hợp nào giữa đi bộ, hoạt động vừa phải hoặc nặng. Tổng số hoạt động thể chất tối
thiểu là 3000 MET-phút/tuần

1.3.4 Tuân thủ kiểm tra đường huyết và khám sức khỏe định kỳ.
Theo khuyến cáo của Liên đoàn đái tháo đường quốc tế (LDĐTĐQT) và hướng
dẫn của Bộ y tế, người bệnh đái tháo đường type 2 nên thử đường huyết tại 2- 3
lần/tuần và khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 tháng/lần [25] [56] . Vì vậy người bệnh
được coi là tuân thủ kiểm tra đường huyết và khám sức khỏe định kỳ khi bệnh nhân
thử đường huyết tại nhà ít nhất 2 lần/tuần và đi khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1
tháng/lần
1.4 Một số nghiên cứu về tuân thủ điều trị đái tháo đường.
1.4.1 Một số nghiên cứu trên thế giới
1.4.1.1 Tuân thủ dùng thuốc
Một nghiên cứu khác của trường Đại Học Y Harvard vào năm 2003 với mục đích
để xác định rằng liệu một can thiệp sức khỏe cộng đồng dựa vào cộng đồng, tập trung
vào dinh dưỡng và tập thể dục có thể cải thiện kiểm tra đường huyết và các yếu tố
nguy cơ tim mạch liên quan đến bệnh nhân tiểu đường loại 2 tại vùng nông thôn Costa
Rica. Đây là một nghiên cứu can thiệp ngẫu nhiên trên nhóm chứng và nhóm đối
chứng, bao gồm có 75 người lớn mắc ĐTĐ type 2, trung bình là 59 tuổi được phân
nhóm ngẫu nhiên vào nhóm can thiệp hoặc nhóm chứng. Khi đó các đối tượng trong
nhóm can thiệp được tham gia vào 11 lớp dinh dưỡng hàng tuần (90 phút/tuần), những
đối tượng vận động cũng tham gia vào nhóm đi bộ ba tuần (mỗi buổi 60 phút ). Sau
12 tháng can thiệp thì kết quả nhóm can thiệp giảm khoảng 1-2,2 kg so với những đối
tượng ở nhóm chứng thì tăng 0,4 -2,3 kg, đường huyết lúc đói giảm 19-55mg/dl ở


×