Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Luận văn thạc sĩ phân tích hiện trạng và đánh giá biến động sử dụng đất giai đoạn 2010 2016 phục vụ định hướng khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên đất quận 12, thành phố hồ chí minh đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.46 MB, 129 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
--------------------

Nguyễn Xn Bình

PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG
SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 2010 - 2016 PHỤC VỤ ĐỊNH HƯỚNG
KHAI THÁC SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN ĐẤT QUẬN 12,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2020

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2018

z


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
--------------------

Nguyễn Xn Bình

PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG
SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 2010 - 2016 PHỤC VỤ ĐỊNH HƯỚNG
KHAI THÁC SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN ĐẤT QUẬN 12,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2020

Chuyên Ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 8850103.01



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NHỮ THỊ XUÂN

Hà Nội - 2018

z


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả nêu
trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ cơng
trình nào khác.
Tơi xin cam đoan các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ
rõ nguồn gốc.

Tác giả

Nguyễn Xuân Bình

z


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành chương trình học cũng như hồn thành Luận văn này, tơi
đã nhận được sự giảng dạy tận tình, sự giúp đỡ quý báu của Quý thầy cô trường
Đại học Khoa học Tự nhiên- Đại học Quốc gia Hà Nội.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự định hướng, chỉ bảo và hướng dẫn nhiệt
tình, khoa học trong nghiên cứu của PGS.TS. Nhữ Thị Xuân.

Tôi cũng vô cùng biết ơn Quý thầy cô trường Đại học Khoa học Tự nhiên
- Đại học Quốc gia Hà Nội, đặc biệt là các thầy cô Khoa Địa lý đã truyền dạy
kiến thức cần thiết để tơi có thể thực hiện đề tài.
Nhân đây, tơi cũng xin cảm ơn phịng Tài nguyên và Môi trường Quận 12
đã giúp đỡ cung cấp tài liệu, số liệu cần thiết từ khi định hướng đề tài, cung cấp
nhiều thơng tin hữu ích và quan trọng giúp tơi hồn thành luận văn.
Mặc dù bản thân đã rất cố gắng nhưng do trình độ và kinh nghiệm cịn hạn
chế, nên Luận văn khơng tránh khỏi những khiếm khuyết. Rất mong được sự chỉ
dẫn và đóng góp thêm của quý thầy cô và các bạn để tôi rút kinh nghiệm và hồn
thiện thêm đề tài của mình.

Tác giả

Nguyễn Xuân Bình

z


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ..................................................................... 1
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU .................................................. 2
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................................................. 3
4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ........................................................ 3
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................................... 4
6. CƠ SỞ TÀI LIỆU ĐỂ THỰC HIỆN LUẬN VĂN ........................................... 5
7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN .................................................................................. 6
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CHO ĐỊNH HƯỚNG
KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN ĐẤT QUẬN 12 ........ 7
1.1. TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ................................ 7

1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu biến động sử dụng đất theo hướng sử dụng
hợp lý tài nguyên phục vụ phát triển bền vững. ............................................. 7
1.1.2. Các cơng trình liên quan tới khu vực nghiên cứu ................................ 9
1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN SỬ DỤNG HỢP LÝ ĐẤT ĐAI ................................... 9
1.2.1. Các vấn đề liên quan tới nghiên cứu, đánh giá hiện trạng, biến động
và quy hoạch sử dụng đất. .............................................................................. 9
1.2.2. Cơ sở lý luận về sử dụng hợp lý đất đai ............................................. 20
1.3. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................. 23
1.3.1.Quan điểm nghiên cứu ........................................................................ 23
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................... 24
Chương 2: PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG VÀ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG TÀI
NGUYÊN ĐẤT ĐẤT QUẬN 12 GIAI ĐOẠN NĂM 2010 - 2016 .................. 26
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ MÔI
TRƯỜNG ......................................................................................................... 26
2.1.1. Vị trí địa lý Quận 12 ......................................................................... 26
2.1.2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên .............................................................. 28

z


2.1.3. Tài nguyên thiên nhiên ....................................................................... 31
2.1.4. Thực trạng môi trường khu vực nghiên cứu ...................................... 33
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ -XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................. 39
2.2.1. Dân số và lao động ............................................................................. 39
2.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế .............................................................. 41
2.2.3. Những lợi thế, khó khăn và hạn chế của khu vực nghiên cứu trong sử
dụng đất ........................................................................................................ 49
2.3. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI QUẬN 12 GIAI ĐOẠN TỪ NĂM
2010 - 2016 ...................................................................................................... 50

2.3.1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai
và tổ chức thực hiện ..................................................................................... 50
2.3.2. Tình hình quản lý đất đai Quận 12 giai đoạn 2010 - 2016 ................ 52
2.4. PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT QUẬN 12 .................... 61
2.4.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 ...................................................... 61
2.4.1.1. Hiện trạng sử dụng nhóm đất nơng nghiệp: .................................... 63
2.4.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2016 ...................................................... 75
2.4.3. Những vấn đề tồn tại chủ yếu trong sử dụng đất giai đoạn 2010 –
2016: ............................................................................................................. 87
2.5. PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 2010 – 2016
CỦA QUẬN 12: ............................................................................................... 87
2.5.1. Biến động sử dụng đất giai đoạn 2010 - 2016. .................................. 87
2.5.2. Những nguyên nhân chủ yếu liên quan đến biến động sử dụng đất giai
đoạn 2010 - 2016. ......................................................................................... 95
Chương 3: ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG KHAI THÁC SỬ DỤNG HỢP LÝ
TÀI NGUYÊN ĐẤT QUẬN 12 ĐẾN NĂM 2020 .......................................... 100
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
QUẬN 12 ĐẾN NĂM 2020 ........................................................................... 100
3.1.1. Phương hướng phát triển .................................................................. 100

z


3.1.2. Mục tiêu phát triển ........................................................................... 101
3.2. DỰ BÁO BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT QUẬN 12 ĐẾN NĂM 2020 105
3.3. ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT QUẬN 12 ĐẾN NĂM 2020 .. 106
3.3.1. Đất nông nghiệp ............................................................................... 106
3.3.2. Đất phi nông nghiệp ......................................................................... 106
3.4. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM KHAI THÁC SỬ DỤNG HỢP LÝ ĐẤT ĐAI
QUẬN 12 ....................................................................................................... 113

3.4.1. Nhóm giải pháp về chính sách ......................................................... 113
3.4.2. Nhóm giải pháp về đầu tư và phát triển ........................................... 113
3.4.3. Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện .............................................. 114
3.4.4. Nhóm giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý đất đai ...... 115
3.4.5. Nhóm giải pháp về xử lý, cải tạo và bảo vệ môi trường .................. 116
KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ ............................................................................ 117
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 119

z


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Một số chỉ tiêu về khí hậu ...................................................................... 29
Bảng 2: Các đơn vị phân loại đất ở Quận 12 ...................................................... 31
Bảng 3: Thống kê dân số Quận 12 năm 2016 ................................................... 40
Bảng 4: Bình quân diện tích các loại đất theo số dân Quận 12 ......................... 40
Bảng 5: Tổng hợp các chỉ tiêu về Giáo dục năm học 2014-2016 ........................ 45
Bảng 6: Thống kê diện tích theo đối tượng quản lý và sử dụng ......................... 53
Bảng 7: Tình hình đo đạc lập bản đồ địa chính và cấp giấy CNQSDĐ .............. 57
Bảng 8: Cơ cấu tổng quát hiện trạng sử dụng đất năm 2010 ............................... 61
Bảng 9: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2010...................................... 63
Bảng 10: Hiện trạng sử dụng nhóm đất phi nơng nghiệp năm 2010 ................... 65
Bảng 11: Hiện trạng đất cơ sở hạ tầng năm 2010 ............................................... 69
Bảng 12: Hiện trạng sử dụng đất ở Quận 12 năm 2010 ....................................... 73
Bảng 13: Cơ cấu tổng quát hiện trạng sử dụng đất năm 2016 ............................. 75
Bảng 14: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2016 ................................... 76
Bảng 15: Hiện trạng sử dụng nhóm đất phi nơng nghiệp năm 2016 ................... 77
Bảng 16: Hiện trạng đất cơ sở hạ tầng năm 2016 ................................................ 81
Bảng 17: Hiện trạng sử dụng đất ở Quận 12 năm 2016 ....................................... 85
Bảng 18. Biến động sử dụng đất Quận 12 giai đoạn năm 2010 - 2016 ............... 91

Bảng 19: Dự báo dân số Quận 12 giai đoạn 2010-2020 ................................... 104
Bảng 20: Tổng hợp nhu cầu sử dụng đất đến năm 2020 của Quận 12 .............. 110
Bảng 21: Định hướng sử dụng đất Quận 12 đến năm 2030 ............................... 111

z


DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Sơ đồ vị trí Quận 12 ................................................................................ 27
Hình 2: Nhiệt độ và lượng mưa trạm Tân Sơn Nhất – TP.HCM ......................... 30
Hình 3. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 của Quận 12 ......................... 74
Hình 4. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2016 của Quận 12 .......................... 86
Hình 5. Bản đồ biến động sử dụng đất giai đoạn 2010 – 2016 của Quận 12....... 88

z


MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Luật đất đai 2013, Điều 22 quy định việc quản lý quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất là một trong các nội dung quản lý nhà nước về đất đai. Luật cũng quy
định: “hiện trạng sử dụng đất, tiềm năng đất đai và kết quả thực hiện quy hoạch
sử dụng đất cấp huyện kỳ trước” là căn cứ để để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất. Việc phân tích hiện trạng và biến đơng sử dụng đất gắn với tình hình phát
triển kinh tế xã hội nhằm chỉ ra được các nguyên nhân gây biến động sử dụng
đất, xu thế biến động sử dụng đất, tích cực và hạn chế trong sử dụng đất…sẽ làm
kết quả cho các nhà Quản lý định hướng sử dụng đất đúng đắn trong quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất. Mặt khác, dựa vào kết quả phân tích, để dự báo những xu
thế biến động trong tương lai góp phần giúp nhà nước đưa ra được đưa ra được
phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hợp lý hơn.

Quận 12 nằm ở phía Tây Bắc Thành Phố Hồ Chí Minh. Ranh giới Quận tiếp
giáp với các đơn vị hành chính như sau: phía Bắc giáp huyện Hóc Mơn; phía
Nam giáp Quận Tân Bình, Quận Gị Vấp và Quận Bình Thạnh; phía Đơng giáp
tỉnh Bình Dương và Quận Thủ Đức; phía Tây giáp Quận Bình Tân và xã Bà
Điểm. Tổng diện tích tự nhiên tồn Quận là 5.274,90 ha, dân số năm 2011
khoảng 451.737 người, được chia thành 11 phường gồm: Thạnh Xuân, Hiệp
Thành, Thới An, Thạnh Lộc, Tân Chánh Hiệp, Tân Thới Hiệp, An Phú Đông,
Trung Mỹ Tây, Tân Thới Nhất, Đông Hưng Thuận, Tân Hưng Thuận (được tách
ra từ phường Đông Hưng Thuận theo Nghị định 143/2006/NĐ-CP ngày
23/11/2006 của Chính Phủ).
Trên địa bàn Quận 12 có hệ thống đường bộ với Quốc lộ 22 (nay là đường
Trường Chinh), xa lộ vành đai ngoài (nay là Quốc Lộ 1A), các tỉnh lộ 9 (nay là
đường Lê Văn Khương), tỉnh lộ 12, tỉnh lộ 14, tỉnh lộ 15 (nay là đường Tô Ký) ,
tỉnh lộ 16, đường Nguyễn Ảnh Thủ, đường Nguyễn Văn Quá và hệ thống các
Hương lộ khá dày. Quận 12 có cơ sở hạ tầng thuận lợi cho phát triển kinh tế xã
hội. Đường Trường Chinh đại lộ nối từ Quận Tân Bình xuyên qua Quận 12 đến

1

z


tận cửa ngõ Tây Bắc của Thành Phố Hồ Chí Minh được mở rộng đến 10 làn xe.
Rất nhiều trung tâm mua sắm sầm uất, các khu cao ốc, căn hộ cao cấp cung
nhanh chóng hình thành dọc theo đại lộ này cho các khu dân cư của Quận 12
nhanh chóng được hình thành và rộng mở. Nhiều trường đai học mở thêm cơ sở
đào tạo, nhiều công ty mở thêm chi nhánh, kho bãi, trạm trung chuyển …tại khu
vực này cho bộ mặt của Quận 12 nhanh chóng thay đổi sau 20 năm thành lập
Quận. Đồng thời, Quận 12 cịn có sơng Sài Gịn bao bọc phía Đơng là đường
giao thông thủy quan trọng. Trong tương lai nơi đây sẽ có đường sắt chạy qua. Vị

trí này, cảnh quan này tạo cho Quận 12 không gian thuận lợi để bố trí khu dân
cư, khu cơng nghiệp, thương mại – dịch vụ - du lịch để đẩy nhanh quá trình đơ
thị hóa, phát triển kinh tế - xã hội, hướng tới cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Tuy nhiên, do là đơn vị hành chính cấp Quận mới, Quận được thành lập theo Nghị
định số 03/CP ngày 1/4/1997 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở tách một phần
huyện Hóc Mơn với nền sản xuất nông nghiệp là chủ yếu nên nhiệm vụ phát triển
kinh tế xã hội được địa phương đặc biệt quan tâm nhất là chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng tích cực, sử dụng hợp lý tài ngun đất đai và bảo vệ mơi trường.
Vì vậy, cần có những nghiên cứu nhằm đánh giá hiện trạng và biến động sử
dụng đất góp phần tạo cơ sở pháp lý, khoa học cho địa phương xây dựng các
phương án sử dụng đất đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội trên
nguyên tắc sử dụng đầy đủ, hiệu quả cao, hợp lý tài nguyên đất đai và bảo vệ môi
trường. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó, đề tài luận văn đã lựa chọn tiêu đề:
“Phân tích hiện trạng và đánh giá biến động sử dụng đất giai đoạn 2010 2016 phục vụ định hướng khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên đất Quận 12,
Thành Phố Hồ Chí Minh”
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
a) Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm định hướng khai thác sử dụng
hợp lý tài nguyên đất đến năm 2020 Quận 12, Thành Phố Hồ Chí Minh trên cơ sở
phân tích, đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất giai đoạn 2010 – 2016.

2

z


b) Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan các vấn đề nghiên cứu và khu vực nghiên cứu.
- Điều tra thu thập các tài liệu số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
Quận 12, Thành Phố Hồ Chí Minh.

- Điều tra thu thập các nguồn tài liệu, số liệu về tình hình quản lý, hiện
trạng sử dụng đất giai đoạn từ năm 2010 – 2016 của Quận 12, Thành Phố Hồ Chí
Minh.
- Phân tích hiện trạng sử dụng đất năm 2010, 2016 của Quận.
- Phân tích biến động sử dụng đất giai đoạn 2010 - 2016.
- Phân tích các mối quan hệ giữa các hoạt động kinh tế xã hội với hiện
trạng và biến động sử dụng đất của khu vực nghiên cứu giai đoạn 2010 - 2016.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới biến động sử dụng đất và dự báo xu
thế biến động sử dụng đất Quận 12, Thành Phố Hồ Chí Minh đến năm 2020.
- Đề xuất định hướng khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên đất Quận 12,
Thành Phố Hồ Chí Minh đến năm 2020.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
a) Phạm vi khơng gian: Đề tài được tiến hành trên tồn bộ địa bàn Quận 12,
Thành Phố Hồ Chí Minh
b) Phạm vi khoa học: Đề tài giới hạn nghiên cứu ở các vấn đề sau:
- Phân tích mối quan hệ giữa nghiên cứu, đánh giá hiện trạng sử dụng đất và
biến động sử dụng đất với đề xuất định hướng khai thác, sử dụng hợp lý tài
nguyên đất đến năm 2020 của Quận 12, Thành Phố Hồ Chí Minh.
- Phân tích, đánh giá biến động sử dụng đất trong giai đoạn 2010-2016 Quận 12.
- Đề xuất định hướng khai thác, sử dụng hợp lý đất đai Quận 12 đến năm 2020.
4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm phong
phú lý luận khoa học về nghiên cứu định hướng khai thác, sử dụng tài nguyên đất
gắn với kết quả phân tích hiện trạng và biến động sử dụng đất của một đơn vị
hành chính cấp Quận.

3

z



Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu và định hướng khai thác, sử dụng
hợp lý tài nguyên đất đến năm 2020 làm tài liệu tham khảo hữu ích cho các cơ
quan, các nhà quản lý trong việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đảm bảo
mục tiêu phát triển bền vững Quận 12 nói riêng, Thành Phố Hồ Chí Minh nói
chung.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1) Phương pháp điều tra khảo sát thực địa: Điều tra, khảo sát, thu thập
và xử lý các tài liệu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường liên quan
đến sử dụng đất đai (về khí hậu, về chế độ thuỷ văn và tài nguyên đất, tài nguyên
nước, về tài nguyên thực vật, thực trạng môi trường); Các tài liệu về kinh tế - xã
hội (tình hình phát triển các ngành ngành kinh tế; thực trạng dân số, lao động ;
tình hình quản lý và sử dụng đất); Các tài liệu bản đồ (Bản đồ hiện trạng sử dụng
đất năm 2010; bản đồ quy hoạch các ngành...). Các tài liệu thu thập được tổng
hợp và điều tra bổ sung, cập nhật các thông tin mới nhất, các số liệu thống kê,
kiểm kê về diện tích các loại hình sử dụng đất trên địa bàn Quận 12, Thành Phố
Hồ Chí Minh.
2) Phương pháp thống kê so sánh: Trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu
thập được, tiến hành thống kê, so sánh số liệu qua các năm để thấy được sự biến
động, thay đổi về cơ cấu sử dụng đất. Chồng xếp bản đồ hiện trạng sử dụng đất
năm 2010, và 2016 để đánh giá biến động về đất đai.
3) Phương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp: Phân tích và đánh giá về tình
hình sử dụng đất, biến động sử dụng đất của Quận 12, Thành Phố Hồ Chí Minh giai
đoạn từ năm 2010 - 2016, dự báo về kinh tế, xã hội, tình hình sử dụng đất.
4) Phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lý: trên cơ sở bản đồ nền là
bản đồ kiểm kê hiện trạng sử dụng đất năm 2010 theo hệ quy chiếu VN2000 và
tỷ lệ 1/10.000, ứng dụng các kỹ thuật GIS với các phần mềm ứng

dụng:


MICROSTATION, MAPINFO 10.0, ARCVIEW 3.2a để số hoá, chồng xếp, tích
hợp các lớp bản đồ, số liệu và biên tập bản đồ hiện trạng và Quy hoạch sử dụng
đất theo quy định ký hiệu bản đồ hiện trạng và quy hoạch sử dụng đất cấp huyện

4

z


(quận) của Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường, tiến hành phân tích và thành lập các
bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ biến động sử dụng đất các giai đoạn từ
năm 2010 - 2016.
6. CƠ SỞ TÀI LIỆU ĐỂ THỰC HIỆN LUẬN VĂN
a) Các văn bản pháp lý liên quan tới quy hoạch phát triển bền vững của
chính phủ và địa phương
- Luật đất đai năm 2003.
- Luật bảo vệ môi trường.
- Luật đất đai 2013, Nhà xuất bản Tài nguyên-Môi trường và Bản đồ Việt
Nam, Hà Nội tháng 12/2013.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường 2007, Quyết định số 23/2007/QĐBTNMT ban hành ký hiệu bản đồ Hiện trạng sử dụng đất và Bản đồ Quy hoạch
sử dụng đất.
- Bộ Tài ngun và Mơi trường 2007, Quy trình lập và điều chỉnh Quy
hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện.
- Các Nghị định của Chính phủ, Thông tư của các Bộ, nghành và các Văn
bản của địa phương về hướng dẫn thi hành Luật đất đai, Luật bảo vệ môi trường.
- Các tài liệu thống kê, kiểm kê đất đai, bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Quận 12, Thành Phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ năm 2010 - 2016
b) Tài liệu khoa học tham khảo
- Đặng Hùng Võ, Nguyễn Đức Khả, Cơ sở địa chính (2007), Nxb.
ĐHQGHN, Hà Nội

- Nguyễn Đức Khả (2003), Lịch sử quản lý đất đai, Nxb.ĐHQGHN, Hà Nội
- Trần An Phong (1995), Đánh giá hiện trạng sử dụng đất trên quan điểm
sinh thái và phát triển lâu bền, Nhà xuất bản Nông Nghiệp , Hà Nội
- Hội nghị tập huấn công tác Quy hoạch và Kế hoạch sử dụng đất của
Tổng cục Địa chính năm 1998.
- Số liệu thống kê, kiểm kê đất đai các năm 2010 đến nay của Quận 12,
Thành Phố Hồ Chí Minh

5

z


7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở khoa học và thực tiễn cho định hướng khai thác và sử dụng
hợp lý đất đai Quận 12.
- Chương 2: Phân tích hiện trạng và biến động sử dụng đất Quận 12 giai đoạn
2010-2016.
- Chương 3: Đề xuất định hướng khai thác sử dụng hợp lý đất đai Quận 12 đến
năm 2020

6

z


Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CHO ĐỊNH HƯỚNG
KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN ĐẤT QUẬN 12
1.1. TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu biến động sử dụng đất theo hướng sử dụng
hợp lý tài nguyên phục vụ phát triển bền vững.
Việc phân tích biến động sử dụng đất chủ yếu là phân tích mối quan hệ
giữa con người và đất đai. Sử dụng đất thay đổi do đâu? khi nào? như thế nào? và
ở đâu? Để có thể tìm ra câu trả lời tổng quan có tính liên kết cho các câu hỏi này,
trên thế giới đã có rất nhiều lý thuyết được nâng cao và mơ hình được xây dựng
trong vòng 200 năm qua.
Vai trò của hệ thống lý thuyết truyền thống rất quan trọng với việc xác
định các xu hướng biến động sử dụng đất. Một số lý thuyết chú trọng nhấn mạnh
về tính kinh tế, một số khác quan tâm tới khía cạnh chính trị - xã hội trong khi
khơng ít lý thuyết đề cập tới vấn đề môi trường trong biến động sử dụng đất. Xu
hướng chủ yếu gần đây là tìm ra một hệ thống lý thuyết tổng hợp hơn nữa, mặc
dù sự ảnh hưởng của “quy luật bản địa” vẫn còn mạnh mẽ trong hầu hết mọi
trường hợp. Sự đa dạng của các trường hợp biến động sử dụng đất xảy ra trên thế
giới cho thấy: thật khó để có được một hệ thống lý thuyết chung áp dụng cho mọi
trường hợp. Các mơ hình đánh giá mơ tả, dự đốn, nêu lên nguyên lý và tác động
của sự biến động sử dụng đất đã được xây dựng cho các khu đô thị, Thành Phố,
khu vực, quốc gia cũng như toàn cầu nói chung. Với từng mục đích và đối tượng
khác nhau, mức độ tập hợp chức năng và không gian của các mơ hình cũng được
áp dụng khác nhau.
Mặc dù có sự đa dạng, song các mơ hình phần lớn đều chỉ định dạng
những chức năng đơn giản như mơ hình lập trình thống kê hoặc tuyến tính hay áp
dụng các kỹ thuật phỏng đốn (mơ phỏng). Đặc biệt gần đây, các mơ hình được
sử dụng ngày càng nhiều kết hợp với những tiến bộ đạt được của GIS nhằm
hướng tới mơ hình khơng gian trong nghiên cứu ngun nhân và những thay đổi
của việc sử dụng đất. Tuy nhiên, một trong những trở ngại chính cho việc áp

7

z



dụng các mơ hình như vậy là: khả năng về dữ liệu (chất lượng, thông số kỹ thuật,
khả năng cập nhật, chuyển đổi dữ liệu và chi phí ).
 Thế giới
Một số nghiên cứu biến động sử dụng đất trên Thế Giới:
+ Nghiên cứu biến động sử dụng đất và thay đổi khí hậu (Climate and land
use change) – Cục nghiên cứu địa chất Hoa Kỳ.
+ Nghiên cứu lịch sử sử dụng đất khu vực Bắc Mỹ (Land use history of North
America) – Biological Resources Discipline và NASA hợp tác nghiên cứu.
+ Mơ hình biến động sử dụng đất ở khu vực thủ đô Boston (Modeling Land
Use Change in the Boston Metropolitan Region).
+ Nghiên cứu biến động sử dụng đất ở các nước đang phát triển (Land Use
Change in Developing Countries) – Cơng trình nghiên cứu của Đại học Havard.
+ Giám sát và dự đoán biến động sử dụng đất đô thị (Mornitoring and
Predicting Urban Land Use Change) – Công trình nghiêu cứu của Đại học
Maryland, Hoa Kỳ.
+ Phân tích biến động sử dụng đất đô thị và ảnh hưởng của nói tới an ninh lương
thực ở các Thành Phố Châu Á của bốn nước đang phát triển sử dụng mơ hình
Modified CA (Analysis on Urban Land – Use Changes Countries Using Modified CA
Model)- Cơng trình nghiên cứu của Đại học Nam Kinh, Trung Quốc.
 Việt Nam
Ở Việt Nam, nghiên cứu biến động sử dụng đất phần lớn mới chỉ dừng ở
việc các đơn vị hành chính (xã, huyện, tỉnh hoặc Thành Phố) điều tra thống kê
biến động hàng năm theo quy định của nhà nước. Hầu hết các huyện đều đã tổng
hợp được kết quả thống kê biến động dưới dạng số theo phần mềm TK05 phiên
bản 2.0 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong khi một số huyện khả năng sử
dụng máy vi tính của cán bộ còn hạn chế nên chất lượng đảm bảo chưa cao.
Những huyện như vậy đã phối kết hợp chặt chẽ với cấp tỉnh để nâng cao chất
lượng thơng tin. Ngồi ra, cịn có rất nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học của

sinh viên về vấn đề này ở nhiều khía cạnh khác nhau.

8

z


1.1.2. Các cơng trình liên quan tới khu vực nghiên cứu
Quận 12 đã có những bước phát triển rất lớn; nền kinh tế có tốc độ phát
triển rất nhanh (đặc biệt 2 ngành công nghiệp và thương mại dịch vụ). Dự báo
trong giai đoạn tới nền kinh tế của Quận sẽ tiếp tục có tốc độ phát triển rất nhanh;
điều đó kéo theo nhiều biến động về nhu cầu sử dụng đất. Vì vậy yêu cầu phải
tiến hành lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thời kỳ 2010 – 2020 nhằm làm cơ
sở cho việc sử dụng đất phù hợp định hướng phát triển KT-XH giai đoạn này..
1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN SỬ DỤNG HỢP LÝ ĐẤT ĐAI
1.2.1. Các vấn đề liên quan tới nghiên cứu, đánh giá hiện trạng, biến động và
quy hoạch sử dụng đất.
a) Hiện trạng sử dụng đất và các vấn đề liên quan
Trong vài thế kỷ trở lại đây, dân số thế giới tăng nhanh đã thúc đẩy nhu
cầu về lương thực, thực phẩm. Các cuộc cách mạng về kinh tế và kỹ thuật… có
nhịp độ phát triển nhanh chóng là nguyên nhân dẫn đến việc tàn phá môi trường
tự nhiên và khai thác triệt để các nguồn tài nguyên, đặc biệt là tài ngun đất đai.
Việt Nam có diện tích tự nhiên 33.121.159 ha, đứng thứ 55/200 quốc gia. Là
nước có quy mơ diện tích thuộc loại trung bình; dân số 94 triệu người, đứng thứ
14/200 quốc gia, vì vậy bình quân diện tích đất trên đầu người vào loại thấp 302
người/Km2, đứng thứ 120/200 quốc gia trên thế giới, bằng mức 1/6 bình quân
thế giới.
Vì vậy, tình trạng sử dụng đất đai ở nước ta cũng bị ảnh hưởng nặng nề
bởi sự gia tăng dân số - nhu cầu lương thực và các yêu cầu thiết yếu khác trong
nhiều thập kỷ qua. Nhiều khu vực tài nguyên đất đai bị suy thoái một cách

nghiêm trọng bởi việc phá rừng và khai thác bừa bãi các tài nguyên rừng và tài
nguyên khoáng sản hoặc tình trạng đơ thị hố nhanh chóng gia tăng.
Đánh giá tình hình sử dụng đất giai đoạn 2000 - 2010 chúng ta nhận thấy
việc sử dụng đất hợp lý và hiệu quả đã được Quận 12 coi trọng, điều đó đã góp
phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội, ổn định an ninh chính trị
trên địa bàn Quận. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật của Quận từng bước được đầu tư

9

z


cải tạo nâng cấp, đô thị được chỉnh trang, Quận đã thu hút nhiều đầu tư vào các
dự án phát triển nhà ở, chung cư cao tầng , thương mại, cơng nghiệp... Nhiều
cơng trình, dự án đã hồn thành và đưa vào sử dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho
việc phát triển kinh tế - xã hội của Quận.
Những mặt tích cực:
- Các ngành kinh tế của Quận có tốc độ tăng trưởng khá cao, chuyển dịch
cơ cấu kinh tế hợp lý, thu nhập bình quân đầu người tăng cao, đời sống dân cư
được cải thiện.
- Trong những năm qua, Quận đã không ngừng đầu tư xây dựng hệ thống
cơ sở hạ tầng kỹ thuật về giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục, văn hóa - thể thao…
Nhiều trục giao thơng chính yếu như Quốc lộ 1, Quốc lộ 22, đường Trường
Chinh, đường Hà Huy Giáp… đã từng bước được nâng cấp;. Nhiều cơng trình về
y tế, giáo dục, văn hóa – thể thao đã và đang được triển khai xây dựng mới như:
bệnh viện Quận, các điểm trường học, trung tâm văn hóa thể thao Quận…qua đó
đáp ứng được yêu cầu phát triển của Quận, và góp phần quan trọng trong sự phát
triển chung toàn Thành Phố.
- Nhiều dự án phát triển đô thị, phát triển nhà ở, thương mại, dịch vụ,
cũng được đầu tư phát triển mạnh trong thời gian qua như Dự án phát triển đô thị

khu 66 ha, khu 38 ha, Công viên phần mểm Quang Trung, Siêu thị Coop Mart,
Metro Hiệp Phú.. góp phần giải quyết việc làm, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã
hội và cải thiện đô thị ngày càng văn minh, sạch đẹp.
- Nhìn chung trong giai 2000-2010, Thành Phố Hồ Chí Minh nói chung và
Quận 12 nói riêng đã ưu tiên dành quỹ đất phát triển hệ thống đê bao thủy lợi,
phát triển cây xanh đơ thị… do đó môi trường đô thị ngày càng được cải thiện,
cảnh quan đô thị dần được chỉnh trang.
Những tồn tại:
- Nhiều công trình, dự án cịn triển khai khá chậm so với tiến độ thực hiện,
chính vì vậy cịn thiếu sự đồng bộ trong phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng và phát

10

z


triển đô thị. Trong một số dự án triển khai chậm quỹ đất chưa được khai thác
hiệu quả, nhiều diện tích bỏ hoang trong thời gian dài.
- Tốc độ phát triển đô thị trên địa bàn Quận diễn ra khá nhanh dẫn đến
một số nơi đô thị phát triển tự phát tràn lan đã tác động tiêu cực đến quá trình đơ
thị hóa, như thiếu các cơng trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, ngập úng cục
bộ do mưa, ô nhiễm môi trường...
- Phát triển 2 cụm cơng nghiệp trên địa bàn Quận cịn chưa đồng bộ với việc
quy hoạch phát triển các khu dân cư và bảo vệ môi trường. Một số cơ sở sản xuất còn
nằm xen trong khu dân cư đã gây ảnh hưởng đến môi trường và cảnh quan đô thị.
- Đất nông nghiệp ngày càng giảm, không gian mở bị thu hẹp ảnh hưởng
đến việc kiểm soát triều và nước mưa gây ngập úng ở khu vực có địa hình thấp
nhưng chưa có giải pháp đồng bộ để giải quyết vần đề này. Hiện nay Quận
khoảng 20% diện tích đất phi nơng nghiệp nằm trong khu vực dưới đỉnh triều
cường (1,5m), thường bị ngập nhưng chưa có giải pháp hiệu quả để khắc phục

tình trạng này.
- Do tốc độ phát triển đơ thị nhanh dẫn đến nhiều tác động tiêu cực đối với
quỹ đất nơng nghiệp của Quận như bỏ hoang hóa, mua bán sang nhượng đất
nông nghiệp, xây dựng nhà trái phép trên đất nơng nghiệp vẫn cịn diễn ra…
- Việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để thực hiện các dự án
đầu tư phi nông nghiệp chưa giải quyết được quyền lợi, việc làm, ổn định tại khu
vực nông thôn. Nhiều nơi trao cho người nông dân tiền bồi thường, hỗ trợ về đất
khá cao nhưng không định hướng được phương thức sử dụng nên đã dẫn đến tình
trạng tiêu cực trong sử dụng.
- Vấn đề đất ở, nhà ở đang là khâu yếu và có nhiều vướng mắc hiện nay,
đặc biệt là nạn đầu cơ đất ở, đất dự án nhà ở kéo dài trong nhiều năm, mặc dù
gần đây đã được chấn chỉnh nhưng hậu quả để lại khá nặng nề, nhất là giá đất
vẫn còn ở mức cao làm hạn chế những cố gắng về nhà ở, đất ở.
- Nhiều tỉnh thuộc đồng bằng sơng Cửu Long và Đơng Nam bộ cịn có
tình trạng đất ở, đất nghĩa địa, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp chưa

11

z


được quy hoạch, vẫn còn phân bố rải rác, xen kẽ giữa các cánh đồng và trong khu
dân cư, ảnh hưởng đến vệ sinh mơi trường, khó nâng cấp đời sống cho người
nông dân trong khu dân cư nông thôn với hạ tầng đồng bộ.
- Quỹ đất dành cho xã hội hoá các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, văn
hoá, thể dục - thể thao chưa được quy hoạch đầy đủ, chưa thực hiện đúng các
chính sách ưu đãi về đất cho các nhà đầu tư thuộc các lĩnh vực này.
- Đến nay, cả nước đã và đang xây dựng khoảng 325 khu công nghiệp,
khu chế xuất tập trung nhưng vẫn đang ở trạng thái bị động vì thiếu các nhà đầu
tư có tiềm lực lớn; sử dụng đất cịn lãng phí do chưa có quy hoạch đồng bộ;

nhiều khu cơng nghiệp đã hình thành nhưng mức độ lấp đầy rất thấp; còn nhiều
nhà đầu tư được bàn giao đất nhưng không sử dụng hoặc sử dụng không đúng
tiến độ, thiếu hiệu quả; giá thuê đất gắn với hạ tầng ở nhiều nơi còn quá cao,
chưa thu hút nhà đầu tư sản xuất vào khu công nghiệp; vấn đề bảo vệ môi trường
chưa được chú trọng ngay từ đầu nên đang phát sinh nhiều hậu quả xấu về mơi
trường, khó khắc phục.
- Chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất khơng cao, thiếu tính hệ
thống, chưa có lời giải tốt về hiệu quả kinh tế, xã hội và mơi trường, chưa bảo
đảm tính liên thơng giữa cả nước với các tỉnh.
- Sự chuyển cơ cấu sử dụng đất nói chung đã đảm bảo tính phù hợp với quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhưng hiệu quả chưa cao. Hiện tượng chuyển đổi mục
đích sử dụng đất tự phát, chạy theo lợi ích riêng vẫn chưa được khắc phục. Việc
chuyển mục đích sử dụng đất ào ạt từ đất lúa sang đất nuôi tôm tại một số tỉnh ven
biển đã dẫn đến ô nhiễm môi trường, mặn hố diện tích trồng lúa, người nơng dân
khơng cịn đất để sản xuất nông nghiệp mà nuôi tôm lại bị bệnh dịch, thua lỗ.
- Do vậy, để ngăn chặn tình trạng sử dụng lãng phí tài nguyên đất do sự
thiếu hiểu biết cũng như do chạy theo lợi ích trước mắt của người dân gây ra,
Nhà nước cần có những định hướng cụ thể về quản lý và sử dụng đất đai sao cho
nguồn tài nguyên này có thể được khai thác tốt nhất cho nhu cầu của con người
hiện tại và trong tương lai phục vụ phát triển kinh tế - xã hội một cách hiệu quả.

12

z


- Hiện nay, trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện địa hố đất nước, diện
tích đất nơng nghiệp đang giảm mạnh do thu hồi để xây dựng các khu công
nghiệp, cụm công nghiệp, xây dựng đô thị và xây dựng kết cấu hạ tầng. Các vùng
kinh tế trọng điểm là khu vực có diện tích đất nơng nghiệp thu hồi lớn nhất,

chiếm khoảng 50% diện tích đất thu hồi trên tồn quốc. Nhiều khu vực có diện
tích đất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, được thu hồi để xây dựng các khu
công nghiệp, khu chế xuất hoặc xây các khu nhà để kinh doanh.
Hiện tượng quy hoạch treo, quy hoạch tràn lan là khá phổ biến. Thời gian
triển khai công tác thu hồi đất kéo dài nhiều năm gây bất lợi đến tâm lý cũng như
việc ổn định đời sống và việc làm của các hộ dân nằm trong diện bị thu hồi đất.
Việc làm và thu nhập của các hộ sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, là
đối tượng bị tác động lớn nhất sau khi thu hồi đất và gặp nhiều khó khăn trong
tìm kiếm việc làm mới. Chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ (khoảng vài %) chuyển được
sang nghề mới và tìm được việc làm ổn định. Trong quá trình bồi thường, hỗ trợ
tái định cư, nhiều nơi lại thiên về bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư mà chưa cân
đối quyền lợi với người dân bị thu hồi đất.
Giao thông đô thị là một yếu tố quan trọng quyết định hình thành cơ cấu
đô thị và sự phát triển kinh tế - xã hội đô thị, là yếu tố tác động trực tiếp với đời
sống thường nhật của người dân đô thị nhưng đất giao thơng đơ thị hiện nay cịn
ở mức thấp chỉ chiếm trên dưới 10% đất đô thị. Theo dự báo, tỷ lệ đất giao thông
đô thị ở nước ta trong tương lai phải đạt 15 - 20% diện tích đơ thị, bình qn diện
tích giao thơng đầu người là khoảng 15 - 20 m2. Nhưng hiện nay ở Hà Nội và
nhiều đơ thị bình qn diện tích đất giao thơng trên đầu người thấp, đó là một
trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng tắc nghẽn giao thông thường xuyên
tại các Thành Phố lớn như Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh …
b) Biến động sử dụng đất và các vấn đề liên quan
Biến động đất đai
Biến động là bản chất của mọi sự vật, hiện tượng. Mọi sự vật, hiện tượng
không bao giờ bất biến mà luôn luôn biến động không ngừng, động lực của mọi

13

z



sự biến động đó là quan hệ tương tác giữa các thành phần tự nhiên và xã hội.
Như vậy để khai thác tài nguyên đất đai của một khu vực có hiệu quả, bảo vệ
nguồn tài nguyên quý giá này và khơng làm suy thối mơi trường tự nhiên thì
nhất thiết phải nghiên cứu biến động của đất đai. Sự biến động đất đai do con
người sử dụng vào các mục đích kinh tế - xã hội có thể phù hợp hay không phù
hợp với quy luật của tự nhiên, cần phải nghiên cứu để tránh việc sử dụng đất đai
có tác động xấu tới mơi trường sinh thái.
Nghiên cứu biến động đất đai là xem xét quá trình thay đổi của diện tích
đất đai thơng qua thơng tin thu thập được theo thời gian để tìm ra quy luật và
những nguyên nhân thay đổi từ đó có biện pháp sử dụng đúng đắn với nguồn tài
nguyên này. Biến động sử dụng đất đai bao gồm các đặc trưng sau:
+ Quy mơ biến động:
Biến động về diện tích sử dụng đất nói chung.
Biến động về diện tích của từng loại hình sử dụng đất.
Biến động về đặc điểm của từng loại đất chính.
+ Mức độ biến động:
Mức độ biến động thể hiện qua số lượng diện tích tăng hoặc giảm của các
loại hình sử dụng đất giữa đầu thời kỳ và cuối thời kỳ nghiên cứu.
Mức độ biến động được xác định thơng qua việc xác định diện tích tăng,
giảm và số phần trăm tăng, giảm của từng loại hình sử dụng đất đai giữa cuối và
đầu thời kỳ đánh giá.
+ Xu hướng biến động: Xu hướng biến động thể hiện theo hướng tăng
hoặc giảm của các loại hình sử dụng đất; xu hướng biến động theo hướng tích
cực hay tiêu cực.
 Những yếu tố gây nên biến động sử dụng đất đai:
Các yếu tố tự nhiên của địa phương là cơ sở quyết định cơ cấu sử dụng đất
đai vào các mục đích kinh tế - xã hội, bao gồm các yếu tố sau: vị trí địa lý, địa
hình, khí hậu, thuỷ văn, thảm thực vật.


14

z


Các yếu tố kinh tế - xã hội của địa phương có tác động lớn đến sự thay đổi
diện tích của các loại hình sử dụng đất đai, bao gồm các yếu tố: sự phát triển của
các ngành kinh tế (dịch vụ, xây dựng, giao thông và các ngành kinh tế khác, …);
sự gia tăng dân số; các dự án phát triển kinh tế của địa phương; thị trường tiêu
thụ các sản phẩm hàng hố, …
 Đơ thị hố và sử dụng đất
Đơ thị hóa là q trình tập trung dân số vào các đơ thị, là sự hình thành
nhanh chóng các điểm dân cư đơ thị trên cơ sở phát triển sản xuất và đời sống.
Q trình đơ thị hóa cũng là q trình biến đổi sâu sắc về cơ cấu sản xuất, cơ cấu
nghề nghiệp, cơ cấu tổ chức sinh hoạt xã hội, cơ cấu tổ chức không gian kiến trúc
xây dựng.
Chiến lược phát triển đô thị quốc gia là một bộ phận khăng khít, hữu cơ
trong chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ta. Theo dự
báo, trong vài thập kỷ tới khoảng từ năm 2020 trở đi, khi các vùng tăng trưởng
kinh tế (Thành Phố Hồ Chí Minh - Biên Hồ - Vũng Tàu, Hà Nội - Hải Phịng Quảng Ninh, Đà Nẵng - Huế - Nha Trang) đã mạnh và sẽ khơng có lợi nếu tiếp
tục “tăng sức ép” phát triển tại các vùng tăng trưởng, thì việc phát triển các hệ
thống trung bình, nhỏ (các thị xã, thị trấn) trong toàn quốc trở lên cấp bách và rất
quan trọng.
Như vậy, trên góc độ tồn quốc, q trình đơ thị hố và phát triển đơ thị
như là một sức ép mang tính quy luật trong q trình phát triển kinh tế - xã hội
quốc gia. Trong quá trình đó tài nguyên đất là một yếu tố quan trọng và quyết
định hàng đầu.
Trong những năm qua, dưới tác động của nền kinh tế thị trường đất đai đã,
đang và sẽ là một thành phần to lớn trong kinh doanh, sản xuất, thương mại nói
chung và thị trường bất động sản nói riêng. Điều đó rõ ràng là một bộ phận quỹ

tài nguyên đất, đặc biệt là đất nông nghiệp và lâm nghiệp được chuyển sang dùng
cho xây dựng và phát triển đô thị. Đây là vấn đề đang được quan tâm cho mọi

15

z


quốc gia đặc biệt là các nước mà nền sản xuất nơng nghiệp đang đóng góp một tỷ
trọng đáng kể cho nền kinh tế quốc dân.
 Ý nghĩa thực tiễn của việc đánh giá biến động đất đai
Đánh giá biến động sử dụng đất đai có ý nghĩa rất lớn đối với việc sử dụng
đất đai: Việc đánh giá biến động của các loại hình sử dụng đất là cơ sở phục vụ
cho việc khai thác tài nguyên đất đai đáp ứng phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ
môi trường sinh thái.
Mặt khác, khi đánh giá biến động sử dụng đất đai cho chúng ta biết được
nhu cầu sử dụng đất đai giữa các ngành kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phịng.
Dựa vào vị trí địa lý, diện tích tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của khu vực
nghiên cứu, từ đó biết được sự phân bố giữa các ngành, các lĩnh vực kinh tế và
biết được những điều kiện thuận lợi, khó khăn đối với nền kinh tế - xã hội và biết
được đất đai biến động theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực nhằm đưa ra
phương hướng phát triển đúng đắn cho nền kinh tế và các biện pháp sử dụng hợp
lý nguồn tài nguyên đất đai, bảo vệ môi trường sinh thái.
Do đó đánh giá biến động sử dụng đất có ý nghĩa hết sức quan trọng, là
tiền đề, cơ sở đầu tư và thu hút nguồn đầu tư từ bên ngoài, để phát triển đúng
hướng, ổn định trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội và sử dụng hợp lý nguồn
tài nguyên quý giá của quốc gia.
c) Quy hoạch sử dụng đất và các vấn đề liên quan
- Khái niệm Quy hoạch sử dụng đất
Hiện nay có rất nhiều tài liệu nghiên cứu định nghĩa về quy hoạch sử dụng

đất khác nhau, từ đó đưa đến những việc phát triển quan điểm và phương pháp
được sử dụng trong quy hoạch sử dụng đất đai cũng khác nhau.
Theo Dent (1988; 1993) quy hoạch sử dụng đất đai như là phương tiện
giúp cho lãnh đạo quyết định sử dụng đất đai như thế nào thơng qua việc đánh
giá có hệ thống cho việc chọn mẫu hình trong sử dụng đất đai, mà trong sự chọn
lựa này sẽ đáp ứng với những mục tiêu riêng biệt, và từ đó hình thành nên chính
sách và chương trình cho sử dụng đất.

16

z


×