Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Tình trạng răng miệng bệnh nhân đến khám và điều trị tại khu thực hành nha khoa tổng quát, khoa rhm, đh y dược tp hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 27 trang )

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA RĂNG HÀM MẶT

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

TÌNH TRẠNG RĂNG MIỆNG BỆNH NHÂN
ĐẾN KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ
TẠI KHU THỰC HÀNH NHA KHOA TỔNG QUÁT,
KHOA RHM, ĐH Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH

Sinh viên thực hiện:
TRẦN NGỌC PHƯƠNG THANH
TRƯƠNG PHẠM BÍCH THUỶ
Lớp: Răng Hàm Mặt 2017


ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA RĂNG HÀM MẶT

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

TÌNH TRẠNG RĂNG MIỆNG BỆNH NHÂN
ĐẾN KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ
TẠI KHU THỰC HÀNH NHA KHOA TỔNG QUÁT,
KHOA RHM, ĐH Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH

Sinh viên thực hiện:
TRẦN NGỌC PHƯƠNG THANH
TRƯƠNG PHẠM BÍCH THUỶ
Lớp: Răng Hàm Mặt 2017
Hướng dẫn:


TS. Phạm Thị Mai Thanh
TS. Huỳnh Hữu Thục Hiền


MỤC LỤC
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ
DANH MỤC HÌNH

1

CHƯƠNG 1: 3
1.1.

3

1.2.

4

1.2.1.

4

1.2.2.

5

1.2.3.


8

1.3.

9

CHƯƠNG 2: 10
2.1.

10

2.2.

10

2.2.1. Địa điểm nghiên cứu:

11

2.2.2. Đối tượng nghiên cứu:

11

2.2.3. Kỹ thuật chọn mẫu:

11

2.3.

10


2.4.

11

2.4.1.

11

2.4.2.

11

2.5.

13

2.5.1.

13

2.5.2.

14

2.6.

14

CHƯƠNG 3: 15

CHƯƠNG 4: 16


ĐỐI CHIẾU MỘT SỐ THUẬT NGỮ ANH – VIỆT
ADA (American Dental Association)

Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ

FDI (World Dental Federation)

Tổ chức Nha khoa Thế Giới

WHO (World Health Organization)

Tổ chức Y Tế Thế Giới

perikymata

Vân Retzius trên bề mặt men

MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT
ĐHYD TP.HCM

Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

RHM

Răng Hàm Mặt

VSRM


Vệ sinh răng miệng

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Sơ đồ Keyes cải tiến minh hoạ các yếu tố sinh bệnh học chính của sâu răng 6


ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, người dân ngày một quan tâm đến vấn
đề sức khỏe nhiều hơn, trong đó bao gồm cả việc coi trọng tình trạng răng miệng
của bản thân. Bệnh nhân tìm đến sự điều trị của các bác sĩ để cải thiện nhu cầu của
mình như kiểm tra răng miệng định kỳ, làm giảm cơn đau do các vấn đề bệnh lý
vùng miệng, cải thiện tính thẩm mỹ và từ đó giúp phục hồi răng miệng toàn diện trở
về chức năng sinh lý bình thường của cơ thể [17].
Sự lựa chọn điều trị ở phòng khám tư nhân hoặc bệnh viện chuyên khoa RHM
phụ thuộc vào sự tiện lợi, kinh tế tài chính của bệnh nhân và năng lực của bác sĩ...
Phòng khám Khoa Răng Hàm Mặt, ĐHYD TP.HCM vừa phục vụ chức năng giảng
dạy vừa phục vụ nhu cầu điều trị của nhân dân với nhiều đối tượng bệnh nhân khác
nhau. Từ năm 2017, Khoa RHM tổ chức thực hành Nha khoa tổng quát cho sinh
viên RHM năm thứ 5 và 6. Đơn vị thực hành này đã tiếp nhận và điều trị cho nhiều
lượt bệnh nhân. Các bệnh nhân Nha khoa tổng quát được phỏng vấn, khám, lập hồ
sơ bệnh án, chụp ảnh chi tiết tạo nguồn dữ liệu rõ ràng, phong phú giúp khảo sát
tình trạng răng miệng, nhu cầu điều trị cũng như yêu cầu thực tế của bệnh nhân đến
khám tại một cơ sở Nha khoa điển hình tại thành phố Hồ Chí Minh.
Hiện nay, ngồi các nghiên cứu khảo sát về tình trạng sức khỏe răng miệng của
cộng đồng, chưa có nhiều nghiên cứu khảo sát nhu cầu điều trị của bệnh nhân. Để
có thể mang lại và duy trì sức khỏe răng miệng cho bệnh nhân, người bác sĩ RHM
cần có cái nhìn đầy đủ và rõ ràng về tình trạng răng miệng của đối tượng, xác định
được nhu cầu để từ đó xây dựng và trao đổi với bệnh nhân, đề ra và thực hiện kế
hoạch điều trị phù hợp với điều kiện thực tế của cơ sở điều trị cũng như của bệnh

nhân. Vì vậy, chúng tơi mong muốn thực hiện một nghiên cứu khảo sát được nhu
cầu điều trị răng miệng của bệnh nhân nha khoa để có thể hiểu rõ hơn về đối tượng
phục vụ trong nghề nghiệp sau này.

1


Mục tiêu tổng quát: 
Đánh giá tình trạng sức khỏe răng miệng, nhu cầu điều trị của bệnh nhân khi đến
Khu thực hành Nha khoa tổng quát, Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược thành
phố Hồ Chí Minh.
Mục tiêu cụ thể:
1. Đánh giá tình trạng răng miệng của bệnh nhân: sâu răng, nha chu, mòn răng,
mất răng.
2. Đánh giá nhu cầu điều trị của bệnh nhân.

2


CHƯƠNG 1:

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Trên khắp thế giới, con người ngày càng sống thọ hơn và chất lượng cuộc sống
tăng dần lên. Mọi người cũng nhận thấy được vai trò quan trọng của sức khỏe răng
miệng đối với chất lượng cuộc sống.
Nhiệm vụ của bác sĩ RHM là chăm sóc sức khỏe răng miệng cho cá nhân và cộng
đồng. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố chủ quan lẫn khách quan mà trong thực tế hành
nghề rất nhiều bác sĩ RHM chủ yếu chỉ tập trung điều trị giải quyết những yêu cầu
hoặc than phiền của bệnh nhân. Từ đó dẫn đến bệnh nhân khơng nhận biết đầy đủ

về tình trạng răng miệng, khơng được hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng phù
hợp cũng như không được điều trị những vấn đề răng miệng khác ngoài nhận thức
của họ.

1.1.Sức khỏe răng miệng
Năm 2016, Tổ chức Nha khoa Thế giới FDI (International Dental Federation) đã
đưa ra một định nghĩa mới về sức khỏe răng miệng, cho thấy đóng góp của sức
khỏe răng miệng trong sức khỏe chung của cả cơ thể.
Trước đây sức khỏe răng miệng chỉ có nghĩa là khơng có bệnh hay vấn đề nào về
răng miệng. Định nghĩa mới cho thấy sức khỏe răng miệng gồm nhiều yếu tố và
đóng góp cho sức khỏe chung.
Định nghĩa Sức khỏe răng miệng theo FDI (2016) [8]
Sức khỏe răng miệng gồm nhiều yếu tố bao gồm khả năng nói, cười, nếm, nhai,
nuốt và thể hiện cảm xúc trên mặt và khơng có đau, khó chịu hay bệnh lý vùng
hàm mặt.
Những yếu tố góp phần vào sức khỏe răng miệng:
- Yếu tố của sức khỏe thể chất và tinh thần cơ bản, tồn tại cùng với ảnh hưởng
liên tục của các giá trị và thái độ của con người và cộng đồng.

3


- Phản ánh các yếu tố sinh lý, xã hội, tâm lý góp phần nên chất lượng cuộc sống
- Chịu ảnh hưởng bởi những kinh nghiệm, hiểu biết, kỳ vọng và khả năng thích
nghi với hồn cảnh.

1.2. Một số nghiên cứu tình trạng răng miệng
Năm 1969, ngân hàng dữ liệu sức khỏe răng miệng thế giới của Tổ chức sức
khỏe Thế giới (WHO) được thành lập do nhận thấy ảnh hưởng của tình trạng sức
khỏe răng miệng có liên quan đáng kể đến chất lượng cuộc sống của các nước trên

thế giới. Dữ liệu của ngân hàng được thu thập ở hầu hết các quốc gia trên thế giới
có nghiên cứu về tình trạng sức khỏe răng miệng của người trưởng thành 35 - 44
tuổi [14,22].
Tại Việt Nam, nhiều công trình nghiên cứu từ năm 1969 đến 2018 về tình trạng
sức khỏe răng miệng nói chung và các ảnh hưởng của bệnh sâu răng, nha chu, mịn
răng nói riêng đã được công bố [3,5,6,7]. Kết quả của các nghiên cứu này cho
chúng ta thấy một cái nhìn tổng thể về tình trạng sức khỏe răng miệng của người
Việt Nam so với các nước trên thế giới. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu chỉ thực
hiện cắt ngang ở một nhóm tuổi hoặc một địa phương trong cả nước. Do đó hồi cứu
dữ liệu liên quan đến các chỉ số trong nghiên cứu này sẽ đóng góp thêm bằng chứng
về tình trạng sức khỏe răng miệng, từ đó giúp các hoạch định chính sách về y tế tại
Việt Nam xây dựng các chương trình giáo dục, phịng ngừa và điều trị bệnh răng
miệng cho người dân.

1.2.1. Tình trạng sâu răng
1.2.1.1.

Định nghĩa:

Sâu răng là quá trình bệnh học khu trú sau khi răng mọc, diễn tiến từ bề mặt ngoài
của răng bao gồm sự suy yếu của mô răng cứng và dẫn đến hình thành sang thương
sâu răng [21].

4


1.2.1.2.

Yếu tố gây sâu răng:


Trên bề mặt men răng luôn diễn ra q trình mất khống và tái khống, ở răng khỏe
mạnh, hai quá trình này ở trạng thái cân bằng động. Tuy nhiên, khi q trình mất
khống diễn ra mạnh hơn q trình tái khống thì sẽ dẫn đến tình trạng sâu răng [13].
Sâu răng là một bệnh mãn tính, đa yếu tố; trong đó có 4 yếu tố chính:
1. Mảng bám
2. Vi khuẩn
3. Đường
4. Thời gian

Hình 1.1: Sơ đồ Keyes cải tiến minh hoạ các yếu tố sinh bệnh học chính của sâu răng

1.2.2. Tình trạng nha chu
1.2.2.1.

Các dạng bệnh nha chu:

Bệnh nha chu là bệnh tấn công vào mơ nâng đỡ của răng, có hai dạng chính:
a) Viêm nướu:

Viêm nhiễm tấn công mô nướu, thường thấy dưới dạng mạn tính. Viêm có thể lan
tràn xuống bên dưới gây phá hủy dây chằng hay xương ổ tạo thành bệnh nha chu viêm.
Viêm nướu có dạng triển dưỡng hay tụt nướu tùy tính chất của viêm và tình trạng
sức khỏe của ký chủ. Loại bỏ nguyên nhân gây bệnh, viêm nướu có thể phục hồi.

5


b) Nha chu viêm:

Viêm nhiễm tấn công vào mô nha chu bên dưới gây phá hủy mô, ở giai đoạn nặng,

mô nha chu không phục hồi mặc dù được điều trị ổn định.
Có 3 loại chính của nha chu viêm phá hủy:
1. Loại viêm nhiễm: gọi là nha chu viêm, thường thấy nhất. Do nguyên nhân tại
chỗ, ảnh hưởng nhiều trên một số răng. Xương ổ tiêu khi túi nha chu được thành
lập.
2. Loại liên quan đến yếu tố toàn thân: ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của cơ
thể và do vi trùng đặc hiệu như viêm nha chu thanh thiếu niên.
3. Loại suy thối: teo mơ nha chu liên quan đến tuổi già hay thiếu chức năng như hở
khớp cắn, mất răng đối kháng…
Ba dạng nha chu hay lầm lẫn và có thể kết hợp nhau, ở giai đoạn cuối của bệnh
thể hiện lâm sàng rất khó phân biệt [2].
1.2.2.2.

Quan niệm của bệnh nha chu:

Nguy cơ bệnh nha chu phá hủy, nghĩa là thừa nhận mối tương quan nhân quả của
mảng vi khuẩn và phản ứng viêm nhiễm của mô nướu. Theo quan điểm này, bệnh diễn
tiến qua từng giai đoạn ngắn mô nha chu bị phá hủy nhanh chóng, có thể tiếp theo
bằng giai đoạn sửa chữa, hầu hết thời gian là giai đoạn không hoạt động kéo dài.
Mảng bám vẫn còn được xem là nguyên nhân chủ yếu, là yếu tố quan trọng trong
dây chuyền khiến mô nha chu khỏe mạnh dẫn đến mất răng do bệnh nha chu.
Vi khuẩn trong mảng bám tấn công mô nha chu và sự đề kháng của ký chủ đã dẫn
đến nhiều dạng khác nhau của bệnh.
Bệnh nha chu là kết quả của sự mất cân bằng giữa vi trùng gây bệnh và khả năng đề
kháng tại chỗ và toàn thân của ký chủ. Yếu tố gây bệnh rất cần thiết nhưng không đủ
để bệnh xảy ra. Yếu tố gây bệnh phải sản xuất đủ lượng độc chất và ký chủ phải không
đề kháng nổi với mức độ độc chất này. Ngưỡng đề kháng thay đổi tùy người, tùy vị trí
răng và tùy thời gian.

6



Tuy nhiên, điều kiện dân trí thay đổi, văn hóa cao và phát triển khoa học – xã hội
dần dần khiến bệnh nha chu khơng cịn là ngun nhân chính gây mất răng ở người
tuổi 40 [2].
1.2.2.3.

Đánh giá viêm nha chu
a) Chảy máu khi thăm dò (Bleeding on probing = BOP)

Chảy máu nướu là dấu chứng có tầm quan trọng đặc biệt trong việc chẩn đoán sớm
đồng thời giúp cho cơng việc dự phịng khơng để cho bệnh viêm nướu tiến triển nặng
hơn. Đồng thời, chảy máu nướu là dấu hiệu của suy yếu của lớp biểu mô, hiện tượng
mô liên kết thâm nhiễm bên dưới bị phá hủy một phần và sự tăng tuần hoàn máu (Page
và Schroeder, 1976).
Chỉ xác định có hay khơng có chảy máu khi thăm khám đúng cách. Thường đánh
giá tại vị trí gai nướu, nướu viền mặt ngồi và trong. Sau đó, tính phần trăm vị trí chảy
máu khi thăm dị (%BOP) [1,9,12,18].
%BOP=

Số vị trí chảy máukhi khám∗100
tổng vị trí thăm khám

b) Độ sâu túi nha chu
Trong viêm nha chu, hiện tượng mất bám dính có thể kết hợp với túi nha chu. Vì
vậy, độ sâu túi nha chu là một tiêu chuẩn để chẩn đoán, tiên lượng và chọn kế hoạch
điều trị. Túi nha chu là khoảng khơng gian gồm có đáy túi là bám dính biểu mơ – mơ
liên kết, vách mềm (biểu mô túi bị loét), vách cứng (là chân răng có hay khơng có vơi
răng bám vào), miệng túi thơng với môi trường miệng. Túi nha chu chứa dịch nướu, vi
khuẩn, virus, ký sinh trùng. Tế bào bạch cầu đa nhân, tế bào biểu mơ tróc ra [1].

Túi nha chu được đo từ viền nướu đến đáy túi: tính bằng mm và được đo bằng cây
đo túi. Khi đo túi cần tránh đi quá độ thật sự của túi nha chu do đưa dụng cụ đo đi quá
lớp biểu mô đáy túi, bó sợi dây chằng trên xương ổ răng. Lực dùng để đo túi không
nên vượt quá 50 gram (Listgarten, 1980). Đo túi ở vị trí nhiễm khuẩn có thể gây nguy
hiểm và có nguy cơ làm lây lan vi khuẩn đến những vị trí chưa nhiễm khuẩn. Những

7


trường hợp nặng, độ sâu túi có thể sâu hơn 1cm, nếu khơng có tụt nướu sẽ làm cho
động tác đo túi trở nên khó khăn và khó chính xác [1,9,12,18].
c) Mất bám dính (CEJ: Cemento)

Mất bám dính là sự bộc lộ mặt gốc răng do có sự di chuyển vị trí của nướu về phía
chóp gốc răng. Vị trí thật sự của nướu là nơi mà biểu mô bám dính vào răng (chính là
vị trí biểu mơ bám dính). Vị trí bề mặt (nhìn thấy trên lâm sàng) là vị trí của đường
viền nướu. Chính vị trí thật sự của nướu mới quy định mức độ trầm trọng của mất bám
dính.
Mất bám dính có thể do viêm hoặc khơng do viêm, phản ánh chiều cao của xương ổ
răng. Chiều cao xương ổ thấp làm răng kém vững chắc và có thể bị lung lay. Ngun
nhân là một q trình sinh lý liên quan đến tuổi già. Ngồi ra, cịn có các nguyên nhân
sau: chải răng ngang và mạnh làm mòn nướu, viêm nướu,… chấn thương khớp cắn,
điều trị chỉnh nha, răng xoay, răng nghiêng,…[1,9,12,18]
Chỉ số mất bám dính:
-

Đánh giá mức độ phá hủy mô nha chu.

-


So sánh mức độ trầm trọng của bệnh nha chu giữa các cộng đồng.

-

Phân chia sextant và răng chỉ số giống CPITN.

-

Dựa trên đường nối men – cement (CEJ: cemento – enamel junction)
+ Chỉ số này khơng có giá trị khi bị tụt nướu, nghĩa là khi thấy được đường nối
men-cement.
+ Khi không thấy được đường nối men – cement và khi CPI score của sextant <
4 thì mất bám dính của sextant đó được ước lượng là < 4 (độ mất bám dính = 0)
[2].

1.2.3. Tình trạng mịn răng
Răng bị mịn do tác nhân hóa học là hiện tượng bề mặt, xảy ra ở những vùng có thể
nhìn bằng mắt thường. Q trình khám và chẩn đốn, vì thế, bằng cách nhìn khơng cần
phương tiện hỗ trợ.

8


Mịn ngót răng ở giai đoạn sớm khó chẩn đốn vì thường rất ít có dấu hiệu và triệu
chứng như đau hay nhạy cảm răng. Vì thế hình ảnh lâm sàng là đặc tính quan trọng
nhất để chẩn đốn. Hình ảnh đặc trưng ở giai đoạn đầu của mịn ngót răng là bề mặt
men răng có hình ảnh nhẵn bóng, sáng lóng lánh như lụa, đơi khi men răng mờ xỉn mất
perikymata trong khi men răng dọc theo đường viền nướu vẫn cịn ngun vẹn. Mịn
ngót tiến triển hơn nữa ở mặt nhai cho hình ảnh múi răng bị bào trịn, miếng trám nhơ
lên cao hơn mơ răng xung quanh. Những trường hợp nặng tồn bộ hình thái mặt nhai

biến mất. Sang thương tiến triển hơn nữa sẽ làm lộ ngà và tủy răng ở những trường
hợp trầm trọng. Bề mặt răng trở nên nhạy cảm với thức ăn nóng, lạnh và khi đụng
chạm [2].

1.3.Thực hành Nha khoa tổng quát tại Khoa Răng Hàm Mặt
Khái niệm “chăm sóc răng miệng tồn diện” là một khái niệm khơng mới, nhưng
cần được chú trọng và cập nhật. Trong những năm gần đây, chăm sóc răng miệng tồn
diện cịn gắn liền với chăm sóc sức khỏe tồn diện do những liên hệ giữa sức khỏe
răng miệng và sức khỏe toàn thân, cũng như chăm sóc răng miệng phát triển theo
hướng lấy bệnh nhân làm trung tâm.
Năm 2017, lần đầu tiên khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược TP. HCM tổ chức thí
điểm giảng dạy mơ hình thực hành chăm sóc sức khỏe răng miệng toàn diện với 2 học
phần thực hành Nha khoa tổng quát I và Nha khoa tổng quát II cho đối tượng sinh viên
RHM 5 (Học kì II) và sinh viên RHM 6 (Học kì I và II). Nhờ mơ hình này, sinh viên
Khoa Răng Hàm Mặt, Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh đã cải thiện tốt kỹ năng đánh
giá toàn diện các vấn đề sức khỏe răng miệng, lập kế hoạch điều trị, thực hành điều trị,
quản lý, theo dõi và duy trì sức khỏe răng miệng toàn diện cho bệnh nhân. Các hồ sơ
bệnh án từ trước đến nay đều được lưu giữ, bảo quản cẩn thận.
Hiện Khoa Răng Hàm Mặt đã dành riêng m ột ph ần khu th ực hành cho vi ệc chăm
sóc răng miệng tồn diện với 10 ghế máy nha khoa tại khu điều trị I để đảm b ảo cho
việc thực hành của sinh viên năm thứ 5 và năm thứ 6 trong chương trình đào tạo.

9


CHƯƠNG 2:

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU


2.1.

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU:
Nghiên cứu mô tả hồi cứu.

2.2.

MẪU NGHIÊN CỨU:
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu:
Bộ môn Nha Khoa Tổng Quát - Khoa Răng Hàm Mặt - Đại học Y Dược

TP.HCM.

2.2.2. Đối tượng nghiên cứu:
Bệnh nhân ≥ 18 tuổi đến điều trị Nha Khoa Tổng Quát tại Khoa Răng Hàm MặtĐại học Y Dược TP.HCM trong thời gian từ tháng 1/2017 đến tháng 7/2020.
Mẫu nghiên cứu thỏa các tiêu chí sau:
-

Bệnh nhân tham gia xuyên suốt quá trình điều trị nha khoa tổng quát.

-

Bệnh nhân được ghi nhận đầy đủ thông tin trong hồ sơ theo dõi điều trị Nha khoa
Tổng quát.

2.2.3. Kỹ thuật chọn mẫu:
Hồi cứu dữ liệu về tình trạng sức khỏe răng miệng của bệnh nhân đến khám và
điều trị tại Bộ môn Nha Khoa Tổng Quát - Khoa Răng Hàm Mặt - Đại học Y Dược
TP.HCM từ tháng 1/2017 đến tháng 7/2020.


2.3.

PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU:
- Các bệnh án khám và điều trị của bệnh nhân từ tháng 1/2017 - 7/2020 (Phụ lục

1).

10


- Các hồ sơ, hình ảnh theo dõi quá trình điều trị của bệnh nhân từ tháng 1/2017 7/2020 (Phụ lục 2).

2.4.

CÁC BIẾN SỐ CẦN THU THẬP:

2.4.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu
-

Giới tính : Nam/ Nữ

-

Tuổi:
18 - 35 tuổi: người trưởng thành
36 - 50 tuổi: người trung niên
> 50 tuổi: người lớn tuổi

2.4.2. Tình trạng sức khỏe răng miệng
a. Tình trạng sâu răng:

❖ Tỷ lệ trong cộng đồng mắc bệnh sâu răng:
P=

Tổng số người khám – Số người không sâu
Tổng số người khám

P < 80%: mức độ sâu răng thấp
80% ≤ P < 95%: mức độ sâu răng trung bình
P ≥ 95%: mức độ sâu răng cao
❖ Trung bình SMTR: Chỉ số SMT-R [20]
S: Số răng sâu trên một người
M: Số răng mất trên một người
T: Số răng trám trên một người
SMTR: Số răng sâu mất trám trên một người
SMTR =

Tổng số răng sâu/người + Tổng số răng mất/người + Tổng số răng trám/người
Tổng số người khám

b. Tình trạng nha chu:
❖ Tỷ lệ hiện mắc nha chu trong cộng đồng
0: Lành mạnh

11


1: Chảy máu nướu
2: Túi nha chu

P1 =


P2 =

Tổng số người có chảy máu nướu
Tổng số người khám
Tổng số người có túi nha chu
Tổng số người khám

❖ Nhu cầu điều trị nha chu cộng đồng: Chỉ số CPITN [20]
Mã số

Tình trạng

Nhu cầu điều trị

0

Nha chu lành mạnh

Không cần điều trị

1

Chảy máu nướu

Hướng dẫn vệ sinh răng miệng

2

Vôi răng


Hướng dẫn VSRM + Cạo vôi

3

Túi nha chu sâu từ 3-5mm

Hướng dẫn VSRM + Cạo vôi

4

Túi nha chu sâu ≥ 6mm

Hướng dẫn VSRM + Điều trị

❖ Tỷ lệ mất bám dính của người có bệnh nha chu:
0: Bình thường
1: Mất bám dính
P=

Tổng số người có mất bám dính
Tổng số người có bệnh nha chu (túi ≥6mm)

c. Tình trạng mịn răng:
❖ Tỷ lệ hiện mắc trong cộng đồng
0: Lành mạnh
1: Mòn răng
P=

Tổng số người có mịn răng

Tổng số người khám

❖ Mức độ trầm trọng của mịn răng [14]
Mã số
0

Tình trạng

Nhu cầu điều trị

Lành mạnh

Khơng cần điều trị

12


1

Mòn men răng

Hướng dẫn VSRM

2

Lộ ngà răng

Hướng dẫn VSRM + trám răng

3


Lộ tủy răng

Hướng dẫn VSRM + nội nha

d. Nhu cầu điều trị:
Tên biến số

Loại biến số

Giá trị và ý nghĩa biến số
P: Phịng ngừa
F: Bít hố rãnh
0: Khơng cần điều trị
1: Trám một mặt
2: Trám ≥ 2 mặt

Nhu cầu điều trị sâu răng

Thứ tự

3: Bọc mão
4: Veneer hay laminate
5: Điều trị tủy, trám
6: Nhổ
7/8: Nhu cầu chăm sóc khác
9: Không ghi nhận được

Nhu cầu điều trị nha chu


Thứ tự

0: Không cần điều trị + Hướng dẫn
VSRM
1: Hướng dẫn VSRM + Cạo vôi
2: Hướng dẫn VSRM + Điều trị
0: Không cần điều trị

Nhu cầu điều trị mòn răng

Thứ tự

1: Hướng dẫn VSRM
2: Hướng dẫn VSRM + Trám răng
3: Hướng dẫn VSRM + Nội nha

2.5.

XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU
Số liệu được nhập bằng phần mềm Microsoft Excel và xử lý, phân tích thống kê

bằng phần mềm SPSS.

13


2.5.1. Thống kê mô tả
-

Đặc điểm mẫu nghiên cứu: tỷ lệ % nhóm tuổi, tỷ lệ % giới tính.


-

Tỷ lệ % sâu răng, mất răng, trám răng.

-

Tỷ lệ % bệnh nha chu: lành mạnh, chảy máu nướu, vôi răng, mất bám dính.

-

Trung bình S, M, T, SMT-R.

-

Trung bình sextant lành mạnh, chảy máu nướu, vơi răng, mất bám dính.

-

Tỷ lệ % các mức độ mịn răng.

2.5.2. Thống kê phân tích
-

Kiểm định chi bình phương (X2): So sánh sự khác biệt 2 tỷ lệ % theo giới hoặc theo
nhóm tuổi.

-

Kiểm định Independent Sample T Test: So sánh sự khác biệt 2 giá trị trung bình

theo giới hoặc theo nhóm tuổi.

2.6.

VẤN ĐỀ VỀ Y ĐỨC
Đây là phương pháp nghiên cứu không xâm lấn được thực hiện trên mẫu bệnh

án; nghiên cứu viên không gặp trực tiếp người tham gia nghiên cứu. Số liệu thu
thập được bảo mật và chỉ phục vụ nghiên cứu khoa học, khơng nhằm mục đích
khác.

14


CHƯƠNG 3:

Ý NGHĨA KHOA HỌC

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tình trạng sức khỏe răng miệng của
bệnh nhân khi điều trị Nha khoa tổng quát tại Khoa Răng Hàm Mặt - Đại học Y
dược Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu góp phần cho thấy được tình
trạng sức khỏe răng miệng và nhu cầu điều trị của bệnh nhân; đồng thời làm tài liệu
tham khảo cho các nghiên cứu có quy mơ lớn hơn trong tương lai.

15


CHƯƠNG 4:

DỰ KIẾN TIẾN ĐỘ


Tồn bộ q trình bắt đầu từ tháng 10/2020 đến tháng 10/2022
2020
ST

Các hoạt động của dự án

T
1

2021

1 1 1 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 1

1 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1

0 1 2

2

0 1

Xây dựng vấn đề nghiên
cứu

2

Chuẩn bị và nộp đề cương

3


Trình và thơng qua đề
cương

4

Làm, thông qua hồ sơ y
đức

5

Thu thập dữ liệu 

6

Xử lý và phân tích số liệu

7

Viết và báo cáo đề tài

2022

nghiên cứu

16

0




×