Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Phân tích hiện trạng và đánh giá biến động sử dụng đất giai đoạn 2010 – 2018 phục vụ định hướng khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên đất huyện nhà bè, thành phố hồ chí minh (luận văn thạc sĩ khoa học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.55 MB, 86 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-------------------------------

Đoàn Thanh Hải

PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG
SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 2010 - 2018 PHỤC VỤ ĐỊNH HƯỚNG
KHAI THÁC SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN ĐẤT
HUYỆN NHÀ BÈ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội, 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-------------------------------

Đoàn Thanh Hải

PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG
SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 2010 - 2018 PHỤC VỤ ĐỊNH HƯỚNG
KHAI THÁC SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN ĐẤT HUYỆN
NHÀ BÈ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 8850103.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nhữ Thị Xuân


XÁC NHẬN HỌC VIÊN ĐÃ CHỈNH SỬA THEO QUYẾT NGHỊ CỦA HỘI ĐỒNG
CHẤM LUẬN VĂN THAC SĨ

Giáo viên hướng dẫn

Chủ tịch hội đồng chấm luận văn
thạc sĩ khoa học

PGS.TS. Nhữ Thị Xuân

PGS.TS. Phạm Quang Tuấn

Hà Nội, 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố
trong bất kỳ luận văn nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã
đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Đoàn Thanh Hải


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC ......................................................................................................... 1
DANH MỤC HÌNH........................................................................................... 4

DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... 5
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 6
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........... 10
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu ................................................... 10
1.1.1. Các công trình nghiên cứu biến động sử dụng đất theo hướng
sử dụng hợp lý tài nguyên phục vụ phát triển bền vững .......................... 10
1.1.2. Các công trình liên quan tới khu vực nghiên cứu .......................... 16
1.2. Cơ sở lý luận sử dụng hợp lý đất đai .................................................... 16
1.2.1. Các vấn đề liên quan tới nghiên cứu, đánh giá hiện trạng,
biến động và quy hoạch sử dụng đất........................................................ 16
1.2.2. Cơ sở lý luận về sử dụng hợp lý đất đai......................................... 25
1.3. quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu ................................................ 30
1.3.1.Quan điểm nghiên cứu .................................................................... 30
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................... 30
Chƣơng 2. PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG VÀ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG
TÀI NGUYÊN ĐẤT HUYỆN NHÀ BÈ GIAI ĐOẠN NĂM 2010 - 2015
VÀ 2015 - 2018 ............................................................................................... 33
2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu ................................ 33
2.1.1. Vị trí địa lý ..................................................................................... 33
2.1.2. Địa hình .......................................................................................... 34
2.1.3. Địa chất công trình ........................................................................ 34
2.1.4. Khí hậu ........................................................................................... 34
2.1.5. Thủy văn ......................................................................................... 35
1


2.2. Thực trạng phát triển kinh tế -xã hội khu vực nghiên cứu ................... 35
2.3. Phân tích hiện trạng sử dụng đất huyện nhà bè ................................... 38
2.3.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 ................................................. 38
2.3.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2015 ................................................. 42

2.3.3. Hiện trạng sử dụng đất năm 2018 ................................................. 46
2.4. Phân tích biến động sử dụng đất giai đoạn 2010 - 2015 và 2015 - 2018
của huyện nhà bè ............................................................................................. 49
2.4.1. Giai đoạn 2010 - 2015 ................................................................... 49
1) Biến động sử dụng đất giai đoạn 2010-2015 ...................................... 49
2) Những vấn đề tồn tại chủ yếu trong sử dụng đất
giai đoạn 2010-2015 ................................................................................ 55
2.4.2. Giai đoạn 2015 - 2018 ................................................................... 55
1) Biến động sử dụng đất giai đoạn 2015 - 2018 .................................... 55
2) Những vấn đề tồn tại chủ yếu trong sử dụng đất
giai đoạn 2015-2018 ................................................................................ 60
2.4.3. Những nguyên nhân chủ yếu liên quan đến biến động sử dụng
đất các giai đoạn 2010 - 2015 và 2015 - 2018 ........................................ 61
Chƣơng 3. ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƢỚNG KHAI THÁC SỬ DỤNG HỢP LÝ
TÀI NGUYÊN ĐẤT HUYỆN NHÀ BÈ ĐẾN NĂM 2030 ............................ 63
3.1. Phƣơng hƣớng, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội huyện nhà bè đến
năm 2030 ...................................................................................................... 63
3.1.1. Phương hướng phát triển ............................................................... 63
3.1.2. Mục tiêu phát triển ......................................................................... 65
3.2. Đề xuất định hƣớng sử dụng đất huyện nhà bè đến năm 2030 ............. 67
3.2.1. Đất nông nghiệp ............................................................................. 67
3.2.2. Đất phi nông nghiệp ....................................................................... 68

2


3.3. Các giải pháp nhằm khai thác sử dụng hợp lý đất đai huyện nhà bè .... 69
3.3.1 Các giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường ................ 69
3.3.2. Các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất ............................................................................................... 71

3.3.3 Giải pháp về nguồn lực và vốn đầu tư ............................................ 71
3.3.4. Giải pháp về khoa học, công nghệ ................................................. 72
3.3.5. Các giải pháp về quản lý hành chính............................................. 72
3.3.6. Giải pháp về tổ chức thực hiện ...................................................... 73
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 76

3


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ - vị trí huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh
(nguồn Google Earth năm 2019) ..................................................................... 33
Hình 2.2: Biểu đồ thể hiện cơ cấu các nhóm đất của huyện Nhà Bè
(năm 2010). ...................................................................................................... 38
Hình 2.3: Biểu đồ thể hiện cơ cấu các nhóm đất của địa bàn huyện Nhà Bè ...... 42
Hình 2.4: Biểu đồ thể hiện cơ cấu các nhóm đất của địa bàn huyện Nhà Bè ...... 47
Hình 2.5: Biểu đồ so sánh các nhóm đất giữa năm 2010 và năm 2015
của huyện Nhà Bè ............................................................................................ 50
Hình 2.6: Biểu đồ so sánh các nhóm đất giữa năm 2015 và năm 2018
của huyện Nhà Bè ............................................................................................ 56

4


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Cơ cấu sử dụng đất huyện Nhà Bè năm 2010 ................................. 38
Bảng 2.2: hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện Nhà Bè (năm 2010) ..... 39
Bảng 2.3: Cơ cấu sử dụng đất huyện Nhà Bè năm 2015 ................................. 42
Bảng 2.4: hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện Nhà Bè (năm 2015) ..... 43

Bảng 2.5: hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện Nhà Bè (năm 2018) ..... 46
Bảng 2.6: So sánh cơ cấu các nhóm đất giữa năm 2010 và năm 2015
của huyện Nhà Bè ............................................................................................ 49
Bảng 2.7: Biến động các loại đất giai đoạn 2010-2015................................... 50
Bảng 2.8: So sánh cơ cấu các nhóm đất giữa năm 2015 và năm 2018
của huyện Nhà Bè ............................................................................................ 55
Bảng 2.9: Biến động các loại đất giai đoạn 2015-2018................................... 56
Bảng 3.1. Dự báo sử dụng đất đến năm 2030 ................................................. 67

5


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Luật đất đai 2013, Điều 22 quy định việc quản lý quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất là một trong các nội dung quản lý nhà nƣớc về đất đai. Luật cũng
quy định: “hiện trạng sử dụng đất, tiềm năng đất đai và kết quả thực hiện quy
hoạch sử dụng đất cấp huyện kỳ trƣớc” là căn cứ để để lập quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất. Việc phân tích hiện trạng và biến đông sử dụng đất gắn
với tình hình phát triển kinh tế xã hội nhằm chỉ ra đƣợc các nguyên nhân gây
biến động sử dụng đất, xu thế biến động sử dụng đất, tích cực và hạn chế
trong sử dụng đất…sẽ làm kết quả cho các nhà Quản lý định hƣớng sử dụng
đất đúng đắn trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Mặt khác, dựa vào kết
quả phân tích, để dự báo những xu thế biến động trong tƣơng lai góp phần
giúp nhà nƣớc đƣa ra đƣợc đƣa ra đƣợc phƣơng án quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất hợp lý hơn.
Huyện Nhà Bè đƣợc đánh giá đang có sự phát triển tƣơng đồng với
quận 7 trƣớc đây. Thêm vào đó, Nhà Bè còn là cửa ngõ của khu vực phía
Nam thành phố Hồ Chí Minh, liền kề các dòng sông lớn và những mảng xanh
tự nhiên và đƣợc đánh giá là khu vực có nhiều tiềm năng phát triển mạnh mẽ.

Huyện Nhà Bè những năm trở lại đây đang có sự thay da đổi thịt. Bởi hệ
thống hạ tầng giao thông đang trong quá trình hoàn thiện. Hàng loạt các công
trình giao thông trọng điểm đang và chuẩn bị đƣợc triển khai tại đây nhƣ:
Công trình nút thắt hầm chui cầu vƣợt Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ
đã đƣợc TP. HCM phê duyệt sẽ chấm dứt hoàn toàn việc kẹt xe giờ cao
điểm.Tuyến đƣờng kết nối trực tiếp đến dự án PAX Residence Nguyễn Hữu
Thọ - Nguyễn Văn Tạo đang đƣợc TP. HCM mở rộng lên 6 làn xe rộng
thoáng, giúp giao thông về quận 7 và trung tâm TP. HCM trở nên dễ dàng hơn
bao giờ hết.
6


Vì vậy, cần có những nghiên cứu nhằm đánh giá hiện trạng và biến
động sử dụng đất góp phần tạo cơ sở pháp lý, khoa học cho địa phƣơng xây
dựng các phƣơng án sử dụng đất đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển kinh tế- xã
hội trên nguyên tắc sử dụng đầy đủ, hiệu quả cao, hợp lý tài nguyên đất đai và
bảo vệ môi trƣờng. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó, đề tài luận văn đã lựa
chọn tiêu đề: “Phân tích hiện trạng và đánh giá biến động sử dụng đất giai
đoạn 2010 - 2018 phục vụ định hƣớng khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên đất
huyện Nhà Bè, Thành Phố Hồ Chí Minh”
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm định hƣớng khai thác sử
dụng hợp lý tài nguyên đất đến năm 2030 huyện Nhà Bè, Thành Phố Hồ Chí
Minh trên cơ sở phân tích, đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất giai
đoạn 2010 - 2018.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan các vấn đề nghiên cứu về phân tích đánh giá biến động sử
dụng đất phục vụ khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên đất.
- Điều tra thu thập các tài liệu số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã
hội huyện Nhà Bè, Thành Phố Hồ Chí Minh.

- Điều tra thu thập các nguồn tài liệu, số liệu về tình hình quản lý, hiện
trạng sử dụng đất giai đoạn từ năm 2010 - 2018 của huyện Nhà Bè, Thành
Phố Hồ Chí Minh.
- Phân tích hiện trạng sử dụng đất năm 2010, 2015, 2018 của huyện
Nhà Bè.
- Phân tích biến động sử dụng đất giai đoạn 2010 - 2015 và giai đoạn
2015 - 2018.
- Phân tích các mối quan hệ giữa các hoạt động kinh tế xã hội với hiện
trạng và biến động sử dụng đất của khu vực nghiên cứu giai đoạn 2010 - 2015
và 2015 - 2018.
7


- Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng tới biến động sử dụng đất và dự báo
xu thế biến động sử dụng đất huyện Nhà Bè đến năm 2030.
- Đề xuất định hƣớng khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên đất huyện
Nhà Bè đến năm 2030.
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Đề tài đƣợc tiến hành trên toàn bộ địa bàn huyện
Nhà Bè.
Phạm vi khoa học: Đề tài giới hạn nghiên cứu ở các vấn đề sau:
- Phân tích mối quan hệ giữa nghiên cứu, đánh giá hiện trạng sử dụng
đất và biến động sử dụng đất với đề xuất định hƣớng khai thác, sử dụng hợp
lý tài nguyên đất đến năm 2030 của huyện Nhà Bè.
- Phân tích, đánh giá biến động sử dụng đất trong giai đoạn 2010-2015
và 2015-2018 huyện Nhà Bè.
- Đề xuất định hƣớng khai thác, sử dụng hợp lý đất đai huyện Nhà Bè
đến năm 2030.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa: Điều tra, khảo sát, thu

thập và xử lý các tài liệu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trƣờng liên
quan đến sử dụng đất đai; Các tài liệu về kinh tế - xã hội; Các tài liệu bản đồ
(Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010; Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm
2015, Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2018); Các tài liệu thu thập đƣợc
tổng hợp và điều tra bổ sung, cập nhật các thông tin mới nhất, các số liệu
thống kê, kiểm kê về diện tích các loại hình sử dụng đất trên địa bàn huyện
Nhà Bè.
5.2. Phương pháp thống kê so sánh: Trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu
thập đƣợc, tiến hành thống kê, so sánh số liệu qua các năm để thấy đƣợc sự
biến động, thay đổi về cơ cấu sử dụng đất huyện Nhà Bè.
8


5.3. Phương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp: Phân tích và đánh giá
về tình hình sử dụng đất, biến động sử dụng đất của huyện Nhà Bè, Thành
Phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ năm 2010 -2015 và 2015 - 2018, dự báo về
kinh tế, xã hội, tình hình sử dụng đất.
5.4. Phương pháp điều tra xã hội học: Trên cơ sở xây dựng phiếu điều
tra (các bảng hỏi) để tiến hành điều tra nhanh của cá nhân hoặc tập thể liên
quan đến tình hình sử dụng đất và biến động sử dụng đất trên địa bàn huyện
Nhà Bè, Thành Phố Hồ Chí Minh, kết quả phân tích sẽ góp phần làm rõ các
nguyên nhân biến động sử dụng đất trên địa bàn
5.5. Phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lý: Sử dụng phƣơng pháp
bản đồ để cập nhật bổ sung và hoàn thiện các bản đồ hiện trạng sử dụng đất
năm 2010, 2015 và 2018 huyện Nhà Bè. Kết hợp với GIS để chồng xếp các
lớp thông tin, xây dựng bản đồ biến động sử dụng đất giai đoạn 2010 - 2015
và 2015 - 2018 huyện Nhà Bè.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chƣơng:

Chương 1:Cơ sở khoa học và thực tiễn cho định hƣớng khai thác và sử
dụng hợp lý đất đai.
Chương 2: Phân tích hiện trạng và biến động sử dụng đất huyện Nhà
Bè giai đoạn 2010-2015 và 2015 - 2018.
Chương 3: Đề xuất định hƣớng khai thác sử dụng hợp lý đất đai huyện
Nhà Bè đến năm 2030.

9


Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu
1.1.1. Các công trình nghiên cứu biến động sử dụng đất theo hướng sử
dụng hợp lý tài nguyên phục vụ phát triển bền vững
Việc phân tích biến động sử dụng đất chủ yếu là phân tích mối quan hệ
giữa con ngƣời và đất đai. Sử dụng đất thay đổi do đâu? khi nào? nhƣ thế
nào? và ở đâu? Để có thể tìm ra câu trả lời tổng quan có tính liên kết cho các
câu hỏi này, trên thế giới đã có rất nhiều lý thuyết đƣợc nâng cao và mô hình
đƣợc xây dựng trong vòng 200 năm qua.
Vai trò của hệ thống lý thuyết truyền thống rất quan trọng với việc xác
định các xu hƣớng biến động sử dụng đất. Một số lý thuyết chú trọng nhấn
mạnh về tính kinh tế, một số khác quan tâm tới khía cạnh chính trị - xã hội
trong khi không ít lý thuyết đề cập tới vấn đề môi trƣờng trong biến động sử
dụng đất. Xu hƣớng chủ yếu gần đây là tìm ra một hệ thống lý thuyết tổng
hợp hơn nữa, mặc dù sự ảnh hƣởng của “quy luật bản địa” vẫn còn mạnh mẽ
trong hầu hết mọi trƣờng hợp. Sự đa dạng của các trƣờng hợp biến động sử
dụng đất xảy ra trên thế giới cho thấy: thật khó để có đƣợc một hệ thống lý
thuyết chung áp dụng cho mọi trƣờng hợp. Các mô hình đánh giá mô tả, dự
đoán, nêu lên nguyên lý và tác động của sự biến động sử dụng đất đã đƣợc
xây dựng cho các khu đô thị, Thành Phố, khu vực, quốc gia cũng nhƣ toàn

cầu nói chung. Với từng mục đích và đối tƣợng khác nhau, mức độ tập hợp
chức năng và không gian của các mô hình cũng đƣợc áp dụng khác nhau.
Biến động sử dụng đất là kết quả của sự tƣơng tác phức tạp giữa con
ngƣời và môi trƣờng. Biến động sử dụng đất cũng ảnh hƣởng tới con ngƣời và
hệ thống tự nhiên theo không gian và thời gian (Valbuena et al.,2010). Trong
thời gian đầu, những nghiên cứu về biến động sử dụng đất chỉ đơn giản là phát

10


hiện những thay đổi sử dụng đất ở những khu vực cụ thể bằng kỹ thuật viễn
thám và GIS (Muller, 2003).
Song song với việc xác định đƣợc biến động sử dụng đất, các nhà khoa
học đã nhận ra rằng biến động sử dụng đất là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự
biến đổi môi trƣờng. Vì vậy, những nghiên cứu về biến động sử dụng dụng
đất lúc này tập trung phân tích những nguyên nhân, động lực thúc đẩy và ảnh
hƣởng của biến động sử dụng đất đến các vấn đề kinh tế, xã hội và môi
trƣờng sinh thái.
Mặc dù có sự đa dạng, song các mô hình phần lớn đều chỉ định dạng
những chức năng đơn giản nhƣ mô hình lập trình thống kê hoặc tuyến tính
hay áp dụng các kỹ thuật phỏng đoán (mô phỏng). Đặc biệt gần đây, các mô
hình đƣợc sử dụng ngày càng nhiều kết hợp với những tiến bộ đạt đƣợc của
GIS nhằm hƣớng tới mô hình không gian trong nghiên cứu nguyên nhân và
những thay đổi của việc sử dụng đất. Tuy nhiên, một trong những trở ngại
chính cho việc áp dụng các mô hình nhƣ vậy là: khả năng về dữ liệu (chất
lƣợng, thông số kỹ thuật, khả năng cập nhật, chuyển đổi dữ liệu và chi phí).
Thế giới
Một số nghiên cứu biến động sử dụng đất trên Thế Giới:
+ Nghiên cứu biến động sử dụng đất và thay đổi khí hậu (Climate and
land use change) - Cục nghiên cứu địa chất Hoa Kỳ.

+ Nghiên cứu lịch sử sử dụng đất khu vực Bắc Mỹ (Land use history of
North America) - Biological Resources Discipline và NASA hợp tác nghiên
cứu.
+ Mô hình biến động sử dụng đất ở khu vực thủ đô Boston (Modeling
Land Use Change in the Boston Metropolitan Region).
+ Nghiên cứu biến động sử dụng đất ở các nƣớc đang phát triển (Land
Use Change in Developing Countries) - Công trình nghiên cứu của Đại học
Havard.
11


+ Giám sát và dự đoán biến động sử dụng đất đô thị (Mornitoring and
Predicting Urban Land Use Change) - Công trình nghiêu cứu của Đại học
Maryland, Hoa Kỳ.
+ Phân tích biến động sử dụng đất đô thị và ảnh hƣởng của nói tới an
ninh lƣơng thực ở các Thành Phố Châu Á của bốn nƣớc đang phát triển sử
dụng mô hình Modified CA (Analysis on Urban Land - Use Changes
Countries Using Modified CA Model)- Công trình nghiên cứu của Đại học
Nam Kinh, Trung Quốc.
Tại Trung Quốc, một nghiên cứu về vấn đề này đã sử dụng tƣ liệu ảnh
vệ tinh Landsat xác định đƣợc biến động sử dụng đất tại thành phố Daqing
tỉnh Heilongjiang từ năm 1997 đến 2007. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đất
xây dựng, đất nông nghiệp và đất chƣa sử dụng tăng lên gấp đôi, trong khi các
vùng đất ngập nƣớc giảm đi 60%. Nguyên nhân dẫn đến thay đổi sử dụng đất
ở khu vực nghiên cứu là quản lý đất đai, dân số và các chính sách kinh tế xã
hội (Yu et al., 2011).
Đáng chú ý là công trình nghiên cứu về hiện tại, xu hƣớng và tƣơng lai
của biến động sử dụng đất dƣới tác động của chính sách đƣợc thực hiện bởi
các tác giả thuộc Trung tâm thí nghiệm trọng điểm về sử dụng đất, Cục Điều
tra và Quy hoạch đất đai, Bộ Tài nguyên và Đất đai Trung Quốc. Nghiên cứu

đã sử dụng phƣơng pháp ngoại suy tuyến tính và mạng nơ - ron thần kinh để
chỉ ra rằng, không thể giữ đƣợc mục tiêu 0,12 tỷ ha đất canh tác trong tƣơng
lai nếu sử dụng các phƣơng thức phát triển kinh tế trong giai đoạn 1996 2008. Kết quả nghiên cứu cũng khẳng định việc thực hiện pháp luật và các
quy định về bảo tồn đất canh tác ảnh hƣởng đáng kể đến biến động sử dụng
đất (Wang et al., 2012).
Việt Nam
Đầu tiên có thể kể đến công trình nghiên cứu về biến động lớp phủ bề
mặt đất đƣợc Nguyen et al (2006) nghiên cứu trên phạm vi cả nƣớc từ năm
12


2001 - 2003 từ tƣ liệu ảnh MODIS hay sự thay đổi lớp phủ rừng huyện
Tánh Linh tỉnh Bình Thuận 1989 - 1998 bằng ảnh LANDSAT TM (Nguyen et
al., 2005). Phạm Văn Cự và cs (2006) với công trình “Sử dụng tƣ liệu viễn
thám đa thời gian để đánh giá biến động chỉ số thực vật của lớp phủ hiện
trạng và quan hệ với biến đổi sử dụng đất tại tỉnh Thái Bình”.
Một số nghiên cứu nhằm đánh giá biến động đất đai và xây dựng bản
đồ biến động sử dụng đất từ tƣ liệu viễn thám và công nghệ GIS (Nguyễn
Khắc Thời và cs 2010; Đào Châu Thu và Lê Thị Giang, 2003; Nhữ Thị Xuân
và cs, 2004; Nguyễn Ngọc Phi, 2009).
Từ năm 1998 đến năm 2002 trong nghiên cứu chuyên đề của chƣơng
trình nghiên cứu Hệ thống nông nghiệp miền núi (SAM), Castella và Đặng
Đình Quang (2002) cho rằng: Hiện trạng tài nguyên thiên nhiên ở bất kỳ thời
điểm nào cũng không ổn định đó là hậu quả của những biến động sử dụng đất
trƣớc đó và các phƣơng thức quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên. Những
biến động trong sử dụng đất và phƣơng thức quản lý tài nguyên chịu ảnh
hƣởng bởi các chính sách của nhà nƣớc. Cảnh quan sử dụng đất và nguồn tài
nguyên chịu ảnh hƣởng của phƣơng thức sử dụng đất và ngƣợc lại. Còn quyết
định của ngƣời dân bị ảnh hƣởng bởi nhận thức của họ, tình trạng môi trƣờng
và điều kiện kinh tế xã hội. Dựa trên kết quả điều tra khảo sát ở mức độ thôn

bản, các tác giả phân tích tác động của nhân tố bên trong và bên ngoài thôn
bản tới biến động sử dụng đất, mối quan hệ thống kê giữa các biến số kinh tế
xã hội và địa lý đƣợc giải thích bằng phƣơng pháp PCA. Kết quả nghiên cứu
đã chỉ ra những nhân tố chính dẫn đến thay đổi sử dụng đất là chính sách, khả
năng tiếp cận, tăng dân số. Các nhân tố bên trong nhƣ sức ép dân số, các
chiến lƣợc sản xuất, các quy định về quản lý tài nguyên chắc chắn sẽ quyết
định các động thái sử dụng đất trong tƣơng lai.
Năm 2003, tác giả Muller thuộc chƣơng trình Hỗ trợ Sinh thái Nhiệt
đới của Tổ chức Phát triển Cộng hòa Liên bang Đức đã nghiên cứu nhằm
13


đánh giá ảnh hƣởng của các yếu tố địa vật lý, sinh thái nông nghiệp và kinh
tế xã hội biến động sử dụng đất từ năm 1975 đến năm 2000 tại hai huyện của
tỉnh Đắc Lắc. Kết quả nghiên cứu cho thấy nguyên nhân biến động đất đai ở
khu vực Tây Nguyên giai đoạn đầu từ 1975 đến 1992 đƣợc đặc trƣng bởi sự
mở rộng đất nông nghiệp và chuyển đổi đất rừng sang đất nông nghiệp.
Trong giai đoạn thứ hai, từ 1992 đến 2000, sự đầu tƣ vào nguồn lao động và
vốn, cải thiện về công nghệ, giao thông nông thôn, thị trƣờng và hệ thống
thủy lợi đã thúc đẩy phát triển nông nghiệp. Độ che phủ rừng trong giai đoạn
thứ hai tăng mà chủ yếu là do sự tái sinh của các khu vực canh tác nƣơng rẫy
trƣớc đây.
Để nghiên cứu biến động hiện trạng lớp phủ thực vật và ảnh hƣởng của
nó tới quá trình sói mòn lƣu vực sông Trà Khúc, tác giả Vũ Anh Tuân đã kết
hợp phƣơng pháp viễn thám và hệ thông tin địa lý. Kết quả nghiên cứu đã xác
định đƣợc biến động hiện trạng lớp phủ lƣu vực sông Trà Khúc từ năm 1989
đến 2001, từ đó mô hình hóa xói mòn bằng GIS và đề xuất sử dụng đất giảm
thiểu xói mòn (Vũ Anh Tuân, 2004).
Năm 2011, Ngô Thế Ân đã nghiên cứu ứng dụng mô hình tác tố (Agent
- based) nhằm mô phỏng tác động của chính sách đến biến động sử dụng đất

tại bản Bình Sơn, xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An. Kết quả nghiên cứu
chỉ ra rằng, mô hình tác tố phù hợp cho việc mô phỏng tác động của chính
sách đến biến động sử dụng đất. Các thuật toán về sự phản hồi chính sách của
ngƣời dân trong mô hình dựa vào lợi ích mong đợi, trách nhiệm chấp hành và
mức độ ảnh hƣởng của cơ quan triển khai chính sách. Mô hình có độ tin cậy
cao và có khả năng dùng để dự báo biến động sử dụng đất.
Để đánh giá tác động của các yếu tố tự nhiên và kinh tế, xã hội đến
biến động sử dụng đất lƣu vực Suối Muội, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, tác
giả Vũ Kim Chi (2009) đã sử dụng dữ liệu ảnh máy bay kết hợp với phân tích
thống kê. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tại lƣu vực Suối Muội yếu tố ảnh
14


hƣởng đến biến động sử dụng đất là độ cao, đá gốc, khoảng cách đến quốc lộ 6,
khoảng cách đến khu dân cƣ và dân tộc. Một công trình nghiên cứu khác về
biến động sử dụng đất và mối quan hệ với lao động công nghiệp - tiểu thủ công
nghiệp huyện Chƣơng Mỹ, thành phố Hà Nội bằng phƣơng pháp thống kê
không gian đƣợc thực hiện bởi Đinh Thị Bảo Hoa và Phú Thị Hồng (2013).
Trung tâm Quốc tế nghiên cứu biến đổi toàn cầu (ICARGC) đã thực
hiện chƣơng trình nghiên cứu về biến động sử dụng đất dƣới tác động của
hoạt động kinh tế - xã hội và biến đổi khí hậu toàn cầu tại điểm nghiên cứu là
đồng bằng sông Hồng và vùng núi Tây Bắc Việt Nam. Kết quả của đề tài xác
định đƣợc biến động đất lúa và lƣợng phát thải khí mê tan từ canh tác lúa khu
vực đồng bằng sông Hồng. Ở khu vực Tây Bắc, chƣơng trình thực hiện
nghiên cứu điểm ở Sa Pa đã xác định đƣợc biến động sử dụng đất giai đoạn
1993 - 2009 và mối quan hệ giữa biến động sử dụng đất với du lịch và các tai
biến thiên nhiên ở Sa Pa (ICARGC, 2013). Trên địa bàn huyện Tiên Yên, đã
có những nghiên cứu về sử dụng đất nhƣ Nguyễn Xuân Dũng và Tô Thúy
Nga (2013) với “Sử dụng khôn khéo đất ngập nƣớc và đề xuất giải pháp sử
dụng khôn khéo đất ngập nƣớc vịnh Tiên Yên” và Nguyễn Mạnh Hùng

(2010) với nghiên cứu biến động bờ biển và cửa sông Việt Nam trong đó có
khu vực Tiên Yên.
Nghiên cứu Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong thành lập bản
đồ hiện trạng và bản đồ biến động sử dụng đất khu vực Hồ Tây - Hà Nội
(1977-2000) của Nguyễn Đức Khả, Trần Anh Tuấn, Phạm Quang Tuấn
(2002). Nghiên cứu đã dựa vào các phần mềm ILWIS 2.3 ARC/INFO 8.01,
MAPINFO 6.0 kết hợp với công nghệ hệ thống thông tin địa lý, viễn thám và
khảo sát thực địa để xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1:25000 khu
vực Hồ Tây cho ba thời điểm 1977, 1992 và năm 2000; xây dựng bản đồ biến
động đất đai giai đoạn 1977 - 2000; xác định đƣợc ba khu vực có tốc độ đô thị
hóa cao là khu vực đô thị cải tạo, khu vực đô thị mở rộng và khu vực đô thị
15


quy hoạch mới; xác định biến động của 5 loại hình sử dụng đất; xác định bốn
kiểu sử dụng đất với 28 loại hình.
Nghiên cứu biến động sử dụng đất trong quá trình đô thị hóa phục vụ
quy hoạch phát triển huyện Ba Vì - Hà Nội (Trần Văn Tuấn, 2011). Nghiên
cứu cho thấy trong giai đoạn 2005 - 2010 huyện Ba Vì đã có sự chuyển đổi
cơ cấu sử dụng đất tích cực đáp ứng cho nhu cầu đô thị hóa trong quá trình
phát triển. Đồng thời đề xuất định hƣớng sử dụng đất trong thời gian tới, quy
hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng đất huyện cần quan tâm bảo vệ diện tích
đất trồng lúa, cần bảo vệ nghiêm ngặt rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và mở
rộng diện tích đất rừng tại các trung tâm, điểm du lịch.
Nghiên cứu quá trình đô thị hóa và hiện trạng sử dụng đất ở quận Tây
Hồ - Hà Nội (Nguyễn Đức Khả, Trần Anh Tuấn, Phạm Quang Tuấn, 2000).
Nghiên cứu Biến động sử dụng đất và các vấn đề có liên quan do quá trình đô
thị hóa khu vực ven đô thành phố Hà Nội (Nguyễn Cao Huần 2005)…
1.1.2. Các công trình liên quan tới khu vực nghiên cứu
Huyện Nhà Bè đã có những bƣớc phát triển rất lớn; nền kinh tế có tốc

độ phát triển rất nhanh (đặc biệt 2 ngành công nghiệp và thƣơng mại dịch vụ).
Dự báo trong giai đoạn tới nền kinh tế của huyện sẽ tiếp tục có tốc độ phát
triển rất nhanh; điều đó kéo theo nhiều biến động về nhu cầu sử dụng đất,
chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Vì vậy yêu cầu phải tiến hành lập quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất thời kỳ 2010 - 2019 để làm cơ sở cho việc sử
dụng đất phù hợp định hƣớng phát triển KT-XH giai đoạn này.
1.2. Cơ sở lý luận sử dụng hợp lý đất đai
1.2.1. Các vấn đề liên quan tới nghiên cứu, đánh giá hiện trạng, biến động
và quy hoạch sử dụng đất
Biến động là bản chất của mọi sự vật, hiện tƣợng. Mọi sự vật, hiện
tƣợng không bao giờ bất biến mà luôn luôn biến động không ngừng, động lực
của mọi sự biến động đó là quan hệ tƣơng tác giữa các thành phần tự nhiên và
xã hội. Nhƣ vậy để khai thác tài nguyên đất đai của một khu vực có hiệu quả,
16


bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này và không làm suy thoái môi trƣờng tự
nhiên thì nhất thiết phải nghiên cứu biến động của đất đai. Sự biến động đất
đai do con ngƣời sử dụng vào các mục đích kinh tế - xã hội có thể phù hợp
hay không phù hợp với quy luật của tự nhiên, cần phải nghiên cứu để tránh
việc sử dụng đất đai có tác động xấu tới môi trƣờng sinh thái.
Nghiên cứu biến động đất đai là xem xét quá trình thay đổi của diện
tích đất đai thông qua thông tin thu thập đƣợc theo thời gian để tìm ra quy luật
và những nguyên nhân thay đổi từ đó có biện pháp sử dụng đúng đắn với
nguồn tài nguyên này. Biến động sử dụng đất đai bao gồm các đặc trƣng sau:
+ Quy mô biến động:
Biến động về diện tích sử dụng đất nói chung.
Biến động về diện tích của từng loại hình sử dụng đất.
Biến động về đặc điểm của từng loại đất chính.
+ Mức độ biến động:

Mức độ biến động thể hiện qua số lƣợng diện tích tăng hoặc giảm của
các loại hình sử dụng đất giữa đầu thời kỳ và cuối thời kỳ nghiên cứu.
Mức độ biến động đƣợc xác định thông qua việc xác định diện tích
tăng, giảm và số phần trăm tăng, giảm của từng loại hình sử dụng đất đai giữa
cuối và đầu thời kỳ đánh giá.
+ Xu hƣớng biến động: Xu hƣớng biến động thể hiện theo hƣớng tăng
hoặc giảm của các loại hình sử dụng đất; xu hƣớng biến động theo hƣớng tích
cực hay tiêu cực.
* Những yếu tố gây nên biến động sử dụng đất đai:
Nhóm các yếu tố tự nhiên:
Các yếu tố tự nhiên nhƣ vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thổ nhƣỡng... và
các quá trình tự nhiên có tác động trực tiếp đến biến động sử dụng đất hoặc
tƣơng tác với các quá trình ra quyết định của con ngƣời dẫn đến biến động sử
dụng đất.
17


- Vị trí địa lý của một khu vực tạo nên sự khác biệt về điều kiện tự
nhiên nhƣ địa hình, khí hậu, đất đai sẽ là yếu tố quyết định đến khả năng, hiệu
quả của việc sử dụng đất. Những khu vực có vị trí thuận lợi cho sản xuất, xây
dựng nhà ở và các công trình thì biến động sử dụng đất diễn ra mạnh hơn.
- Khí hậu tác động trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và điều kiện
sống của con ngƣời. Khí hậu còn là một trong các nhân tố liên quan đến sự
hình thành đất và hệ sinh thái vì thế nó ảnh hƣởng đến sử dụng đất và biến
động trong sử dụng đất. Khí hậu có ảnh hƣởng rất lớn đến sự phân bố và phát
triển nông lâm nghiệp, thủy sản. Việc chuyển đổi từ đất trồng cây hàng năm
hoặc đất ven biển sang nuôi trồng thủy sản thì ngoài các lý do về nhu cầu của
thị trƣờng và giá cả, nếu điều kiện khí hậu thuận lợi sẽ thúc đẩy ngƣời dân
chuyển đổi và ngƣợc lại. Biến đổi khí hậu ảnh hƣởng đến biến động sử dụng
đất theo nhiều cách khác nhau. Các hiện tƣợng nhƣ nƣớc biển dâng, lũ lụt,

hạn hán, sự thay đổi về nhiệt độ và độ ẩm ảnh hƣởng trực tiếp đến môi
trƣờng sinh thái và sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, những thay đổi trong sử
dụng đất dƣờng nhƣ là một cơ chế phản hồi thích nghi mà ngƣời nông dân sử
dụng để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.
- Địa hình và thổ nhƣỡng có ảnh hƣởng rất lớn đến việc chuyển đổi sử
dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp hoặc từ đất nông nghiệp sang đất phi
nông nghiệp. Những khu vực núi cao, độ dốc lớn biến động sử dụng đất ít xảy
ra. Những nơi có địa hình thuận lợi, đất đai màu mỡ thì kinh tế phát triển, nhu
cầu đất đai cho các ngành tăng cao do vậy biến động sử dụng đất xảy ra với
tần suất cao hơn.
- Yếu tố thủy văn đƣợc đặc trƣng bởi sự phân bố của hệ thống sông
ngòi, ao, hồ..., ảnh hƣởng trực tiếp tới khả năng cung cấp nƣớc cho các yêu
cầu sử dụng đất. Vì vậy, ở những khu vực gần nguồn nƣớc biến động sử dụng
đất diễn ra mạnh hơn.
18


Ngoài ra các tai biến thiên nhiên nhƣ cháy rừng, sâu bệnh, trƣợt lở
đất... cũng tác động đến biến động sử dụng đất.
Nhóm các yếu tố xã hội
Các yếu tố kinh tế xã hội có ảnh hƣởng trực tiếp đến biến động sử dụng
đất bao gồm dân số, công nghệ, chính sách kinh tế, thể chế và văn hóa. Sự
ảnh hƣởng của mỗi yếu tố thay đổi khác nhau theo từng khu vực và từng quốc
gia (Meyer and Turner, 1994).
- Dân số: biến động dân số không chỉ bao gồm những thay đổi về tỷ lệ
tăng dân số, mật độ dân số mà còn là sự thay đổi trong cấu trúc của hộ gia
đình, di cƣ và sự gia tăng số hộ. Dân số tăng dẫn đến việc chuyển đổi đất rừng
thành đất sản xuất nông nghiệp, xây dựng các khu dân cƣ. Mặc dù tỷ lệ tăng
dân số tự nhiên hiện nay giảm nhƣng dân số và nhu cầu về thực phẩm cũng
nhƣ các dịch vụ khác vẫn đang gia tăng. Tại Châu Phi, dân số tăng là nguyên

nhân của nạn phá rừng nhằm khai thác gỗ, củi, than củi và đáp ứng nhu cầu
đối với đất trồng trọt. Còn ở Châu Á, dân số tăng dẫn đến mở rộng đất canh
tác và ở Châu Mỹ Latinh là do sự gia tăng về số lƣợng đàn gia súc.
- Di cƣ là yếu tố nhân khẩu học quan trọng nhất gây ra những thay đổi
sử dụng đất nhanh chóng và tƣơng tác với các chính sách của Chính phủ, hội
nhập kinh tế và toàn cầu hóa. Mở rộng di cƣ cũng có thể dẫn đến nạn phá
rừng và sói mòn đất. Vì vậy, di cƣ đƣợc coi là nguyên nhân làm thay đổi
cảnh quan và sử dụng đất.
- Yếu tố về kinh tế: sự phát triển kinh tế làm cho các đô thị ngày càng
đƣợc mở rộng, đất đai thay đổi về giá trị, chuyển đổi sử dụng đất ngày càng
nhiều. Thêm vào đó, yếu tố kinh tế và công nghệ còn ảnh hƣởng đến việc ra
quyết định sử dụng đất bằng những thay đổi trong chính sách về giá, thuế và
trợ cấp đầu vào, thay đổi các chi phí sản xuất, vận chuyển, nguồn vốn, tiếp
cận tín dụng, thƣơng mại và công nghệ. Nếu ngƣời nông dân tiếp cận tốt hơn
với tín dụng và thị trƣờng (do xây dựng đƣờng bộ và thay đổi cơ sở hạ tầng
19


khác), kết hợp với cải tiến công nghệ trong nông nghiệp và quyền sử dụng đất
có thể khuyến khích chuyển đổi từ đất rừng sang đất canh tác hoặc ngƣợc lại.
Trong nhiều trƣờng hợp, khí hậu, công nghệ và kinh tế là yếu tố quyết định
đến biến động sử dụng đất.
- Yếu tố về thể chế và chính sách: thay đổi sử dụng đất bị ảnh hƣởng
trực tiếp bởi các tổ chức chính trị, pháp lý, kinh tế hoặc tƣơng tác với các
quyết định của ngƣời sử dụng đất. Tiếp cận đất đai, lao động, vốn và công
nghệ đƣợc cấu trúc bởi chính sách, thể chế của Nhà nƣớc và các địa phƣơng.
Chính sách khai hoang của Nhà nƣớc có ảnh hƣởng rất lớn, làm diện tích đất
nông nghiệp tăng lên đáng kể. Hay những chính sách khuyến khích trồng
rừng, bảo vệ rừng của Nhà nƣớc cũng làm cho diện tích rừng đƣợc tăng lên.
- Yếu tố văn hóa: những động cơ, thái độ, niềm tin và nhận thức cá

nhân của ngƣời quản lý và sử dụng đất đôi khi ảnh hƣởng rất sâu sắc đến
quyết định sử dụng đất. Tất cả những hậu quả sinh thái không lƣờng trƣớc
đƣợc phụ thuộc vào kiến thức, thông tin và các kỹ năng quản lý của ngƣời sử
dụng đất nhƣ trƣờng hợp dân tộc thiểu số ở vùng cao. Ngoài ra, các yếu tố
văn hóa có thể ảnh hƣởng đến hành vi con ngƣời, do đó nó trở thành tác nhân
quan trọng của việc chuyển đổi sử dụng đất.
Đô thị hóa là quá trình tập trung dân số vào các đô thị, là sự hình thành
nhanh chóng các điểm dân cƣ đô thị trên cơ sở phát triển sản xuất và đời
sống. Quá trình đô thị hóa cũng là quá trình biến đổi sâu sắc về cơ cấu sản
xuất, cơ cấu nghề nghiệp, cơ cấu tổ chức sinh hoạt xã hội, cơ cấu tổ chức
không gian kiến trúc xây dựng.
Chiến lƣợc phát triển đô thị quốc gia là một bộ phận khăng khít, hữu cơ
trong chiến lƣợc ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc ta. Theo
dự báo, trong vài thập kỷ tới khoảng từ năm 2020 trở đi, khi các vùng tăng
trƣởng kinh tế (Thành Phố Hồ Chí Minh - Biên Hoà - Vũng Tàu, Hà Nội Hải Phòng - Quảng Ninh, Đà Nẵng - Huế - Nha Trang) đã mạnh và sẽ không
20


có lợi nếu tiếp tục “tăng sức ép” phát triển tại các vùng tăng trƣởng, thì việc
phát triển các hệ thống trung bình, nhỏ (các thị xã, thị trấn) trong toàn quốc
trở lên cấp bách và rất quan trọng.
Nhƣ vậy, trên góc độ toàn quốc, quá trình đô thị hoá và phát triển đô thị
nhƣ là một sức ép mang tính quy luật trong quá trình phát triển kinh tế - xã
hội quốc gia. Trong quá trình đó tài nguyên đất là một yếu tố quan trọng và
quyết định hàng đầu.
Trong những năm qua, dƣới tác động của nền kinh tế thị trƣờng đất đai
đã, đang và sẽ là một thành phần to lớn trong kinh doanh, sản xuất, thƣơng
mại nói chung và thị trƣờng bất động sản nói riêng. Điều đó rõ ràng là một bộ
phận quỹ tài nguyên đất, đặc biệt là đất nông nghiệp và lâm nghiệp đƣợc
chuyển sang dùng cho xây dựng và phát triển đô thị. Đây là vấn đề đang đƣợc

quan tâm cho mọi quốc gia đặc biệt là các nƣớc mà nền sản xuất nông nghiệp
đang đóng góp một tỷ trọng đáng kể cho nền kinh tế quốc dân.
* Ý nghĩa thực tiễn của việc đánh giá biến động đất đai
Đánh giá biến động sử dụng đất đai có ý nghĩa rất lớn đối với việc sử
dụng đất đai: Việc đánh giá biến động của các loại hình sử dụng đất là cơ sở
phục vụ cho việc khai thác tài nguyên đất đai đáp ứng phát triển kinh tế - xã
hội và bảo vệ môi trƣờng sinh thái.
Mặt khác, khi đánh giá biến động sử dụng đất đai cho chúng ta biết
đƣợc nhu cầu sử dụng đất đai giữa các ngành kinh tế - xã hội, an ninh, quốc
phòng. Dựa vào vị trí địa lý, diện tích tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của
khu vực nghiên cứu, từ đó biết đƣợc sự phân bố giữa các ngành, các lĩnh vực
kinh tế và biết đƣợc những điều kiện thuận lợi, khó khăn đối với nền kinh tế xã hội và biết đƣợc đất đai biến động theo chiều hƣớng tích cực hay tiêu cực
nhằm đƣa ra phƣơng hƣớng phát triển đúng đắn cho nền kinh tế và các biện
pháp sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất đai, bảo vệ môi trƣờng sinh thái.
21


Do đó đánh giá biến động sử dụng đất có ý nghĩa hết sức quan trọng, là
tiền đề, cơ sở đầu tƣ và thu hút nguồn đầu tƣ từ bên ngoài, để phát triển đúng
hƣớng, ổn định trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội và sử dụng hợp lý
nguồn tài nguyên quý giá của quốc gia.
* Quy hoạch sử dụng đất và các vấn đề liên quan
- Khái niệm Quy hoạch sử dụng đất
Hiện nay có rất nhiều tài liệu nghiên cứu định nghĩa về quy hoạch sử
dụng đất khác nhau, từ đó đƣa đến những việc phát triển quan điểm và
phƣơng pháp đƣợc sử dụng trong quy hoạch sử dụng đất đai cũng khác nhau.
Theo Dent (1988; 1993) quy hoạch sử dụng đất đai nhƣ là phƣơng tiện
giúp cho lãnh đạo quyết định sử dụng đất đai nhƣ thế nào thông qua việc đánh
giá có hệ thống cho việc chọn mẫu hình trong sử dụng đất đai, mà trong sự
chọn lựa này sẽ đáp ứng với những mục tiêu riêng biệt, và từ đó hình thành

nên chính sách và chƣơng trình cho sử dụng đất.
Một định nghĩa khác của Fresco và ctv., (1992), quy hoạch sử dụng đất
đai nhƣ là dạng hình của quy hoạch vùng, trực tiếp cho thấy việc sử dụng tốt
nhất về đất đai trên quan điểm chấp nhận những mục tiêu, và những cơ hội về
môi trƣờng, xã hội và những vấn đề hạn chế khác.
Theo Mohammed (1999), những từ vựng kết hợp với những định nghĩa
về quy hoạch sử dụng đất đai là hầu hết đều đồng ý chú trọng và giải đoán
những hoạt động nhƣ là một tiến trình xây dựng quyết định cấp cao. Do đó
quy hoạch sử dụng đất đai, trong một thời gian dài với quyết định từ trên
xuống nên cho kết quả là nhà quy hoạch bảo ngƣời dân phải làm những gì.
Trong phƣơng pháp tổng hợp và ngƣời sử dụng đất đai là trung tâm (UNCED,
1992; trong FAO, 1993) đã đổi lại định nghĩa về quy hoạch sử dụng đất đai
nhƣ sau: Quy hoạch sử dụng đất đai là một tiến trình xây dựng những quyết
định để đƣa đến những hành động trong việc phân chia đất đai cho sử dụng để
22


×