PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Thế giới nghệ thuật là một chỉnh thể với những quy luật vận động nội tại.
Đi vào thế giới ấy là đi vào một cấu trúc có lôgíc của tổ chức bên trong, có sự
thống nhất biện chứng của các mặt đối lập, có sự hài hoà giữa nội dung và hình
thức. Thế giới nghệ thuật “chịu sự chi phối của quan niệm nghệ thuật của tác
giả về thế giới như một quy luật tuyệt đối” và do đó nó có tính ước lệ so với thế
giới thực tại. Khám phá thế giới nghệ thuật cụ thể cũng có nghĩa chúng ta đã
nghiên cứu văn học từ góc độ thi pháp. Đây là một hướng nghiên cứu mới mẻ và
đang được rất quan tâm hiện nay. Hướng nghiên cứu này khám phá vẻ đẹp của
văn học từ phương diện bản thể của nó, từ cấu trúc, cảch biểu hiện nội dung. Nó
giúp chúng ta thoát khỏi cách tiếp cận xã hội học đang trở thành lối mòn trong
nghiên cứu văn học.
Hơn nửa thế kỉ qua, văn xuôi viết về miền núi có những đóng góp quan
trọng cho văn học hiện đại nước nhà. Nó đã tạo dựng được bức tranh hiện thực
lớn lao về cuộc sống, con người miền núi trong cách mạng, kháng chiến và trong
công cuộc xây dựng đất nước. Thành tựu của mảng đề tài này thể hiện ở cả đội
ngũ sáng tác cùng với sự kết tinh ở không ít tác phẩm. Đã có không ít những nhà
văn dành phần lớn công sức, tâm huyết cho đề tài miền núi, cũng là những cây
bút chủ lực trong nền văn học nước nhà như : Tô Hoài, Nguyên Ngọc, Ma Văn
Kháng
Văn học viết về miền núi là khu vực duy nhất trong nền văn học có sự hiện
diện khá đông đủ bộ mặt văn học các dân tộc anh em trong đại gia đình các dân
tộc Việt Nam. Với khả năng khơi sâu vào cái riêng, cái đặc sắc của mỗi dân tộc,
vùng miền, văn học miền núi đã đem lại sự phong phú, đa dạng và tầm vóc riêng
cho cả nền văn học hiện đại. Đặc biệt, những nét đặc thù trong thiên nhiên và
khí chất con người miền núi đã tạo nên sức gợi riêng, so với văn xuôi viết về
1
ng bng, ụ th . Nh nghiờn cu Phong Lờ ó tng nhn xột : vn xuụi
min nỳi chim lnh c mt v riờng, khụng thay th c, khụng ai bt
chc c.
Cao Duy Sơn là một gơng mặt tiêu biểu của văn xuôi miền núi đơng đại.
Đây là cây bút trẻ có bút lực sung mãn ở mảng đề tài này.
Trong tm th cm rc r sc mu ca nn vn hc cỏc dõn tc thiu s
Vit nam hin i, sỏng tỏc ca Cao Duy Sn cú mt v riờng, p v hp dn.
Bc chõn vo th gii ngh thut ca ụng, ta s bt gp hn dõn tc, bn sc
dõn tc ngi min nỳi qua nhng cõu chuyn y tớnh nhõn vn. Cú l ú l lớ
do gii thớch vỡ sao tỏc gi li cú duyờn vi nhiu gii thng vn chng n
th. Cm bỳt hn hai chc nm, ụng ó cú trong tay nhng gii thng cú giỏ tr
: Gii A Vn hc dõn tc thiu s ca Hi Nh vn Vit Nam nm 1993, Gii
nhỡ Hi Hu ngh vn hoỏ Vit - Nht nm 1993 vi tiu thuyt Ngi lang
thang; Tng thng ca Hi nh vn Vit Nam nm 1997 vi tp truyn Nhng
chuyn lng Cụ Su; Gii B Hi Vn hc ngh thut cỏc dõn tc thiu s
Vit Nam nm 2003 vi tp truyn Nhng ỏm mõy hỡnh ngi; Gii A Hi
Vn hc ngh thut cỏc dõn tc thiu s Vit Nam nm 2006 vi tiu thuyt
n tri. V tp truyn ngn Ngụi nh xa bờn sui ca ụng nhn hai gii
thng ln : Gii thng ca Hi nh vn Vit Nam nm 2008, Gii thng vn
hc ụng Nam nm 2009.
Cao Duy Sơn sinh năm 1956, là hội viên hội nhà văn Việt Nam. Ông sáng
tác cả truyện ngắn và tiểu thuyết. Bằng những tác phẩm nghệ thuật, Cao Duy Sơn
đã khẳng định đợc phong cách, giọng điệu riêng của mình. mảng truyện ngắn
viết về ngòi dân tộc miền núi, Cao Duy Sơn đã có nhiều đóng góp cho nền văn
học đơng đại Việt Nam. Tác phẩm của ông đã mở ra một thế giới nghệ thuật y
mới lạ và hấp dẫn. Hiện thực cuộc sống, con ngời miền núi hiện ra dới ngòi bút
của nhà văn thật đa diện, đa chiều. Sức mạnh của ngòi bút Cao Duy Sơn ở chỗ
ông làm thay đổi cái nhìn của ngời đọc, của công chúng về cuộc sống, con ngời
các dân tộc miền núi. Phải thực sự tài năng và tâm huyết, nhà văn mới có thể
sáng tác nên những tác phẩm nghệ thuật chân thực và sống động đến vậy.
2
Cao Duy Sơn thuộc thế hệ thứ hai trong đội ngũ các nhà văn dân tộc thiểu số
Việt Nam hiện đại. Ông viết chậm và kỹ, từ năm 1984 đến nay, ông mới chỉ
trình làng ba tập truyện ngắn và năm cuốn tiểu thuyết. Tuy nhiên trong văn học
nghệ thuật “qúy hồ tinh bất qúy hồ đa”, với một số lượng truyện không lớn,
nhưng nếu có chiều sâu tư tưởng và đặc sắc về phong cách vẫn có thể là đối
tượng của một công trình khoa học nghiêm túc. Trường hợp của Cao Duy Sơn
l à một ví dụ điển hình. Thêm nữa, đây là một nhà văn thuộc khu vực văn học
dân tộc ít người, một vùng văn học rất cần được chú trọng tìm hiểu và quảng bá.
Vì tất cả những lí do ấy, chúng tôi lựa chọn đề tài Thế giới nghệ thuật trong
truyện ngắn Cao Duy Sơn.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Là tác giả trẻ trong nền văn học đương đại, Cao Duy Sơn vẫn tiếp tục sự
nghiệp sáng tác và khẳng định phong cách riêng độc đáo trong sáng tác nghệ
thuật. Ông được đánh giá là nhà văn có những đóng góp lớn ở mảng đề tài viết
về miền núi. Tuy nhiên đến thời điểm hiện nay vẫn chưa có nhiều công trình
nghiên cứu riêng về Cao Duy Sơn và những tác phẩm của nhà văn.
Tác phẩm của Cao Duy Sơn mới được giới thiệu chung chung trên các
phương tiện thông tin đại chúng như báo, tạp chí và chương trình giới thiệu sách
trên đài phát thanh truyền hình. Sự đánh giá về ông cũng chỉ được đề cập ở
những nét khái quát nhất trong những công trình nghiên cứu về văn học các dân
tộc thiểu số.
Có thể kể tên các bài viết sau:
- Cao Duy Sơn - Từ chú cầy hương đến chàng gấu rừng già - Tác giả Trung
Trung Đỉnh, (Trích nhà văn các dân tộc thiểu số Việt Nam - Đời và văn, Lò
Ngân Sủn (chủ biên) , NXB Văn hoá dân tộc, 2003)
- Đàn trời - Tiểu thuyết của Cao Duy Sơn, NXB văn hoá dân tộc 2006, tác giả
Thạch Linh, Thể thao văn hoá, 5/2006.
- Đàn trời ai đọc nấy nghe Tác giả Vũ Xuân Tửu - Tạp chí Văn hoá các dân
tộc thiểu số 7/2006.
3
- Cõi nhân gian như cổ tích - Đọc Đàn trời, tiểu thuyết của Cao Duy sơn, NXB
Văn hoá dân tộc- Hà Nội 2006- Tác giả Nguyễn Chí Hoan - Văn nghệ tết Đinh
Hợi- 2007.
- Đàn trời cất tiếng ca vang - Tác giả Mai Hồng www.vo.vnews.vn -8/2007 .
- Nhà văn người Co Xàu đoạt giải văn chương - tác giả Hứa Hiếu Lễ- Báo Văn
hoá văn nghệ Cao Bằng.
- Văn xuôi độc chiếm giải thưởng hội nhà văn Việt Nam 2008 - Tác giả Hà
Linh - Báo văn nghệ Quân đội.
- Phản ánh đánh giá của Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam Hữu Thỉnh về tập
truyện ngắn Ngôi nhà xưa bên suối.
- Viết văn là một cuộc viễn du về cội nguồn - tác giả Võ Thị Thuý - Báo Kinh
tế đô thị.
- Viết văn phải có sự ám ảnh - tác giả Huy Sơn - Trang văn hoá giải trí
- Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam 2008 với tác giả Ngôi nhà xưa bên suối
- tác giả Mai Thi - Báo Hà Nội mới.
- Ban mai có một giọt sương - tác giả Đỗ Đức - báo Văn nghệ 2008.
- Cao Duy Sơn trò chuyện về Ngôi nhà xưa bên suối - tác giả Thuỳ Dương -
evan- 2009.
- Cao Duy Sơn nhận giải văn chương Đông Nam Á- VietNam plus - 10/2009
- Nhà văn Cao Duy Sơn : Tôi được nhiều “lộc từ quê hương” - tác giả Trần
Hoàng Thiên Kim - CAND.com - 3/2 010.
- Cao Duy Sơn - nhà văn của thung lũng Cô Sầu - tác giả Đoàn Đức Thanh
Trên đây là những bài viết về nhà văn Cao Duy Sơn được đăng tải trên các
báo.
Trong bài phỏng vấn của Báo Văn Nghệ Quân đội, Chủ tịch Hội nhà văn
Việt Nam Hữu Thỉnh nhận xét : “Cao Duy Sơn đem đến cho người đọc mảng
sống đậm đặc, tươi ròng về những con người miền núi, vừa cổ kính vừa hiện
đại, mộc mạc, chân chất, không đánh mất mình trong những hoàn cảnh éo le,
đau đớn. Với bút pháp không khoa trương, không màu mè, Cao Duy Sơn đã
4
dựng lên một loạt chân dung với những đường nét, góc cạnh riêng biệt nhưng
rất đỗi hồn nhiên , dung dị, tạo nên sức hút với người đọc”.
Tác giả Đỗ Đức nhận xét về Cao Duy Sơn khi đọc Ngôi nhà xưa bên suối qua
bài viết trên báo văn nghệ Ban mai có một giọt sương : “Văn trong tập này của
Cao Duy Sơn giống tổ chim gáy ấy. Nó không cầu kì, thoáng đọc còn cảm thấy
nó quyềnh quàng, vụng dại. Nhưng truyện nào cũng có những câu khiến người
ta giật mình về sự sắc sảo trong quan sát cuộc sống và gọi nó ra bằng chính
ngôn ngữ của người vùng mình”.
Lâm Tiến - tác giả của một số công trình nghiên cứu về văn học các dân tộc
thiểu số Việt Nam đã có những nhận xét xác đáng về cá tính sáng tạo nhà văn
Cao Duy Sơn : “Ông miêu tả nhân vật dưới góc độ đời tư, có số phận riêng và
một sự tự ý thức ( ) Nhân vật của ông thường khoẻ khoắn, mạnh mẽ, có cuộc
sống nội tâm phong phú, phức tạp, dữ dội nhưng lại lặng lẽ, kín đáo. Truyện
của Cao Duy Sơn còn hấp dẫn người đọc ở cách viết giàu cảm xúc, giàu hình
tượng với cách cảm nhận sự vật, hiện tượng tinh tế, chính xác, sắc sảo vưói
những tình huống căng thẳng gay gắt, bất ngờ. Với cách viết đó, Cao Duy Sơn
đã đem lại cho văn xuôi các dân tộc thiểu số một cảm nhận mới về con người và
cuộc sống các dân tộc ”. (21, 151).
Cao Duy Sơn có ý thức hoà trộn trong tác phẩm của mình cả hai yếu tố truyền
thống và hiện đại. Truyện ngắn của ông vừa xưa xưa như cổ tích lại vừa mang
hơi thở của cuộc sống đương đại, đậm đặc chất tiểu thuyết trong tính đa dạng
của chủ đề, trong những yếu tố đời tư, trong những nếm trải của nhân vật với
những độc thoại nội tâm day dứt. Ngôn ngữ và giọng điệu của Cao Duy Sơn
mang đặc trưng “người vùng mình” vừa giàu chất trữ tình, chất thơ vừa mộc
mạc, chân chất và góc cạnh.
Phan Chinh An trong bài viết Tìm về vẻ đẹp của hoài niệm có nhận xét về tập
truyện Ngôi nhà xưa bên suối: Vẻ đẹp tâm hồn và tính cách con người dân tộc
Tày còn được nhà văn lột tả, thể hiện thông qua những nghịch cảnh, những thử
thách đối với số phận nhân vật. Dường như hầu hết các nhân vật chính trong
những câu chuyện của tác phẩm đều rơi vào “những hoàn cảnh éo le, đau đớn”
5
(chữ dùng của nhà thơ Hữu Thỉnh) trong nhiều quan hệ như quan hệ thầy trò,
đồng nghiệp, quan hệ nam nữ, vợ chồng, quan hệ cha con, quan hệ anh em, chị
em, quan hệ bạn bè…Thế nhưng, mỗi người rút cục vẫn tìm ra một cách ứng xử
bao dung, nhân hậu, giàu tình nghĩa. Cách ứng xử ấy đã khiến cho chính các
nhân vật từng có những hành vi tội lỗi, xấu xa dần dần hướng thiện, trở nên tốt
đẹp hơn. Tập truyện bộc lộ niềm tin mãnh liệt, sâu xa của nhà văn hướng về
những đức tính truyền thống của dân tộc mình. Một dân tộc với những con
người không chỉ thuỷ chung, mạnh mẽ, bao dung, tình nghĩa mà nhiều khi tỏ ra
giàu có về tâm hồn, cẩn trọng, tinh tế trong giao tiếp, quan hệ.
Từ những y kiến đã đề cập ở trên có thể thấy những tác phẩm của Cao Duy Sơn
đã được giới nghiên cứu phê bình quan tâm khảo sát, đề cập ở những mức độ
nhất định. Tất cả những bài viết, công trình nghiên cứu này ít nhiều đều đem lại
những gợi mở cần thiết cho luận văn.
Và như vậy, mới chỉ có những bài viết nhỏ, những phát hiện rời rạc về thế
giới nghệ thuật trong truyện ngắn Cao Duy Sơn, chưa có công trình nào mở
rộng, có hệ thống về thế giới nghệ thuật đó. Vấn đề còn bỏ ngỏ này gợi ý cho
người viết đi vào đề tài Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.
Chúng tôi hi vọng có thể nghiên cứu những sáng tác truyện ngắn Cao Duy Sơn
như một chỉnh thể nghệ thuật.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thế giới nghệ thuật là một chỉnh thể thống nhất bao hàm các thành tố cấu trúc
và các quy luật cấu trúc riêng. Thế giới nghệ thuật đó gắn với kinh nghiệm cá
nhân, gắn với phong cách sáng tác chủ quan của nhà văn, nó phản ánh trình độ
nghệ thuật của một giai đoạn lịch sử, của một thời đại Do đó người ta có thể
nghiên cứu thế giới nghệ thuật từ nhiều góc độ, trên nhiều bình diện.
Ở đây chúng tôi đi vào ba bình diện và đó cũng là ba nhiệm vụ cần giải quyết
của luận văn:
- Cảm hứng nghệ thuật trong truyện ngắn Cao Duy Sơn
- Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn Cao Duy Sơn
- Một số phương diện nghệ thuật đặc sắc trong truyện ngắn Cao Duy Sơn
6
4. Phạm vi nghiên cứu
Cao Duy Sơn sáng tác cả truyện ngắn và tiểu thuyết. Đề tài tập trung nghiên cứu
vào lĩnh vực truyện ngắn với các tập truyện sau:
Tập truyện ngắn Những chuyện ở lũng Cô Sầu - NXB Quân đội Nhân dân
(giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam - 1997)
- Tập truyện ngắn Những đám mây hình người – NXB Văn hóa dân
tộc (giải B của Hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam - 2003)
- Tập truyện ngắn Ngôi nhà xưa bên suối ( Hoa bay cuối trời ) –
NXB Văn hóa dân tộc (giải thưởng Hội nhà văn năm 2008, giải thưởng ASEAN
năm 2009)
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp hệ thống
Thế giới nghệ thuật của truyện ngắn Cao Duy Sơn được nghiên cứu trong
tính tổng thể thống nhất. Toàn bộ thế giới ấy được coi là một thực thể trong hệ
thống văn học miền núi. Chúng tôi xem xét thế giới nghệ thuật của Cao Duy
Sơn trong mối quan hệ với những đặc trưng thẩm mỹ của văn học miền núi,
đồng thời có sự phân biệt để thấy sự khác biệt của sáng tác Cao Duy Sơn với
văn học miền núi.
5.2 Vận dụng quan điểm lịch sử
Chúng tôi đặt sáng tác Cao Duy Sơn vào bối cảnh lịch sử cụ thể để nghiên
cứu. Những giá trị của truyện ngắn Cao Duy Sơn được nhìn trong tương quan
với thành tựu văn học đương thời. Nét mới, nét độc đáo của truyện ngắn Cao
Duy Sơn được xem xét ở thời điểm nó ra đời.
5.3 Sử dụng những thao tác khoa học như so sánh, phân tích tổng hợp
Chúng tôi đã sử dụng thao tác so sánh đồng đại để thấy những điểm giống
và khác biệt của Cao Duy Sơn với các nhà văn cùng thời. Phép so sánh lịch đại
được vận dụng để nghiên cứu tác giả này dưới một cái nhìn xuyên suốt lịch sử
văn học dân tộc.
Những thao tác phân tích, tổng hợp được vận dụng ở đây để làm sáng tỏ những
luận điểm của luận văn.
7
6. Bố cục luận văn
Luận văn gồm ba phần: mở đầu, nội dung và kết luận. Phù hợp với những
nhiệm vụ đặt ra cho đề tài, phần nội dung của luận văn chia thành ba chương:
Chương I : Cảm hứng nghệ thuật trong truyện ngắn Cao Duy Sơn
Chương II : Quan niệm nghệ thuật về con người trong truỵện ngắn Cao Duy Sơn
Chương III : Một số phương diện nghệ thuật đặc sắc
8
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I
CẢM HỨNG NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CAO DUY SƠN
1. Một số quan niệm về cảm hứng nghệ thuật
Cảm hứng nghệ thuật là một yếu tố quan trọng và không thể thiếu được
trong văn học, nhất là trong việc hình thành nên ý đồ sáng tác cũng như việc lựa
chọn thế giới nhân vật cho tác phẩm. Nó cũng là một yếu tố quan trọng góp
phần không nhỏ vào sự thành công của tác phẩm và tạo nên những nét đặc sắc
cho ngòi bút của nhà văn. Do đó, nghiên cứu tác phẩm văn học không thể không
quan tâm tới cảm hứng nghệ thuật và xem nhà văn thể hiện nó như thế nào trong
tác phẩm, để từ đó có thể cảm nhận đúng đắn và sâu sắc về tác phẩm.
Theo GS Trần Đình Sử, “Cảm hứng là một tình cảm mạnh mẽ, mang tư tuởng,
là một ham muốn tích cực đưa đến hành động. Là niềm say mê khẳng định chân
lí, lí tưởng, phủ định sự giả dối và mọi hiện tượng xấu xa, tiêu cực, là thái độ
ngợi ca, đồng tình với nhân vật chính diện, là sự phê phán tố cáo các thế lực
đen tối, các hình tượng tầm thường” (8, 52). Với khái niệm này, cảm hứng nghệ
thuật đã được cụ thể hoá một cách rõ nét trong các tác phẩm nghệ thuật. Đồng
thời GS Trần Đình Sử còn nhấn mạnh: “Nội dung của cảm hứng tư tưởng trong
tác phẩm bao giờ cũng là một tình cảm xã hội đã được ý thức… Người ta
thường nói đến cảm hứng yêu nước, cảm hứng công dân, cảm hứng nhân loại,
cảm hứng anh hùng, chính là nói đến những tình cảm mang lí tưởng lớn chi
phối sự đánh giá trong tác phẩm… Chỉ những tư tưởng lành mạnh, tiến bộ của
thời đại mới dấy lên được những cảm hứng nghệ thuật đích thự ” (8, 52).
Như vậy, cảm hứng nghệ thuật là yếu tố quan trọng không thể thiếu được trong
sáng tác văn học, cũng là yếu tố quan trọng đóng vai trò động lực thôi thúc nhà
văn có “ý đồ” và động cơ sáng tác, giúp nhà văn xác định được phương hướng
chung nhất cho cả quá trình sáng tác.
Ở mỗi nhà văn, cảm hứng nghệ thuật là trạng thái hưng phấn cao độ do
chiếm lĩnh được bản chất cuộc sống mà họ định miêu tả, được biểu hiện ra là
9
niềm say mê khẳng định chân lí, lí tưởng, phủ định sự giả dối và mọi hiện tượng
xấu xa tiêu cực. Là thái độ ca ngợi, đồng tình với những nhân vật chính diện, là
sự phê phán, tố cáo các thế lực đen tối, các hoạt động tầm thường của nhân vật.
Trong quá trình sáng tác, cảm hứng nghệ thuật là trạng thái tâm lí then chốt bao
trùm toàn bộ tác phẩm, được biểu hiện rõ nhất khi nhà văn bắt đầu viết và có mặt
“bàng bạc” trong hầu khắp các khâu của quá trình lao động nghệ thuật của nhà văn.
Nó cũng là trạng thái tâm lí căng thẳng nhưng say mê khác thường mang lại cho nhà
văn những rung động sâu xa trước hiện thực cuộc sống xã hội - lịch sử làm cho nhà
văn có nhu cầu bộc bạch và viết thành tác phẩm.
Cảm hứng nghệ thuật của nhà văn chỉ có thể có được khi nhà văn có cảm xúc về
con người hoặc những sự vật, hiện tượng nào đó có trong thiên nhiên hoặc trong
đời sống xã hội - lịch sử. Nó chỉ có thể trở thành một lớp nội dung đặc thù của
tác phẩm văn học khi nhà văn đã “thai nghén” và có sự suy tư, cấu tứ, tưởng
tượng trước đó về những điều mình định miêu tả, thể hiện trong tác phẩm. Cảm
hứng nghệ thuật biểu hiện rõ nét và sâu sắc qua thế giới nhân vật và những lớp
nội dung của tác phẩm. Đôi khi nó được biểu hiện ra thành những “khoảng trống” để
huy động sự cộng hưởng cảm xúc của độc giả.
2. Các loại cảm hứng phổ biến trong sáng tác văn học
Để sáng tác một tác phẩm văn học cụ thể nào đó, tuỳ theo cảm hứng về đề
tài, chủ đề hoặc những mảng hiện thực sẽ phản ánh trong tác phẩm mà nhà văn
có thể huy động những loại cảm hứng nghệ thuật khác để thể hiện tư tưởng, chủ
đề và nội dung tác phẩm.
Trong tác phẩm văn học, chúng ta thường bắt gặp các loại cảm hứng như:
cảm hứng yêu nước, cảm hứng nhân đạo, cảm hứng anh hùng, cảm hứng sử thi,
cảm hứng trữ tình, cảm hứng lãng mạn, cảm hứng bi kịch, cảm hứng phê phán…
Một tác phẩm có thể được xây dựng lên từ nhiều loại hình cảm hứng nghệ thuật
khác, tuỳ theo quy mô phản ánh và tài năng của nguời nghệ sỹ song người đọc
vẫn thấy nổi bật lên là cảm hứng chủ đạo. Vì những cảm hứng này không chỉ chi
phối âm hưởng chung của tác phẩm mà nó còn chi phối sâu sắc đến việc lựa
chọn nhân vật và nội dung phản ánh, tương ứng, phù hợp tư tưởng, tình cảm và
10
những ước vọng mà nhà văn sẽ gửi gắm vào tác phẩm. Cảm hứng chủ đạo chính
là trạng thái tình cảm mãnh liệt, say đắm, xuyên suốt tác phẩm nghệ thuật; gắn
liền với tư tưởng xác định gây tác động mạnh mẽ đến cảm xúc người tiếp nhận.
Nó cũng là yếu tố cơ bản của nội dung nghệ thuật và thái độ tư tưởng, cảm xúc
của người nghệ sỹ đối với thế giới được mô tả.
Cảm hứng nghệ thuật chân chính bao giờ cũng bắt nguồn từ đời sống. Nhà
văn chân chính không bao giờ ngồi chờ cảm hứng nghệ thuật để sáng tác. Họ
thường “lao” vào cuộc sống để săn tìm cảm hứng nghệ thuật cho ngòi bút của
mình. Thực tế cho thấy, những tác phẩm văn học hay nhất xưa nay đều là những
tác phẩm khơi gợi ra từ nguồn cảm hứng nghệ thuật sâu sắc, mãnh liệt, mang hơi
thở cuộc sống mang dấu ấn thời đại, mang những vui buồn, những ước vọng của
nhân loại thể hiện được đời sống tình cảm phong phú cũng như trí tuệ, tài năng
và sự gắn bó của nhà văn đối với quê hương, đất nước, nhân dân… Cảm hứng
nghệ thuật chân chính sẽ giúp cho nhà văn phản ánh một cách đúng đắn, chân
thực hiện thực xã hội lịch sử và góp phần thúc đẩy lịch sử - xã hội tiến về phía
trước. Đồng thời, khêu gợi được những tình cảm tốt đẹp của con người, hướng
con người vươn tới những ước mơ, hi vọng về một cuộc sống mới tốt đẹp hơn,
công bằng hơn.
3. Cảm hứng nghệ thuật trong các tác phẩm văn học Việt Nam sau năm 1986
Cảm hứng chủ đạo trong văn chương Việt Nam trước năm 1975 gắn liền
với những sự kiện lớn lao có liên quan tới vận mệnh dân tộc: công cuộc kháng
chiến chống ngoại xâm và sự nghiệp xây dựng tổ quốc. Sau ngày đất nước thống
nhất (1975), đời sống con người đổi khác, tư tưởng, tâm lí, nhu cầu vật chất và
tinh thần của con người cũng không còn như trước, vì vậy văn học cũng không
thể chỉ mang mãi cảm hứng cũ. Hiện thực cuộc sống đời thường sau chiến tranh
mở ra những vùng đất mới, khơi gợi những nguồn cảm hứng mới mẻ cho các
nhà văn. Thêm vào đó, Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng
cộng sản Việt Nam tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã mở ra
con đường cho các văn nghệ sĩ nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói
rõ sự thật. Và từ đó, một khuynh hướng văn học mới phát triển mạnh mẽ với cái
11
nhìn hiện thực thẳng thắn hơn, đa chiều hơn. Công cuộc đổi mới ngày càng phát
triển cả ở chiều rộng lẫn bề sâu, sự đổi mới diễn ra từ tư tuởng thẩm mĩ đến hệ
thống thể loại, thi pháp và phong cách nghệ thuật. Các nhà văn không còn nhìn
đời và nhìn người một phía, họ không chỉ dừng lại ở cảm hứng ngợi ca mà nhận
thức được rằng hiện thực không phải là một cái gì đơn giản, xuôi chiều; con
người là một sinh thể phong phú, phức tạp, còn nhiều bí ẩn phải khám phá; nhà
văn phải là người có tư tưởng, phải nhập cuộc bằng tư tưởng chư không chỉ
bằng nhiệt tình và trong tìm tòi sáng tạo, không chỉ dựa vào kinh nghiệm cộng
đồng mà còn phải dựa vào kinh nghiệm của cá nhân mình nữa…. Với cái nhìn
đa chiều ấy, văn học đồng thời cũng xuất hiện những cảm hứng mà văn học thời
chiến tranh rất ít xuất hiện như: cảm hứng bi kịch, cảm hứng trào lộng…
Cảm hứng bi kịch khai thác những bi kịch đổi đời; bi kịch hậu chiến; bi kịch
tình yêu, hôn nhân… phản ánh đúng những bộn bề của cuộc sống của thời kinh
tế thị trường đầy xáo động. Những tác phẩm mang cảm hứng này đánh dấu sự
khởi sắc của văn chương thời kì đổi mới. Có thể nhắc tới những sáng tác ở giai
đoạn đầu như Đất trắng của Nguyễn Trọng Oánh, Người đàn bà trên chuyến
tàu tốc hành của Nguyễn Minh Châu, Thời xa vắng của Lê Lựu, Mùa lá rụng
trong vườn của Ma Văn Kháng… Và ở chặng sau là hàng loạt những tên tuổi
như: Bảo Ninh, Võ Thị Hảo, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Thị Thu Huệ…
Cảm hứng phê phán, cảm hứng trào lộng cũng là một nguồn cảm hứng lớn
trong văn học giai đoạn này. Khi ý thức cá nhân phát triển, khi con người không
còn được nhìn ở góc nhìn lịch sử, công dân nữa mà chủ yếu được nhìn nhận ở
phương diện cá nhân trong quan hệ đời thường, những bi kịch, hài kịch bắt đầu
xuất hiện. Cảm hứng trào lộng mở ra những bức tranh cuộc sống với nhiều
mảng màu tương phản: niềm vui chiến thắng xen với nỗi buồn mất mát, sự đủ
đầy của vật chất thời mở cửa lại là mầm mống của mất mát đạo đức, tình cảm
trong cuộc sống tinh thần, hạnh phúc tồn tại song song với những bất hạnh của
đời thường… Những hiện tượng dở khóc dở cười diễn ra tạo thành nguồn cảm
hứng cho các tác giả sáng tác. Cái tôi cá nhân càng được đề cao thì việc khai
thác vào tận cùng của nỗi niềm càng được chú ý tới và vì thế văn chương ngày
12
càng sâu sắc hơn. Chính vì vậy sáng tác văn học trong giai đoạn này đã đạt đến
những thành công nhất định khi vấn đề quyền sống, nỗi đau khổ và hạnh phúc
của con người được khai thác trong văn chương với cảm hứng nhân đạo sâu sắc.
Việc tìm hiểu những đặc điểm tiêu biểu của văn học Việt Nam sau năm 1975 là
một điều quan trọng. Cảm hứng thế sự tăng mạnh, trong khi cảm hứng sử thi
lãng mạn giảm dần; từ đó văn học quan tâm nhiều hơn tới số phận cá nhân trong
những quy luật phức tạp của đời thường; nội tâm của nhân vật được khai thác
sâu hơn, bút pháp hướng nội được phát huy, không gian đời tư được chú ý, thời
gian tâm lí ngày càng mở rộng, phương thức trần thuật trở nên đa dạng, giọng
điệu trần thuật trở nên phong phú; ngôn ngữ văn học cũng gần với hiện thực đời
thường hơn. Từ đó có thể thấy sự tác động to lớn của cảm hứng nghệ thuật với
các thành tố khác trong văn chương. Tìm hiểu được kỹ cảm hứng nghệ thuật
người nghiên cứu sẽ hiểu rõ thế giới nghệ thuật, quan niệm sáng tác, phong cách
nhà văn, thậm chí của cả một giai đoạn văn học.
Cao Duy Sơn là một nhà văn chuyên viết về đề tài miền núi, trong sáng tác của
ông vừa mang cảm hứng lãng mạn ngợi ca vừa mang cảm hứng bi kịch, phê
phán… Chính vì thế ông đã tạo được một phong cách văn chương đa dạng, một
thế giới nghệ thuật đa chiều, tiếp thu và sáng tạo không ngừng.
4. Cảm hứng nghệ thuật trong truyện ngắn Cao Duy Sơn
4.1 Cảm hứng lãng mạn đan xen với cảm hứng bi kịch
Ở trên đất nước Việt Nam này, hay thế giới ta đang sống đây, nơi đâu, chỗ
nào cũng có con người tồn tại. Con người theo nghĩa rộng đó là con người có
văn hoá, mang trong mình những dòng văn hoá đặc trưng, cốt cách đặc trưng
của dân tộc đó, có đời sống riêng, có sự giao thoa giữa các dân tộc, quốc gia
nhưng không lệ thuộc. Ý nghĩa đó đã khiến cho thế giới ngày một đa dạng
phong phú, văn hoá ngày càng được củng cố, bồi đắp, liên tục được chuyển giao
qua các thế hệ. Sự mở ra cánh cửa văn hoá để mọi người, mọi dân tộc hiểu biết
về nhau, giao lưu với nhau, trân trọng nhau. Văn học là một loại hình nghệ thuật
đã làm được điều đó. Thông qua ngôn ngữ, thông qua các hình tượng được nâng
cao người đọc có dịp được soi chiếu và vỡ ra nhiều điều cho mình và cho cuộc
13
sống quanh mình. Con người sẽ bớt đi sự cô đơn, được giãi bày và hoà nhập
trong thế giới nghệ thuật, thông qua tư tưởng của tác phẩm văn học. Đọc những
truyện ngắn của Cao Duy Sơn ta nhận biết về điều đó thêm sâu sắc và lắng đọng
hơn. Những truyện ông viết ra đều bắt đầu từ một vùng đất nơi ông đã sinh ra,
nuôi giữ trong ông bao ký ức về một thời. Đó là vùng đất Cô Sầu một thị trấn
nhỏ miền núi phía Bắc. Và cũng chính mảnh đất này đã tích tụ cảm hứng văn
chương và hình thành nên bút pháp riêng biệt của Cao Duy Sơn.
Cảm hứng lãng mạn đan xen với cảm hứng bi kịch đậm đặc ở những câu chuyện
viết về tình yêu. Đề tài này khá quen thuộc trong văn học nhưng ở trong sáng tác
của Cao Duy Sơn nó lại mang một nét đặc trưng riêng .
Cảm hứng lãng mạn trong tác phẩm của Cao Duy Sơn không chỉ nằm trong
đoạn hay từng câu chữ văn, mà nó hiện hình trong tổng thể tác phẩm. Hoa bay
cuối trời là một truyện ngắn hay, một câu chuyện tình yêu lãng mạn đầy bi kịch.
Tưởng chừng những chi tiết chỉ thể hiện cho cho diễn biến nội tại một cách ngẫu
nhiên “Hãy đợi anh, anh sẽ nhờ người trở lại Pác Gà đón em về làm vợ trên
chiếc xe ngựa do chính tay anh đóng”(14, 97) lại báo trước bi kịch của câu
chuyện tình không có hồi kết có hậu. Vì bệnh tật, Dình biết mình sẽ không còn
mang lại hạnh phúc cho người mình yêu, không muốn người yêu phải mang
gánh nặng suốt cuộc đời, Dình tự nhận lấy đau khổ về riêng mình và từ bỏ ước
mơ ngày mình về Cô Sầu làm dâu sẽ được ngồi trên chiếc xe ngựa do chính tay
Khơ đóng, đi hai bên sẽ là đoàn phù dâu, phù rể áo quần lộng lẫy. Dình đã sống
cô độc bao nhiêu năm đằng đẵng cho đến ngày biết mình không còn sống được
bao lâu nàng đã quyết định gặp lại Khơ khi nét xuân xanh chỉ còn lại trong ký
ức, sự sống chỉ còn được tính bằng ngày. Trước sự thật phũ phàng, không như
bấy lâu vẫn tưởng Khơ đã vô cùng ân hận đau khổ. Bây giờ đã là một lão Khơ,
một lão thợ mộc bình thường như bao người ở đất Cô Sầu mang tâm trạng buồn
thương trước một sự thật đau lòng, nàng không chết như bấy lâu lão vẫn tưởng,
nàng vẫn còn đó, tình yêu của Khơ ngày nào còn đó nhưng đã trong những phút
cuối của cuộc đời. “Lão cảm giác như đang trong giấc mộng, một giấc mộng
buồn vô cùng. Hình như thân thể nàng đang mỗi lúc một giá lạnh, chỉ đôi mắt
14
vẫn ngời sáng và ấm áp. Giọng nàng chậm nhưng mạch lạc như sợ người nghe
không nghe hết được ý mình:
- Anh nhớ ngày xưa có lần anh đã nói với em không?
- Em nói đi!
- Anh nói anh muốn ngày cưới chúng mình em sẽ được ngồi trên cỗ xe do chính
tay anh đóng?
- Anh nhớ! Phù dâu, phù rể sẽ bước theo hai bên.
- Hôm nay anh có đánh chiếc xe đó đến đây không?
- Cả con ngựa hồng nữa em à!
- Hôm nay em muốn được ngồi lên và anh đưa em đi trên chiếc xe đó”. (14, 116
- 117)
Trong cấu trúc truyện ngắn các chi tiết chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng,
nó vừa là khởi đầu cho đỉnh điểm mâu thuẫn đồng thời vừa biến hoá chuyển
động mạch truyện một cách sinh động. Chi tiết đắt sẽ mang đến cho độc giả hiệu
ứng cảm thụ sâu sắc. Chi tiết dở, giá trị thẩm mỹ thấp chỉ tạo nên những tác
phẩm tầm thường. Việc chú trọng đưa vào tác phẩm mỗi chi tiết luôn đòi hỏi
nhà văn cần có sự lựa chọn, đối với thể loại truyện ngắn công việc này càng đòi
hỏi khắt khe hơn. Bởi tính chất truyện ngắn yếu tố đầu tiên là phải viết thật ngắn
nên việc tiết giản câu chữ, chi tiết cần phải được tính toán. Việc đưa bất cứ chi
tiết nào vào trong tổ chức truyện cũng cần phải được cân nhắc và phải giải quyết
nó như một sự bắt buộc. Trong truyện ngắn Hoa bay cuối trời của Cao Duy
Sơn, tác giả đã đưa chi tiết chiếc xe ngựa vào phần đầu truyện là có dụng ý. Chi
tiết tưởng rất đỗi bình thường mà hoá ra có chủ định cho phần kết truyện. Vừa
say mê, vừa tỉnh táo trong phút thăng hoa tác giả đã cho xuất hiện trở lại hình
ảnh chiếc xe ngựa vào phần cuối truyện đã mang lại hiệu quả bất ngờ. Đến đây
người đọc chợt thấy dâng lên trong lòng nỗi buồn, một nỗi buồn xa xăm giống
như một tiếng thở dài, gợi tâm tưởng suy ngẫm về số kiếp con người: “Lão Khơ
đánh xe đi về phía chân núi Phjia Đán, nơi có con suối và những cây đào cổ thụ
đang trút lá vàng, trên xe đôi cánh tay người đàn bà chợt thõng xuống hai bên
ghế. Một chiếc vòng đồng cuốn vải đỏ chợt rơi xuống mặt sàn. Sau hai vòng
15
quay nó khẽ kháng nằm xuống nem nép khiêm nhường như một a hoàn….Khuôn
mặt bà vẫn tươi như một bông đào, một bông đào đang ngủ trong tiết cuối thu.
dường như bà đã đem theo vào giấc ngủ một tâm trạng vui, niềm vui trong ngày
cưới không phù dâu, phù rể sóng bước hai bên chiếc xe ngựa do chính tay lão
Khơ đóng cách đây đã mấy mươi năm, chưa một lần lăn bánh, chưa một lần có
ai ngồi lên đang đưa bà đi về cuối chân trời.”(14, 118 - 119)
Cảm hứng lãng mạn xen với cảm hứng bi kịch người đọc còn gặp lại trong
truyện Chợ tình của Cao Duy Sơn. Truyện ngắn chứa đựng yếu tố nhân văn sâu
sắc viết về một mối tình xuyên suốt gần một kiếp người đã để lại những cảm xúc
sâu lắng. Có thể nói Chợ tình là một bài thơ tình lãng mạn, một câu chuyện tình
vượt thời gian, không gian mang đến cho người đọc sự rung động và cảm nhận
xót xa về tình yêu. Hình như trên cuộc đời này đâu đó cũng đã từng có những
mối tình như Sinh và Ếm. Họ đi tìm nhau gần một kiếp người ở phiên chợ phong
lưu, nơi hai người đã gặp nhau và trao nhau mối tình đầu, một câu chuyện tình
như một khúc ca buồn của người miền núi . Người đọc bỗng chạnh lòng khi
ngẫm về số kiếp. Trên đời này đã có bao đôi lứa yêu nhau mà không lấy được
nhau? Liệu có mấy ai như lão Sinh đã giữ gìn đôi giày Ếm tặng suốt một đời
như một báu vật, chỉ đi vào chân mỗi khi đến chợ tình: “…Lão sinh lấy đôi giày
vải từ túi trong của áo ngực đưa ra ngắm nghía rồi nhẹ nhàng đi vào chân.
Thấy mú Ếm nhìn, tự nhiên lão cố toè các ngón chân cho cạnh giày phình ra.
Mú Ếm quay nhìn đi chỗ khác rồi nén tiếng thở dài:
- Đừng cố làm thế, không khéo giày bị rách đi thôi. Bây giờ mình có tuổi chân
tay nhỏ đi có sao đâu!
- Ừ.
Nghe mú Ếm nhắc, lão thu chân lại. Có lẽ già rồi chân cẳng cũng đã teo khô.
Lão chỉ muốn thể hiện cho Ếm biết mình chẳng khác xưa là mấy. Đôi giày này
tự tay Ếm khâu tặng cách đây hơn năm mươi năm, tới giờ Sinh vẫn giữ còn gần
như mới và chỉ đi vào chân khi đến phiên chợ này gặp Ếm…bây giờ thì chân
nhỏ giày rộng, thời gian đấy, không còn được như xưa nữa…” (14, 71).
16
Bằng lối quan sát và lựa chọn tinh tế các chi tiết Cao Duy Sơn đã khắc hoạ chân
dung nhân vật một cách sinh động. Thông qua chi tiết người đọc thấy được chân
dung và tâm trạng con người.
Chỉ một đoạn văn ngắn trong Chợ tình tác giả đã đưa độc giả đến một vùng đất
văn hoá với nét đẹp từ ngàn đời nhưng trên hết là sự lãng mạn của một phiên
chợ “ không tranh mua, tranh bán, không đuổi đánh nhau vì ghen hay thù oán…
đến đây chỉ đem theo con tim bồi hồi và những lời thầm thì ái ân tìm vào tai
người xưa” ( 14, 69). Không chỉ giới thiệu phong tục tập quán đẹp của một vùng
miền núi, tác giả còn khéo léo giới thiệu cho bạn đọc tính cách cởi mở, sẵn lòng
đón bạn phương xa của cộng đồng các dân tộc miền núi phía Bắc mỗi khi xuân
về. Nhưng hình như tất cả những thứ đó chỉ là cái cớ để Cao Duy Sơn chuẩn bị
cho hành trình mới, một hành trình đến với cái đẹp, cái cao quý nhất đó là tình
yêu, tình yêu giữa con người với con người đã vượt lên trên hết mọi ham muốn
trần tục, thẫm đẫm chất nhân văn và tinh thần lãng mạn. Chợ tình đem đến cho
bạn đọc một thông điệp : Không có phẩm chất đó liệu con người có còn là con
người? Cho dù người đó ở lứa tuổi nào, hoàn cảnh nào trước tình yêu đều một
cảm xúc như nhau, đều rung động và đắm say như nhau:
“- Ếm à, có mệt thì ngả vào anh nghỉ một chút đi!
- Không mệt đâu Sinh à, năm nay tôi thấy tay của Sinh cầm đũa run lắm rồi.
- Đừng lo, mùa đông năm nay tôi còn lặn sông bắt cá đấy!
Mú Ếm vờ nghiêng đầu nhổ bã trầu, kỳ tình mú tránh đi cái miệng cười. Sinh
đâu còn sức như hồi trẻ? Chỉ là cách nói khoe cái sức ngày xưa thôi. Người già
vẫn thường thế…Thôi chẳng cần nói thêm gì, Ếm vẫn thương Sinh và nhớ Sinh
lắm! Chỉ cần được ngồi bên nhau chẳng cần nói gì cũng đã thấy hạnh phúc lắm
rồi Sinh à…” (14, 74). Biết Ếm không còn nữa, lão Sinh đã tự sắp mâm cơm
giữa rừng, một bữa cơm thanh đạm và giản dị như tình người miền núi, rồi gọi
tên nàng với nỗi xót thương: “Về a Ếm ơi! Anh biết em bỏ anh khác đi một mình
rồi, anh đâu dám trách Ếm. Ba xuân rồi anh đến mà không còn được gặp em,
anh biết em nghe được lời anh nói. Anh mua bát canh ngon này cho em ăn, anh
thả cơm nắm vào canh cho em làm rau, anh biết Ếm thường thích ăn như thế…
17
Bây giờ thế này thôi, chợ từ nay không có chúng mình nữa, không có em không
còn chợ…đôi giày này đây, anh đã đem theo bên mình bằng cả mười lăm đời
ngựa. Giày này tay em khâu, anh chỉ đi cho một mình em nhìn thấy, giờ không
có em anh đi cho ai ngắm đây? Bây giờ anh gửi nó theo em.
Lão run run bật diêm. Đôi giày bén lửa bốc cháy. Ánh lửa vàng như những vũ
công cong mình nhảy nhót trên tay…”.( 14, 79) Nhiều nhà nghiên cứu phê bình
văn học cho đây là đoạn văn hay nhất của Chợ tình, nó thống thiết ma mị như
vọng lên từ lòng đất, là tiếng nói cất lên từ sâu thẳm tâm hồn khi con người đối
diện với giới hạn kiếp sống. Có thể nói nó thể hiện đầy đủ nhất tính chất bi kịch
của tác phẩm. Cái hay trong mỗi tác phẩm viết theo cảm hứng này chính là phần
kết của truyện. Không rườm rà, không đao to búa lớn, cũng không uỷ mị sướt
mướt Cao Duy Sơn đã dẫn người đọc theo một mạch cảm hứng thấm đẫm tiếc
nuối bâng khuâng: “Từ năm sau cái Nhin bán bún và mọi người ở chợ tình Âu
Lâm không còn thấy lão Sinh. Không hiểu lão đi đâu? Dân cùng bản lão nói, từ
sau phiên chợ tình… năm Nhâm Ngọ không hiểu sao lão Sinh đã đi vào núi
Phjia Bjoóc và biến mất, chỉ có con ngựa trở về, con ngựa thứ mười lăm lão
thay trong cuộc đời mình” (14, 79).
Trong một loạt những truyện ngắn của Cao Duy Sơn những truyện mang cảm
hứng đan xen này còn gặp ở những tác phẩm ông viết ở thời kỳ đầu khi mới cầm
bút như Người săn gấu, một tác phẩm đã nhiều lần được in trong các tuyển tập
truyện ngắn hay của những nhà xuất bản danh tiếng. Đây cũng là tác phẩm đánh
dấu bước khởi đầu cho một phong cách mang đậm chất miền núi dân tộc thời kỳ
văn học đổi mới. Những thân phận trong tác phẩm Người săn gấu như bước ra
từ trong huyền thoại, như bản tình ca với những giai điệu thấm đẫm tình người,
tình rừng, thấm đẫm sự hồn nhiên bản năng. Thim một chàng trai mồ côi sống
bằng nghề săn gấu đã đem lòng yêu một cô gái xinh đẹp, con nhà giàu tên Phón .
Những tưởng tình yêu đó sẽ là bước khởi đầu làm thay đổi số kiếp thân phận tôi
đòi khi Thim có y định gắn bó thuỷ chung trong một mái ấm gia đình với Phón.
Người con gái ấy đã đem lòng gửi gắm nơi chàng trai dũng cảm có một thân thể
cường tráng như cây lim cây, nghiến trên rừng, có tài săn bắt thú rừng nổi tiếng
18
khắp vùng Pác Miều. Nhưng tình yêu đó đã bị gia đình nàng ngăn cản. Bằng thủ
đoạn thâm hiểm, Sài Vẳn anh trai của Phón đã tìm cách hãm hại Thim. Được
những người Việt Minh cứu sống Thim đã nhập vào quân đội. Năm tháng qua
đi, chiến tranh qua đi, hoà bình đã trở về trên đất nước, tuổi xuân của Thim đã
gửi lại trên khắp các chiến trường nhưng hình ảnh Phón vẫn không sao phai mờ
trong tâm chí chàng trai săn gấu: “ Mỗi khi nhớ về vùng quê xa ấy, nơi Thim đã
có một thời trẻ trung chát đắng, nơi có người con gái yêu mình bằng tất cả tấm
lòng trong trắng chân thật. Cô gái ấy như không sinh ra từ cái gia đình quyền
quý nhất vùng Pác Miều, mà sinh ra từ hạt gạo thuỷ chung nhân hậu. Tình
nguyện đánh đổi tất cả để đến với chàng trai săn gấu nghèo khổ mồ côi, để rồi
cùng phải chịu những bất hạnh của chính gia đình giáng xuống mối tình như
cánh hoa đầu tiên mới nhú đã bị giập nát tổn thương dưới cánh đập phũ phàng
của loài chim ác”(12, 24 - 25). Rồi cuộc hành trình đi tìm cố nhân bắt đầu từ
những ngày mới rời quân ngũ. Nỗi khao khát được gặp lại người yêu như ngày
đông lạnh giá gọi mặt trời đầy nắng. Thim từ chối mọi chức vụ, tình nguyện làm
người bưu tá, một chân đưa thư báo về các thôn bản, một công việc nặng nhọc
vất vả chẳng ai muốn nhận, chỉ mục đích: “…Giấu trong mình một niềm hy
vọng, niềm hy vọng này sẽ vĩnh viễn không rời xa khỏi ý nghĩ mình nữa. Có thể
điều bất ngờ tìm thấy bóng dáng xưa sẽ không đến với anh, nhưng dẫu sao như
thế vẫn hơn….Và thế là Thim đã đóng chặt tất cả những cánh cửa của lòng
mình và chỉ để ngỏ một lối duy nhất cho tình yêu ban đầu ấy vĩnh viễn tồn tại,
lấp ló một đốm sang vĩnh cửu. Đã hơn ba mươi năm tìm kiếm qua đi nhưng cái
đốm lửa nhỏ nhoi đó vẫn bỏng rát trong lòng” (12, 27). Đọc những trang văn
của Cao Duy Sơn độc giả như cùng thổn thức với những mất mát và khát vọng
tình yêu cháy bỏng của nhân vật. Nhân vật của ông vạm vỡ, cá tính mạnh mẽ
song trong tình yêu lại khổ đau và lãng mạn vô cùng. Ông viết mà như trải lòng
mình, lòng người nghệ sỹ thấm niềm vui, nỗi buồn cả những bất hạnh của nhân
vật do mình tạo ra. Những nhân vật xuất hiện trong tác phẩm của ông người đọc
có cảm giác nó như còn đâu đó trên cuộc đời này. Nó cần được yêu thương và
cảm thông với một tình yêu con người với con người. Và trên hết phải biết nuôi
19
hy vọng vào tình yêu thuỷ chung son sắt như chàng Thim với Phón trên con
đường ba mươi năm đi tìm cố nhân: “Ông không nhớ đã hỏi ai, ai đó đã chỉ cho
ông ngôi nhà phía cuối bản. Ông lại chợt phân vân “Có thể là sự trùng lặp
chăng, và đứa con nữa, là con ai, sao lại mang họ mẹ, con nuôi hay con riêng?”
Một loạt những câu hỏi lao vào đầu ông châm chích nhưng vô ích. Không, ông
không cần biết điều đó, vì trong ông cái linh cảm ông nén hơn ba mươi năm nay
có gì đó ông tin là sẽ không nhầm. Ngôi nhà hiện ra trước mắt ông, cánh cửa
khép hờ như suốt ba mươi năm nay vẫn khép hờ như vậy, chờ ai đó đến mở ra”
(12, 27).
Trên cuộc đời này liệu có một tình yêu nào như thế, thuỷ chung son sắt bi
thương và lãng mạn đến không tưởng. Một người đàn ông dành trọn cả cuộc đời
đi tìm lại tình yêu đã mất, nó chỉ có thể tồn tại trong những tác phẩm văn học
hay đâu đó còn hiện diện trên cuộc đời này? Điều không tưởng đó liệu có phải
chỉ nhà văn tưởng tượng hay đây chính là lời nhắc nhở con người hãy biết nuôi
dưỡng và hy vọng về tình yêu trong mỗi người, giúp cho thế giới này ngày một
tốt đẹp hơn.
4.2 Cảm hứng ngợi ca
Trong những tác phẩm viết về người phụ nữ Cao Duy Sơn luôn dành cho
nhân vật của mình những tình cảm trìu mến. Bởi vậy cảm hứng ngợi ca luôn
được dành cho phái nữ.Vẻ đẹp bên ngoài và tâm hồn người phụ nữ luôn trở nên
long lanh dưới ngòi bút của ông. Với cảm xúc sâu sắc các nhân vật nữ của ông
đã được truyền thêm chất tình say đắm, tinh khôi và trong sáng như chính phẩm
chất mộc mạc của núi rừng. Nàng Ban trong Âm vang vong hồn, Líu trong Góc
trời Tây có cơn mưa đá, hay Lơ trong Những đám mây hình người, mỗi nhân
vật trong mỗi truyện đều có số phận khác nhau, đều phải đương đầu với những
biến cố phức tạp khác nhau nhưng đều có một điểm chung đó là sống nhân hậu
và hết mình cho tình yêu đôi lứa. Lòng nhân hậu khiến cuộc đời họ trở nên
thánh thiện, còn tình yêu là cứu cánh giúp họ vượt qua những hủ tục lạc hậu,
miệng lưỡi thế gian. Người phụ nữ suốt đời chỉ biết sống thu mình trong cái
nhịp điệu diễn ra mòn mỏi ngày này qua tháng khác. Nhịp điệu đó nhiều lúc đã
20
biến họ thành cỗ máy, những cỗ máy vô hồn lặng lẽ cam chịu đã làm họ nhiều
lúc quên đi bản thân. Nhưng đến một ngày họ nhận ra, hình như trong mình còn
có con người khác, con người mộng mơ, con người khao khát tình yêu đôi lứa,
con người muốn vượt lên hoàn cảnh để có lúc được sống cho riêng mình. Líu
trong Góc trời Tây có cơn mưa đá là thế. Sống bên người mẹ chồng ở goá như
mình, nàng thấy thật yên tâm khi mọi thứ trong gia đình đều được bà tính toán
sắp đặt, chỉ mục đích duy nhất giữ được nền nếp gia phong, giữ được tiếng thơm
gần một đời người bà đã nguyện ở vậy cho trọn đạo dâu hiền. Điều bà luôn canh
cánh về đứa con dâu ấy là nó còn trẻ và đẹp quá, đến một ngày nào đó con dâu
bà sẽ không còn giữ được mình, nó sẽ quên đi đứa con trai xấu số của bà chạy
theo một tình yêu mới, và nếu thế mọi trật tự trong gia đình bà sẽ bị đảo lộn. Chi
tiết mẹ chồng Líu buộc thừng rồi đánh trâu kéo đổ kềnh chiếc cối đá mà hàng
đêm Líu thường lấy làm điểm đặt chân thoát ra khỏi ngôi nhà sàn đi theo tiếng
gọi tình yêu, đêm đó chính tay bà đã dùng chiếc gậy từng lập công đánh cướp
giữ làng của dòng tộc để lại quất lên thân thể đứa con dâu hư đốn. Đây chính là
chi tiết hay nhất, đắt nhất của truyện. Sự dồn nén của những mâu thuẫn được
đẩy cao càng làm nổi bật nét đẹp của Líu, bất chấp mọi ngăn cản, cả khi thân thể
bị hành hạ đau đớn nàng vẫn quyết chạy đến với Sín, chạy đến với hạnh phúc
của đời nàng. Có thể nói việc ngợi ca vẻ đẹp người phụ nữ đã từng có rất nhiều
nhà văn viết, nhưng Cao Duy Sơn lại có những nét đặc trưng riêng. Ông viết về
vẻ đẹp người phụ nữ miền núi với tất cả sự cảm thông và hiểu biết sâu rộng cả
về phong tục tập quán của người Tày, cả về tính cách thầm lặng mà nhân hậu
của người phụ nữ dân tộc, dịu dàng kín đáo những cũng thật mạnh mẽ quyết liệt.
Ngoài Líu trong Góc trời tây có cơn mưa đá ta còn có thể bắt gặp nhân vật Lơ
trong Những đám mây hình người, một mẫu nhân vật cùng nằm trong cảm
hứng ngợi ca của tác giả. Một cô gái do số phận đưa đẩy bỗng chốc bị cuốn vào
kiếp buôn phấn bán hoa ở một phố thị miền núi. Gặp lại người mình yêu sau
mười năm xa cách, nàng âm thầm vui sướng nhưng cũng thật đau khổ, nhưng vì
yêu, vì nghĩ mình không còn xứng đáng nàng gắng vượt qua nỗi sợ hãi thổ lộ
với người tình những chuyện xấu của bản thân, và cũng không giấu giếm rằng
21
lòng còn nặng tình cũ, nhưng phận nay nhơ nhuốc, nhân phẩm không cao bằng
ngọn cỏ đâu còn dám mơ cao. Dù đã đẩy nhân vật đến tận cùng của xấu xa tội
lỗi nhưng hình ảnh tâm hồn Lơ dưới ngòi bút tác giả vẫn thấp thoáng chất con
người, thấp thoáng một tâm hồn chung trinh nhân hậu: “Dù trên thân thể này có
dính mồ hôi của vài trăm gã đàn ông những lòng vẫn chỉ hướng về một người
thôi” (13, 63). Giọng văn trôi dần về cuối chuyện thấm đẫm tình thương mến,
thương mến một thân phận phụ nữ do hoàn cảnh mà tự vùi dập cuộc đời mình.
Điều mà bạn đọc nhận thấy ý đồ tác giả có lẽ là ở cách đặt vấn đề, khi con người
ta nhơ nhuốc chắc gì tự người ta làm nhơ nhuốc bản thân, cũng có thể do sự đời
xô đẩy, người đời đã vô tình vấy bẩn lên họ khiến cho cuộc đời họ không thể
ngẩng lên: “Khuôn mặt Lơ chợt bừng sáng, mắt nàng lấp lánh xúc động:
- Mơ khều trăng trên trời là chẳng thể, vậy mà trăng đã đến nhà. Giờ em như
người ốm khỏi bệnh- Giọng Lơ chợt lắng- em không còn như ngày xưa…thân
này không ít lần mặc cho lũ đàn ông dày vò, danh giá chỉ còn ngang với bọn bất
lương nhưng tình thực lòng này chỉ hướng về một người, nhưng giờ thân chẳng
còn nguyên vẹn, nó đã nhuốm mồ hôi bao gã đàn ông, dơ bẩn quá rồi…” (13,
62,63………… ). Cuộc trùng phùng sau mười năm xa cách cũng là cuộc gặp
mang đến cho lứa đôi nhiều trạng thái cảm xúc. Trong những ngày được sống
trong niềm thương mến, hối hận và cảm thông tưởng như hạnh phúc đã trong
tầm tay thì Ký đã không còn được gặp nàng. Lơ đến và rời khỏi cuộc đời Ký chỉ
như một giấc mơ. Nàng đã nhận về mình mọi bất hạnh cuộc đời. Đến đây nàng
chỉ dám nhận mình như những đám mây trên bầu trời, có những đám mấy mang
hình trái núi, những đám mấy mang hình biển khơi với cánh buồm cô độc, có
đám mây mang hình mặt người, tụ đấy rồi lại tan ngay. Nhưng vẻ đẹp tâm hồn
nàng đã xoá đi mọi xấu xa của bản thân, chỉ còn lại trong lòng người đọc hình
ảnh một con người, một con người trong sáng không tì vết tội lỗi.
Bên cạnh mạch cảm hứng ngợi ca về lòng trung hậu, tình yêu và sự thuỷ chung
của người phụ nữ, Cao Duy Sơn còn có những truyện ngắn phản ánh con người
thánh thiện, con người đầy lòng nhân ái. Trong cuộc sống hiện nay con người
đang phải đối mặt với những mối quan hệ hết sức phức tạp và đa chiều. Sự lựa
22
chọn cho mình một lối sống không toan tính, vụ lợi đã là khó, sống hết mình và
bao dung với mọi sự cuộc đời lại còn khó hơn. Những vấn đề về nhân cách, đạo
đức luôn là thời sự nóng bỏng đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ, khiến cho con
người ta nhiều khi nghĩ đến, ước có như thể chỉ còn thấy trong cổ tích. Cao Duy
Sơn đã đóng góp một phần quan trọng viết nên những câu chuyện cổ tích thời
nay. Lòng khoan dung, độ lượng và tình thương yêu con người của lão Sấm
trong truyện ngắn Người ở muôn nơi là một điển hình về lòng nhân ái. Một lão
ăn mày ngày ngày đi khắp nơi xin miếng ăn nuôi sống thân phận không nơi
nương tựa của mình lại là một con người có tấm lòng của chúa. Những đứa trẻ
nghèo khó sống trong những gia đình bất hạnh đã nhận được mối quan tâm
chăm sóc thầm lặng của ông. Bên cạnh cuộc sống no đủ của nhiều gia đình vẫn
còn có những số phận bất hạnh thiếu thốn, đó là thực tế của đời sống xã hội hiện
nay. Đọc xong Người ở muôn nơi của Cao Duy Sơn độc giả như được nếm một
món quà chát đắng khi thực tế cuộc đời còn đầy rẫy những bất công, nhưng
cũng thật ấm lòng khi vẫn còn những tấm lòng như lão Sấm.
Trong những truyện ngắn Nơi đây không một bóng người, Thằng Hoán,
Tượng trắng hay Ngôi nhà xưa bên suối những nhân vật thánh thiện giàu lòng
nhân ái tái hiện như một vệt cảm hứng sáng tạo liên tục trong suốt hơn hai mươi
năm cầm bút của Cao Duy Sơn. Nếu nói văn là người thì rõ ràng trong tâm hồn
tác giả những nhân vật này luôn được ông dành những tình cảm thiết tha, những
khát vọng cháy bỏng về một thế giới người với người cùng chung sống trong sự
hoà hợp, thân ái. Mỗi khi ngòi bút chạm đến nỗi đau tâm hồn, thể xác nhân vật,
người đọc cảm nhận tác giả như đắm sâu vào từng trang viết với tất cả nỗi niềm
xúc động, yêu thương chân thành của tình người nghệ sỹ. Truyện ngắn Tượng
trắng mang một cảm xúc như thế. Có thể nói Tượng trắng là một tuyên ngôn
nghệ thuật của nghệ sỹ tôn vinh cái đẹp thánh thiện và luôn đứng về phía thế
giới khổ đau. Thái độ và tình cảm đó được khái quát qua hình tượng của chàng
trai duy nhất lành lặn sống giữa một làng hủi, một vùng quê rừng núi cô đơn
giữa mênh mông vũ trụ. Nhiều lúc ý nghĩ bỏ làng để đi theo tiếng gọi tình yêu
đôi lứa đã cắn xé trái tim chàng. Nhưng giữa những bộn bề công việc, tình
23
thương và trách nhiệm với những thân phận tật nguyền, những con người đã cứu
vớt cuộc đời chàng, chỉ cho chàng thấy con đường mình đi trên cõi đời chàng
không thể bỏ mặc họ bởi ý nghĩ: Mọi người đều trông vào ta như trông vào một
con thuyền giữa mênh mông biển khơi, nếu như lúc này ta buông tay con thuyền
chắc gì còn nổi nênh. Rồi ngày ngày tình yêu và nỗi khổ đau vì thương nhớ
người con gái “đẹp như một vầng trăng thu” vò xé trái tim chàng, cùng với lòng
quý trọng những thân phận tật nguyền đã biến thành nguồn cảm hứng dồn vào
đôi bàn tay khéo léo để chàng tạc nên những hình mặt người dị tật trên những
mỏm đá quanh làng. Những bức tượng mang những hình mặt người lồi lõm tật
nguyền được chàng tạc nên mỗi ngày một nhiều, cũng đồng nghĩa với người
làng hủi đang ngày ngày chết dần chết mòn Những dòng văn ngậm ngùi chứa
đựng bao xúc cảm của tác giả, cũng là tiếng lòng của bao con người khi đứng
trước thực tế cái hạn hữu của số kiếp, trước những giá trị lớn lao của cái đẹp
vượt trên thói đời toan tính thấp hèn, mọi vụn vặt kèn cựa, nhếch nhác rối ren,
để chỉ một lối duy nhất cho sự thánh thiện, nhân hậu, tha thứ bước vào tâm hồn
nhẹ nhõm thênh thang.
Ở dòng cảm hứng ngợi ca những con người thánh thiện nhân ái ta còn thấy ở
trong truyện ngắn Thằng Hoán. Ẩn sau một ngoại hình dị biệt “Cái đầu to quá
khổ bị cái u trên lưng đè nặng, luôn trĩu về phía trước. Hai bàn chân to bè có
những ngón toè ra vững chãi đỡ cái thân hình thấp lùn không cao quá một mét
tư…” (12, 60) lại là một tâm hồn nhân ái vị tha, một tấm lòng bao dung. Người
đọc phải lặng đi khi đọc tới những đoạn nhà văn miêu tả tâm trạng nhân vật
Hoán, sau khi vợ mình bỏ đi theo trai nay trở về đón con trai đi theo vì “Thằng
Mìn không phải con của mày”, thì “đất dưới chân Hoán như nứt ra, Hoán như
thấy mình như đang bị rơi xuống khe vực thẳm giá buốt…có một điều gì đó rất
trong sáng và tinh khiết đang đổ vỡ trong lòng Hoán, làm cho cái thân thể dị tật
đứng chết lặng. Hoán thầm rên lên đau đớn: Thằng Mìn, không, Mìn con ơi…”
(12, 76). Ở đây người đọc bỗng thấy một Hoán nhu mì bỗng trở nên chới với
đáng thương. Nhưng trong giây phút ngắn ngủi, lòng nhân hậu và vị tha bỗng
trỗi dậy trong tâm hồn kẻ tật nguyền. Tình cha con bấy lâu đã vượt lên sự thật
24
phũ phàng và đau khổ. Trước người đàn bà phản bội, trước đứa con không phải
con mình ngây thơ nhưng cũng đầy tình thương mến, tác giả đã để cho Hoán
đứng giữa. Sự lựa chọn không thuộc về Hoán một kẻ suốt đời sống yếm thế, mà
nó thuộc về hai con người đang đứng trước Hoán. Cuối cùng tác giả đã để cho
đứa bé quyết định, một cái kết thông minh và có hậu : “…Đôi mắt Mìn ráo
hoảnh nhìn làn Dì chăm chăm, nó hỏi:
- Bố nào nữa, sao lại có hai bố?
Làn Dì chết lặng…thằng Mìn bỗng lùi lại sợ hãi. Đôi mắt nó đỏ nọc. Nó quay
người bước về phía Hoán. Thấy pa nó đứng rũ như một cái xác, tay vẫn nắm
chạt ngọn tre đầy gai, từ khoé mắt nó bỗng trào ra hàng lệ mặn chát. Nó nấc
lên nghẹn ngào:
- Pa ơi, ta vaò nhà đi…” (12, 77).
Trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn, ở những nhân vật thánh thiện và đầy
lòng nhân ái, cuộc đời họ luôn phải đương đầu với những nỗi bất hạnh. Sự bất
hạnh cứ liên tiếp giáng xuống cuộc đời ông giáo Hạc (Ngôi nhà xưa bên suối)
một người con gốc Hà Nội tình nguyện lên miền núi dạy học vì sự nghiệp trồng
người. Ông giáo Hạc cứ lặng lẽ sống, không quá vồn vã khi người ta giao lại
ngôi nhà bên suối cho ở tạm vào lúc mình đang bơ vơ như một kẻ vô gia cư.
Ông cũng không đến nỗi oằn mình khi người ta cố chụp lên đầu ông một “cái
thai” của cô học trò, về sau còn là đồng nghiệp của ông. Và cũng vì chuyện này
người ta đã cho ông “về vườn” theo cả nghĩa đen. Ông chỉ lặng lẽ làm vườn
theo sự phân công của nhà trường. Đến khi cái mảnh vườn thực nghiệm mà thầy
Hạc có sáng kiến định dành cho học sinh tham quan như một thứ giáo cụ trực
quan môn sinh học, thì chẳng còn ai nhớ công vun trồng của thầy. Rồi ngay cả
đứa con nuôi mà thầy hết lòng yêu thương, chăm bẵm , coi nó như con đẻ cuối
cùng cũng bị mẹ nó đón đi. Thầy vẫn chịu đựng và khuyên con theo mẹ dù lòng
thầy đau như sát muối, lưng thầy còng xuống tưởng chừng như không thể chịu
nổi mất mát đó. Nhưng cái hay nhất của Ngôi nhà xưa bên suối chính là cái
tưởng như không thể mà lại có thể. Đó là sự chịu đựng vượt quá sức của con
người. Cao Duy Sơn đã dồn nén cho nhân vật thầy giáo Hạc những sự kiện, biến
25